Thứ Năm, 31 tháng 8, 2017

Dhammapada: Con đường của Phật (Tập 7) -Chương 7. Im lặng của bài ca

CHƯƠNG 7. IM LẶNG CỦA BÀI CA



Im lặng không thể làm ra người chủ từ người ngu.
Nhưng người chỉ cân sự thuần khiết trong chiếc cân của mình,
người tìm bản tính của hai thế giới,
Người đó là người chủ.
và vậy mà không phải hạnh kiểm tốt là cái giúp ông trên con đường,
không nghi lễ, không học sách vở, không rút lui vào cái ta,
không thiền sâu.
không một thứ nào trong những thứ này ban tặng quyền làm chủ hay vui vẻ.
Hỡi người tìm kiếm!
Dựa vào cái không
cho tới khi ông muốn cái không.
Im lặng đã từng được ca ngợi qua nhiều thời đại như một trong những nhân tố quan trọng nhất cho biến đổi bên trong; nhưng im lặng một mình nó là vừa không đủ vừa không ích lợi. Im lặng một mình nó có thể cực kì có hại. Im lặng một mình nó là trạng thái tiêu cực, nó có thể làm cho bạn chết nhiều hơn bạn hiện thế. Nó có thể phá huỷ vui vẻ của bản thể bên trong, nó có thể là chướng ngại cho sự trưởng thành của linh hồn mở hội.
Im lặng là hay chỉ nếu nó được bắt rễ trong nhận biết; nếu nó không được bắt rễ trong nhận biết, thế thì nó hoàn toàn trống rỗng. Với nhận biết im lặng có chiều sâu, sung mãn, hoàn thành, mãn nguyện, tràn ngập vui vẻ. Với nhận biết im lặng nở hoa, toát ra hương thơm lớn lao; không có nhận biết im lặng hoàn toàn trống rỗng và tăm tối, ảm đạm, buồn bã.
Im lặng có thể hoặc là của nghĩa địa hoặc là của mặt trời mọc. Im lặng có thể là của con chim tung cánh, hay nó có thể là của cái xác. Cả hai đều là im lặng, nhưng đối lập hẳn nhau. Im lặng của cái xác phải nên tránh, im lặng của hoa phải được hấp thu. Im lặng của hoa sẽ làm cho bạn thành đoá hoa, im lặng của cái xác sẽ làm cho bạn thành cái xác. Cả hai trông có vẻ như nhau từ bên ngoài. Đừng bị lừa dối bởi dáng vẻ - bao giờ cũng tìm cái bản chất, tìm chính cái cốt lõi.
Hai điều có thể dường như tương tự từ bên ngoài và có thể là đối lập lẫn nhau. Người tìm kiếm phải rất thận trọng, rất ý thức trên từng bước; bởi vì cái giả là dễ dàng đạt tới. Rất dễ trở thành chết, và rất khó trở nên tràn ngập với sống.
Đó là lí do tại sao hàng triệu sư và ni đã theo con đường giả - họ đã trở nên im lặng. Bạn có thể tới các tu viện và bạn sẽ thấy mọi người đều im lặng, nhưng im lặng của họ có mùi vị của cái chết. Im lặng của họ không phải là im lặng của bài ca, của điệu vũ; im lặng của họ không thiêng liêng. Thực ra họ đã sa ngã chứ không vươn lên cao, soải cánh bay lên. Họ đã sa ngã nhiều thế, họ đã trở thành như đá chết. Im lặng của họ đã không là sự biến đổi, nó đã là tự tử. Và bởi vì nó đã không phải là việc soải cánh bay lên cao, bạn sẽ thấy đủ mọi loại ngu xuẩn vẫn còn trong nó, chờ đợi cơ hội của chúng, đợi khoảnh khắc của chúng để bùng nổ. $ketdoan $modoan
Người ngu có thể trở nên im lặng. Điều đó có thể lừa dối nhiều người, họ có thể nghĩ, "Người này đã đạt tới." Nhưng người này đơn giản đang che giấu ngu xuẩn của mình, ngu si của mình, vô thức của mình đằng sau mẽ ngoài im lặng.
Một câu chuyện ngụ ngôn cổ Sufi nói:
Bốn người quyết định đi vào im lặng. Họ đi vào một cái hang; họ muốn sống trong im lặng trong ba tháng, bởi vì họ đã nghe nói nhiều về điều đó - họ đã trở nên say mê nhiều thế. Họ đã tham vọng để thu được cái gì đó từ nó. Không phải là hiểu biết đã đưa họ tới cái hang này. Đó là tham, đó là ham muốn, tham vọng.
Do đó trong vòng vài phút mọi thứ đều bị phơi bày. Chỉ trong vòng vài phút người thứ nhất nói, "Tôi tự hỏi liệu tôi có nên thổi tắt nến đi không? Điều đó là cực phí phạm, chẳng có ai trong nhà cả."
Người thứ hai nói, "Anh ngu lắm! Anh đã nói rồi!
Và chúng ta đã lấy lời nguyện im lặng."
Người thứ ba cười và nói, "Anh là kẻ ngốc còn lớn hơn! Nếu anh ta đã nói, cần gì anh phải nói nữa?"
Và người thứ tư nói, "Nhờ trời, tôi là người duy nhất chưa nói ra."
Chỉ bởi việc im lặng chẳng cái gì thay đổi cả, bạn vẫn còn như cũ. Biến đổi tới qua nhận biết. Nhận biết đem tới im lặng của riêng nó, rất sống động, đập rộn ràng cùng với vĩnh hằng, đầy bài ca. Nó không buồn và nghiêm chỉnh bởi vì nó không chết, nó có điệu vũ của nó. Nó cực kì đẹp, nó là tích cực, có tính tồn tại. Nó không làm bạn chỉ là thứ hổng hoác. Nó làm cho bạn đầy tới mức bạn bắt đầu ngập tràn với vui vẻ. Bạn trở thành được đáp ứng tới mức bạn không thể chứa được sự mãn nguyện bên trong bản thân mình, bạn phải chia sẻ nó. Bạn trở thành đám mây đầy nước mưa. Bạn phải mưa rào nó xuống.
Nhưng từ một trăm cái gọi là người tìm kiếm, chỉ thỉnh thoảng mới có một người tìm kiếm hiếm hoi đi tới biết sự khác biệt giữa im lặng thực và im lặng không thực. Làm sao người ngu bên trong bạn có thể bị vứt bỏ bởi việc là im lặng? Vâng, điều đó sẽ không được diễn đạt, nhưng nó sẽ có đó. Thực ra nó sẽ trở nên ngày một mạnh hơn - không được diễn đạt nó sẽ tích luỹ năng lượng. Và bất kì khoảnh khắc nào, bất kì cơ hội nào, và bạn sẽ bày tỏ nó; bạn sẽ không thể nào che giấu nó mãi mãi được.
Người ta phát hiện ra trong một toà nhà gồm các căn hộ, rằng đích xác năm mươi căn hộ được gia đình người Do Thái thuê và năm mươi căn hộ do gia đình người Ki tô giáo thuê. Tin này truyền đi và từ đó về sau, trong nhiều năm, bất kì khi nào một người Do Thái dọn đi, người Do Thái khác lại lấp vào chỗ người đó, và tình hình cũng giống thế với người Ki tô giáo. Vậy cân bằng được duy trì. Tuy nhiên một lần người Do Thái nhanh chân hơn người Ki tô giáo và con số này trở nên không cân bằng - năm mươi mốt so với bốn mươi chín. Sau đó người Ki tô giáo bắt đầu dọn đi cho tới khi cuối cùng toà nhà này chín mươi chín phần trăm thuộc vào người Do Thái.
Một phong trào nảy sinh trong số những người thuê nhà ủng hộ toà nhà toàn người Do Thái. Một uỷ ban được lập ra và ông Ginsberg, như người phát ngôn, tới thăm ông Gallagher, người độc thân Ai len. Khi ông ta về nhà, bà Ginsberg hỏi chuyện gì đã xảy ra. "Thế này," ông Ginsberg đáp, "Gallagher nói ông ấy đã làm tình với mọi đàn bà trong toà nhà này ngoại trừ một người, và sẽ không chuyển đi chừng nào ông ấy chưa làm tình với bà ấy." $ketdoan $modoan
"Hừ," bà Ginsberg đăm chiêu, "đó phải là bà Pincus tệ hại, hợm mình."
Khoảnh khắc đầu tiên, và kẻ ngu của bạn sẽ lòi ra. Bạn có thể giữ nó bên dưới được bao lâu? Bạn có thể ngồi trên nó được bao lâu? Bạn có thể canh gác đề phòng được bao lâu? Chỉ một thảnh thơi nhỏ và nó sẽ lòi ra.
Phật nói:
Im lặng không thể làm ra người chủ từ người ngu.
Một phát biểu kì lạ từ vị phật, bởi vì im lặng đã từng được ca ngợi nhiều thế; như vị phật nói chân lí như nó vậy. Ông ấy không quan tâm về truyền thống.
Ở Ấn Độ, im lặng đã từng là một trong những phẩm chất được ca ngợi nhiều nhất trong hàng thế kỉ. Sư Jaina có tên là muni - muni nghĩa là "người im lặng." Toàn thể nỗ lực của ông ấy là để im lặng, ngày một nhiều im lặng hơn. Phật nói, "Nhưng đừng là kẻ ngu, chỉ im lặng sẽ không ích gì." Nó có thể giúp bạn giữ ngu xuẩn cho bản thân bạn, nhưng ngu xuẩn sẽ cứ tích luỹ, và sớm hay muộn nó sẽ thành quá nhiều. Nó nhất định lòi ra, và tốt hơn cả là để nói lòi ra theo từng liều nhỏ mọi ngày, thay vì tích luỹ nó, và rồi để nó ùa ra như trận lụt.
Điều này đã là quan sát của riêng tôi nữa. Những người vẫn còn im lặng trong một thời gian dài trở nên rất ngu xuẩn, bởi vì im lặng của họ chỉ trên bề mặt. Sâu bên dưới có rối loạn. Sâu bên dưới họ là cùng người đó, với tham, ghen tị, đố kị, hận thù, bạo hành - vô ý thức, với đủ mọi loại ham muốn.
Có thể bây giờ họ ham muốn về thế giới khác, tham về thế giới khác, nghĩ nhiều về thiên đường hơn thế giới này và trần gian. Nhưng đó là cùng một thứ, được phóng chiếu lên màn ảnh lớn hơn, được phóng chiếu vào vĩnh hằng. Thực ra, tham đã trở thành gấp cả nghìn lần. Đầu tiên nó là về những thứ nhỏ bé: tiền, quyền, danh. Bây giờ nó là về thượng đế, samadhi, niết bàn. Điều đó đã trở thành cô đọng hơn và nguy hiểm hơn.
Thế thì cái gì phải được làm? Nếu im lặng không thể làm ra được người chủ từ kẻ ngu, thế thì cái gì có thể làm ra người chủ? Nhận biết. Và phép màu là, nếu bạn trở nên nhận biết, im lặng theo bạn như cái bóng.
Nhưng thế thì im lặng đó không được thực hành; nó tới theo ý riêng của nó. Và khi im lặng tới theo ý riêng của nó, nó có cái đẹp vô cùng của nó. Nó sống động, nó có bài ca tại cốt lõi bên trong nhất của nó. Nó đáng yêu, nó phúc lạc. Nó không trống rỗng; ngược lại, nó là đầy đủ. Bạn đầy tới mức bạn có thể ban phúc cho toàn thế giới vậy mà nguồn của bạn vẫn còn không cạn; bạn có thể cứ cho mãi, và bạn sẽ không thể nào làm cạn kiệt nguồn được. Bạn đã loạng choạng vớ vào Thượng đế - nhưng điều đó xảy ra qua nhận biết.
Đó là đóng góp rất có ý nghĩa của Phật, nhấn mạnh của ông ấy là vào nhận biết.
Im lặng trở thành phụ, im lặng trở thành sản phẩm phụ. Người ta không làm im lặng thành mục đích - mục đích là nhận biết. Nếu bạn chăm nom bụi hồng, nếu bạn cho nó đúng lượng nước, mặt trời và bóng râm, hoa hồng nhất định tới vào thời điểm riêng của chúng. Bạn không cần lo lắng về hoa hồng. Im lặng là hoa hồng, nhận biết là bụi hồng. Bạn chăm nom bụi hồng, đừng quan tâm quá nhiều về hoa hồng. Nếu bạn quan tâm quá nhiều về hoa hồng mà không nghĩ về bụi hồng, có mọi khả năng bạn sẽ mua được hoa hồng nhựa nào đó. Im lặng được thực hành là hiện tượng đồ nhựa, nó là giả, rởm, lừa người khác và tự lừa bản thân bạn. $ketdoan $modoan
Im lặng không thể làm ra người chủ từ người ngu. Và Phật ngụ ý gì bởi người ngu? Ai ngu? Ông ấy không ngụ ý người không hiểu biết đâu, ông ấy không ngụ ý người vô giáo dục, vô văn hoá. Người ngu có thể có văn hoá nhiều lắm đấy. Người ngu có thể có bằng tiến sĩ, người ngu có thể đã tích luỹ tri thức lớn lao, có học. Thực ra, người ngu được biết là làm những điều như vậy, bởi lẽ đơn giản là họ sợ cái ngu xuẩn riêng của mình và muốn che đậy nó. Tiến sĩ, tiến sĩ văn chương trở thành cái vỏ che đậy tốt.
Người ngu trở thành triết gia lớn, học giả lớn. Thay vì việc biết người đó trở thành thông thái. Thay vì việc thấy ánh sáng người đó biết nhiều về ánh sáng. Và dần dần, dần dần người đó tự thuyết phục bản thân mình rằng việc biết về ánh sáng là biết ánh sáng, biết về Thượng đế là biết Thượng đế, biết về yêu là biết yêu. Nó không phải vậy. Người đó vẫn còn bị giới hạn vào những từ trống rỗng. Người đó sẽ đa ngôn, người đó có thể biết những từ hay. Người đó có thể dùng ngôn ngữ một cách điêu luyện, người đó có thể dùng logic để chứng minh ý thức hệ của mình, người đó có thể là nhà logic thiện xảo. Nhưng chẳng cái gì trong những điều này làm thay đổi ngu si của người đó, người đó vẫn còn là kẻ ngu.
Thế thì ngu xuẩn là gì? Từ mà Phật dùng, từ nguyên gốc, là mulha, điều đã được dịch thành "ngu." Thực ra nó nên được dịch là "người sống trong vô ý thức," người sống như kẻ đang ngủ bước đi, người sống một cách máy móc, người cứ đi qua nhiều thứ, nhưng tất cả cử chỉ của người đó đều trống rỗng. Người đó sống mà không biết tại sao, người đó cứ chạy xô đi mà không biết ở đâu. Người đó thậm chí không nhận biết về mình là ai - người đó không nếm trải tâm thức riêng của mình. Và bởi vì bản thể bên trong của người đó là trong bóng tối, người đó vẫn còn ngu xuẩn trong bất kì cái gì người đó thử làm. Tri thức của người đó, việc học hành của người đó, uyên bác của người đó, không có kết quả gì.
Người sống một cách vô ý thức, như người mộng du, là kẻ ngu; người sống một cách có ý thức bắt đầu thay đổi từ ngu xuẩn tới trí huệ. Lần nữa để tôi nhắc bạn: trí huệ không phải là tri thức. Trí huệ là có ý thức, và người đạt tới sự hoàn hảo của trí huệ, sự hoàn hảo của ý thức, được Phật gọi là người chủ. Im lặng không thể làm ra người chủ từ người ngu.
Vào tuần trăng mật của mình, Abe say sưa với lòng biết ơn Becky tới mức anh ta muốn cho cô ấy cái gì đó. Chẳng có gì trong tay, anh ta với lấy cái ví của mình và cho cô ấy hai mươi đô la. Từ đó trở đi điều đó trở thành nghi lễ gia đình. Mỗi lần Abe làm tình với Becky, anh ta đều cho cô ấy một số tiền, số tiền thay đổi theo việc kinh doanh của anh ta tiến triển thế nào.
Nhiều năm trôi qua, suy thoái tới và kinh doanh thực sự tồi tệ. Trong nhiều tuần và tháng Abe đã không làm tình với Becky. Cuối cùng, trong tuyệt vọng, cô ấy hỏi, "Abe ơi, có chuyện gì thế? Anh không yêu em nữa sao?"
Abe nói cho cô ấy sự thật, rằng anh ta gần phá sản rồi. "Đừng lo anh yêu," cô ấy đáp, và nâng chiếc đệm lên, cô ấy để lộ ra hàng nghìn hàng nghìn đô la. "Tất cả tiền anh đưa em, em để trong giường," cô ấy nói.
"A," anh ta kêu lên vừa gõ trán, "Anh đáng phải đưa cho em cả doanh nghiệp của anh." $ketdoan $modoan
Người vô ý thức không thể bao giờ cũng cảnh giác đề phòng được. Có những khoảnh khắc bí mật lòi ra. Bạn có thể lừa dối, nhưng chỉ một lúc thôi - bạn không thể lừa được mãi, ít nhất không lừa được vợ mình.
Và làm sao bạn có thể lừa được bản thân Thượng đế? Làm sao bạn có thể lừa được sự tồn tại? Với sự tồn tại bạn phải tuyệt đối thành thực, bởi vì trước sự tồn tại bạn hoàn toàn trần trụi. Sự tồn tại biết bạn tỏ tường lắm, bạn trong suốt. Tốt hơn cả là không nên che giấu, bởi vì nếu chúng ta không che giấu, có khả năng là chúng ta có thể thay đổi hình mẫu sống của mình, cách thức của mình, phong cách của mình. Và chỉ có hai phong cách: Một phong cách là vô ý thức - tôi gọi điều đó là phong cách thế gian. Và phong cách kia là phong cách của ý thức - tên của tôi đặt cho phong cách đó là tính chất sannyas. Sannyas đơn giản nghĩa là nỗ lực có cam kết để sống một cách có ý thức.
Nhưng người chỉ cân sự thuần khiết trong chiếc cân của mình,
người thấy bản tính của hai thế giới,
Người đó là người chủ.
Ai là người chủ theo Phật?... người chỉ cân sự thuần khiết trong chiếc cân của mình.
Bao giờ cũng nhớ, với Phật thuần khiết không bao giờ là khái niệm đạo đức. Ông ấy không phải là tu sĩ, ông ấy không phải là chính khách. Ông ấy là người đã vượt ra ngoài mọi nhị nguyên - kể cả nhị nguyên của tốt và xấu. Thế thì ông ấy có thể ngụ ý gì bởi thuần khiết? Với thuần khiết ông ấy bao giờ cũng ngụ ý hồn nhiên, cũng giống như đứa trẻ nhỏ chẳng biết gì về cái gì là tốt và cái gì là xấu.
Hiền nhân cũng trở thành đứa trẻ lần nữa, nhưng ông ấy đi ra ngoài. Đứa trẻ ở dưới nhị nguyên, và hiền nhân ở bên ngoài nhị nguyên. Một điều là tương tự, rằng cả hai đều không phải là một phần của thế giới nhị nguyên, của thế giới mà mọi thứ đều bị phân chia thành các cực đối lập: tốt và xấu, đêm và ngày, yêu và ghét, sống và chết, thế giới này và thế giới kia, tội nhân và thánh nhân.
Tội nhân là người biết cái gì là tốt và cái gì là xấu, nhưng đi theo cái xấu. Thánh nhân là người biết cái gì là tốt và cái gì là xấu, nhưng đi theo cái tốt. Và hiền nhân là người biết cái gì là tốt và cái gì là xấu, nhưng đã vượt ra ngoài cả hai và không còn quan tâm tới những phân chia đó. Ông ấy sống trong nhận biết vô chọn lựa. Đó là thuần khiết.
Sống không có chọn lựa nào nghĩa là để Thượng đế sống qua bạn. Nếu bạn chọn thế thì bạn không cho phép Thượng đế sống qua bạn. Khi bạn dừng chọn lựa, khi bạn đơn giản buông xuôi theo cái toàn thể, khi bạn nói, "Ý chí của ngài sẽ được thực hiện," bạn không còn là người chọn lựa, không còn là người làm, bạn trở thành trung gian. Thế thì Thượng đế sống qua bạn, thế thì bất kì cái gì xảy ra đều thiêng liêng; nó không tốt không xấu, nó đơn giản thiêng liêng. Từ nhận biết vô chọn lựa, hành động trở thành thiêng liêng.
Nhưng người chỉ cân sự thuần khiết trong chiếc cân của mình, người thấy bản tính của hai thế giới.... Người tôn giáo cứ nói mãi về thế giới này và thế giới khác. Họ kết án thế giới này: đây là nhất thời, đây là một luồng, chẳng cái gì kéo dài, mọi thứ đều thay đổi, mọi thứ đều biến thành cát bụi. Họ cứ kết án thế giới này theo mọi cách có thể, và họ cứ ca ngợi thế giới khác. Nhưng Phật nói rằng thế giới này và thế giới kia đều là hai phần của phóng chiếu của bạn; bạn đã phóng chiếu thế giới kia trên nền thế giới này. Bởi vì bạn thấy thế giới này là vô thường, bạn phóng chiếu ra thế giới thường hằng. Đó là ham muốn về phần bạn, nó chẳng liên quan gì tới thực tại cả. $ketdoan $modoan
Bạn sẽ muốn có thế giới thường hằng nơi mọi sự vẫn còn kéo dài, nơi mọi sự vẫn còn như nó vậy. Bạn sợ thay đổi, do đó bạn tạo ra một thế giới không đổi. Bạn gọi nó là thiên đường, cõi trời; chẳng cái gì thay đổi ở đó, thời gian không tồn tại. Thế giới này là thời gian, thế giới kia là phi thời gian. Thế giới này được tạo ra bằng bụi, và thế giới kia được tạo ra bằng vàng. Nhưng bụi hay vàng tất cả đều là phóng chiếu của bạn thôi.
Chính là từ khổ của thế giới này mà bạn đã tạo ra thiên đường của bạn; và nếu bạn nhìn vào trong kinh sách của mọi tôn giáo, bạn có thể dễ dàng phát hiện ra việc phóng chiếu. Bất kì điều gì thiếu ở đây, bạn đều đặt nó vào kia. Bất kì điều gì bạn không thích ở đây, bạn đều không đặt nó vào trong thế giới kia. Bất kì cái gì bạn thích ở đây, nhưng bạn sợ rằng nó sẽ bị cái chết hay hoàn cảnh lấy đi, bạn đều làm thành tuyệt đối vĩnh hằng ở đó.
Chẳng hạn, ở cõi trời không ai già đi - mọi người còn trẻ mãi. Bạn đã bao giờ thấy thiên thần già trong bất kì bức tranh nào không? Họ tất cả đều trông như trẻ con. Trong huyền thoại Hindu đàn bà cõi trời không bao giờ lớn hơn tuổi mười sáu; đó là ham muốn. Trong huyền thoại Hindu các apsaras, đàn bà cõi trời, không vã mồ hôi, chẳng cần gì tới chất khử mùi, không cần nước hoa. Thân thể họ được làm bằng vàng. Nhưng đó là cái loại đàn bà gì nếu thân thể cô ấy bằng vàng? Bạn có khả năng yêu người đàn bà có thân thể làm bằng vàng không? - sự thoả ước thôi.
Trong huyền thoại Hindu có những cây trên cõi trời, cây thoả ước. Bạn chỉ ngồi dưới gốc cây đó, bạn ước bất kì cái gì và nó lập tức được đáp ứng, ngay tức khắc. Đây là những ham muốn, những ham muốn không được đáp ứng, những giấc mơ không được đáp ứng. Chúng ta thất vọng ở đây tới mức chúng ta phóng chiếu ra thế giới.
Karl Marx là đúng theo cách đó khi ông ấy nói tôn giáo là thuốc phiện của mọi người. Vâng, cái gọi là tôn giáo đã vận hành như thuốc phiện. Họ giữ mọi người bị say với thế giới khác, họ giúp mọi người bằng cách nào đó chịu đựng khổ đang có trong hiện tại trong thế giới này. Vấn đề chỉ là vài ngày thôi - thế rồi cái chết tới và được giải thoát. Và thế rồi bạn sẽ sống trong sự hiện diện của Thượng đế mãi mãi, trong vui vẻ vĩnh hằng.
Phật chưa bao giờ nói về thế giới kia; ông ấy nói thế giới này và thế giới kia cả hai đều là phóng chiếu của tâm trí chúng ta. Người ta nên gạt bỏ cả hai, người ta nên quay vào trong thay vì nhìn ra ngoài. Thế giới này là bên ngoài, thế giới kia là bên ngoài; cả hai đều bên ngoài bạn, và cả hai đều là đối tượng của ham muốn. Và bất kì đối tượng nào của ham muốn nhất định đem lại thất vọng. Bất kì mong đợi nào nhất định biến thành thất vọng. Mong đợi là bắt đầu của thất vọng, chính hạt mầm. Thận trọng với nó!
Phật nói, người biết điều này là người chủ, và người sống trong nhận biết vô chọn lựa, không chọn cái này không chọn cái kia, là người chủ. Người đó thực sự là vua; bằng không mọi người đều là kẻ ăn xin. Nếu bạn có ham muốn bạn là kẻ ăn xin. Ham muốn nghĩa là ăn xin; bạn thường xuyên ăn xin về cái này và về cái nọ.
Nhìn vào tâm trí bạn đi, tâm trí là kẻ ăn xin. Vứt bỏ tâm trí và bạn sẽ ngạc nhiên: tâm thức của bạn là người chủ. Nhưng tâm trí sống qua phân chia, nó bao giờ cũng sống qua các cực đối lập: nó để cái kia chống lại cái này, và thế rồi cứ chọn lựa hoài. Tâm trí nghĩa là chọn lựa, chọn lựa nghĩa là vô ý thức. Ý thức nghĩa là vô chọn lựa, và là vô chọn lựa là tự do khỏi mọi ham muốn, là tự do khỏi mọi phóng chiếu, là tự do khỏi mọi tưởng tượng, là tự do khỏi tương lai. $ketdoan $modoan
Và khoảnh khắc bạn tự do khỏi tương lai, hiện tại bỗng nhiên bột phát ra trong tất cả sự huy hoàng của nó trước bạn; vinh quang của nó là vô hạn, vui vẻ của nó là vô biên, cực lạc của nó là không thể diễn tả nổi. Nó biến đổi kẻ ăn xin của bạn thành người chủ.
Người đó không làm hại vật sống.
Người chủ không thể bạo hành được, người đó chỉ có thể yêu, yêu thuần khiết; người đó không thể làm hại được, điều đó là không thể được. Tại sao? Nhiều tôn giáo đã từng dạy bất bạo hành. Phật không dạy bất bạo hành; lần nữa, nó là sản phẩm phụ, hệ quả của việc là người chủ. Ông ấy không nói, "Bất bạo hành để cho ông có thể là người chủ." Ông ấy nói: Là người chủ đi, để cho ông có thể bất bạo hành. Đó là chỗ ông ấy khác với tư duy tôn giáo bình thường. Ông ấy đem tới sáng suốt rất phi thường mang ý nghĩa vô cùng.
Nếu bạn hiểu sáng suốt của ông ấy, bạn sẽ hiểu cốt lõi tinh tuý của tôn giáo thực. Nếu bạn thực hành bất bạo hành, bạn sẽ vẫn còn bạo hành; nhiều nhất, bề mặt của bạn sẽ trở thành bất bạo hành. Bạn sẽ sơn vẽ nó với mầu sắc đẹp, nhưng đằng sau nó, đằng sau tất cả những mầu sắc cầu vồng đó, bạn sẽ là cùng con người cũ, cùng người bạo hành đó.
Tại sao bạo hành tồn tại trong con người? Bởi vì chúng ta không thể thấy được bản thân mình là một phần của vũ trụ, chúng ta thấy bản thân mình như tách rời. Trong tách rời đó là bạo hành. Nếu tôi tách rời khỏi mọi người khác thế thì tất nhiên tôi phải tranh đấu vì sự sống còn của riêng tôi.
Charles Darwin nói: Cuộc sống là đấu tranh - đấu tranh sinh tồn, và chỉ kẻ mạnh nhất sống sót. Cho nên bạn phải tranh đấu bằng nanh và vuốt, bạn phải tranh đấu bằng toàn thể năng lượng của mình, chỉ thế thì bạn mới có thể sống sót được; bằng không, bạn sẽ bị ăn thịt, bị phá huỷ. Và nếu bạn nhìn ra bên ngoài, điều đó dường như là vậy.
Chính trị chứng minh cho Charles Darwin. Mọi người đang tranh đấu với mọi người khác; và làm sao bạn có thể bất bạo hành nếu bạn liên tục tranh đấu? Con người tinh ranh tới mức con người có thể thay đổi, biến đổi cái bất bạo hành của mình thành vũ khí. Con người có thể làm ra vũ khí từ nó, người đó có thể bắt đầu tranh đấu bất bạo hành.
Tôi đã nghe một câu chuyện:
Một thanh niên, một người theo Gandhi, tín đồ của Mahatma Gandhi, yêu một người đàn bà. Người bố chống đối anh ta lắm, bản thân người đàn bà này cũng rất chống đối anh chàng này - cô ấy ghét nhìn mặt anh ta. Nhưng anh ta quyết tâm, anh ta là người đàn ông của sức mạnh ý chí, và anh ta rất bất bạo hành. Thế là anh ta giở trò bất bạo hành.
Anh ta tới nhà của người đàn bà này, ngồi trước cửa và tuyên bố rằng anh ta sẽ nhịn ăn cho tới chết, chừng nào cô ấy chưa lấy anh ta. Một phương pháp rất bất bạo hành: nhịn ăn cho tới chết. Bạn không làm hại người nào cả. Đó là điều Mahatma Gandhi đã làm trong cả đời mình: nhịn ăn cho tới chết. Nhưng điều đó có phải là bất bạo hành không? Nó là bạo hành, bạo hành thuần khiết. Tất nhiên bạn không phá huỷ người khác, bạn đang phá huỷ bản thân bạn; nhưng lời đe doạ rằng "Tôi sẽ phá huỷ bản thân tôi," là đe doạ của bạo hành. Và bạn để cho người khác tuyệt đối không được bào chữa.
Người đàn bà này rất bối rối, bấn loạn, phải làm gì đây? Nếu người đàn ông này chết, cô ấy sẽ cảm thấy phạm tội cả đời mình rằng cô ấy đã là nguyên nhân của cái chết của thanh niên này. Người bố cũng bị rối loạn lắm. Và báo chí cứ viết bài và ca ngợi chàng thanh niên này, anh ta bất bạo hành thế, anh là người theo Gandhi làm sao. Người bố đâm phát rồ - làm gì, không làm gì? Ai đó gợi ý, "Ông nên đến hỏi một người già theo Gandhi, phải có phương pháp nào đó chứ, phải có thuốc giải nào đó chứ." $ketdoan $modoan
Ông ta tới một người già theo Gandhi, ông này nói cho ông ta, "Không, đừng lo. Tôi biết rồi. Ông làm một điều này, điều rất đơn giản." Ông ấy thì thào một bí mật vào tai và người bố rất sung sướng - và thủ đoạn này có tác dụng. Ông già theo Gandhi nói, "Ông tới một gái mãi dâm già tôi biết, ông bảo cô ấy tới nhà ông, ngồi bên cạnh anh thanh niên kia, và để cho cô ấy tuyên bố rằng 'Tôi nhịn ăn cho tới chết chừng nào anh thanh niên này chưa lấy tôi.'"
Và chính đêm đó anh thanh niên trốn mất tiêu và chẳng bao giờ thấy lại nữa.
Bất bạo hành trong tay các chính khách nhất định trở thành bạo hành. Nó chỉ là cái tên hay cho một hiện tượng xấu xí. Đây không phải là cách tiếp cận của Phật, mặc dầu những người theo Gandhi cứ tuyên bố rằng Gandhi là người bất bạo hành vĩ đại nhất sau Phật Gautam. Ông ấy không phải vậy; ông ấy chẳng có hiểu biết gì về Phật và sáng suốt của Phật. Ông ấy thuần tuý và đơn giản là chính khách. Chính trị của ông ấy rất tinh vi - chính trị của ông ấy rất tinh ranh, quỉ quyệt. Nhưng ông ấy không có tính tôn giáo chút nào. Toàn thể cách tiếp cận của ông ấy có tính chính trị.
Nếu bạn thực hành bất bạo hành - và ông ấy đã thực hành điều đó cả đời mình - bất bạo hành sẽ là giả. Nó không thể được thực hành. Bất kì cái gì - bất bạo hành, trí huệ, im lặng, tình yêu, từ bi, không một trong những phẩm chất đẹp đẽ này có thể được thực hành. Nếu bạn thực hành chúng bạn xuyên tạc chúng. Chúng tới theo cách riêng của chúng; mọi điều bạn cần làm là ngày một nhiều nhận biết hơn.
Trên cây nhận biết nhiều hoa nở ra: hoa của tình yêu, hoa của chân lí, hoa của từ bi, hoa của bất bạo hành. Tại sao? - bởi vì bạn càng trở nên nhận biết, bạn càng ít tin vào tách biệt. Bạn càng trở nên nhận biết, bạn càng ít bản ngã. Khi bạn trở thành nhận biết toàn bộ, bạn biến mất - bạn trở thành một phần và một mảnh của cái toàn thể. Thế thì làm sao bạn có thể bạo hành được? Với ai? Không có ai khác cả, bạn sẽ tranh đấu với ai?
Bạo hành hay bất bạo hành không phải là vấn đề chút nào. Không có người khác để tranh đấu với. Nó tất cả là cái một rồi, toàn thể vũ trụ này là một Thượng đế và chúng ta là một phần của nó. Thấy nó, biết nó, nhận ra nó, từ bi và tình yêu bắt đầu tuôn chảy. Người đó không làm hại vật sống.
và vậy mà không phải hạnh kiểm tốt là
Nhớ những lời này, tầm quan trọng của chúng, ý nghĩa của chúng. Chúng là rất hàm súc. Và vậy mà hạnh kiểm tốt không phải là... "Nhớ đấy," Phật đang nói, "ta không nói về hạnh kiểm tốt đâu."
cái giúp ông trên con đường,
Hạnh kiểm tốt có thể cho bạn mỗi sự kính trọng. Hạnh kiểm tốt có thể giúp bạn đạt tới bản ngã ngoan đạo, hạnh kiểm tốt sẽ làm cho mọi người ca ngợi bạn. Họ sẽ gọi bạn là thánh nhân, bản ngã của bạn sẽ rất được thoả mãn; nhưng hạnh kiểm tốt không thể giúp được bạn trên con đường. Thực ra nó sẽ cản trở.
Bạn càng trở nên đáng kính, bạn càng ít tính nổi dậy. Bạn càng trở nên đáng kính, bạn càng sợ bạn đi ngược lại truyền thống, ngược lại sự tuân thủ, ngược lại qui ước. Bạn càng đáng kính hơn, bạn càng là nô lệ hơn; nô lệ của xã hội và nhà thờ, nô lệ của quốc gia, nô lệ của người khác - bởi vì họ bắt đầu chi phối bạn. Họ bắt đầu theo những cách thức tinh vi bảo bạn điều phải làm và điều không làm. Thế rồi họ thưởng cho bạn bằng kính trọng. Đó là hối lộ. Bằng việc thưởng cho bạn, họ đang nói, "Trông đấy, nếu anh cứ làm cùng điều đó, chúng tôi sẽ thưởng anh thêm nữa. Nếu anh không làm cùng điều đó, nếu anh đi lạc lối, chúng tôi sẽ rút đi sự kính trọng của chúng tôi. Chúng tôi sẽ kết án anh." $ketdoan $modoan
Họ kính trọng bạn bởi lẽ đơn giản là bạn hoàn thành các ham muốn của họ và các trông đợi của họ, bởi lẽ đơn giản là bạn trở thành một phần của truyền thống chết, một tấm gương về tất cả những cái đã chết từ lâu rồi. Bạn trở thành nô lệ cho quá khứ.
Và vậy mà, Phật nói, hạnh kiểm tốt không phải là cái giúp ông trên con đường... bởi vì hạnh kiểm tốt của bạn chỉ được bạn thực hành; nó đã không nảy sinh từ cốt lõi bên trong nhất của riêng bạn, bạn đang theo ước định. Bạn đang theo bất kì cái gì đã từng bị áp đặt lên bạn. Nếu bạn là người Hindu bạn sẽ theo hạnh kiểm nào đó mà người Hindu mong đợi ở bạn. Nếu bạn là người Mô ha mét giáo, bạn sẽ theo hạnh kiểm nào đó đã từng được áp đặt lên bạn.
Ayatollah Khomeini, người có cái tên thực là Ayatollah Khomeiniac, cứ nói với những tín đồ của ông ấy: Tử vì đạo đi, chúng ta là những người tử vì đạo - nếu bạn chết đi trong tranh đấu vì tôn giáo, bạn sẽ được sinh trong thiên đường. Jihad, chiến tranh tôn giáo, là cách thức chắc chắn nhất và sẵn có dễ nhất để đạt tới Thượng đế; mọi cách khác đều là cách rất lâu. Chết trong cuộc chiến tranh tôn giáo là lối tắt.
Bây giờ nhiều người, những người điên, đang theo kẻ cung trăng này. Vâng, ông ấy là Khomeiniac. Nhưng điều này bao giờ cũng là vậy. Những kẻ điên cuồng này, những kẻ cung trăng này, những kẻ cuồng tín, đã chi phối nhân loại. Họ cứ hứa hẹn với bạn về một tương lai tươi đẹp sau cái chết. Đó là việc kinh doanh hay, bởi vì chẳng ai quay lại để nói liệu nó có thực xảy ra hay không. Đó là việc buôn bán hàng hoá vô hình.
Bạn có thể có hạnh kiểm tốt theo xã hội nào đó nhưng bạn sẽ vẫn còn vô ý thức như bạn đã vậy trước đây. Bằng việc là người Mô ha mét giáo hay người Hindu hay người Ki tô giáo bạn không trở nên có ý thức. Nếu bạn trở nên có ý thức bạn không thể là người Hindu hay người Mô ha mét giáo hay người Ki tô giáo. Làm sao bạn có thể ngu xuẩn thế để là người Hindu, là Phật tử, là người Jaina? - không thể được! Bạn sẽ không có tính từ nào cho bạn cả. Bạn sẽ đơn giản là con người, sinh linh thiêng liêng. Điều đó là quá đủ, và cần gì khác nữa?
Nhưng theo cái gọi là hạnh kiểm tốt, bạn sẽ vẫn còn là cùng con người vô ý thức.
Joe đi chơi cả đêm với một cô tóc vàng loá mắt. Anh ta về nhà lúc bình minh và cố gắng có vẻ tỉnh táo yên tĩnh, khi vợ anh ta nhìn anh ta trừng trừng với vẻ nghi ngờ.
"Joe, đồ lót của anh đâu?" cô ấy nói khi anh ta cởi quần áo.
"Trời đất," anh ta kêu lên với thái độ buồn phiền, "Anh đã bị cướp."
Cả đời bạn đều bị sống theo cách vô ý thức như vậy. Bạn có thể thực hành những điều tốt, bạn có thể làm những điều tốt, phục vụ mọi người, bạn có thể làm từ thiện. Bạn thậm chí có thể trở thành một Mẹ Teresa ở Calcutta, nhưng đời bạn sẽ vẫn thế thôi. Vâng, bạn sẽ được giải thưởng Nobel, và bạn sẽ được tôn vinh trên khắp thế giới. Thế giới gồm những kẻ ngu và chỉ những kẻ ngu mới được tôn vinh. $ketdoan $modoan
Nhìn điều mỉa mai này: Jesus bị đóng đinh còn Mẹ Teresa được trao giải thưởng Nobel. Socrates bị đầu độc và Mẹ Teresa được trao giải thưởng Nobel. Maharshi Raman không được trao giải thưởng Nobel.
J. Krishnamurti đã làm việc cả đời mình mà không ai đã từng làm được thế, vì một nhân loại tốt hơn, vì một thế giới có ý thức, tốt hơn. Nhưng ông ấy đã không được trao giải thưởng Nobel, tên ông ấy chưa bao giờ được xem xét tới để trao giải.
George Gurdjieff, một trong những thầy vĩ đại nhất, người đã biến đổi cuộc sống của nhiều người vào ánh sáng, đã không được trao giải thưởng Nobel. Mẹ Teresa không phải là một Raman Maharshi, bà ấy không phải là một J. Krishnamurti, bà ấy không phải là một George Gurdjieff. Nhưng sao bà ấy được tôn vinh? Bởi vì bà ấy hoàn thành các yêu cầu của bạn: bà ấy phục vụ người ăn xin, trẻ mồ côi, goá phụ. Và đó là ý niệm của bạn về thánh nhân - rằng người đó phải phục vụ. Người đó phải phục vụ mọi loại kẻ ngu, thế thì người đó là thánh nhân. Thế thì kẻ ngu khác sẽ kính trọng người đó.
Bạn vô ý thức, những mong đợi của bạn là vô ý thức và có những người sẽ đáp ứng chúng. Bạn sẽ kính trọng họ, bạn sẽ gọi họ là thánh nhân. Bây giờ, Mẹ Teresa chẳng có mùi vị nhận biết nào, không có kinh nghiệm về cực lạc, nhưng đó không phải là vấn đề cho mọi người. Vấn đề là bà ấy cai quản bao nhiêu bệnh viện, bà ấy đã nuôi bao nhiêu trẻ mồ côi - cứ dường như thế giới này đã không bị quá đông dân số. Bao nhiêu người già bà ấy đã phục vụ, bao nhiêu người già đã sống sót qua nỗ lực của bà ấy?
Những thứ này chẳng liên quan gì tới tôn giáo thực; những thứ này là phục vụ xã hội. Bà ấy thực sự phục vụ nguyên trạng hiện nay, đó là lí do tại sao bà ấy được kính trọng. Giải thưởng Nobel không được trao bởi vì bà ấy có tính tôn giáo hay là nhà huyền môn. Giải thưởng Nobel được trao bởi vì bà ấy phục vụ cho hệ thống tư bản, bà ấy phục vụ cho nguyên trạng, bà ấy phục vụ cho các quyền lợi được đầu tư. Bà ấy không phải là nhà cách mạng, mà là người cải lương. Bà ấy không phải là người nổi dậy.
Chừng nào bạn chưa trở nên có khả năng thấy cái đẹp của nổi dậy, cái đẹp của một Jesus, Socrates, Phật, bạn sẽ không hiểu tôn giáo thực là gì.
Những căng thẳng của cuộc sống đe doạ thít thòng lọng vào Bill; cho nên sau khi anh ta đã kết thúc bữa ăn tối ngon lành, anh ta thảnh thơi một cách thiếu suy xét trong chiếc ghế mềm bên cạnh dàn âm thanh nổi, với cốc rượu mạnh trong tay. Vợ anh ta chẳng biết gì về trạng thái thần kinh của anh ta, và trèo vào lòng anh với ý nghĩ cố gắng tán tỉnh kiếm chiếc áo lông từ anh ta... Cô ấy rúc vào và thì thầm và vuốt ve anh ta.
"Trời, Ethel," anh ta bùng ra. "Ra ngay. Anh nếm đủ trò này ở văn phòng rồi."
Bạn quan sát bản thân bạn mà xem: điều bạn nói, điều bạn làm, điều bạn nghe, điều bạn thấy, và bạn sẽ ngạc nhiên - bạn bao giờ cũng bị bao quanh bởi khói mù. Làn khói mùi tinh tế bao quanh bạn, và bạn nhìn qua làn khói đó, và mọi thứ trở nên bị bóp méo. Thông điệp đơn giản của Phật là, trước hết nhận biết. Ông ấy nói: Và vậy mà hạnh kiểm tốt không phải là cái giúp ông trên con đường...
không nghi lễ...
Đi nhà thờ mọi chủ nhật, làm puja của bạn, việc tôn thờ của bạn mọi sáng, nói lời cầu nguyện của bạn mọi đêm trước lúc lên giường... đây tất cả đều là nghi lễ, nghi lễ chết mà bạn cứ lặp lại; bạn đã trở nên quen thuộc với chúng, chúng chỉ là thói quen. Nếu bạn không làm chúng cứ dường như bạn đang thiếu cái gì đó. Nếu bạn làm chúng bạn chẳng thu được cái gì chút nào. $ketdoan $modoan
Một người nói với nhà tâm thần, "Ông trông đấy, tôi có mọi thứ tôi cần - nhà đẹp, vợ xinh, con khôn, việc đáng yêu, thế mà cuộc đời tôi vẫn cứ buồn tẻ."
"Được," nhà tâm thần nói, "anh đang bị chứng thường lệ quá nhàm. Anh phải đem cái mới vào trong cuộc sống của mình. Khi nào anh thường làm tình với vợ?"
"Bao giờ cũng vào giờ ngủ," người này đáp.
"Đó là rắc rối đấy. Anh quá ổn định rồi. Thử vồ lấy vợ anh một cách đam mê vào thời gian bất thường nào đó. Ném tung quần áo của anh khi anh đi vào nhà và gặp cô ấy. Thế rồi quay lại tuần sau và báo cho tôi điều đã xảy ra."
"Thế nào," nhà tâm thần nói vào tuần sau, "sự việc thế nào?"
"Thế này," khách hàng đáp, "câu lạc bộ cô dâu thích việc đó đấy, nhưng nó vẫn buồn tẻ."
Chỉ bằng cách thay đổi thường lệ bên ngoài của bạn chẳng cái gì được thay đổi cả. Bạn đi tới nhà thờ, bạn có thể thay đổi - bạn có thể bắt đầu đi tới đền chùa. Bạn lẩm nhẩm mật chú, bạn có thể thay đổi - bạn có thể bắt đầu nhẩm mật chú khác. Bạn là thành viên câu lạc bộ Lions, bạn có thể trở thành thành viên của câu lạc bộ Rotary. Người Ki tô giáo trở thành người Hindu, người Hindu trở thành người Ki tô giáo trong hi vọng là bằng việc thay đổi hình dạng bên ngoài cái gì đó sẽ được thay đổi trong cuộc sống của họ. Nhưng cái bên trong vẫn còn như cũ.
Chừng nào cái bên trong chưa thay đổi, cuộc sống của bạn sẽ vẫn còn buồn tẻ. Và cuộc sống buồn tẻ không bao giờ có thể biết tới hương vị của điều thiêng liêng, không bao giờ có thể biết tới hương vị của rượu của Thượng đế.
không nghi lễPhật nói... không học sách vở...
Bạn có thể học nhiều tuỳ thích. Các nhà tâm lí nói rằng bộ não của một người có khả năng học điều nó có thể tích luỹ về tất cả tri thức có trong mọi thư viện của thế giới; đầu óc một người thôi có khả năng chứa tất cả tri thức hiện có thể có. Bạn có thể trở thành cuốn Bách khoa toàn thư biết đi Encyclopedia Britannica, nhưng điều đó sẽ chẳng ích gì. Bạn sẽ biết các lời, nhưng lời là lời thôi. Lời 'lửa' không phải là lửa; đừng cố gắng nấu thức ăn của bạn trên lời 'lửa'. Lời 'yêu' không phải là yêu, và lời 'Thượng đế' không phải là Thượng đế.
Nhưng mọi người trở nên bị ám ảnh quá nhiều với lời - họ trở nên bị ám ảnh tới mức nếu ai đó nói điều gì đó chống lại Kinh Thánh, bạn sẵn sàng bị giết hay giết. Và kinh thánh chỉ là lời; lời 'kinh thánh' đơn giản nghĩa là "cuốn sách." Nó không ngụ ý gì khác.
Nếu ai đó nói điều gì đó chống lại Vedas, người Hindu phát điên. Lời đã trở thành quan trọng thế, và quan trọng hơn cuộc sống của bạn. Toàn thể lịch sử đẫm máu và giết chóc bởi vì lời. Phật nói: Thận trọng, đừng bị dính líu quá nhiều vào lời.
Một người mẹ Do Thái rất bất hạnh bởi vì con trai bà ta không thích bánh kếp. Trong thất vọng và ấy đến hỏi ý kiến nhà tâm thần, ông này gợi ý rằng nếu bà ấy chỉ cho Sammy, từng bước một, cách làm bánh kếp, nó có thể đi tới thích và hiểu về bánh. Hăm hở thử gợi ý này, bà ta đưa Sammy vào bếp ngay ngày hôm sau. $ketdoan $modoan
"Trông đây, Sammy," bà ấy nói, vừa trộn bột nhão. "Trứng, sữa, bột mì. Con thích trứng và sữa và bột mì, phải không Sammy? Nếm thử chút đi."
Đứa bé, nhăn mặt vì chua, miễn cưỡng nếm mỗi thứ một tí. Bà ấy lăn bột nhão và rán nó trong bánh.
"Nếm một tí đi này," bà ấy thúc đứa bé, và nó lại nếm một tí. Được động viên, bà ấy tiếp tục trộn pho mát và quế và đường.
"Trông đây, Sammy, pho mát, quế, đường. Con thích chúng, phải không Sammy?"
"Vâng, mẹ ạ," nó đáp.
Thực sự bây giờ được động viên, bà ấy cho trộn lẫn pho mát vào giữa chiếc bánh. Một cách cẩn thận bà ấy gập một góc lên.
"Được chứ, Sammy?" "Được, mẹ ạ."
Bà ấy gập góc thứ hai. "Được chứ?"
"Được."
Bà ấy gập góc thứ ba và cuối cùng gập góc thứ tư. "Bánh kếp!!! Ối trời!!!" Sammy la lên, và chạy mất khỏi bếp.
Và điều đó không chỉ với trẻ con. Nó là vậy với các nhà thượng đế học lớn, các triết gia, nhà tư tưởng - toàn lời.
Phật nói: không nghi lễ, không học sách vở... Không rút lui vào cái ta.
Phật phải là thầy chứng ngộ đầu tiên đã nói điều này rõ ràng như vậy. Bây giờ tâm lí học hiện đại đã khám phá lại nó. Tôi nói đã khám phá lại nó bởi vì họ không nhận biết về phát biểu của Phật. Họ nghĩ rằng hướng nội là một loại bệnh tật. Phật đang nói đích xác cùng điều đó. Ông ấy đang nói: Không rút lui vào cái ta.
Hướng nội là bệnh tật, hướng ngoại cũng vậy. Con người thực của nhận biết không hướng ngoại không hướng nội - người đó đơn giản hiện hữu. Khi được cần người đó đi ra ngoài, khi được cần người đó đi vào trong; người đó linh động, linh hoạt. Người đó không bị hội tụ và cố định. Có những người hướng ngoại không thể đi vào trong được, và có những người hướng nội không thể đi ra ngoài được. Cả hai đều ốm yếu, cả hai đều bệnh hoạn. Không rút lui vào cái ta sẽ giúp bạn đi trên đường...
không thiền sâu.
Để tôi nhắc lại... Bạn sẽ ngạc nhiên, bởi vì Phật là một trong những thiền nhân vĩ đại nhất của thế giới. Và Phật chịu trách nhiệm cho dòng chảy vĩ đại nhất của thiền đã từng chảy cho tới giờ. Ông ấy là chính cội nguồn, nhưng dầu vậy ông ấy là người chân thành tới mức ông ấy nói: không thiền sâu.
không một thứ nào trong những thứ này ban tặng quyền làm chủ hay vui vẻ.
Tại sao thậm chí không thiền? - bởi vì thiền là phương pháp. Thiền có thể gây ra trạng thái nào đó của tâm trí, nhưng nó không thể làm cho bạn sẵn có cho cái không nguyên nhân. Nó có thể chuẩn bị nền tảng, nó có thể dọn sạch nền tảng, nhưng nó không thể đem tới hoa. Cứ dường như bạn chuẩn bị đất cho khu vườn: bạn dọn mọi đá, mọi cỏ dại, mọi rễ, mọi củ. Bạn chuẩn bị nền tảng, nhưng điều đó không đủ. Nếu bạn chuẩn bị nền và thế rồi ngồi dưới gốc cây và chờ đợi cho hoa hồng tới, chúng sẽ không tới đâu. $ketdoan $modoan
Thiền chỉ là phương pháp phủ định; nó giúp bạn chuẩn bị nền tảng. Nó loại bỏ rào chắn, nhưng thế rồi bạn phải gieo hạt mầm - chỉ thế thì hoa mới tới. Thiền đang tạo ra nền tảng, nhận biết đang gieo hạt mầm. Chỉ thiền với nhận biết mới có thể giúp bạn trên con đường; và thế thì có việc làm chủ, và thế thì có vui vẻ.
Hỡi người tìm kiếm!
Dựa vào cái không…
cho tới khi ông muốn cái không.
Để thật chắc chắn rằng bạn không dựa vào cái gì cả, ông ấy đã nói: Và vậy mà hạnh kiểm tốt không giúp ông trên con đường, không nghi lễ, không học sách vở, không rút lui vào cái ta, không thiền sâu. không một thứ nào trong những thứ này ban tặng quyền làm chủ hay vui vẻ.
Nhưng ai biết? - bạn có thể thấy cái gì đó khác. Do đó, để làm tuyệt đối rõ ràng, rõ ràng về phân loại, ông ấy nói: Hỡi người tìm kiếm! Dựa vào cái không.
Dựa vào bất kì cái gì cũng mang tới phụ thuộc, phụ thuộc đưa tới nô lệ, nô lệ là khổ. Đừng phụ thuộc, thậm chí đừng phụ thuộc vào thiền. Một ngày nào đó, ngay cả thiền cũng phải được siêu việt lên. Đừng phụ thuộc ngay cả vào thầy, bởi vì thầy chỉ có thể chỉ ra con đường, bạn phải đi theo con đường đó. Thầy không thể đi cùng bạn được.
Phật tương truyền đã nói: Nếu ông gặp ta trên đường, giết ta đi; nếu ta len vào con đường của ông như sự cản trở, giết ta ngay lập tức. Đừng ngần ngại gì... rằng ta là thầy của ông.
Làm sao bạn có thể giết được tôi?... Ông ấy đang nói điều gì đó rất biểu dụ. Ông ấy đang nói, "Sâu trong thiền, điều cuối cùng cần bị vứt bỏ là thầy." Mọi thứ có thể bị vứt bỏ một cách dễ dàng, nhưng thầy càng giúp bạn vứt bỏ mọi thứ, bạn càng trở nên bị gắn bó với bản thân thầy; và tình yêu với thầy thuần khiết thế, và cực lạc thế, nó đem tới vui vẻ tới mức rất khó vứt bỏ thầy vào khoảnh khắc cuối cùng. Và khoảnh khắc cuối cùng là rào chắn cuối cùng. Thầy phải bị vứt bỏ, bạn phải đi một mình - tuyệt đối một mình vào cái không biết. Dựa vào cái không...
cho tới khi ông muốn cái không.
Cứ vứt bỏ các ham muốn của bạn, ngay cả ham muốn là thầy, ham muốn phúc lạc, ham muốn biết Thượng đế, ham muốn niết bàn. Mọi ham muốn đều phải bị vứt bỏ.
Tâm trí tinh ranh thế, bạn có thể vứt bỏ ham muốn này và nó lập tức cung cấp cho bạn ham muốn khác. Và nó có thể cung cấp cho bạn ham muốn tinh tế hơn. Ham muốn thô có thể được mọi người hiểu, ham muốn tinh là khó hiểu hiểu hơn. Chẳng hạn, ham muốn Thượng đế không bị coi là là ham muốn đáng vứt bỏ. Không người Ki tô giáo nào sẽ nói, không người Do Thái nào sẽ nói, không người Mô ha mét giáo nào sẽ nói, "Vứt bỏ ham muốn về Thượng đế." Vứt bỏ mọi ham muốn vì Thượng đế, nhưng đừng vứt bỏ ham muốn về Thượng đế.
Duy nhất Phật, người duy nhất trong toàn thể lịch sử tâm thức con người, người đã nói toàn thể chân lí - chân lí trong sự thuần khiết tuyệt đối của nó, chân lí và không cái gì khác. Ông ấy nhất quán về chân lí tới mức ông ấy nói bạn sẽ phải vứt bỏ thầy, và bạn sẽ phải vứt bỏ mọi loại ham muốn. Bằng không, tâm trí rất hay canh tân, rất sáng tạo, tưởng tượng. Bạn vứt bỏ cái này và nó lập tức nói, "Tốt. Bây giờ tìm kiếm cái này, tìm kiếm chân lí, tìm kiếm Thượng đế." $ketdoan $modoan
Bây giờ không ai có thể nêu ra bất kì phản đối nào về việc tìm Thượng đế - Phật nêu ra phản đối điều đó nữa.
Sau một số phàn nàn từ hàng xóm, Harry buồn bã đồng ý mời bác sĩ thú y tới làm cho con mèo của anh ta sẵn sàng canh gác hậu cung của chim "Tôi cá," một hàng xóm nói, "rằng con mèo đực cũ của ông nằm trên lò sưởi bây giờ và béo lên."
"Không, nó vẫn đi chơi ban đêm. Nhưng bây giờ nó đi như nhà tư vấn."
Nếu bạn không thể làm được gì, ít nhất bạn có thể hoạt động như người tư vấn; nhưng việc đi lại vẫn tiếp diễn. Chẳng cái gì đã thay đổi, hoạt động đã hỏng.
Nhớ lấy, nếu bạn là người tìm kiếm thực... và đây là ngược đời kì lạ: nếu bạn là người tìm kiếm thực, bạn sẽ phải vứt bỏ mọi việc tìm kiếm như vậy. Bằng không bạn sẽ cứ tìm kiếm hết điều nọ tới điều kia, và không có tận cùng cho nó.
Khi mọi tìm kiếm dừng lại, bạn bỗng nhiên ở chính trung tâm của bản thể mình. Việc tìm kiếm lái bạn ra ngoài, việc tìm kiếm đưa bạn xa khỏi bản thân mình. Jesus nói: Tìm và ông sẽ thấy. Gõ cửa và cửa sẽ mở cho ông. Hỏi và điều đó sẽ được cho.
Phật sẽ không nói điều đó. Phật sẽ nói, "Tìm và ông sẽ không thấy. Gõ cửa và cửa sẽ không bao giờ mở ra cho ông. Hỏi và ông sẽ không được cho."
Thế thì sao Jesus nói thế? Jesus không phải là vị Phật sao? Jesus cũng là vị Phật đấy, nhưng khác biệt của các phát biểu của họ là bởi vì thính giả. Jesus đang nói cho người thường, và Phật đang nói cho các đệ tử rất tiến hoá. Jesus đang nói cho đám đông. Nếu ông ấy mà nói với họ, "Tìm và ông sẽ chẳng bao giờ thấy," họ sẽ không hiểu được ông ấy. Họ sẽ nghĩ ông ấy điên, tuyệt đối điên.
Tìm và bạn sẽ không thấy sao? Hỏi và điều đó sẽ không được trao cho bạn sao? Gõ cửa và cửa sẽ không được mở ra cho bạn sao? Ông ấy đang nói cho người thường, do đó ông ấy phải dùng cách diễn đạt rất thông thường.
Phật đang nói cho những người tinh thông, người đã được điểm đạo. Jesus không được may mắn thế như Phật. Đệ tử của Jesus là người rất bình thường, ngay cả mười hai tông đồ đó cũng là những người rất bình thường, vô ý thức. Phật có hàng nghìn bồ tát, hang nghìn đệ tử những người ở ngay bên bờ trở thành chư Phật vào bất kì khoảnh khắc nào. Hàng nghìn người ở ngay trên bờ bùng nổ thành ngọn lửa của ánh sáng vĩnh hằng. Ông ấy có thể nói mà chẳng sợ gì bị hiểu lầm; do đó ông ấy nói: Dựa vào cái không cho tới khi ông muốn cái không.
Khoảnh khắc vĩ đại nhất trong cuộc sống là khi không ham muốn nào còn lại bên trong bạn, khi vô ham muốn lắng đọng, tuyệt đối vô ham muốn. Trong chính khoảnh khắc đó mọi thứ đều được đạt tới, bởi vì mọi thứ bao giờ cũng đã có đó bên trong bạn rồi. Chính bởi vì các ham muốn mà bạn cứ chạy lăng xăng đây đó, không nhìn vào bên trong. Khi mọi việc chạy đó đã dừng lại, đột nhiên chân lí riêng của bạn bùng nổ với mọi cái đẹp của nó, với mọi phúc lành của nó lên bạn.
Lắng nghe Phật, thiền về lời kinh của ông ấy. Nó sẽ cho bạn sáng suốt lớn lao - sáng suốt nhìn vào ham muốn và cái vô tích sự của nó. Nó sẽ giúp bạn vứt bỏ mọi ham muốn. Và khoảnh khắc bạn vô ham muốn bạn đã về tới nhà.
Đủ cho hôm nay.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét