Thứ Ba, 22 tháng 8, 2017

Osho - Đạo: Ba Kho Báu (Tập 1) -Chương 5. Nguy hiểm của thành công quá mức

CHƯƠNG 5. NGUY HIỂM CỦA THÀNH CÔNG QUÁ MỨC



Về nguy hiểm của thành công quá mức
Giương cung hết mức
Sẽ ước dừng đúng lúc.
Mài kiếm sắc bén,
Không bén được lâu.
Vàng ngọc đầy nhà,
Khó mà giữ lâu.
Giàu sang mà kiêu,
Tự vời hoạ ưu.
Nên việc, lui thân,
Đó là đạo trời
Về nguy hiểm của thành công quá mức.
Logic đi tới chính cực đoan - cuộc sống thì không bao giờ. Đó là cách logic bỏ lỡ cuộc sống. Logic có khuynh hướng đạt tới kết luận - cuộc sống không bao giờ kết luận.
Cuộc sống không có kết luận. Nó cứ tiếp diễn mãi mà không có kết luận nào; nó không có bất kì cái bắt đầu và cái kết thúc nào, nó bao giờ cũng ở giữa, nó bao giờ cũng trong hiện tại, nó là quá trình tiếp diễn. Đó là cách tâm trí logic dần trở nên chết; đó là cách logic trở thành sự suy sụp của riêng nó. Đừng kết luận. Sống mà không kết luận. Đó là cách duy nhất để sống bởi vì chỉ thế thì bạn mới sống ở giữa và chỗ giữa là quân bình.
Cuộc sống là quân bình giữa các cái đối lập, nó không bao giờ đi tới chấm dứt. Quân bình tiếp diễn mãi, nó là vĩnh hằng. Con người của hiểu biết chưa bao giờ đi tới bất kì kết luận nào, người đó không thể thế được. Khi bản thân cuộc sống là không kết luận, làm sao người trí huệ có thể mang tính kết luận được? Nếu bạn hỏi Lão Tử về bất kì câu trả lời mang tính kết luận nào, ông ấy sẽ cười to. Ông ấy sẽ nói bạn ngu. Ông ấy sống theo cuộc sống, và điều lưu ý cơ sở nhất, nếu bạn sống theo cuộc sống, là quân bình. Đừng bao giờ đi tới một cực; thế thì bạn sẽ làm mất quân bình.
Tôi đã từng nghe:
Có lần chuyện xảy ra là một nhà vua vĩ đại phải quyết định điều gì đó ngược với trái tim mình. Hai trong các quan thượng thư của ông ấy đã phạm tội nào đó mà ông ấy thì yêu các quan thượng thư này lắm. Cho dù họ có phạm tội thì ông ấy vẫn muốn tha cho họ, tình yêu của ông ấy với họ đạt tới mức đó. Nhưng điều đó đi ngược lại luật pháp của đất nước, và điều đó sẽ là một tiền lệ không tốt. Cho nên họ phải bị trừng phạt. Và luật của đất nước nói rằng với tội như vậy thì cách trừng phạt duy nhất là cái chết. Vậy phải làm gì đây?
Điều đó rất khó, cho nên ông ấy đã tìm một lối thoát. Ông ấy nói, "Họ phải bị tử hình, nhưng ta sẽ cho họ một cơ hội sống nữa. Giữa hai ngọn đồi này một chiếc dây sẽ được chăng qua. Nếu họ có thể bước qua trên nó và vẫn sống, thế thì ta sẽ tha cho họ."
Điều đó gần như là không thể được. Điều đó là không thể được bởi vì họ chưa bao giờ bước trên bất kì dây nào cả, một mình bước trên một cái dây chăng giữa hai ngọn đồi trên một thung lũng lớn - cái chết ở mọi nơi. Và bước đi trên dây là một nghệ thuật lớn, người ta phải học nó, đấy là một bộ môn lớn. Họ thậm chí trong các kiếp sống của mình cũng chưa từng mơ rằng họ sẽ trở thành người đi trên dây.
Một trong hai người không thể nào ngủ được. Cả đêm người đó cầu nguyện Thượng đế giúp mình. Người đó không thể nào uống được trà vào buổi sáng. Người đó tới chỗ mà hiện tượng này sắp xảy ra; cả thủ đô đã tụ tập.
Người kia, biết rõ rằng mình chẳng biết gì về việc đi trên dây cả, rằng chẳng cái gì có thể được làm và gần như chắc chắn rằng mình sắp sửa chết, cho nên tại sao không ngủ ngon? - ông ta ngủ. Buổi sáng ông ta vẫn uống trà như thường lệ. Ông ta đi dạo nhàn nhã, đi tới chỗ đó. Người kia thì run rẩy, phát sốt, nhưng ông này lại yên tĩnh và bình thản vẫn biết rõ rằng cái chết sắp xảy ra - và khi nó là chắc chắn thì sao phải bận tâm? Chết cho bình thản.
Ông ấy bắt đầu bước lên dây, và điều kì diệu của những điều kì diệu - ông ấy đã bước đi!
Không ai có thể tin được vào điều đó! Thậm chí người đi trên dây tới xem - thậm chí họ cũng không thể nào tin được vào điều đó. Điều đó là khó ngay cả cho họ - khoảng cách quá lớn và nguy hiểm quá nhiều. Một bước sai, một chút ít nghiêng hơi nhiều sang trái hay sang phải... và bạn đi đời; một chút ít mất cân bằng và cái chết đang đợi tại từng bước. Nhưng người đó đã bước qua và người đó bước nhàn nhã thế, nhàn nhã hệt như người đó đi dạo buổi sáng vậy. Người đó đạt tới ngọn đồi kia.
Người thứ nhất run rẩy, vã mồ hôi. Ông ta hét lên từ chỗ mình cho người kia, "Nói cho tôi cách ông bước đi, để cho tôi cũng có thể bước được!"
Người kia hét: "Khó đấy, bởi vì tôi không biết cách. Tôi chỉ biết một điều - đây là cách tôi đã bước đi trong cả đời mình. Tôi không phải là người đi trên dây, nhưng bây giờ tôi biết tôi là người đi trên dây, bởi vì đây là cách tôi đã sống cả đời mình - quân bình, không bao giờ đi sang cực đoan. Hay nếu tôi nghiêng về bên trái thì ngay lập tức tôi làm cân bằng nó bằng việc nghiêng sang phải. Tôi không làm bất kì điều gì khác. Nhưng điều này sẽ không ích gì cho ông bởi vì đây không phải là cái gì đó ông có thể học một cách bất thần. Nếu ông sống theo cách này thì sự thành thạo về nó sẽ tới với ông."
Nhớ lấy từ "thành thạo". Tôi nhấn mạnh vào nó. Tôn giáo là sự thành thạo, nó không phải là khoa học. Bằng không thì nó có thể được dạy rất dễ dàng, nó có thể được giải thích rất dễ dàng. Nó có thể được lí thuyết hoá, sẽ không có rắc rối gì về nó cả.
Ngay cả vấn đề lớn lao nhất trong khoa học cũng có thể được giải quyết - nếu không phải hôm nay thì ngày mai, nhưng nó sẽ được giải thích qua trí tuệ, qua nỗ lực trí tuệ. Và một ngày nào đó, khi nó được giải quyết, thì nó không chỉ được giải quyết cho người đã giải quyết nó, mà nó được giải quyết cho mọi người.
Einstein đã giải quyết bí ẩn của tương đối. Bây giờ không có nhu cầu cho bất kì ai khác để giải quyết nó, nó đã được giải quyết cho tất cả mọi người. Bạn chỉ phải hiểu nó, có vậy thôi. Bạn không cần đi vào trong nỗ lực bao la để giải quyết nó. Nó đã được giải quyết. Khoa học là một hiện tượng công cộng: một người giải quyết cái gì đó; thế thì nó được giải quyết cho mọi người; một người phát minh ra cái gì đó, nó là được phát minh cho tất cả mọi người. Nó là hiện tượng đại chúng.
Trong tôn giáo hàng nghìn Lão Tử có thể đã xuất hiện, nhưng chẳng cái gì được giải quyết cả. Bạn phải biết nó theo cách riêng của mình. Nó không phải là khoa học. Khoa học có thể tạo ra kinh sách, lí thuyết, nhưng tôn giáo không thể tạo ra kinh sách và lí thuyết được. Nó là kinh nghiệm sống. Bạn không thể thu nó về một lí thuyết, nó quá tinh tế, quá tinh vi đến mức không thể làm được điều đó. Lí thuyết là rất thô thiển, sần sùi; kinh nghiệm là rất tinh tế. Liệu bất kì người đi trên dây nào có thể tạo ra một lí thuyết về việc đi trên dây không và chỉ bởi việc hiểu lí thuyết đó...? Bạn có thể hiểu lí thuyết một cách hoàn hảo, bạn có thể được kiểm tra và bạn có thể thu được một trăm phần trăm điểm. Nhưng bạn có nghĩ rằng bạn sẽ có khả năng bước đi trên dây chỉ bởi vì bạn đã hiểu nền tảng lí thuyết về nó không? Không, điều đó sẽ chẳng ích gì. Nó không phải là khoa học. Và tôi nói với bạn, nó thậm chí không phải là nghệ thuật nữa - bởi vì nghệ thuật có thể được bắt chước; thành thạo thì không bao giờ có thể được bắt chước. Nghệ thuật là cái gì đó bạn làm bên ngoài mình: bạn vẽ tranh, bạn làm thơ, bạn nhảy múa, bạn làm điều gì đó là thấy được, có thể được bắt chước. Ngay cả Picasso cũng có thể được bắt chước.
Nhưng tôn giáo thì không bao giờ có thể được bắt chước; nó không phải là cái gì đó ở bên ngoài, nó là cái gì đó ở bên trong. Bạn có thể bắt chước một Picasso, một Michelangelo, nhưng làm sao bạn có thể bắt chước một Lão Tử? Bạn cảm thấy cái gì đó có đó nhưng nó là khó nắm bắt. Bạn biết rằng ông ấy biết cái gì đó nhưng bạn không thể chỉ ra nó được, bạn không thể hình dung ra nó được. Nó là sự thành thạo.
Thế thì thành thạo là gì? Thành thạo tới khi bạn làm nhiều nhiều thứ trên con đường - thử và sai, ngã rồi dậy, đi lạc rồi quay lại - hàng nghìn thực nghiệm trong việc sống, và thế rồi bỗng nhiên một ngày nào đó bạn có sự thành thạo về nó. Thành thạo là tinh hoa của nhiều sai sót, lầm lẫn, của thử và sai. Cái gì đó trưởng thành trong bạn, và một khi bạn biết nó thì bạn có thể quên về nó đi, bạn bao giờ cũng có nó. Bạn không cần nhớ nó. Nếu bạn cần nhớ nó, thì nó vẫn chưa là thành thạo, nó là cái gì đó trong tâm trí. Nếu nó là thành thạo thì nó đi vào trong máu, trong xương, trong chính cốt tuỷ, trong chính sự hiện hữu. Thế thì bạn có thể quên nó.
Một Lão Tử phải không nhớ tới cách mình phải bước, cách mình phải hiện hữu. Điều đó không phải là kỉ luật. Một khi bạn biết, thì bạn biết. Bạn có thể quên, bạn có thể đơn giản vứt bỏ nó khỏi tâm trí. Nhưng bạn sẽ tuân theo nó, bạn sẽ tuân theo nó mà không nghĩ về nó. Thành thạo không phải là khoa học cũng chẳng nghệ thuật, nó là kinh nghiệm đã sống qua. Và đây là nghệ thuật lớn lao nhất hay khoa học lớn lao nhất - khoa học về cuộc sống hay nghệ thuật về cuộc sống.
Bạn phải bước đi trong cuộc sống - và thấy cách mình ngã; bạn phải quan sát bản thân mình - và quan sát cách bạn đi lạc lối. Và tâm trí sẽ cứ khăng khăng đi tới chính cực đoan. Bất kì khi nào bạn cảm thấy mất quân bình, ngay lập tức làm quân bình nó bằng việc chuyển sang cái đối lập.
Tâm trí hoặc tả khuynh - nó đi sang bên phải, thế thì nó không bao giờ đi sang bên trái; hoặc tâm trí là hữu khuynh - thế thì nó đi sang bên trái và không bao giờ đi sang bên phải. Và tôi đã bắt gặp một hiện tượng rất kì lạ: đôi khi tâm trí trở thành trung dung - vẫn còn ở giữa nhưng cuồng tín về việc ở giữa như những người khác ở bên phải hay bên trái. Con người này cũng không ở giữa bởi vì người ở giữa thì không bao giờ cuồng tín; chỉ những kẻ cực đoan mới cuồng tín, họ níu bám lấy vị trí nào đó. Và chỗ giữa không phải là vị trí, nó là việc thường xuyên thu được quân bình.
Cố hiểu đi. Đây là cảm giác có nghĩa nhất mà Đạo có thể cho bạn. Chỗ giữa không phải là trạng thái cố định, nó là chuyển động thường xuyên thay đổi. Cho nên bạn không thể nào ở chỗ giữa giống như người có thể ở bên trái hay bên phải. Bạn không thể nào bám vào chỗ giữa được. Người muốn ở chỗ giữa sẽ thường xuyên phải nghiêng về bên phải và bên trái; đôi khi bạn sẽ thấy người đó là tả khuynh, và đôi khi bạn sẽ thấy... bây giờ, nhìn! - người đó đã trở thành hữu khuynh. Người đó phải bước như người đi trên dây. Chỉ giữa hai cực đoan này, giữ quân bình thường xuyên, liên tục, thì mới là ở giữa.
Chỗ giữa là tình huống sống động, nó không phải là điểm cố định và chết mà bạn đạt tới vĩnh viễn - không. Khoảnh khắc nọ sang khoảnh khắc kia bạn phải đạt tới nó, cứ đạt đi đạt lại mãi. Quan sát người đi trên dây - đấy là một kinh nghiệm.
Trong thời thơ ấu của tôi, bất kì khi nào tôi nghe nói về người đi trên dây - ở bất kì đâu, trong làng tôi hay làng bên cạnh - tôi đều chạy tới và quan sát, bởi vì từ ngay ban đầu tôi đã cảm thấy rằng người đó biết cái gì đó rất, rất có ý nghĩa cho cuộc sống.
Người đó đang làm gì? Người đó không tĩnh tại ở chỗ giữa, bằng không thì người đó sẽ ngã. Người đó không bao giờ có lấy một khoảnh khắc tĩnh tại. Người đó là động, thường xuyên thay đổi, một luồng, nhưng luồng này có một trung tâm quân bình. Đôi khi người đó chuyển sang trái, đôi khi người đó chuyển sang phải; người đó rất mâu thuẫn, người đó không nhất quán. Nếu bạn yêu cầu nhất quán thì người đó sẽ ngã và chết. Nếu tôi nói, "Bám dính lấy một tình huống, với một vị trí. Nếu bạn là người hữu khuynh, cứ hữu khuynh đi; hay nếu bạn là người tả khuynh, cứ là tả khuynh đi; hay nếu bạn chọn chỗ giữa làm vị trí của mình, thế thì ở giữa. Nhưng bạn đang làm gì thế? Bạn thường xuyên chuyển động" - bạn sẽ giết chết người đó. Bất kì vị trí tĩnh tại nào cũng đều giết chết. Tĩnh tại là chết, và chết một cách vô dụng. Tĩnh tại là bỏ lỡ cuộc sống. Không, người đó không thể nào vẫn còn ở chỗ giữa được. Để còn ở chỗ giữa... người đó không thể nào vẫn còn ở chỗ giữa được - để còn ở chỗ giữa người đó phải thường xuyên chuyển động và giữ quân bình. Mọi khoảnh khắc cuộc sống đều thay đổi. Không cái gì tĩnh tại cả.
Heraclitus nói: Bạn không thể bước hai lần vào cùng một dòng sông. Vào lúc bạn sắp bước vào dòng sông lần thứ hai, thì dòng sông đã thay đổi rồi. Và không chỉ dòng sông đã thay đổi, bạn đã thay đổi. Làm sao bạn có thể bước hai lần vào dòng sông được? Sông không còn như cũ mà bạn cũng chẳng còn như cũ. Chẳng cái gì còn như cũ cả. Tính như cũ là ảo tưởng. Luồng chảy là thực tại. Trong một thế giới thay đổi như vậy, trong một thế giới sống động như vậy, rung động cùng cuộc sống, nếu bạn níu bám lấy một vị trí thì bạn là chết, bạn đang tìm kiếm tự tử.
Đó là lí do tại sao những người đã đạt tới và kết luận thì đều chết cả. Nếu bạn đã kết luận rằng bạn là người Hindu thì bạn là chết. Nếu bạn đã kết luận rằng bạn là người Mô ha mét giáo thì bạn là chết. Bởi vì đôi khi người Hindu cần nghiêng về người Mô ha mét giáo để thu lấy quân bình, và đôi khi người Mô ha mét giáo cần là người Hindu để thu lấy quân bình.
Quân bình là cuộc sống. Nếu bạn đã quyết định rằng bạn là người cộng sản thì bạn là chết. Để còn sống động thì ngay cả người cộng sản cũng cần nghiêng về tư bản và người tư bản cần nghiêng về người cộng sản. Cuộc sống không được sắc nét như suy nghĩ. Suy nghĩ là rất tuyến tính, cuộc sống mang tính điên khùng.
Tôi đã nghe một giai thoại, không do người theo Đạo giáo viết ra mà giai thoại này vẫn mang tính Đạo giáo - dù vô tình hay hữu ý, người này đang mang Đạo vào trong nó. Đó là giai thoại Đức.
Có lần chuyện xảy ra: một con gà con đậu trong chuồng gà, hoàn toàn giống như phật, không mảy may lo nghĩ về thế giới. Thế rồi bỗng nhiên một người xuất hiện. Nó trở nên sợ hãi; nó chạy mất. Khi nó quay lại thì người này đã đi rồi nhưng vẫn còn vài hạt ngô ở ngay trước chuồng gà. Nó bắt đầu nghiền ngẫm, suy nghĩ. Một sự tò mò khoa học nảy ra trong đầu nó. Những hạt ngô này từ đâu tới?
Thế rồi ngày hôm sau người đó lại xuất hiện. Nó lại chạy mất, quay lại. Người này đã đi, nhưng hạt ngô có đó. Chắc chắn có mối quan hệ nào đó giữa người này và hạt ngô. Nhưng vẫn còn quá sớm cho một nhà tư tưởng khoa học đi tới kết luận. Nó đã không muốn dính líu vào một lí thuyết sớm thế, trong hấp tấp thế. Cho nên nó chờ đợi - nó phải đã thực sự là một nhà khoa học. Nó chờ đợi và chờ đợi và chờ đợi và hàng ngày điều đó đều xảy ra.
Thế rồi dần dần lí thuyết trở nên hiện thực hoá trong tâm trí nhỏ bé của nó rằng có mối quan hệ nhân quả: bất kì khi nào người này xuất hiện thì hạt ngô đều xuất hiện. Chín trăm chín mươi chín lần nó đã quan sát. Bây giờ điều đó hoàn toàn chắc chắn - có mối quan hệ nhân quả. Khi người này xuất hiện, thì hạt ngô xuất hiện. Người này là nguyên nhân, hạt ngô là hậu quả.
Chín trăm chín mươi chín lần là đủ. Nó kết luận bây giờ rằng có mối quan hệ tất yếu. Và nó đã chờ đợi và thực nghiệm, theo dõi và quan sát đủ - bây giờ nó có thể nói rằng không có ngoại lệ nào điều đó xảy ra. Cho nên điều đó phải là một qui luật. Nó rất hạnh phúc và chờ đợi người này. Người đó xuất hiện lần thứ một nghìn.
Con gà đi tới người này để cám ơn lòng tốt của người đó - và cái đầu của nó bị vặn cổ.
Cuộc sống là giống như thế. Nó không có mối quan hệ nhân quả. Cho dù điều gì đó xuất hiện chín trăm chín mươi chín lần thì cũng chớ có kết luận; lần thứ một nghìn có thể là ngoại lệ.
Và điều này không chỉ là một câu chuyện. Bây giờ trong giới khoa học triết lí về bất định đang nảy sinh và thu được ảnh hưởng. Sau Heisenberg, khoa học không còn chắc chắn như nó đã quen thế trước đây.
Bây giờ họ nói mọi thứ đều bất định, và tính chắc chắn chỉ là chắc chắn xấp xỉ - không chắc chắn tuyệt đối. Chín trăm chín mươi chín lần, được - nhưng thế rồi ngoại lệ tới. Ngay cả khoa học cũng bị rung chuyển. Nó phải bị rung chuyển bởi vì nó cũng giải quyết với cuộc sống. Cuộc sống không thể nào bị thu gọn về mối quan hệ nhân quả. Cuộc sống vẫn còn là bí ẩn.
Để còn ở chỗ giữa, nếu bạn dính lấy chỗ giữa thì bạn sẽ lỡ. Đây là bí ẩn của cuộc sống. Để còn ở chỗ giữa bạn phải thường xuyên chuyển động sang trái và phải. Chỉ thế thì bạn mới có thể còn lại được, bởi vì chỗ giữa không phải là điểm cố định. Chỗ giữa trong thực tế không phải là cái gì nằm ngoài bạn. Chỗ giữa là cái gì đó bên trong bạn: quân bình, âm nhạc, hài hoà.
Lão Tử nói: Nhận biết về các cực đoan. Đừng đi tới cực đoan, bằng không bạn sẽ thất bại. Mọi thứ ở cực đoan đều đổi sang cái đối lập của nó.
Nếu bạn trong tình yêu và hai mươi bốn giờ một ngày bạn cứ theo người yêu, và bạn đi tới cực điểm, như mọi người yêu vẫn làm, thì mọi thứ sẽ bị phá huỷ. Bạn sẽ tự mình phá huỷ tình yêu, bởi vì nó quá nhiều. Nó trở thành không thể chịu nổi.
Bạn không thể yêu hai mươi bốn giờ một ngày được. Việc yêu hai mươi bốn giờ một ngày cũng giống như một người ăn hai mươi bốn giờ một ngày. Tình yêu là thức ăn. Bạn không nên đi tới cùng cực, bằng không thức ăn có thể trở thành chất độc. Đó là cách mọi sự biến thành cái đối lập của nó. Thức ăn nuôi dưỡng, nhưng ăn quá nhiều và thức ăn trở thành chất độc, nó giết chết. Cái là chất nuôi dưỡng trở thành chất độc và kẻ giết hại. Tình yêu là chất nuôi dưỡng; bạn làm nó quá nhiều, làm nó quá mức, và nó giết hại. Và chỉ hận thù còn lại. Làm bất kì cái gì quá nhiều và bạn sẽ thấy cái đối lập của nó đã xảy ra.
Theo đuổi tiền bạc quá nhiều và đến cuối cùng bạn sẽ thấy bạn là kẻ ăn mày, trống rỗng. Bạn đã bỏ lỡ toàn thể cuộc sống và chính vấn đề của nó. Bạn bỏ lỡ tất cả mọi sự giầu có mà cuộc sống có thể đã trao cho bạn bởi vì bạn theo đuổi giầu sang quá nhiều. Theo đuổi hạnh phúc và đi tới cùng cực và bạn sẽ là người bất hạnh nhất trên thế giới. Để hạnh phúc người ta không cần theo đuổi hạnh phúc quá nhiều. Đôi khi người ta phải quên nó đi; đôi khi người ta phải thậm chí tận hưởng cái bất hạnh. Để hạnh phúc, tôi đang nói đôi khi người ta phải tận hưởng cả bất hạnh nữa. Điều đó nữa cũng là một phần của cuộc sống - và đẹp. Đây là cách quân bình được duy trì. Nếu bạn cười hai mươi bốn giờ một ngày, tiếng cười của bạn sẽ trở thành loạn thần kinh. Nó sẽ không còn là tiếng cười nữa - bạn sẽ phát điên. Để giữ cho tiếng cười sống động và lành mạnh, nước mắt cũng được cần tới. Bạn không thể cười hai mươi bốn giờ một ngày được.
Quan sát trẻ con, bởi vì chúng là con người thuần khiết và chúng phản ánh mọi thứ tuyệt đối rõ ràng; chúng là tựa tấm gương. Trong các làng, nếu đứa trẻ cười quá nhiều thì người mẹ nói, "Đừng cười nhiều quá, bằng không con sẽ khóc đấy." Có trí huệ nào đó trong nó. Nếu đứa trẻ cười quá nhiều thì nó nhất định khóc. Bạn có thể thấy - nó cười, nó cười, nó cười... và bỗng nhiên nó bắt đầu khóc. Tiếng cười tới cực điểm và trở thành việc khóc.
Bạn không thể hạnh phúc được hai mươi bốn giờ một ngày; bất hạnh là việc thảnh thơi. Bạn không thể bất hạnh trong hai mươi bốn giờ được; hạnh phúc là việc thảnh thơi. Đấy là việc đi trên dây - và con người ngu xuẩn bởi vì con người quá logic.
Bạn sống trong thế giới như một grihastha, như một chủ hộ. Thế thì trong hai mươi bốn giờ một ngày bạn sống trong thế giới; thậm chí không tới một giờ trong hai mươi bốn giờ bạn thoát ra khỏi nó - trong thiền, trong cầu nguyện, trong cô lập, một mình, tận hưởng chỉ bản thân mình, không bận tâm tới thế giới và những điều trần gian - không. Thế rồi một hôm bạn phát chán với nó. Điều này nhất định là như vậy, nó sắp xảy ra: nếu bạn vẫn còn là chủ hộ hai mươi bốn giờ một ngày, một hôm nào đó bạn sẽ phát ngán, bạn đã tới cực điểm. Thế thì bạn từ bỏ và chạy trốn lên Himalayas.
Tôi đã quan sát: những người chạy lên Himalayas đều là những chủ hộ hoàn hảo. Hoàn hảo, tôi nói vậy. Họ đã làm quá nhiều, họ đã làm điều đó quá mức. Và khi bạn làm quá mức, cực đoan kia nhất định được sinh ra. Nó lấy việc báo thù. Một người quá nhiều trong thế giới, chỉ tích luỹ của cải, tiền bạc, số dư ngân hàng, bỗng nhiên cảm thấy thất vọng. Người đó cười quá nhiều, bây giờ nước mắt tuôn ra. Người đó trốn đi. Người đó từ bỏ, người đó trở thành một sannyasin, đi lên Himalayas, vào hang động. Điều gì đã xảy ra cho con người này? - bạn nghĩ là cách mạng sao? Chẳng có gì giống thế cả. Đấy chỉ là hiện tượng tự nhiên - người đó ở quá nhiều trong thế giới, bây giờ người đó phải trở thành chính cái đối lập. Và bây giờ hai mươi bốn giờ một ngày người đó sẽ cố gắng là một sannyasin - bây giờ lần nữa cùng cái ngu xuẩn ấy. Một ngày nào đó người ấy nhất định lại đi tới bãi chợ. Hai mươi bốn giờ một ngày người đó đã cố gắng là một chủ hộ - người đó có thể đã không hiện hữu; bây giờ người đó đang làm cùng cái điều ngu xuẩn đó lần nữa, trong hai mươi bốn giờ một ngày người đó đang cố gắng là một sannyasin.
Cuộc sống là nhịp điệu. Bạn hít vào, bạn thở ra. Bạn không thể cứ hít vào mãi được, hít vào, hít vào - bạn sẽ chết. Bạn phải hít vào và thở ra, và bạn phải giữ quân bình. Cùng khối lượng hít vào phải đi ra - thế thì bạn mạnh khoẻ. Cuộc sống của thế giới là hít vào còn cuộc sống của một sannyasin là thở ra. Chúng cả hai phải cùng nhau.
Mọi người tới tôi và họ hỏi, "Thầy đang tạo ra kiểu sannyasins gì? Chúng tôi chưa bao giờ nghe nói về điều này. Đây là kiểu tính chất sannyas gì? Mọi người đang sống trong nhà họ, họ đang làm việc kinh doanh của mình, họ đi tới văn phòng, làm việc trong xưởng máy, họ có vợ và con. Đây là kiểu tính chất sannyas gì? Chúng tôi chưa bao giờ nghe nói về điều đó cả." Vâng bạn chưa bao giờ nghe nói về nó cả. Nhưng đây mới là tính chất sannyas duy nhất mà đúng, đây là tính chất sannyas mà quân bình. Đây là tính chất sannyas duy nhất có sự hài hoà của việc hít vào và thở ra.
Và khả năng lớn nhất của việc đạt tới đỉnh của phúc lạc là có thể chỉ khi hít vào và thở ra là hoàn toàn quân bình. Bạn không nghiêng sang bất kì bên nào quá nhiều - bỗng nhiên bạn vượt ra ngoài cả hai.
Lão Tử nói:
Giương cung hết mức
Sẽ ước dừng đúng lúc.
Bởi vì cung sẽ gẫy. Dương cung hết mức - nó có thể đã phục vụ bạn lâu nếu bạn có chút ít tỉnh táo. Đừng bao giờ dương cung hết mức bởi vì hết mức bao giờ cũng là chết. Cuộc sống không muốn bất kì cái gì hoàn hảo bởi vì với hoàn hảo thì tiến hoá dừng lại.
Hoàn hảo là chết; bất toàn là sống. Cuộc sống yêu cái bất toàn. Trở thành hoàn hảo và bạn vô dụng - cuộc sống sẽ ném bạn vào trong đống rác, bạn không còn được cần tới nữa. Vẫn còn bất toàn đi, và bạn sẽ sống động và cuộc sống sẽ hỗ trợ cho bạn từ mọi nơi. Đó là lí do tại sao hoàn hảo không phải là mục tiêu cho Lão Tử hay cho tôi - mà là tính toàn bộ.
Bạn có thể toàn bộ mà không hoàn hảo và bạn có thể hoàn hảo mà không toàn bộ. Trong thực tế, bạn chỉ có thể hoàn hảo nếu bạn không toàn bộ, bởi vì hoàn hảo sẽ chọn hoặc bên phải hoặc bên trái; thế thì bạn trở thành một người cực hữu hoàn hảo hay bạn trở thành người cực tả hoàn hảo - hay bạn trở thành người trung dung hoàn hảo. Nhưng hoàn hảo có nghĩa là bạn bị cố định; hoàn hảo nghĩa là bây giờ bạn bị đông cứng, không tuôn chảy. Và hoàn hảo bao giờ cũng bộ phận.
Điều lớn lao nhất của con người là chưa bao giờ hoàn hảo cả, họ là toàn bộ. Toàn bộ có nghĩa là họ có mọi thứ trong mình, nhưng họ không chỉ là tổng số của mọi thứ. Họ còn nhiều hơn là tổng số. Họ có mọi thứ trong mình, và thế thì hài hoà nảy sinh, cái ở ngoài, ngoài mọi thứ mà họ có. Chúng không chỉ là tổng về số học, chúng là tổng số về nghệ thuật. Bài thơ còn nhiều hơn tất cả các từ trong nó - nó phải là như vậy, bằng không thì nó sẽ đơn giản là các từ. Bức tranh còn nhiều hơn tất cả mọi mầu sắc trong nó - nó phải như vậy, bằng không thì nó là kiểu tranh gì vậy?
Có lần chuyện xảy ra: một người Mĩ muốn có một bức tranh do Picasso vẽ. Ông ta biết rằng Picasso sẽ đòi giá cao lắm nhưng ông ta có thể trả được, ông ta có đủ. Cho nên họ không định giá trước. Ông ta yêu cầu và Picasso vẽ tranh. Thậm chí người Mĩ này cũng không thể tin nổi rằng với bức tranh nhỏ thế, chỉ một mảnh vải vẽ nhỏ với vài mầu sắc trên đó - mà mười nghìn đô la sao?
Người Mĩ nói, "Dường như chút ít quá nhiều, ngay cả đối với tôi. Cái gì có đó trong nó mà đáng giá đến mười nghìn đô la?"
Picasso nói, "Ông thấy cái gì?" Ông ta nói, "Tôi thấy một mảnh vải vẽ và vài mầu sắc."
Picasso nói, "Được đấy. Ông trả mười nghìn đô la hay bất kì cái gì ông muốn."
Ông ta nói, "Tôi sẽ trả ông năm nghìn đô la."
Khi ông ta đem năm nghìn đô la tới, Picasso đưa cho ông ấy không phải là bức tranh này mà là một mảnh vải vẽ và vài ống thuốc mầu vẽ. Và ông ấy nói, "Ông lấy nó đi. Đây là tất cả những gì ông muốn."
Bức tranh còn nhiều hơn một mảnh vải vẽ, nhiều hơn vài mầu vẽ - bởi vì nó là sự hài hoà. Và khi Picasso vẽ cái gì đó thì đấy là sự hài hoà lớn. Giá tranh không phải là cho mầu sắc và vải vẽ, giá này là cho sự hài hoà mà ông ấy đã đem tới cho vải vẽ và mầu vẽ - cái gì đó siêu việt lên.
Khi một người là toàn bộ thì người đó có tất cả - trái, phải, giữa - và tất cả các vị trí khác ở giữa. Người đó có tất cả, toàn bộ miền. Người đó là cầu vồng. Toàn bộ miền mầu sắc đều trong người đó, nhưng người đó còn nhiều hơn miền đó - người đó là sự hài hoà của chúng. Sự hài hoà đó là hiện tượng thay đổi thường xuyên; bạn phải đạt tới nó lặp đi lặp mãi. Và đó là cái đẹp của của nó bởi vì nó không bao giờ cũ, không bao giờ chán, không bao giờ tẻ nhạt, không bao giờ nhàm chán. Mỗi khoảnh khắc nó nảy sinh ra từ cái không; mỗi khoảnh khắc nó đều tươi tắn như hạt sương sớm. Nó tươi tắn mãi.
Một Lão Tử sống trong cái tươi tắn mãi, cái xanh tươi mãi. Nếu ông ấy đã đạt tới cái gì đó, thì đạt tới nó mãi mãi, được bảo đảm - thế thì nó sẽ trở thành tẻ nhạt. Thế thì bụi bặm sẽ tích tụ lên nó, thế thì quá khứ sẽ tích tụ lên nó và chẳng chóng thì chầy người ta sẽ cảm thấy chán với nó và người ta sẽ muốn vứt nó đi. Ngay cả chứng ngộ, nếu bạn không thu được nó lặp đi lặp lại, thì sẽ trở thành hiện tượng chán ngán - hệt như vật. Bạn sẽ cảm thấy ngán ngẩm với nó.
Dương cung hết mức
Sẽ ước dừng đúng lúc.
Đừng dương cung hết mức. Nếu bạn cười, mỉm cười tốt hơn là cười thành tiếng bởi vì mỉm cười chưa bao giờ đem tới nước mắt, chỉ cái cười khanh khách mới đem lại. Hay nếu bạn cười, thì giữ quân bình. Đừng đi tới chính chỗ cực đoan. Vẫn còn trên đất bằng, bằng không chẳng chóng thì chầy bạn sẽ bị ném sang cực đoan kia và thế thì bạn sẽ khổ. Khi bạn hạnh phúc, giữ kiểm soát; đừng quá hạnh phúc. Không cần đâu. Mỉm cười trong hạnh phúc, đừng cười to; giữ im lặng về nó, thế thì hạnh phúc có thể ở lại một thời gian lâu. Nếu bạn biết thành thạo về nó, thì nó có thể ở lại mãi mãi.
Mỉm cười có thể ở lại mãi mãi - không phải là cười thành tiếng. Cho nên bạn có thể thấy vị phật mỉm cười nhưng không cười to. Ông ấy biết nghệ thuật về cách giữ quân bình. Yêu, được nó nuôi dưỡng, cảm thấy cực lạc, nhưng đừng phát điên. Bằng không chẳng chóng thì chầy mọi thứ sẽ biến thành hận thù. Người yêu có thể trở thành kẻ thù rất dễ dàng; trong thực tế, làm sao bạn có thể tạo ra kẻ thù nếu ban đầu bạn không làm người đó thành người bạn? Và tình bạn càng sâu sắc thì thù hận sẽ càng sâu sắc nếu nó tới. Bạn không thể tạo ra kẻ thù mà không tạo ra tình bạn trước hết. Tình bạn dường như là yêu cầu đầu tiên.
Nếu bạn đi vào quá nhiều, nếu bạn tới quá gần, thì bạn sẽ tạo ra kẻ thù. Đừng bao giờ đi vào quá gần. Bao giờ cũng giữ một chút ít khoảng cách. Kahlil Gibran trong cuốn sách tuyệt vời của mình The Prophet nói người yêu nên giống như các cây cột trụ của ngôi đền - đỡ cho cùng mái, nhưng không quá gần nhau. Giống như các cột trụ... Nếu họ quá gần, thì cả ngôi đền sẽ sụp; nếu họ đi quá xa, thế nữa cả ngôi đền cũng sẽ sụp đổ. Họ không thể tới quá gần; họ không thể đi quá xa. Họ nên giống như những cột trụ của ngôi đền, đỡ cho cùng mái.
Đây là nghệ thuật, sự thành thạo. Nếu bạn muốn tình yêu của mình là vĩnh viễn, thì đừng tới quá gần, bởi vì nếu bạn tới quá gần thế thì nhu cầu đi xa nảy sinh. Nếu bạn đến quá gần thế thì bạn xâm lấn vào tự do của từng người khác - và mọi người đều cần một không gian của riêng mình. Tình yêu là đẹp khi nó cùng tồn tại với không gian của bạn; nếu nó bắt đầu xâm lấn vào không gian của bạn thế thì nó trở thành chất độc. Và những người yêu bao giờ cũng hành xử ngu si và xuẩn ngốc. Khi họ trong tình yêu, họ không lắng nghe cái gì cả; họ cố gắng tới quá gần và thế thì họ phá huỷ tình yêu của mình. Giá như họ có chút ít khôn ngoan hơn thì họ đã không đến quá gần và thế thì họ sẽ vẫn còn gần nhau mãi mãi.
Bernard Shaw đã nói ở đâu đó rằng vào lúc con người trở nên khôn ngoan hơn trong tình yêu, thì cuộc sống của người đó đã trôi qua rồi. Người rất già trở nên trí huệ trong tình yêu, nhưng thế thì khả năng của tình yêu đã qua rồi. Bernard Shaw nói: Tôi bao giờ cũng tự hỏi tại sao Thượng đế làm phí hoài tuổi trẻ với thanh niên. Tuổi trẻ nên được trao cho người già, người trí huệ hơn, người đã sống, đã biết và đã đạt tới quân bình - nhưng Thượng đế làm phí hoài tuổi trẻ lên thanh niên.
Trong mọi thứ điều này nên là qui tắc vàng: bao giờ cũng giữ quân bình. Người mất quân bình không thể tồn tại được trong cuộc sống; cuộc sống không cho phép mất quân bình. Bạn càng quân bình, cuộc sống càng trao nhiều hơn cho bạn; bạn càng ít quân bình - bạn trở thành kẻ ăn mày theo cách riêng của mình. Cuộc sống không thể cho bạn được.
Dương cung hết mức
Sẽ ước dừng đúng lúc.
Mới vài ngày trước đây tôi mới đọc một nhà thơ Đức. Trong phần giới thiệu của mình ông ta viết: Giá mà Hitler được biết tới câu này của Lão Tử...
Dương cung hết mức
Sẽ ước dừng đúng lúc.
Hitler đã thành công nhưng ông ta lại không biết Lão Tử. Những người như Hitler chẳng bao giờ làm thế.
Dương cung...
Bây giờ Indira đã giương cung quá mức. Đừng thành công quá nhiều, bằng không bạn sẽ thất bại. Bạn đã nghe câu tục ngữ, rằng chẳng cái gì thất bại như thất bại; điều đó là không đúng. Tôi sẽ bảo bạn câu tục ngữ đúng: Chẳng cái gì thất bại như thành công.
Nếu bạn cứ thành công thì bạn nhất định thất bại. Có giới hạn cho mọi thứ. Nếu bạn cứ thành công, thì một khoảnh khắc chợt tới tới - bốp - và mọi thứ vượt ra ngoài sự kiểm soát của bạn. Lấy mọi thứ có chừng mực thôi. Nếu bạn thành công thì đừng vội vàng và đừng đi tới chính tận cùng, bởi vì sau thành công thì chẳng cái gì còn lại, chỉ thất bại.
Bao giờ cũng lấy mọi thứ theo liều vi lượng liệu pháp. Đối chứng liệu pháp là tốt, nhưng liều lượng đối chứng liệu pháp lại không tốt. Và tỉnh táo: bạn có đang đi tới chính giới hạn của sự vật không? Nếu bạn đi tới chính giới hạn thì thực tế bạn đang đi tới cái đối lập đấy.
Dương cung hết mức
Sẽ ước dừng đúng lúc...
... bởi vì bạn sẽ làm gẫy nó.
Mài kiếm sắc bén,
Không bén được lâu.
Chỉ quân bình là kéo dài, không cái gì khác, và quân bình là điều khó khăn nhất trong sự tồn tại, trong cuộc sống, bởi vì quân bình cần trí huệ vô cùng.
Chuyện xảy ra: đệ tử của Lão Tử, Trang Tử, sống trong thành nhiều năm. Thế rồi một hôm bỗng nhiên ông ấy bảo với các đệ tử, "Chúng ta cần ra đi."
Họ nói, "Nhưng điều gì đã xảy ra mà thầy lại bỏ đi? Chúng tôi không thấy vấn đề gì cả. Sao chúng ta phải đi sang thành khác? Mọi thứ đều tốt, mọi thứ đều ổn định, thuận tiện. Trong thực tế, bây giờ chúng ta có khả năng làm mọi thứ thoải mái và thầy lại di chuyển mãi. Có chuyện gì vậy?"
Trang Tử nói, "Bây giờ mọi người đã bắt đầu biết tới ta, tên ta đang lan rộng. Và khi có danh tiếng thì người ta phải tỉnh táo, bởi vì chẳng mấy chốc cũng những người này sẽ nói xấu ta. Trước khi họ bắt đầu nói xấu ta, ta nên rời bỏ thành này."
Một khoảnh khắc tới khi danh vọng trở thành nói xấu, khi thành công trở thành thất bại. Bạn bao giờ cũng nhớ vẫn còn ở giữa. Tỉnh táo thường xuyên là cần thiết, bằng không thì xu hướng của tâm trí là nghĩ rằng khi bạn thành công sao không thành công thêm một chút nữa? Tâm trí nói: Khi mình đang thành công sao không cố thêm một chút nữa? Và bạn thấy rằng con đường là quang đãng và không ai chắn lối cả - sao không thử thêm chút nữa? Tâm trí tiếp tục; tâm trí mang tính ám ảnh. Bất kì cái gì nó kiếm được, nó đều trở nên bị ám ảnh bởi cái đó. Nếu nó điên thành công, cuồng thành công, thế thì nó cứ theo đuổi thành công một cách ám ảnh - cho tới khi nó thất bại. Chừng nào nó chưa thất bại thì nó sẽ không nghỉ. Nó cứ tiếp tục và tiếp tục và tiếp tục mãi.
Cố hiểu bản chất của tâm trí: nó mang tính ám ảnh. Nếu bạn làm điều gì đó thì tâm trí cứ làm điều đó cả hai mươi bốn giờ một ngày, nó sẽ không cho bạn nghỉ ngơi. Nó giống như quỉ - nó sẽ không cho phép bạn nghỉ. Còn việc nghỉ ngơi cần thiết.
Làm, nhưng đừng làm quá nhiều, bằng không thì cùng năng lượng ấy sẽ trở thành việc hoàn tác.
Mài kiếm sắc bén,
Không bén được lâu.
Vàng ngọc đầy nhà,
Khó mà giữ lâu.
Khi mọi thứ quá nhiều, nhất định nó bị lấy đi.
Có lần chuyện xảy ra: một tín đồ của Lão Tử được làm quan toà. Vụ kiện thứ nhất được đưa tới người đó trong công đường là về một tên trộm. Tên trộm này đã thú nhận rằng mình đã ăn trộm. Vụ kiện là rõ ràng - tên trộm đã thú nhận, mọi thứ đã được tìm thấy - nhưng tín đồ này của Lão Tử lấy một cách tiếp cận và thái độ rất rất kì lạ với vụ kiện này. Ông ta giam tên trộm trong sáu tháng và ông ta cũng giam người bị trộm các thứ.
Tất nhiên người nhà giầu này không thể nào tin được vào điều đó. Vô nghĩa làm sao! Đồ đạc của người đó bị đánh cắp và người đó bị xử tội - để làm gì?
Đệ tử này của Lão Tử nói, "Bởi vì ông đã tích trữ quá nhiều. Bây giờ nếu ta đi tới tận gốc rễ của vấn đề thì ông đã khêu gợi con người này để ăn trộm. Trong cả làng mọi người đều nghèo, gần chết đói, còn ông thì tích luỹ của cải. Có giới hạn cho mọi thứ. Cho nên nếu ta xét: ai là kẻ tội phạm thực sự? - thế thì ông mới là tội phạm thực. Ông đã bắt đầu toàn bộ vấn đề trước nhất. Tên trộm này chỉ là một nạn nhân. Ta biết rằng anh ta không thể kiểm soát được bản thân mình, đó là lỗi của anh ta. Nhưng ông đã tích trữ quá nhiều, và khi của cải tích trữ quá nhiều vào một người thì xã hội không thể vẫn còn đạo đức được nữa, không thể vẫn còn đạo đức được. Trộm cắp sẽ nổi lên, cướp bóc sẽ xảy ra, giết người sẽ xảy ra. Đủ mọi loại vô đạo đức sẽ xảy ra - chúng nhất định xảy ra."
Chẳng ai chịu nghe cả. Viên quan toà này bị gạt khỏi chức vụ. Hoàng đế nói, "Thế này thì quá lắm. Con người này là nguy hiểm. Một ngày nào đó nó sẽ bắt cả ta nữa - bởi vì nếu nó đi thậm chí tới gốc rễ sâu hơn, thì nó sẽ tìm thấy ta. Con người này phải bị phế bỏ."
Nhưng người ta phải nghe Lão Tử. Ông ấy chạm tới chính khu trung tâm của toàn bộ bệnh tật này: nếu bạn tích luỹ quá nhiều thì sẽ bị mất trộm, sẽ không an toàn.
Vẫn còn trong giới hạn, vẫn còn được quân bình. Quá nhiều nghèo khó là xấu, quá nhiều giầu có là xấu - quá nhiều là xấu. Trong thực tế với Lão Tử quá nhiều là tội lỗi duy nhất. Đừng làm quá nhiều, đừng làm quá mức, và thế thì cuộc sống là sự tuôn chảy. Và cuộc sống là đạo đức.
Giàu sang mà kiêu,
Tự vời hoạ ưu.
Điều đó xảy ra mọi ngày nhưng bạn mù quáng cho nên bạn không thể thấy được. Điều đó xảy ra mọi ngày, mọi nơi. Mọi ngày bạn đều thấy các chính khách trong nước này - trong mọi nước - họ quá bản ngã, quá tràn đầy với bản ngã riêng của mình. Thế thì phản ứng bắt đầu. Thế thì ai đó ném giầy và ai đó ném đá và thế thì mọi người bắt đầu không tôn trọng họ.
Quân bình phải được tạo ra. Nếu bạn cảm thấy rằng bản ngã của mình là tối thượng, thế thì ai đó nhất định tới từ đâu đó để kéo bạn xuống với kích cỡ đúng của bạn. Ai đó khác là cần thiết - bởi vì bạn không thể vẫn còn tự mình kiểm soát được. Và cuộc sống bao giờ cũng tạo ra quân bình, bởi vì mất quân bình là trạng thái ốm yếu của vấn đề. Nếu trong một nước mà các chính khách quá bản ngã và họ đòi hỏi quá nhiều kính trọng, thì chẳng mấy chốc bất kính sẽ bước vào. Chẳng mấy chốc sẽ có nổi loạn, chẳng mấy chốc sẽ có cách mạng, chẳng mấy chốc mọi thứ sẽ bị phá huỷ. Mọi bộ luật đạo đức, sự kính trọng, cách xử sự sẽ bị phá huỷ.
Các chính khách không nên đòi hỏi quá nhiều kính trọng; họ nên đi tới một chút ít thấp hơn, bên trong các giới hạn. Thế thì không ai, không ai bận tâm tới việc ném đá vào họ. Tại sao? Không có vấn đề gì. Trong thời xưa nhà giầu không bao giờ khoe khoang của cải, họ sống như người thường, như mọi người khác. Ngay cả đến vua chúa cũng quen tới những kẻ ăn mày như Phật và Mahavira để bày tỏ lòng kính trọng của mình. Họ bao giờ cũng được tôn kính. Bây giờ quân bình đã hoàn toàn mất. Không chính khách nào bận tâm tới việc bày tỏ sự kính trọng với bất kì ai. Người đó trở thành tối cao khi người đó trong quyền lực. Người đó xâm lấn giới hạn, thế thì chân người đó phải bị kéo xuống. Thế thì ai đó, ở đâu đó khác, phát sinh. Điều đó đơn giản là quân bình.
Bao giờ cũng nhớ: cuộc sống không bao giờ bất công đâu. Nếu nó có vẻ bất công, thế thì bạn phải đã làm điều gì đó sai. Đâu đó bạn phải đã vượt ra ngoài quân bình; thế thì cuộc sống dường như bất công. Bằng không thì cuộc sống chưa bao giờ là bất công. Và bất kì khi nào bạn cảm thấy bất công thì tốt hơn cả là nhìn vào chính mình; bạn đã làm điều gì đó sai và bạn đã bị phạt. Trong thực tế, mọi người cứ nghĩ từ hàng nghìn năm rằng tội lỗi bị trừng phạt, nhưng tôi nói với bạn rằng tội lỗi không bị trừng phạt. Tội lỗi là trừng phạt rồi. Khi bạn nói tội lỗi bị trừng phạt thì bạn có thời gian chờ đợi. Có thể chúng sẽ bị trừng phạt vào kiếp sau - ai bận tâm? Chúng ta sẽ thấy trong kiếp sau. Bạn có thể trì hoãn. Nhưng tôi nói với bạn rằng tội lỗi là trừng phạt; chúng không bị trừng phạt ở đâu đó trong tương lai.
Tội lỗi mang trừng phạt trong bản thân chúng. Trừng phạt là bản năng của mọi tội lỗi. Nó không phải là kết quả đâu đó trong tương lai. Không phải là bạn gieo hạt hôm nay và bạn thu hoạch ngày mai - không. Không có lỗ hổng thời gian đâu. Bạn phạm tội và lập tức trừng phạt đã bắt đầu. Tại đây bạn phạm tội và ngay lập tức tại đây trừng phạt bắt đầu - bạn cảm thấy xấu xí và bạn cảm thấy buồn và bạn cảm thấy mặc cảm, và rối loạn cùng chao đảo nảy sinh bên trong và bạn bất hạnh và trong địa ngục. Địa ngục không ở đâu đó trong tương lai, mà thiên đường cũng vậy. Mỗi hành động đều mang thiên đường hay địa ngục của riêng nó.
Vẫn còn quân bình và bạn đang trong thiên đường; trở thành mất quân bình và địa ngục được tạo ra - không ai khác tạo ra điều đó cho bạn.
Lão Tử không có Thượng đế, không có Thượng đế nhân cách hoá, để mà trừng phạt bất kì ai. Nó đơn giản là Đạo. Đạo chỉ là luật, luật phổ quát. Nếu bạn di chuyển tương ứng theo nó thì bạn hạnh phúc, nếu bạn di chuyển ngược lại nó thì bạn trở nên bất hạnh. Trong thực tế, bất hạnh là triệu chứng, cũng hệt như hạnh phúc là triệu chứng - triệu chứng của cách bạn di chuyển: theo Đạo hay chống Đạo.
Khi bạn di chuyển theo Đạo thì bạn hạnh phúc, phúc lạc, lễ hội. Mọi khoảnh khắc đều là niềm vui, sung sướng. Cuộc sống dường như là bài thơ. Mọi khoảnh khắc bạn đều thấy cái gì đó nở hoa, lớn lên; mọi khoảnh khắc bạn đều thấy cả nghìn thứ để mà biết ơn. Bạn được ân huệ.
Cuộc sống là phúc lành nếu bạn đi, di chuyển tương ứng theo luật. Và luật là mang tính quân bình. Nếu bạn đi ngược lại nó, nếu bạn đi trái luật, thì bỗng nhiên bạn làm mất quân bình. Hạnh phúc biến mất; bạn trở nên bất hạnh, bạn trở nên buồn bã, khổ. Địa ngục được tạo ra. Địa ngục chỉ là triệu chứng. Đừng cố gắng đánh nhau với nó. Chỉ cố hiểu chỗ bạn đã di chuyển ngược luật, có vậy thôi - và thế rồi đi lại, lấy quân bình. Bất kì khi nào bạn buồn rầu thì đừng cố gắng thay đổi cái buồn đó. Đừng cố gắng làm bất kì cái gì với nó; cái buồn chỉ mang tính triệu chứng. Nó đơn giản chỉ ra rằng ở đâu đó bạn đã đi ngược lại luật. Tìm lại quân bình lần nữa. Có thể bạn cần việc đổi hướng. Có thể bạn cần nghiêng thêm chút ít sang bên trái hay bên phải để cho quân bình được thu lại. Và điều này phải được làm liên tục.
Mọi người tới tôi và họ nói, "Nếu chúng tôi thiền và nếu chúng tôi thành công thì liệu im lặng và an bình có còn mãi mãi không?" Họ đang hỏi một câu hỏi ngu xuẩn. Thế thì thiền sẽ là một thứ chết - giống như tảng đá, không như đoá hoa. Nó là hoa sen thực. Nó nở hoa. Nó thay đổi. Với mặt trời nó mở ra, trong đêm nó cụm lại. Có quân bình liên tục, và bạn phải tìm ra quân bình này vào mọi khoảnh khắc. Thiền không phải là cái gì đó bạn làm một lần và bạn được làm xong với nó. Nó là cái gì đó giống như việc thở vậy, giống như máu tuần hoàn. Không phải là một khi máu đã tuần hoàn thì nó kết thúc, một khi bạn thở thì không còn cần nó nữa. Không, bạn phải thở và bạn phải cứ thiền; mọi khoảnh khắc bạn sẽ cần tới nó.
Dần dần nó sẽ trở thành tự nhiên, đó mới là phải. Dần dần bạn sẽ đi ngày càng ít ngược lại luật hơn. Khi sự thành thạo được tìm thấy, thì chính khoảnh khắc mà bước đi của bạn sắp sửa ngược lại luật, bạn sẽ thấy địa ngục và bạn sẽ quay lui. Bạn sẽ trở con đường, bạn sẽ không đi lạc lối.
Giàu sang mà kiêu,
Tự vời hoạ ưu.
Nên việc, lui thân,
Đó là đạo trời.
Nên việc, lui thân,
Khi bạn thấy rằng một việc đã cho bạn quân bình, rằng bạn đã đạt tới hạnh phúc, đừng đòi hỏi thêm nữa; khi bạn cảm thấy tốt, đừng yêu cầu thêm nữa; khi bạn được bao quanh bởi tình trạng hạnh phúc, đừng đòi hỏi thêm nữa. Lui lại, tận hưởng nó. Say sưa trong nó. Nhảy múa với nó. Đừng yêu cầu thêm. Tâm trí bao giờ cũng đòi hỏi thêm.
Tâm trí nói, "Được rồi, điều này là tốt, rằng mình đang cảm thấy hạnh phúc nào đó, nhưng thêm nữa là có thể được. Cho nên trước hết mình phải đạt thêm nữa." Thế thì bạn bỏ lỡ cái có thể được; cái đã trở thành thực tại, bạn bỏ lỡ. Và nếu bạn lắng nghe tâm trí này, cái cứ đòi thêm nữa và nữa và nữa, nó sẽ dẫn bạn tới tận cùng, tới cực đoan. Và bỗng nhiên bạn rơi vào trong địa ngục, và bạn khổ, bất hạnh.
Dù bạn thu được bất kì cái gì, làm thành tiêu chuẩn: nếu bạn cảm thấy tốt, nếu bạn cảm thấy khoẻ khoắn, nếu bạn cảm thấy phúc lạc, im lặng, an bình, vui vẻ nào đó bao quanh bạn, cuộc sống đã trở thành bài ca cho khoảnh khắc này - thế thì hát nó lên! Đừng đòi hỏi thêm! Nhai nó, hấp thu nó. Đừng đòi hỏi thêm. Lui lại... đó là nghĩa của lui thân. Bây giờ chấm dứt nỗ lực thêm nữa - đủ rồi! Bạn đã thu được - bây giờ để cho nó đấy, tận hưởng nó. Sống nó! Và thế thì bạn sẽ thấy: chiều hướng mới tới cho sự hiện hữu của bạn.
Có hai chiều. Một là chiều ngang... thêm nữa, nữa, nữa - đó là chiều ngang. Bạn đi theo đường thẳng. Bạn đang tại điểm A; bạn muốn ở điểm B. Khi bạn ở điểm B, bạn muốn ở điểm C. Chẳng mấy chốc bạn đạt tới XYZ. Và từ Z là địa ngục. Z là cánh cửa của địa ngục. Nhưng bạn không thể dừng được, tâm trí cứ tiếp tục. Tâm trí nói, "Nhìn đây, mình đang ở C, và D là có thể. Vậy sao phí thời gian ở C làm gì, đi béng sang D. Thế thì E trở thành có thể, cho nên đi tới E." Không khoảnh khắc nào để tận hưởng, không khoảnh khắc nào để mở hội, không khoảnh khắc nào để lui lại và hiện hữu. Làm, làm - chẳng bao giờ hiện hữu... bởi vì hiện hữu nghĩa là C là đủ, bây giờ tận hưởng nó. Bạn đã kiếm được bánh mì cho hôm nay - bây giờ nghỉ đi. Nhưng tâm trí nói, "Thế số tiền tiết kiệm ở ngân hàng thì sao? Nó mới được một nửa. Mình phải làm đầy nó hoàn toàn đã chứ... "
Tại Ấn Độ họ gọi điều đó là cái vòng luẩn quẩn của chín mươi chín. Họ có một câu chuyện.
Một thợ cạo nghèo đã rất hạnh phúc, cực kì hạnh phúc, vì đôi khi chỉ người nghèo mới có thể như vậy. Anh ta chẳng có gì để mà lo nghĩ cả. Anh ta là thợ cạo cho nhà vua; anh ta hay xoa bóp cho vua, cắt tóc cho vua, phục vụ vua hàng ngày.
Ngay cả nhà vua cũng ghen tị và ông ta bao giờ cũng hỏi anh ta, "Bí mật của hạnh phúc của ngươi là gì? Ngươi bao giờ cũng sôi sục. Người dường như không bước đi trên đất, người đơn giản di chuyển trên cánh. Bí mật gì có đó?"
Thợ cạo nghèo nói, "Thần không biết. Trong thực tế, thần chưa bao giờ nghe nói tới từ 'bí mật' trước đây. Bệ hạ ngụ ý gì? Thần đơn giản hạnh phúc. Thần kiếm cơm ăn và có vậy thôi... và thế rồi thần nghỉ ngơi." Anh ta phải là một người kiểu Lão Tử.
Thế rồi nhà vua mới hỏi vizier của mình, tể tướng của mình - và ông này là một con người hiểu biết, một người rất rất hiểu biết. Nhà vua hỏi ông ấy, "Khanh phải biết bí mật của người thợ cạo này. Ta là vua lớn. Ta không hạnh phúc được như vậy, nhưng người nghèo này, chẳng có gì, mà hạnh phúc thế."
Tể tướng nói, "Anh ta chẳng có gì gắn với cái vòng luẩn quẩn của chín mươi chín cả."
Nhà vua nói, "Cái gì vậy?" Ông vizier cười to và nói, "Bệ hạ đang trong nó nhưng bệ hạ không biết về nó. Chúng ta đều làm một điều. Đêm nay chúng ta sẽ ném cái túi có chứa chín mươi chín đồng ru pi vào nhà người thợ cạo này, và thế rồi xem điều gì xảy ra."
Họ ném một cái túi có chứa chín mươi chín ru pi vào ngôi nhà ấy.
Ngày hôm sau người thợ cạo bị trong địa ngục. Anh ta trở nên rất buồn rầu và lo nghĩ; trong thực tế, cả đêm anh ta không thể nào ngủ được. Anh ta đếm đi đếm các đồng ru pi trong túi - chín mươi chín. Và anh ta bị kích động thế - làm sao ngủ được khi bạn bị kích động? Tim đập hoài, máu rần rật chảy; phải đã bị cao huyết áp rồi, kích động. Và anh ta thì hết lập sấp lật ngửa lại trở mình, không thể nào ngủ nổi. Anh ta sẽ trở dậy, chạm vào những đồng ru pi vàng ấy, lại đếm... anh ta chưa bao giờ có kinh nghiệm về việc đếm ru pi và chín mươi chín đồng là điều rắc rối - bởi vì khi bạn có chín mươi chín đồng thì bạn muốn chúng thành một trăm. Cho nên anh ta lập kế hoạch phải làm gì vào ngày hôm sau để kiếm thêm một đồng ru pi nữa.
Một đồng ru pi vàng là điều khó kiếm. Anh ta chỉ kiếm vài xu và thế là đủ trong những ngày ấy. Làm sao kiếm được một ru pi? - bởi vì một ru pi, một ru pi vàng gần bằng lương của cả tháng. Phải làm gì đây? Anh ta lập kế hoạch theo nhiều cách - một người nghèo, chẳng biết gì mấy về tiền bạc, anh ta lâm vào rắc rối. Anh ta có thể nghĩ về mỗi một điều: rằng anh ta sẽ nhịn ăn một ngày rồi ăn trong một ngày. Theo cách này, dần dần anh ta có thể tích luỹ được một ru pi. Và một trăm ru pi sẽ là tốt...
Tâm trí có cái ngu xuẩn: hoàn chỉnh mọi thứ. Tâm trí là kẻ cầu toàn. Chín mươi chín sao? Ám ảnh được tạo ra: chúng phải là một trăm.
Anh ta buồn bã. Ngày hôm sau anh ta tới - anh ta không còn bay trên trời nữa, anh ta ở sâu trên đất... không chỉ sâu trên đất, mà là một gánh nặng lớn, một thứ như hòn đá treo quanh cổ anh ta.
Nhà vua hỏi, "Có chuyện gì với ngươi vậy? Ngươi trông lo nghĩ quá."
Anh ta nói chẳng có gì, bởi vì anh ta không muốn nói về cái túi ấy. Nhưng mỗi ngày tình huống trở nên tồi tệ hơn. Anh ta không thể xoa bóp tốt được - anh ta không có năng lượng, nhịn ăn.
Thế là nhà vua nói, "Ngươi đang làm gì vậy? Bây giờ ngươi dường như không có năng lượng nữa. Và người trông buồn bã và khổ thế. Chuyện gì xảy ra?"
Thế là một hôm anh ta phải kể chuyện cho nhà vua; nhà vua cứ nài nỉ: "Ngươi kể cho ta đi, ta có thể giúp được. Ngươi chỉ cần kể cho ta vấn đề là gì." Anh ta nói, "Thần bây giờ là nạn nhân của cái vòng luẩn quẩn của chín mươi chín."
Khi bạn có chín mươi chín thì có cái vòng luẩn quẩn - bạn muốn chúng thành một trăm. Đây là đường ngang. Và bạn đừng nghĩ rằng khi chúng là một trăm, mọi sự sẽ dừng lại. Mọi sự chẳng bao giờ dừng lại cả. Tâm trí không biết chỗ dừng lại. Nó không biết tới việc dừng. Đó là lí do tại sao nó thất bại. Nó cứ đi mà không dừng ở đâu cả, từ A tới B, từ B tới C, và cứ tiếp tục mãi cho tới Z nó rơi vào địa ngục.
Thế rồi có cách khác của cuộc sống; chiều đứng - không chiều ngang. Bạn không đi từ A tới B, từ B tới C - không. Bạn không đi theo đường thẳng, trên cùng bình diện, trên cùng mức độ - không. Bạn đi từ A tới Al tới A2 tới A3 theo đường đứng, theo chiều sâu. Bạn đi vào trong chiều sâu của A. Bất kì cái gì trong khoảnh khắc này thì bạn đều đi sâu vào nó - không từ khoảnh khắc này sang khoảnh khắc khác, mà trong chính khoảnh khắc này bạn đi sâu nhất có thể được. Và thế thì thậm chí một khoảnh khắc cũng trở thành vĩnh hằng. Và hạnh phúc của bạn phát triển, không biết tới biên giới. Và không bao giờ mất quân bình. Bạn bao giờ cũng được quân bình. Tâm trí chiều đứng bao giờ cũng quân bình bởi vì tâm trí chiều đứng không còn là tâm trí nữa.
Toàn bộ nỗ lực của thiền là để đem cho bạn tâm trí chiều đứng. Tâm trí chiều đứng thực sự có nghĩa là vô trí. Thế thì bạn đi từ A tới Al, A2, A3 theo chiều sâu, hay theo chiều cao thẳng đứng. Khi B tới, lần nữa bạn đi từ Bl tới B2, B3. Bạn không bao giờ ngã tại bất kì đâu bởi vì bạn bao giờ cũng đi vào trong chiều sâu. Đây là điều lui thân là gì. Bạn đã kiếm được cơm cho hôm nay, bây giờ thì lui thân.
Nhưng bạn không biết cách lui thân; bạn cứ đi kiếm ăn trong cả giấc mơ của mình nữa. Bạn nằm xuống và bạn lập kế hoạch cho ngày mai, và không ai biết liệu ngày mai có tới hay không. Trong thực tế nó chẳng bao giờ tới cả. Bao giờ cũng là hôm nay. Bạn đang lập kế hoạch cho tương lai, không biết rằng cái chết sẽ phá huỷ mọi tương lai. Vẫn còn trong khoảnh khắc này đi - hãy trí huệ. Sống nó một cách toàn bộ nhất có thể được và thế thì bạn sẽ biết không có cái chết. Bởi vì một người không lo nghĩ về ngày mai thì biết không có cái chết - người đó trở thành bất tử. Bởi vì cái chết là ngày mai - cuộc sống là hôm nay.
Cái chết là trong tương lai, cuộc sống bao giờ cũng trong hiện tại - đây là nghĩa của việc lui thân. Nếu bạn muốn tôi dịch từ này lui thân "retire" thì tôi sẽ gọi nó là tính chất sannyas. Bạn phải lui thân không ở chỗ tận cùng của cuộc sống; lui thân mọi ngày, lui thân mọi khoảnh khắc. Khi bạn đã tận hưởng một khoảnh khắc thì đó là việc lui thân, chính qua việc lui thân mà nó là việc mang tính chất sannyas.
Khi bạn từ văn phòng trở về nhà, bỏ văn phòng lại trong văn phòng đi. Đừng mang nó trong đầu bạn, bằng không thì cái đầu sẽ bị đau đấy - nhất định là phải đau rồi! Một thứ lớn lao thế, văn phòng, bạn mang nó trong đầu mình! Nó là điều nặng nề! Cả chợ bạn mang trong đầu mình - nó là điều nặng nề! Falibhai đi ra thị trường chứng khoán. Anh ta biết. Bạn có thể mang thị trường chứng khoán trong đầu mình; thế thì điều đó là điên khùng. Nhưng anh ta chẳng bao giờ mang nó cả; anh ta đã học cách lui thân trong nó.
Lui thân mọi ngày, lui thân mọi khoảnh khắc... Chính từ "lui thân" có vẻ không tốt với chúng ta; nó cho cảm giác về tuổi già, không có khả năng. Đâu đó bên ngoài sáu mươi lăm, khi cái chết tới gần, thế thì người ta lui thân. Không, từ "lui thân" là rất đẹp. Nó là ý nghĩa của của sannyas. Lui thân có nghĩa nghỉ ngơi: công việc đã làm xong, bây giờ lui thân, tận hưởng nó. Đừng trì hoãn việc tận hưởng, đó là ý nghĩa của từ "lui thân." Tận hưởng ở đây và bây giờ.
Nên việc, lui thân,
Đó là đạo trời.
Đó là Đạo. Đừng bao giờ đi tới cực đoan, công việc bao giờ cũng được thực hiện bên trong các giới hạn. Vẫn còn trong các giới hạn, được bao trong các giới hạn. Đó là kỉ luật, kỉ luật của một sannyasin - bao giờ cũng vẫn còn tại chỗ giữa, bao giờ cũng vẫn còn bên trong các giới hạn, bao giờ cũng được thoả mãn, không khao khát đuổi theo nhiều nữa, nữa và nữa.
Vứt bỏ đường ngang; đi vào trong đường đứng. Lui thân. Và bạn sẽ được mãn nguyện; bạn sẽ biết sự hoàn thành lớn nhất mà cuộc sống có thể cho bạn. Đó là khoảnh khắc sâu sắc của quân bình toàn bộ, sự lặng lẽ. Chúng ta đã gọi nó là chứng ngộ, giải thoát, moksha, niết bàn - hay cái bạn gọi tên cho nó.
Xem Chương 6 – Quay về Mục lục – Quay về Mục lục Toàn tập

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét