Chương 3. Vui vẻ không có lí do
Khi Khổng Tử đi lang thang trên núi Thái, ông ấy thấy Jung Ch'i Ch'i bước đi trên cánh đồng hoang vùng Ch'ang trong bộ áo khoác lông thú thô với một dây thừng quấn quanh eo, vừa ca hát vừa gảy đàn tỳ bà. 'Thầy ơi, lí do gì mà thầy vui?' Khổng Tử hỏi. 'Ta có nhiều vui, trong vô số điều mà trời làm ra, người là cao quí nhất - và ta có vận may là người. Đây là vui thứ nhất của ta. Những người được sinh ra, người không sống được một ngày hay một tháng, người chưa bao giờ ra khỏi tã lót, nhưng ta đã sống tới chín mươi. Đây là vui của ta. Với mọi người, nghèo là chuẩn và chết là hết. Tuân theo chuẩn, chờ đợi chấm hết của ta, cái gì có đó để mà bị bận tâm tới?' 'Tốt!' Khổng Tử nói 'Đây là người biết cách tự an ủi mình.'
Đây là chuyện ngụ ngôn hay, và không chỉ hay mà còn rất tinh tế. Nếu bạn nhìn trên bề mặt, bạn sẽ bỏ lỡ nghĩa. Chuyện ngụ ngôn của Đạo không phải là trên bề mặt. Chúng là rất sâu sắc, và chúng phải được xuyên thấu và được nhìn và được thiền, chỉ thế thì chúng mới cho bạn biết nghĩa thực. Trên bề mặt, chuyện ngụ ngôn này dường như mang hương vị của Khổng Tử; trên bề mặt, dường như là chuyện ngụ ngôn này đang nói rằng Khổng Tử là khôn ngoan. Thực tại chính là điều đối lập.
Có đối lập đối xứng lớn lao giữa thái độ của Đạo nhân và thái độ của người theo Khổng Tử; Khổng Tử xa xôi với cách nhìn của Đạo nhân nhiều nhất có thể được. Khổng Tử tin vào luật pháp, Khổng Tử tin vào truyền thống, Khổng Tử tin vào kỉ luật. Khổng Tử tin vào tính cách, đạo đức, văn hoá, xã hội, giáo dục. Đạo tin vào tự phát, tính cá nhân, tự do. Đạo có tính nổi dậy; Khổng Tử là rất tuân thủ. Đạo giáo là chủ nghĩa không tuân thủ sâu sắc nhất mà đã từng tiến hoá ở bất kì đâu trên thế gian, vào bất kì lúc nào trong lịch sử; đặc biệt nó là nổi dậy. Cho nên đã từng có việc nổi dậy và các nhà huyền môn Đạo giáo, Lão Tử, Trang Tử và Liệt Tử, cứ chế nhạo thái độ của Khổng giáo.
Đây là chuyện ngụ ngôn về chế nhạo. Bạn sẽ hiểu nó khi tôi giải thích nó cho bạn. Chế nhạo của họ cũng rất tinh tế, không thô thiển. Đầu tiên chúng ta hãy hiểu nghĩa bề mặt. Khi Khổng Tử đi lang thang trên núi Thái, ông ấy thấy Jung Ch'i Ch'i bước đi trên cánh đồng hoang vùng Ch'ang trong bộ áo khoác lông thú thô với một dây thừng quấn quanh eo, vừa ca hát vừa gảy đàn tỳ bà.
Ca hát, âm nhạc, nhảy múa là ngôn ngữ của vui vẻ, của hạnh phúc. Chúng là cách diễn đạt rằng người này không khổ. Nhưng điều đó có thể chỉ là bề ngoài, nó có thể chỉ là được phóng chiếu, nó có thể chỉ là cái đối lập. Đôi khi chuyện xảy ra là bạn cười bởi vì bạn không muốn khóc. Đôi khi chuyện xảy ra là bạn mỉm cười bởi vì nước mắt đang tới và, nếu bạn không mỉm cười, chúng sẽ bắt đầu lăn xuống má bạn. Đôi khi bạn duy trì một thái độ, một khuôn mặt được luyện tập, cái mặt nạ, rằng bạn hạnh phúc, bởi vì phỏng có ích gì mà phơi ra cái bất hạnh của bạn cho thế gian? Đó là lí do tại sao mọi người trông hạnh phúc thế.
Mọi người nghĩ mình là người bất hạnh nhất trên thế gian, bởi vì người đó biết thực tại của mình và người đó biết chỉ khuôn mặt của người khác, những khuôn mặt được tập luyện. Cho nên mọi người sâu bên dưới đều nghĩ: 'Mình là người khổ nhất, và tại sao mình là người khổ nhất trong khi mọi người khác sướng thế?'
Ca hát, nhảy múa, chắc chắn là ngôn ngữ của vui vẻ, nhưng bạn có thể học ngôn ngữ này mà không biết vui vẻ là gì. Đó là điều nhân loại đã làm: mọi người đã học các điệu bộ - những điệu bộ trống rỗng.
Nhưng Khổng Tử bị lừa. Ông ấy nói:
'Thầy ơi, lí do gì mà thầy vui?'
Mặt nạ đã lừa Khổng Tử; người này có thể vui vẻ, có thể không vui vẻ. Người này phải được nhìn thẳng – qua bản tính của người này, không qua cách diễn đạt. Cách diễn đạt có thể giả: mọi người đã học cách diễn đạt. Thỉnh thoảng... bạn có quan sát không? Ai đó mỉm cười – trên môi có nụ cười đẹp - và nhìn vào đôi mắt, và mắt nói điều gì đó đối lập lại. Ai đó nói điều gì đó với bạn, 'Tôi yêu bạn'; và nhìn vào khuôn mặt, và nhìn vào đôi mắt, và chính rung động của người này, và dường như là người đó ghét bạn. Nhưng chỉ để lễ phép người đó nói 'tôi yêu bạn'.
Khổng Tử chỉ nhìn vào hình tướng: đó là điều đầu tiên cần được nhớ; và ông ấy đã bị lừa - bị lừa nhiều tới mức ông ấy gọi người này là 'Thầy'. Ông ấy nói 'Thầy ơi, lí do gì mà thầy vui?' Bây giờ lần nữa, vui không có lí do, vui không thể có lí do nào cho nó cả. Nếu vui có bất kì lí do nào, nó không phải là vui chút nào: vui chỉ có thể có mà không có lí do nào, vô nguyên nhân. Ốm bệnh có lí do, nhưng mạnh khoẻ sao? Mạnh khoẻ là tự nhiên. Nếu bạn đi và hỏi bác sĩ 'Tại sao tôi mạnh khoẻ?' ông ấy không thể trả lời bạn được. Nếu bạn đi tới bác sĩ và bạn nói 'Tại sao tôi bị ốm?' ông ấy có thể trả lời bạn, bởi vì ốm bệnh có nguyên nhân. Ông ấy có thể chẩn đoán ca của bạn, và ông ấy có thể tìm ra lí do tại sao bạn ốm; nhưng không ai đã từng có khả năng tìm ra lí do tại sao người ta mạnh khoẻ. Mạnh khoẻ là tự nhiên, mạnh khoẻ là như nó phải vậy. Ốm bệnh là như nó đáng không phải vậy, ốm bệnh nghĩa là cái gì đó đã đi sai. Khi mọi thứ diễn ra tốt đẹp, người ta mạnh khoẻ. Khi mọi sự là trong hoà hợp, người ta mạnh khoẻ. Khi người ta trong hài hoà với cái toàn thể, người ta mạnh khoẻ. Không có lí do cho điều đó.
Nhưng Khổng Tử đã hỏi 'Thầy ơi, lí do gì mà thầy vui?' Lần nữa Liệt Tử đang đùa về Khổng Tử, đó là cách họ là những người rất thâm thuý. Ông ấy đang nói rằng toàn thể thái độ sai của người theo Khổng Tử là ở đó trong chính câu hỏi này: Khổng Tử nghĩ có lí do cho vui. Không thể có lí do nào cho vui được. Vui vẻ đơn giản hiện hữu - không được giải thích, không thể giải thích được. Khi nó có, nó có; khi nó không có, nó không có. Khi nó không có, bạn có thể tìm ra lí do tại sao nó không có; nhưng khi nó có, bạn không thể tìm được lí do nào tại sao nó có. Và nếu bạn có thể chỉ ra lí do tại sao nó có, thế thì vui của bạn là được trau dồi, không thực, không đúng, không đích thực.
Nó không tuôn chảy từ cốt lõi bên trong nhất của bạn; nó chỉ là điều bạn xoay xở với nó, bạn thao túng nó, bạn giả vờ nó. Khi vui vẻ là vui vẻ giả vờ, bạn có thể tìm ra lí do. Nhưng khi vui vẻ là thực ở đó, nó huyền bí thế, nó nó nguyên thuỷ tới mức bạn không thể tìm ra được bất kì lí do gì trong nó.
Nếu bạn hỏi Phật 'Tại sao ông hạnh phúc?' ông ấy sẽ nhún vai. Nếu bạn hỏi Lão Tử 'Tại sao ông phúc lạc?' ông ấy sẽ nói 'Chớ hỏi điều đó. Thay vì hỏi tại sao ta phúc lạc thì hỏi tại sao ông không phúc lạc.' Điều đó giống như dòng suối nhỏ chảy trên núi: khi không có cản trở, dòng suối chảy; khi có đá trên đường, nó không thể chảy được. Khi đá bị loại bỏ.... Bạn không tạo ra dòng suối - bạn chỉ bỏ cái tiêu cực, bạn chỉ bỏ chướng ngại ra. Dòng suối có đó, nhưng bởi vì đá nó không có khả năng chảy. Khi bạn bỏ đá ra bạn không tạo ra dòng suối - suối đã có đó rồi. Bằng việc loại bỏ đá bạn đã loại bỏ cái tiêu cực, chướng ngại, và dòng suối chảy. Bây giờ nếu ai đó hỏi 'Sao dòng suối chảy?' - bởi vì dòng suối có đó rồi, đó là lí do tại sao nó chảy. Nếu nó không chảy, thế thì có nguyên nhân cho nó. Để cho điều này chìm sâu vào trong bạn đi vì nó là vấn đề của bạn nữa.
Đừng bao giờ hỏi tại sao bạn hạnh phúc, đừng bao giờ hỏi tại sao người ta phúc lạc, bằng không bạn đã hỏi câu hỏi sai. Đừng bao giờ hỏi tại sao có Thượng đế. Nếu bạn hỏi, bạn đã hỏi câu hỏi sai; và mọi câu trả lời có thể được cho đều nhất định sai, bởi vì câu hỏi sai gợi ra câu trả lời sai. 'Tại sao có Thượng đế?' - điều đó là không liên quan; nó đơn giản là cảnh ngộ rồi.
Khổng Tử đang hỏi cái gì đó, và bằng việc hỏi điều đó, ông ấy phơi bầy ra việc đoán chừng của ông ta: Khổng Tử tin rằng mọi thứ đều có nguyên nhân. Nếu mọi thứ mà có nguyên nhân, thế thì chỉ khoa học có thể tồn tại. Thế thì không có khả năng nào cho tôn giáo, bởi vì khoa học là truy hỏi vào mối quan hệ nhân quả, và truy hỏi vào nguyên nhân, truy hỏi vào hậu quả. Đó là toàn thể thái độ khoa học: họ nói rằng nếu cái gì đó có đó, phải có nguyên nhân cho nó bạn có thể biết, bạn có thể không biết nhưng nguyên nhân nhất định có đó. 'Nếu chúng ta không biết hôm nay, chúng ta sẽ biết ngày mai hay ngày kia, nhưng nguyên nhân nhất định được biết tới, bởi vì nguyên nhân phải có đó.' Đây là thái độ khoa học: mọi thứ có thể được qui giản về nguyên nhân của nó.
Và thái độ tôn giáo là gì? Tôn giáo nói rằng không cái gì có thể thực sự được qui giản về nguyên nhân của nó. Cái có thể được qui giản không phải là bản chất. Cái bản chất đơn giản hiện hữu - nó tồn tại không nguyên nhân nào; nó là điều huyền bí. Đây là nghĩa của điều huyền bí: không có nguyên nhân cho nó. Khổng Tử đang hỏi một câu hỏi tương ứng với việc đoán chừng của ông ấy, tương ứng với triết lí của ông ấy, 'Thầy ơi, lí do gì mà thầy vui?' Sao ông ấy hỏi? - để cho, nếu lí do được biết tới, người khác cũng có thể trau dồi nó. Nếu ai đó nói 'Bằng việc đứng lộn ngược đầu tôi trở nên rất an bình', bạn cũng đứng lộn ngược đầu, và bạn trở nên an bình. Ai đó nói 'Tôi hạnh phúc vì tôi đã từ bỏ thế giới', vậy là bạn cũng từ bỏ thế giới, và bạn trở nên hạnh phúc. Thế thì hạnh phúc trở thành cái gì đó có thể được thao túng. Đây là cách mọi người đang vậy - bắt chước lẫn nhau.
Và thực ra không có nguyên nhân cho hạnh phúc. Ngày bạn hiểu điều này, bạn có thể hạnh phúc bất kì khoảnh khắc nào. Nếu có nguyên nhân, thế thì nguyên nhân sẽ cần thời gian: bạn sẽ phải thực hành nó, bạn sẽ phải thực hành lâu dài. Và toàn thể thái độ của Đạo là ở chỗ bạn có thể hạnh phúc trong khoảnh khắc này. Điều này nghĩa là gì? Điều này nghĩa là không có nguyên nhân, cho nên không cần thực hành. Đấy chỉ là vấn đề về cho phép nó - nó đã có đó rồi nếu bạn cho phép. Nếu bạn không cho phép, bạn vận hành như tảng đá: nếu bạn cho phép, tảng đá bị loại bỏ. Vấn đề chỉ là cho phép nó thôi. Thượng đế có đó, bạn cho phép - có vậy thôi. Nếu bạn không cho phép, ngài sẽ không vào đâu bởi vì ngài không thể phá huỷ tự do của bạn được, ngài bảo vệ tự do của bạn.
Nếu bạn nói 'không', ngài sẽ không vào trong bản thể bạn đâu. Nếu trên bậc cửa nhà bạn được viết rằng không ai được phép vào mà không có phép, ngài sẽ đợi. Ngài thậm chí sẽ không hỏi xin phép của bạn - ngài đơn giản sẽ đợi, bởi vì ngay cả hỏi xin phép bạn cũng là can thiệp vào tự do của bạn. Ngài sẽ đợi. Ngài sẽ không rung chuông, ngài sẽ đơn giản đợi. Thượng đế ở mọi nơi, chờ đợi, và ngài chờ đợi im lặng thế... đó là lí do tại sao sự hiện diện của ngài không được cảm thấy, ngài có vẻ gần như vắng bóng. Bạn không thể thấy điều đó sao? Thượng đế dường như là điều vắng bóng nhất trên thế gian. Đó là lí do tại sao những người vô thần có thể tồn tại, và họ có thể nói 'Thượng đế của ông đâu nào? Chúng tôi đâu có thấy...' Ngài không can thiệp thế; ngài cho phép bạn tự do toàn bộ. Và tự do toàn bộ ngụ ý trong nó cả việc đi ngược lại Thượng đế.
Bản tính của bạn là bản tính của phúc lạc. Bạn được làm từ chất liệu có tên là phúc lạc. Nhưng bạn phải cho phép nó, bạn phải thảnh thơi, bạn phải ở trong buông bỏ; không nguyên nhân nào có đó - chỉ buông bỏ là được cần. Do đó, về mặt lí thuyết, nó có thể xảy ra tại chính khoảnh khắc này - thậm chí không phải phí hoài đến một phần giây. Nếu có nguyên nhân, thế thì... thế thì thời gian dài sẽ được cần tới, và cho dù thế người ta cũng chẳng bao giờ biết được - bạn có thể thành công, bạn có thể không thành công.
Thấy khác biệt giữa thái độ người Hindu và thái độ Đạo nhân. Người Hindu, người Jain, Phật tử - họ tất cả đều nói: Kiếp sống quá khứ, karma, phải bị vứt bỏ. Nhiều điều phải được làm, kỉ luật lớn được cần - chỉ thế thì bạn sẽ có khả năng đạt tới. Ashtavakra, Lão Tử, Bồ đề đạt ma, Lin Chi nói: Không cái gì được cần, chỉ cho phép nó. Thảnh thơi, cho phép nó, và chính khoảnh khắc này nó sẽ bắt đầu rót vào trong bạn. Khổng Tử nói 'Thầy ơi, lí do gì mà thầy vui?' 'Kể cho tôi cách thầy đã đạt tới nó đi. Kể cho tôi quá trình của thầy là gì - phương pháp luận nào thầy đã tuân theo; nguyên lí nào, kỉ luật nào, kinh sách nào. Làm sao thầy đã đạt tới nó?' Bây giờ Khổng Tử đang tham. Ông ấy muốn đạt tới cùng trạng thái nơi bài ca là tự nhiên, và âm nhạc tuôn chảy, và người ta mở hội. Ông ấy đang bị say mê vô cùng bởi ông này bởi vì ông này đang trong bộ áo khoác lông thú thô với một dây thừng quấn quanh eo, vừa ca hát vừa gảy đàn tỳ bà.
Người nghèo chẳng có gì để hạnh phúc vì, chẳng có gì để hạnh phúc về. Nếu người đó khổ, điều đó chắc là hiểu được; nếu người đó thất vọng, điều đó chắc là hiểu được - Khổng Tử sẽ đi qua người đó, thậm chí không để ý tới sự tồn tại của người đó. Nhưng người nghèo này, người chẳng có gì, 'dây thừng quấn quanh eo'... mà ca hát sao? Ca hát bài ca của niềm vui sao? Gảy đàn tỳ bà sao? Khổng Tử bị say mê, bị hấp dẫn, nhưng ông ấy đã hỏi câu hỏi sai. Đạo nhân sẽ không bao giờ hỏi câu hỏi như vậy. Vui vẻ có đó, và đơn giản có đó; nó không có nguyên nhân cho nó, do đó không phương pháp nào là có thể, chỉ hiểu biết. Người đó nói 'Ta có nhiều vui.' Nếu bạn có nhiều niềm vui, bạn đã không hiểu vui là gì, bởi vì vui chỉ là một. Không thể có nhiều vui được. Có thể có nhiều bệnh, nhưng không thể có nhiều 'mạnh khoẻ' được. Bạn có thể có bệnh của bạn, tôi có thể có bệnh của tôi, ai đó khác có bệnh riêng của người đó; nhưng khi tôi mạnh khoẻ, bạn mạnh khoẻ, ai đó khác mạnh khoẻ - khác biệt là gì? Bạn có thể làm phân biệt giữa mạnh khoẻ của tôi và mạnh khoẻ của bạn không? Không có khả năng cho điều đó: mạnh khoẻ là phổ dụng, bệnh tật là cá thể. Bệnh tật là của bản ngã, mạnh khoẻ không phải là của bản ngã. Bệnh tật là của thân thể, của tâm trí; mạnh khoẻ là của cõi bên kia, và cõi bên kia là một. Thân thể tôi khác với thân thể bạn - một cách tự nhiên tôi sẽ có bệnh khác, bạn sẽ có bệnh khác, nhưng mạnh khoẻ sao? Mạnh khoẻ đơn giản là một. Nó có hương vị, bao giờ cũng cùng hương vị, cùng hương vị một cách vĩnh hằng.
Ai đó hỏi Phật 'Hương vị của phật tính của thầy là gì?' Ông ấy nói 'Đi và nếm biển xem, và nếm nó từ bất kì chỗ nào - từ bờ này, từ bất kì bờ nào của bất kì bãi biển nào. Hay đi ra giữa đại dương và nếm nó ở đó, hay đi sang bờ bên kia - và ông sẽ thấy vị bao giờ cũng là một: cùng vị mặn ấy. Phật tính có một hương vị thôi.' Bất kì ai đã trở thành Phật đều đi tới cùng hương vị đó. Mạnh khoẻ có cùng hương vị. Khi đứa trẻ mạnh khoẻ, thanh niên mạnh khoẻ, và ông gia mạnh khoẻ, thế nữa nó cũng có cùng hương vị. Khi đàn bà mạnh khoẻ, đàn ông mạnh khoẻ - đều cùng hương vị.
Nhưng bệnh tật là khác. Bây giờ, y học nói rằng ngay cả khi hai người cùng bị một bệnh, ngay cả thế hai bệnh cũng không là một. Do đó thỉnh thoảng chuyện xảy ra là bạn bị bệnh nào đó - có thể bệnh lao - và vợ bạn bị cùng bệnh đó, lao, nhưng cùng thuốc lại không có tác dụng. Bạn cần thuốc này, vợ bạn cần thuốc khác. Đó là lí do tại sao bác sĩ trị liệu được cần tới; bằng không thì nhà hoá học là đủ. Nếu một khi câu chuyện được quyết định rằng bệnh lao cần tới thuốc này, thế thì phỏng có ích gì mà đi tới bác sĩ trị liệu? Nhà hoá học có thể cung cấp nó. Bây giờ, ngày càng nhiều, khi y học đi sâu hơn vào trong hiện tượng mạnh khoẻ và bệnh tật, họ đang trở nên nhận biết rằng từng bệnh có tính cá thể trong nó: nó thuộc vào người. Cho nên bây giờ họ nói: Đừng trị bệnh, trị người. Đừng quá bận tâm tới bệnh tật. Nhìn vào con người, tính cá thể toàn bộ của người đó, cách sống của người đó, thái độ của người đó, hình mẫu thói quen của người đó. Nhìn vào trong chúng, và thế thì bạn sẽ thấy rằng cái tên bệnh lao TB có thể như nhau - vì sẽ rất khó để có các tên tách bạch cho mọi người - nhưng từng người bị bệnh lao đều chịu bệnh một cách khác biệt, và cách chữa trị khác là được cần.
Bệnh tật mang tính cá thể, nhưng mạnh khoẻ thì sao? Mạnh khoẻ không có tính người, có tính phổ quát. Vui vẻ cũng vậy. Khổ là ốm bệnh; vui là mạnh khoẻ, lành mạnh. Bây giờ Khổng Tử đã hỏi câu hỏi sai, và đã gợi ra câu trả lời sai. Và, tất nhiên, người này không biết gì về vui vẻ cả. Người đó nói 'Ta có nhiều vui.' Nhiều sao? Thế thì cái gì đó đã đi sai. Vui là một thôi. Khi bạn nói bạn có nhiều vui, bạn không biết vui là gì. Bạn có thể nói về hoan lạc, bạn có thể nói về cái gọi là 'khoảnh khắc của hạnh phúc' của bạn, điều không thực sự là khoảnh khắc của hạnh phúc mà chỉ là ít khổ thôi. Một người rất khổ, thế rồi một ngày nào đó người đó cảm thấy ít khổ hơn và người đó nói 'Tôi rất hạnh phúc.' Điều đó chỉ là tương đối; người đó không biết hạnh phúc là gì.
Người đó chỉ biết thỉnh thoảng khổ rất dữ, thỉnh thoảng không dữ dội thế. Khi nó không dữ thế, người đó nói 'Tôi hạnh phúc.' Bạn có thể quan sát điều đó trong bản thân bạn. Bạn đã bao giờ biết hạnh phúc là gì không? Bạn có biết hương vị của nó không? Bạn chỉ biết các giai đoạn khác nhau của khổ. Thỉnh thoảng khổ nhiều tới mức nó không thể chịu đựng nổi. Thỉnh thoảng nó là chịu được, trong kiểm soát - bạn có thể dung thứ được nó. Bạn đi từ ít khổ sang nhiều khổ, từ nhiều khổ sang ít khổ. Nhưng bạn đã không biết hạnh phúc là gì, bởi vì một khi bạn đã biết hạnh phúc là gì, thế thì không có nhu cầu bị khổ chút nào - bởi vì thế thì bạn có chìa khoá. Bạn có thể mở cánh cửa đó vào bất kì lúc nào bạn quyết định mở nó. Nhưng bạn không thể mở cánh cửa của hạnh phúc được - điều đó đơn giản chỉ ra rằng bạn không có chìa khoá. Bạn chỉ biết trạng thái tương đối của cùng một hiện tượng: thỉnh thoảng trời rất tối và bạn không thể nhìn được chút nào, và thỉnh thoảng trời không tối lắm, nó mờ mờ; nhưng bạn đã không biết sáng là gì. Sáng không phải là trạng thái tương đối của tối - sáng không phải ít tối, nhớ sáng là một loại năng lượng hoàn toàn khác; nó chẳng liên quan gì tới tối cả. Tối và sáng không thể cùng tồn tại trong cùng một căn phòng. Sáng là tích cực, tối là tiêu cực - khổ cũng vậy.
Người này nói 'Ta có nhiều vui, trong vô số điều mà trời làm ra, người là cao quí nhất - và ta có vận may là người. Đây là vui thứ nhất của ta. Trên bề mặt, điều đó có vẻ rất có nghĩa, hấp dẫn, bởi vì rất thoả mãn cho bản ngã con người. Con người bao giờ cũng nghĩ về bản thân mình như sự sáng tạo cao siêu nhất của Thượng đế. Con người bao giờ cũng nghĩ về bản thân mình chỉ như ngay bên cạnh Thượng đế, và cảm thấy rất hạnh phúc. Nhưng làm sao hạnh phúc là có thể qua bản ngã được? Bất hạnh tới qua bản ngã. Và đây là một trong những điểm lớn nhất của người bản ngã: rằng con người là ở ngay cạnh Thượng đế. Điều đó nữa, chúng ta nói chỉ để cho lịch sự thôi; sâu bên dưới bạn biết rằng Thượng đế là ở ngay cạnh bạn.
Chính ý tưởng về 'tôi' có trong nó một ngụ ý về việc là đầu tiên, và thế rồi mọi thứ khác là thứ hai. Friedrich Nietzsche là đúng hơn nhiều người khác, ông ấy nói: Tôi không thể cho phép Thượng đế tồn tại được bởi vì thế thì tôi thành thứ hai à, và tôi không thể là thứ hai được; tôi không thể chấp nhận trạng thái của tôi là thứ hai. Nếu Thượng đế mà có, thế thì tôi bao giờ cũng là thứ hai. Dù tôi trưởng thành thế nào, và dù tôi đạt tới chỗ nào, tôi sẽ là thứ hai thôi - tôi sẽ không bao giờ là nguyên thuỷ, thứ nhất. Điều này là không chấp nhận được, cho nên ông ấy nói: Thượng đế chết và con người tự do. Thượng đế là tù túng. Ông ấy là đúng - theo một cách nào đó. 'Theo một cách nào đó' tôi nói vậy, bởi vì đó là cách mọi người nghĩ sâu bên dưới: mọi bản ngã đều muốn Thượng đế là thứ hai.
Ngay cả khi bạn là người tôn thờ lớn lao, cái gọi là người 'tôn giáo' lớn lao, mọi khoảnh khắc bạn đều cố thao túng Thượng đế theo bạn. 'Thực hiện ý chí của con!' Đó là mọi điều lời cầu nguyện ngụ ý: 'Làm theo ý con đi. Nghe theo con đi.' Toàn thể nỗ lực của bạn là để cải đạo Thượng đế thành người hầu của bạn. Bạn gọi ngài là 'Trời', 'Thầy', nhưng đấy chỉ là hối lộ; bạn đang cố thao túng ngài. Bạn nói 'Con là không ai cả, ngài là tất cả'; nhưng sâu bên dưới bạn biết ai là ai. Thực ra, ngay cả khi bạn tranh đấu vì Thượng đế của bạn, đấy là Thượng đế của bạn. Ngay cả khi bạn hi sinh bản thân bạn trên bệ thờ nào đó, trên bàn thờ nào đó, đấy là vì Thượng đế của bạn mà bạn hi sinh thôi. Khi bạn cúi lạy hình ảnh của Thượng đế trong đền chùa, trong nhà thờ Hồi giáo, trong nhà thờ, đấy là cho hình ảnh của bạn mà bạn đã tạo ra, đấy là cho Thượng đế của bạn. Bạn cúi lạy trước sáng tạo riêng của bạn. Bạn cúi lạy cứ dường như trước tấm gương. Bạn được phản xạ ở đó và bạn nói 'Đẹp làm sao!' Khi người Ki tô giáo nói 'Christ đẹp làm sao', khi người Hindu nói 'Krishna đẹp làm sao', và khi Phật tử nói 'Phật đẹp làm sao' - Phật tử sẽ không chấp nhận rằng Christ là đẹp vì điều đó không đáp ứng cho bản ngã của người đó. Người Ki tô giáo sẽ không chấp nhận rằng Phật là đẹp - điều đó không đáp ứng cho bản ngã của người đó. Người Hindu không thể tin được rằng Christ hay Mohammed hay Moses là đẹp - điều đó không đáp ứng cho bản ngã của người đó.
Nhớ lấy: chúng ta đang đáp ứng cho bản ngã của chúng ta theo đủ mọi cách có thể - thô thiển hay tinh tế, trực tiếp hay gián tiếp. Và người tôn giáo là người biết điều này, trở nên nhận biết về điều này, và trong nhận biết đó bản ngã biến mất. Người tôn giáo không có ý niệm gì về ai là cao siêu. Người tôn giáo không thể nói 'Tôi cao siêu hơn cây, tôi cao siêu hơn con vật, tôi cao siêu hơn chim.' Người tôn giáo không thể nói 'Tôi cao siêu.' Người tôn giáo đã đi tới biết 'Tôi không có', và trong kinh nghiệm đó về 'Tôi không có', niềm vui tuôn chảy; tảng đá đã bị loại bỏ.
Bây giờ người này nói 'Ta có nhiều vui, trong vô số điều mà trời làm ra, người là cao quí nhất - và ta có vận may là người... Tại sao? Tại sao người là cao quí nhất? Nếu chúng ta nhìn vào lịch sử con người, nhân loại dường như là đê tiện nhất. Nhìn con vật: chúng đã không bạo hành thế, giết hại thế; chúng đã không điên khùng thế. Bạn đã bao giờ thấy con vật nào biến thành chính khách không... trở thành tổng thống một nước không? Chúng không điên khùng: chúng sống một cách tự nhiên, chúng chết một cách tự nhiên. Con vật trong hoang dã không bao giờ phát điên. Thỉnh thoảng chúng phát điên khi chúng bị buộc sống trong vườn thú - vườn thú là sáng tạo của con người. Con vật chưa bao giờ tự tử, nhưng đôi khi trong vườn thú chúng tự tử. Con vật chưa bao giờ biến thành đồng dục trong trạng thái hoang dã tự nhiên, nhưng trong vườn thú chúng biến thành đồng dục. Trong vườn thú chúng trở nên có tính sát hại, nguy hiểm. Vâng, chúng có giết hại, nhưng chúng giết chỉ khi chúng muốn ăn. Con người giết chẳng vì lí do gì. Con người đi tới chỗ hoang dã và giết hổ và anh ta nói 'Đây là trò đùa. Đây là trò chơi. Tôi đi săn.' Bạn đã bao giờ nghe nói về sư tử đi săn không? Chúng chưa bao giờ đi săn cả.
Khi sư tử đói, tất nhiên nó giết, và đó là cách tự nhiên cho nó.
Tôi đã nghe....
Có lần sư tử và cáo đi vào tiệm ăn - có thể là tiệm Vrindavan. Chúng lấy chỗ ngồi và cáo gọi món, nhưng cáo chỉ gọi món cho một con. Thế là người hầu bàn hỏi 'Vậy về anh bạn của anh thì sao?'
Và cáo nói 'Ông nghĩ sao? Nếu nó đói, tôi có nên ngồi đây không?'
Nó không đói - điều đó là chắc chắn. Khi con vật đói chúng giết, nhưng chúng không giết như trò chơi, chúng không giết để đùa; chúng không quan tâm tới bản thân việc giết hại. Tất nhiên chúng quan tâm tới thức ăn - không cái gì sai trong điều đó; con người giết hại chẳng vì lí do gì.
Con vật không giết hại vì ý thức hệ: chúng không nói 'tôi là người cộng sản và anh là người tư bản. Tôi sẽ giết anh.' Chúng không nói 'Tôi là người phát xít và anh là người cộng sản cho nên tôi sẽ giết anh.' Chúng không có ý thức hệ nào, và chúng không giết hại bởi vì chúng là người Ki tô giáo, người Hindus và người Mô ha mét giáo.
Con người giết hại vì bất kì cái cớ nào, vì bất kì cớ nào là bất kì cái gì. Người Hindu có thể giết người Mô ha mét giáo, người Mô ha mét giáo có thể giết người Hindu, người Ki tô giáo có thể giết người Mô ha mét giáo, và Phật tử... vân vân và vân vân. Và để làm gì? Vì những học thuyết, nguyên lí trừu tượng - và không ai sẵn sàng sống vì những học thuyết đó và mọi người đều sẵn sàng giết người khác vì cùng những học thuyết đó. Nếu ai đó xúc phạm Kinh Thánh, người Ki tô giáo sẵn sàng giết bạn, và nếu bạn hỏi người đó 'Anh có sống Kinh Thánh không?' người đó sẽ nói 'Điều đó rất khó.' Người đó không quan tâm tới việc sống nó, không ai quan tâm tới việc sống nó; nhưng nếu nó đi tới việc giết hại, thế thì mọi người trở nên quan tâm rất nhiều:
Suốt nhiều thế kỉ, trong ba nghìn năm, đã có năm nghìn cuộc chiến tranh. Không, không con vật nào đê tiện thế - con vật có tính cao quí tự nhiên. Con người rất tinh ranh. Nhưng người này nói '... người là cao quí nhất - và ta có vận may là người. Đây là vui thứ nhất của ta. Đây không phải là vui vẻ. Đây là hoan lạc tới từ cảm giác bản ngã, rằng 'Ta là ai đó'. Và nhớ lấy, điều này không thể dẫn bạn tới hạnh phúc thực được, bởi vì sâu bên dưới có so sánh. Nếu bạn cảm thấy cao siêu, vào bất kì lúc nào bạn cũng có thể cảm thấy thấp kém.
Có lần tôi nghe nói một người tôn giáo, một thánh nhân, một thánh nhân rất nổi tiếng ở Ấn Độ, dạy cho đệ tử của ông ấy: 'Bao giờ cũng nhìn vào những người không có nhiều như các ông có, và các ông sẽ cảm thấy rất hạnh phúc. Nếu các ông có một ngôi nhà, bao giờ cũng nhìn vào những người không có nhà.' Một cách tự nhiên, bạn sẽ cảm thấy hạnh phúc. 'Nếu ông có một mắt, nhìn vào người bị mù... ông sẽ cảm thấy hạnh phúc.' Nhưng đây là kiểu hạnh phúc gì? Và đây là kiểu tôn giáo gì? Và một cách tự nhiên bạn không thể ném mặt kia hay cả đồng tiền đi được. Bạn có một mắt - khi bạn nhìn vào người mù bạn cảm thấy hạnh phúc. Nhưng khi bạn bắt gặp một người có hai mắt đẹp, thế thì bạn sẽ làm gì? Bạn sẽ cảm thấy bất hạnh.
Trong cái gọi là 'hạnh phúc' của bạn bất hạnh được ngụ ý rồi. Không, qua so sánh không ai có thể đi tới vui vẻ được.. Vui vẻ là trạng thái không so sánh. Đừng so sánh.
Tôi đã nghe...
Bố đưa Sonny đi xem buổi diễn mà trong đó có năm mươi người được đề cao trong số diễn viên khoả thân nhất của cả nước.
'Kinh! Kinh! Kinh khủng!' Bố cứ lầu bầu suốt cả buổi diễn. 'Có chuyện gì thế, bố, bố không thích buổi diễn sao?' Sonny hỏi.
'Thích hẳn chứ' ông ấy đáp 'Bố đang nghĩ về mẹ con.'
Nếu bạn so sánh, so sánh của bạn sẽ tạo ra băn khoăn. Nhớ lấy: vui vẻ không là từ so sánh đâu - không bao giờ. Nhưng người này nói 'Ta có nhiều vui, trong vô số điều mà trời làm ra, người là cao quí nhất - và ta có vận may là người. Đây là vui thứ nhất của ta.' Đây không phải mấy là vui vẻ đâu. Nó chỉ như cái cù của bản ngã: bạn cảm thấy thoải mái, bạn cảm thấy cao siêu. Nhưng người cần cao siêu để cảm thấy thoải mái là người đang mang núi lửa bên trong mình. Người phải là cao siêu để cảm thấy hạnh phúc là đang chịu phức cảm kém cỏi sâu bên dưới. Chỉ người kém cỏi mới nghĩ dưới dạng tính cao siêu. Người thực, người đích thực không cao siêu không kém cỏi. Người đó đơn giản hiện hữu – duy nhất; không ai thấp hơn người đó và không ai cao hơn người đó.
Toàn thể sự tồn tại là bình đẳng. Cây và đá và con vật và chim chóc, và đàn ông và đàn bà, và Thượng đế - tất cả đang chia sẻ toàn thể sự tồn tại trên các thuật ngữ bình đẳng. Khoảnh khắc bạn thấy tính bình đẳng mênh mông này, tính một này, bạn vui vẻ. Và thế thì vui vẻ của bạn không có nguyên nhân, nó là vô nguyên nhân. Những người được sinh ra, người không sống được một ngày hay một tháng, người chưa bao giờ ra khỏi tã lót, nhưng ta đã sống tới chín mươi. Đây là vui của ta.'
So sánh... ai đó được sinh ra và chết đi, ai đó còn trẻ và chết, và người này đang so sánh: 'Ta chín mươi tuổi, ta đã sống cuộc sống của ta, cho nên cái gì có đó để mà khổ? Ta hạnh phúc, ta đã sống nhiều hơn người khác.' Nhưng nếu những người đó mà không chết, thì...? Nếu như ông ấy một mình trên thế gian, thế thì người này có hạnh phúc không? Nghĩ mà xem. Toàn thế giới biến mất, chỉ người này còn lại. Không con vật, không chim chóc, không đất đá - người đó không thể so sánh bản thân mình được, và người đó không thể tự gọi mình là 'siêu nhân'. Không có người trẻ chết, không trẻ con chết - người đó không thể so sánh bản thân mình được, rằng người đó đã sống chin mươi tuổi. Nếu người đó bị bỏ lại một mình, người đó có hạnh phúc không? Mọi hạnh phúc của người đó sẽ biến mất bởi vì nó tới từ so sánh.
Đạo nói: Nếu ông một mình, tuyệt đối một mình, và hạnh phúc của ông vẫn còn là một, thế thì ông đã đạt tới - bằng không ông đã không đạt tới. Sướng trong so sánh là sướng rởm. 'Tôi có xe lớn và anh không có. Bởi vì anh không có, tôi sướng.' Đây là cái gì đó ngu xuẩn. Làm sao tôi có thể sướng vì anh không có xe? Việc anh không có xe liên quan gì tới sướng của tôi? 'Tôi có nhà lớn và anh không có nhà lớn, cho nên tôi sướng.' Cái sướng này dường như quan tâm nhiều hơn tới việc làm cho người khác không sướng hơn là trong sung sướng với bản thân người ta. 'Anh không có xe, anh không có nhà tốt - tôi sướng vì anh khổ.' Nhìn vào logic của nó đi, toán học này là đơn giản: 'Tôi sướng khi người khác khổ, cho nên nếu mọi người khổ nhiều, tôi sẽ sướng nhiều hơn; nếu cả thế giới biến thành địa ngục, tôi sẽ tối sung sướng.' Đây là logic, và đây là điều con người đã từng làm.
Ở Calcutta, tôi hay ở trong một ngôi nhà, ngôi nhà đẹp nhất ở Calcutta. Và người này thực sự đang trong tình yêu điên cuồng với ngôi nhà của mình. Đó là biệt thư đá cẩm thạch, thực sự đẹp, được xây dựng với sự tinh tế tế nhị, với sự tinh tế rất quí phái, và ở Calcutta mà có mười mẫu Anh vườn ngay giữa Calcutta là cái gì đó không thể được - thế mà ông ấy đã có nó. Ông ấy thực sự trong tình yêu sâu sắc với nó, và bất kì khi nào tôi ở cùng ông ấy, ông ấy đều đưa tôi tới bể bơi, ra vườn, ra bãi cỏ; ông ấy sẽ chỉ cho tôi cái này và cái nọ - cải tiến nào ông ấy đã làm từ lần trước tôi ở đó. Nhưng lần cuối cùng tôi tới ông ấy rất khổ. Tôi nói 'Có chuyện gì vậy? Ông đã không đưa tôi đi đâu cả. Ông đã không làm cái gì mới sao?' Ông ấy nói 'Mối quan tâm của tôi mất rồi. Thầy không thể thấy rằng bên cạnh đấy, ông hàng xóm nhà tôi đã làm ngôi nhà tốt hơn đó sao? Và chừng nào tôi chưa thể làm ngôi nhà lớn hơn ngôi nhà này, tôi sẽ vẫn còn bất hạnh.'
Bây giờ người này đã có cùng ngôi nhà đó, nhưng sướng của người đó đã biến mất. 'Sướng của ông có liên quan gì tới hàng xóm của ông? Nếu ông ta đã làm ngôi nhà lớn hơn, làm sao điều này làm ông băn khoăn? Và nhà của ông vẫn còn như cũ! Và ông không còn sướng nữa. Thế thì chắc chắn' tôi bảo ông ấy 'thế thì một điều là chắc chắn, rằng không phải vì nhà của ông mà ông sướng đâu. Ông sướng vì nhà tồi tàn của hàng xóm đấy chứ.'
Quan sát đi. Bao giờ cũng quan sát. Đây là bạo hành việc sướng khi ai đó khổ. Đây là cách mọi người bắt đầu đi vào chiều hướng sai - trở thành kẻ áp bức, trở thành kẻ bóc lột, trở thành nguy hiểm. Họ là tai ương trên thế gian. Nhưng toàn thể logic của họ là như nhau. Điều người này đang nói là: 'Ta sướng hơn người khác. Trông mà xem: nhiều người đã chết khi họ còn trẻ, và ta vẫn còn sống, mạnh khoẻ, và ta đã chín mươi tuổi. Đây là vui của ta.'
Với mọi người, nghèo là chuẩn và chết là hết. Tuân theo chuẩn, chờ đợi chấm hết của ta, cái gì có đó để mà bị bận tâm tới?' Bây giờ người đó nói 'Gần như mọi người đều nghèo, cho nên điều đó là chuẩn - là nghèo; và một cách tự nhiên mọi người sẽ chết, cho nên ta sẽ chết. Ta nghèo, ta sẽ chết, mọi người sẽ chết, mọi người khác đều nghèo, cho nên sao lại khổ? Đó là lí do tại sao ta sướng.' Đây không phải là sướng.
'Tốt!' Khổng Tử nói... Khổng Tử bị ấn tượng lắm, ông ấy nói 'Tốt!... Đây là người biết cách tự an ủi mình.' Nhưng trong câu này, Liệt Tử đã chơi xỏ. Ông ấy nói rằng Khổng Tử bị ấn tượng lắm. Khổng Tử nói 'Tốt!... Đây là người biết cách tự an ủi mình.' ... bởi vì với Khổng Tử, được thoả mãn trong cuộc sống là mục đích, có an ủi là mục đích. Hỏi thêm nữa, Khổng Tử nói, là hỏi điều không thể được. Đây là mọi điều mà con người có thể có, và người đó biết cách an ủi bản thân mình, và người đó sướng và người đó ca hát.
Nhưng với Đạo nhân, an ủi là tiêu cực - nó không phải là mãn nguyện. Mãn nguyện chẳng liên quan gì tới an ủi; an ủi là chiều khác toàn bộ. Cố hiểu điều đó đi: an ủi nghĩa là bằng cách nào đó hợp lí hoá tình huống của người ta - cố không lo nghĩ, cố không bị quá bận tâm - tạo ra bộ đệm xung quanh người ta. Đó là điều Gurdjieff thường gọi là 'bộ đệm'; mọi người đều tạo ra bộ đệm quanh bản thân mình để cho cuộc sống không xấu thế. Họ dùng bộ đệm trên tầu hoả hay nhíp trong xe hơi, để cho khi bạn đi trên đường đồi núi - và cuộc sống là con đường đồi núi - bạn không bị va đụng mạnh. Những cái nhíp đó vận hành như bộ đệm. Nếu con đường gồ ghề, sự gồ ghề đó bị hấp thu bởi nhíp, bởi bộ đệm - nó không lên tới bạn.
Cái gọi là 'triết lí của an ủi' là bộ đệm. Bạn thấy rằng bạn nghèo; bất hạnh lớn nảy sinh trong bạn - tạo ra bộ đệm đi: 'Biết bao nhiêu người cũng nghèo, hàng triệu người nghèo, cho nên tại sao phải lo nghĩ về nó? Đây là cách thức mọi sự vậy.' Bạn đã tạo ra bộ đệm. Bạn ốm; khổ nảy sinh - đi tới bệnh viện, đến đó và nhìn mọi người, và bạn sẽ cảm thấy rất sung sướng. Bạn đã tạo ra bộ đệm: ít nhất bạn không ốm như người khác ốm. Bạn mất một chân - cứ đi trên phố và nhìn người ăn xin đã mất cả hai chân; cảm thấy được an ủi ngay.
Đây là bộ đệm: Bao giờ cũng nhìn vào những người thậm chí không có nhiều như bạn có. Theo cách đó cuộc sống trở nên đỡ xấu, bạn sống một cách thoải mái hơn, thuận tiện hơn, và bạn không bị động chạm. Dần dần, giữa bạn và cuộc sống có một khoảng cách thế được tạo ra bởi bộ đệm để cho không cái gì đạt tới bạn. Bạn sống được bao kín trong bộ đệm, triết lí, an ủi của bạn. Cuộc sống chấm dứt một ngày nào đó - bạn có thể tự an ủi bản thân mình: Mọi người đều phải chết, điều đó không có gì đặc biệt xảy ra cho mình, Thượng đế không phải là tàn nhẫn đặc biệt gì cho mình, điều đó xảy ra cho mọi người. Hay bạn có thể bắt đầu tin vào lí thuyết đầu thai: rằng bạn sẽ được sinh ra và linh hồn là vĩnh hằng - lại một bộ đệm. Hay bạn có thể nghĩ rằng chỉ thân thể chết, và thân thể là gì? Chẳng là gì ngoài xương, tuỷ, thịt, máu; chẳng cái gì có giá trị, nó là vô dụng, cái túi bẩn thỉu - cho nên để cho nó chết đi. Nhưng linh hồn thuần khiết của bạn sẽ đi mãi mãi và mãi mãi - bộ đệm được tạo ra.
Những bộ đệm này không cho phép bạn thấy thực tại là gì; chúng là cách để an ủi bản thân bạn. Nhưng Khổng Tử tin rằng an ủi đó là mục đích: Nếu một người có thể tự an ủi mình, người đó đã biết nghệ thuật của cuộc sống. Đó là điều Khổng Tử nghĩ rằng toàn thể nghệ thuật của cuộc sống là: Làm sao sống trong thế gian khổ sở này trong sự thoải mái có tính so sánh, so sánh với cái không quá nặng gánh. Vâng, có khổ, nhưng người ta có thể tự bảo vệ bản thân mình khỏi khổ bằng việc tạo ra những quan niệm, cách hợp lí hoá. Và nhân loại đã từng đi từ cách hợp lí hoá này sang cách hợp lí hoá khác, nhưng bao giờ nó cũng tìm ra cách hợp lí hoá mới.
Chẳng hạn, ở phương Đông việc hợp lí hoá này là rất cổ đại: Nếu bạn khổ, họ nói, bạn phải có cái gì đó sai trong quá khứ, trong kiếp sống quá khứ. Cái gì đó đã đi sai trong quá khứ của bạn, bạn đã làm cái gì đó sai karma, do đó bạn khổ. Bây giờ mọi sự được giải thích, cho nên người ta phải chịu đựng. Bạn đã gieo, bây giờ bạn gặt.
Tôi đã nghe nói về một người là một thợ may rất giỏi. Ông ta bị bắt khi đánh cắp và bị xử hai năm tù. Ông Thị trưởng của thị trấn đi tới gặp ông ta vì ông ta là thợ may giỏi nhất trong thị trấn và cả thị trấn khổ vì sự vắng mặt của ông ta; và ông Thị trưởng cũng là người yêu của thợ may này. Khi ông ấy tới gặp ông thợ may trong nhà giam, ông này đang làm việc vá may, may cái gì đó thói quen cũ - và còn cái gì khác mà làm đâu? Thế là ông Thị trưởng hỏi 'Vậy, tôi thấy ông đang may cái gì đó sao?' Và thợ may nói 'Dạ không thưa ngài, gặt đấy.'
Toàn thể triết lí về karma - nghiệp là ở chỗ bạn đã gieo, bây giờ bạn đang gặt; bạn đã làm, cho nên nó là hậu quả tự nhiên. Điều đó an ủi.... vậy không ai làm gì bất công với bạn cả - Thượng đế không phải là không công bằng đâu, số mệnh không phải là không công bằng đâu, thế giới này không phải là không công bằng đâu, xã hội không phải là không công bằng đâu, nó là ở trong karma riêng của bạn thôi, cho nên làm gì được? Người ta phải đi qua nó và người ta phải giữ bình thản của người ta, quân bình của người ta. Và đừng làm điều như vậy nữa, bằng không trong kiếp sống tiếp bạn sẽ lại chịu khổ. Cho nên đó là điều duy nhất có thể được làm: bạn không thể đổi được quá khứ, nhưng bạn có thể thể vẫn xoay xở tương lai... một an ủi hay.
Nó đã giúp cho phương Đông vẫn còn nghèo, khổ. Nó đã giúp cho phương Đông vẫn còn xấu xí, ốm yếu, không vệ sinh. Nó đã giúp cho phương Đông tự an ủi mình, và an ủi đó đã biến thành sự lờ phờ vô cùng. Không cái gì bạn có thể làm được - bạn phải dung thứ thôi. Mọi thứ cần thiết là thận trọng về tương lai. Cho nên quá khứ phải được chấp nhận và tương lai phải bị lo sợ, có vậy thôi. Nhưng ngay cả trong nghèo nàn, trong khổ sở, phương Đông dường như hạnh phúc hơn phương Tây. Tại sao? Phương Đông có bộ đệm hay, bộ đệm mạnh, để tự bảo vệ mình.
Bây giờ từng xã hội đều phải tạo ra những an ủi này theo những cách khác nhau. Bây giờ, ở phương Tây phân tâm là một trong những quá trình an ủi nhất. Bạn đi tới nhà phân tâm và ông ấy ném toàn thể trách nhiệm lên mẹ bạn; bạn cảm thấy nhẹ gánh, bạn nói 'Vậy tôi có thể làm được gì?' Bạn không thể thay đổi được mẹ bạn theo cùng cách bạn không thể thay đổi được quá khứ của bạn, mẹ bạn là quá khứ của bạn - bạn có thể làm gì? Lần sau, giữ chút ít tỉnh táo hơn đi! Đừng đi vào trong bụng mẹ của bất kì ai, có vậy thôi. Điều này đã xảy ra rồi: bạn được sinh ra cho một người mẹ như vậy như vậy và bà ấy đã làm hỏng cuộc đời của bạn, cho nên bạn không có trách nhiệm; bạn cảm thấy thoải mái. Đó chỉ là thảm hoạ đã xảy ra, và bất kì cái gì đã xảy ra, đều đã xảy ra rồi; chấp nhận nó đi. Nhiều năm dài của phân tâm, và họ đơn giản chuẩn bị cho bạn chấp nhận, họ đơn giản làm cho bạn tỉnh táo rằng mọi sự đã từng là cách này và không gì có thể được làm. Mọi giải thích của họ đều là hợp lí hoá. Và họ tìm ra mọi thứ: bất kì cái gì bạn hỏi, họ đều có câu trả lời cho nó.
Nếu bạn hút thuốc lá, họ có câu trả lời cho tại sao bạn hút thuốc. Mẹ bạn phải đã cai bú sớm hơn bạn muốn, do đó bạn hút thuốc. Cho nên bạn không có trách nhiệm, làm gì được? Mẹ bạn đã lấy đi bầu vú, bây giờ xì gà là bầu vú thay thế - và nó vậy, chút ít. Họ tìm những cách giải thích rất láu cá! Dường như nó chỉ chút xíu, bởi vì từ bầu vú chảy ra sữa ấm áp và từ điếu thuốc lá toả ra khói ấm. Và có sự tương tự nào đó, và bạn có ngậm điếu thuốc theo cùng cách bạn ngậm bầu vú trong mồm.
Nhưng khi sự việc tới bản thân họ, thế thì nó thành phiền hà. Người ta nói rằng Freud thường giải thích mọi thứ qua dục - bất kì cái gì bạn làm, ông ấy sẽ tìm ra cách giải thích có tính dục. Nếu trong mơ bạn trèo lên núi, đó là dục đấy: bạn đã trèo lên một người đàn bà. Nếu, trong mơ bạn lái xe nhanh, đấy không là gì cả, đấy là dục: bạn muốn xuyên vào người đàn bà thật nhanh. Mọi giải thích ông ấy đều thấy qua dục. Như ở phương Đông mọi giải thích đều được tìm thấy qua linh hồn và trở thành quá trình rất an ủi, cũng vậy Freud nghĩ mọi thứ qua dục. Nhưng đôi khi ông ấy cũng trong khó khăn: bản thân ông ấy là người hút thuốc lá liên tục cho nên ông ấy phải nói.... Có lần ai đó hỏi ông ấy 'Việc hút xì gà của ông có nghĩa gì?' Ông ấy nói 'Thỉnh thoảng xì gà có thể chỉ là xì gà, và không là gì ngoài xì gà.'
Tất nhiên đệ tử này không được thoả mãn, và đệ tử này, nói với đệ tử khác 'Điều đó đơn giản chỉ ra rằng đấy là cách hợp lí hoá về phần của Sigmund Freud cho việc hút xì gà của ông ấy.' Ông ấy muốn tự bảo vệ mình. Bây giờ sẽ là quá nhiều mà nghĩ rằng ông ấy có phức cảm nào đó đằng sau việc hút thuốc này. Mọi người đều có phức cảm, cho nên mọi người phải nhượng bộ cho an ủi này rằng vì phức cảm này.... Nhưng Freud không nên có phức cảm này bằng không điều đó sẽ trở thành điều phiền nhiễu cho bản thân ông ấy rằng 'Mình là nhà phân tâm vĩ đại nhất đã từng có, người sáng lập ra phân tâm học, và mình hút thuốc và mình biết nó là gì.' Cho nên ông ấy nói 'Đôi khi xì gà là xì gà.'
Theo cách giải thích mọi sự này đã trở thành rất thịnh hành ở phương Tây. Nó gần như đã lấy tỉ lệ như bệnh dịch. Phân tâm bao giờ cũng cố gắng lấy được 'tại sao' của mọi thứ, cứ dường như bằng việc biết 'tại sao' bất kì cái gì cũng được giải quyết. Tại sao bạn khổ? Đi tới nhà phân tâm, ông ấy sẽ tìm ra câu trả lời 'tại sao' cho nó. 'Bố bạn là như vậy, mẹ bạn là như vậy - đó là lí do tại sao'; và bạn trở nên hạnh phúc. Bạn trở nên hạnh phúc bởi vì bây giờ bạn có cách hợp lí hoá.
Tôi đã nghe một chuyện đùa ngắn nhất về tâm thần. Nghe đây, nó rất nhỏ. Cẩn thận vào! Một người hỏi một người khác 'Ông có phải là nhà tâm thần không?'
Và người kia nói 'Tại sao ông hỏi?'
Và người này nói 'Vậy ông đúng là nhà tâm thần!'
'Tại sao', cái 'tại sao' liên tục, cứ dường như 'tại sao' sẽ giải thích mọi thứ. Nó đơn giản trì hoãn: nó đẩy cùng vấn đề lùi lại sau chút ít, nhưng lại cái 'tại sao' có thể được hỏi.
Người Hindu nói rằng bạn đã làm điều gì đó sai trong kiếp quá khứ. Hỏi tại sao, thế thì họ phải đi sang kiếp sống quá khứ khác. Thế rồi hỏi tại sao, và ông mahatma sẽ trở nên rất giận và ông ấy sẽ nói, 'Thôi đi! Ông đang đi ra ngoài rồi. Đây là mọi điều để được kinh nghiệm, không để hỏi.' Phỏng có ích gì mà nói 'Tôi đã làm cái gì đó sai trong kiếp quá khứ, tại sao? Thế rồi cái gì đó trong kiếp quá khứ, thế rồi tại sao? Tại sao tôi đã làm điều sai trong kiếp đầu tiên của tôi?' Điều đó là vô dụng. Nhưng như tôn giáo phương Đông trở thành sự an ủi, điều đó đang xảy ra như vậy ở phương Tây - phân tâm đang trở thành sự an ủi.
Phân tâm là sự cưỡng bách ám ảnh để phân tích từng và mọi thứ và tìm ra nguyên nhân của nó. Đặc biệt ở Mĩ nó đã trở thành gần như thần kinh tập thể; mọi người đều tới nhà phân tâm hay nhà tâm thần - bất kì ai có thể đảm đương được điều đó đều đi tới. Những người không đi tới nhà tâm thần là những người nghèo, họ không thể đảm đương được điều đó. Khi đàn bà gặp nhau ở câu lạc bộ, họ nói về các nhà tâm thần của họ, điều ông ấy đã nói và phân tích của ông ấy sâu sắc làm sao. Và mọi thứ được qui giản về mẫu số nhỏ nhất. Nếu bạn hỏi nhà phân tâm 'Nguyên nhân của hoa sen này là gì?' ông ta sẽ nói 'Bùn.' Nếu bạn có kinh nghiệm tâm linh, nguyên nhân là gì? Ông ấy sẽ đi tới dục - bùn, mẫu số nhỏ nhất.
Nhưng mọi sự, theo cách nào đó, là có ích. Nếu bạn thấy rằng tất cả những mahatma đó, người kinh nghiệm sahasrar đang chẳng kinh nghiệm gì cả mà chỉ dâm dục, dâm dục bị chế ngự, bạn thấy thoải mái. Cho nên bạn không cần lo nghĩ về nó, bạn không cần đi tìm nó - đây chỉ là dâm dục bị chế ngự; bạn ổn thoả với bất kì chỗ nào bạn đang ở. Nếu Buddha đạt tới phúc lạc, đấy chẳng là gì ngoài tưởng tượng dục; cho nên không có gì sai: bạn có thể cứ đọc tạp chí Playboy và tận hưởng tưởng tượng dục của mình, bởi vì kinh nghiệm của Phật cũng chẳng là gì ngoài tưởng tượng dục bị chế ngự. An ủi....
Tôi đã nghe một câu chuyện thời thế chiến thứ hai về một linh mục người đã thuyết giảng lặp đi lặp lại cho quân lính về thuyết tiền định. Ông linh mục bảo lính tráng đừng lo nghĩ về tương lai hay số mệnh của họ trên chiến trường, bởi vì nếu họ được tiền định bị chết, một viên đạn sẽ tìm ra dấu hiệu của nó chẳng thành vấn đề họ ở đâu; hay, mặt khác, nếu họ được dung thứ, không viên đạn nào sẽ chạm vào họ. Thỉnh thoảng về sau, ở trung tâm trận đánh, với đạn bắn chiu chíu quanh mình, ông linh mục vội vàng tới chỗ gần nhất và cây lớn nhất. Một lính đang nấp sau nó. Anh ta hỏi ông linh mục về bài giảng tiền định và tại sao bây giờ ông ấy phải tìm chỗ trú ẩn. 'Anh không hiểu đầy đủ các nguyên lí và lí thuyết của thuyết tiền định' ông linh mục đáp. 'Tôi đã được tiền định chạy và ẩn đằng sau cây.' Giải thích và giải thích... an ủi láu cá... chỗ để ẩn nấp....
Cuộc sống phải được đối diện. Điều đó là gay go; có nhiều đau đớn, nhưng đau đớn phải được đối diện. Có khổ; nó phải được đương đầu, nó phải được đi qua mà không có giải thích nào và không có an ủi nào. Nếu bạn có thể sống cuộc sống của bạn mà không có lí thuyết hoá nào về nó - trực tiếp, ngay lập tức, từ khoảnh khắc sang khoảnh khắc - một ngày nào đó, bạn sẽ đi tới cội nguồn đó của vui vẻ điều không phải là an ủi, điều là mãn nguyện. Và khác biệt là gì? Mãn nguyện là trạng thái tích cực của bản thể bạn, an ủi là tiêu cực. Tôi có một mắt, người khác thậm chí không có mắt nào - tôi cảm thấy được an ủi. Tôi khổ, người khác thậm chí còn khổ hơn - tôi được an ủi. Tôi trẻ, người khác già, tôi được an ủi. Tôi già, người khác chết trẻ - tôi được an ủi.
An ủi và an ủi, nhưng mọi sự trống rỗng. Khổng Tử tin vào an ủi, Liệt Tử tin vào mãn nguyện, và khác biệt này phải được ghi nhớ. Mãn nguyện chỉ tới khi bạn không so sánh, khi bạn đơn giản ở trong bản thân mình, toàn bộ trong bản thân mình - được định tâm, được bắt rễ. Và bằng việc ở trong bản thể mình, bạn đột nhiên nhận ra rằng cái toàn thể là của bạn, và bạn là cái toàn thể; bạn không tách rời. Bản ngã đã biến mất, bạn đã trở thành vũ trụ. Trong khoảnh khắc đó, có mãn nguyện lớn lao, phúc lành lớn lao. Nhưng phúc lành đó, mãn nguyện đó, không tới qua hợp lí hoá; nó tới qua việc nhận ra - đó là khác biệt.
An ủi là hợp lí hoá, mãn nguyện là nhận ra. Cho nên có ba trạng thái của tâm trí: bất mãn - trạng thái của so sánh; so sánh với những người có nhiều hơn bạn, thế thì có bất mãn. Ai đó có xe đẹp và bạn đi bộ; bạn là khách bộ hành, thế thì bạn bất mãn. Giai đoạn thứ hai là mãn nguyện - bạn là khách bộ hành và bạn thấy người ăn xin không có chân: so sánh với điều đó người có ít hơn bạn, nhưng dẫu sao vẫn là so sánh. Bất mãn là một mặt của đồng tiền; mãn nguyện, cái gọi là 'mãn nguyện' - mặt kia của cùng đồng tiền. Và cái tên của đồng tiền là so sánh. Khi bạn đã ném đồng tiên đi hoàn toàn - mãn nguyện và bất mãn, tất cả - thế thì đột nhiên bạn ở trong trạng thái không so sánh: đó là mãn nguyện thực. Thế thì bạn không so sánh ai có nhiều, ai có ít. Thực ra, thế thì không còn vấn đề có nữa, thế thì đó là vấn đề hiện hữu. Có không bao giờ giúp ích gì.
Đêm hôm nọ tôi đã đọc những thống kê rất kì lạ mà Bill Bright ghi lại trong cuốn sách hay của ông ấy, Jesus và người trí thức: Năm 1923, một cuộc họp rất quan trọng đã được tổ chức tại khách sạn Edgewater Beach ở Chicago. Tham dự cuộc họp này có chín nhà tài phiệt thành công nhất trên thế giới: Charles Schwab, chủ tịch công ti thép độc lập lớn nhất thế giới; Samuel Insull, chủ tịch công ti tiện ích lớn nhất; Howard Hopson, chủ tịch công ti ga lớn nhất; Arthur Cotton, người tích trữ lúa mì lớn nhất; Richard Whitney, chủ tịch sàn chứng khoán New York; Albert Fall, thành viên nội các của tổng thống; Leon Fraser, chủ tịch ngân hàng thanh toán quốc tế; Jesse Livermore, 'kẻ đầu cơ chứng khoán' lớn nhất ở Phố Wall; và Iver Krueger, trưởng độc quyền lớn nhất.
Hai mươi nhăm năm sau, Charles Schwab chết vì phá sản, đã sống theo tiền vay mượn trong năm năm trước khi chết; Samuel Insull đã chết như kẻ chạy trốn khỏi luật pháp và sống không tiền ở miền đất lạ; Howard Hopson mất trí; Arthur Cotton đã chết ở nước ngoài, không trả được nợ; Richard Whitney đã dành thời gian ở Sing Sing. Albert Fall đã được tha để cho ông ta có thể chết ở nhà; Jesse Livermore, Iver Krueger và Leon Fraser tất cả đã chết vì tự tử. Tất cả những người này đã học kĩ nghệ thuật sống, nhưng không người nào trong họ đã học được cách sống.
Bạn có thể có nhiều như bạn muốn, nhưng bằng việc có không ai đã bao giờ đạt tới cuộc sống. Sống tới chỉ qua hiện hữu, không qua việc có. Bây giờ có ba kiểu người: những người có – phàm nhân; những người từ bỏ - người thế giới khác. Loại người thứ nhất và thứ hai không đối lập với nhau, dù chúng có thể có vẻ đối lập thế nào. Người này tin rằng bằng việc có nhiều hơn bạn sẽ đạt tới hạnh phúc, người khác tin rằng bằng việc không có nhiều bạn sẽ đạt tới hạnh phúc, nhưng cả hai đều tin vào việc có. Kiểu thứ ba - chiều hướng khác toàn bộ là của hiện hữu: không có mà cũng không không có.
Đó là điều tôi ngụ ý bởi tính chất sannyas. Đừng là của thế giới này, đừng là của thế giới khác. Đừng so sánh với người có nhiều, đừng so sánh với người có ít. Không so sánh. Chỉ là bản thân bạn... cho phép sự hiện hữu của bạn. Hiện hữu, và hiện hữu đó sẽ đem tới vui vẻ vô cùng. Và vui vẻ đó sẽ là một, không nhiều. Và vui vẻ đó sẽ không có bất kì nguyên nhân nào cho nó - nó sẽ là vô nguyên nhân, nó sẽ chỉ giống như hạnh phúc, mạnh khoẻ.
Tôi đã nghe...
Có lần có một người, một mình và khổ sở. Người đó cầu nguyện Thượng đế và nói 'Xin Trời cho con một người đàn bà đẹp, con rất một mình, con cần bầu bạn.' Trời cười to và nói 'Sao không là cây chữ thập?' Người này rất giận và nói 'Cây chữ thập! Để làm gì? Con có muốn tự tử đâu? Con chỉ muốn người đàn bà đẹp.' Thế là anh ta được một người đàn bà đẹp, nhưng chẳng mấy chốc anh ta thậm chí trở nên khổ hơn trước. Người đàn bà là nỗi đau thường xuyên trên cổ.
Anh ta lại cầu nguyện và nói 'Xin Trời cho con chiếc kiếm.' Anh ta định giết người đàn bà và được tự do khỏi cô ấy; anh ta khao khát có những ngày xưa tốt lành trở lại. Nhưng Trời lại cười và nói 'Thế cây chữ thập thì sao? ta có phải gửi nó bây giờ không?' Người này phát rồ và nói 'Ngài không nghĩ rằng người đàn bà này là đủ với cây chữ thập sao? Xin gửi cho con chiếc kiếm.' Thế là kiếm tới. Anh ta giết người đàn bà và bị bắt và bị ra lệnh đóng đinh. Anh ta cầu nguyện Trời và cười to và nói 'Xin tha thứ cho con, thưa Trời, con đã không nghe lời ngài - ngài đã đề nghị gửi cây chữ thập này từ chính lúc ban đầu. Giá như con đã nghe theo ngài, con chắc đã cứu được bản thân con khỏi nhiều băn khoăn không cần thiết.'
Thế giới này, thế giới khác; cuộc sống của chủ hộ và cuộc sống của sư... biết bao nhiêu rắc rối. Nếu bạn nghe theo Đạo, thế thì thông điệp này là rất đơn giản: Được bắt rễ trong bản thể bạn, và bạn sẽ được cứu khỏi mọi rắc rối, mọi rắc rối mà có đem tới và rắc rối mà không có đem tới.
Bạn chỉ hiện hữu.
Hiện hữu là mục đích của Đạo.
Và một điều nữa cần được hiểu: Hiện hữu... bạn đã có đó. Không có trở thành; bạn không định trở thành - nó đã là hoàn cảnh rồi, bạn có nó bên trong bạn. Nó chỉ phải được phép để mở để cho hương thơm được toát ra theo gió; và đó là bài ca thực, niềm vui. Người này ca hát, nhưng bài ca chỉ là giả vờ; nó tới từ an ủi - nó không phải là bài ca thực. Người chơi nhạc cụ, nhưng đó không phải là âm nhạc thực; bởi vì âm nhạc thực tới chỉ khi bạn được bắt rễ sâu sắc trong bản thân mình. Thế thì bạn trở thành nhạc cụ và Thượng đế chơi trên nó.
Nhớ lấy, nếu bạn tìm an ủi bạn sẽ thấy nó, nhưng nó là đồng tiền giả. Thuận tiện, thoải mái, nó giống như ma tuý: bạn bắt đầu uống và bạn vẫn còn khổ. Khổ không thay đổi, nhưng qua việc uống bạn bắt đầu quên về nó. An ủi là một loại chất say, và không cái gì được thay đổi bởi vì cánh cửa tới khổ vẫn còn mở - bạn vẫn cứ so sánh. So sánh là căn nguyên của khổ. Không so sánh - không cao hơn không thấp hơn, chỉ là bản thân bạn; không nghĩ trong quan hệ với người khác, chỉ nghĩ dưới dạng tính một mình vô cùng của bạn - thế thì bạn hạnh phúc.
Tôi đã nghe...
Cô ấy có một trong những thân hình hiếm hoi, khêu gợi, phát triển cân đối, trang nhã với hình dáng hoàn hảo. Nhưng mặc cho tất cả những món quà này cô ấy đã phát triển chứng thần kinh về những kẻ tò mò tọc mạch. 'Cô có biện pháp gì để tránh thảm hoạ này?' bác sĩ tâm thần hỏi cô ấy.
'Vâng, tôi giữ bóng tối trùm xuống, tôi cài then cửa sổ và tôi bao giờ cũng cởi quần áo đằng sau màn che.'
'Làm sao cô giữ cho tụi con trai khỏi nhòm qua lỗ khoá?'
'Tôi để cửa mở.'
Chắc chắn rồi, khi bạn để cửa mở chẳng ai có thể nhòm qua lỗ khoá được; nhưng cửa mở, vậy vấn đề là gì?
An ủi giống điều đó: cánh cửa vẫn còn để mở, bởi vì an ủi phụ thuộc vào so sánh và khổ cũng phụ thuộc vào so sánh. Cho nên cửa để mở, nhưng bạn trở nên ngày một say sưa với an ủi, ngày một ngột ngạt hơn bởi việc lí thuyết hoá, hợp lí hoá riêng của bạn; ngày càng được cách li bảo vệ hơn. Ẩn nấp sau bộ đệm của bạn, bạn bỏ lỡ cuộc sống. Bỏ so sánh đi.
Bây giờ, chuyện ngụ ngôn này, đọc một cách bình thường, sẽ cho bạn ấn tượng rằng Liệt Tử không nói gì chống lại Khổng Tử. Đó là cách thức của họ để nói mọi điều; họ là những người rất thâm thuý. Ông ấy không thốt ra một lời chống lại Khổng Tử, và ông ấy đã đánh đổ toàn thể triết lí của Khổng Tử. Cho nên khi bạn đọc những chuyện ngụ ngôn này, chúng không đơn giản là chuyện ngụ ngôn đâu. Chúng là đơn giản theo một cách nào đó, nhưng chúng là rất thâm thuý. Bạn phải chìm sâu, bạn phải đào vào, bạn phải đi vào trong chúng và bạn phải biết khác biệt giữa kỉ luật và tự phát.
Bất kì khi nào bất kì cái gì có tính kỉ luật, Đạo đều chống lại nó. Bất kì khi nào bất kì cái gì có tính tự phát, Đạo đều ủng hộ nó. Đạo là tự phát, Đạo là như vậy, Đạo là chấp nhận vô cùng về bất kì cái gì có đấy. Và trong chấp nhận đó người ta nở hoa.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét