Thứ Tư, 21 tháng 6, 2017

Osho - Dũng cảm – Vui sống hiểm nguy - Chương 23


CHƯƠNG 23. ĐI TÌM VÔ SỢ HÃI




Các kĩ thuật Thiền và lời đáp cho các câu hỏi
Mọi người đều sợ - phải như vậy thôi. Cuộc sống là tới mức người ta phải sợ. Và những người trở nên vô sợ hãi, thì việc trở nên vô sợ hãi không phải bởi vì trở nên bạo dạn đâu - bởi vì người bạo dạn chỉ kìm nén cái sợ của mình; người đó không thực sự vô sợ hãi. Một người trở nên vô sợ hãi bằng việc chấp nhận nỗi sợ của mình. Đấy không phải là vấn đề về bạo dạn. Nó đơn giản là việc nhìn vào trong các sự kiện của cuộc sống và nhận ra rằng những nỗi sợ này là tự nhiên. Người ta chấp nhận chúng!
Sợ hãi và mặc cảm có là cùng một điều không?
Sợ hãi và mặc cảm không phải là cùng một điều. Sợ hãi được chấp nhận trở thành tự do; sợ hãi bị phủ nhận, bị bác bỏ, bị lên án, trở thành mặc cảm. Nếu bạn chấp nhận sợ hãi như một phần của tình huống...
Nó là một phần của tình huống. Con người là một phần, một phần rất nhỏ, tí hon, và cái toàn thể là bao la: một giọt sương, một giọt sương rất nhỏ, và cái toàn thể là cả đại dương. Run rẩy phát sinh: "Mình có thể bị mất đi trong cái toàn thể; căn cước mình có thể bị mất đi." Đó là nỗi sợ về cái chết. Tất cả mọi nỗi sợ đều là sợ chết. Và sợ chết là sợ về việc triệt tiêu.
Điều tự nhiên là con người sợ, run rẩy. Nếu bạn chấp nhận nó, nếu bạn nói rằng đây là cuộc sống như thế, nếu bạn chấp nhận nó một cách toàn bộ, run rẩy lập tức dừng lại và sợ hãi - cùng năng lượng đã trở thành sợ hãi - duỗi ra và trở thành tự do. Thế thì bạn biết rằng ngay cả giọt sương biến mất trong đại dương, nó sẽ có đó. Thực tế, nó sẽ trở thành toàn thể đại dương. Thế thì cái chết trở thành niết bàn, thế thì bạn không sợ mất bản thân mình. Thế thì bạn hiểu câu nói của Jesus: "Nếu ông cứu mạng mình ông sẽ làm mất nó và nếu ông làm mất nó ông sẽ cứu nó."
Cách duy nhất để vượt ra ngoài cái chết là chấp nhận cái chết. Thế thì nó biến mất. Cách duy nhất để vô sợ hãi là chấp nhận nỗi sợ. Thế thì năng lượng được thoát ra và trở thành tự do. Nhưng nếu bạn lên án nó, nếu bạn kìm nén nó, nếu bạn che giấu sự kiện bạn sợ - nếu bạn bọc sắt cho bản thân mình và tự bảo vệ mình và mang tính phòng thủ - thế thì mặc cảm nảy sinh.
Bất kì cái gì bị kìm nén cũng đều tạo ra mặc cảm; bất kì cái gì không được phép cũng đều tạo ra mặc cảm; bất kì cái gì chống lại tự nhiên cũng đều tạo ra mặc cảm. Thế thì bạn cảm thấy mặc cảm rằng bạn đã nói dối người khác và nói dối chính mình. Sự không chân thực đó là mặc cảm.
Bạn hỏi: "Sợ hãi và mặc cảm có là cùng một điều không?" Không. Sợ hãi có thể là mặc cảm, nhưng nó cũng có thể không. Điều đó tuỳ vào việc bạn làm gì với sợ hãi. Nếu bạn làm điều gì đó sai với nó, điều đó trở thành mặc cảm. Nếu bạn đơn giản chấp nhận nó và không làm gì cả về nó - chẳng có gì mà làm! - thế thì nó trở thành tự do, nó trở thành vô sợ hãi.
Đừng tự nhủ mình rằng bạn xấu, sai, kẻ tội lỗi. Đừng lên án. Dù bạn là bất kì cái gì, bạn vẫn là vậy. Đừng bị mặc cảm, đừng cảm thấy mặc cảm. Cho dù có điều gì đó sai, bạn không sai. Có thể bạn đã hành động sai, nhưng bản thể của bạn không sai bởi vì điều đó. Hành động nào đó có thể sai, nhưng bản thể bao giờ cũng đúng.
Tôi đã để ý về bản thân mình rằng tôi bao giờ cũng cố gắng thuyết phục người khác là tôi quan trọng và mạnh mẽ. Tôi đã thiền về những lí do cho điều này và tôi nghĩ đó là nỗi sợ.
Bản ngã bao giờ cũng bắt nguồn từ sợ hãi. Người vô sợ hãi thực sự không có bản ngã. Bản ngã là sự bảo vệ, lớp áo giáp. Bởi vì bạn sợ, bạn tạo ra ấn tượng quanh mình rằng bạn là người này người nọ và thế này thế nọ, hừ? Để cho không ai dám... bằng không thì sẽ có sợ, nó về cơ bản là sợ hãi. Tốt! Bạn đã nhìn vào trong nó sâu sắc và đúng đắn. Và một khi bạn thấy nguyên nhân cơ bản, mọi sự trở nên rất đơn giản. Bằng không mọi người cứ tranh đấu với bản ngã - và bản ngã không phải là vấn đề thực. Cho nên bạn đang tranh đấu với triệu chứng, không với bệnh tật thực. Bệnh tật thực là nỗi sợ. Bạn có thể cứ tranh đấu với bản ngã và bạn sẽ cứ bỏ lỡ mục tiêu bởi vì bản ngã không phải là kẻ thù thực, nó là hư huyễn. Cho dù bạn có thắng, bạn sẽ chẳng thắng cái gì cả. Và bạn không thể thắng được - chỉ kẻ thù thực mới có thể bị đánh bại, không phải là kẻ thù giả mà lại không tồn tại chút nào. Nó là cái mẽ ngoài. Cứ dường như bạn có vết thương và nó trông xấu xí và bạn để đồ trang sức lên nó.
Có lần chuyện xảy ra là tôi ở tại nhà của một ngôi sao điện ảnh và anh ấy đã bảo nhiều người tới gặp tôi. Một nữ diễn viên điện ảnh cũng có đó và cô ấy có chiếc đồng hồ đeo tay thực sự đẹp với dây đeo rất lớn. Ai đó ngồi cạnh cô ấy bắt đầu hỏi về chiếc đồng hồ và cô ấy trở nên chút ít lo nghĩ. Tôi đơn giản quan sát. Anh ta muốn xem chiếc đồng hồ - và cô ấy lại không sẵn lòng tháo nó ra. Nhưng người này cứ nài nỉ và cô ấy phải tháo nó ra. Thế rồi tôi có thể thấy vấn đề là gì. Cô ấy có một đốm trắng lớn, một đốm bệnh phong. Cô ấy đã che giấu cái đốm bệnh phong đó dưới cái dây đeo của chiếc đồng hồ đẹp đó. Bây giờ cô ấy bị phơi bày ra - và cô ấy bắt đầu vã mồ hôi và trở nên thần kinh thế...
Bản ngã giống hệt như thế. Có nỗi sợ nhưng không ai muốn bầy tỏ nỗi sợ của mình, bởi vì nếu bạn bầy tỏ rằng bạn sợ thì nhiều người sẽ có đó họ sẽ làm cho bạn sợ hơn. Một khi họ đi tới biết rằng bạn đang sợ lắm, mọi người sẽ đánh bạn mạnh. Họ sẽ thích làm mất mặt bạn, tìm ra rằng ai đó là kẻ yếu hơn. Mọi người thích khai thác, đá người đó...
Cho nên mọi người sợ hãi, sâu bên dưới tạo ra một bản ngã lớn quanh nỗi sợ và cứ bơm thêm không khí vào trong quả bóng của bản ngã đó, và trở thành quá to. Adolf Hitler, Idi Amin ở Uganda - kiểu người đó trở thành rất được thổi phồng. Thế rồi người đó làm cho người khác sợ. Bất kì ai cũng làm cho bất kì ai khác sợ, vẫn biết rõ rằng bản thân mình sâu bên dưới sợ hãi, bằng không thì tại sao? Vấn đề là gì? Ai bận tâm làm cho bạn sợ nếu người đó không sợ hãi?
Những người đầy sợ hãi làm cho người khác sợ để cho họ có thể yên tâm thoải mái. Họ biết rõ rằng bây giờ bạn sẽ không đụng chạm tới họ, bạn sẽ không xâm lấn vào biên giới của họ.
Bạn đã nhìn rõ - đó đích xác là hoàn cảnh đấy. Cho nên đừng tranh đấu với bản ngã. Thay vì thế, quan sát nỗi sợ và cố gắng chấp nhận nó. Nó là tự nhiên... nó là một phần của cuộc sống. Không cần che giấu nó; không có nhu cầu giả vờ khác đi. Nó có đó - tất cả mọi con người đều đầy những sợ hãi. Nó là một phần của nhân loại. Chấp nhận nó, và khoảnh khắc bạn chấp nhận nó, bản ngã sẽ biến mất, bởi vì chẳng có vấn đề gì cho bản ngã tồn tại ở đó cả. Tranh đấu với bản ngã sẽ không ích lợi gì; chấp nhận nỗi sợ sẽ có ích ngay lập tức. Thế thì bạn biết rằng vâng, chúng ta tí hon thế trong vũ trụ bao la thế - làm sao lại có thể không sợ được? Và cuộc sống bị bao quanh bởi cái chết - làm sao có thể không sợ được? Bất kì khoảnh khắc nào chúng ta cũng có thể biến mất... một điều nhỏ đi sai và chúng ta biến mất - cho nên làm sao có thể không sợ được? Khi bạn chấp nhận, dần dần nỗi sợ biến mất bởi vì bây giờ chẳng có vấn đề gì cả. Bạn chấp nhận nó, bạn đã coi như nó có sẵn cho không rồi - nó là vậy!
Cho nên đừng tạo ra cái gì đó chống lại nó để che giấu nó. Và khi bạn không tạo ra cái gì chống lại nó, nó đơn giản rút đi. Tôi không nói bạn sẽ không có nỗi sợ nào - tôi đang nói rằng bạn sẽ không sợ. Nỗi sợ sẽ có đó nhưng bạn sẽ không sợ. Bạn có hiểu tôi không? Sợ hãi nghĩa là bạn đang chống lại nỗi sợ - bạn không muốn nó có đó, mà nó thì cứ có đó.
Khi bạn chấp nhận nó... Cũng như cây xanh, nhân loại đầy sợ hãi. Thế thì phải làm gì? Cây không che giấu. Mọi người đều thiên về chết. Sợ hãi là cái bóng của cái chết. Chấp nhận nó đi!
Khi tôi một mình tôi cảm thấy tôi có thể buông bỏ theo cách nào đó và yêu mọi người nhưng ngay khi tôi đi vào sự hiện diện của họ, cánh cửa chớp lại dựng lên.
Khó yêu được người thực bởi vì người thực sẽ không đáp ứng cho trông đợi của bạn. Người đó không được ngụ ý làm điều đó. Người đó không ở đây để đáp ứng cho trông đợi của bất kì ai khác, người đó phải sống cuộc sống riêng của mình. Và bất kì khi nào người đó đi đâu đó chống lại bạn hay không hài hoà với tình cảm, xúc động, con người bạn, thì điều đó lại trở thành khó khăn.
Rất dễ nghĩ về yêu. Rất khó yêu. Rất dễ yêu toàn thế giới. Cái khó thực sự là yêu một con người. Rất dễ yêu Thượng đế hay nhân loại. Vấn đề thực nảy sinh khi bạn bắt gặp một người thực và bạn đương đầu với người đó. Đương đầu với người đó là trải qua sự thay đổi lớn lao và thách thức lớn lao.
Người đó sẽ không là nô lệ của bạn và bạn cũng không là nô lệ của người đó. Đó là nơi vấn đề thực nảy sinh. Nếu bạn định là nô lệ hay nếu người đó định là nô lệ, thế thì không có vấn đề gì. Vấn đề nảy sinh bởi vì không ai ở đây để đóng vai nô lệ cả - và không ai có thể là nô lệ. Mọi người đều là tác nhân tự do... toàn thể sự hiện hữu bao gồm tự do. Con người là tự do.
Cho nên nhớ lấy - vấn đề này là thực, nó chẳng liên quan gì tới cá nhân bạn. Vấn đề có liên quan tới toàn thể hiện tượng của tình yêu. Đừng làm nó thành vấn đề cá nhân, bằng không bạn sẽ gặp khó khăn. Mọi người đều phải đối mặt với cùng vấn đề, nhiều hay ít. Tôi chưa bao giờ bắt gặp người nào không có khó khăn gì trong tình yêu. Nó có cái gì đó với tình yêu, chính thế giới của tình yêu.
Chính mối quan hệ đem bạn tới tình huống như vậy nơi vấn đề nảy sinh... và việc trải qua chúng cũng là tốt. Ở phương Đông mọi người đã trốn đi, khi thấy khó khăn trong nó. Họ bắt đầu phủ nhận tình yêu của mình, bác bỏ tình yêu của mình. Họ trở thành không có tình yêu và họ gọi nó là không gắn bó. Dần dần họ trở thành không cảm giác. Tình yêu gần như biến mất khỏi phương Đông và chỉ thiền còn lại.
Thiền nghĩa là bạn cảm thấy tốt trong tính đơn độc của mình. Thiền nghĩa là bạn đặt quan hệ chỉ với chính mình. Vòng tròn của bạn hoàn chỉnh với bản thân mình; bạn không đi ra ngoài nó. Tất nhiên chín mươi chín phần trăm vấn đề của bạn được giải quyết - nhưng với cái giá rất lớn. Bạn bây giờ sẽ bớt bị rắc rối. Con người phương Đông ít lo âu, ít căng thẳng... gần như sống trong hang động bên trong riêng của mình, được bảo vệ, với mắt nhắm lại. Người đó không cho phép năng lượng của mình được di chuyển. Người đó làm đoản mạch... sự chuyển động năng lượng rất nhỏ bên trong bản thể người đó và người đó sung sướng. Nhưng hạnh phúc của người đó là chết chút ít. Hạnh phúc của người đó không phải là sự hân hoan, nó không phải là niềm vui.
Nhiều nhất bạn có thể nói rằng đó không phải là bất hạnh. Nhiều nhất bạn có thể nói điều gì đó phủ định nó, cứ dường như bạn nói rằng bạn mạnh khoẻ bởi vì bạn không có bệnh tật gì. Nhưng điều đó chẳng mấy là mạnh khoẻ. Mạnh khoẻ phải là cái gì đó tích cực, sôi nổi của riêng nó - không chỉ là việc thiếu vắng bệnh tật. Theo cách đó ngay cả thân thể chết cũng còn mạnh khoẻ bởi vì nó không có ốm bệnh.
Cho nên ở phương Đông chúng ta đã cố gắng sống mà không có tình yêu, từ bỏ thế giới này - điều có nghĩa là từ bỏ tình yêu - từ bỏ đàn bà, đàn ông, và tất cả mọi khả năng nơi tình yêu có thể nở hoa. Các sư Jaina, sư Hindu, sư Phật giáo, đều không được phép nói chuyện với đàn bà khi họ một mình; không được phép chạm vào đàn bà, không thực sự được phép thậm chí nhìn mặt đối mặt. Khi đàn bà tới hỏi điều gì đó họ phải cụp mắt xuống. Họ phải nhìn vào đầu mũi mình để cho họ không thấy người đàn bà cho dù bởi nhầm lẫn. Bởi vì ai mà biết được, cái gì đó có thể nhoáng lên... và người ta gần như bất lực trong tay của tình yêu.
Họ không trú ngụ trong nhà của mọi người và họ không ở lại lâu tại một chỗ bởi vì gắn bó, tình yêu, trở thành có thể. Cho nên họ cứ di chuyển, đi lang thang, và tránh né - tránh né mọi mối quan hệ. Họ đã đạt tới phẩm chất nào đó của tĩnh lặng. Họ là những người không bị rối loạn, không bị thế giới làm sao lãng, nhưng không hạnh phúc, không mở hội.
Ở phương Tây chính cái đối lập lại đã xảy ra. Mọi người cố gắng tìm hạnh phúc qua tình yêu và họ đã tạo ra nhiều rắc rối. Họ đã mất tất cả mọi tiếp xúc với bản thân mình. Họ đã đi quá xa khỏi bản thân mình tới mức họ không biết cách quay lại. Họ không biết con đường ở đâu, nhà mình ở đâu. Cho nên họ cảm thấy vô nghĩa, vô gia cư, và họ làm mọi nỗ lực yêu ngày một nhiều với người đàn bà này, với người đàn ông kia - dị dục, đồng dục, tự dục. Họ cố gắng đủ mọi cách và họ cảm thấy trống rỗng, bởi vì một mình tình yêu có thể cho bạn hạnh phúc nhưng sẽ không có im lặng nào trong nó. Và khi có hạnh phúc lại không có im lặng, thì lại cái gì đó bị mất.
Khi bạn hạnh phúc mà không im lặng thì hạnh phúc của bạn sẽ giống như cơn sốt, kích động... nhiều khó nhọc chẳng về cái gì cả. Trạng thái sốt đó sẽ tạo ra nhiều căng thẳng trong bạn và chẳng cái gì sẽ bắt nguồn từ nó, chỉ chạy theo, săn đuổi. Rồi một hôm người ta đi tới nhận ra rằng toàn thể nỗ lực đã trở thành vô căn cứ vì bạn đã cố gắng tìm cái khác, mà bạn vẫn chưa tìm thấy bản thân mình.
Cả hai cách thức này đã thất bại. Phương Đông đã thất bại vì nó cố gắng thiền không có yêu. Phương Tây đã thất bại vì nó cố gắng yêu mà không có thiền. Toàn thể nỗ lực của tôi là để cho bạn sự tổng hợp, cái toàn thể - có nghĩa là thiền cộng với yêu. Người ta nên có khả năng hạnh phúc một mình và người ta cũng nên có khả năng hạnh phúc với mọi người. Người ta nên hạnh phúc bên trong và người ta cũng nên hạnh phúc trong các quan hệ. Người ta nên làm ngôi nhà đẹp bên trong và bên ngoài nữa. Bạn nên có khu vườn đẹp bao quanh nhà mình và phòng ngủ đẹp nữa. Vườn không chống lại phòng ngủ; phòng ngủ không chống lại vườn.
Cho nên thiền nên là chỗ trú ẩn bên trong, điện thờ bên trong. Bất kì khi nào bạn cảm thấy rằng thế giới quá nhiều cho bạn, bạn có thể đi vào trong điện thờ của mình. Bạn có thể tắm trong bản thể bên trong của mình. Bạn có thể làm sảng khoái lại bản thân mình. Bạn có thể bước ra được phục sinh; lại sống động, tươi tắn, trẻ trung, mới lại... để sống, để hiện hữu. Nhưng bạn cũng nên có khả năng yêu mọi người và đối diện với các vấn đề, bởi vì im lặng mà bất lực và không thể đối diện với vấn đề thì cũng không mấy là im lặng đâu, không đáng là im lặng đâu.
Chỉ im lặng mà có thể đối diện với vấn đề và vẫn còn im lặng mới là cái gì đó đáng khao khát, đáng ham muốn.
Cho nên hai điều này tôi muốn nói với bạn: thứ nhất bắt đầu thực hành thiền... bởi vì bao giờ cũng tốt để bắt đầu từ trung tâm gần nhất của bản thể bạn, và đó là thiền. Nhưng đừng bao giờ bị mắc kẹt trong nó. Thiền nên di động, nở hoa, hiển lộ và trở thành yêu.
Và đừng lo nghĩ, đừng làm nó thành vấn đề - nó không phải vậy. Nó đơn giản là tính người; nó là tự nhiên. Mọi người đều sợ - phải như vậy. Cuộc sống là ở mức mọi người đều phải sợ. Và những người trở nên vô sợ hãi, thì trở thành vô sợ hãi không phải bởi trở nên bạo dạn - bởi vì người bạo dạn chỉ kìm nén nỗi sợ của mình; người đó không thực sự là vô sợ hãi. Người ta trở thành vô sợ hãi bởi việc chấp nhận cái sợ của mình. Vấn đề không phải là bạo dạn. Nó đơn giản là nhìn vào trong sự kiện của cuộc sống và nhận ra rằng những nỗi sợ này là tự nhiên. Người ta chấp nhận chúng!
Vấn đề nảy sinh bởi vì bạn muốn bác bỏ chúng. Bạn đã được dạy những ý tưởng rất bản ngã - "Hãy bạo dạn." Vô nghĩa làm sao! Ngu xuẩn! Làm sao một người thông minh lại có thể né tránh nỗi sợ được? Nếu bạn ngu xuẩn bạn sẽ không có nỗi sợ nào. Thế thì người lái xe bus cứ bóp còi và bạn cứ đứng ra giữa đường, không sợ. Hay con trâu tới tấn công bạn và bạn cứ đứng đó, không sợ. Nhưng bạn ngu! Người thông minh phải nhảy ra khỏi đường chứ.
Nếu bạn trở thành kẻ nghiện và bắt đầu nhìn mọi nơi xem có rắn trong bụi cây không, thế thì có vấn đề. Nếu không có ai trên đường và thế nữa bạn cũng sợ và bắt đầu chạy, thì có vấn đề; bằng không, nỗi sợ là tự nhiên.
Cho nên khi tôi nói rằng bạn sẽ gạt bỏ nỗi sợ của mình, tôi không ngụ ý rằng sẽ không có nỗi sợ trong cuộc sống. Bạn sẽ đi tới biết rằng chín mươi phần trăm nỗi sợ của bạn chỉ là tưởng tượng. Mười phần trăm là thực cho nên người ta phải chấp nhận chúng. Tôi không làm cho mọi người thành bạo dạn. Tôi làm cho họ mang tính đáp ứng hơn, nhạy cảm hơn, tỉnh táo hơn, và tỉnh táo của họ là đủ. Họ trở nên nhận biết rằng họ có thể dùng nỗi sợ của mình cũng như các bậc đá bước lên. Cho nên đừng lo, hừ?
Sợ được làm từ cái gì? Nó bao giờ cũng có đó đằng sau góc kia, nhưng khi tôi quay mặt vào nó, nó chỉ là cái bóng. Nếu nó là không thực chất, làm sao nó xoay xở có sức mạnh thế đối với tôi?
Sợ là không bản chất như cái bóng của bạn, nhưng nó có. Cái bóng cũng tồn tại - không bản chất, tiêu cực, nhưng không phải là không tồn tại, và đôi khi cái bóng có thể có tác động lớn lên bạn. Trong rừng rậm khi đêm lại gần bạn có thể bị kinh hãi về cái bóng riêng của mình. Tại chỗ đơn độc, trên con đường đơn độc, bạn có thể bắt đầu chạy bởi vì cái bóng của riêng mình. Việc chạy của bạn sẽ là thực, việc trốn của bạn sẽ là thực, nhưng nguyên nhân sẽ là không bản chất.
Bạn có thể chạy xa khỏi sợi dây thừng cứ nghĩ rằng đó là con rắn; nếu bạn quay lại và nhìn kĩ và bạn quan sát, bạn sẽ cười vào toàn bộ cái ngu xuẩn của nó.
Nhưng mọi người sợ đi vào chỗ có nỗi sợ. Mọi người còn sợ nỗi sợ hơn là bất kì cái gì khác, bởi vì chính sự tồn tại của nỗi sợ làm rung chuyển nền tảng của bạn. Rung chuyển nền tảng là rất thực, nhớ lấy. Nỗi sợ giống như giấc mơ, cơn ác mộng, nhưng sau cơn ác mộng khi bạn thức dậy hậu quả vẫn còn dai dẳng, vết tích vẫn còn dai dẳng. Hơi thở của bạn đã thay đổi, bạn đang vã mồ hôi, thân thể bạn vẫn còn run run, bạn đang nóng cả người. Bây giờ bạn biết rằng đó chỉ là cơn ác mộng, giấc mơ, không bản chất, nhưng ngay cả việc biết này cũng phải mất thời gian để thâm nhập vào chính cốt lõi bản thể bạn. Trong khi đó hiệu quả của giấc mơ không bản chất này vẫn sẽ tiếp tục. Sợ là ác mộng.
Bạn hỏi tôi, "Sợ được làm bằng gì?" Sợ được làm bằng dốt nát về cái ta của riêng người ta. Chỉ có một nỗi sợ; nó biểu lộ theo nhiều cách, cả nghìn lẻ một cách có thể là cách biểu lộ, nhưng nỗi sợ về cơ bản là một, và đó là điều "Sâu bên trong, mình có thể không hiện hữu." Và theo một cách nào đó đúng là bạn không hiện hữu thật.
Thượng đế hiện hữu, bạn không hiện hữu. Chủ không hiện hữu, Khách hiện hữu. Và bởi vì bạn hoài nghi - và hoài nghi của bạn lại rất hợp thức - bạn không nhìn vào trong. Bạn cứ giả vờ rằng bạn hiện hữu; bạn biết rằng nếu bạn nhìn vào trong, bạn không hiện hữu. Đây là việc hiểu sâu sắc, ngầm ẩn. Nó không phải là trí tuệ, nó mang tính tồn tại, nó ở ngay trong lòng bạn, cái cảm giác rằng "Mình có thể không hiện hữu. Tốt hơn cả là đừng nhìn vào trong. Cứ nhìn ra ngoài thôi." Ít nhất điều đó cũng giữ bạn bị lừa, nó giữ cho ảo tưởng về 'tôi đây' là giả tạo, nó tạo ra nỗi sợ; bất kì cái gì cũng có thể phá huỷ nó, bất kì cuộc đấu sâu sắc nào cũng có thể làm tan tành nó. Nó có thể bị tan tành bởi tình yêu, nó có thể bị tan tành bởi việc gặp một thầy, nó có thể bị tan tành bởi bệnh tật lớn, nó có thể bị tan tành bởi việc thấy ai đó chết. Nó có thể bị tan tành theo nhiều cách, nó rất mong manh. Bạn đang xoay xở nó bằng cách nào đó bằng việc không nhìn vào trong.
Mulla Nasruddin đang du hành trên tầu hoả. Người soát vé tới; người này hỏi vé tầu. Anh ta nhìn vào trong mọi túi của mình, trong các va li, mà chẳng thấy vé đâu cả. Và anh ta vã mồ hôi, và anh ta mỗi lúc lại thêm kinh hãi hơn. Và rồi người soát vé nói, "Thưa ngài, nhưng ngài chưa nhìn vào một trong các túi của ngài. Sao ngài lại không nhìn vào trong nó?"
Mulla Nasruddin nói, "Xin đừng nhắc tới cái túi đó. Tôi sẽ không nhìn vào nó đâu. Đó là hi vọng duy nhất của tôi! Nếu tôi nhìn vào cái túi đó mà cũng lại không tìm ra, thế thì nó không có, thế thì nó tuyệt đối không có. Tôi không thể nhìn vào cái túi đó được. Xin nhắc ông, tôi sẽ nhìn vào mọi thứ khác; cái túi đó là chỗ an toàn của tôi, tôi có thể vẫn hi vọng rằng nó có thể ở trong cái túi đó. Tôi đã chủ ý để nó đấy và tôi không định chạm vào nó. Dù tôi có tìm thấy vé hay không, tôi sẽ không nhìn vào trong cái túi đặc biệt đó."
Đây là tình huống về bản ngã nữa. Bạn không nhìn vào trong, đó là niềm hi vọng duy nhất của bạn: "Ai mà biết được? Có thể nó có đây." Nhưng nếu bạn nhìn, cảm giác ngầm ẩn của bạn nói nó không có.
Bản ngã giả tạo này mà bạn đã tạo ra bởi việc không nhìn vào trong, bởi việc liên tục nhìn ra ngoài, là nguyên nhân gốc rễ của sợ hãi. Bạn sẽ sợ tất cả những chỗ bạn phải nhìn. Bạn sẽ sợ cái đẹp bởi vì cái đẹp đơn giản ném bạn vào trong. Mặt trời đẹp, và tất cả những mầu sắc chói sáng kia trong mây, và bạn sẽ sợ nhìn vào nó bởi vì cái đẹp lớn lao thế nhất định ném bạn vào trong. Cái đẹp lớn lao thế làm dừng việc suy nghĩ: trong một khoảnh khắc tâm trí trong kính nể đến mức nó quên mất cách nghĩ, cách cứ vặn vẹo và thêu dệt. Việc nói bên trong đi tới điểm dừng, điểm đứng lại, và bạn bỗng nhiên ở trong.
Mọi người sợ âm nhạc vĩ đại, mọi người sợ thân thiết sâu sắc. Chuyện tình của mọi người chỉ là chuyện lao vào rồi bỏ trốn. Họ không đi sâu vào lẫn nhau bởi vì đi sâu vào bản thể của nhau, nỗi sợ có đó - bởi vì cái vũng bản thể của người kia sẽ phản xạ bạn. Trong cái vũng đó, trong tấm gương đó của bản thể người kia, nếu bạn không được tìm thấy, nếu tấm gương vẫn còn trống rỗng, nếu nó không phản xạ gì, thì sao?
Mọi người sợ tình yêu. Họ chỉ giả vờ, họ chỉ chơi trò chơi nhân danh tình yêu. Họ sợ thiền; thậm chí nhân danh thiền, nhiều nhất họ cứ làm những cách nghĩ mới. Đó là điều Thiền định Siêu việt của Maharishi Mahesh Yogi đang là - nó chẳng là thiền cũng không siêu việt. Nó đơn giản là việc tụng mật chú, và tụng mật chú thì không là gì ngoài quá trình của ý nghĩ, ý nghĩ tập trung. Nó lại là phương cách mới, phương cách không thiền. Mọi người đang lặp lại lời cầu nguyện Ki tô giáo, lời cầu nguyện Mô ha mét giáo, lời cầu nguyện Hindu giáo, đủ mọi cách để tránh thiền. Đây không phải là thiền, nhớ lấy. Tâm trí tinh ranh tới mức nhân danh thiền nó đã tạo ra nhiều hiện tượng giả.
Thiền là khi bạn không làm điều gì cả, khi tâm trí không vận hành chút nào. Không vận hành đó của tâm trí là thiền - không tụng niệm, không mật chú, không hình ảnh, không tập trung. Người ta đơn giản hiện hữu. Trong hiện hữu đó bản ngã biến mất, và cùng bản ngã, cái bóng của bản ngã cũng biến mất. Cái bóng đó là sợ hãi.
Sợ hãi là một trong những vấn đề quan trọng nhất. Từng người đều phải trải qua nó và phải đi tới hiểu biết nào đó về nó. Bản ngã cho bạn nỗi sợ rằng một ngày nào đó bạn có thể phải chết. Bạn cứ tự lừa dối mình rằng cái chết xảy ra chỉ cho người khác, và theo một cách nào đó bạn cũng đúng: hàng xóm nào đó chết, người quen nào đó chết, người bạn nào đó chết, vợ bạn chết, mẹ bạn chết - điều đó bao giờ cũng xảy ra cho ai đó khác, chưa bao giờ cho bạn. Bạn có thể che giấu sự kiện này: có thể bạn là ngoại lệ, bạn sẽ không chết. Bản ngã đang cố gắng bảo vệ bạn.
Nhưng mỗi lần ai đó chết, cái gì đó trong bạn trở nên lung lay. Mỗi cái chết lại là một cái chết nhỏ cho bạn. Đừng bao giờ bảo ai đó tới hỏi chuông điểm hồn ai, nó cho cả ba. Mỗi cái chết đều là cái chết của bạn. Ngay cả khi chiếc lá khô rơi khỏi cây, đấy cũng là cái chết của bạn. Do đó chúng ta cứ tự bảo vệ mình.
Ai đó đang chết và chúng ta nói về tính bất tử của linh hồn, và chiếc lá đã rụng khỏi cây và chúng ta nói "Chẳng có gì phải lo nghĩ cả. Chẳng mấy chốc mùa xuân sẽ tới và cây sẽ lại có tán lá mới. Đây chỉ là thay đổi, chỉ vỏ ngoài là đang thay đổi."
Mọi người tin vào tính bất tử của linh hồn không phải vì họ biết nhưng bởi vì họ sợ. Một người càng hèn nhát, càng nhiều khả năng rằng người đó sẽ tin vào tính bất tử của linh hồn - không phải là người đó mang tính tôn giáo, người đó đơn giản hèn nhát. Tin tưởng vào tính bất tử của linh hồn chẳng liên quan gì tới tôn giáo cả. Người tôn giáo biết rằng "tôi không hiện hữu", và rồi bất kì cái gì còn lại cũng đều là bất tử - nhưng điều đó chẳng liên quan gì tới 'tôi' cả. Cái 'tôi' này không bất tử, cái 'mình' này không bất tử. Cái 'tôi' này rất tạm thời; nó được chúng ta chế tạo ra.
Sợ hãi là cái bóng của cái 'tôi', và bởi vì cái 'tôi' bao giờ cũng tỉnh táo ở đâu đó sâu bên dưới rằng "tôi sẽ phải biến mất trong cái chết "... Nỗi sợ cơ bản là về cái chết; tất cả mọi nỗi sợ khác chỉ là phản xạ của cái sợ cơ bản này. Và cái đẹp là ở chỗ cái chết cũng phi tồn tại như bản ngã, và giữa hai cái phi tồn tại này - bản ngã và cái chết - cây cầu là nỗi sợ.
Sợ hãi là rất bất lực, nó không có sức mạnh. Bạn nói, "Nếu nó là không bản chất, thế thì làm sao nó lại xoay xở có sức mạnh thế đối với tôi?" Bạn muốn tin vào nó - đó là sức mạnh của nó. Bạn không sẵn sàng lấy cú nhẩy vào trong chiều sâu bên trong của mình và đối mặt với cái trống rỗng bên trong của mình - đó là sức mạnh của nó. Bằng không thì nó là bất lực, hoàn toàn bất lực. Chẳng cái gì được sinh ra từ sợ hãi cả. Yêu cho việc sinh, yêu mang tính sáng tạo; sợ là bất lực.
Ông và bà Smith đưa nhau ra trước toà.
"Tôi muốn li dị với kẻ lập dị này," người vợ nói.
"Tôi muốn gạt bỏ cái rìu chiến này," người chồng la lên.
Quan toà: "Ông bà có bao nhiêu con?"
Vợ: "Ba con."
Quan toà: "Sao ông bà không duy trì hôn nhân thêm một năm nữa và có thêm đứa con nữa, thế thì ông bà sẽ có bốn đứa. Ông bà mỗi người có thể lấy hai đứa và cả hai sẽ được thoả mãn."
Chồng: "Ấy à, nhưng giả sử chúng tôi có con sinh đôi thì sao?"
Vợ: "Ha! Trông cái máy sinh đôi nhỏ của tôi đây này. Nếu tôi phụ thuộc vào ông ấy, tôi đã không có ba đứa này!"
Nỗi sợ hoàn toàn bất lực. Nó chưa bao giờ tạo ra bất kì cái gì. Nó không thể sáng tạo được; nó không có khả năng đó. Nhưng nó có thể phá huỷ toàn thể cuộc sống của bạn, nó có thể bao quanh bạn như bóng tối, mây đen, nó có thể khai thác tất cả mọi năng lượng của bạn. Nó sẽ không cho phép bạn đi vào trong bất kì kinh nghiệm sâu sắc nào về cái đẹp, thơ ca, tình yêu, vui vẻ, lễ hội, thiền. Không, nó sẽ giữ bạn chỉ trên bề mặt bởi vì nó có thể tồn tại chỉ trên bề mặt. Nó là gợn sóng trên bề mặt.
Đi vào, nhìn vào, và nếu nó trống rỗng, thì sao? Thế thì đó là bản tính của chúng ta, thế thì đó là điều chúng ta đang là. Tại sao người ta lại phải lo nghĩ về cái trống rỗng? Cái trống rống đẹp như bầu trời vậy. Bản thể bên trong của bạn không là gì ngoài bầu trời bên trong. Bầu trời là trống rỗng, nhưng chính bầu trời trống rỗng đó ôm giữ tất cả, toàn thể sự tồn tại này, mặt trời, mặt trăng, các vì sao, trái đất, hành tinh. Chính bầu trời trống rỗng tạo không gian cho tất cả mọi thứ đang có. Chính bầu trời trống rỗng là nền cho tất cả mọi thứ tồn tại. Mọi thứ tới rồi đi và bầu trời vẫn còn lại như cũ.
Theo đích xác cùng cách đó, bạn có bầu trời bên trong; nó cũng trống rỗng. Mây tới rồi đi, hành tinh sinh ra rồi biến mất, sao phát sinh rồi chết, và bầu trời bên trong vẫn còn như cũ, còn nguyên, không có vết gì, không có sẹo. Chúng ta gọi bầu trời bên trong đó là sakshin, nhân chứng - và đó là mục đích toàn thể của thiền.
Đi vào trong, tận hưởng bầu trời bên trong đi. Nhớ lấy, bất kì điều gì bạn có thể thấy, bạn đều không là nó. Bạn có thể thấy các ý nghĩ, thế thì bạn không phải là các ý nghĩ; bạn có thể thấy các tình cảm của mình, thế thì bạn không là tình cảm của mình; bạn có thể thấy giấc mơ của mình, ham muốn, kí ức, tưởng tượng, phóng chiếu, thế thì bạn không phải là chúng. Cứ khử bỏ dần tất cả mọi thứ bạn có thể thấy. Thế rồi một ngày nào đó khoảnh khắc vô cùng sẽ tới, khoảnh khắc có ý nghĩa nhất của cuộc sống người ta, khi chẳng cái gì còn lại để bị bác bỏ. Tất cả mọi thứ được thấy đều đã biến mất và chỉ người thấy có đó. Người thấy đó là bầu trời trống rỗng.
Biết điều đó là vô sợ hãi, và biết điều đó là tràn đầy tình yêu. Biết điều đó là Thượng đế, là bất tử.
Sao tôi vẫn sợ bộc lộ bản thân mình thế?
Ai không sợ? Bộc lộ bản thân mình tạo ra nỗi sợ lớn. Điều đó là tự nhiên, bởi vì bộc lộ bản thân mình nghĩa là bộc lộ tất cả mọi rác rưởi bạn mang trong tâm trí mình, những rác đã được chất đống trong nhiều thế kỉ, trong nhiều, nhiều kiếp sống. Bộc lộ bản thân mình nghĩa là bộc lộ tất cả yếu đuối của người ta, những giới hạn, thiếu sót. Bộc lộ bản thân mình chung cuộc nghĩa là bộc lộ sự mong manh của người ta. Cái chết... Bộc lộ bản thân mình nghĩa là bộc lộ cái trống rỗng của người ta.
Đằng sau tất cả những rác rưởi này của tâm trí có một chiều hướng của cái trống rỗng hoàn toàn. Người ta hổng hoác không có Thượng đế, người ta chỉ là trống rỗng và chẳng có gì mà không có Thượng đế. Người ta muốn che giấu sự trần trụi này, sự trống rỗng này, cái xấu xí này. Người ta che đậy nó bằng hoa đẹp, người ta trang hoàng những vỏ bọc đó. Ít nhất người ta cũng giả vờ rằng người ta là cái gì đó, ai đó. Và đây không chỉ là cái gì đó mang tính cá nhân cho bạn; đây là cái phổ dụng, đây là trường hợp cho mọi người.
Không ai có thể cởi mở bản thân mình như cuốn sách. Nỗi sợ giữ chặt bạn: "Mọi người sẽ nghĩ gì về mình?" Từ chính tuổi thơ của mình bạn đã từng được dạy đeo mặt nạ, mặt nạ đẹp. Không cần có khuôn mặt đẹp, chỉ mặt nạ đẹp sẽ có tác dụng; và mặt nạ thì rẻ. Biến đổi khuôn mặt bạn là gian nan. Tô vẽ khuôn mặt bạn rất đơn giản.
Bây giờ bỗng nhiên việc phơi bày khuôn mặt thật của bạn làm cho bạn rùng mình trong cốt lõi sâu nhất của bản thể mình. Run rẩy phát sinh: Mọi người có thích nó không? mọi người có chấp nhận bạn không? mọi người có yêu bạn, kính trọng bạn không? Ai biết? - bởi vì họ đã yêu mặt nạ của bạn, họ đã kính trọng tính cách của bạn, họ đã ca ngợi cái vỏ ngoài của bạn. Bây giờ nỗi sợ phát sinh: "Nếu mình bỗng nhiên trở thành trần trụi liệu họ vẫn còn yêu mình, kính trọng mình, ca ngợi mình, hay họ tất cả sẽ trốn khỏi mình? Họ có thể quay lưng lại, mình có thể bị bỏ một mình."
Do đó mọi người cứ giả vờ. Từ nỗi sợ mới có giả vờ, từ nỗi sợ mới phát sinh tất cả những cái giả. Người ta cần vô sợ hãi để đích thực.
Một trong các luật cơ bản của cuộc sống là thế này: bất kì cái gì bạn che giấu sẽ cứ phát triển, và bất kì cái gì bạn phơi bày, nếu nó sai nó biến mất, bay hơi trong mặt trời, còn nếu nó đúng nó được nuôi dưỡng. Chính điều đối lập xảy ra khi bạn che giấu điều gì đó. Cái đúng bắt đầu chết đi bởi vì nó không được nuôi dưỡng; nó cần gió và mưa và mặt trời. Nó cần toàn thể tự nhiên sẵn có cho nó. Nó có thể phát triển chỉ với chân lí, nó được nuôi dưỡng trên chân lí. Dừng việc nuôi dưỡng nó và nó bắt đầu ngày một quắt queo lại. Và mọi người đang bỏ đói thực tại của mình và nuôi béo cái không thực của mình.
Khuôn mặt không thực của bạn được nuôi dưỡng nhờ dối trá, cho nên bạn phải cứ bịa ra ngày một nhiều dối trá hơn. Để hỗ trợ cho một dối trá bạn sẽ phải nói dối thêm một trăm lần, bởi vì dối trá chỉ có thể được hỗ trợ bởi dối trá lớn hơn. Cho nên khi bạn ẩn nấp đằng sau mẽ ngoài, cái thực chết đi và cái không thực phát đạt, trở thành ngày một béo hơn. Nếu bạn bộc lộ bản thân mình, cái không thực sẽ chết, nhất định chết, bởi vì cái không thực không thể còn lại trong công khai. Nó chỉ có thể còn lại nơi bí mật, nó chỉ có thể còn lại trong bóng tối, nó chỉ có thể còn lại trong đường hầm của vô thức của bạn. Nếu bạn đem nó ra ý thức nó bắt đầu bay hơi.
Đó là toàn bộ bí mật của thành công của phân tâm học. Nó là một bí mật đơn giản, nhưng là toàn thể bí mật của phân tâm học. Các nhà phân tâm giúp đem ra tất cả những cái ở bên trong vô thức của bạn, trong cõi tối tăm của bản thể bạn, tới mức độ của ý thức. Người đó mang nó lên bề mặt nơi bạn có thể thấy được nó, người khác có thể thấy được nó, và phép màu xảy ra: ngay khi bạn thấy, nó bắt đầu cái chết của nó. Và nếu bạn có thể kể lại nó cho ai đó khác - đó là điều bạn làm trong phân tâm học, bạn bộc lộ bản thân mình cho nhà phân tâm - ngay cả việc bộc lộ cho một người thôi cũng đủ đem tới thay đổi lớn trong con người bạn. Nhưng bộc lộ cho nhà phân tâm cũng bị giới hạn: bạn đã bộc lộ chỉ cho một người, theo cách riêng tư sâu sắc, với điều kiện là người đó sẽ không làm điều đó công khai. Đó là một phần của nghề nghiệp của bác sĩ trị liệu, nhà phân tâm, nhà trị liệu; đó là một phần của lời thề của người đó rằng người đó sẽ không nói điều đó cho bất kì ai, điều đó sẽ được giữ bí mật. Cho nên nó được bộc lộc rất giới hạn, nhưng dẫu sao thì nó cũng vẫn có ích. Và nó là việc bộc lộ chuyên nghiệp; nó vẫn có ích. Phải mất nhiều năm, đó là lí do tại sao; điều có thể được thực hiện trong vài ngày phải mất vài năm trong phân tâm học - bốn năm, năm năm và thế rồi việc phân tâm chẳng bao giờ hoàn chỉnh. Thế giới vẫn còn chưa biết tới một trường hợp nào của phân tâm toàn bộ, của quá trình được hoàn thành, được kết thúc, được chấm dứt, không, còn chưa đâu. Mà thậm chí nhà phân tâm cũng không phân tích tâm lí một cách đầy đủ - bởi vì việc phơi bày bản thân nó là rất giới hạn và có điều kiện. Nhà phân tâm lắng nghe bạn cứ dường như người đó không nghe, bởi vì người đó không kể điều đó cho bất kì ai. Nhưng cho dù thế thì nó vẫn có ích, nó giúp làm nhẹ gánh vô cùng.
Nếu bạn có thể phơi bày bản thân mình một cách tôn giáo - không ở chỗ riêng tư, không cho nhà chuyên môn, mà đơn giản trong tất cả mối quan hệ của mình - đó chính là điều sannyas tất cả là vậy. Nó chính là tự phân tâm học. Nó là phân tâm hai mươi tư tiếng, hết ngày nọ tới ngày kia. Nó là phân tâm theo đủ mọi loại tình huống: với vợ, với bạn, với họ hàng, với kẻ thù, với người lạ, với ông chủ, với người phục vụ. Trong hai mươi bốn giờ bạn đều kể ra.
Nếu bạn cứ phơi bày bản thân mình... Lúc ban đầu điều đó sẽ thực sự rất kinh hãi, nhưng chẳng mấy chốc bạn sẽ bắt đầu thu được sức mạnh bởi vì một khi chân lí được lộ ra nó trở thành mạnh hơn và cái phi chân lí chết đi. Và với chân lí trở nên mạnh hơn bạn trở nên được bắt rễ, bạn trở nên định tâm. Bạn bắt đầu trở thành cá nhân; cá tính biến mất và cá nhân xuất hiện.
Cá tính là hư huyễn, cá nhân là bản chất. Cá tính chỉ là mẽ ngoài, cá nhân là chân lí của bạn. Cá tính bị áp đặt từ bên ngoài; nó là diện mạo cá thể, cái mặt nạ. Cá nhân là thực tại của bạn - nó là như Thượng đế đã làm ra bạn. Cá tính là phức hợp xã hội, sự đánh bóng xã hội. Cá nhân là nguyên liệu, hoang sơ, mạnh mẽ, với sức mạnh vô cùng.
Chỉ lúc đầu nỗi sợ mới có đó. Do đó mới cần Thầy, để cho lúc đầu thầy có thể cầm tay bạn, để cho lúc đầu thầy có thể hỗ trợ bạn, để cho lúc đầu thầy có thể đưa bạn đi vài bước cùng thầy. Thầy không phải là nhà phân tâm; thầy là thế và còn hơn nhiều nữa. Nhà phân tâm là nhà chuyên môn, thầy không phải là nhà chuyên môn. Việc giúp đỡ mọi người không phải là nghề của thầy, nó là thiên hướng của thầy. Nó là tình yêu của thầy, nó là từ bi của thầy. Và bởi vì nó là từ bi của thầy nên thầy chỉ đưa bạn đi xa đủ mức bạn cần tới thầy. Khoảnh khắc thầy cảm thấy rằng bạn có thể đi theo cách riêng của mình thầy bắt đầu tuột tay mình ra khỏi tay bạn. Mặc dầu bạn vẫn muốn níu bám, thầy không thể cho phép điều đó.
Một khi bạn sẵn sàng, dũng cảm, táo bạo, một khi bạn đã nếm trải tự do của chân lí, tự do của việc phơi bày thực tại của mình, bạn có thể đi theo cách riêng của mình. Bạn có thể là ánh sáng lên chính mình.
Nhưng sợ là tự nhiên bởi vì từ chính thời thơ ấu bạn đã được dạy những điều giả dối, và bạn đã trở nên bị đồng nhất quá nhiều với cái giả tới mức vứt bỏ nó gần có vẻ như tự tử. Và nỗi sợ phát sinh bởi vì cuộc khủng hoảng căn cước lớn nảy sinh.
Trong năm mươi năm, sáu mươi năm, bạn đã là một loại người nào đó. Bây giờ người hỏi phải đã tới sáu mươi tuổi - trong sáu mươi năm bạn đã từng là một loại người nào đó. Bây giờ, tại pha cuối cùng của cuộc sống của bạn, việc vứt bỏ căn cước đó và bắt đầu học về bản thân mình từ ABC là đáng sợ. Cái chết đang tới gần hơn mỗi ngày - đây có phải là lúc để bắt đầu bài học mới không? Ai biết được liệu bạn có khả năng hoàn thành nó hay là không? Ai biết? Bạn có thể làm mất đi căn cước cũ và bạn có thể không có đủ thời gian, đủ năng lượng, đủ dũng cảm để đạt tới căn cước mới. Cho nên bạn sẽ chết đi trong pha cuối cùng của cuộc đời mình mà không có căn cước? Bạn có định sống trong pha cuối cùng của cuộc đời mình mà không có căn cước không? Đó sẽ là một loại điên khùng, sống mà không có căn cước nào; trái tim chìm đắm, trái tim co lại. Người ta nghĩ, "Bây giờ như thế là được, cứ tiếp tục thêm vài ngày nữa. Tốt hơn cả là sống với cái cũ, cái quen thuộc, cái an toàn, cái thuận tiện." Bạn đã trở thành thiện nghệ về điều đó rồi. Và nó đã là đầu tư lớn, bạn đã để sáu mươi năm cuộc sống của mình vào nó rồi. Bằng cách nào đó bạn đã xoay xở, bằng cách nào đó bạn đã tạo ra ý tưởng về mình là ai, và bây giờ tôi bảo bạn vứt bỏ cái ý tưởng đó đi vì bạn không là cái đó!
Không ý tưởng nào là cần để biết tới bản thân bạn. Thực tế, tất cả mọi ý tưởng đều phải bị vứt bỏ, chỉ thế thì bạn mới có thể biết được mình là ai.
Sợ là tự nhiên. Đừng kết án nó, và đừng cảm thấy rằng nó là cái gì đó sai. Nó chính là một phần của toàn thể giáo dục xã hội này. Chúng ta phải chấp nhận nó và vượt ra ngoài nó; không kết án nó mà chúng ta phải vượt ra ngoài nó.
Phơi bày ra, dần dần - không có nhu cầu lấy bước nhẩy mà bạn không thể đảm đương được; đi từng bước một, dần dần. Nhưng rồi chẳng mấy chốc bạn sẽ nếm trải chân lí, và bạn sẽ ngạc nhiên là tất cả sáu mươi năm đó đã là phí hoài cực kì. Căn cước cũ của bạn sẽ bị mất đi, bạn sẽ có quan niệm hoàn toàn mới. Nó sẽ không thực sự là căn cước mà là tầm nhìn mới, cách nhìn mới về mọi thứ, viễn cảnh mới. Bạn sẽ không thể nói 'tôi' lần nữa với cái gì đó đằng sau nó; bạn sẽ dùng từ này bởi vì nó hữu dụng, nhưng bạn sẽ biết vào mọi lúc rằng từ này không mang nghĩa nào, không bản chất, không bản chất tồn tại chút nào; rằng đằng sau cái 'tôi' này ẩn giấu một đại dương, vô hạn, bao la, thiêng liêng.
Bạn sẽ chẳng bao giờ đạt tới căn cước khác; căn cước cũ của bạn sẽ mất đi, và lần đầu tiên bạn sẽ bắt đầu cảm thấy bản thân mình như con sóng trong đại dương của Thượng đế. Cái đó không phải là căn cước bởi vì bạn không trong nó. Bạn đã biến mất, Thượng đế đã tràn ngập bạn.
Nếu bạn có thể liều bỏ cái giả, chân lí có thể là của bạn. Và điều đó xứng đáng với nó, bởi vì bạn liều bỏ chỉ cái giả và bạn thu được chân lí. Bạn không liều bỏ cái gì và bạn thu được tất cả.
Tôi đã phát hiện ra rằng tôi chán với bản thân mình và tôi cảm thấy không hăng hái. Thầy đã nói chấp nhận bản thân mình, dù chúng ta là bất kì cái gì. Tôi không thể chấp nhận được cuộc sống, vẫn biết rằng tôi đang bỏ lỡ điều gì đó của niềm vui bên trong. Phải làm gì đây?
Tôi đã nghe... có một kiểu thuốc an thần mới không làm thảnh thơi bạn - chỉ làm cho bạn đào thêm vào căng thẳng.
Thử nó xem sao! Thử nó và thử nó và thử nó nữa - là một người Mĩ đi! - nhưng không quá ba lần. Thử nó, thử nó và thử nó lần nữa, và thế rồi dừng lại bởi vì chẳng có vấn đề gì trong việc xuẩn ngốc.
Bạn hỏi tôi:
"Tôi đã phát hiện ra rằng tôi chán với bản thân mình..."
Đây là một phát hiện lớn lao. Vâng, tôi ngụ ý điều đó! Rất ít người nhận biết rằng họ chán - và họ đang chán, hoàn toàn chán. Mọi người khác đều biết điều đó ngoại trừ họ. Biết rằng người ta bị chán là sự bắt đầu lớn lao; bây giờ vài điều ngụ ý phải được hiểu.
Con người là con vật duy nhất cảm thấy chán; đó là một đặc quyền lớn, đó là một phần của chân giá trị của con người. Bạn có thấy con trâu nào chán, con lừa nào chán không? Chúng không chán. Chán đơn giản có nghĩa là cách thức bạn đang sống bị sai rồi; do đó nó có thể trở thành một biến cố lớn, hiểu biết rằng "Mình đang chán và cái gì đó cần phải được làm, biến đổi nào đó là cần thiết." Cho nên đừng nghĩ rằng điều đó là xấu, rằng bạn đang cảm thấy chán - nó là dấu hiệu tốt, sự bắt đầu tốt, sự bắt đầu rất thuận lợi. Nhưng đừng dừng lại ở đó.
Sao người ta cảm thấy chán? Người ta cảm thấy chán bởi vì người ta đã sống trong các hình mẫu chết do những người khác trao lại cho bạn. Từ bỏ những hình mẫu đó đi, bước ra khỏi các hình mẫu đó đi! Bắt đầu sống theo cách riêng của mình.
Chỉ người đích thực mới không chán, người rởm nhất định chán. Người Ki tô giáo sẽ chán, người Jaina sẽ chán, người Parsi sẽ chán, người quốc gia sẽ chán, bởi vì họ chia cuộc sống ra làm hai phần. Cuộc sống thực của họ vẫn còn bị kìm nén và họ bắt đầu giả vờ một cuộc sống không thực. Chính cuộc sống không thực tạo ra chán chường. Nếu bạn đang làm một việc bạn được ngụ ‎ý làm, bạn sẽ không bao giờ chán.
Cái ngày tôi rời khỏi nhà để vào đại học bố mẹ tôi, bố tôi, gia đình tôi, tất cả mọi người đều muốn tôi trở thành nhà khoa học - có nhiều tương lai hơn cho nhà khoa học - hay ít nhất thì cũng là bác sĩ, hay kĩ sư. Tôi từ chối thẳng thừng. Tôi nói, "Con sẽ làm điều con muốn làm, bởi vì con không muốn sống cuộc sống chán chường. Là nhà khoa học con có thể thành công - con có thể có kính trọng, tiền bạc, quyền lực, danh vọng - nhưng sâu bên dưới con sẽ vẫn còn chán bởi vì đó không phải là điều con đã từng muốn làm."
Họ bị sốc bởi vì họ không thể thấy được viễn cảnh trong nghiên cứu về triết học; triết học là chủ đề nghèo nàn nhất trong các đại học. Họ miễn cưỡng đồng ý, biết rằng tôi sẽ phí hoài tương lai của mình. Nhưng chung cuộc họ đã thừa nhận họ sai.
Vấn đề không phải là tiền bạc, quyền lực và danh vọng; đó là vấn đề cái gì bản chất bạn muốn làm. Làm nó, bất luận kết quả, và chán của bạn sẽ biến mất. Bạn phải tuân theo ý tưởng của người khác, bạn phải làm mọi thứ theo cách "đúng", bạn phải làm mọi thứ như chúng phải được làm. Đây là những hòn đá tảng của chán chường.
Toàn thể nhân loại đều chán bởi vì người đáng là nhà huyền môn thì lại là nhà toán học, người đáng là nhà toán học thì lại là nhà chính trị, người đáng là nhà thơ lại là nhà kinh doanh. Mọi người đều là ai đó khác; không ai ở nơi người đó đáng ở. Người ta phải liều. Chán chường có thể biến mất trong một khoảnh khắc nếu bạn sẵn sàng liều.
Bạn hỏi tôi: "Tôi đã phát hiện ra rằng tôi chán với bản thân mình..." Bạn chán với bản thân mình bởi vì bạn đã không chân thành với bản thân mình, bạn đã không chân thực với bản thân mình, bạn đã không kính trọng bản thể riêng của mình.
Và bạn nói: "Tôi cảm thấy không hăng hái." Làm sao cảm thấy hăng hái được? Hăng hái tuôn chảy chỉ khi bạn đang làm điều bạn muốn làm, dù nó là bất kì cái gì.
Vincent Van Gogh đã hạnh phúc mênh mông chỉ với các bức tranh. Không bức tranh nào được bán cả, không ai đã từng ca ngợi ông ấy, và ông ấy đói, ông ấy chết. Anh ông ấy đã cho ông ấy một khoản tiền nhỏ cho nên ông ấy có thể ít nhất cũng xoay xở để sống còn - bốn ngày một tuần ông ấy sẽ nhịn ăn, và ba ngày một tuần ông ấy sẽ ăn. Ông ấy phải nhịn ăn trong bốn ngày đó bởi vì nếu không, ông ấy lấy đâu ra vải vẽ, bút vẽ và chổi vẽ? Nhưng ông ấy hạnh phúc mênh mông - hăng hái của ông ấy vẫn tuôn chảy.
Ông ấy chết khi ông ấy chỉ mới ba mươi ba; ông ấy tự tử. Nhưng tự tử của ông ấy còn tốt hơn nhiều cái gọi là sống của bạn, bởi vì ông ấy tự tử chỉ khi ông ấy đã vẽ xong điều ông ấy muốn vẽ. Cái ngày ông ấy hoàn thành bức vẽ về mặt trời lặn, đã từng là ham muốn cháy bỏng nhất của ông ấy, ông ấy đã viết một bức thư nói, "Công trình của tôi đã được thực hiện, tôi đã được hoàn thành. Tôi rời bỏ thế giới này với mãn nguyện vô cùng." Ông ấy tự tử, nhưng tôi sẽ không gọi điều đó là tự tử. Ông ấy đã sống một cách toàn bộ, ông ấy đã đốt cháy ngọn nến cuộc sống từ cả hai đầu cùng nhau trong sự mãnh liệt vô cùng.
Bạn có thể sống hàng trăm tuổi nhưng cuộc sống của bạn sẽ chỉ là bó xương khô, trọng lượng, trọng lượng chết. Bạn nói, "Thầy đã nói chấp nhận bản thân mình, dù chúng ta là bất kì cái gì. Tôi không thể chấp nhận được cuộc sống - vẫn biết rằng tôi đang bỏ lỡ điều gì đó của niềm vui bên trong."
Khi tôi nói chấp nhận bản thân mình, tôi không nói chấp nhận hình mẫu cuộc sống của bạn - đừng cố hiểu lầm tôi. Khi tôi nói chấp nhận bản thân mình, tôi nói bác bỏ mọi thứ khác - chấp nhận bản thân mình đi. Nhưng bạn phải đã diễn giải nó theo cách riêng của mình. Đó là cách mọi sự diễn ra...
Người sao Hoả hạ đĩa bay của mình xuống Manhattan và, ngay khi vừa nhô ra, một kẻ ăn xin tiến tới. "Thưa ngài," người này nói, "Tôi có thể xin một hào được không?"
Người sao Hoả hỏi, "Một hào là gì?"
Người ăn xin nghĩ một phút, rồi nói, "Ông đúng đấy. Tôi có thể xin hai mươi nhăm xu được không?"
Tôi đã không nói điều bạn đã hiểu. Bác bỏ tất cả những cái đã được áp đặt lên bạn đi - tôi không nói chấp nhận nó. Chấp nhận cốt lõi bên trong nhất của bạn, điều bạn đã mang từ cõi bên kia và rồi bạn sẽ không cảm thấy rằng bạn bỏ lỡ cái gì đó. Khoảnh khắc bạn chấp nhận bản thân mình không điều kiện nào, bỗng nhiên bột phát của niềm vui xảy ra. Hăng hái của bạn bắt đầu tuôn chảy, cuộc sống thực sự trở thành cực lạc.
Bạn bè của một thanh niên nào đó cho rằng anh ta đã chết, nhưng anh ta chỉ trong trạng thái mê man. Khi đúng lúc để tránh bị đem đi chôn anh ta ra dấu hiệu sống, người ta hỏi anh ta cảm thấy chết thế nào.
"Chết ư!" anh ta kêu lên. "Tôi không chết. Mọi lúc tôi đều biết cái gì đang diễn ra. Và tôi biết tôi không chết nữa, bởi vì chân tôi lạnh và tôi đói."
"Nhưng làm sao sự kiện đó lại làm cho anh nghĩ anh vẫn còn sống?" một trong những người tò mò hỏi.
"Thế này, tôi đã biết rằng nếu tôi ở trên thiên đường tôi sẽ không đói, còn nếu tôi ở chỗ khác thì chân tôi sẽ không lạnh."
Người ta có thể chắc chắn rằng bạn vẫn không chết: bạn đói, chân bạn lạnh. Dậy và chạy một chút đi!
Một người nghèo, thiếu giáo dục và mọi chiếu cố xã hội, yêu một cô gái con nhà triệu phú. Cô ấy mời anh ta về nhà để gặp bố mẹ mình tại khu nhà thanh lịch của họ. Anh ta bị choáng bởi những đồ đạc giầu có, người hầu và tất cả các dấu hiệu giầu sang khác, nhưng bằng cách nào đó anh ta xoay xở để có vẻ thảnh thơi - mãi cho tới lúc ăn tối. Ngồi ở chiếc bàn ăn đồ sộ, ngà ngà say dưới tác dụng của rượu, anh ta đánh một cái rắm to.
Người bố của cô gái nhìn lên và nhìn thẳng vào con chó của mình đang nằm dưới chân người nghèo. "Kẻ lang thang!" ông ấy nói với giọng đe doạ.
Người nghèo được nhẹ nhõm rằng lời trách mắng đã được dồn lên con chó, và rồi vài phút sau anh ta lại đánh rắm lần nữa.
Ông chủ của anh ta nhìn vào con chó và lại nói, "Kẻ lang thang!" bằng giọng quát tháo ầm ĩ.
Vài phút sau anh ta lại đánh rắm lần thứ ba. Khuôn mặt người giầu nhăn nhúm lại trong cơn cuồng nộ. Ông ta gầm lên, "Kẻ lang thang, đồ chết tiệt cút ngay khỏi đây trước khi nó ỉa vung vãi lên khắp chúng mày!"
Vẫn còn thời gian - thoát ra khỏi sự cầm tù mà bạn đã sống mãi cho tới giờ đi! Chỉ cần chút ít dũng cảm, chút ít dũng cảm của kẻ liều lĩnh. Và chẳng có gì để mất cả, nhớ lấy. Bạn chỉ có thể mất đi xiềng xích của mình - bạn có thể mất cái chán của mình, bạn có thể mất cảm giác chán chường thường xuyên của mình ở bên trong rằng cái gì đó bị mất. Còn cái gì khác có đó để mà mất? Thoát ra khỏi con đường mòn và chấp nhận bản thể riêng của mình - chống lại Moses, Jesus, Phật, Mahavira, Krishna, chấp nhận bản thân mình. Trách nhiệm của bạn không phải là hướng tới Phật hay Zarathustra hay Kabir hay Nanak; trách nhiệm của bạn là chỉ hướng tới chính bản thân mình.
Có trách nhiệm đi - và khi tôi dùng từ trách nhiệm, xin nhớ đừng diễn giải nhầm nó. Tôi không nói về nghĩa vụ, phận sự, tôi đơn giản dùng từ này theo nghĩa đen: đáp ứng với thực tại, có trách nhiệm.
Bạn phải đã sống cuộc sống vô trách nhiệm, hoàn thành đủ mọi loại trách nhiệm mà người khác trông đợi bạn hoàn thành. Cái gì có đó mà mất? Bạn chán - đây là tình huống tốt. Bạn mất hăng hái, bạn còn cần gì hơn để thoát ra khỏi nhà tù? Nhảy ra khỏi nó, đừng nhìn lại!
Họ nói: Nghĩ hai lần trước khi bạn nhảy. Tôi nói: Nhảy trước rồi nghĩ nhiều tuỳ thích!
Tôi cảm thấy thích được hạ xuống mặt trăng... tôi nghĩ nếu tôi biết nỗi sợ là gì thì nó sẽ không có đó. Một cảm giác rằng bất kì cái gì cũng có thể xảy ra... bất kì cái gì!
Đôi khi có nỗi sợ lớn, và nó không thể nào có địa chỉ. Không có nguyên nhân cho nó, không có lí do cho nó. Có thể đó là điều tạo nên nỗi sợ. Khi có nguyên nhân cho nó, bạn biết nguyên nhân là gì, và khi có nguyên nhân bạn có thể tìm ra cách giải thích, bạn có thể phân tích, bạn có thể có cái gì đó để níu bám vào. Nhưng có một đặc tính của sợ - thỉnh thoảng nó mới tới - với nó thực sự không có nguyên nhân.
Đây là điều các nhà sinh tồn gọi là 'cảm giác lo lắng', phiền não, nỗi sợ tồn tại - không phải thế này hay thế nọ mà là sự tồn tại cực độ. Bởi vì hiện hữu thường xuyên bị bao quanh bởi vô hiện hữu; hiện hữu tồn tại trong vô hiện hữu. Hiện hữu gần giống như hòn đảo trong đại dương của vô hiện hữu. Hiện hữu là rất tí hon còn vô hiện hữu lại bao la.
Chính tính bao la cực độ này của vô hiện hữu, và ở giữa vô hiện hữu này, là hiện hữu nhỏ bé. Không có lí do khác cho sợ hãi: cảm giác đó là đủ để lôi trái đất ra khỏi chân người ta. Người ta bắt đầu rơi vào vực thẳm và bởi vì người ta không thể chỉ ra được nó và nói "Tôi sợ điều này điều nọ" nên nhiều phiền não hơn nảy sinh, bởi vì không có gì để giải thích nó cả.
Mọi người đi tới nhà phân tâm không thực sự được chữa trị mà chỉ để tìm ra lí do cho khổ của họ. Và việc phân tâm có ích nhiều lắm, không phải bởi vì nó là cách chữa mà chỉ bởi vì nó cung cấp cách giải thích. Và khi người này nghĩ mình biết cách giải thích người đó cảm thấy rất thoải mái. Bây giờ mọi sự rất rõ ràng. Bây giờ người đó có thể nói ra lời, bây giờ người đó có thể trí thức hoá, hợp lí hoá.
Cho nên đây là điều gì đó mà thỉnh thoảng mọi người đều bắt gặp. Và điều đó là tốt nếu chúng ta có thể trải qua nó; không cần né tránh nó. Nếu bạn né tránh nó, bạn bỏ lỡ một cơ hội. Nếu bạn có thể trải qua nó, ngay chỗ đầu tiên nó có vẻ giống như việc đập vỡ và rất nguy hiểm, cứ dường như toàn thể quá khứ đang biến mất, người ta đang chết. Nhưng chẳng mấy chốc người ta bắt đầu cảm thấy an toàn, an ninh - trong chính tính không an ninh của nó. Người ta thảnh thơi trong vô hiện hữu và tất cả nỗi sợ biến mất. Cho nên cái có vẻ như phá vỡ lúc ban đầu lại chứng tỏ là bước đột phá lúc cuối cùng.
Trải qua nó và đừng cố gắng tìm nguyên nhân. Bởi vì tâm trí sẽ cố. Tâm trí sẽ nói "Cái này hay cái nọ là nguyên nhân tại sao mình lại phát hoảng." Không có nguyên nhân cho nó. Không có lí do cho nó. Đơn giản đi vào trong nó mọi đêm trong bốn mươi, năm mươi hay sáu mươi phút. Chỉ ngồi im lặng trong phòng, cho phép tất cả mọi cái vô hiện hữu tràn ngập hiện hữu của bạn. Để cho hòn đảo của hiện hữu biến mất trong vô hiện hữu. Trở thành cái không. Chấp nhận nỗi sợ và đi vào trong nó, và bạn sẽ đi ra khỏi nó rất tươi tắn, rất sống động, và rất vô sợ hãi.
Để vô sợ hãi, người ta phải trải qua sợ hãi - và loại sợ hãi này, không loại sợ hãi thông thường nào khác sẽ có tác dụng. Hử? có nỗi sợ rằng bạn trai bạn có thể bỏ bạn. Đó là nỗi sợ nhưng đó là thông thường bởi vì bạn có thể tìm ra biết bao nhiêu bạn trai khác; nó không mấy là nỗi sợ. Có nỗi sợ rằng bạn có thể không có đủ tiền để sống, nhưng người ta bao giờ cũng có thể làm cái gì đó về điều đó. Những nỗi sợ này là rất tầm thường, chúng không mang tính tồn tại. Mọi người sống trong những nỗi sợ đó, đó là lí do tại sao họ chẳng bao giờ trở thành vô sợ hãi. Đây là nỗi sợ người ta phải sống qua.
Cho nên đừng cố gắng tìm bất kì cách giải thích nào cho nó; không có cách nào. Đi vào trong nó đi. Quan sát và đi vào trong nó sâu nhất có thể được. Đi với mọi nỗi sợ, nhưng đi. Đi mặc cho mọi nỗi sợ. Và cái gì đó đẹp đẽ sẽ tới từ nó, cái gì đó giống như hoa hồng sẽ sinh ra từ nó. Hiện hữu của bạn sẽ ngày một trở nên tích hợp hơn. Nếu người ta chấp nhận thách thức của vô hiện hữu, thì hiện hữu tích hợp. Cho nên không có gì để lo nghĩ cả. Nỗi sợ có đó và bạn phải đi vào trong nó.Xem tiếp Chương 24 - Quay về Mục lục

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét