Thứ Ba, 22 tháng 8, 2017

Osho - Đạo: Ba Kho Báu (Tập 3) -Chương 5. Bên ngoài vinh và nhục

CHƯƠNG 5. BÊN NGOÀI VINH VÀ NHỤC



Lão Tử nói:
Biết thì không nói.
Nói thì không biết.
Thường ngậm miệng, bịt mắt tai
Nhụt bén nhọn, bỏ chia phân,
Hoà ánh sáng, đồng bụi bặm,
Ấy gọi là Huyền đồng.
Thế nên,
Không thể lấy chỗ thân mà được,
Không thể lấy chỗ sơ mà được,
Không thể lấy chỗ lợi mà được,
Không thể lấy chỗ hại mà được,
Không thể lấy chỗ quí mà được,
Không thể lấy chỗ tiện mà được,
Vì vậy,
Dưới trời không gì quí hơn.
Ngôn ngữ là có tính người; hiển nhiên nó phải rất bị giới hạn. Nó là tốt cho các thứ khách quan, nó hoàn toàn vô dụng cho cái bên trong, phía bên trong.
Ngôn ngữ có thể nói cái gì đó, nhưng nó không thể nói được tất cả. Nếu bạn đang ngồi tại bàn ăn, ngôn ngữ là hữu dụng để nói: "Xin chuyển muối cho tôi." Nó là tiện dụng. Nó có việc dùng, nhưng nó không thể nói được chân lí, bởi vì chân lí không phải là tiện ích, và chân lí không phải là cái gì đó khách quan. Nó không có đó bên ngoài bạn, nó xảy ra đâu đó ở cốt lõi sâu nhất của bản thể bạn.
Chúng ta có thể quyết định điều chúng ta sẽ gọi một thứ, nó là giữa bạn và tôi; nó là hợp đồng. Nếu cả hai bên đều sẵn lòng, ngôn ngữ là hoàn toàn tốt. Nhưng nếu cái gì đó đã xảy ra bên trong tôi, đây không phải là cái gì đó giữa bạn và tôi; tôi không thể chỉ ra nó là cái gì. Cho dù tôi chỉ ra, bạn không thể thấy được nó là gì. Cho nên không hợp đồng nào là có thể.
Tôn giáo ở ngoài ngôn ngữ. Nhiều nhất, ngôn ngữ có thể nói cái không có. Nó không thể nói chân lí là gì, nhưng nó có thể nói chân lí không là cái gì. Nhiều nhất nó có thể là phủ định. Chúng ta không thể nói Thượng đế là gì bởi vì điều đó sẽ giới hạn ngài qua lời, khái niệm giới hạn của chúng ta; nhiều nhất chúng ta có thể nói ngài không là gì; và tất cả kinh sách chỉ nói ngài không là gì. Chúng khử bỏ sai lỗi, nhưng chúng chưa bao giờ chỉ ra chân lí. Nhưng nếu bạn cứ khử bỏ sai lỗi, một ngày nào đó bỗng nhiên chân lí được khải lộ cho bạn. Nó không được khải lộ qua ngôn ngữ, nó được khải lộ qua im lặng.
Cho nên điều đầu tiên cần được hiểu rất sâu, bởi vì nó trở thành cạm bẫy lớn nếu bạn không hiểu nó, là ở chỗ ngôn ngữ có thể là nguy hiểm, người ta có thể bị nó lừa.
Bạn biết từ Thượng đế, nhưng từ Thượng đế không phải là Thượng đế. Trong từ Thượng đế không có gì có tính thượng đế cả. Từ Thượng đế là tuyệt đối hổng và trống. Nó có cái không trong nó. Bạn có thể cứ lặp lại nó cả triệu lần; chẳng cái gì sẽ xảy ra cho bạn, nó là cái vỏ trống rỗng; bên trong nó là hổng. Từ không thể mang kinh nghiệm bên trong được.
Nó có thể đã từng đúng khi một Jesus đã dùng từ đó, nó có thể đã ngụ ý cái gì đó cho ông ấy, nhưng không cho những người nghe ông ấy. Điều này phải được hiểu.
Nếu tôi nói 'samadhi' tôi ngụ ý cái gì đó, tôi biết nó. Nhưng khi bạn nghe từ samadhi nó chỉ là tiếng ồn trong tai bạn; nhiều nhất bạn có thể hiểu nghĩa được cho trong từ điển. Nhưng từ điển không phải là sự tồn tại. Nó không phải là cái thay thế cho sự tồn tại. Samadhi có thể được biết chỉ khi bạn đi vào trong nó, khi bạn trở thành nó; không có cách khác để biết nó.
Đó là lí do tại sao Lão Tử cứ nhấn mạnh: Chân lí không thể được nói ra, và điều được nói ra không thể là đúng. Nhưng ông ấy nói bởi vì chừng này thì có thể nói được; đây là phủ định.
Ông ấy nói:
Biết thì không nói.
Nói thì không biết.
Chừng này thì có thể nói được. Lão Tử nói - dù người đó biết hay không. Theo nguyên tắc riêng của ông ấy, nếu người đó biết người đó phải không nói. Nếu người đó nói thế thì người đó không trong biết, thế thì người đó không biết. Thế thì bạn sẽ rơi vào trong điều khó hiểu mà không thể được giải quyết. Nếu người đó không biết, thế thì làm sao người đó có thể nói chân lí lớn lao thế?
Biết thì không nói.
Nói thì không biết.
Nếu người đó biết, thế thì sao người đó nói? Nếu người đó không biết, thế thì người đó thậm chí không thể gợi ý tới điều uyên thâm thế.
Cố hiểu sự ngược đời này. Ông ấy đơn giản đang khử bỏ đi một điều. Mọi điều ông ấy đang nói trong hai câu này - điều hàm súc sâu sắc với nghĩa, rất có ý nghĩa - ông ấy đang nói chỉ chừng này: Đừng bị lừa bởi lời. Chúng không phải là chân lí; chúng có thể dường như giống chân lí, nhưng chúng không phải là chân lí. Một khoảng khắc được sống không thể được diễn đạt. Một thứ sống có thể được biết chỉ bằng việc sống nó.
Bạn rơi vào tình yêu - thế thì bạn biết nó là gì. Bạn có thể cứ đọc cả nghìn lẻ một cuốn sách về tình yêu, và chúng có thể là những cuốn sách hay, chúng thậm chí có thể đã được viết bởi những người đã yêu và người đã biết tình yêu là gì, nhưng đọc chúng bạn sẽ không bao giờ đi tới biết tình yêu là gì.
Yêu không phải là khái niệm để được hiểu. Nó là kinh nghiệm để bị xâm chiếm. Khi yêu nắm quyền bạn bị ném ra khỏi trung tâm, bạn không còn đó nữa, tình yêu tồn tại còn bạn thì không. Bạn không thể thao túng tình yêu được. Khái niệm có thể bị thao túng, bạn có thể diễn giải khái niệm, bạn có thể đặt nghĩa này hay nghĩa nọ vào nó; nhưng tình yêu sao? Tình yêu không thể bị thao túng.
Không phải là bạn yêu, nó không liên quan tới bạn làm, nó là cái gì đó xảy ra cho bạn - bỗng nhiên bạn ở trong cơn xoáy lốc. Một lực lớn hơn bạn chiếm quyền sở hữu bạn. Bạn không còn là bản thân mình, bạn bị chiếm hữu.
Đó là lí do tại sao mọi người nghĩ rằng những người yêu là điên - họ vậy đấy. Tình yêu là điên đẹp. Nó giống như điên, nó có phẩm chất của điên, bởi vì người ta trở nên bị nó sở hữu. Mọi người nói: Yêu là mù quáng. Họ đúng, yêu là mù quáng. Bởi vì yêu có mắt riêng của nó! Những mắt thường này không có tác dụng. Yêu có cách riêng của nó để nhìn và cảm và hiện hữu. Mọi cách thức thông thường đều bị ném đi - ra khỏi đường. Yêu có loại thế giới riêng của nó - thế giới mới được tạo ra xung quanh người yêu. Người đó có vẻ mù với mọi người khác, nhưng người đó không mù trong bản thân mình; thực tế lần đầu tiên người đó đã đạt tới mắt, tới tầm nhìn, tới sáng suốt.
Yêu có thể được biết tới chỉ bằng rơi vào tình yêu; bằng trở thành, thậm chí không bởi người yêu, mà bởi việc trở thành bản thân tình yêu. Nếu bạn là người yêu, tình yêu vẫn còn chưa xảy ra. Bạn vẫn còn trong kiểm soát. Nếu bạn muốn, bạn có thể thay đổi, nếu bạn muốn, bạn có thể đi xa. Vẫn có chọn lựa, yêu chưa xảy ra; bạn vẫn không bị nó sở hữu. Bạn sẽ không biết.
Bạn có thể đi theo hình mẫu, lí thuyết nào đó về cách yêu và cách không yêu. Bạn phải đi qua ước định nào đó - yêu đã không trở thành trái tim bạn, nó không đập bên trong bạn, nó vẫn còn là một phần của tâm trí bạn. Ngôn ngữ là của tâm trí và kinh nghiệm là của trái tim. Và trái tim có thế giới riêng của nó, có chiều riêng của nó. Cho nên yêu có thể được diễn đạt - và chân lí thậm chí còn sâu hơn tình yêu.
Ba bình diện cần phải được ghi nhớ. Bình diện thứ nhất là của cái đầu - cái hời hợt nhất: thế giới của ngôn ngữ, khái niệm, lí thuyết. Bạn có thể thao túng nó rất dễ dàng, bạn là người chủ ở đó.
Thế rồi tới bình diện thứ hai, sâu hơn cái đầu - đó là của trái tim. Ở đó quyền làm chủ của bạn không có chút nào. Bạn trở thành nô lệ. Bạn không thể kiểm soát được nó; tình yêu trở thành người chủ, bạn trở thành nô lệ. Nó chiếm hữu bạn hoàn toàn.
Nhưng dầu vậy tâm trí có thể nói cái gì đó về tình yêu, bởi vì trái tim không ở xa mấy với cái đầu, khoảng cách là không rất xa. Tâm trí có thể có vài thoáng nhìn, nó có thể nhìn lại, nó có thể nhìn vào trong, và có vài thoáng nhìn - đó là lí do tại sao thơ ca là có thể, hội hoạ là có thể, âm nhạc là có thể. Đây tất cả đều là những thoáng nhìn từ cái đầu về trái tim.
Nhưng thế rồi có tầng thứ ba của bản thể bạn, tầng cuối cùng, rất nền móng, rất nền tảng. Đó là bản thể bạn. Đầu nghĩ, tim cảm, bản thể đơn giản hiện hữu.
Thượng đế, chân lí, cực lạc, niết bàn, chứng ngộ - chúng thuộc về bản thể. Cái đầu thậm chí đã không nghe nói về nó. Nó có thể có chút ít thoáng nhìn về tầng thứ hai, đó là tầng của trái tim, tình yêu; nó thậm chí đã không nghe nói rằng tồn tại tầng khác sâu hơn trái tim... Trái tim có thể có thoáng nhìn về bản thể, bởi vì nó ở gần bản thể hơn. Cho nên những người đang yêu có thể có hiểu biết chút ít - tôi nói chút ít - về lời nguyện. Bởi vì lời nguyện cũng giống tình yêu.
Khi Jesus nói: Thượng đế là tình yêu, ông ấy đang nói cho mọi người về trái tim. Ông ấy nói cho các đệ tử của mình. Nếu như ông ấy nói trong đại học cho các giáo sư đại học và các viện sĩ ông ấy chắc đã không nói điều ngu xuẩn thế, rằng Thượng đế là tình yêu. Ông ấy chắc đã nói Thượng đế là nhà toán học, Thượng đế là logic, hay cái gì đó khác.
Nhưng ông ấy đã nói cho những đệ tử rất thân thiết của mình, rất gần gũi, người ở trong tình yêu sâu sắc với ông ấy - đó là lí do tại sao ông ấy có thể nói: Thượng đế là tình yêu. Ông ấy đang nói với trái tim theo ngôn ngữ của trái tim. Ông ấy chỉ ra cho con người của trái tim rằng đây là mục đích xa hơn nữa: rằng mục đích xa hơn là Thượng đế và nơi bạn đang đứng là tình yêu. Jesus đang cố tạo ra cây cầu giữa Thượng đế và tình yêu, đó là lí do tại sao ông ấy nói Thượng đế là tình yêu, hay tình yêu là Thượng đế.
Ông ấy không nói tới giáo hoàng, các nhà thượng đế học, những người đầu tư kĩ vào vấn đề tôn giáo, không; ông ấy đang nói cho ngư phủ, nông phu, thợ mộc - những người không có đầu. Những người vẫn còn trong thế giới cảm giác, thuộc vào cảm giác. Đó là lí do tại sao ông ấy có thể nói Thượng đế là tình yêu. Trái tim có thể có chút ít thoáng nhìn.
Cho nên bước đầu tiên là từ đầu tới tim. Và bước thứ hai là từ tim tới bản thể.
Không điều gì có thể được nói về bản thể, bởi vì ngay cả nói cái gì đó về trái tim cũng là không thể được. Không cái gì có thể được nói về bản thể. Bạn phải đi, bạn phải biết để biết. Không có lối tắt cho nó.
Lão Tử nói:
Biết thì không nói.
Tất cả những người đã biết đều không nói. Bạn sẽ không tin điều đó, bởi vì Phật nói trong bốn mươi năm liên tục. Mọi ngày trong bốn mươi năm ông ấy đều nói và nói và nói. Và dầu vậy những người đã biết Phật, họ nói ông ấy chưa hề nói ra một lời. Tôi cứ nói liên tục mọi ngày, nhưng những người trong số các bạn sẽ biết tôi sẽ biết rằng tôi đã không nói lời nào.
Bởi vì tất cả những điều được nói ra đều chỉ là hướng dẫn. Không cái gì được nói trong nó. Đó chỉ là mạng lưới, lưới của người đánh cá, để cho những người sống trong đầu họ có thể bị mắc vào. Một khi họ bị mắc vào, việc dùng ngôn ngữ được chấm dứt. Thế thì trái tim họ bắt đầu đập rộn ràng. Thế thì giao cảm - không phải trao đổi, mà là giao cảm - xảy ra giữa Thầy và đệ tử, thế thì trái tim họ bắt đầu đập theo cùng nhịp. Thế thì họ thở theo cùng nhịp. Thế thì không cần nói gì nữa. Thế thì mọi thứ đều được hiểu mà không được nói.
Mọi việc nói đều để chuẩn bị cho bạn im lặng, và chỉ trong im lặng chân lí mới có thể được trao.
Bồ đề đạt ma tới Trung Quốc nhiều thế kỉ trước đây, để tìm đệ tử. Ông ấy có cái gì đó bên trong mình và ngày của ông ấy đều được đếm; chẳng bao lâu ông ấy sẽ phải biến mất khỏi thân thể. Và ông ấy đang tìm kiếm ai đó mà giao cảm là có thể với người đó. Ấn Độ đầy học giả lớn, nhưng ông ấy phải đi tới Trung Quốc để tìm ai đó có thể hiểu được ngôn ngữ của trái tim, ngôn ngữ của im lặng - điều không là ngôn ngữ chút nào.
Ông ấy đã đợi trong chín năm. Thế rồi đệ tử của ông ấy tới. Không ai biết điều gì đã xảy ra giữa hai người này, không ai có thể biết! Nhưng việc truyền trao đã xảy ra. Bồ đề đạt ma đã trao tất cả những gì ông ấy có cho Huệ Năng. Truyền thống Thiền được sinh ra.
Bây giờ mọi người cứ nói rằng Bồ đề đạt ma đã trao Thiền cho Huệ Năng: truyền trao không kinh sách, trao đổi không lời. Cho dù bạn đã từng hiện diện ở đó bạn sẽ không biết cái gì đã được truyền trao. Nó là cú nhảy của bản thể, từ bản thể này sang bản thể khác. Huệ Năng cởi mở, Bồ đề đạt ma nhảy vào. Cái gì đó không thể được nói đã được nói - không trong lời mà trong bản thể. Về mặt tồn tại nó đã được truyền, và đó là cách thức. Kể từ đó, các Thiền sư cứ trao lời cuối cùng của họ một cách vô lời.
Chuyện đã xảy ra cho một Thiền sư khác sắp chết. Ông ấy gọi đệ tử yêu mến nhất của mình tới và nói: "Bây giờ khoảnh khắc đã tới, và ta phải trao cho ông kinh sách mà ta đã từng mang từ lâu; nó được Thầy ta trao cho ta khi ông ấy sắp chết; bây giờ ta sắp chết." Ông ấy kéo cuốn sách ra, cuốn sách ông ấy đã từng giấu dưới gối của mình. Mọi người đều biết về nó nhưng không ai đã bao giờ được phép nhìn vào trong nó. Ông ấy rất bí mật về nó. Khi ông ấy đi vào nhà tắm ông ấy mang theo cuốn sách, không ai đã bao giờ được phép xem cái gì có trong cuốn sách này; và mọi người tất nhiên đều tò mò, cực kì tò mò. Bây giờ ông ấy gọi đệ tử này tới và nói: "Khoảnh khắc cuối cùng đã tới và ta phải trao cho ông bản kinh đã được Thầy ta trao cho ta. Giữ lấy nó! Gìn giữ nó cẩn thận hết sức - bảo vệ nó để cho nó không bị phá huỷ. Nó là kho báu giá trị. Một khi bị mất - mất hàng thế kỉ."
Đệ tử này cười to và nói: "Nhưng bất kì cái gì phải được đạt tới tôi đã đạt tới mà không có kinh này, cho nên cần gì? Thầy có thể đem nó đi cùng thầy." Thầy cứ khăng khăng. Đệ tử này nói: "Thôi được, nếu thầy khăng khăng thì cũng được." Cuốn sách được trao cho anh ta - đó là buổi tối mùa đông, rất lạnh, và lửa đang bập bùng trong phòng - đệ tử cầm cuốn sách và thậm chí không nhìn vào nó, người đó ném nó vào lửa.
Thầy nhảy lên và nói: "Ông làm gì thế!" Và đệ tử này thậm chí còn quát to hơn: "Thầy nói gì! Gìn giữ kinh sách à?" Thầy bắt đầu cười, ông ấy nói: "Ông đã qua được kì thi. Nếu mà ông gìn giữ nó ông đã bỏ lỡ! Và chẳng có gì trong nó cả, nói sự thực với ông, nó hoàn toàn trống rỗng. Nó chỉ là để xem liệu ông đã trở nên có khả năng hiểu được im lặng không, hay liệu ông vẫn còn níu bám sâu bên dưới vào lời, khái niệm, lí thuyết, triết lí."
Mọi triết lí, mọi điều có thể được nói, đều chỉ giống như hành lang của lâu đài. Tôi thấy các bạn mọi tối trong buổi darshan, trong hành lang - bởi vì mọi câu hỏi đều có thể được giải quyết ở hàng lang. Một khi bạn đã sẵn sàng thì không có câu hỏi, thế thì bạn có thể vào trong lâu đài. Bạn đã bao giờ nghe tới cái tên của người trí huệ Hi Lạp, Zeno? Ông ấy là sáng lập viên của triết học Stoic. Cũng giống như tôi, ông ấy thường dạy ở hành lang. Từ 'stoic' bắt nguồn từ từ Hi Lạp stoikas, mà đến lượt nó là bắt nguồn từ stoa, có nghĩa là hành lang. Cả đời mình ông ấy đều dạy ở hành lang và mọi người nói: 'Ông có ngôi nhà đẹp thế, sao ông dạy ở hành lang.' Ông ấy nói: "Mọi giáo huấn chỉ giống như hành lang thôi; khi ông sẵn sàng lắng nghe im lặng ông đi vào trong đền - thế thì không có nói chuyện. Từ từ stoa, hành lang, toàn thể triết học của ông ấy được biết với cái tên chủ nghĩa Stoic.
Mọi từ nhiều nhất có thể trở thành hành lang; chúng đưa bạn tới ngôi đền bên trong; nhưng nếu bạn níu bám lấy chúng thế thì bạn vẫn còn ở hành lang - hành lang không phải là lâu đài. Lão Tử đang nói cái gì đó giống như hành lang, cánh cửa. Nếu bạn hiểu nó, bạn sẽ vứt bỏ mọi từ, ngôn ngữ - thực tế toàn thể tâm trí. Nơi bạn để giầy ở hành lang, bạn phải để lại cả tâm trí mình nữa. Chỉ thế thì bạn mới đi vào điện thờ bên trong nhất của bản thể.
Biết thì không nói.
Cho dù người đó nó, người đó chỉ nói chừng này thôi. Cho dù người đó nói, người đó chỉ nói chống lại việc nói. Người đó không muốn nói cái gì đó trong nó, người đó đơn giản muốn phá huỷ tất cả các lời bên trong bạn - việc nói của người đó mang tính phá huỷ. Người đó đơn giản muốn tạo ra chân không bên trong bạn, và tất nhiên lời có thể bị phá huỷ chỉ bởi lời. Chất độc có thể bị phá huỷ chỉ bởi chất độc. Bạn bị chiếc gai trong chân - chiếc gai khác được cần tới để khều nó ra. Mọi điều tôi đang nói đều giống như chiếc gai khác để nhể những chiếc gai đã ở trong bản thể bạn. Một khi chiếc gai thứ nhất được lấy ra, chiếc thứ hai là vô dụng - bạn vứt cả hai chiếc gai. Mọi lời được người biết sử dụng để kéo ra các lời khác đã lắng đọng bên trong bạn. Một khi bạn trống rỗng - kết thúc.
Đã có một người vĩ đại ở Ấn Độ, một người rất hiếm hoi: những người như ông ấy bạn có thể đếm trên đầu ngón tay. Tên ông ấy là Nagarjuna (Long Thọ). Ông ấy đã mâu thuẫn với mọi thứ. Ông ấy đã tranh cãi chống lại mọi thứ. Ông ấy đã phê phán mọi lí thuyết. Và mọi người đều phân vân. Họ sẽ hỏi: "Thôi được, bất kì cái gì ông nói cũng đều được, nhưng quan điểm của ông là gì?" Ông ấy sẽ nói: "Tôi không có quan điểm nào cả. Tôi ở đây chỉ để phá huỷ các lí thuyết, tôi không có lí thuyết nào để thay thế chúng. Bất kì cái gì là lí thuyết của ông - Tới đi! Và tôi sẽ phê bình nó và phá huỷ nó. Nhưng đừng hỏi về cái thay thế bởi vì tôi không có cái nào. Ông trở thành trống rỗng, điều đó là hoàn hảo, không có nhu cầu làm gì cả."
Nếu bạn tin vào Thượng đế, Nagarjuna sẽ phê phán Thượng đế. Nếu bạn không tin vào Thượng đế và bạn là kẻ vô thần, ông ấy sẽ phê phán chủ nghĩa vô thần. Nếu bạn tin vào linh hồn, ông ấy là kẻ thù của linh hồn. Nếu bạn không tin vào linh hồn, thế thì ông ấy cũng là kẻ thù của bạn. Nếu bạn hỏi: "Triết lí của ông là gì?" ông ấy đơn giản nhún vai; ông ấy sẽ nói: "Chẳng có cái nào. Tôi ở đây để phá huỷ!"
Những người biết, họ đã nói chỉ để phá huỷ. Cho nên cái trống rỗng đó còn lại đằng sau. Trong cái trống rỗng đó là giao cảm.
Từ giao cảm nghĩa là: đi tới hợp nhất. Có sự hợp nhất sâu. Trong hợp nhất đó, cái không thể được nói lại có thể được nói. Không cần lời nào cả, thậm chí không cần cử chỉ. Nó đơn giản được truyền mà không có kinh sách nào.
Biết thì không nói.
Nói thì không biết.
Thường ngậm miệng, bịt mắt tai
Bây giờ ông ấy đang nói điều phải làm; cách đạt tới im lặng đó, cái biết tới chân lí; cách đạt tới cái trống rỗng đó mà trong đó chân lí giáng xuống bạn, trong đó bạn trở thành phương tiện, còn Thượng đế chiếm quyền sở hữu. Bạn trở thành ngôi đền, và Thượng đế tới, và lắng đọng bên trong bạn.
Thường ngậm miệng, bịt mắt tai
Tâm trí có nhiều kẽ hở qua đó nó thường xuyên được làm đầy và tiếp nhiên liệu. Bạn cứ nhìn - bạn đang nhìn cái gì? Bạn không tìm cái gì đó đặc biệt, bạn chỉ đang nhìn; bất kì cái gì trôi qua, bạn nhìn nó. Tâm trí khao khát qua mắt, để thu thập bất kì thông tin nào nó có thể thu thập. Tâm trí có tính tò mò - bạn thậm chí đọc cả các quảng cáo viết trên tường, và bạn đi qua cùng bức tường đó mọi ngày, và bạn đọc đi đọc lại nó. Và bạn biết cái gì được viết ở đó, bạn đã đọc nó nhiều lần thế, nhưng cứ khi bạn đi qua, một cách vô ý thức như robot bạn lại đọc nó. Bạn cứ thu thập thông tin cho tâm trí: tâm trí cần được nuôi bằng thông tin - nó là máy tính, nó đang thường xuyên hỏi: tôi đang đói, đem thêm cho tôi tri thức. Tri thức là thức ăn của tâm trí, tâm trí phát triển bằng thông tin.
Tai cứ nghe điều đang xảy ra - tất cả các giác quan đều là lỗ hổng từ đó tâm trí cứ tìm và kiếm tri thức. Thậm chí cả những tri thức tuyệt đối vô dụng. Bạn thậm chí không thể hình dung được về tri thức này sẽ dùng làm gì. Nhưng tâm trí cứ thu thập trong hi vọng một ngày nào đó, có thể, nó có thể dùng tri thức. Ngày đó chẳng bao giờ tới.
Lão Tử nói:
Thường ngậm miệng, bịt mắt tai
Nếu bạn muốn đạt tới im lặng, bịt mọi lỗ trống lại. Chỉ mở mắt ra khi tuyệt đối cần thiết. Chỉ nhìn khi điều đó tuyệt đối cần thiết; bằng không không có nhu cầu! Bỏ qua mọi thứ, không nhìn vào chúng. Giữ mắt bạn trống rỗng. Nhìn thế giới bằng con mắt trống rỗng để cho bạn không nhìn vào nó, bạn không nhìn vào cái gì cả.
Bạn có thể có cảm giác đó về người chứng ngộ khi bạn tới trực diện với người đó. Người đó nhìn bạn, nhưng người đó không nhìn bạn. Người đó nhìn và không nhìn. Mắt người đó tựa gương trống rỗng. Người đó không dửng dưng; người đó cũng không quan tâm. Người đó nghe, và không nghe. Nếu bạn nói cái gì đó người đó nghe, nhưng nếu bạn dừng giữa chừng người đó không tò mò về nửa câu còn lại. Cho dù ở giữa câu bạn dừng lại - dấu chấm hết đến với người đó; nó là kết thúc! Người đó không tò mò. Thế thì tâm trí dừng tích luỹ.
Trong các tu viện Tây Tạng, bất kì khi nào một đệ tử mới muốn vào tu viện, người đó phải ngồi tại cửa trong hai mươi bốn tiếng đồng hồ, đôi khi thậm chí bốn mươi tám tiếng, đôi khi thậm chí còn hơn - đói, mắt nhắm. Thầy sẽ đi qua cánh cửa đó nhiều lần, các đệ tử sẽ đi qua, người khác sẽ tới và đi còn người đó phải ngồi đó với mắt nhắm.
Đó là kì thi đầu tiên: liệu người đó có khả năng trở thành không tò mò không; bằng không người đó sẽ muốn nhìn và xem ai đi vào đi ra, chỉ chút ít thôi người đó muốn mở mắt ra: ai đã tới, ai đã đi; người đó sẽ tò mò. Nếu một người bất ổn và tò mò tới mức người đó không thể giữ mắt nhắm được trong hai mươi bốn giờ, thế thì người đó sẽ bị tu viện bác bỏ. Ngay cả trẻ nhỏ khi chúng muốn vào tu viện cũng phải trải qua kiểm tra này.
Nhưng nếu bạn có thể giữ mắt nhắm trong hai mươi bốn giờ, đó là kì công, bởi vì tâm trí bất ổn thế và liên tục hỏi thông tin rằng nếu bạn không cho nó thông tin nó bắt đầu ngạt thở. Thực tế nó bắt đầu chết.
Đó là lí do tại sao việc mất giác quan có thể trở thành cái chết của tâm trí. Nhiều thực nghiệm đã được tiến hành, đang được tiến hành, trên khắp thế giới về mất cảm giác. Khi tất cả giác quan của bạn đều bị mất thức ăn thường lệ của chúng, thời gian dường như bất tận. Một giờ thực tế đã trôi qua - bạn nghĩ là vĩnh hằng.
Bạn có thể thoải mái toàn bộ, nghỉ ngơi trong thùng được làm giống như bụng mẹ, trong nước ấm, nổi, không lo âu, bóng tối bao quanh bạn - đẹp; không lo nghĩ, bạn đơn giản thảnh thơi trong bụng mẹ lần nữa - nhưng trong vòng vài phút bạn bắt đầu cảm thấy bất ổn sâu sắc thế. Tâm trí yêu cầu cung cấp thức ăn thường xuyên.
Mất giác quan đã từng là một trong những phương pháp được dùng nhiều nhất ở phương Đông. Người muốn đạt tới cực lạc, tới samadhi, đều phải học hiện hữu mà không có khao khát thường xuyên của tâm trí được nuôi dưỡng.
Bạn đang làm hai điều cùng nhau - mọi người tới tôi, họ nói: "Chúng tôi muốn gạt bỏ tâm trí này, nó chỉ phiền não mà không gì khác - địa ngục." Nhưng nếu tôi nói với họ: "Thế thì đóng mọi lỗ hổng của bạn lại ngày một nhiều hơn đi bởi vì một mặt bạn muốn vứt bỏ tâm trí và mặt khác bạn cứ nuôi dưỡng nó, điều đó dường như khó."
Tôi phái mọi người vào im lặng hai mươi mốt ngày. Điều đó thực sự trở thành địa ngục sau bốn, năm ngày. Họ không làm - họ được phép chỉ ngồi với mắt nhắm, với tai bịt, di chuyển, bước - nhưng không nhìn quanh, chỉ nhìn vào đường mà họ đi theo nhìn lên trước quãng mét rưỡi là nhiều nhất; ăn, nghỉ ngơi - không cái gì đặc biệt, nhưng chỉ thảnh thơi các giác quan, đóng các lỗ hổng...
Sau ngày thứ tư, thứ năm tâm trí bắt đầu nổi loạn.
Nếu họ có thể tiếp tục thế thì gần tới ngày thứ mười bốn hay mười lăm tâm trí bắt đầu chấp nhận sự kiện này - cũng giống như người sắp chết trong bệnh viện; khi bạn nói với người đó: "Anh sắp chết" - người đó muốn phủ nhận, bác bỏ sự kiện này nhưng dần dần người đó có thể làm được gì? Người đó chấp nhận một cách bất lực; một khi người đó chấp nhận, thế thì không lo nghĩ. Thế thì người đó thảnh thơi.
Vào ngày thứ mười bốn, mười lăm, nếu bạn tiếp tục, và vẫn còn dửng dưng với việc gõ búa thường xuyên của tâm trí để tìm kiếm thêm, thêm nữa thức ăn cho bản thân nó, tâm trí thảnh thơi. Và một khi tâm trí thảnh thơi bên trong bạn, bản thể bạn bắt đầu nở hoa. Tâm trí là sự tù túng lên bản thể.
Cho nên cố sống trong các giác quan tối thiểu nhất có thể được.
Mulla Nasrudin một lần tới tôi. Nghe nói về thiền anh ta trở nên quan tâm. Thế là tôi bảo anh ta trước hết trong một năm chỉ ngồi với mắt nhắm - biết rõ anh ta, tôi nghĩ ngay cả điều đó cũng sẽ là không thể được. Anh ta nói: "Nhưng tôi sẽ không nhắm mắt đâu." Tôi nói với anh ta: "Anh có hiểu tôi không?Anh có hiểu tôi hay không? Nhắm mắt lại!" Thế là anh nhắm mắt lại một chút - nhắm hờ, nửa nhắm nửa mở, và anh ta nói: "Nhiều hơn thế này tôi không thể làm được." Tôi nói: "Có vấn đề gì?" Anh ta nói "Tôi nghiêm ngặt là người đứng giữa đường. Nhiều nhất tôi có thể nhắm nửa mắt thôi. Tôi không thể nhắm chúng hoàn toàn được. Ai biết cái gì sẽ xảy ra? Tôi có thể bỏ lỡ cái gì đó hay, cho nên tôi không thể làm được. Tôi có thể nhắm một nửa thôi, và một nửa tôi sẽ để mở, tỉnh táo về điều diễn ra."
Anh ta nói với tôi: "Tôi tuyệt đối đồng ý với bà già thường đi tới nhà thờ: bất kì khi nào tên Thượng đế được nhắc tới bà ấy sẽ cúi mình xuống - điều đó là được, nhưng linh mục ở đó trở nên hơi lo nghĩ vì bất kì khi nào tên của quỉ được nhắc tới, thế nữa bà ấy cũng cúi mình xuống. Một hôm linh mục không thể kìm được tò mò. Sau khi giáo đoàn đã ra về ông ấy đi tới bà già này, lôi bà ấy ra ngoài nhà thờ, và hỏi: "Có chuyện gì vậy? Sao bà làm điều này? Tôi có thể hiểu rằng khi tên của Thượng đế được nhắc tới bà cúi mình xuống, nhưng tại sao khi tên của quỉ được nhắc bà lại cúi mình xuống?" Bà ấy nói: "Cha chẳng bao giờ biết, điều đó có thể đến vào bất kì lúc nào."
Mulla Nasrudin bảo tôi: "Tôi nghiêm ngặt là người đứng giữa đường, tôi cúi mình với Thượng đế - và với quỉ nữa; người ta chẳng bao giờ biết, điều đó có thể đến."
Mọi người cứ cố tạo ra thoả hiệp với tâm trí. Bạn không thể thắng được. Nếu bạn thoả hiệp, tâm trí sẽ thắng. Mọi thoả hiệp đều thất bại trong thế giới bên trong. Nếu bạn quyết định rằng bạn muốn biết cốt lõi bên trong nhất của bản thể mình, thế thì đây là cách thức: Thường ngậm miệng, bịt mắt tai, nhụt bén nhọn, bỏ chia phân, hoà ánh sáng, đồng bụi bặm, ấy gọi là Huyền đồng. Thế thì bạn đi tới biết cái một. Đây là hợp nhất huyền môn, giao cảm.
Tôi sẽ lặp lại: Thường ngậm miệng, bịt mắt tai...
Dùng các giác quan tối thiểu nhất có thể được. Và nếu bạn nhìn, bạn sẽ thấy rằng bạn đang dùng chúng một cách tuyệt đối không cần thiết, chín mươi chín phần trăm việc dùng chúng có thể được dừng lại; một phần trăm sẽ là đủ - và bạn sẽ ngạc nhiên, khi bạn dùng giác quan của mình tối thiểu nhất có thể được chúng trở thành rất rất sắc bén. Bởi vì toàn thể năng lượng trở thành được tập trung.
Khi bạn không nhìn mãi vào bất kì ai và mọi người, thế rồi đột nhiên bạn nhìn đoá hoa hồng - mắt bạn trong trẻo thế, không mây mù nào; bằng không bạn cứ thấy các thứ, nhiều thứ thế - trong bao nhiêu thứ đó hoa hồng kia chỉ là một thứ; mắt bạn bị bụi che, hoa hồng không thể nở hoa cho bạn được.
Bạn tới và nhìn con mình nhưng bạn không nhìn, bạn có màn ảnh của bao nhiêu kinh nghiệm trên mắt, mắt bạn đã bị chất đầy. Làm sao bạn có thể thấy khuôn mặt của con mình? - bằng không bạn sẽ thấy khuôn mặt của Thượng đế ở đó. Làm sao bạn có thể nhìn hoa hồng được? - bằng không hoa hồng sẽ biến mất, và bạn sẽ thấy việc nở hoa của điều thiêng liêng.
Mắt bạn sẽ trở nên tươi tắn, sạch sẽ, bạn sẽ trở thành rất cảm nhận, nếu bạn không dùng giác quan một cách không cần thiết. Bạn càng dùng chúng nhiều, các giác quan của bạn càng bị chán, bị mệt. Chúng mất sắc bén, chúng mất nhạy cảm; chúng trở nên rất đờ đẫn.
Thường ngậm miệng, bịt mắt tai
Bất kì chỗ nào bạn thấy tâm trí đã làm ra cánh cửa để đi vào thế giới - đóng nó lại. Tâm trí có những cách thức rất tinh ranh để đi vào trong thế giới. Quan sát từ chỗ nó thoát vào trong thế giới.
Freud đã khám phá ra rằng toàn thể chức năng của tâm trí là liên tưởng - đó là cánh cửa. Bạn nhìn con chó. Thực tế bạn phải bao hàm bản thân mình vào con chó này, không cần di chuyển tiếp, nhưng đột nhiên bạn nhớ tới con chó bạn vẫn thường biết trong thời thơ ấu của mình, và con chó đó thuộc vào một cô gái, và bạn đã rơi vào tình yêu với cô gái đó - bây giờ bạn cứ tiếp diễn mãi. Bây giờ con chó này, sự kiện này, không còn đó nữa - nó đơn giản làm việc như chiếc chìa khoá; bây giờ bạn đang di chuyển: bạn yêu cô gái đó nhưng bạn không thể xoay xở sở hữu được cô ấy, thế rồi tất cả những sở hữu khác - thế rồi tất cả những cô gái khác - cả hàng dài có đó.
Thế rồi bạn cứ nhảy, cứ nhót từ thứ này sang thứ khác. Từ bất kì chỗ nào tâm trí đều nhảy vào thế giới điên, và thế rồi không có tận cùng cho nó. Freud dùng cánh cửa này cho toàn thể phương pháp phân tâm của ông ấy: liên tưởng ý nghĩ. Đó là lí do tại sao phân tâm cứ tiếp diễn hết năm nọ tới năm kia - và thực tế chẳng có kết quả gì. Bạn có thể đi mãi mãi và mãi mãi. Ý nghĩ này dẫn tới ý nghĩ khác, ý nghĩ khác dẫn tới ý nghĩ khác nữa, và có hàng triệu và hàng triệu ý nghĩ.
Tôi đã nghe, Mulla Nasrudin trong tình yêu với một người đàn bà. Anh ta đem cô ấy về nhà và khi họ sắp lên giường, nghỉ ngơi trên giường, thảnh thơi trên giường, người đàn bà nói, "Nasrudin, bao nhiêu đàn bà đã ở đây trước em, trong giường của anh?" Nasrudin giữ im lặng, nhiều phút trôi qua; gần nửa giờ trôi qua, thế rồi người đàn bà nói, "Em vẫn đang đợi đây!" Nasrudin nói, "Vậy em nghĩ anh đang làm gì? Anh vẫn đang đếm đấy chứ!"
Đó là cách mọi sự có liên quan. Nếu bạn bắt đầu đếm, nếu bạn bắt đầu trên cuộc hành trình liên tưởng, không có tận cùng cho nó. Liên tưởng là cánh cửa. Bạn sẽ phải tìm chúng - có nhiều cánh cửa.
Và qua cùng cánh cửa bạn bao giờ cũng tới, và vướng vào cùng rắc rối, và bạn chưa bao giờ trở nên nhận biết rằng nó đã trở thành thứ lặp lại, cái vòng luẩn quẩn - bạn cứ đi theo vòng tròn.
Đóng mọi cánh cửa lại. Sẽ khó lúc ban đầu bởi vì bạn sẽ cảm thấy điều đó giống như tự tử. Samadhi là giống như tự tử. Khác biệt duy nhất là ở chỗ không tự tử nào được đầy đủ như samadhi. Nhưng nó không chỉ là tự tử đâu, nó còn là phục sinh nữa. Nó là cây thập tự và việc phục sinh. Cái cũ chết đi và cái mới được sinh ra. Và thế thì không có vấn đề gì, bạn có thể quay lại thế giới - nhưng bạn quay lại một cách khác toàn bộ. Thế thì thế giới không quấy rối bạn. Thế thì không có vấn đề gì. Thế thì bạn có thể dùng mắt và tai mình và làm bất kì cái gì bạn muốn làm mà không cái gì quấy rối bạn một khi bạn được lắng đọng và bắt rễ và định tâm trong bản thể mình, không cái gì quấy rối. Bạn vẫn còn trong thế giới, và thế giới không có đó. Bạn đi vào trong đêm tối nhất và ánh sáng bên trong không bao giờ rời bỏ bạn. Bạn sống trong ánh sáng bên trong đó; bây giờ không có vấn đề gì với bóng tối bên ngoài.
Bịt mắt tai, nhụt bén nhọn,
Tâm trí rất tinh ranh, láu cá, logic. Nó là nhà hợp lí hoá lớn. Bất kì cái gì tâm trí muốn làm, nó đều cho bạn lí do. Mọi lí do đều là giả. Nếu bạn nhìn sâu xuống dưới bạn sẽ thấy chúng không phải là lí do mà là hợp lí hoá.
Bạn muốn giận dữ - bạn tìm ra cớ. Cớ không phải là lí do, nhưng bạn tự lừa mình và người khác bởi vì điều này bạn trở nên giận. Cái cớ đó chỉ là cái cớ, bạn hợp lí hoá nó.
Bạn về nhà, bạn giận ông chủ, và thế rồi bạn nhảy lên vợ mình; bạn cảm thấy bồn chồn, bạn cảm thấy giận, cơn cuồng nộ đang sôi lên bên trong bạn, nhưng khó mà ném nó lên ông chủ được, điều đó sẽ tốn kém quá nhiều. Không đáng trả giá. Bạn nghĩ: Để kinh tế hơn; mình giữ cơn giận ở đó, mình tiếp tục mỉm cười, mình cứ vẫy đuôi. Thế rồi bạn về nhà. Bạn phải ném nó vào ai đó, bạn phải tìm ra mối nối yếu hơn trong cuộc sống của mình nơi bạn có thể ném nó ra mà không tổn thất nào cho bạn; bạn ném nó vào vợ bạn, hay vào con bạn.
Hay nếu bạn là anh chồng sợ vợ, như gần mọi ông chồng đều thế, thế thì vợ cũng là ông chủ và bạn không thể ném nó lên cô ấy được, cho nên bạn phải làm cái gì đó với con chó của mình, con mèo của mình, hay với cái gì đó bạn có thể phá huỷ - radio; hay bạn có thể phát điên khi lái xe - bạn có thể đem toàn thể cơn giận xuống chân mình, và bạn có thể cứ nhấn ga thêm nữa.
Bây giờ các nhà tâm lí nói rằng gần hết năm mươi phần trăm tai nạn xe hơi xảy ra bởi vì giận dữ. Chúng không liên quan gì tới giao thông, chúng có cái gì đó liên quan tới giao thông bên trong của tâm trí. Năm mươi phần trăm! Điều đó là quá nhiều!
Giận dữ sao? - xe cứ tăng tốc ngày một nhiều hơn; bạn đang ném giận dữ của mình ra qua tốc độ, nhưng bạn có thể nghĩ: Gió mát và buổi sáng tốt lành, và mình muốn là tay lái lụa; đó chỉ là cái cớ. Buổi sáng tốt lành mọi ngày, không chỉ là hôm nay nó tốt lành.
Khi ai đó đi qua hay cố vượt qua xe bạn... Thỉnh thoảng điều xảy ra là tôi đi cùng một người bạn - anh ấy lái xe; bỗng nhiên tôi trở nên nhận biết rằng anh ấy lái quá nhanh; và không chỉ điều đó, tôi nhìn vào cột mốc và chúng tôi đang đi sai hướng, cho nên tôi hỏi anh ta: "Có chuyện gì thế?" Anh ta nói: "Thầy yên đi. Thêm nửa giờ nữa."
Thế là tôi đợi. Tôi thấy điều anh ta đang làm - anh ta đang cố vượt một chiếc xe đã vượt xe chúng tôi. Khi anh ta vượt qua xe đó, thế rồi anh ta dừng xe lại và nói: "Bây giờ chúng ta có thể đi theo hướng riêng của chúng ta." Người này đã nghĩ bản thân mình phải là gì? Tôi không bao giờ đi cùng người này nữa - người này điên!
Nhưng anh ta hợp lí hoá điều đó; anh ta nói: "Nếu mình cho những cái nhỏ, mình bắt đầu cho trong những cái lớn." Cho nên anh ta bảo tôi: "Đừng bao giờ cho trong bất kì cái gì. Cho đánh nhau ra trò! Với bất kì giá nào! Bởi vì cuộc sống là tranh đấu. Nó là sự sống còn của kẻ mạnh nhất."
Chúng tôi đến chậm; mọi người đã đợi tôi ở thành phố khác; chúng tôi tới đó muộn hai giờ; nhưng anh ta phải cho trận đánh nhau ra trò chứ - với người không biết, người thậm chí có thể không nhận biết về điều đã xảy ra. Và anh ta có thể đã giết chết tôi, và bản thân anh ta, bởi vì anh ta điên.
Tâm trí cứ tìm cách hợp lí hoá - nó gọi chúng là lí do, chúng không phải là lí do.
Nhụt bén nhọn,
Cố tìm ra; và bạn càng cố tìm ra thì bén nhọn càng bị nhụt hơn; thế thì bạn đột nhiên sẽ thấy toàn thể cái bất hợp lí của tâm trí - và nó cứ khăng khăng: mình hợp lí đấy chứ! Đây là một trong những khám phá vĩ đại nhất của thế kỉ này - rằng con người là không hợp lí.
Aristotle đã định nghĩa con người là con vật hợp lí. Phải mất hai mươi thế kỉ để tìm ra chân lí. Công lao thuộc về Freud, rằng ông ấy đã khám phá ra rằng con người không hợp lí chút nào. Con người là con vật đang hợp lí hoá, không phải là hợp lí. Thực tế không có lí do nào cả, con người cứ tìm các lí do. Có bản năng vô ý thức và con người cứ tạo ra mẽ ngoài các lí do quanh cái tất cả đều là giả.
Quan sát! Và chẳng mấy chốc bạn sẽ thấy. Và một khi bạn thấy, bén nhọn của tâm trí sẽ bị cùn nhụt. Thế thì nó sẽ không có vẻ sắc bén thế, láu cá thế, thông minh thế - nó không phải vậy, vô trí mới thông minh. Tâm trí không thể thông minh được, tâm trí là tầm thường. Chính phẩm chất của tâm trí là tầm thường.
Những người bạn gọi là thiên tài, tài năng, rất thông minh - quan sát họ mà xem! Một thiên tài lớn, người đó có thể được giải thưởng Nobel, thức dậy buổi sáng và thấy rằng đôi dép lê của mình không có đó ở đúng chỗ, và người đó phát điên lên - thiên tài vĩ đại đấy! Bởi vì đôi dép lê không tìm ra ở đúng chỗ vào buổi sáng, cả ngày của người đó bị phá huỷ! Người đó giận cả thế giới! Và từ đó nhiều điều sẽ xảy ra, bởi vì đôi dép lê không ở đúng chỗ - và bạn gọi người này là thiên tài đấy! Nhiều điều sẽ xảy ra mà sẽ có hậu quả xa xăm.
Giận, người đó sẽ đi tới văn phòng; giận, người đó sẽ nói với mọi người, người đó sẽ tạo ra dây chuyền giận; và giận này dẫn tới giận khác và tầng giận sâu hơn. Người đó có thể làm cái gì đó mà rồi người đó sẽ hối hận về sau. Và toàn thể nguyên nhân là ở chỗ đôi dép lê của người đó không được tìm thấy ở đúng chỗ.
Và bạn gọi người này là thiên tài! Bạn gọi người này là rất thông minh sao? Người đó có thể láu cá, nhưng không khôn ngoan. Người đó có thể láu cá, nhưng người đó không thông minh. Người đó có thể thông thái, nhưng người đó không có năng lực biết. Và có thành vấn đề gì khi đôi dép lê không được tìm thấy ở đúng chỗ?
Không, điều đó có thể lại là cái cớ. Điều đó có thể được nối với những điều khác - trong đêm người đó đã có ác mộng, và người đó sợ, và run rẩy khi người đó tỉnh dậy, và thế rồi người đó thấy rằng đôi dép lê đã không ở đúng chỗ; bây giờ toàn thể cơn giận được hội tụ vào sự kiện này. Người đó có thể đuổi người phục vụ đi, sa thải anh ta, hay điều này có thể là nguyên nhân cho li dị. Bạn có thể cho rằng tôi đi quá xa - tôi không đi xa đâu. Tôi đã quan sát nhiều cuộc li dị và tôi chưa bao giờ thấy những lí do tốt hơn cho chúng - chỉ giống thế này thôi, toàn những điều nhỏ bé: trong cuộc sống không có những thứ lớn, chỉ toàn thứ nhỏ.
nhụt bén nhọn, bỏ chia phân,
Tâm trí rất vướng víu; hết chuỗi nọ tới chuỗi kia; liên tưởng; nó là mạng lưới, lưới điên. Mọi thứ đi vào trong tâm trí, và trở nên ngày một lẫn lộn hơn. Bạn càng biết nhiều, tâm trí càng bị lẫn lộn nhiều hơn, bởi vì mọi điều bạn thêm vào cho nó là thêm lẫn lộn của nó.
bỏ chia phân,
Cố thấy mọi sự rõ ràng hơn. Cố thấy lẫn lộn này. Quan sát lẫn lộn này. Trở thành người quan sát và không bị đồng nhất với nó. Tạo ra chút ít khoảng cách giữa bạn và tâm trí của bạn. Tạo ra khoảng cách này để trở thành một sannyasin. Tạo ra khoảng cách này là tạo ra khả năng của tiến hoá bên trong.
Bỏ chia phân - làm sao bạn bỏ được chúng? Nếu bạn cố bỏ chúng bạn sẽ không bao giờ có thể bỏ chúng được. Cách duy nhất để bỏ chúng là tạo ra khoảng cách.
Bạn phải đã quan sát nhiều lần - bạn có thể không tỉnh táo về nó, rằng khi ai đó khác gặp khó khăn bạn bao giờ cũng cho lời khuyên tốt. Nếu cùng khó khăn đó xảy ra cho bạn, bạn có thể không khôn ngoan thế. Tại sao? Tại sao điều đó xảy ra? Tại sao thông minh của bạn làm việc hoàn hảo thế khi ai đó khác gặp khó khăn? Bởi vì có khoảng cách.
Tôi đã đọc tiểu sử của một nữ nghệ sĩ lớn: Sarah Bernhardt. Có lần chuyện xảy ra, cô ấy đang xem kịch; một nữ nghệ sĩ mới đang làm việc, và nữ nghệ sĩ mới này bị đồng nhất với hành động của mình trong vai diễn, trong vở kịch tới mức cô ấy hoàn toàn quên mất rằng mình là diễn viên. Cô ấy bắt đầu kêu và khóc với nước mắt lăn thành dòng chảy xuống, và cô ấy làm bản thân mình thành đống lộn xộn; và cô ấy phải được kéo ra khỏi sân khấu, đột nhiên ở giữa vở kịch bởi vì cô ấy đã hoàn toàn quên mất rằng cô ấy chỉ đóng vai, cô ấy là nghệ sĩ. Cô ấy trở nên bị lẫn lộn - cứ dường như đây là cuộc sống của cô ấy. Khi Sarah bỏ đi, cô ấy gọi cô nghệ sĩ mới tới và bảo cô này: "Khi cô khóc, khán giản không khóc. Cô phải làm hành động này, nhưng cô phải giữ khoảng cách. Cô không nên bị đồng nhất với nó."
Và đây nên là chìa khoá cho toàn thể cuộc sống của bạn, bởi vì toàn thể cuộc sống là vở kịch lớn. Sân khấu là bao la, nhưng nó là vở kịch. Bạn nên giữ khoảng cách. Bất kì cái gì xảy ra, đều xảy ra trong vở kịch, trong kịch. Bạn là nhân chứng, bạn không nên trở thành một với nó. Nếu bạn trở thành một với nó, bạn bị vướng mắc. Nếu bạn vẫn còn xa cách, và bạn có thể nhìn vào nó từ một khoảng cách, tâm trí bạn chưa bao giờ bị lẫn lộn. Nếu bạn ở xa, tâm trí vẫn còn trong trẻo như pha lê. Toàn thể dính mắc là do đồng nhất.
Hoà ánh sáng,
Đừng nhìn mọi thứ trong ánh sáng của tâm trí, trong vẻ hào nhoáng của tâm trí. Hoà ánh sáng. Nhìn mọi sự đôi khi từ trái tim nữa. Đem ánh sáng dịu của trái tim tới mọi thứ, nhìn với ánh sáng của tình yêu nữa.
Đừng cứ nhìn mọi thứ chỉ từ quan điểm logic. Đừng quá logic. Đôi khi bạn cần phi logic, chỉ thế thì cân bằng mới có thể được giữ. Hợp lí - và cả phi hợp lí nữa. Bởi vì bạn là cả hai. Bạn phải giữ cân bằng. Có những khoảnh khắc lành mạnh, và bạn cần những khoảnh khắc điên khùng nữa. Làm toán - nhưng đôi khi điên trong âm nhạc nữa. Tính toán - nhưng đôi khi nhảy múa nữa. Làm việc - nhưng chơi nữa, để cho cân bằng không bị mất.
Nếu tâm trí trở thành cách nhìn duy nhất của bạn vào mọi thứ thế thì ánh sáng là quá nhiều. Nó mang tính phá huỷ. Thế thì chính cái chói chang đó sẽ không cho phép bạn nhìn mọi thứ như chúng vậy - điều đó giống như khi bạn nhìn vào mặt trời, và thế rồi bạn nhìn vào mọi sự - mọi thứ có vẻ tối, không theo đúng tỉ lệ của nó.
.. đồng bụi bặm,
Tâm trí thường xuyên trong rối loạn bên trong. Hỗn độn - liên tục; cơn bão tới rồi tới rồi tới. Nhận chìm nó đi, bằng không nó sẽ không cho phép bạn nghe âm nhạc dịu dàng hơn của cuộc sống. Nó sẽ không cho phép bạn nhìn những thứ tinh tế của cuộc sống. Nó sẽ không cho phép bạn cảm.
Làm sao nhận chìm rối loạn đó bên trong? Phải làm gì? Ba điều. Một: Nếu bạn nhìn bên trong, và bạn cảm thấy rối loạn có đó, cứ ngồi trên bờ - đừng nhảy vào trong nó. Sông đang chảy, bạn ngồi trên bờ, để nó chảy. Không làm gì cả. Học nghệ thuật làm mọi thứ bằng không làm. Chỉ ngồi và quan sát. Nó thực sự là bí mật lớn. Nếu bạn có thể thấy và quan sát rối loạn này trong tâm trí, dần dần tự nó lắng đọng xuống. Cũng giống như bạn đi vào nhà, bụi bị khuấy lên, bạn lại ngồi, và bụi lắng đọng. Nếu bạn bắt đầu làm lắng đọng bụi, bạn sẽ làm cho nó không lắng đọng nhiều hơn. Cho nên đừng nhảy vào, và đừng cố nhận chìm rối loạn. Ai sẽ cố? Và bạn sẽ cố thế nào? Bạn sẽ khuấy lên thậm chí các tầng sâu hơn của nó. Đừng làm gì cả, chỉ ngồi. Và việc ngồi này là thiền.
Ở Nhật Bản họ gọi thiền là zazen. Zazen đơn giản nghĩa là ngồi - và không làm gì. Thiền sư ngồi sáu tới tám giờ mọi ngày, chỉ không làm gì. Và chỉ ngồi như vậy trong vài ngày, vài tháng, tâm trí tự nó lắng đọng lại. Người điên được đem tới các thiền viện. Tại đó họ không làm gì với những người này, không cho trị liệu gì cả. Họ đơn giản giúp những người đó ngồi. Họ nuôi những người đó, họ không quấy rối những người đó, họ không áp đặt bất kì kỉ luật nào lên những người đó, họ được bỏ lại trong các trại xa xăm, nhu cầu của họ được chăm nom tới, và họ được bảo chỉ ngồi hay nằm hay đứng - và không bận tâm! Trong vòng hai mươi ngày những người điên lắng xuống. Rối loạn của họ biến mất.
Bây giờ các nhà tâm thần phương Tây đã trở nên quan tâm tới sự kiện này, bởi vì họ không thể làm được điều này trong nhiều năm; và họ cho sốc điện, và sốc insulin, và thế này thế nọ - họ tạo ra nhiều rối loạn hơn! Và thậm chí họ đã giúp theo cách nào đó cho người mất ý thức của mình. Cái điên có thể bị kìm nén nhưng người này đã đánh mất sự sống động của mình nữa. Sau sốc điện bạn không còn là cùng người đó nữa. Và nếu sốc này đã rất sâu thế thì bạn sẽ mất thông minh nào đó. Cái điên sẽ ra đi, nhưng cá tính của bạn sẽ bị ảnh hưởng mãi mãi. Nó thực sự không phải là cái được, hay là cái được với cái mất rất lớn. Bạn có thể trở thành bình thường, bị ép buộc thành bình thường, nhưng bạn sẽ trở nên chút ít ngu xuẩn nữa.
Trong các thiền viên họ không làm gì cả. Họ biết một bí mật lớn của Lão Tử: Không làm, chỉ ngồi, chỉ quan sát. Mọi sự tự chúng lắng đọng - Tại sao? Bởi vì vẫn còn bị rối loạn là phi tự nhiên. Đây là luật. Nếu bạn không làm gì cả, mọi sự sẽ tự nó lắng đọng - làm sao cái gì đó có thể vẫn còn bị phá rối?
Bạn giận: cứ ngồi với mắt nhắm - quan sát! Bạn có thể còn giận được bao lâu - thử xem! Đột nhiên sau vài phút bạn sẽ cảm thấy nó không còn đó nữa, hay gay gắt của nó đã mất, hay đột nhiên một nửa giờ sau đó bạn có thể nhận ra và nhớ rằng bạn đã hoàn toàn quên mất là bạn đã giận, và bạn đang nghĩ về cái gì đó khác... Và nếu giận đã được đi theo, bạn có thể đã giết ai đó; hay tự giết mình; hay đã giết chết mối quan hệ; hay đã giết chết tình yêu - và điều này còn nguy hiểm hơn là giết người yêu; bạn có thể đã phá huỷ cái gì đó đẹp đẽ và tinh tế; và chỉ bằng việc ngồi, nó lắng đọng.
Nó lắng đọng bởi vì có luật sâu sắc làm việc. Cuộc sống không cho phép rối loạn được mãi mãi - nó không thể thường hằng, chỉ nghỉ ngơi là có thể thường hằng. Mọi thứ lắng đọng, bạn chỉ cho nó thời gian; chỉ thời gian là được cần.
...đồng bụi bặm,
Ấy gọi là Huyền đồng.
Thế nên người đó
Yêu và ghét không chạm,
Được và mất không tới,
Quí và tiện không mắc,
Vì vậy, người đó
Dưới trời không gì quí hơn.
Thế thì nhị nguyên biến mất. Khi bạn đã đạt tới cốt lõi bên trong nhất của mình, tới cái một, nhị nguyên biến mất. Yêu và ghét, quí và tiện, thất bại và thành công, tất cả đều biến mất. Và nhị nguyên lớn nhất cũng biến mất: nhị nguyên đó là của linh hồn và thân thể, Thượng đế và thế gian.
Thế thì mọi thứ là một, đại dương bao la của tính một. Cảm giác đại dương tràn ngập.
Nó là cực lạc. Nó là phúc lành. Nó là ân huệ lớn lao nhất có thể xảy ra cho một người - và khi ân huệ này xảy ra, ân huệ này của tính một: Vì vậy, người đó dưới trời không gì quí hơn. Chỉ những người như vậy mới được quí trọng mãi mãi. Nhiều thế kỉ trôi qua, vua tới và đi, đế quốc được dựng lên và bị phá huỷ, nhưng một Phật, hay một Jesus, hay một Krishna - họ còn lại. Họ không còn là một phần của thế giới thay đổi tạm thời này. Họ vẫn còn như những vì sao vĩnh hằng, bất động, không đổi, hướng dẫn cho những người đã sẵn sàng được hướng dẫn, sẵn sàng rót ra mọi thứ họ có cho những người có trái tim cởi mở, người không đóng.
Xem Chương 6 – Quay về Mục lục – Quay về Mục lục Toàn tập

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét