CHƯƠNG 1. KINH NGHIỆM TỐI THẮNG
“Đại Thủ Ấn siêu việt mọi ngôn ngữ và biểu tượng.
Nay, ta truyền cho con, Naropa
Người hành giả trung hậu và kiên trì
Tánh Không không một chỗ bám
Đại Thủ Ấn không nương tựa vào đâu
Không cần một chút công dụng nào
Chỉ để tâm buông xả tự nhiên
Con có thể đập tan gông xiềng
trói buộc tâm con và đạt đến sự Giải thoát…”
Kinh nghiệm Tối thắng không phải là một kinh nghiệm… bởi người kinh nghiệm đã biến mất. Khi không còn người kinh nghiệm nữa, điều gì có thể nói về nó? Ai sẽ đề cập đến nó? Còn ai sẽ thuật lại kinh nghiệm này? Khi không còn chủ thể, đối tượng biến mất… Bến bờ biến mất, chỉ còn dòng sông kinh nghiệm nổi trôi. Tri thức đọng lại, kẻ tri kiến không còn nữa.
Vấn đề này đã là một trong những vấn nạn của tất cả các huyền môn đạo sư. Họ đắc ngộ, nhưng họ không thể trao truyền cho các môn đồ. Họ không thể thuật lại cho môn đồ, người có đầy đủ trí năng thấu hiểu. Họ đã là Một với nó. Toàn bản thể của họ gắn liền với nó, nhưng họ không thể sử dụng trí năng để diễn đạt. Họ có thể trao truyền cho bạn nếu bạn sẵn sàng đón nhận. Họ có thể cho phép nó xảy ra trong bạn nếu bạn sẵn sàng đón nhận nó, nếu bạn lãnh hội và sẵn sàng mở rộng, nhưng ngôn ngữ thì không thể nào có thể diễn đạt. Biểu tượng không giúp đỡ được gì. Lý thuyết và giáo điều là vô dụng.
Kinh nghiệm là sự đang kinh nghiệm hơn là một kinh nghiệm. Nó là một tiến trình…Nó bắt đầu, nhưng không kết thúc. Bạn thấm nhập vào nó, nhưng bạn không chiếm hữu nó. Nó là giọt nước rơi trong đại dương, hay chính đại dương đang ngự trị nơi giọt nước trong suốt đó. Nó là sự thấm nhập sâu thẳm. Nó là Một. Bạn tan biến trong nó. Không còn gì để lại. Thậm chí, không còn một dấu vết nào.
Cho nên, ai sẽ diễn đạt đây? Ai sẽ trở về với thung lũng của thế gian? Ai sẽ trở về trong màn đêm tăm tối để kể lại cho bạn? Tất cả các huyền môn đạo sư khắp thế giới luôn cảm giác bất lực trước sự diễn đạt. Tương thông thì có thể, nhưng diễn đạt thì không. Điều này phải nên hiểu từ bước đầu. Cảm thông hoàn toàn là một bình diện khác. Hai trái tim gặp nhau. Một mối yêu thương. Diễn đạt từ trí qua trí. Cảm thông từ tâm qua tâm. Tương thông là một cảm giác. Truyền đạt là kiến thức, Vì vậy, chỉ có ngôn ngữ được trao truyền. Chỉ có ngôn ngữ được đón nhận và thấu hiểu. Ngôn ngữ chỉ có vậy. Bản chất của ngôn ngữ là một sự chết. Không có sinh khí nào chuyên chở qua chúng. Thậm chí, trong đời sống bình thường, huống chi là sự chứng đắc. Thậm chí, ngay ở một kinh nghiệm bình thường, khi bạn có khoảnh khắc tuyệt thú nhất, giây phút hoan lạc nhất, khi bạn cảm giác đang là một cái gì đó, và đang trở thành một cái gì đó. Bạn khó có thể diễn đạt kinh nghiệm Chứng đắc này qua ngôn ngữ.
Thưở còn thơ ấu, tôi thường dậy sớm vào mỗi sáng bình minh. Tôi tìm đến dòng sông. Trong một thôn xóm nhỏ, dòng sông thật là lười biếng, như nó không còn luân lưu. Mỗi ban mai, lúc mặt trời chưa lên, bạn không thể nhận thấy dòng sông đang lững lờ trôi theo dòng nước. Nó thật lười biếng và vắng lặng. Mỗi bình minh khi bờ sông lặng lờ yên tĩnh, người tắm sông vẫn chưa đến, thật là tịnh tĩnh.
Thậm chí, các loài chim muông còn chưa thức dậy ca hót líu lo vào mỗi buổi sáng… thật sớm này. Không một âm thanh vang động. Chỉ có sự vô âm tuôn tràn. Hương soài phảng phất trên dòng song bình lặng. Tôi thường tìm đến bờ sông, đến tận cuối góc của dòng sông. Tôi ngồi đó một mình, chỉ hiện diện. Không tạo tác bất kỳ một hành động gì. Chỉ hiện hữu đã là quá đủ. Một kinh nghiệm thật đẹp khi tôi chỉ hiện hữu. Tôi sẽ tắm. Tôi sẽ bơi lội. Khi mặt trời lên, tôi sẽ tìm đến bến bờ bên kia, đến bờ cát nới rộng bao la, và làm khô mình dưới ánh nắng mặt trời. Tôi nằm đó. Có lúc, tôi đã ngủ thiếp đi.
Khi tôi trở về nhà, mẹ tôi thường hỏi. “Con đã làm gì suốt một buổi sáng?” Tôi đáp. “Con không làm gì hết. “ Thật sự, tôi đã không làm gì hết. Bà nói. “Sao lại có thể như vậy được hở con? Trong bốn tiếng đồng hồ qua, con đã vắng mặt. Làm sao có thể con không làm một điều gì hết. Nhất định, con phải làm một điều gì đó.” Bà nói đúng, nhưng tôi cũng không sai.
Tôi không tạo tác bất kỳ một điều gì. Tôi chỉ hiện diện với dòng sông. Tôi chỉ bình thản ngắm nhìn quá trình diễn tiến của vạn vật. Nếu tôi cảm giác muốn bơi lội, hãy chú ý, nếu tôi cảm giác muốn bơi lội, tôi sẽ bơi lội. Không phải sự muốn này bắt nguồn qua tác ý. Tôi không cưỡng cầu bất cứ điều gì. Nếu tôi cảm giác muốn ngủ, tôi ngủ.
Mọi sự tuần tự xảy ra, không một tác nhân. Kinh nghiệm Ngộ đầu tiên của tôi đã xảy ra bên cạnh dòng sông. Tôi không tạo tác một hành động gì. Tôi chỉ đơn giản hiện diện, và một ngàn lẻ một sự việc xảy ra…
Bà vẫn khăng khăng. “Nhất định con đã làm một điều gì đó rồi.” Tôi phải bảo bà. “Được rồi. Con có tắm, và con chờ nắng lên cho khô mình.” Bà lộ vẻ hài lòng, nhưng tôi thì không. Những gì xảy ra bên bờ sông không thể diễn đạt thành lời. “Con đã tắm tại nơi chốn đó.” Ngôn từ thật là nghèo nàn và lạt lẽo. Vui đùa với dòng sông, trôi trên dòng sông, bơi lội trong dòng sông, là một kinh nghiệm sâu sắc.
Để nói rằng, “Con đã tắm nơi chốn đó” không chuyên chở được một ý nghĩa nào hết. Nếu tôi nói, “Con đã tìm đến dòng sông. Con đã tản bộ bên bờ sông, và con đã tọa thiền nơi đó,” cũng không diễn đạt được một điều gì.
Thậm chí, trong đời sống hằng ngày, bạn cảm nhận được vốn liếng nghèo nàn của ngôn ngữ. Nếu bạn không cảm nhận được sự nghèo nàn của ngôn ngữ, điều này cho thấy rằng bạn chưa hề biết sống. Sự kiện đó cho thấy rằng bạn sống thật là nông cạn. Nếu kinh nghiệm đang sống của bạn có thể diễn đạt bằng ngôn ngữ, như vậy, bạn đã chưa hề biết sống... Lần đầu tiên, có một hiện tượng xảy ra, siêu vượt trên cả ngôn ngữ, sự sống xảy ra với bạn. Sự sống gõ cửa bạn. Khi sự Chứng đắc gõ cửa bạn, bạn siêu vượt trên ngôn ngữ… Bạn trở nên đần độn.
Bạn không thể thốt được nên lời. Thậm chí, không một ngôn từ nào có thể nhóm tụ bên trong… Bất kỳ điều gì bạn thốt lên cũng sẽ cực kỳ nhạt nhẽo, khô khan, và vô ý nghĩa. Nó sẽ không chuyên chở một ý nghĩa trọng đại nào. Như bạn đã đối xử một cách bất công với những kinh nghiệm đã xảy ra với bạn.
Tôi xin bạn hãy nhớ kỹ điều này, bởi Đại Thủ Ấn là một kinh nghiệm tối hậu nhất, một kinh nghiệm về sự chứng đắc tâm thức tối thượng...
Đại Thủ Ấn là sự phúc lạc hoàn toàn với vũ trụ. Nếu bạn yêu thương một ai, có đôi lúc, bạn cảm giác như bạn muốn tan biến và thấm nhập vào người đó… Hai sẽ không còn là hai nữa. Cơ thể tuy cách biệt, nhưng có một điều gì đó ngự trị giữa cơ thể, là một chiếc cầu nối liền. Một chiếc cầu vòng, nơi chốn đó cả hai đồng biến mất. Một năng lượng sống chấn động trên hai đối cực… nếu nó xảy đến với bạn. Chỉ có như vậy, bạn mới thẩu hiểu được Đại Thủ Ấn là gì. Kinh nghiệm này hàng triệu, hàng triệu lần sâu thẳm hơn, và hàng triệu, hàng triệu lần ngây ngất hơn. Nó là Đại Thủ Ấn. Đây là sự tối an lạc cùng vạn hữu, cùng vũ trụ. Nó là sự tan biến trong tận nguồn khởi nguyên của tự tánh.
Đây là Thánh Đạo Ca Đại Thủ Ấn. Nó siêu việt đến nỗi Tilopa phải gọi nó là một Thánh Đạo Ca. Bạn có thể ca vang nó, nhưng bạn không thể diễn đạt nó. Bạn nhảy múa với nó, nhưng bạn không thể trao truyền nó. Đại Thủ Ấn là một hiện tượng sâu sắc, Thánh Đạo Ca chỉ có thể diễn đạt một phần rất nhỏ… Không phải là ở lời ca của bạn, nhưng ở phong cách bạn đang ca hát. Có nhiều huyền môn đạo sư khiêu vũ sau kinh nghiệm Chứng đắc của họ. Họ không thể làm gì khác hơn. Họ đang ca vang lời ca thoát thai từ tự tánh. Cùng một lúc, thân, tâm, thức, tất cả đồng liên hệ. Họ đã nhảy múa. Các điệu luân vũ đó không phải là những điệu luân vũ thông thường. Trong thực tế, tất cả các điệu luân vũ được sáng tạo bởi các huyền môn đạo sư đã đắc ngộ. Nó là kỹ xảo phương tiện xử dụng để tường thuật kinh nghiệm phúc lạc. Hiện tượng siêu việt nhất đã tìm đến trái đất... Bạn có thể làm gì khác hơn? Bạn nhảy múa với sự Chứng đắc. Bạn ca hát với tâm thức. Vì đó là bản Thánh Đạo Ca Đại Thủ Ấn...
Ai sẽ ca vang Thánh Đạo Ca Đại Thủ Ấn đây? Tilopa không còn tại thế nữa. Vạn hữu tối vi diệu cảm nhận rằng chính nó đang ca vang. Nó không chỉ là Thánh Đạo Ca của Tilopa. Tilopa đã không còn hiện diện. Chính kinh nghiệm đang chấn động và đang thánh thót ngân vang. Thánh Đạo Ca Đại Thủ Ấn, một bản Thánh Đạo Ca tràn trề phúc lạc. Chính sự an lạc đang tự nó ca vang. Tilopa không quan hệ. Tilopa không hiện diện. Tilopa đã tan biến. Khi đạo sư biến mất, chỉ có một mục tiêu thành tựu. Chỉ khi nào người kinh nghiệm không còn nữa, kinh nghiệm mới hiện hữu. Tầm cầu và bạn sẽ đánh mất nó… Thông qua sự tầm cầu, hành giả được hỗ trợ. Đừng tầm cầu và bạn sẽ thấy nó.
Chính sự tầm cầu, chính nỗ lực đó đã là một chướng ngại. Bạn càng tầm cầu, bản ngã càng phát triển. Hỡi các thiền nhân, xin đừng tầm cầu… Đây là thông điệp sâu sắc nhất trong toàn bộ Thánh Đạo Ca Đại Thủ Ấn: Đừng tầm cầu… Hãy hiện diện nơi bạn đang hiện diện. Đừng tìm đến bất kỳ một nơi chốn nào khác. Không có người tầm cầu Thượng Đế. Không có người tầm cầu bởi bạn không biết địa chỉ của ngài. Bạn sẽ về đâu đây?
Không có một ai cho bạn biết là ông đang sống ở đâu. Không, không có kẻ tầm cầu Thượng Đế. Luôn ngược lại. Thượng Đế luôn tìm đến bạn. Sự sẵn sàng của bạn đưa đến sự hiệp thông. Khi bạn hoàn toàn sẵn sàng, không còn tự ngã, bạn biến thành một giáo đường trống rỗng, không có người trong giáo đường.
Tilopa dạy: Trong Thánh Đạo Ca Đại Thủ Ấn, bạn hãy là một thân tre rỗng, không có gì bên trong. Đột ngột, trong giây phút mà bạn trở thành là một thân tre rỗng, đôi môi thiêng liêng này sẽ siêu vượt trên bạn. Thân tre rỗng trở thành một ống sáo, và Thánh Đạo Ca bắt đầu… Đây là Thánh Đạo Ca Đại Thủ Ấn... Tilopa biến thành một thân tre rỗng. Sự tối thượng đã tìm đến. Thánh Đạo Ca đã bắt đầu… Đại Thủ Ấn không phải là Thánh Đạo Ca của Tilopa…Riêng nó đã là Thánh Đạo Ca tối thượng của chính nó.
Có một chút gì về Tilopa trước khi chúng ta đi vào vào hiện tượng tuyệt mỹ này. Không có nhiều điều khả tri về Tilopa. Không có sự thật nào được thấu hiểu tận tường về bậc Thành Tựu Thánh Giả này. Những bậc Thành Tựu Thánh Giả không bao giờ lưu lại dấu vết nào. Họ không trực thuộc lịch sử. Họ hiện diện như chiếc bóng bên đường. Họ không trực thuộc giòng chính của nhân loại, nơi chốn nhân loại đang vận hành trong mọi ái dục. Bậc Thành Tựu Thánh Giả như Tilopa vận hành trong vô ái dục. Họ vận hành khỏi giòng chính của nhân loại, nơi lịch sử đang tồn tại.
Họ càng vận hành ngoài giòng chính của nhân loại, họ càng thần bí hơn. Họ hiện hữu như những huyền thoại. Họ không còn là sự kiện thời gian. Phải như vậy, bởi họ vận hành siêu vượt trên thời gian. Họ sống siêu vượt trên thời gian. Họ sống trong vĩnh cữu. Từ bình diện của loài người tầm thường như chúng ta, họ biến mất, họ tan biến.
Khoảnh khắc họ tan biến, chỉ trong giây phút đó chúng ta mới tưởng nhớ đến họ. Họ thuộc về một phần tử của vũ trụ như chúng ta. Tại sao lại không có nhiều điều được khả tri về Tilopa? Ngài là ai? Chỉ có những bản Thánh Đạo Ca hiện hữu. Đây là tặng phẩm của ngài. Tặng phẩm được trao truyền đến đệ tử của ngài, Naropa4. Những tặng phẩm này không thể trao truyền cho bất kỳ ai khác ngoài mối liên hệ tình thương thân mật và sâu sắc hiện hữu giữa thầy và trò. Môn đồ phải có khả năng đón nhận tặng phẩm này. Bồ câu đã mang đến thông điệp tâm linh và trao truyền nó cho Naropa, đệ tử của ngài. Trước khi bản Thánh Đạo Ca được trao truyền cho Naropa, Naropa đã bị thử thách hàng triệu cách. Đức tin, sự bác ái, và lòng tin cậy của ông. Khi không còn sự nghi ngờ trong ông. Thậm chí, không một dấu vết nhỏ của sự nghi ngờ nào lưu lại, khi trái tim của ông hoàn toàn dâng hiến cho niềm tin cậy và tình thương cho minh sư. Khởi sự từ đó…Thánh Đạo Ca Đại Thủ Ấn được trao truyền…
Sự có mặt của tôi là để ca lên một bản Thánh Đạo Ca. Nó chỉ truyền thụ cho bạn khi bạn đã sẵn sàng. Sự sẵn sàng của bạn có nghĩa là, sự nghi ngờ trong tâm phải hoàn toàn chấm dứt. Tâm không còn bị kiềm chế. Nó vẫn trực thuộc hệ tâm thức. Nó vẫn tiến triển trong bạn. Nó đã từng bị kiềm chế. Sự nghi ngờ này vẫn không ngừng ảnh hưởng bạn. Đừng tranh đấu qua tâm nghi ngờ. Đừng kiềm chế nó. Thay vì vậy, bạn hãy đổ hết năng lượng vào sự tin cậy nhiều hơn. Bạn nên xa lạ với tâm nghi ngờ… Xin bạn hãy chấp nhận nó. Hãy đem luồng năng lượng này của bạn hoán đổi thành tình thương. Tôi xin bạn hãy tin cậy nhiều hơn và nhiều hơn nữa… Luồng năng lượng đang hoán chuyển thành sự nghi ngờ, bạn có thể hoán chuyển vẫn năng lượng đó trở thành sự tin cậy. Hãy xa lạ với mọi nghi ngờ. Giây phút mà bạn trở nên xa lạ, sự hợp tác đã vỡ đổ rồi. Bạn không ý thức nó. Qua sự chú tâm của bạn mà mọi sự được trưởng dưỡng.
Nếu bạn chú ý đến sự nghi ngờ của bạn, thậm chí, nếu bạn đối nghịch với nó, nếu bạn đặt để sự chú ý đến nó thì đã là một sự việc vô cùng nguy hiểm rồi. Sự chú ý là nguồn thực phẩm, là sự hợp tác của bạn. Mọi thiền nhân cần nên xa lạ, không chống đối hay hỗ trợ tâm nghi ngờ. Bạn đừng hiện diện qua sự nghi ngờ, và bạn cũng không chống đối.
Bạn nên hiểu rỏ ba từ này. Từ thứ nhất là “nghi ngờ”. Từ thứ hai là “ tín ngưỡng”. Từ thứ ba là “tin cậy”. Tại Đông phương họ gọi sự nghi ngờ là Shraddha. Nghi ngờ là một thái độ phủ định hướng về bất kỳ lời giảng thuyết nào. Trước tiên, bạn soi mói nó bằng đôi mắt phủ định. Sau đó, bạn chống đối. Bạn sẽ viện đủ mọi lý do, mọi lý luận để hỗ trợ thái độ này của bạn. Làm sao bạn có thể cùng hiện diện với nó? Tâm nghi ngờ sẽ kiềm chế tín ngưỡng của bạn. Tâm nghi ngờ sẽ được xóa bỏ qua niềm tin cậy… Tuy thế, chúng là một dạng. Phẩm chất của chúng không khác nhau.
Khi tâm thứ ba tràn trề thì tâm thứ nhất chấm dứt. Khi sự nghi ngờ chấm dứt, tâm thứ hai, tâm tín ngưỡng, cũng chấm dứt. Tâm tín ngưỡng không phải là tâm tin cậy. Nó không nửa này nửa kia. Nó là sự trọn vẹn. Tâm tín ngưỡng không phải tâm tin cậy. Tại sao? Bởi không có sự nghi ngờ trong nó.
Làm sao bạn có thể tín ngưỡng đây? Tín ngưỡng không phải là một luận lý, không nghịch, không thuận. Không điều này, không điều kia. Tín ngưỡng đã là một sự tin cậy. Một sự tin cậy sâu sắc, một tình thương bao la. Bạn không tìm ra bất kỳ một lý luận nào cho tín ngưỡng cả. Nó đơn giản là vậy.
Phải làm gì bây giờ? Đừng tạo ra bất cứ một sự tin cậy tin nào để chống đối tín ngưỡng. Xa lạ với cả hai, tâm tín ngưỡng lẫn tâm nghi ngờ. Hãy mang tất cả hai nguồn năng lượng này hướng về sự từ bi. Hãy bác ái hơn. Hãy bác ái vô điều kiện. Không chỉ bác ái với tôi, bởi đòi hỏi sự kiện này là một việc không thể. Nếu bạn từ bi, bạn đơn thuần từ bi. Nếu bạn yêu thương, bạn hiện diện trong phong cách yêu thương… không chỉ riêng hướng về minh sư, nhưng hướng về vạn vật đang tương thông xung quanh bạn. Hãy hướng về cây cối và đá cuội, bầu trời và trái đất. Bạn, bản thể của bạn, chính tự tánh của bạn, đã biến thành một hiện tượng yêu thương.
Bắt nguồn từ đó, sự tin cậy phát sinh. Chỉ trong sự tin cậy như vậy mà tặng phẩm như Thánh đạo ca Đại Thủ Ấn mới có thể trao truyền. Khi Naropa đã sẵn sàng, Tilopa truyền thọ tặng phẩm này cho ông. Bạn nên nhớ kỷ là, đối với một minh sư, bạn không là chuyến “hành trình của lý trí” nữa. Tâm nghi ngờ và tâm tín ngưỡng là chuyến “hành trình của lý trí”. Với minh sư, bạn không thể ở trên chuyến “hành trình của lý trí” này được. Trái tim không nhận biết nghi ngờ là gì. Trái tim không biết tín ngưỡng là gì. Trái tim đơn thuần nhận biết sự tin cậy. Trái tim như một đứa trẻ. Đứa trẻ nắm chặt đôi tay cha nó.
Bất cứ nơi nào người cha đi, đứa trẻ đi theo sau ngay. Nó không tín ngưỡng và không nghi ngờ. Đứa trẻ không bị chi phối. Sự nghi ngờ không nằm ở một nửa này, hay tín ngưỡng nằm ở một nửa nọ. Một đứa trẻ luôn hoàn hảo và trọn vẹn. Nó đi đến bất cứ nơi nào mà người cha dẫn nó đi. Khi một môn đồ biến thành một đứa trẻ, tặng phẩm của đỉnh cao tâm thức tối thắng mới có thể trao tặng đến bạn. Một môn đồ nên tuyệt đối chứa đựng phẩm chất nữ tính trọn vẹn, ý thức, và như một buồng trứng. Chỉ từ đó, hiện tượng xảy ra như đã xảy ra trong Thánh đạo ca. Tilopa là minh sư, Naropa là đệ tử. Tilopa dạy…
“Đại Thủ Ấn siêu việt trên mọi ngôn ngữ và biểu tượng
Nay, ta truyền cho con, Naropa
Người hành giả trung hậu và kiên trì…”
Nó vượt trên mọi ngôn ngữ và biểu tượng, vượt trên tất cả ngôn ngữ và tất cả biểu tượng. Vì vậy, làm sao có thể diễn đạt đây? Nếu nó thật sự vượt trên mọi ngôn ngữ và mọi biểu tượng, làm cách nào Tilopa diễn đạt nó đây? Có phương pháp nào không? Vâng, có phương pháp. Nếu có Naropa thì có phương tiện. Nếu có môn đồ thật sự là sẽ có phương tiện. Nó tùy thuộc vào môn đồ mà phương tiện được khám phá hay không.
Nếu người môn đồ lãnh hội đầy đủ, không có tâm riêng biệt… Ông không phê phán đúng hay sai. Ông không nặng lòng phân biệt. Ông quy phục minh sư. Ông là sự lãnh hội. Ông trống rỗng. Ông sẵn sàng đón nhận bất cứ những gì được trao truyền vô điều kiện… Vì vậy, mọi ngôn ngữ và mọi biểu tượng không cần thiết. Chỉ có như vậy, Thánh đạo ca Đại Thủ Ấn mới có thể trao truyền. Bạn lắng nghe giữa mọi ngôn ngữ. Bạn đọc nó giữa các lời truyền thụ… Ngôn ngữ chỉ là một viện cớ. Những gì chân thật xảy ra bên ngoài mọi văn tự.
Ngôn ngữ chỉ là cái bẫy, một công cụ. Những gì sẽ chân thật theo sau ngôn ngữ như một chiếc bóng. Nếu bạn sử dụng trí não quá mức độ, bạn đã lắng nghe qua ngôn ngữ. Chính vì vậy mà nó không thể thông tri. Những cái bóng vi tế theo sau mọi ngôn ngữ, cực kỳ vi tế. Chỉ có trái tim mới có thể nhận biết nó. Những chiếc bóng vô hình, những đợt sóng lăn tăn của ý thức, của sự đồng cảm… Từ đó, sự hiệp thông phát sanh. Xin bạn hãy nhớ kỹ điều này.
Tilopa lại dạy:
“Nay, ta truyền cho con, Naropa
Người hành giả trung hậu và kiên trì…”
Những gì không thể diễn đạt, đã diễn đạt qua Naropa. Những gì không thể diễn đạt, những gì tuyệt đối vô hình, phải hoán đổi thành hữu hình cho đệ tử. Nó tùy thuộc không chỉ minh sư… Thậm chí, nó phải tuỳ thuộc vào một đệ tử. Tilopa thật là may mắn có một đệ tử như Naropa. Có một vài minh sư, họ không may mắn lắm. Họ không bao giờ tìm ra được một môn đồ như Naropa. Vì vậy, bất cứ những gì siêu việt mà họ đã chứng đắc đều biến mất với họ. Họ không tìm ra một đệ tử nào để họ trao truyền. Có nhiều lúc, các minh sư phải vượt hằng nghìn dặm đường để kiếm cho ra một đệ tử như ý. Chính Tilopa phải du hành từ Ấn Độ qua Tây tạng mới tìm thấy Naropa, để tìm thấy một môn đồ như ngài mong đợi. Tilopa du hành khắp Ấn Độ vẫn không thể nào tìm thấy được một đệ tử nào với phẩm hạnh như vậy. Hành giả đón nhận tặng phẩm như vậy. Mọi con người đều có khả năng lãnh hội thông điệp, có thể tái sinh qua nó.
Một khi tặng phẩm được đón nhận bởi Naropa,ông trọn vẹn chuyển) hóa nó. Nghe nói, sau này Tilopa đã bảo với Naropa: “Bây giờ, con có thể đi tìm một Naropa khác được rồi.”
Naropa cũng vô cùng may mắn. Ông tìm được một đệ tử như Marpa. Marpa cũng cực kỳ may mắn. Ông cũng khám phá ra được người đệ tử như Milarepa. Sau đó, truyền thống này chấm dứt, không còn những bậc đại đệ tử với phẩm chất hiếm có như vậy. Có nhiều tôn giáo đến thế giới này rồi đồng biến mất. Có nhiều lần chúng đến rồi biến mất. Một tôn giáo không thể biến thành một giáo đường. Một tôn giáo tùy thuộc vào sự hiệp thông CÁ NHÂN, trên sự hiệp thông của cá nhân. Tôn giáo của Tilopa hiện diện chỉ có bốn đời, từ Naropa cho đến Milarepa. Sau đó, nó biến mất. Tôn giáo như là một ốc đảo. Sa mạc thì mênh mông. Đôi lúc, trong phần nhỏ bé của sa mạc, ốc đảo này hiển lộ… Nó vô cùng, vô cùng quí hiếm.
Đức Chúa Giê Su dạy nhiều lần với các đệ tử của ngài. “Khi ta còn hiện diện nơi này lâu hơn, và khi ta còn hiện diện tại đây, các con hãy ăn ta, hãy uống ta. Đừng để lỡ mất cơ hội quí báu này.” Hàng nghìn năm đã trôi qua… một minh sư như Đức Chúa Giê Su đã không còn tại thế. Sa mạc mênh mông… Những ốc đảo hiện hữu rồi biến mất. Các ốc đảo hiện thân đến trái đất này từ một nơi chốn bất khả tri. Chúng cần một nơi nào đó để buông neo trên trái đất này. Nếu không có cái neo nơi đó, chúng không thể tồn tại nơi này. Naropa chính là chiếc neo đó...
Tôi cũng xin được đề cập một sự kiện với bạn. Khi tôi còn hiện diện nơi chốn này, lâu hơn một chút nữa. Đừng đánh mất cơ hội. Bạn có thể đánh mất cơ hội của bạn qua những công việc vô giá trị. Bạn vẫn tiếp tục bận rộn với mọi sự việc vô nghĩa, với những rác rến tâm trí. Bạn tiếp tục tư duy nghịch và thuận… và các ốc đảo sẽ sớm biến mất.
Bạn có thể suy nghĩ thuận nghịch sau này. Bây giờ, hãy uống nó, bởi bạn sẽ có hằng vô lượng kiếp để bạn thuận và nghịch. Không cần phải hối hả. Khi chân sư đang còn đây, bạn hãy uống ngài. Một khi bạn đã uống Đức Chúa Giê Su hoặc Naropa, bạn đã trọn vẹn hoán chuyển rồi. Sự hoán chuyển dễ dàng và đơn giản. Đây là một quá trình tự nhiên. Tất cả cần biến thành mảnh đất bằng sẵn sàng tiếp nhận hạt giống…
“Nay, ta truyền cho con, Naropa
Người hành giả trung hậu và kiên trì…”
Chân lý không thể thốt lên. Chân lý không thể nào thốt lên lời… nhưng Tilopa cần phải diễn đạt cho Naropa. Mỗi khi đệ tử đã sẵn sàng, minh sư xuất hiện. Ngài phải xuất hiện. Mỗi khi, nếu một đệ tử có nhu cầu gì sâu đậm, ông sẽ được thành toàn.
Toàn bộ vạn hữu sẽ luôn đáp ứng mọi nhu cầu sâu thẳm của bạn, nhưng bạn cần phải có nhu cầu. Nếu không, bạn không thể vượt qua Naropa, một vị Phật, hay một Đức Chúa Giê Su. Thậm chí, có lẽ bạn không có khả năng để nhìn thấy bạn vượt trên Đức Chúa Giê Su. Tilopa cư trú ở quốc gia này. Không một ai chịu lắng nghe ngài. Ngài sẵn sàng trao tặng cho bạn món quà tối thượng. Chuyện gì xảy ra? Sự kiện này đã xảy ra với xứ sở Tây tạng rất nhiều lần. Nhất định có một cái gì ẩn chứa đằng sau. Sự kiện này đã xảy ra cho quốc gia này nhiều hơn ở bất cứ một nơi chốn nào. Tilopa được sinh ra tại đây. Tại sao một môn đồ quí hiếm này không xảy ra đến nỗi Tilopa phải tìm kiếm ông tại xứ sở của Tây tạng? Tại sao Bồ Đề Đạt Ma phải tìm đến Trung Quốc?
Quốc gia này biết quá nhiều thứ. Quốc gia này quá nặng về tri thức. Vì vậy, thật khó khăn mà tìm thấy một trái tim… Đây là một quốc gia của các đạo sư và các học giả, quốc gia của những con người thông thái, triết gia. Họ thấu hiểu tất cả mọi kinh Vệ Đà, tất cả Áo Nghĩa Thư (Upanishads).
Họ có thể lập lại trong ký ức toàn bộ các kinh điển: Một quốc gia của những cái đầu. Tôi cảm giác rằng, có nhiều lần tôi cảm giác như vậy, bất cứ nơi chốn nào mà một đạo sư tìm đến, ngài khó thể thông tri cho mọi chúng sinh. Một con người biết nhiều quá sẽ trở thành một sự nguy hại, bởi tuy ông biết nhưng ông không biết. Ông góp nhặt quá nhiều khái niệm, lý thuyết, giáo điều và kinh điển. Nó là một gánh nặng trong ý thức của ông. Ngôn từ, lý thuyết không thể giúp ông khai ngộ được. Nó chưa xảy ra cho ông. Nó đều là sự vay mượn. Tất cả những gì được vay mượn sẽ là giả tạo, mục nát. Bạn hãy ném bỏ càng sớm càng tốt…
Chỉ có những gì xảy ra qua bạn mới là chân thực. Chỉ những đóa hoa trong bạn mới là chân thực. Chỉ có những gì tăng trưởng trong bạn mới là chân chánh và sinh động. Bạn nên luôn nên kỷ là: Hãy tránh vay mượn kiến thức. Sự vay mượn kiến thức là một cái bẫy của tâm: Nó chỉ là sự vô minh.
Kiến thức không bao giờ hủy diệt bởi chính nó. Bạn bị ngập lụt trong kiến thức. Bạn chết ngộp trong tận cùng cốt lõi của tri kiến. Bạn không còn hiện diện tại chính cội rễ của bản thể, nơi mà vô minh và bóng tối bao phủ. Con người kiến thức, luôn vay mượn kiến thức. Ong gần như bị chết chìm trong kiến thức của ông. Bạn không thể bình luận với ông. Thật là khó khăn nắm bắt trái tim của ông.
Chính ông đánh mất tất cả mọi thông điệp nối kết trái tim ông. Không phải là sự ngẫu nhiên mà Tilopa phải vượt qu bao nhiêu núi non trùng điệp tìm đến Tây tạng. Bồ Đề Đạt Ma cũng phải tìm đến Trung Quốc. Hạt giống nhuần nhuyễn phải cần khám phá ở tại một nơi chốn xa xôi. Họ không tìm thể tìm thấy được hạt giống quí hiếm đó tại mảnh đất này. Nên nhớ kỹ, bạn dễ dàng bị sa ngã trong sự nghiện ngập kiến thức. Nó là một sự nghiện ngập.
Nó là một loại cần sa tối độc hại. Tuy vậy, cần sa cũng không nguy hại bằng tín ngưỡng. Thuốc phiện cũng không nguy hiểm lắm. Chúng đều giống nhau. Thuốc phiện cho bạn một thoáng cảm nhận ở một tâm thức siêu vượt. Thuốc phiện cho bạn những cơn đại mộng triền miên của một bản thể tuyệt đối mà bạn chưa thấu hiểu qua. Nó cho bạn ảo ảnh.
Kiến thức cũng vậy. Kiến thức cho bạn ảo tưởng bạn đang nhận biết. Bạn cảm nhận bạn đã biết, bởi bạn đang vay mượn bao nhiêu lời kinh Vệ Đà. Bạn nhận biết, bởi bạn có thể tranh luận. Bạn biết bởi bạn luôn lý luận vô cùng hợp lý, và luôn với một tri thức sắc bén. Xin bạn đừng biến bạn trở thành một thức giả ngu xuẩn! Luận lý không bao giờ hướng dẫn con người tìm đến Chân lý được. Mọi luận lý chỉ là một trò chơi đầy mánh mung. Tất cả mọi sự tranh luận không cần có chứng minh. Chân lý cần trái tim bạn; không bằng cuộc tranh luận, nhưng do ở tình thương sâu sắc của bạn, sự tin cậy của bạn, và sự sẵn sàng tiếp nhận của bạn…
“Đại Thủ Ấn siêu việt mọi ngôn ngữ và biểu tượng.
Nay, ta truyền cho con, Naropa
Người hành giả trung hậu và kiên trì
Tánh Không không một chỗ bám
Đại Thủ Ấn không nương tựa vào đâu
Không cần một chút công dụng nào
Chỉ để tâm buông xả tự nhiên
Con có thể đập tan gông xiềng trói buộc tâm con
và đạt đến sự Giải thoát…”
Bạn không thể nào tìm thấy bất cứ tại một nơi chốn nào, một thông điệp trọng đại như vậy đã được thốt lên. Hãy nỗ lực thấu hiểu những sắc thái mà Tilopa đã cố gắng diễn đạt.
“Tánh Không không một chỗ bám…”
Nếu có một chủ thể cần được hỗ trợ, nó đã bị lệ thuộc. Nếu bạn hoàn toàn trống rỗng, bạn sẽ không lệ thuộc hay phải cần sự hỗ trợ. Đây là sự nhận thức sâu sắc nhất của tất cả bậc Giải thoát là: Bản thể tức vô bản thể. Đề cập đến bản thể là một điều sai lầm bởi bản thể không phải là một cái gì. Nó không giống một cái gì đó. Nó là tánh Không, một khoảng trống không bao la, không biên giới. Nó là Anatta. Nó là Vô Ngã. Nó không là tự ngã trong bạn. Mọi cảm thọ của tự ngã đều giả tạo. Mọi đồng hóa rằng:
“Ta là cái này và ta là cái kia” là giả tạo. Khi bạn đạt đến Tâm thức tối thượng, khi bạn tìm thấy cốt lõi tột cùng nhất của bạn, bạn sẽ khám phá ra là bạn không phải cái này hay là cái kia. Bạn không là một ai. Bạn không là tự ngã. Bạn chỉ là sự trống rỗng bao la vô cùng tâkm. Có đôi lúc, bạn khép kín đôi mắt, cố gắng cảm nhận bạn là ai. Bạn là ai đây? Nếu bạn đi vào sâu hơn, bạn sẽ sợ hãi. Bạn càng suy nghiệm sâu hơn, bạn càng ý thức bạn không là một ai hết. Bạn chỉ là một sự trống rỗng. Vì lý do đó, có nhiều người sợ hãi sự tham thiền. Nó là vực thẳm của tử thần. Nó là cái chết của tự ngã. Tự ngã chỉ đơn thuần là một khái niệm giả tạo.
Hiện tại, các vật lý gia khám phá được Chân lý thông qua sự tìm hiểu khoa học sâu thẳm nhất ở cảnh giới của vật thể. Những gì mà Đức Phật, Tilopa, và Bồ Đề Đạt Ma ngộ được trí huệ của họ, khoa học chỉ mới khám phá được ở thế giới hiện tượng bên ngoài. Họ dạy là không có thực thể…Thực thể chỉ là một khái niệm song song của tự ngã. Một tảng đá hiện hữu. Bạn ý thức nó. Bạn đánh vào đầu một người nào đó, máu chảy ra.
Thậm chí, người này sẽ chết đi. Nó là thực chất, nhưng nếu bạn hỏi một vật lý gia nào đó, họ sẽ bảo không có vật thể. Không có gì hiện diện. Họ cho là mọi sự đều là hiện tượng của năng lượng. Như lúc bạn vẽ một đường thẳng trên một mảnh giấy, nơi có nhiều đường gạch ngang nối liền nhau. Gạch thẳng này đồng bắt nguồn từ một điểm chấm thật lớn. Có phải điểm này thực sự hiện diện, hay chỉ là những con đường cắt ngang nhau, đem đến cho bạn ảo tưởng là đang có một điểm lớn hiện diện?
Các vật lý gia cho là những nguồn năng lượng ngang dọc cấu tạo nên vật thể. Nếu bạn hỏi cái gì là vô vật thể, thì những con đường ngang dọc này sẽ tạo ra cho bạn ảo tưởng là thật sự có vật thể, như một tảng đá vậy.
Đức Phật đạt đến sự khai mở này hơn hai mươi lăm thế kỷ trước Einstein. Tự tánh không là tự ngã, chỉ các luồng năng lượng ngang dọc, mang đến cho bạn ý thức của tự ngã. Đức Phật thường dạy: Tự ngã giống như một củ hành. Bạn lột nó ra, từng lớp một và lớp cuối cùng thì sao? Toàn bộ củ hành được lột ra hết. Bạn không tìm thấy có gì bên trong. Bạn đã khám phá được gì? Sự trống không! Tánh Không không cần hỗ trợ. Sự trống rỗng này tự nó đã hiển lộ. Đức Phật còn dạy: Không có Thượng Đế hiện hữu. Chúng ta không cần có Thượng Đế bởi Thượng Đế chỉ là lực lượng hỗ trợ. Đức Phật dạy: Không có Đấng Sáng tạo nào cả. Chúng ta không cần sự sáng tạo tánh Không. Đây là một khái niệm khó mà tiếp nhận được… Vì vậy, Tilopa:…Đại Thủ Ấn là kinh nghiệm của tánh Không. Bạn không là nó. Khi bạn không là, vậy ai sẽ là kẻ đau khổ? Ai là người đau đớn phiền não đây? Ai là người tuyệt vọng và ai là kẻ đang sầu muộn? Ai là người hạnh phúc và an lạc? Đức Phật dạy: Nếu bạn ý thức bạn đang tràn trề sự an lạc, chẳng qua bạn chỉ là một nạn nhân của sự đau khổ, bởi bạn vẫn còn hiện diện. Khi bạn không là… hoàn toàn không là…
Bạn sẽ không đau khổ và không hạnh phúc. Đây là sự an lạc tột cùng nhất. Bạn sẽ không còn trở về nữa. Để đạt đến tánh Không, bạn phải đạt đến tận cùng cốt lõi của Tự Tánh. Toàn bộ nỗ lực của tôi đối với bạn là hướng dẫn bạn tìm về tự tánh, và để hướng dẫn bạn đến một tánh Không hoàn hảo…
“Tánh Không không một chỗ bám
Đại Thủ Ấn không nương tựa vào đâu
Không cần một chút công dụng nào
Chỉ để tâm buông xả tự nhiên
Con có thể đập tan gông xiềng trói buộc tâm
con và đạt đến sự Giải thoát…”
Trước nhất, bạn phải hiểu là, khái niệm của tự ngã tạo ra bởi tâm. Không có tự ngã nào trong bạn. Đã xảy ra: Một đại Phật tử, một bậc giác ngộ, được hoàng đế vời vào cung để giáo hóa ông. Danh tự của vị hòa thượng này là Na Tiên (Nagasen). Hoàng đế là phó vương của A Lịch Sơn Đại Đế.
Khi A Lịch Sơn Đại Đế trở về từ Ấn Độ, ông phong cho Mi Lan Đà (Milanda) làm phó vương tại quốc gia đó. Danh tự Ấn Độ của ông là Mi Lan Đà. Mi Lan Đà truyền Na Tiên đến để giáo hóa ông. Ông thật sự có hứng thú với Phật pháp. Ông đã nghe qua rất nhiều truyền thuyết về Na Tiên. Các tin đồn này lan truyền đến tận hoàng cung. “Đây là một hiện tượng hiếm có! Rất hiếm khi một bậc giác ngộ đã chứng đắc. Vị hòa thượng này đã chứng đắc. Lúc nào cũng như có một luồng hương thơm bất khả tri bao bọc chung quanh ngài, như có một năng lượng huyền bí luôn bao bọc lấy ngài. Ngài hiện diện trên mặt đất, nhưng ngài không là người của trái đất.
Nhà vua nghe danh tiếng của ngài. Ông truyền sứ giả cho vời ngài về cung. Sau khi sứ giả tìm đến Na Tiên, ông trở về với tâm trạng rất là bối rối. Na Tiên bảo ông. “Nếu phó vương cho vời thì Na Tiên sẽ tìm đến, nhưng xin ông bẩm báo với Hoàng Thượng rằng không có một ai là Na Tiên. Nếu Hoàng Thượng cho vời, bần tăng tất nhiên sẽ đến, nhưng xin ông hãy bảo ngài rằng không có ai là “Tôi là” cả. Tôi đã không còn hiện diện nữa.” Sứ giả cực kỳ bối rối. Nếu Hòa thượng Na Tiên không còn nữa thì ai sẽ được vời? Mi Lan Đà cũng bối rối.
Nhà vua bảo. “Bậc giác ngộ này thật rắc rối quá. Tuy vậy, sứ giả nhất định phải hãy vời ngài đến cho trẫm.” Ông là người Hy Lạp, vì vua Mi Lan Đà này. Tri thức Hy Lạp căn bản là dựa trên lý luận. Chỉ có hai tâm thức tâm linh trên thế gian này, Hy Lạp và Ấn Độ. Nền tâm linh Ấn Độ thì thiên về tối phi lý, và Hy Lạp thì thiên về tối luận lý. Tâm linh Ấn Độ vận hành từ trong chiều sâu của bóng tối. Các chiều sâu đầy tính chất man rợ, nơi chốn không biên giới. Mọi sự đều huyễn hoặc, hư vô, và mù mịt. Tâm thức Hy Lạp vận hành trên luận lý, nơi chốn tâm linh mà mọi sự đều được định nghĩa và phân loại. Tâm thức Hy Lạp vận hành trong sự khả tri. Tâm thức Ấn Độ vận hành trong sự bất khả tri. Thậm chí, họ tìm vào nơi chốn sâu thẳm huyền bí vô hình nhất của tâm linh. Tâm thức Hy Lạp tuyệt đối thiên về lý lẽ. Tâm thức Ấn Độ thì tuyệt đối mâu thuẫn. Cho nên, nếu bạn thấy tôi có quá nhiều điều mâu thuẫn, xin bạn đừng bận tâm. Theo tuyến đường này… sự mâu thuẫn của Đông phương, sẽ là con đường đưa đến nhân duyên. Nhà vua Mi Lan Đà đã phải thốt lên. “Vị hòa thượng này xem ra vô cùng phi lý, vô cùng điên cuồng rồi. Nếu ngài không phải là ngài thì làm sao ngài có thể đến đây? Các ngươi hãy vời ngài đến hoàng cung, trẫm sẽ chứng minh. Khi nào ngài đến hoàng cung rồi, trẫm sẽ có đủ cách để chứng minh ngài là ai.”
Cuối cùng, Na Tiên tìm đến hoàng cung của vị phó vương này. Mi Lan Đà chào đón ngài tại cổng hoàng cung. Câu hỏi đầu tiên mà vì vua hỏi là. “Trẫm thật thật là bối rối. Ngài đã đến nhưng ngài không chịu cho trẫm biết tại sao ngài lại không phải là ngài.” Na Tiên đáp. “Bần tăng vẫn giữ y lời nói cũ đó. Hãy đợi chúng ta yên vị đã. “ Đám đông tụ tập lại, toàn bộ quần thần đều có mặt. Na Tiên bảo. “Hoàng Thượng hãy hỏi đi.” Mi Lan Đà hỏi. “Trước nhất, xin ngài hãy cho trẫm biết. Nếu một vật thể không hiện hữu, vậy làm sao nó có thể đến? Nếu nó đã không hiện hữu, thì làm sao nó có thể tìm đến?...Hòa thượng đã đến đây rồi. Xem ra đây là một lý luận đơn giản rằng ngài quả có hiện hữu.”
Na Tiên cười lớn đáp.”Bẩm Hoàng Thượng. “Hãy quan sát cái Ratha này (cổ xe mà hòa thượng ngồi khi đến hoàng cung).” Na Tiên bảo, “Xin Hoàng Thượng hãy quan sát chiếc xe bò này. Ngài gọi nó là Ratha, chiếc cổ xe bò phải không?” Mi Lan Đà đáp. “Đúng vậy.” Ngài sai tùy tùng tháo con bò ra khỏi cổ xe. Con bò được tháo ra khỏi chiếc xe bò. Na Tiên hỏi. “Có phải cổ xe bò này là con bò?” Mi Lan Đà trả lời. “Tất nhiên không phải rồi.” Cuối cùng, chiếc xe được tháo gỡ ra, từng bộ phận một, những bánh xe cũng được tháo gỡ. Na Tiên hỏi. “Những chiếc bánh xe này có phải là chiếc xe hay không?” Mi Lan Đà đáp. “Dĩ nhiên là không phải..” Khi tất cả được tháo gỡ hết, và cuối cùng không còn lại gì, Na Tiên hỏi tiếp. “Vậy chiếc xe mà hạ thần đến đã đâu mất rồi? Chúng ta có bao giờ tháo gỡ chiếc xe. Tất cả những gì mà chúng ta tháo gỡ chỉ chứng minh là không phải chiếc xe. Vậy chiếc xe ở đâu?” Na Tiên bảo. “Cũng như hình tướng của Na Tiên này vậy. Tháo gỡ từng bộ phận một và Na Tiên sẽ biến mất. “Tất cả chỉ là những con đường ngang dọc của năng lượng. Xóa bỏ những đường thẳng ngang dọc đó thì tụ điểm đó sẽ biến mất. Xe chỉ là tổng hợp của từng bộ phận.
Bạn cũng là sự tổng hợp của các bộ phận. Cái “Ta” là sự tổng hợp của các bộ phận. Tháo gỡ mọi sự thì cái “Ta” biến mất. Vì vậy, khi tư tưởng được buông xả từ ý thức, bạn không thể bảo “Ta” bởi không còn cái “Ta” nào nữa, chỉ là cái hố thẳm không cùng còn lại. Khi ngủ uẩn được xả bỏ, tự ngã hoàn toàn biến mất. Bạn vừa là… và cũng là cái không là... Chỉ là sự vắng bóng, vô biên giới, hoàn toàn trống rỗng.
Đây là sự Chứng đắc tối thượng. Trạng thái này được gọi là Đại Không Thủ Ấn. Chỉ trong trạng thái Chứng đắc này bạn mới trở thành một với Toàn thể….Chỉ có như vậy, mới có sự gặp gỡ, mới có sự hiệp thông. Khi bạn trống rỗng, khi bạn không còn biên giới, bạn sẽ là Một với vạn hữu. Khi bạn không là gì, bạn trực thuộc cảnh giới vạn vật đồng nhất thể . Khi bạn là… bạn là một tự ngã xấu xí.
Khi bạn không là… bạn là sự trải rộng của sự sống nơi tự tánh hiện diện. Sẽ có những mâu thuẫn. Vì vậy, bạn hãy nỗ lực thấu hiểu. Hãy trở thành như một Naropa. Nếu không, ngôn ngữ và biểu tượng sẽ không mang đến những gì khác cho bạn. Hãy lắng nghe tôi qua sự tin cậy. Khi tôi bảo bạn, hãy lắng nghe tôi qua sự tin cậy, ý tôi là tôi đã kinh nghiệm qua rồi. Đúng như vậy. Tôi là một chứng nhân. Tôi là một chứng nhân của tự ngã. Có lẽ, tôi sẽ không có cách nào để diễn đạt, nhưng không có nghĩa là nó không phải. Có lẽ, tôi có thể diễn đạt, nhưng cũng không có nghĩa tự ngã phải là như vậy. Tôi là một chứng nhân. Nếu bạn muốn đủ khả năng để thấu hiểu tôi, thì chỉ khi nào bạn là Naropa, và nếu bạn chịu lắng nghe qua sự tin cậy…
Tôi không dạy dỗ giáo điều gì. Tôi không quan tâm đến Tilopa nếu sự chứng đắc đó tôi chưa từng kinh nghiệm qua. Tilopa đã dạy rất rõ ràng.
“Tánh Không không một chỗ bám
Đại Thủ Ấn không nương tựa vào đâu…”
Đại Thủ Ấn không nương tựa vào đâu… Nghĩa đen, có ý là tâm hành lớn lao, hay là một tâm hành tối thượng, cái cuối cùng bạn có, siêu vượt mà không có gì siêu việt hơn được. Đại Thủ Ấn không nương tựa vào đâu... Bạn là Tánh không. Từ đó, bạn chứng đắc. Bạn chết, bạn thành Phạm thiên. Bạn biến mất, bạn thành vạn hữu. Nơi đây, giọt nước đã biến mất. Đại dương đã tìm thấy nguồn sống. Xin bạn đừng bám víu vào chính bạn…Tất cả mọi tạo tác của bạn trong nhiều kiếp quá khứ, qua bao nhiêu sự bám víu. Nếu bạn không bám víu vào tự ngã, bạn đã nhìn xuống. Một vực thẳm không cùng vẫn hiện hữu nơi đó…
Đó là nguyên nhân mà tại sao chúng ta luôn bám víu vào những sự việc nhỏ bé nhất, thật sự tầm thường. Chúng ta không ngừng bám chặt vào chúng. Sự bám víu này cho thấy rằng chỉ có vậy, bạn mới ý thức được sự trống rỗng của nội tại. Có một cái gì đó cần phải được bám víu. Sự dính mắc của bạn chính là thế giới sinh tử luân hồi của bạn (Samsara). Samsara là sự đau khổ của bạn. Hãy buông bỏ bạn trong vực thẳm đó. Một khi bạn buông bỏ bạn trong vực thẳm này, chính bạn đã trở thành vực thẳm. Từ đó sẽ không có sự chết, bởi làm sao vực thẳm có thể chết được? Không có sự kết cục của nó, bởi làm sao sự trống rỗng có thể kết thúc? Có một cái gì đó kết thúc, sẽ chấm dứt… chỉ có sự trống rỗng mới có thể vĩnh cửu.
“Đại Thủ Ấn không nương tựa trên sự trống rỗng….”
Hãy cho tôi giải thích cho bạn qua các kinh nghiệm mà bạn đã có. Khi bạn yêu thương một người, bạn trở nên trống rỗng. Khi bạn yêu thương một người nào, bạn trở nên vô ngã. Vì lý do đó, tại sao tình yêu thường vô cùng khó khăn. Tại sao Đức Chúa Giê Su dạy: Thượng Đế như tình yêu? Ngài biết Diệu pháp Đại Thủ Ấn… Trước khi ngài giảng pháp tại Giê Su Sa lem, ngài từng du hành qua Ấn Độ. Ngài cũng đã đến Tây tạng. Ngài cũng đã từng có cơ hội gặp gỡ những bậc giác ngộ như Tilopa và Naropa. Ngài cư trú trong các thiền viện Phật Giáo.
Ngài học hỏi về Tánh Không. Qua sự học hỏi đó, ngài nỗ lực dịch giải toàn bộ sự hiểu biết của ngài qua thuật ngữ Do thái. Vì vậy, sự giảng dạy của ngài biến thành một sự hổn loạn. Bạn không thể dịch giải sự hiểu biết về Phật Giáo qua thuật ngữ Do thái. Không thể nào. Toàn bộ thuật ngữ Do thái đều dựa theo nguyên tắc khẳng định, Còn thuật ngữ Phật Giáo lại dựa vào thuật ngữ triết học hư vô tuyệt đối: Trí Không, sự vắng lặng. Tại nơi này, trong ngôn ngữ của Đức Chúa Giê Su có thấp thoáng bóng dáng của trí huệ Bát Nhã. Ngài dạy, “Thượng Đế là tình yêu” Ngài đang ám chỉ một điều gì. Sự ám chỉ của ngài là gì? Khi bạn yêu, bạn không còn là bạn. Nếu bạn biến thành một con người quan trọng, tình yêu không phát sinh. Khi bạn yêu thương người con gái nào… Trong một giây phút ngắn ngủi đó, tình yêu luân lưu giữa hai người…Phát sanh hai tánh Không, không còn là hai người nữa. Nếu bạn đã từng có kinh nghiệm với tình yêu, bạn sẽ thấu hiểu tôi nói gì.
Đôi tình nhân nương tựa vào nhau, hay là hai sự trống rỗng nương tựa vào nhau. Chỉ có vậy, sự gặp gỡ mới xảy ra. Tất cả các chướng ngại đều sụp đổ. Biên giới đã bị ném đi. Năng lượng hoán đổi. Sẽ không có một sự ngăn trở nào. Trong giây phút đó, tình yêu sâu sắc và an lạc xảy ra. Khi hai người yêu nhau, họ không còn tự ngã nữa. Họ hoàn toàn trống rỗng và an lạc. Khi năng lượng hội nhập, toàn bộ bản thể của họ, tan biến qua sự đồng hóa diệu kỳ.
Họ không còn là họ. Họ rơi vào đáy sâu không cùng của vực thẳm. Sự kiện đó xảy ra giây phút ngắn ngủi. Họ tìm được chính họ. Cuối cùng, họ lại tự mình dính mắc. Có lẽ vì vậy, mọi người đâm sợ hãi tình yêu. Trong tình yêu sâu sắc, con người thường sợ hãi bị mất trí, hay bị chết đi… Họ sợ hãi quá trình của tình yêu. Vực thẳm mở rộng. Toàn bộ sự sống ngái ngủ. Đột nhiên, bạn sa vào nó. Người sợ hãi tình yêu, thường là người chỉ biết hài lòng với tình dục.
Họ gọi tình dục của họ là tình yêu. Tình yêu không phải tình dục. Tình dục có thể xảy ra trong tình yêu. Nó là một thành phần, hay toàn bộ, nhưng chính bản chất của tình dục không được công nhận là tình yêu… Nó là một sự thay thế tạm thời. Bạn cố gắng trốn tránh tình yêu qua tham đắm tình dục. Bạn tự tạo cho bạn cảm giác là bạn đang yêu. Bạn không vận hành trong tình yêu. Tình dục như một sự vay mượn tri thức. Cảm giác này đem đến cho bạn ý thức của sự khả tri và bất khả tri. Nó đem đến cho bạn cảm giác tình yêu mặn nồng. Yêu thương nhưng lại không yêu thương. Trong tình yêu, bạn không như vậy. Mặt kia cũng không phải. Cả hai phải đồng tan biến vào nhau. Trạng thái như vậy thường xảy ra trong Đại Thủ Ấn. Đại Thủ Ấn là sự an lạc trọn vẹn với toàn vạn hữu. Tại sao trong Mật Tông… Tilopa là một đạo sư Mật Tông… sự hỗ tương sâu đậm, hỗ tương trong an lạc, giữa đôi tình nhân cũng được gọi là Đại Thủ Ấn. Những đôi tình nhân trong trạng thái an lạc sâu thẳm được tượng hình trong các tu viện Mật Tông, trong kinh điển của Mật Tông. Điều này đã là một biểu tượng của niềm an lạc tối thượng.
“Đại Thủ Ấn không nương tựa vào đâu
Không cần một chút công dụng nào
Không cần một chút công dụng nào
Chỉ để tâm buông xả tự nhiên…”
Đây là toàn bộ phương tiện của Tilopa. Toàn bộ kỹ xảo phương tiện của Mật Tông: Không cần một chút công dụng nào… Nếu bạn nỗ lực, tự ngã sẽ được hỗ trợ. Nếu bạn nỗ lực, bạn đang tầm cầu. Tình yêu không cần phải nỗ lực. Bạn không thể nỗ lực yêu thương. Bạn cho phép nó xảy đến. Nó không là một hành động. Nó là quá trình đang xảy ra. Không cần một chút công dụng nào…Trường hợp như vậy đã quá quen thuộc với vạn hữu, Tâm thức Tối thượng: Bạn không nỗ lực. Bạn trôi chảy với nó…Hãy để tâm buông xả tự nhiên… Đây là phương tiện… Và đây là đất lành của Mật Tông… Du già luôn nỗ lực. Mật Tông dạy: Không cần một chút công dụng nào… Du già là con đường Vô Ngã. Du già hoàn toàn chứng đắc trong một chiều sâu thăm thẳm. Mật Tông bảo người tầm đạo. “Hãy buông bỏ tự ngã”… Ở đoạn cuối của Mật Tông, ngay từ bước đầu tiên…Tôi muốn đề cập nó theo phương pháp này: Khi Du già kết thúc thì Mật Tông bắt đầu. Điểm tối hậu của Du già chính là sự bắt đầu của Mật Tông. Mật Tông hướng dẫn bạn đến mục tiêu tâm thức siêu việt nhất. Du già chuẩn bị bạn cho Mật Tông. Cuối cùng, bạn không bao giờ nỗ lực. …Chỉ để tâm buông xả tự nhiên…”
Tilopa dạy: “Chỉ để tâm buông xả tự nhiên…” với ý nghĩa gì? Xin đừng tranh đấu với chính bạn. Hãy buông xả. Đừng cấu trúc bản chất lên chính con người của bạn. Đừng gán ép tất cả mọi đạo và cũng đừng kỷ luật chính bạn thái quá. Nếu không, chính sự kỷ luật này sẽ trở thành một sự ràng buộc dai dẳng. Đừng giam cầm chính bạn. Hãy buông xả trong tự nhiên. Hãy buông xả! Bạn hãy trôi giạt.
Bạn hãy đáp ứng với bất kỳ hoàn cảnh nào tìm đến bạn. Hãy đáp ứng mọi hoàn cảnh. Đừng vận hành với chiếc áo lập dị chung quanh bạn. Đừng vận hành với thái độ cố định. Hãy tự nhiên như giòng nước. Đừng cố định như nước đá. Hãy luôn vận hành và trôi cùng dòng chảy. Hãy tìm đến bất kỳ nơi nào thiên nhiên mở rộng đôi tay hướng dẫn bạn. Đừng chống cự. Đừng nỗ lực ép buộc bất cứ những gì lên bạn hay là lên bản thể bạn.
Xã hội không ngừng dạy dỗ bạn phải ép đặt lên bạn và người khác: Bạn hãy tốt đẹp. Bạn hãy đạo đức. Bạn hãy như thế này. Bạn hãy như thế nọ. Mật Tông hoàn toàn vượt trên mọi ước định của xã hội, giáo dục và mọi nền văn hiến. Mật Tông dạy: Nếu bạn tu dưỡng quá mức độ, bạn đã đánh mất tất cả mọi sự tự nhiên. Bạn sẽ trở nên máy móc. Bạn không trôi theo dòng chảy. Bạn không còn lưu lạc nữa. Đừng bao giờ gượng ép đón nhận mọi cấu trúc chung quanh bạn…Bạn hãy sống khoảnh khắc qua khoảnh khắc, sống trong sự cảnh giác hoàn toàn.
Một sự kiện kỳ diệu sâu sắc nhất cần được thấu hiểu. Tại sao loài người lại xây lầu kiến thức xung quanh họ? Họ không cảnh giác… Nếu bạn không có vỏ ngoài đang bao bọc bạn, bạn sẽ vô cùng tỉnh giác. Mỗi giây phút trôi qua, quyết định này bạn phải nắm bắt lấy. Bạn không dự trù tất cả các quyết định. Bạn không có thái độ. Bạn đáp ứng với tất cả tình huống. Quá trình sự sống, bạn hoàn toàn không chuẩn bị…Bạn phải vô cùng tỉnh thức…Để trốn tránh tỉnh thức, mọi người phải lập ra một mưu.
Mưu kế đó là phẩm hạnh. Bạn cưỡng cầu bạn với một kỷ luật nhất định. Bạn sẽ cảnh giác. Bạn không chạy đuổi theo thói quen cố hữu. Bạn không lo lắng một chút nào. Nếu có người hỏi, bạn sẽ thốt lên lời chân lý, bắt nguồn qua thói quen…nhưng từ ở các thói quen này, chân lý đã chết rồi. Sự sống không đơn giản lắm. Sự sống là một hiện tượng vô cùng phức tạp. Đôi lúc họ phải cần sống giả dối. Thông qua sự giả dối của bạn, có lẽ sẽ có một người nào đó được cứu sống. Thông qua sự lừa gạt của bạn, không một ai bị tổn thương. Nếu bạn cứu sống một vị thành niên nào đó, bạn sẽ hành động ra sao? Nếu bạn có một cái tâm kiên cố, bạn nên sống chân thực. Không có gì quan trọng bằng mạng sống. Không có một chân lý nào, và không có gì quí báu hơn mạng sống. Nếu vì bạn nói thật, mà một người nào đó bị sát hại. Bạn phải làm gì? Bạn cứu họ theo thói quen cố hữu của bạn. Tự ngã bảo: “Tôi là người chân thật.” Vì bạn muốn bạn trở thành một con người chân thật, mà bạn hy sinh mất một mạng sống… Chẳng qua bạn muốn trở thành người chân thật. Chỉ vì bạn muốn được như vậy?
Thật là quá mức rồi. Bạn điên đến nơi rồi! Nếu một mạng sống có thể được cứu, nếu mọi người kết án bạn là một con người giả dối, thì cái gì là sai lầm? Tại sao bạn lại quá bận tâm đến những gì mà mọi người đang thêu dệt về bạn? Khó khăn quá phải không? Không dễ đặt để một khuôn mẫu cố định.
Sự sống luôn tiếp diễn và không ngừng thay đổi. Mỗi giây phút là một trạng thái mới. Con người phải đáp ứng với mọi hoàn cảnh. Đáp ứng với mọi hoàn cảnh là sự tỉnh thức trọn vẹn. Chỉ có vậy thôi. Hãy để tất cả mọi quyết định bắt nguồn từ chính hoàn cảnh đó. Bạn không bao giờ chuẩn bị. Bạn không ép buộc. Đừng mang vào những gì đã sắp đặt sẵn rồi…
“Chỉ để tâm buông xả tự nhiên…”
Một con người tín ngưỡng là như vậy. Nếu không, người được gọi là tín ngưỡng chỉ là loại người đã chết. Họ hành động qua thói quen cố hữu. Họ luôn hành động qua thói quen. Họ đã bị điều kiện hóa. Họ không có sự tự do. Tâm thức cần được tự do. Hãy buông xả… Hãy nhớ kỹ ba từ ngữ đó. Hãy để nó thấm nhuần trong bạn. Hãy buông xả… trong mọi hoàn cảnh bạn luôn tuôn chảy, hiền hòa như giòng nước đang trôi lững lờ. Nếu nước được rót vào ly thủy tinh, nó sẽ mang hình dạng của cái ly. Nó không đối kháng. Nó không bảo: “Cái ly này không mang hình tướng của tôi.” Dù nước có được đổ vào hủ, vào chậu, nó cũng sẽ mang hình dạng đó. Nó sẽ không cưỡng lại. Nó buông xả tự nhiên.
Hãy buông xả tự nhiên như dòng nước. Có lúc, bạn vận hành về hướng Nam. Có lúc, bạn vận hành về hướng Bắc. Bạn thay đổi nhiều chiều hướng, tuỳ thuộc vào bối cảnh thực tại. Nếu bạn biết cách để mình tuôn chảy trong sự tự tại, thì đã quá đủ rồi.
Đại dương không xa lắm nếu bạn biết cách thả mình trôi giạt theo dòng nước. Đừng ép đặt bạn lên bất kỳ một khuôn mẫu nào. Toàn bộ mặt xã hội đã cấu tạo nên các khuôn mẫu khác nhau. Tất cả mọi tôn giáo đều nỗ lực tạo ra khuôn mẫu. Chỉ có các bậc giác ngộ mới có can đảm nói lên sự thật… Sự thật là: Hãy buông x tự nhiên! Nếu bạn buông xả, bạn sẽ tự tại hơn, tất nhiên rồi.
Tilopa không bảo: “Hãy đạo hạnh!” Ngài dạy. “Hãy tự nhiên!” Toàn thiện là một bình diện đối nghịch. Người đạo đức không bao giờ tự nhiên, không thể nào. Nếu ông từ bi, ông không thể từ bi bởi sự đạo đức hiện hữu trong ông không cho phép ông như vậy. Nếu ông giận dữ, ông không thể giận dữ bởi sự đạo đức không cho phép ông được giận dữ. Nó luôn tuỳ thuộc vào các đặc tính đạo đức của ông. Nó không bao giờ tùy thuộc vào sự tự nhiên của ông.
Tôi xin nói với bạn rằng: Nếu bạn phải sống tùy thuộc vào khuôn mẫu đạo đức, bạn không sống qua bản tính tự nhiên. Như vậy, bạn sẽ không bao giờ đạt đến trạng thái Đại Thủ Ấn. Đại Thủ Ấn là cách sống tự nhiên. Đại Thủ Ấn là cách sống cao tột nhất qua bản tính tự nhiên. Tôi xin thưa với bạn rằng: Nếu bạn giận dữ, hãy giận dữ. Bạn hãy trọn vẹn tỉnh thức. Giận dữ không thể chế ngự được tâm thức. Hãy để cơn giận hiện hữu. Hãy để cơn thịnh nộ bùng nổ, nhưng bạn luôn cảnh giác mọi cảm thọ đang diễn ra trong bạn. Hãy buông xả tự nhiên…
Bạn hãy tỉnh thức. Bạn hãy duy trì chánh niệm với mọi cảm thọ đang xảy ra. Mỗi ngày qua, bạn sẽ thấy những lạc thọ, khổ thọ vân vân và vân vân sẽ dần dần biến mất. Chúng không còn xảy ra nữa…dù bạn không nỗ lực. Bạn không bao giờ cố gắng tiêu trừ chúng. Chúng tự nhiên biến mất. Khi hành nhân tỉnh thức, cơn thịnh nộ cũng chấm dứt.
Đây là quá trình sân si, nhưng không xấu xa. Tôi mang bạn nhớ kỹ, từ ngữ “xấu xa” mang đầy chất phẩm định. Không phải vì những cảm thọ này xấu xa mà bạn không vận chuyển trong nó. Chúng không có tội lỗi gì. Từ chánh niệm, mọi tham ái chấm dứt, ghen tuông chấm dứt, và mọi vô minh chấm dứt. Xin bạn hãy nhớ kỹ sự đánh giá này. Trong đạo đức, có thiện và ác. Con người sống tự nhiên là một con người trí tuệ, bất thiện. Người sống thiếu bản tính tự nhiên thường là con người vô minh, nhưng họ cũng không phải là ác. Không thiện, không ác, chỉ có tâm hành trí tuệ và tâm hành vô minh . Nếu bạn vô minh, bạn hại người khác, kể cả bạn. Bạn không có tội lỗi, và không có cả đức hạnh. Trí huệ là tất cả. Vô minh tồn tại nếu bạn xem chúng là tội lỗi… Đó là tội lỗi duy nhất của bạn.
Làm cách nào chuyển đổi vô minh thành trí huệ? Đó là sự hoán đổi duy nhất. Bạn không thể cưỡng cầu nó. Nó xảy ra khi bạn buông xả tự nhiên. “Chỉ để tâm buông xả tự nhiên Con có thể đập tan gông xiềng trói buộc tâm con và đạt đến sự Giải thoát…”
Một thiền nhân hoàn toàn tự do. Bạn sẽ gặp khó khăn lúc bắt đầu. Thói quen đã ăn sâu qua bạn. Bạn nổi cơn thịnh nộ, vì thói quen cũ đang cười trên khuôn mặt bạn. Có loại người sống theo thói quen. Khi họ cười, bạn biết rõ là họ đang nổi giận. Trong nụ cười của họ, nó biểu lộ cơn giận thầm kín. Họ đang che giấu một điều gì đó. Nụ cười giả tạo lan tràn trên khuôn mặt họ. Họ là những con người đạo đức giả. Người đạo đức giả là con người sống thiếu bản chất tự nhiên. Tuy cơn giận đang trào sôi, nhưng họ vẫn cười. Tuy họ đang tràn đầy sự oán ghét, họ vẫn biểu lộ từ bi. Tuy họ muốn giết người, họ vẫn giả vờ rộng lượng. Người đạo đức giả là người có bề ngoài đạo đức, nhưng cách sống của họ đầy sự giả dối. Họ là một cánh hoa nhựa xấu xa, thiếu sự công dụng. Họ không là một đóa hoa chân thực. Trong họ chỉ có sự giả vờ mà thôi.
Mật Tông là con đường tự nhiên: Hãy buông xả và tự nhiên. Bạn sẽ gặp nhiều khó khăn bởi các thói quen cũ đang dần dần bị thoái hóa. Bạn sẽ gặp khó khăn bởi bạn đang sống trong xã hội của loại người đạo đức giả. Bạn sẽ khó khăn bởi bất cứ nơi nào bạn đến, bạn sẽ bị đối kháng giữa loại người đạo đức giả. Bạn phải vượt qua. Con đường đạo của bạn sẽ vô cùng gian truân, bởi có quá nhiều vun dưỡng thoả hiệp mặc nhiên qua giả dối, qua những mặt nạ giả tạo. Có lẽ, bạn sẽ hoàn toàn đơn độc, nhưng những giai đoạn đó sẽ trôi qua nhanh. Không sớm thì muộn, có người nhận thức sự chân thực của bạn. Bạn nên nhớ kỹ là: Thậm chí, một cơn giận chân thực cũng tốt đẹp hơn một nụ cười giả dối. Ít ra, nó chân thực. Một người không thể chân thực khi giận dữ. Ông không thể trọn vẹn chân thực. Ít ra, ông chân thực với bản thể ông. Bất cứ những gì xảy ra, bạn luôn tin cậy là ông đã sống rất chân thật.
Vợ của Mulla Narasruddin qua đời. Hàng xóm tụ họp lại, nhưng Mulla Narasruddin đứng đó, hoàn toàn không giao động, như không có gì xảy ra cho anh. Hàng xóm của anh khóc lóc, than thở não nề. Họ bảo. “Anh đứng đó làm gì vậy, Mulla Narasruddin? Cô ấy đã chết rồi.” Nasruddin đáp. “Đợi đã. Vợ tôi là một con người giả dối. Tôi phải đợi ít nhất là ba ngày, lúc đó tôi mới có thể xác nhận là có có thật sự chết hay không.”
Xin bạn hãy nhớ kỹ câu chuyện này. Sự tốt đẹp của chân thực… Sống chân thực, bạn sẽ như hoa đang chớm nở. Bạn càng sống chân thực, mỗi ngày qua, bạn sẽ thấy mọi sự dần dần chấm dứt theo sự hài hoà của chúng. Khi bạn đã nhận biết bản tính của chúng rồi, bạn càng buông xả và buông xả, tự nhiên và tự nhiên hơn, và sống chân thực hơn…
Tilopa dạy:
“Con có thể đập tan gông xiềng trói buộc tâm con và đạt đến sự Giải thoát…”
Sự giải thoát không còn xa lắm. Nó chỉ ẩn tàng trong bạn. Nếu bạn sống chân thực, cánh cửa giải thoát mở rộng. Nếu bạn là người sống qua mọi cảm giác giả dối, sự giải thoát sẽ thật xa thẳm cùng tận. Với bản thể chân thực, giải thoát là một tiến trình tự nhiên. Tự nhiên như bất cứ những gì khác. Như giòng nước trôi về biển rộng, như hơi nước bốc lên bầu trời cao, như mặt trời nóng bỏng và vầng trăng mát dịu. Đối với bản thể chân thực, đó là giải thoát. Không cần phải khoe khoang. Không cần nói với mọi người là, bạn đã giác ngộ…
Khi Lâm Tế được hỏi, “Chuyện gì đã xảy ra với ngài. Mọi người ai cũng tin là ngài đã giác ngộ.” Lâm Tế nhún vai. “Chuyện gì xảy ra à? Chẳng có chuyện gì hết. Tôi vẫn chặt củi, và gánh nước về tu viện. Tôi gánh nước và chặt củi bởi mùa đông sắp đến rồi.” Ngài nhún vai…một cử chỉ đầy ý nghĩa. Ngài bảo “Chẳng có chuyện gì xảy ra.”
Ngài đang nói chuyện phi lý? Một thái độ tự nhiên: Chặt củi trong rừng, gánh nước ở giếng. Sự sống tuyệt đối là một sự tự nhiên nhất. Lâm Tế bảo. “Khi tôi buồn ngủ, tôi ngủ. Khi tôi đói, tôi ăn. Cuộc sống tuyệt đối tự nhiên.”
Giải thoát là tìm về bản lai diện mục. Giải thoát không có gì mà phải cần được khoe khoang và ca tụng, là bạn đã thành tựu một sự kiện vô cùng hy hữu. Chẳng có gì vĩ đại. Chẳng có gì là siêu phàm. Chỉ có sự sống tự tại. Vẫn là bạn. Còn phải làm gì? Hãy bỏ mọi giả dối, mọi giả vờ. Hãy gạt bỏ tất cả những thành lũy mà bạn đã xây dựng chung quanh tự tánh…Hãy sống thật tự tại. Lúc mới khởi sự, tất nhiên, con đường bạn đi thật vô cùng gian nan, nhưng chỉ lúc mới khởi sự mà thôi. Khi tự tánh bạn hài hoà rồi, mọi người sẽ cảm nhận được một điều gì rất thoát tục ở bạn. Bản lai diện mục là một luồng năng lực có sức hấp dẫn. Họ sẽ ý thức sự vi diệu đang xảy ra. “Nhân vật này đã không còn như chúng ta. Ông đã là một con người hoàn toàn khác rồi.” Bạn không bị mất mát gì hết. Tất cả những gì giả tạo đã buông bỏ. Bạn hoàn toàn không bị mất mát gì hết.
Khi sự trống rỗng bùng nổ bằng cách bạn ném bỏ tất cả mọi thứ giả tạo, mọi thứ vờ vĩnh, bao nhiêu khuôn mặt nạ, thì lúc đó bản lai diện mục của bạn sẽ hiển lộ. Nó cần có không gian. Bạn hãy trống rỗng! Hãy buông xả và tự nhiên. Hãy đặt để nguyên tắc sống này là nền tảng sống duy nhất trong cuộc đời bạn…
Chú thích:
4 Naropa (956-1040) Một trong những đại thành tựu giả của Ấn độ, và là người khai sáng pháp môn đặt tên theo tên của ngài là Lục độ Naropa. Ngài là đệ tử của Tilopa, và cùng thời với tổ Atisha.
5 Kinh Upanishads (Áo Nghĩa Thư) có vào khoảng 800 năm trước công nguyên, là những câu trả lời của các giáo sĩ sống ẩn dật nổi tiếng vào thời gian đó trước những câu hỏi về đời sống và vũ trụ. Những thiên Anh Hùng Ca vĩ đại là những câu thơ triết lý và đạo lý về những anh hùng truyền thuyết và các vị thần. Những thiên anh hùng ca này là những truyện cổ được kể lại qua nhiều thế hệ trước khi cuối cùng được viết vào thế kỷ đầu công nguyên.
6 Anatta: Vô ngã. Không có sự hiện hữu của cái tự ngã trường tồn. Thân nầy chỉ là sự kết hợp của ngũ uẩn. Ngũ uẩn chỉ hiện hữu khi có đầy đủ nhơn duyên mà thôi. Giáo thuyết “Anatta” hay “Anatma” được Đức Phật thuyết giảng mà hầu hết Phật tử, kể cả thiền gia đều cho rằng đây là ý tưởng “vô ngã” của chơn tánh con người. Phật tử không nên lầm “vô ngã” của Phật giáo với thuyết “vô ngã” của Ấn giáo với nghĩa là chơn tánh mà tâm con người không thể nhận biết được.
7 Mi Tiên Vấn Đáp (Milanda Panha). Độc giả có thể đọc câu truyện này trong tác phẩm Mi Tiên Vấn Đáp, do Hòa Thượng Giới Nghiêm (Maha Thera Thita Silo) dịch thuật.
8 Samsara : Luân hồi. Vòng luân hồi sanh tử (vòng đời).
9 Trường phái Lâm Tế: Lin-Chi or Rinzai (Zen) school. Một trong những trường phái Thiền nổi tiếng của trung Quốc được Thiền sư Lâm Tế sáng lập. Lâm Tế là đại đệ tử của Hoàng Bá. Vào thời kỳ mà Phật giáo bị ngược đãi ở Trung Quốc khoảng từ năm 842 đến năm 845 thì thiền sư Lâm Tế sáng lập ra phái thiền Lâm Tế, mang tên ông. Tông Lâm Tế mang đến cho Thiền tông một yếu tố mới: công án. Phái Thiền Lâm Tế nhấn mạnh đến tầm quan trọng của sự “Đốn Ngộ” và dùng những phương tiện bất bình thường như một tiếng hét, một cái tát, hay những cọng án khác. Phái Lâm Tế tu tập theo các công án có hệ thống đã được các bậc thầy sưu tập, và xem nhẹ việc đọc tụng kinh điển cũng như thờ phượng tượng Phật, tìm về Phật Tánh trực tiếp bằng những công án và tu tập sống thực.
Xem tiếp Chương 2 – Quay về Mục lục
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét