Thứ Năm, 31 tháng 8, 2017

Dhammapada: Con đường của Phật (Tập 7) -Chương 1. Con người: chỉ một khả năng

CHƯƠNG 1. CON NGƯỜI: CHỈ MỘT KHẢ NĂNG

Hoa bất tử
Ông như chiếc lá vàng.
Sứ giả của cái chết ở trong tay.
Ông định đi xa.
Ông sẽ đem cái gì đi cùng mình?
Ông là ánh sáng
chiếu sáng con đường.
thế rồi
Khi ánh sáng của ông chiếu sáng không ô uế hay ham muốn
ông sẽ đi vào đất nước vô biên.
Cuộc sống của ông đang rơi đi.
Cái chết ở trong tay.
Ông sẽ nghỉ ở đâu trên đường?
Ông đã đem cái gì đi cùng mình?
Ông là ánh sáng
chiếu sáng con đường.
thế rồi vội vã, vội vã.
Khi ánh sáng của ông chiếu sáng thuần khiết
Ông sẽ không được sinh ra
và ông sẽ không chết.
Như thợ bạc sàng bụi khỏi bạc,
Loại bỏ ô uế riêng của ông từng chút một.
hay như sắt bị ăn mòn bởi gỉ
Việc hại riêng của ông sẽ làm tiêu tan ông.
Bị quên lãng, thơ thiêng hoen gỉ.
Vì cái đẹp hoen gỉ nếu không dùng
Và nhà không sửa sụp đổ thành phế tích,
và người canh, không cảnh giác, sẽ thất bại.
Trong thế giới này và thế giới tiếp
Có không thuần khiết và không thuần khiết:
Khi đàn bà thiếu phẩm giá,
Khi đàn ông thiếu hào phóng.
Nhưng không thuần khiết lớn nhất là dốt nát. $ketdoan $modoan
Tự giải phóng bản thân ông khỏi nó.
Là thuần khiết đi.
Huyền thoại đầu tiên về con người là con người tồn tại. Con người chỉ là một khả năng. Hiếm khi con người trở thành thực tại. Chỉ thỉnh thoảng một Phật Gautam, một Jesus Christ, một Lão Tử, một Zarathustra - những cái tên này không nhiều, họ có thể được đếm trên đầu ngón tay. Họ là bằng chứng duy nhất rằng con người không phải là không thể có được. Nhưng cái gọi là nhân loại thông thường chỉ là huyền thoại, niềm tin vào cái gì đó không thực sự có đó. Chừng nào bạn chưa nhận biết về hiện tượng giả này, bạn sẽ chẳng bao giờ trở thành điều bạn đã được định mệnh trở thành. Bạn sẽ vẫn còn là hạt mầm. Bạn sẽ không bao giờ nở hoa, bạn sẽ không thể có khả năng toát ra hương thơm.
Cái tên của Phật Gautama là dịu ngọt hơn cả mật ong, là vàng hơn cả bản thân vàng. Phật Gautama có tính thượng đế hơn cả bản thân Thượng đế. Thực ra không có Thượng đế khác. Thượng đế chỉ tồn tại khi phật tính tồn tại. Thượng đế cần hoàn cảnh của vị phật để tồn tại. Không có không gian của phật trường, Thượng đế chỉ là ý niệm lí thuyết, triết lí mà không có thực chất trong nó, chỉ là cái bóng. Do đó đừng hỏi liệu có Thượng đế hay không có. Câu hỏi đó không thể được trả lời. Thượng đế có khi có vị phật, Thượng đế có khi có vị phật, Thượng đế không có khi vị phật không có.
Bất kì khi nào có người thức tỉnh, trong hoàn cảnh của việc thức tỉnh của người đó, Thượng đế trở thành thực. Đây là khả năng duy nhất cho Thượng đế hiện hữu. Thực sự, là người nghĩa là trở thành không gian cho Thượng đế tồn tại trong bạn. Phật là người có tính thượng đế nhất đã từng được sinh ra trên trái đất này, và dầu vậy lại là vô thượng đế nhất nữa. Ông ấy không bao giờ tin vào Thượng đế. Không người nào biết mà đã từng tin vào Thượng đế.
Mọi người tin đều là người dốt nát - tin tưởng là dốt nát. Phật chưa bao giờ tin, Phật biết. Và khi bạn biết, thì bạn biết; không có vấn đề về tin tưởng. Phật chưa bao giờ tranh cãi về Thượng đế, bản thân ông ấy là bằng chứng. Không thể có bằng chứng nào khác. Có những biện giả vĩ đại, những người suy đoán, các nhà thượng đế học; cả đời họ cứ nói về Thượng đế, nhưng tất cả việc nói của họ đơn thuần chỉ là nói, nó cực kì vô nghĩa. Cho dù họ gặp Thượng đế, họ sẽ tranh cãi với ngài. Biện luận là thói quen của họ, biện luận đã trở thành nghề của họ, nghiệp của họ, nó đã trở thành lối thoát khỏi bản thể thực của họ. Biện luận giữ họ mù quáng.
Con của một giáo sĩ được cải đạo sang Ki tô giáo và giáo sĩ điên lên toàn bộ. Đích thân Thượng đế xuống thế gian để an ủi ông ấy. "Sau rốt," Thượng đế nói, "chẳng phải cùng điều đó đã xảy ra cho con trai ta hai nghìn năm trước sao?"
"Vâng," giáo sĩ đáp, "nhưng đừng quên con trai con là hợp pháp."
Nhà thượng đế học, nhà triết học, nhà tư tưởng lớn, cho dù họ tới đương đầu với Thượng đế, đều nhất định tranh cãi với ngài. Người đó không thể thấy được ngài. Để thấy, im lặng là cần, không phải là biện luận. Để thấy, tình yêu được cần, không phải logic. Để thấy, kinh sách không được cần mà trạng thái tâm trí khác toàn bộ được cần tới: trạng thái của tâm trí, nơi ý nghĩ đã biến mất, nơi tấm gương của tâm trí phản xạ cái không, là tuyệt đối thuần khiết, thậm chí không một gợn ý nghĩ. Trong im lặng đó, trong sự thuần khiết tựa tấm gương đó bạn không cần đi đâu khác để gặp Thượng đế. Bất kì chỗ nào bạn ở bạn đều sẽ thấy, bởi vì Thượng đế không phải là người, để tôi nhắc lại lần nữa: Thượng đế là sự hiện diện. Nếu Thượng đế mà là người nhiều điều sẽ rất dễ dàng. $ketdoan $modoan
Chúng ta chắc đã bắt ngài, chúng ta chắc cầm tù ngài trong đền chùa, trong nhà thờ, trong giáo đường, trong tu viện Hồi giáo. Nếu Thượng đế là người, nhà khoa học của chúng ta sẽ thực nghiệm lên ngài trong phòng thí nghiệm của họ. Pavlov sẽ không phí thời gian của ông ấy với chó, ông ấy sẽ thực nghiệm trên Thượng đế. Và B.F. Skinner sẽ không còn bận bịu với chuột.
Karl Marx thực tại đã nói rằng: Chừng nào Thượng đế chưa được chứng minh trong thực nghiệm khoa học, tôi sẽ không tin. Chừng nào Thượng đế chưa được chứng minh trong phòng thí nghiệm, tôi sẽ không tin. Nhưng một Thượng đế đã được chứng minh trong phòng thí nghiệm lại không phải là Thượng đế chút nào, không thể là Thượng đế được. Thượng đế bị bắt giữ trong lưới của biện luận sẽ bất lực, hoàn toàn chết.
Một nhóm những kẻ ăn thịt người tấn công một hội truyền giáo nhưng thấy rằng các nhà truyền giáo đã trốn mất. Viên chỉ huy già bị thôi miên bởi một chồng tạp chí ông ta tìm thấy, đặc biệt là một tạp chí có những bức tranh đàn bà mặc quần áo hở hang trong phần quảng cáo. Bất kì khi nào ông ta tới một bức hình của một đàn bà với rất ít quần áo, ông ta sẽ xé trang đó ra và ăn nó.
Cuồi cùng một trong những đứa con trai của ông ấy để ý điều ông ấy làm và nói, "Bố nói cho con, chất đã khử nước đó có ngon gì không?"
Nhưng đó là điều mọi người đang làm. Khi bạn suy ngẫm về Kinh Thánh, về Gita, về Koran, nó tất cả đều là chất liệu đã khử nước. Nó sẽ không nuôi dưỡng bạn. Ki tô giáo của bạn là gì và Hindu giáo của bạn là gì, và Mô ha mét giáo của bạn là gì? Người tôn giáo thực sự không thể là người Ki tô giáo, không thể là người Mô ha mét giáo, và không thể là người Hindu. Vâng, người đó có thể là Ayatollah Khomeini, nhưng không là người Mô ha mét giáo, không thực sự là người tôn giáo. Những kẻ cuồng tín, những người gàn dở, bị ám ảnh bởi các hình thức không cần thiết...
Khác biệt gì giữa người Ki tô giáo và người Hindu và người Do Thái? Nếu bạn nhìn sâu xuống dưới thì chẳng có khác biệt gì cả; tất cả khác biệt đều là hình thức, và họ bị ám ảnh bởi các hình thức. Chất liệu khử nước đã trở thành có ý nghĩa quá nhiều.
Gia đình Silversteins gửi con trai của họ sang trường nội trú New England có tính trí thức cao. Vài tháng sau cậu ta trở về nhà nhân dịp kì nghỉ Nô en.
"Samela," mẹ nó đón chào. "Mừng được gặp con."
"Mẹ ơi," cậu ta đáp, "đừng gọi con là Samela nữa. Con bây giờ lớn rồi và con muốn mẹ sẽ gọi con là Samuel."
"Mẹ xin lỗi," bà Silverstein nói. "Mẹ hi vọng con ăn chỉ thức ăn ăn kiêng trong khi con ở xa?"
"Mẹ ơi, thật là lố bịch mà vẫn cứ bám lấy những truyền thống cổ hủ đó. Con mê tất cả các kiểu thức ăn, ăn kiêng hay không kiêng, và tốt hơn cả là mẹ thôi không ăn kiêng đi nếu mẹ đã ăn kiêng."
"Thôi được, ít nhất thì con cũng thỉnh thoảng tới giáo đường chứ?"
"Thật đấy!" cậu thanh niên Silverstein đáp. "Đi tới giáo đường khi mẹ kết giao với hầu hết những người không Do Thái là ngớ ngẩn hết sức. Đỏi hỏi điều đó ở con là không công bằng." $ketdoan $modoan
"Con trai, nói cho mẹ," bà Silverstein nói, "con vẫn cắt bao qui đầu chứ?"
Nhưng đây là khác biệt giữa người Hindu và người Mô ha mét giáo và người Do Thái và người Jaina. Chúng ta đã làm gì từ tôn giáo? Chúng ta đã không nghe chư phật; chúng ta đã không hiểu Moses, Abraham, Jesus, Mahavira, Phật. Chúng ta đã hiểu lầm họ, và chúng ta đang sống theo hiểu lầm của mình.
Những lời kinh này của Phật sẽ cho bạn sáng suốt, sáng suốt bên trong trái tim của người thức tỉnh, cách người đó nhìn mọi sự, cách người đó cảm, điều người đó hiểu về thế giới. Nhưng xin nhớ lắng nghe lời của ông ấy rất cẩn thận. Gạt tâm trí bạn sang bên. Nếu bạn lắng nghe qua tâm trí bạn, bạn sẽ lắng nghe cái gì đó khác, bạn sẽ diễn giải sai, bạn sẽ xen vào giữa. Lời không thể mang được nghĩa cho bạn nếu bạn xen vào - và chúng ta thường xuyên xen vào. Đó là lí do tại sao mọi người đều biết cách nghe, nhưng rất ít người biết cách lắng nghe.
Nghe là đơn giản, lắng nghe là nghệ thuật. Là người lắng nghe trong hai mươi ngày này đi, trong khi chúng ta sẽ nói về những lời kinh cực kì có ý nghĩa này của Phật. Chúng có thể khải lộ cho bạn một cách nhìn mới về cuộc sống.
Margaret bị say rượu ở bữa tiệc văn phòng công ti nhân dịp Nô en. Người quản lí bán hàng, Harvey, đề nghị chở xe cô ấy về nhà. Cô ấy loạng choạng đi ra xe anh ta, đưa cho anh ta địa chỉ nhà mình và họ lái xe đi.
Mười lăm phút sau, cô ấy nghiêng người qua và nói, "Harv, anh đi quá lên." Ngay lập tức anh ta với lên đùi cô ấy. Margaret tát vào mặt anh ta.
Họ lái xe trong im lặng, và thế rồi...
"Harv, anh đi quá lên," và anh ta lại với lên đùi cô ta. Bùm! Anh ta dừng xe lại và nói, "Trông đây, em yêu, một đằng em bảo anh đi quá lên, đằng khác em đánh vào mồm anh. Xem lại đầu óc em đi!"
Margaret nhìn anh ta và sùi bọt mép, "Đồ chết tiệt nào nói anh gợi tình? Mọi điều em đã bảo anh là nhà em, anh đi quá nó rồi."
Gạt tâm trí bạn sang bên - để có giao cảm trực tiếp giữa tôi và bạn. Và tôi không diễn giải Phật Gautam đâu. Điều ông ấy nói là kinh nghiệm riêng của tôi nữa. Do đó, theo một cách nào đó tôi đơn giản giải thích cho bạn kinh nghiệm tồn tại của riêng tôi. Nhưng tôi yêu Phật Gautam, lời của ông ấy thật hay. Điều có ý nghĩa là làm sống lại chúng, cho chúng cuộc sống, để chúng lại thở. Tôi không diễn giải ở đây, tôi đơn giản làm bản thân mình thành sẵn có cho ông ấy để cho ông ấy có thể nói điều gì đó với bạn theo ngôn ngữ của bạn, theo ngôn ngữ của thế kỉ hai mươi.
Tất nhiên lời của ông ấy sẽ có chút ít kì dị. Hai mươi nhăm thế kì đã trôi qua kể từ lúc ông ấy nói ra chúng; nhiều nước đã trôi xuôi theo sông Hằng, nhiều thứ đã thay đổi. Cuộc sống không còn như cũ nữa, con người không còn như cũ. Hồn nhiên đó đã biến mất khỏi thế giới rồi. Thiên hạ đã trở nên rất tinh ranh, thiên hạ đã trở nên rất chính trị. Thiên hạ không còn có tính tôn giáo nữa, không còn hồn nhiên nữa, không còn đơn giản nữa. Thực ra bây giờ không thể nào sống trong thế giới và vẫn còn đơn giản được. Không chính trị gần như là một nhiệm vụ siêu nhân - đòi hỏi về phần bạn là lớn thế. Tôi cảm thấy từ bi sâu sắc đối với bạn, nhưng đây là thế giới duy nhất chúng ta có ngay bây giờ và chúng ta phải hiểu tình huống này, chúng ta phải siêu việt lên trên tình huống này. $ketdoan $modoan
Phật phải được làm sống lại, được phục sinh theo cách bạn có thể nhận ra ông ấy lần nữa, và tôi đã từng làm cùng điều đó với Jesus, với Lão Tử, với Kabir và với những người chứng ngộ khác. Tên họ là khác, nhưng hương vị của họ là một. Phật tương truyền đã nói: Ông có thể nếm đại dương từ bất kì đâu, và ông sẽ thấy vị bao giờ cũng như nhau, nó mặn ở mọi nơi. Đại dương phật tính cũng vậy - vị là như nhau. Nếu bạn có thể gạt tâm trí mình sang bên, nếu bạn có thể giao cảm với tôi từ tim sang tim, không từ đầu sang đầu... bởi vì đầu sang đầu chỉ có đụng độ, không có giao cảm.
Đừng có tính chính trị khi bạn ở đây cùng tôi, đừng láu cá, đừng tinh ranh, bởi vì thế thì bạn sẽ bỏ lỡ. Đây là loại đối thoại hoàn toàn khác, đây không phải là đối thoại thường; nó không tầm thường, nó thiêng liêng. Chừng nào bạn chưa tiếp cận tới những lời kinh này một cách rất hồn nhiên, bạn sẽ lỡ, và bạn sẽ bỏ lỡ cơ hội cực kì có ý nghĩa.
Kornblum, bẩy mươi sáu tuổi, đáp chuyến bay bất thường ở Trung Đông và bỗng nhiên thấy rằng hai người A rập to lớn cũng lên máy bay này. Một người trong họ nói, "Này, người Do Thái, chúng tôi muốn chỗ ngồi cạnh cửa sổ!" Thế là ông ta nhường chỗ đó cho họ.
Máy bay cất cánh và một trong những người này nói, "Ra phía sau máy bay và lấy cho tôi cà phê!" Kornblum lấy cà phê và khi ông ấy quay lại người A rập kia nói, "Bây giờ tôi muốn uống cà phê!"
Ông già chạy ngược lại và lấy cho anh ta chút cả phê, nhưng lúc ông ấy quay lại người đồng hành của anh chàng này lại muốn thêm cốc nữa. Hau người cứ làm cho ông ta chạy đi chạy lại trong một giờ. Cuối cùng, Kornblum rơi thụp vào chỗ ngồi mệt lử. Một trong những người A rập nói, "Người Do Thái, ông nghĩ gì về thế giới?"
"Ồ, nó ở tình trạng khủng khiếp," Kornblum nói. "Ở Pakistan, người Mô ha mét giáo đang giết người Hindu, Ở Ấn Độ người Hindu đang giết người Mô ha mét giáo. Ở Ai len, người Tin lành đang giết người Cơ đốc giáo. Và trong máy bay người Do Thái đái vào cà phê của người A rập!"
Vâng, thế giới này ở tình trạng khủng khiếp, nhưng trong vài ngày này bạn sẽ ở đây cùng tôi, quên thế giới đi. Ít nhất rút bỏ đi trong những ngày này, để cho chúng ta có thể nói về thế giới khác, về cách nhìn khác, bởi vì có những điều bí ẩn.
Lời kinh... Phật nói:
Ông như chiếc lá vàng.
Sứ giả của cái chết ở trong tay.
Có hai điều trong cuộc sống là quan trọng nhất. Điều thứ nhất là sinh, và điều thứ hai là chết - mọi thứ khác là tầm thường. Điều thứ nhất đã xảy ra, bây giờ chẳng cái gì có thể được làm về nó. Điều thứ hai còn chưa xảy ra, nhưng có thể xảy ra bất kì khoảnh khắc nào. Do đó những người tỉnh táo sẽ chuẩn bị, họ sẽ chuẩn bị cho cái chết. Chẳng cái gì có thể được làm về sinh, nhưng nhiều điều có thể được làm về chết. Nhưng mọi người thậm chí không nghĩ về chết, họ né tránh chính chủ đề này. Nói về nó bị coi là thiếu lễ độ. Ngay cả họ ám chỉ tới chết thôi, họ cũng ám chỉ nó theo cách vòng vo. Nếu ai đó chết, chúng ta không nói người đó đã chết. Chúng ta nói Thượng đế đã gọi người đó, rằng Thượng đế yêu người đó nhiều thế, tới mức bất kì ai được Thượng đế yêu ngài đều gọi sớm hơn; rằng người đó đã lên cõi trời, rằng người đó đã đi sang thế giới khác, rằng người đó đã không chết, chỉ thân thể rơi trở lại với đất nhưng linh hồn, linh hồn là bất tử. $ketdoan $modoan
Bạn đã bao giờ nghe nói người nào xuống địa ngục chưa? Mọi người đều lên cõi trời. Chúng ta sợ chết thế, chúng ta cố gắng làm cho nó đẹp nhất có thể được: chúng ta trang điểm nó, chúng ta nói những lời hoa mĩ về nó, chúng ta cố gắng né tránh sự kiện này.
Nhưng Phật vẫn khăng khăng lặp đi lặp lại... cả đời ông ấy sau chứng ngộ trong bốn mươi hai năm liên tục ông ấy đã nói, suốt sáng, suốt tối, hết ngày nọ tới ngày kia, hết năm nọ tới năm kia về chết. Tại sao? Nhiều người nghĩ rằng ông ấy là người bi quan - ông ấy không phải vậy. Ông ấy không là người lạc quan không là người bi quan. Ông ấy là người thực tế, ông ấy rất thực chứng. Ông ấy ngụ ý công việc, bởi vì ông ấy chỉ biết một điều để lại cho bạn về cái gì có thể được làm và nên được làm - và đó là cái chết.
Và nhớ: Bạn chết và lên cõi trời không phải là hiện tượng đơn giản đâu. Nó là hiện tượng rất phức tạp, và phức tạp hơn bản thân cuộc sống.
Bà O'Hara, bà quả phụ quãng năm năm, đi tới một người lên đồng nổi tiếng, cứ ngỡ mình có thể liên lạc được với người chồng cuối của mình, Mike. Người lên đồng đảm bảo với bà ấy rằng mọi nỗ lực sẽ được thực hiện và rằng họ sẽ tổ chức một phiên vào mọi tối. Nhiều người tin tụ tập quanh bàn, và người lên đồng ra lệnh làm mờ đèn đi và rằng mọi người tại bàn nắm tay nhau. Im lặng được cảm thấy khắp phòng, và người lên đồng gọi đi gọi lại tên Mike O'Hara.
Đột nhiên một sự bình thản kì lạ dường như tràn ra khắp phòng và một giọng nói xa xăm, yếu ớt lúc ban đầu nhưng mạnh dần lên, kêu lên, "Tôi là Mike O'Hara đây. Ai là người gọi hồn tôi về thế?"
Người lên đồng đáp rằng đó chính là vợ của anh ta, người đã gọi anh ta, và rằng bà O'Hara muốn nói với anh ta. Hồn đáp rằng anh ta muốn nói với vợ mình.
"Mike," bà O'Hara nói, "anh ổn chứ?" "Có," anh ta đáp. "Anh ổn."
"Nói cho em, anh có hạnh phúc ở đó không?" "Có, anh hạnh phúc ở đây."
"Anh có hạnh phúc hơn lúc anh còn ở thế gian với em không?"
"Có," hồn đáp, "anh hạnh phúc hơn nhiều so với hồi ở thế gian với em."
Bà O'Hara dường như hơi chút bàng hoàng, nhưng bà ấy có câu hỏi cuối cùng. "Nói cho em, anh ơi, ở đó giống cái gì? Cõi trời thực sự giống cái gì?"
"Đừng ngớ ngẩn, bà ạ," hồn thực thà gầm lên. "Cái quái gì làm em nghĩ anh ở trên trời?"
Ngay cả địa ngục sẽ có vẻ giống cõi trời lúc ban đầu, bởi vì bạn đã tạo ra địa ngục lớn hơn trên thế gian. Bạn đang sống trong khổ thế, trong địa ngục thế trên thế gian, do bịa đặt riêng của bạn, tới mức khi bạn vào địa ngục, nếu như có địa ngục nào, bạn sẽ thấy giảm nhẹ lớn lúc ban đầu. Chỉ về sau bạn mới đi tới hiểu rằng đây là địa ngục. Nhưng chúng ta nói về mọi người chết rồi - rằng người đó đã lên cõi trời, rằng người đó đã trở thành người yêu của Thượng đế, rằng Thượng đế đã chọn người đó, đã gọi người đó... toàn những cách né tránh cái chết.
Nhưng Phật nói liên tục về cái chết. Lời kinh đầu tiên của ông ấy là: Ông như chiếc lá vàng. Lá vàng đại diện cho cái chết. Bất kì khoảnh khắc nào nó cũng sẽ rụng xuống. Cát bụi trở về với cát bụi, bất kì khoảnh khắc nào cái chết đều sắp sở hữu bạn. Ngày mai có thể chẳng bao giờ tới, ngay cả khoảnh khắc tiếp cũng không chắc chắn. Đây là khoảnh khắc duy nhất bạn có thể chắc chắn được, khoảnh khắc tiếp bạn có thể không ở đây. Bạn làm gì để chuẩn bị cho cuộc hành trình lớn lao đó vào cái không biết?

Ông như chiếc lá vàng.
Sứ giả của cái chết ở trong tay.
Ông sắp đi xa xôi.
Nó là cuộc hành trình dài, cuộc hành trình dài, dài bởi vì bất kì cái gì bạn biết đều sẽ bị bỏ lại đằng sau: bạn bè bạn, gia đình bạn, tiền của bạn, quyền của bạn, danh của bạn, tất cả sẽ bị bỏ lại đằng sau. Bạn sẽ đi tất cả một mình, ngay cả thân thể bạn cũng sẽ bị bỏ lại đằng sau. Bạn sẽ không có khả năng nhận ra khuôn mặt của riêng mình, bởi vì bạn không biết khuôn mặt nguyên thuỷ của mình là gì. Bạn chỉ biết khuôn mặt thân thể, cái đó nữa bạn biết cũng qua trung gian của gương. Bạn đã không đương đầu với thực tại của mình, bạn đã không đi vào trong bản thể bên trong của mình, bạn đã không thấy bản thân mình, bạn không biết mình là ai. Tất cả bạn bè đều qua đi, gia đình, tiền, quyền, danh, thân thể... bạn thậm chí liệu có khả năng nhận ra rằng nó là bạn không? Bạn sẽ đơn giản trong hỗn độn. Phật hỏi bạn:
Ông sẽ đem cái gì đi cùng mình?
Ngày mai là cái chết - Ông như chiếc lá vàng - khoảnh khắc tiếp là cái chết: Ông sẽ đem cái gì đi cùng mình? Bạn có kiếm được cái gì mà bạn có thể đem đi cùng bạn được không? Nếu bạn không kiếm được cái gì, thế thì cuộc sống của bạn đã là lãng phí cực kì. Bạn có thể đã tích luỹ nhiều của cải, bạn có thể đã trở nên rất nổi tiếng, nhưng tất cả những cái đó đều vô tích sự. Bạn không thể đem được nó đi cùng bạn. Bằng cấp của bạn, danh hiệu của bạn, phần thưởng của bạn, tất cả sẽ bị bỏ lại sau. Bạn sẽ đi hoàn toàn một mình. Đây có phải là cái gì đó bạn đem đi cùng bạn không?
Chỉ có một điều bạn có thể đem đi cùng bạn, và đó là của cải thực. Phật gọi nó là thiền, nhận biết, quan sát, lưu tâm, ý thức. Nếu bạn trở nên ngày một ý thức hơn, bạn có thể đem ý thức đó đi cùng bạn. Nhưng bạn đang sống một cuộc sống rất, rất vô ý thức. Toàn thể cuộc sống của bạn là máy móc, bạn đơn giản cứ lặp lại. Bạn không thực sự sống, bạn đang bị sống bởi các ham muốn vô ý thức.
Phật nói: Thiền là của cải duy nhất, bởi vì bạn có thể đem nó ra ngoài cái chết. Thực ra ông ấy nói đây là tiêu chí: nếu cái gì đó có thể được đem ra ngoài cái chết nó là của cải thật. Nếu nó không thể được đem ra ngoài cái chết, nó là của cải không thật, nó là lừa dối. Và không chỉ có việc bạn lừa dối người khác đâu, bạn đang tự lừa dối bản thân bạn đấy. Và khi cái chết sẽ gõ cửa nhà bạn, bạn sẽ khóc, bạn sẽ kêu gào, nhưng thế thì chẳng cái gì có thể được làm cả.
Người ta nói về Alexander Đại đế là khi ông ấy chết, nước mắt lăn dài trên gò má ông ấy, bởi vì các ngự y đã nói với ông ấy rằng ông ấy chỉ còn nhiều nhất hai mươi bốn giờ; cái chết của ông ấy tuyệt đối chắc chắn trong vòng hai mươi bốn giờ. Ngự y của ông ấy hỏi, "Sao bệ hạ khóc? Bệ hạ là người can đảm cơ mà."
Alexander nói, "Ta đã hứa với mẫu hậu rằng ta sẽ quay về nhà. Trong hai mươi bốn giờ ta không thể về đó được. Phải cần ít nhất bốn mươi tám tiếng, và ta sẵn sàng cho cả vương quốc của ta cho ông nếu ông có thể xoay xở thêm hai mươi bốn giờ nữa cho ta. Ta muốn hoàn thành lời hứa của mình. Ta đã nói lời, và mẫu hậu sẽ chờ đợi ta." $ketdoan $modoan
Ngự y nói, "Điều đó là không thể được. Không cái gì có thể được làm cả. Thực ra hai mươi bốn giờ là hi vọng quá lạc quan. Như thần thấy nó, mọi sự đang mòn mỏi đi. Trong vòng hai hay ba giờ nữa bệ hạ sẽ mất. Hai mươi bốn giờ là nhiều nhất, hơn thế là không thể được."
Và Alexander đã chết trong vòng sáu giờ. Trước khi ông ấy chết, ông ấy đã yêu cầu chỉ một điều.
Ông ấy nói, "Khi các ông đưa ta tới nghĩa địa, để tay ta thò ra ngoài quan tài."
"Sao vậy?" các tướng lĩnh của ông ấy hỏi. "Điều đó chưa bao giờ được làm, nó không phải là tục lệ. Sao lại có ý niệm kì cục này?"
Alexander nói, "Bởi một lẽ đơn giản. Ta muốn mọi người biết rằng ta ra đi với hai bàn tay trắng. Ta đang chết đi như một con chó. Để mọi người biết. Ta đã sống với ý niệm rằng ta vĩ đại, rằng ta là người chinh phục thế giới. Nhưng tất cả những gì ta đã xoay xở làm đều phí hoài cuộc đời ta. Toàn thể vương quốc của ta đều không có khả năng mua ngay cả vài phút cho ta."
Cái chết mạnh thế, nhưng một điều nó không thể lấy đi khỏi bạn, đó là thiền. Nếu bạn có thể trở nên được bắt rễ trong bản thể bạn, tỉnh táo, ý thức, có tính quan sát, bạn sẽ thấy rằng bạn không là thân thể, và bạn không là tâm trí, và bạn không là trái tim. Bạn đơn giản là linh hồn chứng kiến, và việc chứng kiến đó sẽ đi cùng bạn. Thế thì bạn có thể chứng kiến ngay cả cái chết. Việc chứng kiến đó là cội nguồn của mọi tôn giáo. Những người đã đạt tới cội nguồn đó đều là những người chứng ngộ, là chư phật.
Trong cuộc sống, bất kì điều gì bạn làm, dù nó là cái gì, là sai nếu nó không dẫn bạn tới thiền.
Bạn phải đã nghe nói về nguyên lí của Peter nổi tiếng. Nguyên lí này là: Nếu cái gì có thể đi sai, nó sẽ đi sai.
Nguyên lí thứ hai của Peter là: Cách bạn đi không thành vấn đề, nó là khó khăn và đi ngược chiều gió.
Và nguyên kí thứ ba của Peter là: Bạn không thể thắng được, bạn thậm chí không thể hoà vốn, thậm chí bạn không thể rời khỏi trò chơi được.
Nhưng Peter... tôi không biết Peter này là ai. Chẳng ai biết, nhiều Peters thế đang khai thác khắp thế giới. Nhưng dường như ông ấy đã không nghe nói về Phật. Vâng, đúng là bạn không thể thắng được. Điều đó đúng, bạn thậm chí không thể hoà vốn. Điều đó đúng, bạn thậm chí không thể rời khỏi trò chơi được. Và tất cả điều này này đã từng được thử, và chẳng cái gì đã thành công. Chủ nghĩa tư bản cố gắng để thắng trò chơi, đó là cách tiếp cận của tư bản, cách tiếp cận của Alexander Đại đế. Chủ nghĩa xã hội cố gắng đi ngược lại điều thứ hai, rằng bạn thậm chí không hoà vốn. Chủ nghĩa tư bản đã thất bại, bởi vì tất cả các Alexander đều đã thất bại, và chủ nghĩa xã hội đã thất bại, tất cả các Stalin và Mao đều đã thất bại. Và người giả tôn giáo đã thất bại: người đó thử ra khỏi trò chơi, và điều đó nữa cũng không thể làm được.
Nhưng có điều thứ tư mà chỉ chư phật mới biết. Không cần rời khỏi trò chơi, bạn có thể quan sát nó. Không cần trốn chạy, bạn có thể là nhân chứng. Và đó là cách tiếp cận của tôi nữa. Với các sannyasin của tôi đây là thông điệp của tôi: đừng là kẻ trốn chạy, bởi vì không ai có thể trốn được. Bạn sẽ trốn đi đâu? Bất kì chỗ nào bạn đi bạn sẽ vẫn là người cũ, bất kì chỗ nào bạn đi nó vẫn là cùng thế giới này. Và bất kì chỗ nào bạn đi tâm trí bạn sẽ lại tạo ra cùng thế giới, bởi vì hạt mầm của thế giới là ở bên trong bạn. Bạn không thể rời khỏi trò chơi được, điều đó đúng. Nhưng bạn có thể là nhân chứng của trò chơi này, trò chơi cuộc sống, bạn có thể siêu việt lên trên nó. Việc chứng kiến là siêu việt. $ketdoan $modoan
Và thỉnh thoảng bạn đi tới biết nó nữa. Mọi người, thỉnh thoảng đi tới có chút ít thoáng nhìn về chứng kiến.
Churchill tương truyền đã nói: Con người thỉnh thoảng sẽ loạng choạng va vào chân lí, nhưng hầu hết mọi lần người đó sẽ đứng dậy và tiếp tục như cũ.
Trong cuộc sống, nhiều lần bạn loạng choạng va vào chân lí, nhiều lần bạn cảm thấy phúc lạc lớn nảy sinh bất kì khi nào việc chứng kiến xảy ra: việc chứng kiến mặt trời lặn hay con chim tung cánh, bông hồng nở ra trong mặt trời sáng sớm, bông sen trong hồ. Chỉ chứng kiến thôi, bạn không làm gì về nó cả; bạn không thể làm được gì về mặt trời lặn, bạn chỉ nhìn nó. Bạn đã quên mất rằng bạn là người làm, bạn chỉ là tấm gương, tấm gương thuần khiết phản chiếu. Và vui vẻ thế nảy sinh trong bạn, phúc lạc thế, phúc lạc vô biên giáng xuống bạn, và im lặng lớn lao và cái đẹp lớn lao được kinh nghiệm.
Bạn nghĩ rằng chính là vì mặt trời lặn mà bạn cảm thấy vui thế sao? Không, phân tích của bạn sai. Bạn loạng choạng va vào chân lí, nhưng bạn đứng dậy và tiếp tục đi. Bạn phân tích một cách sai lầm. Không phải là mặt trời lặn, không phải là bông sen, không phải là cái đẹp của đêm đầy sao cho bạn im lặng và an bình và phúc lạc đâu; nó là việc chứng kiến đấy. Nhưng bởi vì nó đã xảy ra một cách tình cờ, bạn đã bỏ lỡ nó.
Phật nói: làm điều đó một cách có chủ định, có ý thức. Đó là điều yoga tất cả là gì - nỗ lực có ý thức, nỗ lực có chủ định để trở thành sẵn có cho phúc lạc, cho im lặng. Phật nói:
Ông là đèn
chiếu sáng con đường.
thế rồi vội vã, vội vã.
Một mặt ông ấy nói: Ông là chiếc lá vàng. Nếu bạn vô nhận biết, bạn là chiếc lá vàng, bạn là chết.
Nhưng nếu bạn trở nên nhận biết, Ông là đèn chiếu sáng con đường. Thế rồi vội vã, vội vã. Đừng phí thời gian, bởi vì ai biết được, có thể không có thời gian còn lại - đây có thể là khoảnh khắc duy nhất. Bao giờ cũng nhớ rằng đây là khoảnh khắc cuối cùng. Hành xử dường như đây là khoảnh khắc cuối cùng. Từng đêm khi bạn đi ngủ, nhớ đây là lần cuối cùng bạn đi ngủ. Ai biết được, ngày mai bạn có thể không dậy nữa.
Nếu bạn có thể tồn tại từng khoảnh khắc với sự mãnh liệt như vậy, cứ dường như đây là khoảnh khắc cuối cùng, năng lượng lớn lao sẽ được xả ra trong bạn. Bạn sẽ được hội tụ, định tâm tới mức bạn sẽ trở thành được tích hợp, tới mức bạn sẽ được sinh ra mới mẻ, tới mức bạn sẽ trở thành linh hồn, tới mức bạn sẽ không còn chỉ là thân thể.
Khi ánh sáng của ông sáng không có ô uế hay ham muốn ông sẽ đi vào đất nước vô biên.
Và khi nhận biết của bạn sâu sắc lên, ánh sáng của bạn toả sáng ra. Chúng ta được làm ra từ chất liệu được gọi là ánh sáng. Toàn thể sự tồn tại được làm bằng ánh sáng. Nhận biết đang làm bừng lên ngọn lửa bên trong bạn. Và một khi bạn trở nên rực cháy, các ham muốn sẽ bị thiêu cháy trong ngọn lửa đó, những cái không thuần khiết sẽ bị thiêu cháy trong ngọn lửa đó. Bạn sẽ đi ra khỏi nó như vàng ròng. Bạn sẽ đi vào đất nước vô biên. $ketdoan $modoan
Phật nói chỉ có một không thuần khiết: ham muốn. Do đó ông ấy dùng không thuần khiết hay ham muốn là đồng nghĩa; ham muốn là không thuần khiết. Ham muốn là gì? Ham muốn nghĩa là có tương lai, ham muốn nghĩa là có ngày mai, ham muốn nghĩa là bạn đang phóng chiếu bản thân mình vào khoảnh khắc tiếp, và đó là ngu si, ngu xuẩn. Đây là khoảnh khắc duy nhất bạn có thể chắc chắn được. Ham muốn là cách trì hoãn khoảnh khắc này vì cái gì đó trong tương lai còn chưa có, và có thể chẳng bao giờ có cả. Ham muốn là đang lừa dối bản thân mình.
Nhưng mọi người cứ lừa dối, họ cứ xô đẩy các kiếp sống của họ vào tương lai. Hôm nay họ sẽ nói ngày mai, và ngày mai họ lại sẽ nói ngày mai, và họ sẽ cứ nói điều này mãi. Nhiều người tới tôi...
Mới vài ngày trước đây một ông già đã viết cho tôi một bức thư. Con trai trẻ của ông ấy, mới ba mươi tuổi, muốn nhận tính chất sannyas, và ông già này lại rất giận; ông ấy bẩy mươi. Ông ấy đã viết bức thư cho tôi, nói, "Con trai tôi mới chỉ ba mươi, trẻ thế, và nó muốn trở thành sannyasin. Có đúng không, điều đó có đúng cho ông để trao cho nó tính chất sannyas vào độ tuổi trẻ thế không?"
Tôi hỏi ông già này, "Tôi sẵn sàng không trao tính chất sannyas cho con ông, nếu ông thay thế vào chỗ anh ta. Ông bẩy mươi rồi. Về ông thì sao?"
Và ông ta viết, "Vâng, một ngày nào đó tôi cũng sẽ nhận tính chất sannyas, nhưng thời gian còn chưa tới."
Nhưng bạn sẽ xoay xở thế nào? Cái chết có thể tới trước và nếu thời gian còn chưa tới ngay cả khi bạn đã bẩy mươi rồi, khi nào nó sẽ tới?
Có những cách trì hoãn; ham muốn là cách trì hoãn. Hôm nay là xấu, là khổ; ngày mai bạn hi vọng. Và bởi vì hi vọng đó mà bạn xoay xở kéo lê bằng cách nào đó. Nó duy nhất là vấn đề của hôm nay - ngày mai mọi thứ sẽ ổn thoả. Nó sẽ không như vậy đâu! Ngày mai sẽ được sinh ra từ hôm nay của bạn.
Tôi đã nghe nói về một nguyên lí khác. Ai đó như Peter, tên ông ấy là Murphy - cách ngôn của Murphy. Ông ấy nói: Cười đi, bởi vì ngày mai sẽ tồi hơn. Khoảnh khắc này là tất cả. Phật nhấn mạnh rất nhiều: Sống trong khoảnh khắc này. Và ham muốn không cho phép bạn sống trong khoảnh khắc này. Và bạn cứ lặp lại cùng mọi điều, bạn đi theo các vòng tròn. Quan sát cuộc sống của bạn, nhìn lại đi. Bạn đã từng đi trong các vòng tròn rồi: cùng giận đó, cùng dục đó, cùng tham đó, cùng tham vọng đó, cùng trì hoãn đó và cùng tâm trí ham muốn đó. Khi nào bạn sẽ thức dậy?
Một người đứng quầy tại một câu lạc bộ của các quí ông rất lịch sự đang làm phận sự của mình thì một quí ông sang trọng ngồi ngay lên quầy, nhưng chẳng định gọi đồ uống nào. Người đứng quầy hỏi quí ông này muốn dùng gì, nhưng người này đáp là anh ta không uống rượu bởi vì anh ta đã thử uống rượu một lần và thấy không thích nó.
Người đứng quầy ghét nhìn người này chỉ ngồi đó, cho nên cố gắng mời anh ta một điếu thuốc. "Không, cám ơn ông," là lời đáp kiên quyết của anh ta. "Tôi đã thử hút thuốc một lần rồi, nhưng tôi không thích nó." $ketdoan $modoan
Người đứng quầy bền bỉ trong cố gắng làm cho khách hàng hài lòng, cho nên người đó gợi ý rằng có lẽ anh ta nên sang phòng bên, anh ta có thể tìm thấy trò đánh bài thân thuộc để ngồi vào đó. "À không," anh ta đáp, "tôi đã đánh bạc một lần, và đã không quan tâm tới nó chút nào nữa. Tôi chỉ ngồi đây thôi, nếu ông không phiền lòng. Ông thấy đấy, tôi đang đợi con trai tôi."
"À," người đứng quầy thông cảm đáp, "con duy nhất của ông tôi nghĩ thế."
Nhưng rất ít người tỉnh táo như thế. Họ cứ lặp đi lặp lại cùng điều mãi. Và không chỉ trong một kiếp, trong nhiều, nhiều kiếp bạn đã từng làm cùng điều đó rồi.
Ham muốn nghĩa là bạn bị lôi ra khỏi khoảnh khắc này; nghĩa là tạo ra căng thẳng, nghĩa là tạo ra lo âu, nghĩa là tạo ra hi vọng. Và thế rồi cuối cùng hi vọng biến thành cay đắng, trở thành thất vọng. Từng hi vọng đều dẫn bạn vào khổ não. Phật gọi nó là không thuần khiết duy nhất. Chặt gốc rễ ham muốn đi, sống trong khoảnh khắc này toàn bộ thế, kéo bản thân bạn ra khỏi quá khứ và không phóng chiếu bản thân bạn vào tương lai. Để khoảnh khắc này là tất cả và tất cả. Và cuộc sống của bạn sẽ có thuần khiết, ý thức trong tựa pha lê tới mức ngay bây giờ bạn không thể tưởng tượng nổi.
Thực ra, lắng nghe chư phật bạn bắt đầu tạo ra ham muốn mới: ham muốn trở thành thuần khiết, ham muốn trở thành sannyasin ngày nào đó, ham muốn thiền ngày mai. Đó là cách bạn diễn giải chúng. Việc diễn giải sai của bạn hiếm, rất hiếm khi có thể có ích gì, chỉ là ngẫu nhiên. Bằng không, chín mươi chín phẩy chín phần trăm, bạn sẽ cứ chơi cùng trò chơi ngu xuẩn, thậm chí nhân danh tôn giáo.
Một thầy thuốc vùng quê già rồi thấy tải việc của mình quá nặng nề và đã xoay xở thuyết phục một thầy thuốc trẻ cùng làm chung việc với mình. "Nhớ nhé con," người già hơn thận trọng nói, "đây toàn là những người nông thôn đơn giản. Họ không quen nhiều lời đâu, và thỉnh thoảng họ sẽ không có khả năng mô tả chính xác triệu chứng của họ đâu. Nhưng cứ để mắt tới, và con sẽ có khả năng chẩn đoán ốm đau của họ mà chẳng rắc rối chút nào."
Tối hôm đó hai bác sĩ được mời tới trợ giúp cho một cô gái trẻ đẹp đang nằm trong trạng thái ngẩn ngơ. Thầy thuốc già hơn bắt mạch cô ấy trong khi người trẻ hơn cố lấy nhiệt độ của cô ấy. Nỗ lực của anh ta chỉ dường như làm cho cô ta bực mình, và cô ấy hất đầu sỗ sàng và quay mình làm cho anh ta đánh rơi mất chiếc cặp nhiệt độ. Anh ta nhoai người qua và nhặt nó lên và cho nó vào trong túi của mình.
Anh ta vẫy bác sĩ già hơn lại bên và thì thào đôi lời vào tai cô gái trẻ. Bất kì điều gì anh ta nói cũng dường như làm dịu cho cô ấy và hai người đàn ông ra về. Khi họ đã vào trong xe, bác sĩ già hỏi để biết anh thanh niên đã nói gì cho bệnh nhân.
"Tôi đơn giản bảo cô ấy là cô ấy sẽ phải cắt giảm hoạt động chính trị của cô ấy."
"Bây giờ điều đó thật kì cục," bác sĩ già kêu lên. "Cô ấy thực tế đã trong cơn mê, và anh nghĩ đó là chính trị sao? Anh ngu thì có!"
"Không, thưa bác sĩ. Tôi đã làm điều bác sĩ bảo tôi làm. Tôi vẫn để mở mắt nhìn."
"Bây giờ thì điều đó ngụ ý gì?" ông bác sĩ cáu bẳn hỏi. $ketdoan $modoan
"Thế này, khi tôi nghiêng người để nhặt chiếc cặp nhiệt độ, tôi thấy ông thị trưởng ở dưới gầm giường."
Vâng, thỉnh thoảng ngẫu nhiên, bạn có thể có khả năng hiểu một phần của thông điệp này. Nhưng bộ phận không thể có ích gì nhiều. Hiểu biết ngẫu nhiên không phải là giải thoát. Hiểu biết phải có chủ định và có ý thức.
Bây giờ, bác sĩ trẻ này sẽ làm điều đó lặp đi lặp lại - ở mọi nơi, bất kì chỗ nào anh ta tới, anh ta sẽ nhìn xuống dưới gầm giường. Bạn không thể hi vọng rằng bạn sẽ tìm ra ông thị trưởng ở mọi nơi, và anh ta sẽ lúng túng. Lần này điều đó có tác dụng. Và thỉnh thoảng vài điều sai có thể có tác dụng. Và một khi chúng có tác dụng bạn trở nên bị ám ảnh với chúng, và bạn bắt đầu thử chúng theo mọi cách có thể được, hi vọng rằng chúng sẽ trở thành chính phong cách sống của mình. Chúng sẽ đơn giản tạo ra hỗn độn.
Do đó trên con đường, là đệ tử là điều điều tuyệt đối cần thiết, để cho cội nguồn ánh sáng thường xuyên vẫn còn sẵn có cho bạn; cho nên thầy có thể cứ buộc bạn nhìn mọi thứ như chúng vậy, và giúp bạn trở nên ý thức một cách có chủ định.
Đó là quá trình lâu dài, gian nan, nhiều việc nện búa lên đầu bạn là cần thiết. Bạn phải vẫn còn vô ý thức lâu tới mức vô ý thức đó đã trở thành bản tính thứ hai của bạn, và nó đã phát triển dầy tới mức chừng nào những tảng đá này của vô ý thức còn chưa bị đập vỡ, nước của ý thức sẽ không chảy trong bản thể bạn. Điều đầu tiên bạn có thể làm là, bắt đầu nhổ bật cỏ dại của ham muốn: mọi loại ham muốn, trần gian hay thế giới khác.
Đó là lí do tại sao Phật chưa bao giờ nói tới cõi trời, chưa bao giờ nói về hoan lạc cõi trời, chưa bao giờ nói về moksha, niết bàn. Ông ấy chưa bao giờ nói cho đệ tử của ông ấy rằng phúc lạc lớn lao đang chờ đợi bạn, mà cứ khăng khăng: vô ham muốn, tỉnh táo, nhận biết. Bởi vì nếu bạn nói với mọi người rằng vui vẻ lớn đang chờ đợi bạn nếu bạn trở nên vô ham muốn, họ có thể cố gắng trở nên vô ham muốn, nhưng điều đó nữa sẽ chỉ là ham muốn khác. Ham muốn được là vô ham muốn vẫn là ham muốn, và nó sẽ chẳng ích gì cả.
Cuộc sống của ông đang rơi rụng đi. Cái chết ở trong tay.
Ông sẽ nghỉ ở đâu trên đường? Ông đã đem cái gì đi cùng mình?
Đây là cách thức riêng biệt của Phật - ông ấy lặp lại. Khi lần đầu tiên kinh Phật được dịch sang tiếng khác tiếng Ấn Độ, người dịch bị lúng túng để hiểu tại sao ông ấy lặp lại nhiều thế. Đặc biệt khi ông ấy được dịch sang tiếng Đức, tiếng Pháp, tiếng Anh... người dịch cứ cắt sự lặp lại của ông ấy. Ông ấy hay lặp lại với một lí do nào đó: lí do là việc ngủ của bạn. Ông ấy không viết, ông ấy đang trao đổi. Ông ấy đang nói với đệ tử, và ông ấy biết rằng bạn cứ bỏ lỡ.
Chân lí phải được nện búa lặp đi lặp lại mãi. Do đó mới có việc lặp lại. Việc lặp lại là có ý nghĩa. Một lần bạn có thể bỏ lỡ, lần thứ hai bạn có thể có khả năng lắng nghe; lần thứ hai bạn có thể bỏ lỡ, lần thứ ba bạn có thể có khả năng lắng nghe. Và ai biết được - có những khoảnh khắc trong bản thể bạn khi bạn ít ngủ, và khi bạn rất buồn ngủ. Khi bạn ít ngủ cái gì đó có thể thấm vào. Khi bạn rất buồn ngủ, ngủ say, thế thì chẳng cái gì có thể thấm vào được.
Ông là đèn
chiếu sáng con đường.
thế rồi vội vã, vội vã.
Khi ánh sáng của ông chiếu sáng thuần khiết
Ông sẽ không được sinh ra và ông sẽ không chết.
Ông ấy nói, "Duy nhất một điều ta có thể hứa với ông. Nếu ông trở nên chứng ngộ, nếu ông trở nên tỉnh táo đầy đủ và nhận biết và có ý thức, nếu ông xua tan mọi ham muốn và bóng tối khỏi bản thể ông, chừng này ta có thể hứa: ông sẽ không chết." Tất nhiên, nếu bạn sẽ không được sinh ra, làm sao bạn có thể chết được? Sẽ không có sinh và không có tử, và vượt ra ngoài sinh và tử là đi vào trong vĩnh hằng, là bất tử. Đó là niết bàn là gì, đó là tự do tuyệt đối là gì.
Sinh là tù túng, nó là bị giới hạn, bạn bị xích vào trong thân thể. Và tử lại đưa bạn vào lần sinh khác, nó là cái vòng luẩn quẩn. Sinh dẫn bạn vào tử, tử dẫn bạn vào sinh, và bạn cứ đi trong vòng tròn. Nhảy ra khỏi bánh xe sinh tử đó đi.
Như thợ bạc sàng bụi khỏi bạc,
Loại bỏ chất bẩn riêng của ông từng chút một.
Đừng tham. Nhiều lần điều đó xảy ra, bạn trở nên tham về tâm linh, bạn bắt đầu đòi hỏi quá nhiều mà không có năng lực bên trong nào để nhận nó. Bạn bắt đầu đòi hỏi quá nhiều - điều đó nữa cũng là ham muốn và tham. Đừng tham, đi chậm thôi, đi chắc vào. Bền bỉ trong nỗ lực của bạn nhưng sẵn sàng chờ đợi nữa.
Hi vọng cái tốt nhất, và trông đợi cái tồi nhất, để cho, không cái gì sẽ làm bạn chán chường, và không cái gì sẽ làm bạn thất vọng.
hay như quặng bị ăn mòn bởi gỉ
Việc hại riêng của ông sẽ làm tiêu tan ông.
Nếu bạn không lắng nghe chư phật, bạn sẽ bị những điều hại của mình làm tiêu tan hết. Điều hại mà bạn làm cho bản thân mình nhiều tới mức không ai có thể làm điều đó cho bạn được; bạn là kẻ thù lớn nhất cho bản thân bạn, ngay bây giờ như bạn vậy. Tất nhiên bạn có thể là người bạn lớn nhất nữa, nhưng bạn đã không thử điều đó.
Mọi điều bạn đã làm cho bản thân bạn chỉ là việc thường xuyên tạo ra địa ngục, nhưng bạn cứ làm điều đó, bởi lẽ đơn giản là bạn chưa bao giờ nhận trách nhiện lên vai riêng của mình. Bạn bao giờ cũng đổ trách nhiệm lên người khác, lên số phận, lên Thượng đế, lên xã hội, lên cấu trúc kinh tế, lên chính trị, lên quốc gia, lên cái này, lên cái nọ. Bạn cứ đổ trách nhiệm của mình lên người khác. Đây là cách chắc chắn để vẫn còn là nô lệ mãi mãi. Nhận toàn thể trách nhiệm đi.
Khi Phật nói, "Việc hại riêng của ông sẽ làm tiêu tan ông," ông ấy đang nói, "Nhớ rằng bất kì điều gì xảy ra cho ông đều là việc làm riêng của ông. Tốt hay xấu, phúc lạc hay khổ, tối hay sáng - bất kì điều gì ông thu hoạch, ông đều đã gieo mầm, và ông tuyệt đối chịu trách nhiệm cho nó chứ không ai khác cả."
Trao trách nhiệm cho ai đó khác là trở thành nô lệ. Nhận toàn thể trách nhiện về cái ta riêng của bạn đi. Lúc ban đầu điều đó là vất vả, nó là gánh nặng, nhưng chẳng mấy chốc bạn nhận ra: nếu bạn có thể tạo ra địa ngục, bạn cũng có thể tạo ra cõi trời nữa. Sẽ chỉ cần nhận biết thêm. Địa ngục là đi xuống dốc, chẳng cần nhận biết gì. Cõi trời là đi lên dốc, sẽ cần nhận biết ngày một nhiều. Khi bạn đi lên đỉnh, bạn sẽ phải rất có tính quan sát. $ketdoan $modoan
Mọi người quan sát những thứ sai. Nếu bạn có tiền, bạn rất có tính quan sát. Bạn cứ thường xuyên nhìn vào trong túi mình. Bạn cứ nhìn đi nhìn lại vào va li của mình để xem liệu tiền có an toàn không. Đó là cách kẻ cắp đi tới biết bạn có cái gì đó. Khi một người cứ thường xuyên chạm vào túi mình, bản thân người đó đang mời kẻ cắp tới. Người đó đang làm cho chúng nhận biết, chúng cũng quan sát chứ. Khi bạn đang che giấu cái gì đó, bạn đang mời mọi người đấy - nó phải là thứ quí giá. Ném viên kim cương kohinoor ra vườn, và chẳng ai sẽ đánh cắp nó.
Mọi người rất quan sát về những thứ sai, nhưng không quan sát về bản thể bên trong của họ.
Mulla Nasruddin và gia đình anh ta đi ra nghĩa địa với xác của người vợ mới mất của anh ta. Bỗng nhiên một trong những người khênh quan tài vấp vào viên đá đường và ngã. Quan tài rơi xuống đất và bật tung. Mọi người đứng sững sờ khi bà Nasruddin đã chết mở mắt ra. Bà ấy rất sống động, nạn nhân của sự rối loạn tâm lí.
Năm năm trôi qua và bà Nasruddin qua đời, lần này là nạn nhân của các nguyên nhân tự nhiên, nhưng Nasruddin đã không quên. Và trên đường tới nghĩa địa khi những người khênh quan tài tiến tới chỗ mà quan tài bà ấy đã bị rơi, anh ta kêu lên, "Lạy trời, nhìn kĩ hòn đá đường đấy!"
Ngay cả sau năm năm anh ta đã không quên, nhưng trong vòng năm giây bạn quên rồi. Nếu đó là quan sát bên trong thực sự thì ngay cả năm giây cũng là quá nhiều.
George Gurdjieff hay đưa cho các đệ tử của ông ấy chiếc đồng hồ bỏ túi và bảo họ, "Nhìn kim giây đi. Nếu ông có thể kiểm soát được trong sáu mươi giây, một phút, ta sẽ chấp nhận ông làm đệ tử. Nhớ nhìn vào kim giây, nhớ rằng 'Mình đang theo dõi kim giây... Mình đang theo dõi kim giây.' Đừng quên điều đó!"
Và trong một trăm người hiếm khi có một hay hai người có khả năng kiểm soát trong sáu mươi giây. Sáu mươi giây... trong vòng năm giây tâm trí đi xa xôi rồi, nó bắt đầu nghĩ về những thứ khác, nó quên mất. Thử điều đó mà xem, để chiếc đồng hồ và thử, và bạn sẽ thấy trong vòng năm tới bẩy giây bạn đã đi vào quá khứ, vào tương lai. Bạn không còn ở đây và bây giờ. Nhưng về những thứ không cần thiết, tầm thường, bạn quan tâm thế.
Điều hại của bạn sẽ làm tiêu tan bạn. Và chúng ta tất cả đều đang làm những điều hại đấy. Chúng ta nghĩ bởi vì chúng ta đang làm với người khác... điều đó tuyệt đối sai. Bất kì điều gì bạn làm với người khác đều sẽ đổ vào bạn, nó sẽ bật lại bạn cả nghìn lần. Thế giới thường xuyên ném mọi thứ về lại cho bạn. Nếu bạn ném hoa, hoa sẽ quay trở lại. Nếu bạn ném đá, đá sẽ quay trở lại. Và tại sao bạn ném đá, sao bạn bạo hành thế? Sao bạn cư cử theo cách gây hại thế? Bạn đang nghĩ, "Đây là cách để thắng, đây là cách để cạnh tranh. Đây là cách để thắng lợi trong thế giới."
Ngay chỗ đầu tiên, trong hàng triệu người đang tranh đấu một phần trăm sẽ có khả năng trở thành Alexander Đại đế. Tất cả những người còn lại sẽ thất bại trong thất vọng lớn lao. Và thứ hai là, người sau những nỗ lực gian nan đi tới đỉnh, thấy đỉnh hoàn toàn trống rỗng, mặc dầu người đó sẽ không nói vậy, bởi vì điều đó có vẻ xuẩn ngốc. Bạn làm việc vất vả thế, bạn tranh đấu nhiều thế, và thế rồi bạn đạt tới và trở thành tổng thống của cả nước - và thế rồi lại bảo mọi người rằng chẳng có gì ở đây cả... Bạn nhất định nói, "Aha! Tôi đã đạt tới rồi đây, đẹp làm sao, vui làm sao!" Bạn phải nói điều đó, chỉ để giữ thể diện của mình. $ketdoan $modoan
Và mọi người đều sẵn sàng làm bất kì cái gì để thắng. Họ có thể bò như chó, họ có thể vẫy đuôi mình như chó, họ có thể làm bất kì cái gì để thắng. Và hỏi người thắng mà xem - họ hoàn toàn trống rỗng, nhưng không đủ thực thà để nói rằng chẳng cái gì đã được đạt tới.
McNellis lê bước về nhà trong đêm trong trạng thái say mèn, mang về chiếc bánh mì kẹp to nhất mà bà McNellis đã từng thấy.
"Này nói ra đi," cô ấy kêu lên. "Anh lấy đâu ra cái bánh đó?"
"Thắng nó tại quán rượu đấy, uống thi với tụi trẻ, em yêu'."
"Vậy anh làm thế nào thắng được nó, em muốn biết?" cô ấy tiếp tục.
"Em yêu," McNellis nói một cách tự hào. "Nó được trao cho người nào có cái ấy to nhất. Mọi người trong quán rượu đều mở ra và..."
"Kevin Patrick Michael McNellis!" vợ anh ta rít lên. "Anh không có ý bảo với em là anh đã lôi cái ấy ra trước mọi người đấy chứ?"
"Bây giờ, em yêu'," người Irish nói, "không lôi tất cả ra đâu. Chỉ đủ để thắng thôi."
Phật nói:
Bị quên lãng, thơ thiêng hoen gỉ.
Vì cái đẹp hoen gỉ nếu không dùng
Và nhà không sửa sụp đổ thành phế tích,
và người canh gác, không cảnh giác, sẽ thất bại.
Trong thế giới này và thế giới tiếp
Có thuần khiết và không thuần khiết: Khi đàn bà thiếu phẩm giá,
Khi đàn ông thiếu hào phóng.
Nhưng không thuần khiết lớn nhất là dốt nát.
Tự giải phóng bản thân ông khỏi nó.
Là thuần khiết đi.
Bị quên lãng, thơ thiêng hoen gỉ. Vì cái đẹp hoen gỉ nếu không dùng. Và đó là cách tiềm năng lớn của bạn về nhận biết bị hoen gỉ, bị quên lãng - quên lãng trong nhiều kiếp sống. Bạn đã quên hoàn toàn rằng bạn có thể trở thành vị phật. Bạn đã quên hoàn toàn bản tính thực của mình, bản thể đích thực của mình; nhiều hoen gỉ đã mọc ra quanh bạn, và bây giờ bạn nghĩ, "Đây là tất cả những cái mình đang vậy."
Vì cái đẹp hoen gỉ nếu không dùng
Và nhà không sửa sụp đổ thành phế tích,
và người canh gác, không cảnh giác, sẽ thất bại.

Trong thế giới này và thế giới tiếp
Có thuần khiết và không thuần khiết...
Có đủ mọi loại không thuần khiết, nhưng ba loại Phật đặc biệt nhắc tới. Chúng là có ý nghĩa. Thứ nhất ông ấy nói: Khi đàn bà thiếu phẩm giá, duyên dáng, và khi đàn ông thiếu hào phóng. Chia sẻ chỉ vì mục đích chia sẻ. Sao Phật làm điều này thành khác biệt? Điều này có ý nghĩa vô cùng. Đây là một phần của tâm hồn của chư phật.
Tâm trí nữ tính về căn bản là tiếp nhận, và tâm trí nam tính về căn bản là năng nổ. Tâm trí nữ tính là đi vào trong, và tâm trí nam tính là đi ra ngoài. Tâm trí đi vào trong có thể phát triển trong duyên dáng rất dễ dàng. Do đó đàn bà có duyên dáng tự nhiên, cái đẹp tự nhiên, tròn trĩnh tự nhiên, hào quanh dịu dàng nào đó quanh cô ấy. Nếu cô ấy trở nên nhận biết hơn, duyên dáng của cô ấy sâu sắc hơn. Nếu cô ấy trở nên nhận biết hơn, cô ấy trở nên duyên dáng thuần khiết.
Nhiều lần tôi đã được hỏi tại sao có nhiều thầy đàn ông thế, nhưng không nhiều thầy đàn bà. Lí do là ở chỗ khi đàn bà trở nên chứng ngộ, cô ấy trở nên thụ động, đón nhận tới mức cô ấy không thể dạy được. Dạy nghĩa là tiếp cận tới người khác. Dạy là nỗ lực đi ra theo cách nào đó. Đàn bà là bụng mẹ. Bạn không bao giờ hỏi tại sao đàn bà không bao giờ trở thanh người bố. Đàn bà trở thành người mẹ, cô ấy không thể trở thành người bố được. Năng lượng dục của cô ấy không đi ra ngoài, chúng đi vào trong, cô ấy có tính chất nội tâm. Và cùng điều đó đúng cho tâm linh của cô ấy. Đàn bà trở thành đệ tử hoàn hảo. Không đàn ông nào có thể cạnh tranh được với đàn bà khi có liên quan tới tính chất đệ tử.
Do đó bao giờ cũng có cùng tỉ lệ với Phật, với Mahavira, với Jesus, với mọi người. Đàn bà chứng tỏ là đệ tử đích thực hơn. Khi Jesus bị đóng đinh tất cả đệ tử đàn ông đếu trốn hết. Mười hai tông đồ đó, thậm chí không có lấy một người... Nhưng đệ tử đàn bà lại có đó. Ngay cả gái mãi dâm, Mary Magdalene, đã có đó; cô ấy đã không trốn, cô ấy đã sẵn sàng liệu mạng mình.
Mahavira có bốn mươi nghìn sannyasins: ba mươi nghìn là đàn bà và mười nghìn là đàn ông. Và đích xác cùng tỉ lệ này với Phật - và bạn có thể thấy ở đây. Mọi người hỏi tại sao tôi trao cả đạo tràng vào trong tay đàn bà. Tôi có thể làm được gì? Họ là những đệ tử tốt nhất, họ biết cách nói có, họ biết cách tin cậy, họ biết cách cam kết toàn bộ. Đàn ông vẫn còn chút ít ngần ngại, đâu đó sâu bên dưới không còn cái gì sống. Ngay cả nếu người đó tin cậy, người đó tin cậy có điều kiện. Đàn bà tin cậy vô điều kiện, tin cậy của cô ấy là mãi mãi. Đàn ông tin cậy một cách trí tuệ. Đàn bà tin cậy bằng cả thân thể, tâm trí, linh hồn, bằng mọi thớ thịt mình. Tin cậy của cô ấy không là logic.
Do đó Phật nói, nếu đàn bà không duyên dáng, cô ấy thiếu cái gì đó, cái đó là không thuần khiết. Việc thiếu vắng của duyên dáng trong đàn bà là không thuần khiết. Nó có thể được tha thứ trong đàn ông, nhưng không tha thứ được trong đàn bà; và trong đàn ông, hào phóng, chia sẻ, cho tặng - đó là hiện tượng đi ra. Nếu đàn ông không hào phóng, nếu anh ta không thể cho, thế thì anh ta không thực sự là đàn ông.
Đó là lí do tại sao đã từng có nhiều thầy đàn ông thế, bởi vì đó là hào phóng, đó là cho, đó là chia sẻ. Đàn bà có thể nhận, đàn ông có thể cho. Vấn đề không phải ai là thầy và ai là đệ tử. Vấn đề là, theo bất kì cách nào mà bạn hoàn hảo, bạn đều hoàn thành bản tính mình. Là đệ tử hoàn hảo và bạn sẽ đi vào trong Thượng đế, là thầy hoàn hảo và bạn sẽ đi vào trong Thượng đế. Hoàn hảo là chìa khoá. Không thành vấn đề liệu bạn là đệ tử hay là thầy, nhưng là hoàn hảo. $ketdoan $modoan
Và điều thứ ba, và là điều quan trọng nhất, điều chẳng liên quan gì tới đàn ông hay đàn bà, điều áp dụng được cho cả hai là: Nhưng không thuần khiết lớn nhất là dốt nát. Không biết tới bản thân mình là không thuần khiết lớn nhất. Hai không thuần kiết đầu tiên là ngoại vi, ở chu vi; không thuần khiết thứ ba và quan trọng nhất là ở trung tâm, ở chính cốt lõi. Do đó nó không có phân chia nam/nữ. Đàn ông hay đàn bà chỉ khác nhau ở ngoại vi, nhưng ở trung tâm, tâm thức không nam không nữ. Cách diễn đạt của nó là nam và nữ nhưng bản tính thuần khiết nhất của nó ở ngoài nhị nguyên. Không biết tới bản thân mình là không thuần khiết lớn nhất.
Làm sao bạn sẽ biết tới bản thân mình? Vứt bỏ ham muốn và trở nên ý thức hơn. Giải phóng bản thân bạn khỏi dốt về bản thân mình. Là thuần khiết đi. Giải phóng bản thân bạn khỏi việc ham muốn. Ở trong trạng thái của vô ham muốn, tỉnh táo, ý thức, và bạn đã về tới nhà.
Nhớ lấy, chừng nào bạn chưa trở thành vị phật bạn đã làm phí cuộc sống của mình. Phật tính là việc nở hoa của bạn, hương thơm của bạn. Cây được hoàn thành khi nó nở hoa, và con người được hoàn thành khi người đó toát ra hương thơm của phật tính, khi người đó trở nên chói sáng; thế thì người đó đi tới biết mình là ai. Trong việc biết điều đó, tất cả đều được biết. Trong việc biết điều đó, Thượng đế được biết tới. Trong việc biết điều đó, chân lí được đạt tới - bạn trở thành chân lí, và chân lí giải thoát. Chân lí là tự do.
Đủ cho hôm nay.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét