CHƯƠNG 5. TỪ KHÔNG TỚI KHÔNG - OSHO
Vô kí ức là chân lí của qui ước còn tâm trí đã trở thành vô trí là chân lí tối thượng.
Đây là hoàn thành, đây là điều tốt lành cao nhất. Các bạn, điều tốt lành cao nhất này trở thành nhận biết.
Trong vô kí ức tâm trí bị hấp thu; chính điều này là hoàn hảo và thuần khiết đa cảm. Nó không bị ô nhiễm bởi cái tốt cái xấu trần tục tựa như hoa sen vươn lên từ bùn không bị ảnh hưởng bởi bùn đen.
Mọi điều đều cần phải được xem xét dường như chúng là câu thần chú kì diệu...
Nếu không phân biệt bạn có thể chấp nhận hay bác bỏ luân hồi hay niết bàn, tâm trí bạn kiên định, tự do khỏi màn đêm.
Trong bạn sẽ là tự tại, vượt ra ngoài ý nghĩ và gốc gác.
Thế giới dáng vẻ này có từ việc bắt đầu toả chiếu của nó chẳng bao giờ đi tới hiện hữu; không mẫu hình, nó đã vứt bỏ mẫu hình.
Thông thường nó là việc thiền liên tục và duy nhất; nó là vô tâm trạng, suy tư không tì vết, và vô trí.
Một cảnh cổ đại... phải là một buổi sáng như thế này. Cây cối lay động trong ánh mặt trời buổi sáng và chim chóc hót líu lo.Và ngôi nhà của nhà huyền môn vĩ đại thời ấy, Udallaka, đang mở hội đón chào sự trở về của con ông, Swetketu, từ nhà thầy, nơi anh ta được gửi tới học.
Swetketu về. Người bố đón cậu con ngay cửa, nhưng ông cảm thấy cái gì đó bị thiếu, cái gì đó thiêu thiếu ở Swetketu, và cái gì đó đang hiện diện mà đáng ra không nên hiện diện - kiêu ngạo tinh vi, bản ngã tinh vi. Đó là điều cuối cùng mà người bố đang chờ đợi.
Trong những ngày xưa ấy giáo dục chủ yếu là giáo dục về vô ngã. Sinh viên được gửi vào trường đại học trong rừng để sống với thầy sao cho anh ta có thể làm tan biến bản thân mình và nếm trải sự tồn tại. Tin đồn đưa về rằng Swetketu đã trở thành học giả lớn. Cũng còn có tin đồn rằng anh ta đã đoạt phần thưởng lớn nhất. Và bây giờ anh ta quay trở về, thế mà Udallaka lại không hạnh phúc.
Vâng, anh ta đã đem về phần thưởng lớn nhất mà trường đại học có thể ban tặng. Anh ta đã vượt qua mọi kì thi, anh ta đã thu được bằng cấp cao nhất, và anh ta trở về tải nặng với nhiều tri thức. Nhưng cái gì đó vẫn thiếu, và đôi mắt người bố đẫm lệ. Swetketu không thể hiểu được điều đó. Anh ta nói, "Có chuyện gì không ổn vậy? Sao bố không sung sướng?" Còn người bố thì nói, "Bố có một câu hỏi: con đã học được cái một đó chưa, nếu học được cái đó thì mọi điều đều được biết, và nếu quên cái đó thì mọi tri thức đều vô ích, vô nghĩa, chỉ là gánh nặng - chẳng ích gì, chỉ có hại?"
Swetketu nói, "Con đã học mọi điều được biết đến lúc này. Con đã học lịch sử, con đã học triết học, con đã học toán học, con đã học Veda. Con đã học ngôn ngữ, con đã học nghệ thuật, con đã học thứ này thứ nọ..." Và anh ta liệt kê ra tất cả tên của mọi khoa học ngày đó. Nhưng sự bất hạnh của người bố vẫn nguyên như trước. Ông nói, "Nhưng con đã học cái một đó chưa, với việc học cái đó mà người ta biết được tất cả?"
Cậu con trai hơi khó chịu. Anh ta nói, "Bất kì cái gì thầy có thể dạy con đều đã học qua. Và bất kì cái gì được viết ra trong sách con đều đã học qua. Bố đang nói về cái gì vậy? 'Cái một đó'...! Bố đừng nói điều bí ẩn, bố hãy nói đích xác điều đó. Bố ngụ ý gì?"
Tự nhiên đã có kiêu ngạo. Anh ta đã về với ý tưởng rằng bây giờ anh ta đã biết tất cả. Có thể anh ta đã nghĩ - như mọi sinh viên nghĩ - rằng bây giờ bố mình chẳng biết gì. Anh ta phải đã về nhà với ý tưởng rằng bây giờ anh ta đã trở thành người hiểu biết lớn. Và thế mà người bố già của anh ta vẫn không hạnh phúc, và ông đang nói về một điều bí ẩn nào đó: cái một.
Và người bố nói, "Con có thấy cái cây đằng kia, xa kia không? Tới đó và lấy hạt của cây đó về." Đó là cây nayagrod. Người con đem hạt của cây đó về, rồi người bố nói, "Cây này mọc lên từ đâu?"
Người con nói, "Tất nhiên là từ cái hạt nhỏ bé này." "Cái cây lớn thế... mà mọc ra từ hạt nhỏ thế này à?
Đập vỡ hạt ra và xem cái cây đó mọc ra từ đâu - cái cây lớn đó." Hạt mầm bị đập vỡ ra, nhưng chẳng có gì cả. Trong hạt này là cái rỗng không. Rồi người bố nói, "Con có thấy rằng từ cái rỗng không đó mà cái cây lớn này mọc lên không?"
Và người con nói, "Con có thể suy luận ra điều đó, nhưng con không thể thấy được điều đó. Làm sao bố có thể thấy được cái không?"
Và người bố nói, "Đó chính là cái một mà bố vừa nói tới. Chính từ cái không mà mọi thứ xảy ra, chính từ cái trống rỗng sáng tạo đó mà tất cả được sinh ra và rồi một ngày nào đó lại tan biến trở lại cái không đó. Con quay lại, học về cái trống rỗng, quay lại và học shunya. Quay lại, học cái trống rỗng này, bởi vì đấy là ngọn nguồn của tất cả: cội nguồn. Và cội nguồn cũng là mục đích nữa, cái bắt đầu cũng là cái kết thúc. Hãy đi và học điều cơ sở, nền tảng này. Mọi thứ khác con đã học đều chỉ là rác rưởi! Quên nó đi; nó tất cả chỉ là kí ức, nó tất cả đều là tâm trí. Học cái vô trí, hãy học cái vô kí ức. Đấy là tất cả tri thức mà con học. Học việc biết, học việc nhận biết, học việc hiểu biết. Đấy là mục tiêu mà con phải học, nhưng con vẫn chưa thấm nhuần vào tận cốt lõi bên trong nhất."
Thế giới được coi như một cái cây lớn. Và đây là bốn bước trong Mật tông. Cái trống rỗng là bước đầu tiên - cái trống rỗng trong hạt mầm. Hạt mầm chẳng là cái gì khác ngoài bình chứa cho cái trống rỗng sáng tạo đó; nó chứa cái trống rỗng sáng tạo đó. Khi hạt mầm lẩn vào trong đất, cái trống rỗng đó bắt đầu mọc mầm thành cây.
Cái không này - điều các nhà vật lí gọi là phi-vật chất - cái không này, cái không có gì này chính là cội nguồn. Từ cái không này cây được sinh ra. Rồi đến hoa, quả và cả nghìn lẻ một thứ. Nhưng mỗi thứ lại trở thành một hạt mầm và hạt mầm rơi xuống đất và lại trở thành cái trống rỗng đó.
Đây là vòng tròn của sự tồn tại: từ không tới không, từ không đâu cả tới không đâu cả. Giữa hai cái không đâu cả là giấc mơ, là luân hồi. Giữa hai cái không là mọi thứ. Do đó chúng được gọi là chất liệu mơ; do đó chúng được gọi là ảo vọng; do đó chúng được gọi là cái không nhưng có ý nghĩ, tưởng tượng. Đấy là cây Mật tông.
Vô trí là chỗ bắt đầu cho tất cả và là chỗ kết thúc của tất cả. Từ vô trí sinh ra điều Mật tông gọi là vô thuỷ; từ vô thuỷ sinh ra vô kí ức; từ vô kí ức sinh ra kí ức. Đây là cây Mật tông.
Vô trí, cái không, có nghĩa là mọi cái đều là tiềm năng, không có gì là thực tại. Mọi thứ đều có thể, có lẽ, nhưng không có gì đã xảy ra. Sự tồn tại là giấc ngủ say trong hạt mầm, việc nghỉ ngơi - trạng thái nghỉ ngơi, trạng thái sinh linh chưa biểu hiện. Nhớ điều đó, bởi vì chỉ có thế thì bạn mới có thể hiểu được những lời kinh này. Những lời kinh này là rất quan trọng, bởi vì nếu hiểu chúng bạn có thể đi vào tâm trí của mình và tìm kiếm vô trí.
Trạng thái thứ nhất: vô trí - mọi thứ đều là tiềm năng, cái không là thực tại. Trạng thái thứ hai: vô thuỷ - vẫn cái không đã trở thành thực tại, nhưng mọi thứ mới đang sẵn sàng trở thành thực tại. Theo một đằng nó chính là như trạng thái thứ nhất, nhưng có hơi khác. Trong trạng thái thứ nhất mọi thứ đều tuyệt đối nghỉ; việc nghỉ là tuyệt đối, không cái gì có thể xảy ra trong hàng triệu năm. Trong trạng thái thứ hai vẫn không có gì xảy ra, nhưng mọi thứ đã sẵn sàng để xảy ra vào bất kì lúc nào; tiềm năng là sẵn sàng bùng nổ vào thực tại. Điều ấy giống như vận động viên chạy đã sẵn sàng chạy vào bất kì lúc nào còi thổi. Người đó sắp sửa, người đó đang trên vạch xuất phát, tuyệt đối sẵn sàng; một khi tín hiệu được phát ra là người đó sẽ chạy.
Vô thuỷ có nghĩa là không có gì có nguồn gốc hết, nhưng nó sẵn sàng để sinh ra. Vô thuỷ nghĩa là trạng thái thai nghén. Đứa con đang trong bụng mẹ, đứa con có thể ra đời vào bất kì lúc nào. Vâng, nó còn chưa xảy ra, cho nên theo cách đó nó tương tự với trạng thái thứ nhất. Nhưng nó đã rất, rất sẵn sàng; theo cách đó nó không giống với trạng thái thứ nhất.
Trạng thái thứ ba được gọi là vô kí ức. Đứa trẻ được sinh ra; kinh nghiệm đã trở thành thực tại. Thế giới đã tới, nhưng vẫn không có tri thức: vô kí ức.
Nghĩ đến ngày đầu tiên của đứa trẻ sơ sinh. Nó mở mắt, nó sẽ thấy những cây xanh này, nhưng nó sẽ không thể nhận ra chúng là xanh. Làm sao nó có thể nhận ra được chúng là xanh? Nó chưa bao giờ biết mầu xanh lá cây trước đó. Thậm chí nó còn không có khả năng nhận ra rằng chúng là cây. Nó sẽ thấy cây, nhưng nó sẽ không có khả năng nhận ra được chúng bởi vì nó chưa bao giờ biết đến chúng trước đây. Cảm nhận của nó sẽ là thuần khiết, không tì vết bởi kí ức; do đó trạng thái này còn được gọi là vô kí ức.
Đây chính là trạng thái người Ki tô giáo nói tới khi Adam sống trong vườn Địa đàng: không tri thức, anh ta còn chưa nếm quả của cây tri thức. Đây là trạng thái trong đó mọi đứa trẻ sống những ngày đầu tiên trong cuộc đời. Trong vài tháng đứa trẻ thấy, nghe, chạm, nếm, nhưng không nhận biết nào nảy sinh, không kí ức nào được tạo thành. Đó là lí do tại sao người ta rất khó nhớ những ngày đầu của cuộc đời mình. Nếu bạn cố gắng nhớ, bạn có thể dễ dàng trở lại lúc năm tuổi. Cố thêm chút nữa - đến bốn tuổi; thêm chút nữa - phải cố lắm - và bạn có thể trở lại tới ba tuổi. Rồi bỗng nhiên có một khoảng trắng, thế thì bạn không thể nhớ được nữa. Sao lại không? Bạn đã sống. Thực tế bạn đã sống đến mức bạn sẽ chẳng bao giờ sống lại được lần nữa. Ba năm đầu tiên này là thời kì sống động nhất của cuộc sống của bạn. Tại sao kí ức về chúng không có đó? Tại sao bạn không thể xâm nhập vào chúng? Bởi vì cảm nhận không có đó. Ấn tượng thì có nhưng không có cảm nhận.
Đó là lí do tại sao Mật tông gọi trạng thái này là vô kí ức. Bạn thấy, nhưng bởi việc thấy, tri thức không được tạo ra. Bạn không thu thập cái gì. Bạn sống từ khoảnh khắc này sang khoảnh khắc khác; bạn trượt từ khoảnh khắc này vào khoảnh khắc khác mà không mang khoảnh khắc đầu vào khoảnh khắc sau. Bạn không có quá khứ nào, mỗi khoảnh khắc nảy sinh tuyệt đối tươi tắn. Đó là lí do tại sao trẻ con mới sinh động và tươi trẻ đến thế, cuộc đời chúng đầy vui vẻ, thích thú, kì diệu. Những vật nhỏ bé cũng làm chúng sung sướng đến thế, những sự việc nhỏ bé cũng làm cho chúng kích động, mê li đến thế. Chúng liên tục ngạc nhiên: chỉ một con chó chạy qua mà chúng cũng ngạc nhiên. Một con mèo tới trong phòng mà chúng cũng ngạc nhiên. Bạn mang hoa tới, và mầu hoa đối với chúng mới cực kì say mê làm sao... Chúng sống trong thế giới ngây ngất; mọi thứ đều toả sáng. Mắt chúng trong trẻo, không chút bụi trần bám đọng; tấm gương của chúng phản chiếu hoàn hảo. Đây là trạng thái của vô kí ức, trạng thái thứ ba.
Và rồi trạng thái thứ tư tới: kí ức, trạng thái của tâm trí. Adam đã ăn trái cây tri thức; anh ta đã sa ngã, anh ta đã đến thế giới này. Từ vô trí tới tâm trí là bước chuyển vào trong thế giới. Vô trí là niết bàn; tâm trí là luân hồi. Nếu bạn muốn quay trở lại lần nữa tới thuần khiết nguyên thuỷ, tới hồn nhiên nguyên sơ, tới thuần khiết chủ chốt của tâm thức, bạn sẽ phải đi ngược lại. Và cũng chính là các bước trên sẽ là các bước đi: kí ức phải tan biến thành vô kí ức. Do đó nhấn mạnh của mọi cách thiền đều là tâm trí phải bị vứt bỏ, suy nghĩ phải bị vứt bỏ.
Chuyển từ ý nghĩ sang vô ý nghĩ, rồi từ vô ý nghĩ sang vô thuỷ, rồi từ vô thuỷ sang vô trí... và giọt nước rơi vào trong đại dương. Bạn lại là đại dương, bạn lại là vô hạn, bạn lại là vĩnh cửu.
Vô trí là vĩnh hằng; tâm trí là thời gian.
Hôm nọ tôi đã nói về bốn ấn: ấn nghiệp karma, điệu bộ hành động, ấn hiểu biết gyana, điệu bộ tri thức, ấn thời gian samaya, điệu bộ thời gian thuần tuý, và đại biểu ấn mahamudra, điệu bộ vĩ đại, điệu bộ không gian. Chúng cũng có liên hệ với bốn trạng thái này.
Đầu tiên, ấn nghiệp, là kí ức. Mật tông nói: bất kì cái gì bạn coi là hành động đều không là gì ngoài kí ức. Trong thực tế hành động chưa bao giờ xảy ra. Nó là giấc mơ mà bạn đã nhìn qua, nó là phóng chiếu của bạn. Hành động không xảy ra, hành động không thể xảy ra trong chính bản chất của sự vật. Hành động chỉ là giấc mơ tâm trí, bạn phóng chiếu nó.
Cho nên điều đầu tiên, ấn nghiệp, đích xác song song với kí ức. Ngày bạn vứt bỏ kí ức, bạn cũng vượt ra ngoài hành động. Thế nữa mọi thứ vẫn xảy ra qua bạn, nhưng bạn không còn là tác nhân, bạn không còn là người làm ra chúng; bản ngã biến mất. Mọi thứ chảy qua bạn, nhưng bạn không phải là người làm ra chúng. Cây không cố mọc lên; việc mọc xảy ra, nhưng cây không cố lớn lên. Hoa nở, nhưng không có nỗ lực can dự vào. Sông chảy nhưng chúng không mệt. Sao dời nhưng chúng không lo âu. Mọi thứ xảy ra nhưng không có người làm.
Trạng thái thứ hai là ấn hiểu biết gyana, điệu bộ tri thức. Bạn đơn giản ngắm nhìn, bạn đơn giản biết, bạn không làm gì cả. Mọi thứ xảy ra, bạn chỉ là người ngắm nhìn; bạn không trở thành bị đồng nhất là người làm.
Rồi ấn thứ ba là ấn thời gian samaya. Rồi dần dần sự kiện người biết cũng không còn cần thiết nữa; chẳng có gì để biết. Hành động đầu tiên biến mất, thế rồi tri thức cũng biến mất. Thế thì có cái bây giờ thuần khiết; thời gian chỉ trôi trong sự thuần khiết của nó. Tất cả là: không có gì phải làm và không có gì phải biết. Bạn đơn giản hiện hữu; thời gian cứ trôi bên cạnh, bạn không bị quấy rối, không bị xáo động. Mọi ham muốn làm hay biết đều đã biến mất.
Chỉ có hai loại ham muốn: loại thấp hơn là làm việc gì đó, loại cao hơn là biết cái gì đó. Loại thấp hơn cần thân thể để thực hiện, loại cao hơn chỉ cần tâm trí để biết - nhưng cả hai đều là ham muốn. Cả hai đều ra đi, bây giờ bạn ngồi lại một mình. Mọi thứ đều biến chuyển, thời gian trôi đi, mọi thứ cứ xảy ra. Bạn không là người làm cũng chẳng là người biết.
Và rồi điệu bộ thứ tư: ấn đại biểu tượng mahamudra, điệu bộ vĩ đại. Thậm chí bạn cũng không còn nữa. Hành động bị vứt bỏ, tri thức bị vứt bỏ, rồi ngay cả thời gian cũng bị vứt bỏ... và rồi bạn cũng biến mất. Thế thì chỉ còn im lặng. Đây chính là điều im lặng là gì. Cái bạn vẫn gọi là im lặng thì không phải là im lặng. Im lặng của bạn chỉ là phản xạ xa xăm, im lặng rất nghèo nàn. Đôi khi bạn cảm thấy một chút thảnh thơi và tâm trí không xoay tròn nhanh như nó vẫn thường thế; tâm trí có một chút thảnh thơi, bạn cảm thấy cái im lặng. Điều đó chẳng là gì cả.
Im lặng là khi hành động đã mất, tri thức đã mất, thời gian đã biến mất... và cả bạn nữa. Cuối cùng bạn cũng mất.
Một ngày nào đó bỗng nhiên bạn thấy mình không hiện hữu: một ngày nào đó bạn bỗng nhiên thấy rằng mọi thứ đều biến mất, chẳng còn lại cái gì. Trong cái không có gì đó - điệu bộ vĩ đại - bạn là vô tận.
Với điệu bộ thứ nhất, ấn nghiệp, còn có ý nghĩ - và một cách tự nhiên, với ý nghĩ, có cả quá khứ và tương lai, bởi vì ý nghĩ hoặc là về quá khứ hoặc là về tương lai. Với ý nghĩ, có cả lo âu, căng thẳng, đau khổ.
Với điệu bộ thứ hai, ấn hiểu biết gyana, kí ức tan biến trong vô kí ức: không quá khứ, không tương lai - chỉ có bây giờ. Tâm trí đi ngủ, chưa chết hẳn, có thể thức dậy lần nữa. Cho nên nhiều lần ấn gyana xảy ra và mất đi. Đó là ý nghĩa của việc đạt được thiền và mất nó. Trong trường hợp thứ hai tâm trí không bị phá huỷ, nó đơn giản đi ngủ. Nó có giấc ngủ nhỏ, có thế thôi; nó đi vào trong giấc ngủ. Rồi lần nữa nó quay trở lại, đôi khi với mức độ mạnh hơn; tất nhiên quay trở lại với năng lượng cực kì lớn - nó đã nghỉ ngơi rồi! Cho nên sau mỗi lần thiền sâu bạn sẽ thấy rằng tâm trí xoay tròn nhiều hơn, bây giờ nó đã nhận được nhiều năng lượng hơn; nó đã nghỉ ngơi và đã trở thành tích cực hơn. Trong điệu bộ thứ hai, ấn hiểu biết gyana, tâm trí đi vào giấc ngủ nhưng chưa biến mất - nhưng bạn có thể nếm trải một chút vô trí trong thoáng chốc. Trong một giây hé ra tia sáng ùa vào, bạn xúc động. Và việc nếm trải này tạo ra tin cậy; đây là nơi tin cậy nảy sinh.
Tin cậy không phải là niềm tin, nó là nếm trải. Khi bạn đã thấy ánh sáng này, cho dù chỉ một khoảnh khắc, thế thì bạn chẳng bao giờ còn là con người như cũ nữa. Bạn có thể mất nó, nhưng nó sẽ ám ảnh bạn. Bạn có thể không có khả năng gặp lại nó lần nữa, nhưng bạn sẽ không thể nào quên được nó, nó bao giờ cũng có đấy. Và bất kì khi nào bạn có thời gian và năng lượng, nó sẽ bắt đầu gõ vào cánh cửa của bạn.
Đây là trạng thái có thể xảy ra rất sớm trong hiện diện của thầy; đây là đỉnh cao tiếp xúc. Trạng thái thứ hai, ấn hiểu biết gyana, có thể xảy ra trong hiện diện của người đã đạt tới giai đoạn thứ tư, tới vô trí.
Do đó trong suốt các thời đại những người tìm kiếm đã đi tìm thầy. Có thể lấy nếm trải đó từ đâu? Bạn không thể lấy được nó qua sách vở, sách vở chỉ cung cấp cho bạn niềm tin. Kiếm kinh nghiệm sống đó từ đâu? Và bạn không thể có được kinh nghiệm sống đó bởi vì bạn không biết nó đính xác là gì, đi theo hướng nào, phải làm gì. Và hoài nghi bao giờ cũng có đó... liệu tất cả những điều đó có tồn tại không... có thể đấy chỉ là giấc mơ của vài người khùng chăng? Và họ là phần thiểu số nhỏ bé - một Phật, một Christ, một Saraha, họ là những phần rất nhỏ bé của nhân loại. Đại đa số loài người sống mà không có kinh nghiệm như vậy. Ai biết được, những người đó có thể là người khùng. Ai biết được, những người đó có thể có hư hỏng nào đó. Ai biết được, những người này có thể lừa đảo, giả dối; họ có thể đi lừa kẻ khác. Hay có thể họ không là kẻ lừa... những người thành thật, nhưng họ tự lừa dối mình. Họ có thể tự thôi miên mình, họ có thể tạo ra ảo giác. Hay có thể họ đã mơ về điều đó, có thể họ là những tay mơ, những tay mơ giỏi...
Có những người mơ tốt và những người mơ xấu. Người mơ xấu là những người có giấc mơ bao giờ cũng mầu đen và trắng - phẳng, hai chiều. Những người mơ tốt là những người có giấc mơ trong ba chiều, bao giờ cũng đầy mầu sắc. Những người mơ ba chiều này trở thành nhà thơ. Bạn có nhớ lúc nào bạn có giấc mơ mầu sắc không? Rất hiếm khi một người thấy một giấc mơ mầu sắc; thường thì chúng chỉ là trong đen trắng. Nếu bạn thấy giấc mơ mình có mầu sắc thì có khả năng con người bạn là nhà thơ, hoạ sĩ, ngược lại thì không. Ai biết được, các nhà huyền môn đều là những người mơ vĩ đại và họ mơ trong ba chiều, cho nên việc mơ của họ hoàn toàn thực tại. Và một cách tự nhiên họ dành nhiều thời gian cho các giấc mơ của mình đến nỗi có thể là họ trở nên bị ám ảnh với giấc mơ và đến nỗi chẳng có gì giống điều ấy lại thực sự là thực cả...
Hoài nghi này cứ còn dai dẳng, hoài nghi này cứ theo mọi người tìm kiếm. Điều ấy cũng tự nhiên, chẳng có gì phải băn khoăn về nó cả. Làm sao vứt bỏ hoài nghi này? Kinh sách chỉ nói, "Hãy vứt bỏ nó và hãy tin tưởng." Nhưng làm sao vứt bỏ nó? Bạn có thể tin tưởng, nhưng sâu bên trong hoài nghi vẫn cứ tiếp tục.
Thánh Augustine có một lời nguyện mà ông quen dùng để cầu nguyện Thượng đế hàng ngày: "Thượng đế, con tin tưởng. Con tuyệt đối tin tưởng. Nhưng xin ngài chăm nom, ban ơn cho con, để cho hoài nghi không khởi lên nữa." Nhưng tại sao? Nếu tin tưởng là tuyệt đối thì sợ hãi này nảy sinh từ đâu? Lời cầu nguyện này tới từ đâu? "Con tin tưởng," thánh Augustine nói, "và xin ngài chăm nom sự không tin của con." Nhưng không tin có đó. Có thể bạn đã kìm nén nó... từ tham lam, từ thèm khát Thượng đế, từ thèm khát và ham muốn thế giới khác, bạn có thể đã kìm nén nó; nhưng nó vẫn có đó, và nó tiếp tục giày vò trong tim bạn. Bạn không thể vứt bỏ nó chừng nào kinh nghiệm nào đó chưa xảy ra cho bạn.
Nhưng làm sao kinh nghiệm đó có thể xảy ra được? Kinh sách nói, chừng nào bạn còn chưa tin tưởng thì kinh nghiệm vẫn không xảy ra. Bây giờ đây là hiện tượng rất phức tạp. Họ nói rằng kinh nghiệm sẽ không xảy ra chừng nào bạn còn chưa tin. Và làm sao để kinh nghiệm xảy ra? - vì bạn không thể tin được chừng nào kinh nghiệm chưa xảy ra. Chỉ kinh nghiệm mới có thể tạo ra niềm tin - niềm tin không hoài nghi, tin cậy không hoài nghi.
Tin cậy không hoài nghi này là có thể có chỉ nếu bạn đang trong hiện diện của một ai đó mà điều đó đã xảy ra cho người đó. Trong sự hiện diện ấy, một ngày nào đó, bạn vẫn đang ngồi im lặng, không biết, không cố gắng, không ham muốn, nó xảy ra. Nó xảy ra tựa như chớp loé... và toàn bộ cuộc đời bạn được biến đổi. Đây chính là điều được ngụ ý qua cải tâm. Bạn đã được cải tâm, bạn đã được biến đổi, bạn đã chuyển tới một bình diện mới.
Sự hiện diện của ai đó sống cao hơn bạn đã nâng bạn lên. Không nhận biết thấy, về phần mình, bạn đã được kéo lên. Một khi bạn đã nếm trải thì có tin cậy. Và khi có tin cậy bạn có thể chuyển vào trạng thái thứ ba và thứ tư. Sự hiện diện của thầy chỉ có thể dẫn bạn qua trạng thái thứ hai, ấn gyana. Vâng, thầy có thể cho bạn chút ít hiểu biết, chút ít nếm trải về bản thể thầy.
Khi Jesus chuẩn bị ra đi, ông ấy bẻ chiếc bánh mì và nói với các đệ tử, "Ăn nó đi, nó là ta," ông ấy rót rượu và nói, "Uống đi, đây là máu ta, đây là ta." Điều này rất tượng trưng, nó là biểu dụ. Đây là ấn hiểu biết gyana. Jesus đã nói: ông có thể có một chút nếm trải ta, ông có thể uống ta, ông có thể ăn ta. Mỗi đệ tử đều là con vật ăn thịt. Ông ta ăn thầy, ông ta hấp thụ thầy; đó chính là điều ăn nghĩa là gì. Bạn làm gì khi bạn ăn cái gì đó? Bạn tiêu hoá nó, bạn hấp thu nó. Nó trở thành máu bạn, nó trở thành xương bạn, nó trở thành tuỷ bạn, nó trở thành tâm thức bạn. Đó chính là ăn là gì.
Bạn làm gì với thầy? Bạn ăn hiện diện của thầy, bạn ăn rung động của thầy, và bạn tiêu hoá nó. Và dần dần, điều đó trở thành tâm thức của bạn. Cái ngày nó trở thành tâm thức của bạn, bạn là sannyasin, không trước điều đó. Trước điều đó, sannyasin chỉ là hình thức. Trước điều đó, sannyasin chỉ là sự bắt đầu hướng tới hiện tượng này. Không phải là một sannyasin thì sẽ rất khó cho điều này xảy ra, bởi vì với tính chất sannyas bạn trở nên cởi mở và mong manh. Khi bạn cởi mở và mỏng manh, một ngày nào đó, một khoảnh khắc nào đó, mọi thứ sẽ hội lại với nhau. Trong một khoảnh khắc nào đó năng lượng của bạn ở trong trạng thái mà năng lượng của thầy có thể kéo nó ra. Trong những khoảnh khắc nào đó bạn đến rất gần. Trong khoảnh khắc yêu thương nào đó, trong khoảnh khắc vui vẻ nào đó, trong lễ hội nào đó, bạn tới gần với thầy và bạn có thể được móc vào thầy! Và chỉ một thoáng nhìn, chỉ một giọt cam lồ đó trôi xuống cổ họng bạn, thế là bạn được cải tâm.
Giờ bạn biết. Giờ bạn biết bản thân mình, giờ thì không cần tin nữa. Bây giờ thậm chí toàn bộ thế giới có nói rằng Thượng đế không tồn tại, điều ấy cũng chẳng thành vấn đền: bạn sẽ có khả năng tranh đấu chống lại toàn bộ thế giới bởi vì bạn biết. Làm sao bạn có thể phủ nhận được tri thức riêng của mình? Làm sao bạn có thể phủ nhận được kinh nghiệm của riêng mình?
Giọt cam lồ nhỏ bé đó còn mạnh hơn toàn bộ thế giới.
Giọt cam lồ nhỏ bé đó còn tiềm năng hơn toàn bộ quá khứ của bạn.
Hàng triệu kiếp sống chẳng là gì khi so sánh với giọt cam lồ nhỏ bé đó.
Nhưng điều này chỉ có thể xảy ra khi bạn ở gần. Mọi người tới tôi và họ hỏi, "Tại sao phải là mang tính sannyas? Chúng tôi không thể ở đây mà không mang tính sannyas được sao?” Có chứ, bạn có thể ở đây lâu tuỳ thích, nhưng bạn sẽ không ở gần. Bạn có thể ngồi ngay bên cạnh tôi. Tôi có thể cầm tay bạn; điều đó sẽ không có tác dụng. Hãy mong manh về phần bạn, cởi mở về phần bạn...
Mới vài ngày hôm trước một thanh niên hỏi tôi, "Đâu là lí do cơ bản cho áo thụng da cam, cho vòng hạt, cho hình trái tim có lồng ảnh này? Đâu là sự hợp lí?"
"Chẳng có gì cả," tôi bảo anh ta. "Đấy chỉ là ngớ ngẩn."
Anh ta phân vân. Anh ta nói, "Nhưng nếu đấy là điều ngớ ngẩn thì tại sao thầy áp đặt nó?
Còn tôi thì bảo anh ta, "Đấy đích thị là cái tại sao."
Nếu tôi nói điều gì đó hợp lí và bạn làm việc đó thì điều đó không làm bạn buông xuôi theo tôi, điều đó sẽ không phải là điệu bộ. Nếu cái gì đó hợp lí và bạn được thuyết phục về tính hợp lí của nó và rồi bạn theo nó, bạn chính là đang theo lí trí của mình, không phải theo tôi. Nếu cái gì đó hợp lí và có thể được chứng minh một cách hợp lí, khoa học và bạn theo nó, bạn không mong manh cho tôi, bạn không sẵn có cho tôi. Điều đó sẽ không ích gì; bạn sẽ vẫn theo lí trí của bạn. Cho nên mỗi bậc thầy trong khắp các thời đại đều đã phát triển một vài điều ngớ ngẩn. Chúng đơn giản là biểu tượng. Chúng đơn giản chỉ ra rằng, vâng, bạn đã sẵn sàng và bạn không đòi hỏi lí lẽ. Bạn đã sẵn sàng đi với con người này và nếu ông ta có những ý tưởng lập dị nào đó, cả điều ấy nữa bạn cũng theo. Điều này làm lỏng đầu bạn, nó chỉ làm cho bạn cởi mở thêm một chút.
Chứng ngộ có thể xảy ra theo bất kì mầu sắc nào; mầu da cam không phải là nhất thiết, nó có thể xảy ra theo bất kì mầu nào. Nó có thể xảy ra không có hình trái tim lồng ảnh nào, nó có thể xảy ra không có vòng hạt nào. Nhưng thế thì tại sao?... Cái 'tại sao' là cái ngớ ngẩn của nó. Lí do là ở chỗ nó là vô nghĩa. Nó chỉ là một cử chỉ về phần bạn rằng bạn sẵn sàng đi vào cái gì đó cho dù nó là ngớ ngẩn. Bạn sẵn sàng đi ra ngoài lí trí của mình, đó là ý nghĩa của nó.
Đây là sự bắt đầu rất nhỏ bé, nhưng những bắt đầu nhỏ bé đó có thể kết thúc trong những điều lớn lao. Khi con sông Hằng xuất phát từ Himalayas, nó chỉ là những giọt tí tách; bạn có thể cầm nó trong tay, nó là một hiện tượng nhỏ bé làm sao. Nhưng đến lúc nó đạt tới đại dương thì nó lớn mênh mông, khổng lồ và to lớn đến mức nó nhấn chìm bạn; bạn không thể cầm được nó tí nào nữa.
Đây là một cử chỉ nhỏ - mặc áo thụng da cam và đeo vòng hạt mala và trái tim có lồng ảnh - một điều rất ngớ ngẩn, một cử chỉ nhỏ bé, sự khởi đầu của cái gì đó. Bạn yêu một người đến mức bạn sẵn sàng làm điều gì đó ngớ ngẩn cho người ấy, có thế thôi. Điều này làm cho bạn thành mong manh đối với tôi, và thế thì bạn có thể dễ dàng nhiễm tác động.
Tin cậy mang tính truyền nhiễm, và bạn phải có sẵn cho nó. Hoài nghi là một loại tiêm chủng: nó bảo vệ. Lí trí bảo vệ. Được bảo vệ, bạn sẽ không bao giờ đi đâu cả. Được bảo vệ, bạn sẽ chỉ chết. Được bảo vệ, bạn trong nấm mồ của mình. Không được bảo vệ, bạn sẵn có cho Thượng đế.
Ở cận kề với thầy... hiện tượng này có thể xảy ra một ngày nào đó, bạn sẽ được nâng lên; bỗng nhiên bạn có cánh, một chút nếm trải tự do và bầu trời. Và thế thì... thế thì mọi thứ có thể được làm theo cách riêng của bạn.
Thế thì giai đoạn thứ ba trở thành có thể: ấn thời gian samaya. Thế thì bạn có thể bắt đầu nhìn theo hướng đã được mở ra bên trong bạn, và bạn có thể bắt đầu chuyển dịch. Bây giờ bạn biết nơi cần tới, nơi cần đi; bây giờ bạn có hiểu thấu trực giác nào đó về nó, bây giờ bạn biết một mẹo nào đó. Tôn giáo không phải là khoa học, tôn giáo không phải là nghệ thuật, nó là mẹo. Nhưng mẹo tới thông qua nếm trải, thông qua kinh nghiệm.
Ấn thời gian samaya là vô thuỷ, song song với vô thuỷ: anutpanna. Thế thì tâm trí không chỉ ngủ, tâm trí đã bị vứt bỏ. Nhưng với trạng thái thứ hai, tâm trí sẽ quay lại; nó mới ngủ. Với trạng thái thứ ba, tâm trí sẽ không trở lại dễ dàng nữa, nhưng vẫn còn khả năng đem nó trở lại. Với trạng thái thứ hai nó sẽ quay trở lại, nó sẽ xảy ra; với ấn hiểu biết gyana nó sẽ quay lại theo cách riêng của nó. Với trạng thái thứ ba, ấn thời gian samaya, nếu bạn muốn đem nó thì bạn có thể đem nó được, nhưng nếu không thì nó sẽ không đến theo cách của riêng nó.
Với trạng thái thứ tư, ấn đại biểu tượng mahamudra, cho dù bạn muốn đưa nó lại, điều đó không thể được. Bạn đã vượt ra ngoài, bạn đã siêu việt lên. Giai đoạn thứ tư này, chính là sự bắt đầu của sự tồn tại, là mục tiêu của Mật tông.
Thêm ba điều nữa, thế thì chúng ta có thể đi vào lời kinh...
Từ kí ức tới vô kí ức bạn sẽ cần 'nhận biết một'. Bạn sẽ phải trở nên quan sát nhiều hơn về các ý nghĩ, giấc mơ, kí ức khởi lên, bay lượn quanh bạn. Bạn sẽ phải tập trung chú ý nhiều hơn vào các ý nghĩ. Ý nghĩ là các đối tượng và bạn sẽ phải trở nên nhận biết về chúng. Đây là nhận biết đầu tiên: 'nhận biết một'.
Krishnamurti nói về điều này. Ông ấy gọi điều đó là 'nhận biết vô chọn lựa'. Đừng chọn lựa. Dù bất kì ý nghĩ nào thoáng qua cũng đừng có đánh giá, chỉ quan sát nó; chỉ thấy rằng nó đi qua. Nếu bạn tiếp tục quan sát, một ngày nào đó ý nghĩ sẽ không đi nhanh nữa; tốc độ của chúng chậm dần. Thế rồi một ngày nào đó lỗ hổng bắt đầu tới; ý nghĩ này qua và ý nghĩ khác chưa tới trong một thời gian dài. Thế rồi sau khoảng thời gian nào đó ý nghĩ đơn giản biến mất trong hàng giờ, và con đường trống vắng giao thông.
Thông thường bạn bao giờ cũng trong giờ cao điểm. Các ý nghĩ chen chúc, cái nọ lấn cái kia, vệt nọ nối vệt kia. Không chỉ có một vệt, có nhiều vệt tiếp diễn. Và người bạn gọi là nhà tư tưởng có nhiều vệt hơn người thường. Nếu bạn biết về cờ vua, bạn cũng biết rằng người chơi cờ vua cần một tâm trí năm vệt. Người đó phải nghĩ trước ít nhất năm nước đi: nếu người đó định đi nước này thì người kia sẽ đi đi nước nào? - thế rồi người đó phải đi nước nào? - rồi người kia phải đi nước nào...? Người đó phải tính như vậy, ít nhất tính trước là năm nước. Chừng nào người đó còn chưa tính được năm nước đi trước trong tâm trí thì người đó không thể là người chơi cờ lớn.
Người bạn gọi là nhà tư tưởng đó có tâm trí nhiều vệt, một tâm trí rất phức tạp, và tất cả các vệt đều chen chúc nhau. Từ mọi hướng bao giờ cũng có xô đẩy, và nó bao giờ cũng vào giờ cao điểm, kể cả trong đêm. Khi bạn đi ngủ tâm trí vẫn tiếp tục, nó vẫn tiếp tục làm việc. Nó là công nhân làm việc hai mươi tư tiếng, nó chẳng đòi hỏi ngày nghỉ nào. Ngay cả Thượng đế cũng phải mệt sau sáu ngày và phải nghỉ vào chủ nhật, nhưng tâm trí chẳng cần chủ nhật. Trong bảy mươi, tám mươi năm nó cứ làm việc, làm việc và làm việc. Nó đang phát điên. Không nghỉ...
Bạn chắc hẳn phải đã thấy bức ảnh tượng của Rodin, Người Suy ngẫm. Ở phương Đông chúng ta cười về bức tượng đó... nó lo âu làm sao! Người suy ngẫm của Rodin... bạn có thể thấy cái đầu của ông ấy ngay cả trong tượng đá cẩm thạch, bạn có thể cảm thấy lo âu của ông ta; đó là nghệ thuật của Rodin. Bạn có thể hình dung Aristotle giống như thế, hay Bertrand Russel, hay Friedrich Nietzsche - và chẳng có gì đáng ngạc nhiên khi Nietzsche phát điên. Đấy là cách thức, bức tượng của Rodin này nhất định sẽ phát điên một ngày nào đó vì cứ suy nghĩ, suy nghĩ, suy nghĩ mãi...
Ở phương Đông chúng ta chẳng bận tâm nhiều về những người suy nghĩ, chúng ta yêu mến những người vô suy nghĩ. Phật là người vô suy nghĩ, Mahavira cũng vậy, Sahara cũng vậy, đây là những người vô suy nghĩ. Cho dù họ có nghĩ, họ chỉ nghĩ tới việc chuyển sang vô suy nghĩ. Họ dùng suy nghĩ làm bàn nhảy sang vô suy nghĩ.
Cây cầu từ kí ức sang vô kí ức là 'nhận biết một'; nó là việc nhận biết về đối thể. Từ vô kí ức tới vô thuỷ bạn sẽ cần nhận biết thứ hai: đó là cái mà Gurdijieff gọi là 'tự nhớ'. Công trình của Krishnamurti hoàn toàn dựa trên 'nhận biết một'; công trình của Gurdjieff hoàn toàn dựa trên 'nhận biết hai'. Với nhận biết một bạn nhìn vào đối thể, nhìn vào ý nghĩ. Bạn trở nên chú ý tới đối thể. Với 'nhận biết hai' bạn trở nên chú ý kép - tới đối thể và cả tới chủ thể nữa. Mũi tên tâm thức của bạn có hai đầu. Một mặt bạn phải trở nên nhận biết về ý nghĩ, và mặt khác bạn phải nhận biết về người suy nghĩ: đối thể, chủ thể - cả hai đều dưới ánh sáng của nhận biết. Công trình của Gurdjieff đi sâu hơn công trình của Krishnamurti. Ông gọi nó là 'tự-nhớ'.
Một ý nghĩ thoáng qua tâm trí bạn - chẳng hạn một đám mây giận dữ đang chuyển qua. Bạn có thể quan sát đám mây giận dữ mà không quan sát người quan sát, thế thì đấy là 'nhận biết một'. Nếu bạn quan sát đám mây và đồng thời bạn liên tục nhớ người đang quan sát - 'Tôi đang quan sát' - thì đấy là 'nhận biết hai': điều Gurdjieff gọi là 'tự nhớ'.
Từ kí ức tới vô kí ức, nhận biết một sẽ có ích. Nhưng từ vô kí ức bạn có thể rất dễ dàng rơi trở lại trong kí ức, bởi vì tâm trí chỉ đi ngủ. Với nhận biết thứ nhất bạn đơn giản làm mê tâm trí, bạn đánh thuốc mê cho tâm trí; tâm trí đi vào giấc ngủ. Đấy là việc nghỉ ngơi lớn và là sự bắt đầu tốt, nhưng chưa phải là kết thúc; là cần nhưng không đủ.
Với nhận biết thứ hai, tâm trí rơi vào trong vô thuỷ, anutpanna: Bây giờ sẽ rất khó khăn để đưa nó . Bạn có thể đưa nó lại, nhưng nó sẽ không đến theo cách riêng nó. Không phải là không thể nào đưa nó lại, nhưng điều ấy không dễ dàng.
Với Gurdjieff công việc còn đi sâu hơn. Và Mật tông nói rằng còn có nhận biết thứ ba: 'nhận biết ba'. 'Nhận biết ba' này là gì vậy? Khi bạn quên mất đối thể và bạn quên mất chủ thể và chỉ còn nhận biết thuần khiết. Bạn không tập trung vào bất kì vật nào - chỉ là nhận biết thuần khiết lơ lửng, không chú ý vào bất kì vật gì, chỉ là sự chú ý, không tập trung, không tụ hội. Với nhận biết thứ nhất bạn còn tập trung vào đối thể. Với nhận biết thứ hai bạn còn tập trung vào đối thể và chủ thể nữa. Với nhận biết thứ ba bạn vứt bỏ mọi sự tập trung, bạn đơn giản tỉnh táo. Nhận biết thứ ba này dẫn bạn tới trạng thái vô trí.
Bây giờ đến lời kinh:
Vô trí là chân lí của qui ước và tâm trí đã trở thành vô trí là chân lí tối thượng.
Mật tông chia chân lí theo hai ngả: ngả đầu nó gọi là chân lí giả tưởng, vyavharika; ngả thứ hai nó gọi là chân lí tối thượng, parmarthika. Chân lí giả tưởng được gọi là chân lí chỉ bởi cái tên, nó được gọi là chân lí bởi vì nó có vẻ như chân lí. Trong thực tế nó là vậy; nó có một thoáng nào đó của chân lí.
Nó gần giống như thế này: nếu ai đó cho bạn xem bức tranh về tôi và bạn nói, "Đúng, đấy là bức tranh thật," bạn ngụ ý gì về 'bức tranh thật'? Làm sao bức tranh có thể là thật? Phát biểu bức tranh là thật đơn giản có nghĩa là nó giống với nguyên bản. Bức tranh bản thân nó là không thật - mọi bức tranh đều không thật, nó chỉ là giấy. Làm sao tôi có thể ở trên giấy được, làm sao tôi có thể là tờ giấy được, làm sao tôi có thể là nét vẽ được? Ngay cả bức ảnh thật cũng chỉ là bức ảnh. Nhưng bằng cách nói rằng, "Đó là bức ảnh thật," chúng ta nói rằng, đúng đấy, nó giống như nguyên bản.
Tôi đã từng nghe một giai thoại...
Một người đàn bà rất đẹp nhưng lắm mồm một lần tới thăm Pablo Picasso, và bà ấy nói quá nhiều. Pablo Picasso chán ngán, nhưng bà ấy rất giầu cho nên ông không thể tống khứ bà ấy được. Bà ấy là một khách hàng lớn mua tranh của ông, cho nên ông phải nghe. Và bà ấy cứ lải nhải mãi.
Rồi cuối cùng bà ấy nói, "Mới hôm nọ tôi có thấy bức ảnh ông ở nhà người bạn. Bức ảnh sống động thế và tôi yêu nó quá đến mức tôi đã hôn nó."
Picasso nói, "Khoan đã! Nó có hôn lại không?"
Người đàn bà nói, "Ông nói cái gì thế? Ông có điên không đấy? Làm sao bức tranh biết hôn được?"
Picasso nói, "Thế thì nó không phải là tôi. Nó chắc chắn không phải là tôi!"
Một bức tranh là thật bởi vì nó giống. Nó là không thật bởi vì nó là bức tranh. Đây là điều Mật tông gọi là chân lí vyavharika.
Vô trí là chân lí của qui ước... nó cũng đại loại như vậy, nó chỉ được gọi là chân lí theo qui ước. Kí ức bạn đã biết, vô kí ức đôi khi xảy ra trong sự hiện diện của thầy, hay trong khi thiền hay cầu nguyện. Nhưng ngay cả vô kí ức cũng chỉ là chân lí giả tưởng; nó là bức ảnh. Vâng, nó giống như vô trí thật, nhưng chỉ giống thôi. Nó vẫn chưa là vô trí thật.
Để làm cho bạn nhận biết về nó và để giữ nó trong tâm trí, Mật tông nhắc đi nhắc lại rằng điều này phải không được coi như mục tiêu; nó chỉ mới là sự bắt đầu. Nhiều người trở nên bị mắc kẹt khi họ đạt tới vô kí ức. Khi họ có thể có vài thoáng nhìn về vô trí, họ nghĩ rằng họ đã đạt tới. Nó cực kì đẹp đẽ, nó rất sống động; nếu so với kí ức thì nó thật cực lạc. Nhưng nó chẳng là gì nếu so với trạng thái vô trí thực, bởi vì kí ức vẫn còn đó, đang ngủ say, đang ngáy; nó có thể thức dậy bất kì lúc nào. Tâm trí vẫn còn đó đang đợi cơ hội quay trở lại. Vâng, giao thông đã dừng lại trong thoáng chốc, nhưng giao thông sẽ bắt đầu.
Việc có được thoáng nhìn này là điều tốt bởi vì chúng sẽ đưa bạn đi xa hơn, nhưng bị mắc kẹt vào đó thì không tốt. Đây là điều xảy ra cho việc dùng thuốc - LSD, cần sa, ma tuý - đây là điều xảy ra, trạng thái thứ hai này, vô kí ức. Trong thoáng chốc, dưới tác động của thuốc, kí ức biến mất. Đó là trạng thái do hoá chất gây ra; trong cơn sốc do hoá chất gây ra, kí ức biến mất.
Đây là điều xảy ra qua sốc điện. Chúng ta gây sốc điện cho người điên, người có kí ức đã trở thành gánh nặng với họ đến mức họ không thể tự mình thoát ra được. Chúng ta gây sốc điện cho họ hay sốc insulin. Tại sao? - bởi vì qua cơn sốc - điện truyền qua sóng não của họ, gây cho họ cơn sốc - trong khoảnh khắc họ trở nên bị bật gốc rễ. Họ mất dấu vết, họ quên điều đang nghĩ, điều đang có đó. Trong khoảnh khắc họ bị sững sờ bởi cơn sốc và khi họ trở lại họ không thể nắm lại nó. Đó là lí do tại sao sốc điện có ích. Nhưng sốc điện hay sốc hoá học không cho bạn điều thực, chúng chỉ cho bạn bức ảnh.
Vô trí là chân lí của qui ước và tâm trí đã trở thành vô trí là chân lí tối thượng
Cho nên đừng có mãn nguyện chừng nào bạn còn chưa đạt tới vô trí, trạng thái thứ tư.
Đây là hoàn thành, Saraha nói, đây là điều tốt lành cao nhất.
Các bạn, trở nên nhận biết về điều tốt lành cao nhất này.
Vô trí này là sự hoàn thành, bởi vì bạn đã đạt tới chính ngọn nguồn của cuộc sống và sự tồn tại. Và chừng nào nó còn chưa xảy ra, vẫn không có mãn nguyện và không có hoàn thành. Đây là nở hoa thực sự, đây là sahasrar, hoa sen một nghìn cánh đã nở. Cuộc sống của bạn toả ra trong hương thơm ngát, lễ hội và vui vẻ.
Đây chính là Thượng đế là gì. Đây chính là điều tốt lành cao nhất, thượng đỉnh. Không còn cái gì cao hơn điều này nữa. Đây là niết bàn.
Các bạn, trở nên nhận biết về điều tốt lành cao nhất này, Saraha nói. Nhớ lấy, có ba loại nhận biết: 'nhận biết một' về đối thể, 'nhận biết hai' về đối thể và chủ thể, 'nhận biết ba', nhận biết thuần khiết. Đi vào trong ba giai đoạn nhận biết này để bạn có thể đạt tới thượng đỉnh.
Và Saraha nói với nhà vua và những người khác, người phải tụ tập để nghe bài nói vĩ đại này: "Các bạn..." Ông ấy gọi họ là các bạn; điều này phải được hiểu. Từ phía thầy thì đệ tử là bạn, nhưng không từ phía đệ tử. Đôi khi một vài sannyasin viết thư cho tôi; mới hôm nọ đã có câu hỏi... Một sannyasin đã viết, "Thưa Osho, tôi không thể coi thầy là người thầy, mà con coi thầy là như bạn mình. Có gì sai trong đó không?" Chẳng có gì về phía tôi, điều ấy hoàn toàn tốt. Nhưng cái gì đó đang lỡ ở phía bạn và bạn sẽ lúng túng. Tại sao lại như thế?
Từ phía thầy bạn là người bạn, bởi vì thầy có thể thấy rằng chỉ có vấn đề thời gian; bằng không thì bạn đã đạt chứng ngộ. Đấy chỉ là vấn đề thời gian và một ngày nào đó bạn sẽ trở nên thức tỉnh. Tất cả các bạn đều là các vị phật! Từ phía thầy toàn bộ sự tồn tại đã là chứng ngộ. Tảng đá và cây cối, các ngôi sao và các con vật, chim chóc, đàn ông và đàn bà - toàn bộ sự tồn tại đã chứng ngộ từ phía thầy. Chỉ còn vấn đề thời gian, mà thời gian thì chẳng can hệ. Tất cả bạn vẫn có đó. Bạn không biết điều đó, điều đó đúng, nhưng thầy biết.
Cái ngày tôi biết về bản thân tôi, tôi cũng biết về chính cái ta của sự tồn tại. Từ đó tôi không nhìn thấy ai là chưa chứng ngộ; tôi không thể nhìn khác được, điều ấy là không thể được. Vâng, bạn không nhận ra sự kiện của mình, nhưng tôi không thể phủ nhận điều đó. Từ phía tôi, bạn là bạn, bạn là tôi. Nhưng từ phía bạn, nếu bạn nghĩ rằng bạn không thể chấp nhận tôi như thầy của bạn và bạn chỉ có thể nghĩ về tôi như một người bạn, đấy là tuỳ ở bạn. Nhưng biết rằng bạn sẽ lỡ.
Khác biệt là thế nào? Khi bạn chấp nhận một người là bạn, bạn ngụ ý rằng bạn chấp nhận người đó bình đẳng với bạn; người bạn là bình đẳng với bạn. Quả thế, bạn là bạn với tôi bởi vì tôi thấy rằng bạn bình đẳng với tôi, không có gì khác biệt. Nhưng nếu bạn coi tôi bình đẳng với bạn thì việc trưởng thành của bạn sẽ dừng lại.
Khi tôi coi bạn bình đẳng với tôi, tôi đang nâng bạn lên bản thể tôi. Khi bạn coi tôi là bình đẳng với bạn, bạn đang kéo tôi thấp xuống mức của bạn. Thấy khác biệt này đi. Khi tôi nói rằng bạn là bình đẳng với tôi tức là tôi đang cố gắng kéo bạn lên với tôi. Khi bạn nói, "Osho, thầy bình đẳng với chúng tôi," bạn kéo tôi xuống mức bạn. Một cách tự nhiên bạn không thể kéo được đến bất kì nơi đâu khác, bạn không biết mức nào khác. Và tại sao chấp nhận ai đó làm thầy bạn lại khó khăn thế? Bản ngã... nhiều nhất thì bản ngã cũng muốn bạn chấp nhận tôi như người bạn.
Vấn đề ở bạn quyết định, đó là chọn lựa của bạn. Nếu đấy là cách bạn muốn nó phải thế, cứ để cho nó theo cách ấy - nhưng thế thì tôi không có trách nhiệm nếu chẳng có gì xảy ra cho bạn. Thế thì đấy là trách nhiệm của bạn, hoàn toàn là trách nhiệm của bạn, nếu không có gì xảy ra cho bạn, bởi vì bạn đã tạo ra rào chắn. Tôi có thể chảy về phía bạn chỉ khi bạn nhìn lên tôi, bởi vì luồng năng lượng chỉ có thể chảy xuống.
Tôi chẳng mất gì nếu bạn nghĩ về tôi như người bạn của bạn, tôi chẳng mất gì ngay cả nếu bạn nghĩ về tôi như kẻ thù của bạn - điều đó chẳng thành vấn đề. Bạn mới đang mất. Người nghĩ rằng tôi là kẻ thù của người đó và người nghĩ rằng tôi là bạn của người đó, cả hai đều nghĩ về tôi theo cùng một cách. Người nghĩ rằng tôi là kẻ thù của người đó làm cho tôi ngang hàng với người đó, còn người nghĩ rằng tôi là bạn của người đó cũng làm cùng điều như thế. Họ không phải là những người khác biệt. Khi bạn nhìn lên bạn có thể được móc lên bởi năng lượng đi lên, bạn có thể được kéo lên.
Saraha nói:
Các bạn, trở nên nhận biết về điều tốt lành cao nhất này.
Từ phía thầy, mọi người đều là bạn. Những người nghĩ họ là bạn thì họ là bạn; còn những người nghĩ họ là kẻ thù, họ cũng là bạn.
Trong vô kí ức tâm trí bị hấp thu; chính điều này là hoàn hảo và thuần khiết đa cảm. Nó không bị ô nhiễm bởi cái tốt cái xấu trần tục tựa như hoa sen vươn lên từ bùn không bị ảnh hưởng bởi bùn.
Trong vô kí ức tâm trí bị hấp thu... Kí ức được quan sát sẽ bị hấp thu vào trong vô kí ức. Trong vô kí ức tâm trí bắt đầu biến mất. Và khi tâm trí bắt đầu biến mất, nảy sinh một loại mới, một phẩm chất năng lượng mới trong bạn - năng lượng trái tim. Chính điều này là hoàn hảo và thuần khiết đa cảm. Thế thì trái tim bắt đầu vận hành. Khi tâm trí đã tan biến, năng lượng đã tham dự với tâm trí trở thành tình yêu. Nó phải trở thành cái gì đó - năng lượng không thể bị huỷ diệt. Không năng lượng nào đã từng bị huỷ diệt được, nó chỉ được biến đổi; nó thay đổi hình dạng.
Tâm trí lấy đi tám mươi phần trăm năng lượng của bạn, chẳng cho bạn cái gì, chẳng trả lại cái gì; nó hấp thụ tám mươi phần trăm năng lượng của bạn. Nó giống như sa mạc. Con sông cứ chảy còn sa mạc thì cứ hấp thu nó, và chẳng có gì quay lại. Mà sa mạc thì thậm chí cũng chẳng trở nên xanh tươi, thậm chí cỏ cũng chẳng mọc được, thậm chí cây cũng chẳng mọc nổi, thậm chí nó cũng chẳng trở thành một vũng nước con - chẳng có gì cả! Nó vẫn cứ khô khốc và chết, và nó vẫn cứ bòn rút năng lượng sống. Tâm trí là kẻ bóc lột vĩ đại. Chính tại nơi đó, trong sa mạc của tâm trí, trong vùng hoang mạc của tâm trí mà bạn bị lạc.
Saraha nói: Khi điều này xảy ra - tức là kí ức tan biến đi và bạn đạt tới vô kí ức - bỗng nhiên toàn bộ phẩm chất của bạn thay đổi. Bạn trở nên đáng yêu hơn: từ bi nảy sinh trong bạn. Cùng năng lượng đã đi vào sa mạc nay đi vào mảnh đất mầu mỡ. Trái tim là mảnh đất của sự mầu mỡ ấy.
... chính điều này là hoàn hảo và thuần khiết đa cảm. Nó không bị ô nhiễm bởi cái tốt cái xấu trần tục
Và trong trái tim không có sự phân biệt giữa tốt và xấu. Trái tim không biết phân biệt; mọi phân biệt đều thuộc về tâm trí. Trái tim đơn giản chỉ yêu không phân biệt gì. Trái tim đơn giản tuôn chảy không phân chia, không đánh giá. Trái tim hồn nhiên: Nó không bị ô nhiễm bởi cái tốt cái xấu trần tục... tựa như hoa sen vươn lên từ bùn không bị ảnh hưởng bởi bùn.
Nó vươn lên từ cùng năng lượng tâm trí, từ cùng lớp bùn ý nghĩ, suy nghĩ, ham muốn, thèm khát, nhưng nó là hoa sen. Nó mọc lên từ bùn, nhưng vẫn không bị ô nhiễm bởi bùn.
Mọi điều đều cần phải được xem xét dường như chúng là câu thần chú kì diệu...
Nếu không phân biệt bạn có thể chấp nhận hay bác bỏ luân hồi hay niết bàn, tâm trí bạn kiên định, tự do khỏi màn đêm.
Trong bạn sẽ là tự tại, vượt ra ngoài ý nghĩ và gốc gác...
... Saraha nói với nhà vua. Ông ấy đang trao cho nhà vua một kĩ thuật vĩ đại! Lắng nghe nó, suy ngẫm về nó và thử nó.
Bạn biết rõ rằng bạn đã mơ hàng triệu giấc mơ nhưng trong giấc mơ, lần nào bạn cũng quên rằng đó chỉ là giấc mơ; lần nào nó cũng trở thành thực tại. Đêm nay bạn lại đang vào một giấc mơ nữa. Đấy là loại vô ý thức nào vậy? Mỗi đêm bạn mơ và sáng dậy bạn thấy nó giả; nó không có đó, nó chỉ là hình ảnh, chỉ là tưởng tượng. Lần nữa bạn lại là nạn nhân. Lần nữa bạn lại mơ và lần nữa bạn lại nghĩ rằng đấy là thực. Tại sao bạn không thể thấy rằng điều ấy không thực trong giấc mơ? Điều gì ngăn cản bạn không thấy được? Biết bao kinh nghiệm về bao nhiêu giấc mơ như vậy và biết bao kết luận, và tất cả, không ngoại lệ nào, đều chỉ ra một điều, rằng giấc mơ không phải là thực. Lần nữa đêm nay bạn sẽ là nạn nhân; giấc mơ sẽ có đó và bạn sẽ nghĩ rằng nó là thực, bạn sẽ sống với nó dường như nó đúng là thực.
Mật tông phát triển một kĩ thuật. Kĩ thuật đó là: trong khi bạn đang tỉnh thức, nghĩ về thế giới như giấc mơ. Chẳng hạn, ngay bây giờ bạn đang lắng nghe tôi - coi nó như giấc mơ đi. Rất dễ dàng nghĩ điều ấy ngay bây giờ, hơn là trong giấc mơ. Nhiều lần bạn sẽ lắng nghe tôi trong giấc mơ của bạn, thế thì sẽ quá khó khăn; bạn sẽ ngủ say. Ngay bây giờ điều đó có thể được thực hiện dễ dàng. Ngay bây giờ bạn có thể nghĩ rằng bạn đang trong mơ: Osho là giấc mơ của bạn, ông ấy đang nói trong giấc mơ của bạn, những cây cối này là cây cối mơ, những hoa gulmohar này là hoa mơ, chim chóc này đang líu lo trong giấc mơ của bạn - tất cả chỉ là một câu thần chú kì diệu. Nghĩ về nó trong khi bạn đang tỉnh thức đi. Liên tục suy nghĩ về nó trong ít nhất hai hay ba tháng và bạn sẽ ngạc nhiên: một ngày nào đó, bởi vì bạn đã thực hành nó, bỗng nhiên trong giấc mơ bạn sẽ nhận ra nó như một giấc mơ. Và khi các cây cối thực cũng trông giống mơ qua thực hành, thì nói gì về cây không thực bây giờ? Chúng trông sẽ không thực.
Và Mật tông nói: Ngay cả những cây này về cơ bản cũng chỉ là mơ; chúng không phải là chất liệu thực. Mật tông muốn nói gì về thực tại? Mật tông muốn nói cái bao giờ cũng còn lại. Cái mà tới rồi đi thì không thật. Cái được sinh ra rồi chết đi thì không thật. Đây là định nghĩa về cái không thật trong Mật tông: cái chỉ có trong thời khắc là cái không thật, cái gì vĩnh hằng mới là thật.
Những cây cối này mấy ngày trước không có ở đây và chúng cũng sẽ không có ở đây sau vài năm nữa. Vài năm trước chúng ta đã không có ở đây và chúng ta sẽ không ở đây sau vài năm nữa. Cho nên đấy là một giấc mơ dài. Trong đêm giấc mơ kéo dài chỉ trong một, hai hay sáu tiếng đồng hồ, còn giấc mơ này kéo dài sáu mươi năm hay bẩy mươi năm. Nhưng khoảng thời gian cũng không tạo ra khác biệt nhiều lắm. Dù giấc mơ là một giờ hay một trăm năm cũng không có nhiều khác biệt lắm, khác biệt chỉ là ở khoảng thời gian kéo dài - nhưng nó rồi cũng biến mất.
Bao nhiêu người đã sống trên trái đất, bạn có biết không? Họ đang ở đâu? Nếu họ không tồn tại, điều đó tạo ra khác biệt gì? Dù họ có tồn tại hay không cũng chẳng có nhiều khác biệt lắm; tất cả họ đã biến mất. Cái mà xuất hiện ra rồi lại tan biến đi thì chỉ là giấc mơ.
Saraha nói:
Mọi điều đều cần phải được xem xét dường như chúng là câu thần chú kì diệu...
Ông ấy đang cho một kĩ thuật. Coi mọi thứ dường như là câu thần chú kì diệu, dường như là nhà ảo thuật đã thôi miên bạn; tất cả đều giả, và bạn đang thấy điều đó qua thôi miên.
Nếu không phân biệt bạn có thể chấp nhận hay bác bỏ luân hồi hay niết bàn...
Nếu đấy chỉ là giấc mơ, chẳng có gì cần phải chấp nhận hay bác bỏ cả. Thế thì ai bận tâm? Bạn bận tâm quá nhiều bởi vì bạn nghĩ nó là thực. Dù bạn nghèo hay giầu, điều đó cũng không tạo ra nhiều khác biệt lắm. Dù bạn đẹp hay xấu, điều đó cũng chẳng tạo ra nhiều khác biệt lắm. Dù bạn được kính trọng hay không, cũng chẳng có nhiều khác biệt lắm. Nếu đấy chỉ là không thực, thế giới mơ, ảo vọng maya, thế thì có gì ở đó để chọn lựa? và có gì ở đó để mà bác bỏ? Thế thì chấp nhận và bác bỏ cả hai đều nên vứt bỏ đi. Thế thì người ta sống thuần khiết, không vướng mắc, không rối loạn, không trên con đường nào xa trung tâm. Thế thì người ta lắng đọng, thế thì mọi thứ đều ổn thoả.
Nếu không phân biệt bạn có thể chấp nhận hay bác bỏ luân hồi hay niết bàn, tâm trí bạn kiên định...
Thế thì dù bạn chấp nhận hay bác bỏ cũng chẳng khác biệt nhiều gì. Thế thì bạn có thể từ bỏ thế giới hoặc bạn có thể sống trong thế giới. Nếu bạn biết điều này - rằng tất cả chỉ là giấc mơ; nếu bạn vẫn còn trong không khí này rằng tất cả chỉ là giấc mơ...
Tại sao Saraha nói điều này cho nhà vua? Saraha đang nói: Tâu bệ hạ, ngài sống trong cung điện, tôi sống trong khu nghĩa địa; ngài sống với những người đẹp đẽ, tôi sống với người dân thường xấu xí; ngài sống trong giầu có, tôi sống trong nghèo khó; ngài sống tại thủ đô, tôi sống ở đây trên mảnh đất nghĩa địa này... nhưng tất cả đều như nhau. Cung điện đó là giấc mơ và mảnh đất nghĩa địa này cũng là giấc mơ. Hoàng hậu đẹp tuyệt vời của ngài là giấc mơ và người đàn bà thợ rèn của tôi cũng là giấc mơ. Vậy thì khác biệt gì?
Nếu trong mơ bạn trở nên giầu có hay bạn trở nên nghèo khó, có gì khác biệt vào sáng hôm sau không? Bạn có cảm thấy rất hạnh phúc vào buổi sáng bởi vì bạn đã rất giầu trong giấc mơ không? Bạn có cảm thấy rất bất hạnh vào buổi sáng vì bạn đã là kẻ ăn mày trong giấc mơ không? Điều ấy chẳng thành vấn đề; khi bạn thức, điều ấy chẳng thành vấn đề gì cả.
Saraha nói: Tâu bệ hạ, tôi đang tỉnh thức. Tâm thức thứ ba đã xảy ra; với tôi tất cả đều là giấc mơ - giấc mơ và tất cả. Với tôi mọi thứ đều là mơ... mơ bên trong mơ bên trong mơ. Bây giờ tôi không phân biệt chút nào, tôi đã vượt ra ngoài phân biệt. Vô trí đã nảy sinh. Cho nên dù mọi người có kính trọng tôi hay xúc phạm tôi - dù họ nghĩ Saraha là một brahmin vĩ đại, một nhà huyền môn vĩ đại, nhà hiểu biết vĩ đại, hay họ nghĩ rằng hắn ta là kẻ hư hỏng, hắn ta điên khùng, mất trí, không lành mạnh - điều đó hoàn toàn được.
Đây là hiểu biết đúng. Thế thì chẳng ý kiến của ai có thể làm sao lãng bạn. Thế thì chẳng có gì có thể làm bạn sao lãng - cả thành công lẫn thất bại, cả kính trọng lẫn khinh bỉ, cả sống lẫn chết. Đây chính là trạng thái vô sao lãng là gì. Người ta đã về nhà.
Thế rồi, một khi tâm trí đã kiên định... tự do khỏi màn đêm. Trong bạn sẽ là tự tại... Tôi đã về nhà, Saraha nói. Con người đích thực của tôi đã nảy sinh, tôi có trung tâm của mình bây giờ. Tôi đã mất mọi thứ, ngoại trừ một thứ: bản tính của tôi, con người tôi. Bây giờ tôi biết nguyên bản của mình, bây giờ tôi biết chính ngọn nguồn mình, bây giờ tôi biết thực tại của mình.
... vượt ra ngoài ý nghĩ và gốc gác.
Tôi đã vượt ra ngoài ý nghĩ. Những điều này không còn làm tôi sao lãng, thưa bệ hạ. Mọi thứ đều tốt như nó vẫn thế. Đây là thái độ của sannyasin thực sự: mọi thứ đều hoàn toàn tốt đẹp như nó vẫn thế.
Câu kinh cuối:
Thế giới bên ngoài này đến từ sự toả chiếu của nó chẳng bao giờ rõ căn nguyên; không mẫu hình, nó đã vứt bỏ mẫu hình.
Hiểu theo cách thông thường nó là việc thiền liên tục và duy nhất; nó là vô tâm trạng, sự trầm ngâm không tì vết, và vô trí.
Thế giới bên ngoài này đến từ sự toả chiếu của nó chẳng bao giờ rõ căn nguyên... Saraha nói: Thế giới này mà bệ hạ đang thấy chưa bao giờ có đó; nó chỉ có vẻ như vậy thôi. Chỉ như giấc mơ nảy sinh từ không đâu và biến mất trở lại vào cái không ở đâu cả, thế giới này cũng vậy.
Thế giới bên ngoài này đến từ sự toả chiếu của nó chẳng bao giờ rõ căn nguyên... Từ ngay lúc bắt đầu chỉ có cái không - chỉ là gợn sóng trên mặt hồ yên tĩnh... và gợn sóng biến mất. Mà ngài thì không thể nào nắm giữ được gợn sóng... hệt như thoáng ý nghĩ, hệt như rung động.
... không mẫu hình, nó đã vứt bỏ mẫu hình.
Và không có mẫu hình nào trong nó cả. Nó không vững chắc - làm sao nó có thể có bất kì mẫu hình nào được? Nó chính là chất lỏng, nó rất hay thay đổi; nó không có mẫu hình. Chẳng ai biết được cái gì là tốt và cái gì là xấu. Chẳng ai biết được ai là thánh nhân và ai là tội nhân. Chẳng ai biết được đức hạnh là gì và tội lỗi là gì. Điều đó không được tạo theo mẫu hình.
Đây là cách hiểu của Mật tông về chính cốt lõi của thực tại: nó không được tạo theo mẫu hình. Đó là hỗn độn sáng tạo. Chung cuộc, cuối cùng, chẳng cái gì bị kết án và chẳng cái gì được ca ngợi.
không mẫu hình, nó đã vứt bỏ mẫu hình.
Hiểu theo cách thông thường nó là việc thiền liên tục và duy nhất...
Đây là cái hay của bài kinh. Saraha nói: Nhưng quên thực tại đi - quên cái vô thực của nó đi - Hiểu theo cách thông thường nó là việc thiền liên tục và duy nhất... Sự tồn tại này, tất cả bao quanh... cây cối này, chim chóc này, tiếng cúc cu phát điên này - đấy chính là thiền liên tục và duy nhất. Nếu bạn có thể trở nên nhận biết về nó, nó có thể giúp bạn trở về nhà; đó là việc thiền liên tục và duy nhất.
... nó là vô tâm trạng...
Đừng đưa tâm trí bạn vào. Lắng nghe nó, thấy nó, chạm vào nó. Đừng đưa tâm trí bạn vào.
... nó là vô tâm trạng, trầm ngâm không tì vết...
Suy tư nhưng không qua suy nghĩ, chỉ qua sự trong suốt. Quan sát, nhìn, hiện hữu - không phải qua phân tích, không phải qua logic. Hiểu qua im lặng; đó là suy tư không tì vết. Hiểu qua im lặng, hiểu qua tình yêu. Hiểu... hiểu tiếng cúc cu này, hiểu cái cây này, mặt trời này, nhưng đừng nghĩ về chúng. Đừng trở thành người suy nghĩ...
... và vô trí.
Cho nên đầu tiên nghĩ về thế giới này như giấc mơ, và rồi nghĩ về người mơ cũng là giấc mơ. Trước hết đối thể là giấc mơ, rồi chủ thể cũng là giấc mơ. Khi chủ thể và đối tượng cả hai đều bị vứt bỏ, khi giấc mơ biến mất và cả người mơ cũng biến mất, có vô trí.
Vô trí này là chính khởi thuỷ của tất cả.
Đây là điều Udallaka đã nói với con trai. Ông đã hỏi con: "Con đã học cái một đó chưa, với việc học nó mà mọi thứ đều được biết, và với việc quên nó mà mọi thứ đề bị quên? Con đã thấy cái một đó chưa? Con đã đi tới cái một đó chưa?"
Còn người con bối rối và anh ta nói: "Con đã biết được tất cả. Nhưng bố đang nói về cái gì vậy? Thầy con chưa bao giờ nói về cái một này."
Thế là Udallaka nói, "Thế thì con quay lại thầy đi, bởi vì mọi thứ con đã mang theo đều chỉ là rác rưởi. Con phải quay lại đi! Trong gia đình ta, chúng ta bao giờ cũng là những người brahmin thực sự." Bởi chữ brahmin 'thực sự' ông ta ngụ ý: Chúng ta đã biết tới Brahma, chúng ta đã biết chân lí; chúng ta không chỉ là người brahmin chỉ do sinh ra từ gia đình brahmin.
"Con phải quay lại đi. Con phải quay lại ngay lập tức!" Chào mừng đã dừng lại, âm nhạc đã dừng lại. Nước mắt dàn dụa... nhưng Udallaka đã gửi con quay lại. Đứa con mới về từ nhà thầy sau nhiều năm lại ngay lập tức bị gửi trở về trường - thậm chí không có lấy một ngày nghỉ ngơi.
Rất bối rối, cậu thanh niên quay trở về chỗ thầy. Anh ta nói, "Nhưng tại sao thầy không dạy con về cái một mà bố con cứ hỏi đến? Tại sao? Phí hoài biết bao nhiêu năm qua! Mà bố con thì cứ nghĩ rằng tất cả những cái đó đều vô nghĩa - con không biết về chính mình. Bố con nói, "Nếu con không biết về chính mình, mọi hiểu biết của con còn có giá trị gì? Chúng ta phải là gì với mớ hiểu biết kinh Veda của con? Con có thể trích dẫn kinh Veda, nhưng chúng ta làm gì với nó? Và trong gia đình ta," bố con nói, "Chúng ta bao giờ cũng là người brahmin thực sự. Quay lại đi, và trước khi bố chết con phải trở thành người brahmin thực sự. Chớ có quay về chừng nào con còn chưa trở thành người brahmin thực sự." Vậy thưa thầy, xin thầy hãy dạy cho con về cái một đó."
Thầy cười ngất. Ông nói, "Cái một đó không thể dạy được. Ừ, người ta có thể lĩnh hội được nó nhưng không thể dạy được nó. Đó là lí do tại sao ta đã không dạy nó. Nhưng nếu con cứ khăng khăng muốn biết thì một tình huống có thể được tạo ra."
Đó là điều mà tất cả các bậc thầy đều làm: họ chỉ tạo ra tình huống.
Giao cảm là tình huống.
Tôi không thể dạy bạn về chân lí, nhưng tôi có thể tạo ra tình huống trong đó bạn có thể bắt đầu có được cái thoáng nhìn về nó.
Bản thể tôi ở đây là một tình huống, việc tôi nói chuyện liên tục với các bạn là một tình huống. Không phải là tôi có thể dạy các bạn về chân lí qua việc nói mà đấy chỉ là một tình huống trong đó đôi khi một chấn động đi vào trong bạn; trong đó đôi khi bạn bắt được một rung động, và nó làm bạn xúc động và đưa bạn đi xa trong cuộc hành trình dài vào trong.
Cho nên thầy nói, "Ta có thể tạo ra tình huống. Và đây là tình huống: con hãy mang đi tất cả các con bò cái trong đạo tràng" - có bốn trăm con bò cái - "và con hãy đem chúng vào trong rừng thẳm. Đi xa nhất có thể được, đi thật xa sao cho con hoàn toàn không thể nào gặp được mọi người khác. Rồi con chỉ quay lại khi đàn bò đã lên đến một nghìn con bò cái và bò đực. Sẽ mất nhiều năm đấy, nhưng con cứ đi đi. Và nhớ, đừng gặp bất kì người nào. Bò sẽ là bạn của con và gia đình con; con có thể nói với chúng nếu con muốn." Rồi Swetketu đi vào trong rừng thẳm nơi không con người nào đã từng tới và anh ta sống với đàn bò nhiều năm trời.
Câu chuyện này cực kì hay. Một cách tự nhiên, bạn có thể nói gì với bò? Ban đầu anh ta phải cố gắng, và dần dần hiểu ra rằng điều đó là vô nghĩa: bò chỉ nhìn vào anh ta, mắt chúng trống rỗng. Không có đối thoại. Vâng, ban đầu, theo thói quen, anh ta có thể trích đọc Veda, và bò thì vẫn tiếp tục gặm cỏ. Chúng chẳng quan tâm gì tới Veda chút nào mà chúng cũng chẳng ca ngợi anh ta là người hiểu biết vĩ đại. Anh ta phải đã nói về chiêm tinh và những vì sao, nhưng bò cũng chẳng quan tâm. Bạn có thể làm gì với thính giả bò này? Dần dần anh ta dừng việc nói. Dần dần anh ta bắt đầu quên. Dần dần việc dỡ bỏ bắt đầu.
Nhiều năm trôi qua. Và, chuyện kể rằng, một khoảnh khắc tới khi số bò đã lên tới nghìn con. Nhưng vào lúc đó Swetketu đã quên hoàn toàn việc quay về. Anh ta đã thực sự quên cách đếm - anh ta đã không đếm sau bao nhiêu năm trời.
Đàn bò trở nên bối rối; khoảnh khắc đã tới. Thế rồi một con bò cái mạnh dạn và nó nói, "Các bạn nghe đây, bây giờ chúng ta đã là một nghìn rồi, bây giờ là lúc quay về. Thầy phải đang đợi. Chúng ta phải về nhà thôi, bây giờ đã đến lúc." Cho nên khi bò nói rằng đã đến lúc quay về thì Swetketu đi theo chúng.
Khi anh ta về đến nhà thầy cùng với một nghìn con bò, thầy chạy ra đón anh ta và nói với các đệ tử khác, "Hãy nhìn một nghìn lẻ một con bò này!"
Nhưng các đệ tử nói, "Chỉ có một nghìn con bò và một Sweketu."
Thầy nói, "Anh ta đã biến mất, anh ta không còn đó nữa. Anh ta là một con bò - hồn nhiên thế; nhìn vào mắt anh ta mà xem."
Đây là trạng thái của vô trí. Và đây đã từng là mục tiêu ở phương Đông - trạng thái này nơi bạn không có, và trong thực tế lần đầu tiên bạn mới hiện hữu.
Trạng thái này của cái chết và trạng thái này của cuộc sống, trạng thái này của biến mất của bản ngã và cái giả, và sự xuất hiện của cái thật và chân thực - đây là trạng thái mà ta gọi là chứng ngộ, chứng ngộ Thượng đế, tự chứng ngộ. Đây là trạng thái Saraha gọi là tự mình, bên ngoài ý nghĩ, bên ngoài tâm trí.
Mật tông có nghĩa là sự trải rộng. Đây là trạng thái khi bạn đã trải rộng ra tột độ. Biên giới của bạn và biên giới của sự tồn tại không còn tách biệt nữa, chúng là một. Ít hơn sẽ không thoả mãn.
Khi bạn trở thành vũ trụ, bạn đã về nhà.
Khi bạn trở thành tất cả, khi bạn trở thành một với tất cả, khi bạn khổng lồ như vũ trụ này, khi bạn chứa đựng tất thảy; khi các ngôi sao bắt đầu chuyển động bên trong bạn và trái đất sinh ra trong bạn rồi biến đi; khi bạn có sự trải rộng vũ trụ này, công việc đã hoàn tất.Bạn đã về tới nhà. Đây là mục tiêu của Mật tông.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét