Thứ Ba, 15 tháng 8, 2017

Osho - Con đường bên ngoài mọi con đường - Chương 14. Chấm dứt ảo tưởng


CHƯƠNG 14. CHẤM DỨT ẢO TƯỞNG


Cái không có bắt đầu nhưng lại kết thúc,
cái hiện diện bình đẳng trong cả cái được thấy và được không thấy,
Cái không thực, không giả, không thực-giả,
và cái bản thân nó dường như thuần khiết nhất, hoàn thiện nhất-
năng lượng đó được gọi là maya, ảo tưởng.
Nó không thể được mô tả theo bất kì cách nào khác.
ảo tưởng là dốt nát,
nó không có nghĩa và là giả.
Nhưng với người si mê,
ảo tưởng là thật trong ba trạng thái thời gian:
quá khứ, hiện tại và tương lai.
Do đó bản chất thực của nó không thể được truyền đạt
chỉ bởi nói, “Nó là thế...”

Việc hiểu thực tại của cuộc sống sẽ rất đơn giản nếu như chỉ có hai phân loại bên trong sự tồn tại - cái thực và cái giả. Thế thì chúng ta có thể đã dễ dàng nói rằng cái gì đó tồn tại hay không tồn tại. Sẽ không có khó khăn gì nếu như có phân chia rành mạch trong cuộc sống, trong sự tồn tại. Nhưng có một phân loại nữa của sự tồn tại mà chúng ta không thể nói rằng nó tồn tại hay không tồn tại. Cái đó tạo ra toàn bộ sự phức tạp.
Điều đó cũng giống như khi chiếc dây thừng nằm trên đường, mà với bạn thì trông giống như con rắn bởi vì có bóng tối. Con rắn này có tồn tại hay không? Nói rằng có, nó tồn tại hay không, nó không tồn tại thì đã là đơn giản. Thế thì sẽ không có phức tạp. Nhưng con rắn được thấy trong chiếc dây thừng theo một cách nào đó là không tồn tại - bởi vì khi điều tra bạn thấy ra rằng nó thực tế là chiếc dây thừng chứ không phải là con rắn - nhưng theo một nghĩa khác thì rắn lại hiện hữu, bởi vì nó đã xuất hiện cho bạn. Và nó không chỉ xuất hiện, nó đã làm cho bạn phải bỏ chạy. Bạn có thể bị ngã khi vội vã và thậm chí làm mình bị thương. Nó có thể làm tăng nhịp tim đập của bạn, làm bạn toát mồ hôi, và nếu bạn chưa bao giờ quay lại điều tra nó, bạn bao giờ cũng sống với ý tưởng rằng nó là con rắn.
Người ta có thể chạy trốn khỏi cái gì đó không tồn tại hay không? Có thể toát mồ hôi bởi vì cái gì đó không tồn tại hay không? Có thể run tim bởi vì cái gì đó không tồn tại hay không? Tất cả những điều này có thể xảy ra bởi vì một hiện tượng không tồn tại hay không? Nếu tất cả những điều này có thể xảy ra, thế thì chúng ta phải chấp nhận sự tồn tại của nó theo một nghĩa nào đó, bởi vì không thể nào phủ nhận được hoàn toàn một hiện tượng không tồn tại mà có thể gây cho những điều này xảy ra.
Bạn có giấc mơ ghê rợn trong đêm; giấc ngủ của bạn bị quấy rối và vậy mà bạn biết nó chỉ là mơ - nhưng nhịp tim nhanh của bạn vẫn không được giảm đi và các chi của bạn vẫn tiếp tục run run. Đã được thừa nhận, nó chỉ là mơ, và bây giờ bạn cũng biết rằng nó chỉ là mơ, nhưng dẫu thế trái tim thực vẫn run và hoang mang vẫn tiếp tục. Phải mất một khoảng thời gian giấc ngủ mới tới lại.
Hiền nhân này nói rằng gọi cái gì đó là không tồn tại là không đúng nếu nó có ảnh hưởng tới thực tế thực tại. Và điều thú vị là loại thứ ba này chi phối tới mức toàn bộ cuộc sống của chúng ta đều dưới ảnh hưởng của nó; do đó không thể phủ nhận nó được. Loại thứ ba này có ý nghĩa tới mức toàn bộ cuộc sống của chúng ta đều chịu ảnh hưởng bởi nó và xoay quanh nó.
Đó là lí do tại sao Ấn Độ đã phát minh ra một từ mới, maya, ảo vọng. Maya không phải thực không phải giả, nó là ở giữa. Theo cách này nó hiện hữu và theo cách khác nó không hiện hữu. Nó đã được gọi là maya bởi vì nó chỉ dường như hiện hữu.
Nhà ảo thuật có thể tạo ra cây. Trước hàng nghìn con mắt cây này sẽ bắt đầu mọc và trong một khoảnh khắc nó bắt đầu ra quả, và quả trở nên to ra trông thấy. Tất cả những người đang xem điều này đều biết rằng điều đó là không thể được, rằng điều này không phải như vậy, nhưng vậy mà nó lại dường như là vậy.
Ý nghĩa cơ bản của maya là nghệ thuật của ảo tưởng. Ý nghĩa cơ bản của maya là ảo thuật. Nó nghĩa là có một khả năng cho cái không tồn tại được mọi người thấy. Và mặt khác, cũng có thể là cái đang hiện hữu lại có thể không được thấy. Cái đang có thì có thể dấu kín đi, còn cái không có lại có thể biểu lộ.
Đây là ba trạng thái: không tồn tại thuần khiết, với nó ảo tưởng là không thể có được; tồn tại thuần khiết, với nó ảo tưởng cũng là không thể có được; thêm nữa, cái tồn tại theo cách này và không tồn tại theo cách kia - chỉ ở đây ảo tưởng mới có thể có. Trạng thái thứ ba này cũng là một dạng của sự tồn tại; nó được gọi là maya, ảo vọng. Đây là ý nghĩa ngôn ngữ của maya. Nếu chúng ta có thể đi tới hiểu cái bao la của maya thì chúng ta sẽ biết những chiều khác của nó trong cuộc sống.
Cái mà đang hiện hữu, là như vậy vĩnh hằng. Nó không có bắt đầu và nó không có kết thúc, nó sẽ còn lại vĩnh hằng. Cái mà không tồn tại thuần khiết, nó nữa cũng không có bắt đầu. Làm sao nó có thể có bắt đầu khi nó không tồn tại? Nó không có kết thúc bởi vì nó chưa bao giờ tồn tại cả! Maya không có bắt đầu, nhưng nó có kết thúc; nó là một loại ở giữa. Nó không có bắt đầu, nó là vô thuỷ - nhưng nó có kết thúc..
Ta hiểu nó như thế này: bóng tối đang có đó, nó là vĩnh hằng, nhưng nó có thể bị kết thúc; nếu đèn được thắp lên, thế thì bóng tối biến mất. Loại thứ ba này, loại của maya, là trong sự tồn tại một cách vĩnh hằng, giống như bóng tối. Vậy mà khi người ta thức tỉnh trong tâm thức thì maya chấm dứt; khi tâm thức tràn đầy ánh sáng, bóng tối của maya tan biến. Cái được gọi là maya là mơ bao la.
Mơ có một đặc trưng đặc biệt là ở chỗ khi nó có đó, người ta cảm thấy nó là thực trong khi nó còn kéo dài. Tất cả chúng ta đều có những giấc mơ và thế rồi nhận ra vào buổi sáng rằng mơ này không thực, nhưng khi chúng ta có mơ khác vào đêm hôm sau, lại cảm thấy nó là thực. Trong khi mơ chúng ta chưa bao giờ nhớ rằng nó là giả. Nếu chúng ta có thể nhớ được, mơ sẽ tan biến.
Mơ có một đặc thù cố hữu; khi nó đang xảy ra, nó hoàn toàn thực - thậm chí không có lấy một chút hoài nghi nảy sinh, không có đến một hoài nghi. Những nhà hoài nghi vĩ đại, người có thể hoài nghi liệu thế giới này có tồn tại hay là không, vẫn không thể hoài nghi được về mơ trong khi nó xảy ra.
Berkeley, một nhà tư tưởng phương Tây vĩ đại, nói: “Tôi hoài nghi liệu thế giới này có tồn tại hay không, bởi vì có khả năng là nó có thể chỉ là mơ dài. Làm sao tôi có thể tin được rằng bạn đang thực sự đứng ở đây? Tôi có thể đơn giản đang mơ. Làm sao tôi có thể chắc chắn rằng mọi người tôi đang thấy đây thực sự có đó? Tôi có thể nói với họ trong mơ của mình. Bất kì mơ nào cũng hệt như là thực như bạn đang thực ngồi ở đây.” Cho nên Berkeley hỏi: “Làm sao mà tin được? Làm sao để chắc chắn rằng bạn đang đấy?”
Chúng ta gọi mơ là mơ bởi vì nó tan biến vào buổi sáng. Nhưng điều chúng ta gọi là thức cũng tan biến vào buổi tối. Khi chúng ta thức dậy vào buổi sáng từ mơ chúng ta thấy nó là giả, nó đã tan biến. Ai đó là hoàng đế trong đêm trong khi người đó mơ thấy mình là kẻ ăn xin vào buổi sáng. Và thế rồi, sau khi là kẻ ăn xin cả ngày dài, khi người đó ngủ ban đêm, người đó hoàn toàn quên mất về việc ăn xin. Trong đêm ai nhớ về việc là kẻ ăn xin? Có khác biệt gì giữa một hoàng đế và kẻ ăn xin trong khi ngủ không? Trong giấc ngủ ngay cả hoàng đế cũng không thể nhớ được rằng mình là hoàng đế. Vậy mơ của ban ngày tan biến trong đêm.
Thế thì khác biệt là gì? Mơ này tan biến vào buổi sáng còn mơ kia tan biến vào buổi tối. Chúng ta quên mất ngày trong mơ đêm và chúng ta quên mất đêm trong mơ ngày - khác biệt là gì?
Cho nên Berkeley nói: “Làm sao tôi có thể tin được rằng có sự tồn tại nào đó bên ngoài tôi?”
Đó là một ý tưởng rất thú vị, nhưng ngay cả Berkeley cũng không có khả năng nhớ được trong khi mơ rằng điều ông ấy đang thấy có thể bị hoài nghi. Trong trạng thái thức hoài nghi là có thể, nhưng trong khi ngủ thì hoài nghi là không thể. Ngay cả những người vĩ đại nhất trong những người hay hoài nghi cũng không có khả năng hoài nghi trong mơ.
Thế giới ảo tưởng của mơ rất kì lạ. Ngay cả trạng thái thức cũng không có nhiều quyền năng; nó còn kém quyền năng hơn bởi vì chúng ta có thể hoài nghi nó. Chúng ta có thể nói rằng người ta chẳng bao giờ biết liệu cái được thấy có thực tồn tại hay không. Nhưng ảo tưởng bên trong mơ là không thể tin được. Trong mơ chúng ta hoàn toàn bị mất hút và chìm ngập, chúng ta chấp nhận những tình huống hoàn toàn phi logic. Mơ không cho phép bất kì logic nào; nếu logic còn lại, hoài nghi cũng còn lại.
Trong mơ bạn thấy người bạn đang đứng trước mình bỗng nhiên biến thành con ngựa - và bạn chẳng bao giờ hoài nghi: Làm sao điều đó có thể được? Trong mơ của mình bạn chưa bao giờ hoài nghi cả. Khi bạn mơ bạn tràn đầy tin cậy, tin cậy của bạn là tuyệt đối. Trong trạng thái thức ngay cả người đáng tin nhất cũng bị hoài nghi, nhưng trong trạng thái mơ ngay cả người đáng hoài nghi nhất cũng được tin cậy. Bạn chưa bao giờ hoài nghi lấy một khoảnh khắc bạn mình biến thành ngựa - nhưng làm sao điều đó có thể xảy ra được?
Trong mơ mọi thứ đều được chấp nhận - mơ không có logic. Mơ có phẩm chất này - người ta không thể hoài nghi trong khi mơ. Bất kì cái gì được thấy trong mơ đều cảm như thực chừng nào mơ còn tiếp tục. Bất kì cái gì có thể xảy ra trong mơ, nó sẽ không là không nhất quán. Nó chỉ là cùng cõi giới bên trong hài hoà.
Mơ và điều được gọi là maya có một đặc trưng chung. Hiểu điều đó như thế này - maya là việc mơ trong trạng thái thức. Đó là lí do tại sao tâm trí được bao quanh càng nhiều bởi ảo tưởng, càng khó để nó hoài nghi, để nêu ra hoài nghi về maya này. Trạng thái này của maya cho người ta cảm thấy hoàn toàn thực với nó. Bạn thấy một khuôn mặt và nó trông đẹp với bạn, dường như là cuộc sống của bạn có thể được hi sinh cho khuôn mặt này ...
Trong câu chuyện tình của Laila và Majnu, Laila chưa bao giờ xuất hiện với bất kì ai khác như cách cô ấy được Majnu nhìn. Cả làng đều cảm thấy nỗi đau của Majnu, cho nên ông trưởng thôn gọi Majnu tới và nói, “Cậu hoàn toàn điên rồi. Sao cậu chỉ nghĩ mỗi về cô ấy thôi? Cô ấy là đứa con gái rất bình thường, rất thông thường. Sao cậu lại phát rồ lên vì cô ấy thế? Tôi cảm thấy thương hại cho cậu” - bởi vì Majnu cứ lang thang khắp làng kêu, khóc, đi tới hết cửa nhà nọ tới nhà kia, cứ gọi “Laila ơi...Laila ơi!”
Tin tức lọt tới tai nhà vua. Ông ta cũng thấy nỗi niềm đau khổ của Majnu và cảm thấy rằng điều đó là thực, rằng việc khóc lóc của anh ta là thực, và động lòng trắc ẩn với anh ta. Ông ta triệu một tá cô gái trong cung điện tới và bảo Majnu anh ta có thể chọn bất kì ai trong số họ và quên Laila đi.
Majnu nhìn vào mười hai cô gái này; họ đều là những cô gái đẹp nhất vương quốc, nhưng anh ta nói , “Laila đâu? Họ thậm chí không bằng hạt bụi dưới chân Laila.”
Nhà vua nói, “Hoặc là cậu điên hoặc là cậu đã mất hết cảm giác rồi. Ta đã thấy Laila và cô ấy là cô gái trông rất bình thường. Sao cậu lại nói rằng những cô gái đẹp nhất này thậm chí không bằng hạy bụi dưới chân Laila?”
Majnu nói, “Để thấy Laila, cần phải có con mắt của Majnu.”
Nhưng những con mắt này, con mắt của Majnu, chúng làm gì với Laila? Chúng đang áp đặt cái gì đó lên Laila mà cô ấy không có. Những con mắt này đang tạo ra mơ nào đó về Laila; những con mắt này đang tạo ra maya nào đó, ảo vọng nào đó quanh Laila mà cô ấy không có. Laila, như được biết với Majnu, chứa nhiều phần Majnu hơn phần của bản thân Laila. Laila hiện diện thậm chí không được mười phần trăm, cô ấy chín mươi phần trăm là Majnu. Và có khả năng là cô ấy chỉ có một phần trăm Laila còn chín mươi chín phần trăm là Majnu. Điều Majnu đang thấy là phóng chiếu riêng của anh ta, đó là sáng tạo riêng của anh ta; đó là tâm trí riêng của anh ta đang thêu dệt ra mơ xung quanh khuôn mặt của Laila. Chính tâm trí của Majnu đang dệt ra một mạng nhện, trùm lên Laila bằng hương thơm, vẻ đẹp, bằng giai điệu.
Tâm trí con người dệt nên ảo tưởng và rồi phóng chiếu chúng từ bên trong bản thân người đó, cách con nhện nhả tơ từ thân thể mình và dệt nên mạng nhện. Chỉ một vật đỡ được cần tới từ bên ngoài - có vậy thôi. Ngay cả con nhện cũng cần một vật đỡ từ đó để treo mạng nhện lên, con nhện cần một bức tường hay cánh cửa để treo mạng nhện của mình lên. Nó chỉ cần một vật đỡ để treo nó lên, phần còn lại là sáng tạo của riêng nó.
Con người nữa cũng cần cái gì đó xung quanh để bịa ra ảo tưởng của mình. Laila không nhiều hơn một cái giá để treo nó lên. Dáng vẻ của Laila không là gì nhiều hơn bịa đặt của Majnu, cái mạng nhện của anh ta. Maya nghĩa là khả năng tâm trí con người tạo ra mơ xung quanh bản thân mình. Và điều rất thú vị cũng là ở chỗ con nhện bắt đầu bước đi trên mạng nhện của mình, nằm trên nó, cư ngụ trong nó. Mạng nhện bắt nguồn từ bên trong nó và nó cũng trở thành con đường của nó, đường đi của nó. Mạng nhện là nhà của nó, phương tiện kiếm thức ăn của nó, phương tiện sinh nhai của nó. Mạng nhện sẽ bẫy thức ăn cho nó, và mạng nhện là sáng tạo riêng của con nhện.
Đôi khi sự việc cũng xảy ra là bản thân con nhện trở nên bị bắt giữ trong mạng nhện của chính mình và khó mà thoát ra được. Đôi khi mạng nhện trở nên rối rắm, cơn gió mạnh nào đó có thể làm quấn mạng nhện xung quanh con nhện. Đôi khi mạng nhện bị rách và con nhện bị treo trên không trung. Điều thú vị là ở chỗ mạng nhện là sáng tạo riêng của con nhện - nó tới từ bụng nhện - và nó cũng có thể làm nhện mắc bẫy. Đôi khi nhện cũng bị mắc bẫy trong cái mạng nhện của chính mình đến mức nó không thể nào thoát ra khỏi mạng được; cùng cái mạng nhện đó đã là cuộc sống của nó một ngày nào đó có thể trở thành cái chết của nó.
Maya nghĩa là khả năng của tâm trí con người thêu dệt lên thế giới mơ xung quanh bản thân mình. Mơ này có nhiều thích thú trong đó, bằng không thì con người đã không tạo ra nó; nó cũng có nhiều hạnh phúc trong đó, bằng không thì tại sao con người lại tạo ra nó? Mơ này cũng chứa nhiều đau khổ trong nó, bằng không thì sao một Phật hay một Mahavira lại định thoát ra khỏi nó? Thích thú của mơ này chỉ kéo dài chừng nào chúng ta còn đang mơ nó.
Và điều rất thú vị là đối tượng mà quanh người đó mơ này được tạo ra lại trở thành lí do cho sự tan nát mơ - bởi vì, trong thực tế, con người này không tương ứng gì với mơ của chúng ta cả; người đó có sự tồn tại riêng của mình, mơ riêng của mình. Bạn gặp một người - rất đáng yêu, rất đẹp, duyên dáng - và bạn phóng chiếu mơ của mình lên người đó. Không nhất thiết là người đó cũng phóng chiếu mơ của mình lên bạn. Đây là chỗ những người yêu bị trục trặc.
Những người yêu tới tôi và một trong họ hỏi, “Tôi yêu anh ấy nhiều thế mà sao anh ấy lại không yêu tôi?” Anh ấy không phải yêu, anh ấy có tự do để bịa ra mơ riêng của mình. Anh ấy có thể làm bạn thành cái móc để treo mơ của mình lên hay anh ấy có thể không làm - anh ấy có thể đã chọn cái móc khác nào đó. Điều đó không thể bị ép buộc lên anh ấy được. Anh ấy đang dệt mạng nhện của mình từ cái giá đỡ riêng của mình, cái móc riêng của anh ấy, và bạn đang dệt mạng nhện của mình lên anh ấy. Trục trặc nhất định nảy sinh một ngày nào đó: vào một lúc nào đó cái mạng nhện của bạn sẽ làm cho anh ấy cảm thấy giống như tù túng và vào lúc khác cái mạng nhện của anh ấy, được dệt quanh ai đó khác, sẽ là nỗi đau cho bạn. Cho dù chúng ta giả thiết rằng hai người dệt các cái mạng nhện của mình quanh lẫn nhau, thế nữa, đấu tranh vẫn là không tránh khỏi bởi vì từng người đều đang dệt mạng nhện của riêng mình. Đau đớn là không tránh khỏi, con đường của họ xung đột, những mong đợi tan tành và mơ bị phá vỡ. Từng người đều có kế hoạch riêng của mình để thêu dệt mơ bên trong của mình.
Hiểu điều đó như thế này: nếu hai người đang chiếu hai bộ phim khác nhau từ hai máy chiếu cùng một lúc lên cùng một màn ảnh - hai bộ phim trên một màn ảnh - trục trặc nhất định nảy sinh. Mọi thứ sẽ chèn lấp và chẳng cái gì rõ ràng cả. Nhưng ở đây không chỉ có hai phim đang chiếu trên màn hình, mà có lẽ đến mười, mười lăm hay hai mươi người đang chiếu phim của mình lên cùng một màn ảnh. Điều đó tạo ra lẫn lộn, chẳng cái gì được đạt tới, và tất cả đều là nỗi buồn và khổ. Mọi mơ đều tan tành. Đến cuối cuộc đời mình kho báu duy nhất mà con người còn giữ lại trong tay mình là vỡ mộng; chỉ tro tàn của những mơ đã tan nát và mạng nhện vướng vào.
Tâm trí có khả năng kép: một là phóng chiếu, lan toả một ý tưởng, một cảm giác, một bịa đặt, và khả năng kia là trở nên bị thôi miên bởi phóng chiếu của riêng mình - một trạng thái tự thôi miên, bị bắt giữ trong bịa đặt của riêng mình. Trước hết chúng ta đặt cái đẹp vào một khuôn mặt, trước hết chúng ta nói, “Em đẹp lắm” - nhưng bản thân chúng ta lại đang tạo ra cái đẹp và thế rồi chúng ta bị mê hoặc bởi nó! Đây là phần kia, tự thôi miên.
Cho tới ngày nay, không định nghĩa nào về cái đẹp đã được tìm thấy và sẽ không bao giờ tìm được bởi vì nó là phóng chiếu cá nhân, nó không phải là sự kiện thực. Đó là lí do tại sao khi thời gian thay đổi, kiểu cách cũng thay đổi và tiêu chí về cái đẹp thay đổi. Đôi khi mũi tẹt lại đẹp, đôi khi mũi lõ lại đẹp; đôi khi khuôn mặt trắng là đẹp, đôi khi khuôn mặt ngăm đen là đẹp.
Chúng ta quan niệm về Rama và Krishna có da sẫm; mầu sẫm là đẹp nhất trong những ngày đó. Chúng ta không biết liệu họ sẫm hay trắng, nhưng mầu sẫm đã được ngưỡng mộ trong những ngày đó; vào thời đó, mầu sẫm được coi là đẹp. Đó là lí do tại sao chúng ta không quan niệm về Krishna có da sáng mầu - ngay cả cái tên Krishna hay Shyam cả hai cũng đều đồng nghĩa với mầu đen.
Ngày nay chúng ta không quan niệm về mầu đen là đẹp, bởi vì trong một trăm năm qua, một trăm năm mươi năm qua, mầu trắng đã trở nên chi phối. Cho nên khi chúng ta nói rằng mầu đen là đẹp, điều đó tạo ra hoài nghi - mặc dầu điều này sẽ không kéo dài lâu, bởi vì cái đẹp Mĩ đang làm nỗ lực lớn để có được mầu sẫm, nằm trên bãi biển với hi vọng rằng ánh mặt trời có thể làm cho họ sẫm lại. Trắng - quá nhiều trắng - tạo ra chán, và trắng dường như nông cạn. Khi dòng sông sâu, nó trở thành sẫm; dòng sông nông trông trắng, có nhiều bọt trắng trên bề mặt. Mẫu sẫm dường như có chút ít chiều sâu hơn. Ngay cả bề mặt của dòng sông cũng biểu lộ thực tại của nó - nếu nó sẫm thì nó sâu, nếu nó sáng thì nó nông. Nhưng ý tưởng này thay đổi với thời gian thay đổi; đôi khi trắng dường như thực sự đáng yêu, thế rồi chúng ta phát chán với nó và sẫm trở thành đẹp.
Có những bộ lạc thích phụ nữ của mình để đầu trọc. Chúng ta cạo trọc đầu của các sannyasins để cho họ trông không hấp dẫn, không có lí do nào khác. Một sannyasin không nên trông đẹp bởi vì người đó đang rời bỏ thế giới của ham muốn và cái đẹp. Nhưng có những bộ lạc, người nguyên thuỷ châu Phi, cạo đầu phụ nữ - nhưng không cạo đầu đàn ông, bởi vì đàn ông có thể làm việc không cần đẹp. Họ cạo đầu phụ nữ bởi vì cái đầu trọc trông đẹp với họ. Có lẽ ý tưởng của họ là có nghĩa bởi vì họ nói, "Chừng nào đầu còn chưa được cạo đi, những đường cong chi li trên sọ là không thấy được bởi vì đầu bị tóc bao phủ. Cái sọ xấu có thể bị che khuất. Nhưng khi cái đầu hoàn toàn cạo sạch thì người ta có thể biết hình dạng thực và những tỉ lệ; bằng không thì người ta có thể bị lừa dối.”
Đẹp là gì? - chính chúng ta là người phóng chiếu nó. Chúng ta phóng chiếu những quan niệm của mình; thế thì nó trông đẹp với chúng ta và chúng ta bị quyến rũ bởi nó. Bạn đã bao giờ bị mê hoặc bởi chính mình khi đứng trước gương không? Thế thì bạn sẽ hiểu điều tôi đang nói.
Có một câu chuyện Hi Lạp về Narcissus, người nhìn vào chính mình trong nước hồ và trở nên bị mê hoặc - người đó đi yêu chính mình. Thế là người đó gặp rắc rối lớn bởi vì rất khó tìm bản thân mình. Làm sao làm điều đó được? Anh ta nhìn mọi nơi nhưng anh ta không thể nào tìm ra được khuôn mặt mà mình đã yêu.
Freud đã gọi những người đi yêu mình là narcissists - người tự yêu mình. Phần lớn chúng ta đều rất gần với người tự yêu mình - chúng ta cũng giống như Narcissus. Chúng ta yêu chính bản thân mình, mặc dầu chúng ta có thể không nói ra điều đó. Một người như Byron yêu hàng trăm phụ nữ. Ông ấy có thể đã không thừa nhận điều đó, nhưng các nhà tâm lí nói rằng lí do ông ấy yêu nhiều phụ nữ thế là ở chỗ mọi lúc phụ nữ bảo ông ấy rằng ông ấy rất đẹp trai... cho nên đấy chỉ là để đoan chắc lại, đấy chỉ là để tự hâm mộ mình. Việc tìm kiếm này không là gì ngoài việc tìm kiếm để yêu cái ta riêng của mình; hàng nghìn phụ nữ phải nói rằng bạn rất đáng yêu... Ông ấy chỉ yêu mỗi mình ông ấy; nhưng khi hàng nghìn phụ nữ nói điều đó, niềm tin của người ta vào nó thành sâu đậm hơn.
Khi chúng ta yêu ai đó, chúng ta đang yêu những quan niệm riêng của mình, tưởng tượng riêng của mình về cái đẹp, cảm giác riêng của mình, lí tưởng riêng của mình - chúng ta bị bao quanh bởi chính mình, mọi người trong chúng ta đều là một Narcissus. Nhưng tất cả những phóng chiếu này đều dường như thật đến mức nó tất cả đều dường như đúng.
Nếu mạng nhện rách về một phía, nhện sẽ lại bắt đầu dệt từ chỗ đỡ khác. Chúng ta cũng làm cùng điều này. Nếu mơ của chúng ta bị tan nát bởi người này, chúng ta bắt lấy người khác như cái giá đỡ và lại bắt đầu dệt cái mạng nhện của mình. Mơ này bị tan tành và ngay lập tức chúng ta bắt đầu mơ khác, nhưng chúng ta chưa bao giờ trở nên nhận biết về sự kiện rằng điều chúng ta đang làm chẳng có gì liên quan với thực tại cả.
Chắc chắn nó không hoàn toàn giả, bằng không thì chúng ta đã chẳng xoay xở với nó; nó cũng không hoàn toàn thực, bằng không thì chúng ta đã chẳng đau khổ. Nó là ở giữa - nó là giả, nhưng nó có vẻ giống như nó là thật. Đây là điều được ngụ ý bởi maya:
Cái không có bắt đầu nhưng lại kết thúc...
... Cái không bao giờ bắt đầu, vậy mà đi tới kết thúc. Kí ức không nhớ được khi nào maya bắt đầu. Kí ức không nhớ được khi nào chúng ta rơi vào cái mạng nhện này. Không có cách nào để biết khi nào chúng ta rơi vào trong bóng tối này; nó là vô thuỷ. Nhưng kết thúc là có thể.
Khi ai đó hỏi Phật làm sao buồn đi vào trong sự tồn tại, ông ấy đáp, “Đừng lo nghĩ về điều đó. Hỏi làm sao nó có thể được kết thúc. Đừng hỏi về cái bắt đầu, ông nên hỏi về cách kết thúc nó - và ta biết cách kết thúc nó.”
Phật còn nói thêm, “Một người trúng tên ngã xuống đất, mũi tên cắm vào ngực anh ta. Ta tới anh ta để rút mũi tên ra, nhưng người này lại nói, ‘Trước hết nói cho tôi ai bắn mũi tên? Tại sao người đó lại làm điều đó? Khi nào người đó bắn mũi tên? Nó có thuốc độc hay không? Đây có phải là nghiệp quá khứ của tôi không?’
“Ta sẽ bảo anh ta, ‘Đừng hỏi những câu hỏi này. Ta có thể nói cho anh kĩ thuật lấy mũi tên ra và cách chấm dứt cái đau của anh.’”
Maya là vô thuỷ. Điều rất giá trị là các nhà tiên tri Ấn Độ đã dũng cảm thế trong việc chấp nhận các sự kiện. Rất ít luồng tư tưởng có khả năng chấp nhận rằng cái gì đó tồn tại mà vô thuỷ. Tâm trí nói rằng phải có cái bắt đầu, rằng ở đâu đó, lúc nào đó, phải có sự bắt đầu.
Đó là lí do tại sao người Ki tô giáo đã nói rằng thế giới này đã đi vào sự tồn tại từ bốn nghìn lẻ bốn năm trước Jesus. Họ thậm chí còn ấn định cả ngày tháng. Thế rồi họ thấy mình bị rắc rối vì các nhà khoa học đã thấy rằng trái đất rất già - bốn tỉ năm. Nhưng con người sống trong mơ và logic riêng của mình.
Người Ki tô giáo đã gặp khó khăn khi người ta phát hiện ra những hoá thạch mà ngày tháng lùi lại hàng triệu năm, và khi các nhà khoa học tìm thấy kim loại và đá hàng tỉ năm. Nhưng người Ki tô giáo đang nói nó mới bắt đầu bốn nghìn lẻ bốn năm trước Jesus, có nghĩa là chỉ mới sáu nghìn năm trước. Điều đó trở thành vấn đề, bởi vì các nền văn minh đã được phát hiện ở cực đỉnh của họ quãng bẩy nghìn năm trước. Có những tham chiếu tới mười nghìn năm. Rigveda nói tới hình thế các sao và hành tinh có ngày tháng lùi ngược tới chín mươi nhăm nghìn năm. Phải làm gì với tất cả những điều này?
Cho nên bây giờ con người đã tạo ra giả-logic: Người Ki tô giáo đã bắt đầu nói rằng mặc dầu Thượng đế đã tạo ra thế giới này từ bốn nghìn năm trước, đấy chỉ là để thử thách niềm tin của con người mà ngài đã để mọi thứ nằm đấy hàng triệu năm. Ngài đã tạo ra những cái xương đó - bởi vì không cái gì là không thể được đối với ngài. Nếu ngài đã có thể tạo ra cả trái đất này, chẳng lẽ ngài không thể tạo ra được một mảnh xương hàng triệu năm sao, cái có thể dường như là hàng triệu năm sao? Ngài đã để những bộ xương đó ở đó để cho niềm tin và sự tin cậy của con người có thể được thử thách.
Điều đó chỉ có thể là việc thử thách niềm tin khi tất cả mọi lí do cho việc không tin đều hiện diện và, mặc cho những lí do này, họ có thể cứ chấp nhận cái ý tưởng về việc sáng tạo chỉ mới bốn nghìn lẻ bốn năm trước Jesus. Đây là việc hợp lí hoá, chúng ta cố gắng hợp lí hoá ảo tưởng của mình bằng logic.
Những nhà tiên tri Ấn Độ này đang theo một con đường dũng cảm, họ chấp nhận các sự kiện. Người trí huệ nói rằng thế giới này không có bắt đầu. Về cơ bản, Ấn Độ là dân tộc duy nhất trên trái đất chấp nhận hiện tượng vô thuỷ. Không ai khác có thể chấp nhận nó: bằng cách này cách khác phải có sự bắt đầu, cho dù điều đó có thể không được biết với chúng ta - bởi vì làm sao có thể không có bắt đầu chút nào mà lại vẫn tồn tại? Nhưng đây là một kiểu logic rất hời hợt. Chân lí là ở chỗ nếu cái gì đó được bắt đầu, phải có cái gì đó trước đó, bằng không thì làm sao nó có thể bắt đầu được? Ngay cả cái bắt đầu cũng cần cái gì đó tồn tại trước nó để bắt đầu.
Cho nên các nhà tiên tri Ấn Độ này nói rằng ngay cả với cái bắt đầu, cái gì đó phải đã hiện diện rồi. Đây là lí do tại sao bất kì khái niệm nào về cái bắt đầu đều vô nghĩa. Chúng ta có thể quan niệm về cái bắt đầu vào bất kì lúc nào, vào bất kì ngày tháng nào - hàng triệu hay hàng tỉ năm trước - nhưng bất kì khi nào nó bắt đầu, nó lại không thể là cái bắt đầu được vì điều bản chất phải có cái gì đó đã tồn tại trước để cho nó bắt đầu. Đó là lí do tại sao chúng ta lại chấp nhận rằng sự tồn tại này là vô thuỷ. Khái niệm về cái bắt đầu gây ra hồi qui vô hạn; nó không có nghĩa và trở thành giống như trò chơi trẻ con. Chẳng hạn, chúng ta nói A sinh ra từ B, và B được sinh ra từ C, và C được sinh ra từ D - nhưng nếu cái gì đó cần tồn tại để cho sự sinh thành ra cái tiếp, tới một điểm mà chúng ta phải chấp nhận rằng toàn bộ dây chuyền này là vô thuỷ. Bằng không thì chúng ta cứ đi lùi lại phát minh ra những từ mới, và tất cả những từ đó sẽ không giải quyết được vấn đề - mặc dầu chúng dường như trả lời cho nó. Nhưng cấu hỏi sẽ vẫn còn đó như trước; nó chỉ dường như là logic thôi.
Chẳng hạn, người ta có thể hỏi, “Trái đất đứng trên cái gì?” Và chúng ta có thể đáp rằng nó dựa trên lưng voi và con voi đó đứng trên con rùa. Nhưng điều chỉ có vẻ giống logic, bởi vì nếu bạn phải dừng ở đâu đó thì sao không dừng với bản thân trái đất? Trái đất không đứng trên cái gì cả. Nếu chúng ta phải nói rằng nó là vô thuỷ, rằng nó chưa bao giờ bắt đầu, sao lại đi xa thế trên cuộc hành trình ngu xuẩn này? Chấp nhận chân lí đơn giản rằng cái gì đó là vô thuỷ, rằng nó chưa bao giờ bắt đầu.
Nhưng một điều rất đặc biệt về nó là ở chỗ cái gì đó vô thuỷ lại có thể có kết thúc. Bây giờ điều đó thậm chí còn trở nên khó hơn cho logic, bởi vì cái vô thuỷ phải không có kết thúc - đây là suy diễn đơn giản. Làm sao cái gậy không có chỗ bắt đầu lại có chỗ kết thúc khác? Hoặc cả hai đầu tồn tại hoặc không có đầu nào. Đấy là suy luận đơn giản - rất rõ ràng. Thậm chí các nhà toán học cũng sẽ nói điều đó là sai. Nếu nó có bắt đầu thì nó phải có kết thúc - vậy có hai đầu. Nhưng bạn nói rằng chỉ có một đầu - cái cuối cùng - và rằng không có điểm bắt đầu. Điều này không thể xảy ra được.
Chúng ta cũng nghĩ theo cùng cách này. Tôi sẽ nêu cho bạn một ví dụ để hiểu điều này. Trong một trăm năm qua điều chúng ta gọi là logic Aristote, logic tuyến tính đã thất bại. Một truyền thống lâu dài hai nghìn năm của kiểu logic này không còn hợp lệ nữa, nó đã thất bại bởi khoa học. Cú đánh lớn nhất là từ phát hiện ra nguyên tử, bởi vì ngay khi các nhà vật lí nhìn vào nguyên tử thì một hiện tượng duy nhất đi tới được biết đến mà không logic nào có thể hiểu thấu. Và hiện tượng này đã là ở chỗ khi nguyên tử nổ, các hạt cơ bản của nó - điện tử - dường như vừa cả hạt và sóng, đồng thời. Theo logic thì điều này là không thể có được, điều đó là không thể được. Aristotle đã nói rằng điều này là vô nghĩa, nó hoặc là hạt hoặc là sóng. Làm sao một vật lại vừa có thể là hạt và sóng đồng thời được? Sóng có nghĩa là cái không phải là hạt, còn hạt nghĩa là cái không chuyển động, bất động và không gợn sóng. Sóng có thể chứa hạt trong nó, nhưng hạt không thể chứa sóng trong nó được - một sự kiện rất đơn giản.
Nhưng một khó khăn lớn nảy sinh. Ngay cả các nhà vật lí cũng gặp rắc rối, bởi vì toàn bộ suy nghĩ phương Tây đã chấp nhận Aristotle như cơ sở của nó. Trong hai nghìn năm nó chưa bao giờ thất bại, Aristotle bao giờ cũng đúng; đó là lí do tại sao ông ấy đã được gọi là 'cha của logic'. Nhưng hiện tượng này về sóng và hạt, những điện tử này đã đẩy Aristotle vào khó khăn.
Bây giờ chỉ có hai khả năng: hoặc là theo Aristotle và nói rằng điều đó không thể xảy ra được, cho dù nó đang xảy ra - rằng hạt có thể đồng thời là sóng - phủ nhận nó và nhắm mắt lại... Nhưng làm sao các nhà khoa học lại có thể nhắm mắt lại được? Điều đó đã xảy ra! Hoặc nếu không chỉ còn lại mỗi cách là quên Aristotle đi. Việc theo ông ấy đã là điều phải cho tới giờ, bởi vì không khái niệm mâu thuẫn nào đã được lưu ý mà lại bác bẻ ông ta. Bây giờ sự kiện này đã phủ nhận logic của ông ấy. Chúng ta định tin vào cái nào - logic hay sự kiện? Nếu chúng ta đã tin chỉ vào logic, toàn bộ tiến triển của khoa học đã bị dừng lại.
Các nhà khoa học thu lấy can đảm và đồng ý cải tiến logic của Aristotle bởi vì không có cách nào để thay đổi chân lí. Bây giờ phải làm gì? Bởi vì hạt đồng thời là sóng, nên một từ mới - lượng tử, một hạt-sóng - từ chưa bao giờ có trước đây, đã được thai nghiệm ra. Tiếng Hindu đã không có thuật ngữ như vậy, đây là lí do tại sao chúng ta phải nói 'hạt-sóng'. Tiếng Anh đã tạo ra một từ mới - quantum lượng tử: nó có nghĩa là cùng một thứ là cả hai, đồng thời. Cho nên logic của Aristote bị mang tai tiếng.
Các hiền nhân của Ấn Độ, trong việc tìm kiếm tâm linh của mình, cũng đạt tới những không gian nơi sự kiện đánh bại logic. Sự kiện này là một trong những ví dụ như vậy. Các nhà tiên tri Ấn Độ chấp nhận rằng logic là đúng, rằng cái gì đó không có bắt đầu không thể có kết thúc, nhưng chúng ta đã thấy nó kết thúc và chúng ta bất lực! Chúng ta đã kinh nghiệm ở bên trong mình rằng maya tới chỗ kết thúc và nó không có bắt đầu. Bây giờ phải làm gì? Khó khăn của chúng ta trong cõi kinh nghiệm bên trong cũng giống như khó khăn của phương Tây trong việc tôn trọng cơ chế lượng tử. Chúng ta cũng biết logic mà chúng ta đã phát triển lâu từ trước Aristotle. Logic Aristote đã phát triển qua hai mươi nhăm thế kỉ, trong khi trường phái logic phương Đông đã tồn tại ít nhất bẩy nghìn năm. Chúng ta cũng biết rằng đây là qui tắc của logic; chúng ta biết hoàn toàn rõ, nhưng phải làm gì đây? Phải làm gì nếu sự kiện không thuận theo logic? Chúng ta nhất định chấp nhận sự kiện phi logic. Sự kiện này ở ngoài logic.
Maya không có bắt đầu; tìm và tìm chúng ta đã thấy rằng dù cái gì chúng ta có thể gọi là bắt đầu cũng chẳng thành vấn đề, nó thực sự không thể là cái bắt đầu, vì để cái gì đó bắt đầu, cái gì đó phải tồn tại trước nó - và lần nữa việc tìm cái bắt đầu khác lại bắt đầu. Nhưng khi chúng ta đi sâu vào bên trong, một khoảnh khắc tới khi toàn bộ sự dính líu của các phóng chiếu của chúng ta bị tan tành và chúng ta thoát ra khỏi maya. Maya không có bắt đầu, nhưng nó kết thúc; điều này chúng ta biết như một sự kiện qua kinh nghiệm của mình. Đó là lí do tại sao Upanishads không phải là tuyên bố logic, chúng là kết luận của quan sát bên trong của chúng ta. Bất kì khi nào một sự kiện là sâu sắc, logic phải bị vứt bỏ, không có cách khác.
Tâm lí học phương Tây bây giờ đã phát hiện ra sự kiện nơi logic thông thường phải thay đổi. Tôi vừa nói về vật lí... bây giờ với Jung, tâm lí học phương Tây cũng đã đi tới một khái niệm mới. Chúng ta bao giờ cũng nghĩ rằng nam là nam và nữ là nữ, nhưng Jung đã phát hiện ra rằng mọi đàn ông đều có đàn bà bên trong và mọi đàn bà đều có đàn ông bên trong, chỉ tỉ lệ là khác nhau. Chúng ta gọi là đàn ông những người có sáu mươi phần trăm đàn ông và bốn mươi phần trăm đàn bà, và là đàn bà những người có sáu mươi phần trăm đàn bà và bốn mươi phần trăm đàn ông. Khác biệt chỉ về lượng - không có khác biệt rõ rệt - cho nên trong mọi đàn ông đều có đàn bà, và trong mọi đàn bà đều có đàn ông.
Cho nên Jung nói: “Chúng ta nên nói rằng khái niệm cũ - rằng đàn ông là đàn ông và đàn bà là đàn bà - đã tỏ ra sai. Gọi đàn bà mang tính đàn ông, hay gọi đàn ông mang tính đàn bà đều là vô nghĩa. Con người là lưỡng dục. Phân chia giới tính cũ lạc hậu rồi.”
Và Jung đã đẩy chúng ta vào khó khăn hơn. Ông ấy nói: “Khi tôi đi sâu vào kinh nghiệm của mình, tôi đã thấy rằng tỉ lệ này là không chắc chắn, nó thay đổi nhiều lần trong ngày. Một người có lẽ nhiều tính đàn bà hơn vào buổi sáng và nhiều tính đàn ông hơn vào buổi tối. Cũng có thể là bạn hành xử như đàn ông hôm nay và ngày mai bạn hành xử như đàn bà.”
Bạn đã bao giờ chú ý tới điều này chưa? Tôi biết một người đàn ông, một đàn ông rất dũng cảm, bạo dạn: vậy mà khi nhà anh ta bốc cháy thì anh ta bắt đầu khóc, đấm ngực và dứt tóc mình, còn hơn cả đàn bà đã làm. Khi tôi thấy anh ta khóc tôi không thể nào tin được rằng anh ta là cùng con người đó. Anh ta đã hành xử hệt như đàn bà. Nếu chúng ta theo logic cũ thì chúng ta sẽ nói rằng điều này biểu lộ sự yếu đuối của anh ấy, cái vô ý thức của anh ấy. Nhưng tâm lí học hiện đại sẽ nói rằng đấy không phải là yếu đuối, đấy chỉ là tỉ lệ đã thay đổi và người đàn bà bên trong của anh ta đã trở thành thống trị.
Đôi khi chúng ta đã thấy đàn bà đánh nhau và vật lộn như đàn ông. Đôi khi một Nữ hoàng của Jhansi, Joan-of-Arc của Ấn Độ, hành xử như đàn ông, thế thì chúng ta gọi bà ấy là mang nam tính, tin rằng bà ấy là một người đàn bà đặc biệt. Không phải vậy đâu, điều đó có thể biểu lộ trong bất kì đàn bà nào.
Và nhiều lần chuyện xảy ra là khi nam tính của đàn bà biểu lộ thì cô ấy còn mang nam tính nhiều hơn đàn ông, bởi vì nam tính của cô ấy là tươi tắn và hoang sơ. Nó đã ngủ và vẫn còn không được dùng tới, giống như đất vẫn còn chưa được trồng cấy hàng trăm năm và do vậy rất mầu mỡ; nếu hạt mầm được gieo trong nó thì sản lượng sẽ rất lớn, cánh đồng bao quanh cho sản lượng cao vì bao nhiêu năm trông khô cằn. Vậy, khi người đàn bà mang nam tính, người đàn ông ẩn kín của cô ấy, nam tính ngủ của cô ấy, là rất tươi tắn và mạnh mẽ bởi vì nó vẫn còn chưa được biểu lộ - do đó có bùng nổ. Và khi một đàn ông mang nữ tính, sự dịu dàng của anh ấy vượt quá ngay cả sự dịu dàng của đàn bà; anh ấy còn nữ tính hơn bất kì đàn bà nào.
Với tâm lí mới, suy nghĩ tuyến tính và logic thất bại. Logic nói rằng đàn bà là đàn bà và đàn ông là đàn ông; đàn ông không phải là đàn bà và đàn bà không phải là đàn ông, nhưng sự kiện là ở chỗ cả hai là cả hai. Đã đến lúc phải bỏ các khái niệm cũ.
Jung nói rằng sự hấp dẫn là do điều này, bằng không thì sẽ không có sự hấp dẫn nào. Một hiện tượng duy nhất đã được lưu ý tới, rằng đàn ông tìm đàn bà giống với người đàn bà bên trong mình. Chỉ thế thì tình yêu mới xảy ra, bằng không nó không xảy ra.
Và đó là lí do tại sao sự việc lại xảy ra là bạn có thể yêu một người đàn bà hay một người đàn ông, và thế rồi ngày mai tình yêu đó ra đi. Thế rồi bạn giận dữ, nói rằng có lẽ người đàn ông này hay người đàn bà này là không đúng. Nhưng lí do lại chỉ là ở chỗ mối quan hệ với người đàn bà bên trong hay người đàn ông bên trong đã bị mất. Bạn đã làm ra hình ảnh người nam hay người nữ bên trong mà bạn đi tìm kiếm, và khi bạn đang trong quan hệ với hình ảnh đó, bạn gọi nó là tình yêu.
Tình yêu không là gì ngoài mối quan hệ với ai đó hài hoà với hình ảnh bên trong của bạn. Nhưng mọi người đều cứ thay đổi, đó là lí do tại sao mối quan hệ hôm nay có thể không còn tác dụng vào ngày mai. Nó có đó vào buổi sáng và có thể đi mất vào buổi tối.
Những người trí huệ của Ấn Độ đã kinh nghiệm cái không có bắt đầu nhưng có kết thúc, và cái không có kết thúc nhưng có bắt đầu.
Bây giờ tôi sẽ nói cho các bạn về phần thứ hai: maya không có bắt đầu, chứng ngộ có bắt đầu nhưng không có kết thúc.
Chứng ngộ, moksha, nghĩa là tự do với maya. Nó có bắt đầu - bởi vì một ngày nào đó bạn vượt lên trên maya – nhưng nó chưa bao giờ kết thúc cả. Mahavira đã trở nên chứng ngộ, và bây giờ việc chứng ngộ này không có kết thúc.
Những nhà tiên tri Ấn Độ có thể thấu hiểu rằng maya là trạng thái không có bắt đầu vậy mà có kết thúc: chứng ngộ là trạng thái khác có bắt đầu nhưng không có kết thúc. Nếu chúng ta đặt cả hai điều này lại cùng nhau thì vòng tròn đầy đủ. Cái vô thuỷ trong maya, là vô chung trong chứng ngộ. Cái là bắt đầu của chứng ngộ, là cái kết thúc của maya. Cái kết thúc của maya, là cái bắt đầu của chứng ngộ. Vòng tròn đầy đủ.
Vòng tròn này là kinh nghiệm tâm linh, nó không phải là logic. Nếu người ta muốn có kinh nghiệm này qua logic, điều đó cũng giống như cố gắng bước đi bằng chân và tay bị cột lại với nhau. Nếu vậy bạn không thể nào bước được, điều đó không có nghĩa là hiện tượng bước là giả, nó chỉ có nghĩa là bạn bị cột chặt vào logic riêng của mình.
Cái không có bắt đầu nhưng lại kết thúc,
cái hiện diện bình đẳng trong cả cái được thấy và được không thấy,
Cái không thực, không giả, không thực-giả,
và cái bản thân nó dường như thuần khiết nhất, hoàn thiện nhất-
năng lượng đó được gọi là maya, ảo tưởng.
Nó dường như là không khiếm khuyết bởi vì trong khi nó được thấy thì nó xuất hiện, như mơ, rất thực và thật sự. Khi nó biến mất, không phải là nó được thấy với khiếm khuyết, nó chỉ biến mất. Khi nó được thấy, nó xuất hiện như thực tại rắn chắc, khi nó không được thấy, nó hoàn toàn không thực. Sự tồn tại này của maya giữa hai trạng thái này đã được gọi là sansara, thế giới này.
Nó không thể được mô tả theo bất kì cách nào khác.
Không gì nhiều hơn có thể được nói về nó. Để biết nhiều hơn người ta phải kinh nghiệm nó. Nói đã đủ rồi và không gì thêm nữa được cần tới. Nhiều hơn điều này là không thể được. Lời kinh này là đầy đủ. Nếu người ta muốn biết nhiều hơn, người ta phải biết qua việc kinh nghiệm.
ảo tưởng là dốt nát,
nó không có nghĩa và là giả.
Nhưng với người si mê,
ảo tưởng là thật trong ba trạng thái thời gian:
quá khứ, hiện tại và tương lai.
Do đó bản chất thực của nó không thể được truyền đạt
chỉ bởi nói, “Nó là thế....”
Có ba điều ở đây: dốt nát - chúng ta không biết và đó là lí do tại sao ảo tưởng lại xuất hiện; dốt nát của chúng ta là cơ sở cho nó.
Khi dây thừng dường như là con rắn, cơ sở cho nó là gì? Việc nhận diện đúng về dây thừng bị thiếu, do đó nó có vẻ như là con rắn. Giá mà chúng ta lại gần nó hơn, thắp ngọn đèn và nhìn vào nó, rắn đã biến mất; con rắn tồn tại bởi vì việc không biết của chúng ta, không phải bởi vì dây thừng.
Cố hiểu điều đó cho đúng. Con rắn tồn tại bởi vì sự dốt nát của chúng ta, không phải bởi vì cái dây thừng; cái dây thừng vẫn là cái dây thừng cho dù sau khi nhận ra nó. Nó đã là dây thừng trước khi chúng ta nhận ra nó. Nhưng thế rồi một khoảnh khắc tới khi chúng ta thấy một ảo tưởng trong bóng tối, chúng ta đã thấy nó từ khoảng cách xa và chúng ta bỏ chạy. Trong bóng tối và không có rắn; con rắn mà chúng ta thấy đó đã tới từ đâu? Nó tới từ cái không biết của chúng ta và từ kí ức của chúng ta. Trong quá khứ chúng ta đã thấy rắn và cái dây thừng lại giống rắn - dây thừng giống như rắn bởi vì trời tối, và chúng ta bỏ chạy. Nỗi sợ làm việc, kí ức làm việc - kí ức cũ về rắn đã phóng chiếu lên màn ảnh, cùng với bóng tối, làm việc. Chúng ta đã không tới đủ gần; dốt nát đã làm việc và dây thừng trở thành rắn.
Đôi khi điều đối lập cũng xảy ra, đôi khi con rắn lại trở thành dây thừng. Chuyện đã xảy ra cho Tulsidas. Anh ta bí mật tới gặp vợ, nhưng anh ta không thể nào vào được bằng cửa trước bởi vì chưa tới một ngày từ khi vợ anh ta về nhà mẹ mình ở, và anh ta lại nhút nhát đến mức anh ta không thể đi tới qua cửa trước cho nên anh ta trèo lên phía sau ngôi nhà. Lúc đó là đêm mưa và rắn đang treo rũ xuống. Anh ta cứ tưởng đó là cái dây thừng và tóm lấy nó và trèo lên. Điều này cũng xảy ra: nếu dây thừng có thể trông giống rắn, sao rắn lại không thể trông giống dây thừng được?
Lí do cho điều này cũng nằm ở kí ức - rằng nó trông giống dây thừng. Anh ta đã trong vội vã tới mức anh ta không có thời gian để nhìn xem nó là cái gì. Anh ta sợ ai đó có thể thấy mình, có thể bắt mình. Không có cơ hội nào để điều tra nó, để kiểm tra nó, bằng không thì anh ta đã đi qua cửa trước rồi. Không có cách nào để đem đèn theo mình vì kẻ trộm không mang đèn. Một sự cuồng dại sâu sắc, một ham muốn sâu sắc để ở cùng với vợ... cho nên rắn trở thành dây thừng. Rắn vẫn là rắn - cơ sở vẫn là sự dốt nát.
... nó không có nghĩa và là giả.
Bởi vì cái đang đó, lại không có mấy ý nghĩa và tầm thường thế, bản thân bạn làm cho nó thành lớn. Bạn đem ý nghĩa cho mơ của mình và làm cho nó thành rất quan trọng. Đó là lí do tại sao khi mơ của bạn tan nát, người mà mơ của bạn đã phóng chiếu lên mất đi mọi vẻ duyên dáng của họ và trở thành đáng chán. Con người thì vẫn thế, chỉ có điều là bây giờ bạn đã vứt bỏ mơ của mình.
Mọi thứ quanh chúng ta đều nhỏ bé và tầm thường, mọi thứ bạn phóng chiếu ảo tưởng của mình lên đều tầm thường. Nó cũng giống như màn ảnh phim: chẳng có gì cho nó cả, chỉ màn ảnh trắng trống trơn, nhưng thế rồi bạn chiếu biết bao nhiêu hình ảnh lên nó và thế rồi lấy niềm vui lớn trong chúng - bạn gần như phát cuồng về những hình ảnh! Những phim này chỉ là trò chơi của ánh sáng và bóng tối, chỉ là các hình mẫu của ánh sáng và không gì khác, nhưng bạn lại phát rồ lên về chúng.
Bây giờ có phim lập thể. Khi phim lập thể lần đầu tiên được sản xuất, chúng trông hoàn toàn như thật. Cho nên khi phim lập thể lần đầu tiên được chiếu ở London, và một người cưỡi ngựa phi nhanh tới và ném giáo ra, mọi người trong rạp đều cúi đầu né tránh cái giáo bởi vì nó trông thật thế. Chiếc giáo có bề dài, bề rộng và bề sâu, và khi nó được ném ra thì dường như là đang lao về phía khán giả. Không có thời gian để nhớ rằng họ đang ngồi trong rạp chiếu phim. Họ cúi đầu, bởi vì dường như là không có khác biệt gì giữa cái giáo thật và cái giáo này trong phim. Và cái gì xảy ra? - chẳng cái gì cả, chỉ là trò chơi của ánh sáng và bóng. Nhưng ảo tưởng là có thể ...
...và là giả.
‘Giả’ nghĩa là cái không có đó, cái không tồn tại, nhưng thực sự dường như tồn tại. ‘Giả’ là đồng nghĩa với maya. Chúng ta tạo ra sự kiện giả qua maya. ‘Giả’ nghĩa là sự kiện giả, còn maya là năng lượng để tạo ra những sự kiện giả này.
Nhưng với người si mê...
Người si mê không phải là kẻ ngu. Hiểu rằng si mê không có nghĩa là ngu. Ngay cả người thông minh cũng có thể si mê, người có học, vĩ đại cũng có thể si mê. Si mê không có nghĩa là ngốc, si mê có nghĩa là bị chìm ngập trong maya, bị mất đi và bị thôi miên bởi maya. Cho nên một bác học vĩ đại có thể cũng si mê - Tulsidas đã là một học giả vĩ đại, và không cái gì thiếu trong vốn học thức của ông ấy, nhưng ông ấy si mê.
Tại phương Đông có câu ngạn ngữ rằng người mẹ mất hai mươi nhăm năm nuôi lớn đứa con thông minh, và chỉ mất hai phút cho thiếu phụ trẻ làm cho anh ta thành kẻ si mê. Người mẹ phí hoài hai mươi nhăm năm để làm cho anh ta thông minh - trong học hành, trong hiểu biết - và người mẹ không nhận biết rằng một phụ nữ trẻ bình thường sẽ làm si mê anh ta trong vài phút, và thế thì mọi thông minh đều bị mất.
Si mê không có nghĩa là ngu, si mê nghĩa là ở trong trạng thái ảo tưởng. Bất kì ai cũng có thể si mê, và khi người ta si mê thì thông minh không tính tới. Ai đó có thể thông minh khoảnh khắc này và khoảnh khắp tiếp mọi thông minh của người đó có thể bay đâu mất, cứ dường như người đó đã trở nên bị ngây ngất, hay giống như người đi bộ trên phố, có ý thức, và bỗng nhiên người đó được cho viên thuốc làm cho người đó vô ý thức và người đó bắt đầu loạng choạng, nghiêng ngả.
Tất cả chúng ta bên trong đều có tiềm năng này về năng lượng maya. Khi chúng ta cho nó cơ hội, nó xoè tấm ô của nó ra và chúng ta bị bao phủ bởi nó. Việc ở dưới cái ô maya này được gọi là si mê.
Cho nên chúng ta có ba từ: một là maya - maya là năng lượng; từ khác là mithya – mithya nghĩa là cái giả hay sự kiện giả được sinh ra từ maya này; từ thứ ba làmoodhata - si mê, ảo tưởng, tâm thức bị bao phủ bởi maya.
Cho nên khi chúng ta gọi ai đó là moodh, ngu si, điều đó không có nghĩa là người đó là kẻ ngu, điều đó chỉ ngụ ý người đó đã bị tự mình làm thành ngu si. Người đó cũng có thể trở nên thông minh. Thông minh lớn là không cần để gạt bỏ ảo tưởng này. Hiểu phần thứ hai này: không nhất thiết cho một người phải rất thông minh để làm điều đó, thậm chí có thể ngay cả kẻ ngu si cũng gạt bỏ được ảo tưởng của họ - bởi vì người thông minh cũng có thể là kẻ ngu si.
Đôi khi chuyện xảy ra là một dân làng đơn giản lại đạt tới trí huệ tối thượng. Điều đó có nghĩa là người đó ở ngoài ảo tưởng, có vậy thôi. Kabir hay Nanak, Taran, Dadu hay Farid, tất cả đều là những người thất học. Mohammed và Jesus đều không là người hiểu biết theo bất kì nghĩa nào; họ không có tâm trí phức tạp, không có giáo dục. Họ là những người rất bình thường, nhưng bỗng nhiên họ đã nhảy ra khỏi ảo tưởng của mình và đạt tới trí huệ tối thượng, trở thành những người chứng ngộ tối cao.
Trí huệ tối thượng này bừng lên sau khi xoá bỏ ảo tưởng, và tri thức thông thường, học thức, tới sau khi xoá bỏ đi cái dốt nát, ngu si. Dễ dàng xoá bỏ dốt nát, nó bị xoá bỏ bởi việc tích luỹ tri thức. Việc không biết về nhiều điều được gọi là dốt nát. Một người biết về nhiều điều được gọi là học giả, nhưng học giả và kẻ dốt nát là trong cùng một loại, họ chỉ khác nhau ở phần lượng. Người dốt nát biết ít, học giả biết nhiều hơn. Khác biệt là về lượng, không về chất, bởi vì cả hai đều có thể bị si mê; vào bất kì lúc nào một trong họ cũng có thể bị si mê.
Cái đối lập của ảo tưởng được gọi là trí huệ còn cái đối lập của dốt nát được gọi là tri thức. Đó là lí do tại sao tri thức có thể được học nhưng trí huệ thì không. Tri thức có thể được vay mượn, nhưng không có cách nào vay mượn trí huệ cả. Tri thức chỉ là tích luỹ, nhưng trí huệ là cuộc cách mạng bên trong. Ảo tưởng có thể tan biến. Ảo tưởng nghĩa là bị thôi miên và bị mê mẩn bởi maya. Khả năng thoát ra khỏi ảnh hưởng của maya được gọi là trí huệ.
Nhưng với người si mê,
ảo tưởng là thật trong ba trạng thái thời gian...
Ba trạng thái thời gian này là gì khi maya dường như là thật đối với người si mê? Mọi thứ đều có ba khoảnh khắc tồn tại: khi nó chưa có, khi nó có, và khi nó lại đi vào không tồn tại. Mọi thứ đều trải qua ba chiều thời gian này.
Tôi thấy bạn ngay bây giờ và tôi không trong tình yêu với bạn; đây là một trạng thái. Thấy bạn, tôi đâm yêu; đây là tình huống thứ hai. Ngày mai, tình yêu tan biến; đây là trạng thái thứ ba. Đây là ba trạng thái của tình yêu - nó đã không có, rồi nó có, và nó lại không có.
Hiền nhân này nói rằng người si mê thấy maya như thực trong cả ba trạng thái này. Khi nó không có đó, người đó nghĩ tình yêu không tồn tại và rằng đây là thực tại; khi nó xuất hiện, người đó nghĩ nó tồn tại và rằng đây là thực tại; khi nó dừng lại, người đó lại nghĩ nó không tồn tại và rằng đây là thực tại. Không một điều nào trong ba điều này là thực tại cả, chúng chỉ là ba trạng thái của thời gian. Mọi kinh nghiệm về maya, mọi si mê đều có ba khoảnh khắc: trước khi hiện hữu, hiện hữu, và sau khi hiện hữu. Về tất cả ba trạng thái này, bất kì cái gì xảy ra cho một người vào thời điểm đó thì người đó đều tin nó là thực.
Điều này nghĩa là gì? Nó nghĩa là nếu một người đang yêu tin rằng có tình yêu và rằng nó là cái gì đó thật, thế thì khi tình yêu biến mất người đó sẽ tin rằng không có tình yêu - và người đó sẽ tin điều này với cùng chiều sâu và sự thuyết phục như người đó trước đây đã tin rằng đã có tình yêu.
Nhưng người đó không có khả năng thấy rằng việc này mà bây giờ trở thành không tồn tại đã không có sự tồn tại ngay chỗ đầu tiên, hay rằng cái gì đó bây giờ tồn tại và đã không có đó ở khoảnh khắc trước. Có thể rằng sự tồn tại hiện tại của nó nữa cũng chẳng là cái gì ngoài ảo tưởng về sự hiện hữu đang xảy ra thì sao? Bởi vì cái đang có, bao giờ cũng có, và bao giờ cũng sẽ có đó; cái tới rồi đi hay xuất hiện rồi biến mất chỉ có thể là ảo tưởng, lừa dối, thôi miên.
Với người si mê thì nó là thực trong cả ba trạng thái của thời gian. Do đó rất khó làm cho người si mê hiểu được maya là gì. Hiền nhân này nói:
Do đó bản chất thực của nó không thể được truyền đạt
chỉ bởi nói, “Nó là thế....”
Cái gì là cái không thể được truyền đạt?... Bởi vì khi chuyện tình của người đó qua đi và người đó được bảo rằng sự tồn tại của tình yêu này chỉ là ảo tưởng, người đó tin vào điều đó. Nhưng lần nữa, ngày mai, khi một chuyện tình mới xuất hiện - thử nói với người đó điều này lần nữa mà xem! Người đó sẽ từ chối. Người đó sẽ nói rằng tình yêu trước có thể không tồn tại, nhưng tình yêu này thì có. Con người có khả năng trở lại bị si mê.
Tôi đã nghe nói về một người lấy vợ đến tám lần. Theo một cách nào đó điều này là tốt rằng có nhiều cơ hội đến thế để lấy vợ; có lẽ anh ta có thể đi tới ý thức sau khi lặp lại sự si mê của mình nhiều lần thế. Nhưng con người có khả năng vô hạn để si mê.
Anh ta đã ngạc nhiên khi anh ta lấy vợ lần thứ nhất và trở nên hết si mê sau sáu tháng. Mọi thứ đều mất, mơ của anh ta đã tan tành và anh ta cứ nghĩ rằng anh ta đã chọn đàn bà sai. Anh ta lấy vợ lần thứ hai và sau sáu tháng lại thấy rằng mình lại đã chọn đàn bà sai. Người đàn bà thứ hai đã tỏ ra giống hệt người thứ nhất. Anh ta đã chọn tám lần mà đàn bà cứ tỏ ra là cùng một kiểu.
Nhưng ngay cả thế anh ta cũng vẫn không thể nào hiểu nổi rằng chính anh ta là người làm việc chọn lựa, cho nên làm sao sự chọn lựa mới có thể khác được? Làm sao điều đó có thể xảy ra được? Vẫn là cùng người đàn ông đã làm việc chọn lựa thứ nhất! Cách làm việc chọn lựa của anh ta - cách anh ta nhìn, phóng chiếu của ảo tưởng của anh ta, khái niệm của anh ta về cái đẹp, tưởng tượng của anh ta về tình yêu - tất cả vẫn như thế cho lần thứ hai, và lần thứ ba và cứ như thế, nhưng mọi lần anh ta nghĩ rằng anh ta đã chọn lựa người đàn bà sai. Chưa bao giờ anh ta chợt thấy rằng người chọn, người thực hiện việc chọn này, không thể làm bất kì cái gì khác hơn việc chọn sai. Chính người sai này lại định ra tiêu chuẩn đề chọn người sẽ khớp với các tiêu chí của mình.
Khó khăn với việc si mê trong ba trạng thái thời gian là ở chỗ bạn chưa bao giờ cảm nhận rằng đấy chính là do cái mạng nhện riêng của bạn dệt nên, bạn bao giờ cũng đi trách người khác. Nếu tôi yêu bạn, tôi không thấy rằng chính tôi đã rơi vào tình yêu, tôi chỉ thấy rằng bạn cũng đáng yêu, đáng yêu hoàn hảo thế. Thế rồi ngày mai, bởi vì phóng chiếu mà tôi đã làm, trục trặc bắt đầu nảy sinh. Tôi đáng chỉ nên nói: “Bởi vì cái kiểu người mà anh đang là, nên việc rơi vào tình yêu với em là không tránh khỏi. Em không chịu trách nhiệm cho nó - em chỉ là cái giá treo quần áo còn anh là chiếc áo choàng; anh tự treo mình lên em, em không có cách nào phải chịu trách nhiệm cho điều đó cả. Em không bị dính líu vào việc này. Giá mà anh không gặp em thì anh đã tìm loại giá quần áo nào khác khớp với anh. Chỉ ngẫu nhiên mà chúng ta đã gặp nhau và anh đã treo áo choàng của anh lên em.”
Nhưng cái người mà tôi đang nói với, “Anh yêu em bởi vì em đáng yêu thế,” lại cũng không thấy ra vấn đề là ngày mai sẽ có trục trặc. Người đó đáng ngay lập tức phải nói, “Xin anh, em xin lỗi. Em không đáng yêu đâu. Em chỉ dường như theo cách đó với anh thôi. Nhưng một khoảnh khắc sẽ sớm tới khi tất cả tình yêu của anh ra đi và anh sẽ bắt đầu lấy chiếc áo choàng của anh ra khỏi cái móc này. Và thế nữa anh sẽ nói điều đó là bởi vì em đã không tỏ ra là người đáng yêu, đó là lí do tại sao anh đã lấy lại chiếc áo của anh.”
Khi ai đó nói với bạn, “Em là người đáng yêu đến mức anh không thể đừng được việc yêu em,” bạn không muốn phủ nhận điều đó; bạn cảm thấy rằng bạn là người đáng yêu đó, và đó là lí do tại sao người khác lại yêu bạn. Chẳng ai thích là cái giá treo quần áo cả, cho nên bạn bao giờ cũng muốn đi cùng với ý tưởng rằng bạn là người rất đáng yêu và đó là lí do tại sao người đó yêu bạn.
Nhưng bạn không biết rằng bạn đang mời trục trặc tới. Ngày mai, khi người đó phát chán với cái giá này và lấy áo choàng của mình đi, người đó sẽ nói, "Cái móc này cũ rồi. Mình không thể treo áo choàng của mình lên nó được,” thế thì sẽ có đau đớn. Nhưng trong cả hai tình huống người đó đều làm cùng một điều - đổ trách nhiệm lên người khác chứ không vào bản thân mình.
Trong ảo tưởng, trách nhiệm bao giờ cũng đổ lên người khác, trong khi trong trí huệ người ta cảm thấy trách nhiện dồn lên mình. Do đó nếu bạn lăng mạ ai đó như Phật, ông ấy biết rằng bạn đang tìm kiếm một cái móc; nếu bạn cúi mình dưới chân ông ấy, ông ấy biết rằng bạn đang tìm kiếm cái móc. Trong cả hai tình huống ông ấy chưa bao giờ coi bản thân mình là quan trọng. Khi bạn cúi mình dưới chân ông ấy thì ông ấy vẫn còn như một tảng đá còn khi bạn gọi tên ông ấy, thế nữa ông ấy cũng vẫn còn như tảng đá - bởi vì ông ấy biết đấy là nhu cầu của bạn, nó chẳng liên quan gì tới ông ấy cả. Chỉ ngẫu nhiên mà ông ấy đã ở đó, điều đó là ngẫu nhiên thuần khiết. Cho nên khi bạn nói, “Ông là người xấu,” ông ấy chỉ nghe vẫn biết rằng như cách bạn đang là thì bạn chỉ có thể thấy con người xấu trong ông ấy, có vậy thôi. Không có gì nhiều hơn trong đó. Còn khi bạn nói, “Ông là người trí huệ nhất,” thế nữa ông ấy cũng hiểu; ông ấy biết rằng theo cách bạn đang là, ông ấy dường như là người trí huệ nhất đối với bạn. Đấy là con mắt của bạn, ông ấy không lấy tự hào gì trong đó mà cũng không coi là kết án gì.
Nhưng chúng ta cảm thấy khó với con người như vậy. Chúng ta cảm thấy không thoải mái, một con người như vậy cứ ném đi ném lại chúng ta trở về với chính mình. Chúng ta ham muốn cưỡi lên người khác, làm họ thành phương tiện cho mình, dùng đôi vai của người khác, và con người này lại cứ ném đi ném lại chúng ta trở lại đôi vai của mình. Do đó một người như Phật chỉ trở thành nguyên nhân cho thất vọng của chúng ta chừng nào ảo tưởng của chúng ta còn có đó. Ngay cả một người như Phật cũng chỉ là nguyên nhân cho đau khổ của chúng ta chừng nào chúng ta còn bị si mê. Ông ấy nói hay làm cái gì cũng chẳng thành vấn đề, bất kì cái gì chúng ta cảm nhận trong đó qua ảo tưởng của mình thì đều sẽ là nguyên nhân cho đau khổ của chúng ta. Chừng nào chúng ta còn chưa sẵn sàng làm tan tành các ảo tưởng của mình, chúng ta vẫn không thể nào thấy được khuôn mặt thật của Phật - bởi vì điều chúng ta thấy là phóng chiếu của riêng mình.
Cho nên, với một người si mê thì không gì nhiều hơn điều này có thể được nói ra: rằng đây là tình huống - thức tỉnh ra khỏi nó. Nhận ra nó, thám hiểm nó, và trở nên ý thức về nó.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét