Thứ Năm, 24 tháng 8, 2017

Osho - Dhammapada: Con đường của Phật (Tập 2) -Chương 6. Đây là nó

CHƯƠNG 6. ĐÂY LÀ NÓ



Câu hỏi thứ nhất:
Thưa Thầy kính yêu,
Thầy bao giờ cũng chỉ ra rằng hầu hết mọi thứ và trạng thái đều là hai cực đoan của cùng một trạng thái, các cực đối lập. Thế thì ghét là đầu kia của yêu. Điều này có phải nghĩa là thật dễ dàng để ghét cũng như để yêu không? Yêu đẹp thế. Ghét xấu thế, vậy mà điều đó xảy ra nữa.
Zareen, yêu là trạng thái tự nhiên của tâm thức. Nó không dễ cũng không khó. Những lời này không áp dụng cho nó chút nào. Nó không phải là nỗ lực; do đó, nó không thể dễ dàng và nó không thể khó khăn. Nó giống như việc thở! Nó giống như nhịp tim đập của bạn, nó giống như máu tuần hoàn trong thân thể bạn.
Yêu là chính bản thể bạn... nhưng yêu đã trở thành gần như không thể được. Xã hội không cho phép nó.
Xã hội huấn luyện bạn theo cách mà yêu trở thành không thể được và ghét trở thành điều có thể được duy nhất. Thế thì ghét là dễ dàng, và yêu không chỉ khó khăn mà còn không thể được. Con người đã bị bóp méo. Con người không thể bị thu thành nô lệ nếu con người trước hết không bị bóp méo. Chính khách và tu sĩ đã từng cùng nhau trong mưu đồ thâm hiểm suốt nhiều thời đại. Họ đã thu nhân loại thành đám đông nô lệ. Họ phá huỷ mọi khả năng nổi dậy trong con người - và yêu là nổi dậy, bởi vì yêu chỉ nghe theo trái tim và chẳng bận tâm chút nào tới bất kì cái gì khác.
Yêu là nguy hiểm bởi vì nó làm cho bạn thành cá nhân, còn quốc gia và nhà thờ, họ không muốn các cá nhân, không muốn chút nào. Họ không muốn con người - họ muốn cừu. Họ muốn mọi người chỉ trông như con người thôi, nhưng linh hồn của họ đã bị nghiền nát hoàn toàn, hư hỏng sâu sắc đến mức dường như không thể sửa được.
Và cách tốt nhất để phá huỷ con người là phá huỷ tính tự phát của yêu. Nếu con người có tình yêu, không thể có quốc gia được; quốc gia tồn tại trên ghét. Người Ấn Độ ghét người Pakistan, và người Pakistan ghét người Ấn Độ - chỉ thế thì hai quốc gia này mới tồn tại. Nếu tình yêu xuất hiện, các biên giới sẽ biến mất. Nếu tình yêu xuất hiện, thế thì ai sẽ là người Ki tô giáo và thế thì ai sẽ là người Do Thái? Nếu tình yêu xuất hiện, tôn giáo sẽ biến mất.
Nếu tình yêu xuất hiện, ai sẽ đi tới đền chùa? Để làm gì? Chính bởi vì tình yêu bị mất đi mà bạn tìm kiếm Thượng đế. Thượng đế không là gì ngoài thứ thay thế cho tình yêu bị mất của bạn. Bởi vì bạn không phúc lạc, bởi vì bạn không an bình, bởi vì bạn không cực lạc, do đó bạn đi tìm Thượng đế - bằng không, ai bận tâm? Ai cần? Nếu cuộc sống của bạn là điệu vũ, Thượng đế đã được đạt tới rồi. Trái tim yêu thương tràn đầy Thượng đế. Không cần bất kì tìm kiếm nào, không cần bất kì lời cầu nguyện nào, không cần đi tới bất kì đền chùa nào, tới bất kì tu sĩ nào.
Do đó, tu sĩ và chính khách, hai loại người này là kẻ thù của nhân loại. Và họ là trong một mưu đồ, bởi vì chính khách muốn cai quản thân thể bạn và tu sĩ muốn cai quản linh hồn bạn. Và bí mật là như nhau: phá huỷ tình yêu. Thế thì con người không là gì ngoài cái hổng hoác, trống rỗng, sự tồn tại vô nghĩa. Thế thì bạn có thể làm bất kì điều gì bạn muốn với nhân loại và không ai sẽ nổi dậy, không ai sẽ có đủ dũng cảm để nổi dậy. $ketdoan $modoan
Tình yêu cho dũng cảm, tình yêu lấy đi mọi nỗi sợ - và những kẻ áp bức phụ thuộc vào nỗi sợ của bạn. Họ tạo ra sợ trong bạn, cả nghìn lẻ một nỗi sợ. Bạn bị bao quanh bởi những nỗi sợ, toàn thể tâm lí của bạn đầy những sợ. Sâu bên dưới bạn run rẩy. Chỉ trên bề mặt bạn giữ vẻ ngoài nào đó; bằng không, bên trong có tầng tầng sợ.
Một người đầy sợ chỉ có thể ghét - ghét là kết quả tự nhiên của sợ. Một người đầy sợ cũng đầy giận dữ, và một người đầy sợ chống cuộc sống nhiều hơn là ủng hộ cuộc sống. Cái chết dường như là trạng thái nghỉ ngơi của người đầy sợ. Người sợ có tính tự tử, người đó có tính phủ định cuộc sống. Cuộc sống dường như nguy hiểm với người đó, bởi vì sống nghĩa là bạn sẽ phải yêu - làm sao bạn có thể sống được? Cũng như thân thể cần việc thở để sống, linh hồn cần yêu để sống. Và yêu hoàn toàn bị đầu độc.
Bằng việc đầu độc năng lượng yêu của bạn họ đã tạo ra chia chẻ trong bạn, họ đã làm ra kẻ thù bên trong bạn, họ đã chia bạn thành hai. Họ đã tạo ra cuộc nội chiến, và bạn bao giờ cũng trong xung đột. Và trong xung đột năng lượng của bạn bị tiêu tán; do đó cuộc sống của bạn không có say mê, phấn khởi. Nó không tràn ngập với năng lượng, nó đờ đẫn, tẻ nhạt, nó không thông minh.
Yêu mài sắc thông minh, sợ làm cùn lụt nó đi. Ai muốn bạn thông minh? Không phải là những người đang nắm quyền. Làm sao họ có thể muốn bạn thông minh được? - bởi vì nếu bạn thông minh, bạn sẽ bắt đầu thấy ra toàn thể chiến lược, trò chơi của họ. Họ muốn bạn ngu xuẩn và tầm thường. Họ chắc chắn muốn bạn hiệu quả khi có liên quan tới công việc, nhưng không thông minh; do đó nhân loại sống ở mức thấp nhất, ở mức tối thiểu của tiềm năng của nó.
Các nhà nghiên cứu khoa học nói rằng người thường chỉ dùng năm phần trăm thông minh tiềm năng của mình trong cả đời mình. Người thường, chỉ năm phần trăm - thế người phi thường thì sao? Albert Einstein, Mozart, Beethoven thì sao? Các nhà nghiên cứu nói rằng ngay cả những người rất tài năng, họ cũng không dùng nhiều hơn mười phần trăm. Và những người chúng ta gọi là thiên tài, họ chỉ dùng mười lăm phần trăm.
Nghĩ về thế giới nơi mọi người đều dùng một trăm phần trăm tiềm năng của mình... thế thì các thần cũng sẽ ghen tị với trái đất, thế thì các thần cũng muốn được sinh ra trên trái đất. Thế thì trái đất sẽ là thiên đường, siêu thiên đường. Ngay bây giờ nó là địa ngục.
Zareen, bạn nói rằng yêu đáng phải dễ dàng hơn ghét. Nếu con người bị bỏ một mình, không bị đầu độc, thế thì yêu sẽ đơn giản, rất đơn giản. Sẽ không có vấn đề gì. Nó sẽ giống như nước chảy xuống vậy, hay như hơi nước bốc lên, cây nở hoa, chim hót. Nó sẽ tự nhiên thế và tự phát thế!
Nhưng con người không bị bỏ một mình. Khi đứa trẻ được sinh ra, những kẻ áp bức sẵn sàng nhảy lên nó, nghiền nát năng lượng của nó, bóp méo  năng lượng tới mức nào đó, bóp méo chúng sâu sắc đến mức người đó sẽ không bao giờ trở nên nhận biết rằng mình đang sống cuộc sống giả, cuộc sống rởm, rằng người đó không sống như người đó đã được dự định để sống, như người đó đã được sinh ra để sống; rằng người đó đang sống cái gì đó tổng hợp, bằng nhựa, rằng đây không phải là linh hồn thực của người đó. Đó là lí do tại sao hàng triệu người khổ thế - bởi vì họ cảm thấy ở đâu đó rằng họ đã bị phân tán, rằng họ không phải là cái ta riêng của họ, rằng cái gì đó về cơ sở đã đi sai...
Yêu là đơn giản nếu đứa trẻ được phép trưởng thành, được giúp đỡ để trưởng thành, theo cách tự nhiên - theo cách của dhamma - pháp. Nếu đứa trẻ được giúp để hài hoà với tự nhiên và trong hài hoà với bản thân mình, nếu đứa trẻ được hỗ trợ theo mọi cách, được nuôi dưỡng, được động viên là tự nhiên và là bản thân nó, là ánh sáng lên bản thân nó, thế thì yêu là đơn giản. Người ta đơn giản sẽ yêu! $ketdoan $modoan
Ghét sẽ gần như không thể được, bởi vì trước khi bạn có thể ghét ai đó khác, trước hết bạn phải tạo ra chất độc bên trong bản thân bạn. Bạn có thể cho ai đó cái gì đó chỉ khi bạn có nó. Bạn có thể ghét chỉ nếu bạn đầy ghét. Và đầy ghét là đang chịu địa ngục rồi.
Đầy ghét là đang trong lửa rồi. Đầy ghét nghĩa là bạn đang tự làm mình tổn thương trước hết. Trước khi bạn có thể làm ai đó khác tổn thương, bạn phải làm cho bản thân mình bị tổn thương. Người khác có thể không bị tổn thương, điều đó sẽ phụ thuộc vào người khác. Nhưng một điều là tuyệt đối chắc chắn: rằng trước khi bạn có thể ghét, bạn phải trải qua đau khổ và khổ lâu dài. Người khác có thể không chấp nhận sự hận thù của bạn, có thể bác bỏ điều đó. Người khác có thể là vị phật - người đó có thể đơn giản cười vào nó. Người đó có thể tha thứ cho bạn, người đó có thể không phản ứng. Bạn không thể nào làm tổn thương được người đó nếu người đó không sẵn sàng phản ứng. Nếu bạn không thể khuấy động được người đó, bạn có thể làm được gì? Bạn sẽ cảm thấy bất lực trước người đó.
Cho nên không nhất thiết như vậy, rằng người khác sẽ bị tổn thương. Nhưng một điều là tuyệt đối chắc chắn, rằng nếu bạn ghét ai đó, đầu tiên bạn phải làm tổn thương cho linh hồn riêng của bạn theo nhiều cách; bạn phải đầy những chất độc đến mức bạn có thể ném chất độc lên người khác.
Ghét là phi tự nhiên. Yêu là trạng thái của lành mạnh; ghét là trạng thái của ốm yếu. Cũng giống như ốm yếu là phi tự nhiên. Nó xảy ra chỉ khi bạn đánh mất dấu vết của tự nhiên, khi bạn không còn trong hài hoà với sự tồn tại, không còn trong hài hoà với bản thể của bạn, với cốt lõi bên trong nhất của bạn; thế thì bạn bị ốm, về tâm lí, ốm tâm linh. Hận thù chỉ là biểu tượng của ốm yếu, còn tình yêu là biểu tượng của lành mạnh và toàn thể và thiêng liêng.
Zareen, yêu đáng phải là một trong những điều tự nhiên nhất, nhưng nó không phải vậy. Ngược lại, nó đã trở thành điều khó khăn nhất - gần như điều không thể được. Ghét đã trở thành dễ dàng; bạn được huấn luyện, bạn được chuẩn bị để ghét. Là người Hindu là tràn đầy ghét người Mô ha mét giáo, người Ki tô giáo, người Do Thái; là người Ki tô giáo là tràn đầy ghét các tôn giáo khác. Là người quốc gia là tràn đầy ghét các quốc gia khác.
Bạn chỉ biết một cách yêu: đó là, ghét người khác. Bạn có thể bầy tỏ tình yêu của mình với đất nước mình bằng việc ghét các nước khác, và bạn có thể bầy tỏ tình yêu của mình với nhà thờ của mình bằng việc ghét nhà thờ khác. Bạn là trong đống lộn xộn!
Cái gọi là những tôn giáo này cứ nói mãi về tình yêu, và mọi điều họ làm trên thế giới là tạo ra ngày một nhiều ghét hơn. Người Ki tô giáo nói về tình yêu và họ đã tạo ra các cuộc chiến tranh, thập tự chinh. Người Mô ha mét giáo nói về tình yêu và họ đã tạo ra jihads - thánh chiến, chiến tranh tôn giáo. Người Hindus nói về tình yêu, nhưng bạn có thể nhìn vào kinh sách của họ - chúng đầy những ghét, ghét các tôn giáo khác. Bạn có thể nghiên cứu cái gọi là những cuốn sách vĩ đại của Dayanand, Satyarth Prakash, và bạn sẽ thấy ghét trên từng trang, trong từng câu. Và những sách này được coi là sách kinh đấy.
Và chúng ta chấp nhận tất cả những điều vô nghĩa này! Và chúng ta chấp nhận nó mà không kháng cự gì, bởi vì chúng ta đã được ước định để chấp nhận những điều này, chúng ta đã được dạy rằng đây là cách mọi sự như vậy. Và thế rồi bạn cứ phủ nhận bản tính riêng của mình. $ketdoan $modoan
Mới hôm nọ tôi mới đọc một chuyện cười:
Một phụ nữ đi thú tội - cô ta là xơ - cô ta thú tội với mẹ bề trên, vừa khóc, nước mắt lăn dài trên đôi má; cô ta trông cực kì bối rối. Và cô ta nói, "Con đã phạm phải một tội lỗi - điều không thể tha thứ được. Người đàn ông này đã vào phòng con đêm qua, và con có mỗi mình. Và với mũi súng người đó đã làm tình với con. Người đó chỉ cho con hai cách: 'Hoặc chết hoặc làm tình với ta.' Con bị hư hỏng rồi!" cô ta nói. "Cả đời con hỏng rồi!"
Mẹ bề trên nói, "Đừng bối rối thế, đừng lo lắng thế - từ bi của Thượng đế là vô hạn. Và trong các kinh sách cổ có nói rằng người ta được phép làm bất kì cái gì nếu đấy là vấn đề sống chết - ngoại trừ việc khạc nhổ vào Kinh Thánh. Con người được phép làm bất kì cái gì nếu đó là vấn đề sống chết, và đó là vấn đề sống chết đối với con. Cho nên đừng lo - con được tha thứ!"
Nhưng người đàn bà vẫn còn bối rối và bắt đầu khóc và nói, "Không. Điều đó không ích gì!"
Mẹ bề trên nói, "Sao không ích gì?"
Và xơ này nhìn lên và cô ta nói, "Bởi vì con thích điều đó."
Bạn có thể phủ nhận tự nhiên nhưng bạn không thể phá huỷ được nó. Nó vẫn còn ở đâu đó trong chỗ sâu kín nhất của bản thể bạn, vẫn sống. Và đó là hi vọng duy nhất.
Tình yêu đã bị đầu độc, nhưng không bị phá huỷ. Chất độc có thể được tống ra, ra khỏi hệ thống của bạn - bạn có thể được chùi sạch. Bạn có thể nôn ra tất cả những cái mà xã hội đã ép buộc vào bạn. Bạn có thể vứt bỏ tất cả những niềm tin của mình và tất cả những ước định của mình - bạn có thể tự do. Xã hội không thể giữ bạn làm nô lệ mãi mãi được nếu bạn quyết định phải tự do.
Đó là điều tính chất sannyas tất cả là gì.
Zareen, đây là lúc đấy - bây giờ trở thành sannyasin đi. Đây là lúc vứt bỏ mọi hình mẫu cũ và bắt đầu cách sống mới, cách sống tự nhiên, cách sống không kìm nén, cuộc sống không phải của từ bỏ mà của hân hoan.
Thông thường, nếu bạn nhìn vào con người, yêu là không thể, chỉ ghét là có thể. Nhưng không gian mà tôi đang tạo ra ở đây hoàn toàn khác: ở đây yêu là khả năng duy nhất. Ghét sẽ trở thành ngày một không thể được. Ghét là cực đối lập của yêu - theo nghĩa là ốm yếu là cực đối lập của mạnh khoẻ. Nhưng bạn cần không chọn ốm yếu.
Ốm yếu có vài ưu thế mà mạnh khoẻ không thể có được; đừng trở nên bị gắn bó với những ưu thế này. Ghét cũng có vài ưu thế mà yêu không thể có được. Và bạn phải có tính rất quan sát. Người ốm nhận được thông cảm từ mọi người khác; không ai làm tổn thương người đó, mọi người đều cẩn thận về điều họ nói với người đó, người đó ốm thế. Người đó vẫn còn là sự hội tụ, là trung tâm của mọi người - gia đình, bạn bè - người đó trở thành người trung tâm. Người đó trở thành quan trọng. Bây giờ, nếu người đó trở nên quá gắn bó với sự quan trọng này, với việc đáp ứng bản ngã này, người đó sẽ không bao giờ muốn mạnh khoẻ lần nữa. Bản thân người đó sẽ níu bám lấy ốm yếu. Và các nhà tâm lí nói có nhiều người đang níu bám lấy ốm yếu bởi vì ưu thế mà ốm yếu có. Và họ đã đầu tư vào ốm yếu của họ lâu đến mức họ đã hoàn toàn quên mất rằng họ đang níu bám lấy những ốm yếu đó. Họ sợ nếu họ trở nên mạnh khoẻ họ sẽ lại là không là ai cả. $ketdoan $modoan
Bạn dạy cả điều đó nữa. Khi đứa trẻ nhỏ bị ốm, cả gia đình chú ý thế. Điều này tuyệt đối phi khoa học. Khi đứa trẻ ốm, chăm sóc thân thể nó nhưng đừng chú ý quá nhiều. Điều đó là nguy hiểm, bởi vì nếu ốm yếu và sự chú ý của bạn trở nên được liên kết... điều nhất định xảy ra nếu nó cứ xảy ra lặp đi lặp lại. Bất kì khi nào đứa trẻ ốm nó trở thành trung tâm của cả gia đình: bố nó tới và ngồi bên cạnh nó và hỏi han về sức khoẻ của nó, rồi bác sĩ tới, rồi hàng xóm bắt đầu tới, rồi bạn bè thăm hỏi, và mọi người đem quà tới cho nó... Bây giờ nó có thể trở thành quá bị gắn bó với tất cả những điều này; điều đó có thể là sự nuôi dưỡng cho bản ngã của nó đến mức nó có thể không muốn khoẻ mạnh lại.
Và nếu điều này xảy ra, thế thì nó không thể khoẻ mạnh được. Bây giờ không thuốc nào có thể giúp được. Người này đã trở nên dứt khoát dính líu vào ốm bệnh. Và đó là điều đã xảy ra cho nhiều người - đa số mọi người.
Khi bạn ghét, bản ngã của bạn được thoả mãn. Bản ngã có thể tồn tại chỉ nếu nó ghét, bởi vì trong ghét bạn cảm thấy cao hơn, trong ghét bạn trở thành tách biệt, trong ghét bạn trở thành được xác định, trong ghét bạn đạt tới cá tính nào đó. Trong yêu bản ngã phải biến mất. Trong yêu bạn không còn tách biệt - yêu giúp bạn tan biến với người khác. Đó là gặp gỡ và hội nhập.
Nếu bạn quá bị gắn bó vào bản ngã, thế thì ghét là dễ dàng và yêu là khó khăn nhất. Tỉnh táo, có tính quan sát đi: ghét là cái bóng của bản ngã, và yêu cần dũng cảm lớn. Nó cần dũng cảm lớn bởi vì nó cần hi sinh bản ngã. Chỉ những người sẵn sàng trở thành không ai cả mới có khả năng yêu. Chỉ những người sẵn sàng trở thành cái không, hoàn toàn trống rỗng bản thân mình, mới có khả năng nhận món quà của tình yêu từ cõi bên kia.
Nếu bạn có tính quan sát, Zareen này, yêu sẽ trở thành rất đơn giản và ghét sẽ trở thành không thể được. Và cái ngày ghét trở thành không thể được và yêu trở thành tự nhiên, bạn đã về tới nhà. Thế thì không đâu mà đi - Thượng đế đã được đạt tới.
Tuyệt đối tự nhiên là mọi điều được ngụ ý bởi việc tìm thấy Thượng đế.

Câu hỏi thứ hai:
Thưa Thầy kính yêu, Cái gì có?
Prabhati, có hai loại sự vật trong sự tồn tại: một, cái có thể được giải thích; và cái kia, cái chỉ có thể được kinh nghiệm. Những điều có thể được giải thích là trần tục, bình thường, không có giá trị thực chất trong chúng. Và những thứ không thể được giải thích thực sự có ý nghĩa, có giá trị thực chất.
Chẳng hạn, dục có thể được giải thích, yêu không thể được giải thích. Do đó, dục trở thành hàng hoá - nó có thể được bán, nó có thể được mua. Yêu không phải là hàng hoá; bạn không thể bán được nó, bạn không thể mua được nó - không có cách nào. Dục có thể được giải thích bởi vì nó là một phần của sinh lí. Yêu không thể được giải thích - nó là một phần của bí ẩn bên trong của bạn.
Chừng nào dục tình của bạn chưa dâng lên và đạt tới yêu, nó vẫn còn trần tục, chẳng có gì thiêng liêng về nó. Khi dục của bạn trở thành yêu, thế thì nó đi vào trong một chiều hướng hoàn toàn khác - chiều hướng của bí ẩn và huyền bí. Bây giờ nó trở thành có tính tôn giáo, thiêng liêng, nó không còn phàm tục nữa. $ketdoan $modoan
Và thậm chí còn có giai đoạn cao hơn yêu - tôi gọi nó là cầu nguyện - điều tuyệt đối không thể giải thích nổi, tuyệt đối không thể tả được. Không cái gì có thể được nói về nó.
Khi một đệ tử hỏi Jesus, "Lời cầu nguyện là gì?" Jesus quì đầu gối xuống và bắt đầu cầu nguyện. Bạn có thể làm gì khác được? Lời cầu nguyện không thể được giải thích, không cái gì có thể được nói về nó, nhưng nó có thể được bày tỏ ra. Bạn có thể nói gì về chết, bạn có thể nói gì về sống? Bất kì cái gì bạn nói đều sẽ thiếu; nó không thể soải cánh bay lên những đỉnh cao của sống và chết. Đấy là những kinh nghiệm.
Bạn có thể nói gì về cái đẹp? Ngay cả cái hồ có đầy hoa sen đẹp và đó là đêm trăng tròn, và tất cả đều là phúc lành, ai đó có thể hỏi, "Đẹp là gì?" Bạn có thể nói được gì? Bạn có thể bày tỏ! Bạn có thể nói, "Nó là thế này chứ còn gì nữa!" Nhưng người đó sẽ nói, "Tôi đang hỏi định nghĩa cơ."
Rabindranath, một trong những nhà thơ vĩ đại nhất của đất nước này, đã sống trên một chiếc nhà thuyền nhỏ. Ông ấy thường sống hàng tháng trên chiếc nhà thuyền đó; ông ấy thích sống trên nhà thuyền. Lúc đó là đêm trăng tròn và ông ấy đang đọc sách trong phòng, một ca bin nhỏ, chỉ với một cây nến nhỏ, và ông ấy đang đọc về thẩm mĩ - cái đẹp là gì? Và trăng tròn bên ngoài, và tiếng chim cu cu vọng từ phía bờ xa, và trăng phản chiếu khắp trên hồ, và cả hồ ánh lên bàng bạc...! Đó là một đêm vô cùng yên lặng, không ai xung quanh, ngoại trừ tiếng chim cu cu vọng lại. Thỉnh thoảng một con chim bay qua thuyền, hay một con cá quẫy trong hồ - và những âm thanh đó làm sâu lắng thêm cho cái im lặng này. Và ông ấy đang nghiền ngẫm trên cuốn sách vĩ đại về thẩm mĩ trong việc tìm kiếm định nghĩa cái đẹp là gì.
Mệt mỏi, cạn kiệt, vào giữa đêm, ông ấy thổi tắt nến... và ông ấy sửng sốt, ngạc nhiên. Khi ông ấy thổi tắt nến, ánh trăng len qua cửa sổ, qua cửa ra vào, vào trong cabin. Ánh sáng lờ mờ của cây nến đã giữ trăng ở ngoài. Bỗng nhiên, ông ấy nghe thấy tiếng chim cu cu vọng từ phía bờ xa xa. Bỗng nhiên, ông ấy trở nên nhận biết về im lặng vô cùng, chiều sâu của im lặng bao quanh chiếc thuyền. Một con cá nhảy lên, và ông ấy bước ra... Ông ấy chưa bao giờ thấy đêm đẹp như vậy. Vài đám mây trắng nổi trên trời, và trăng và hồ và tiếng chim cu cu vọng lại... ông ấy đã được mang vào một thế giới khác.
Ông ấy viết vào nhật kí của ông ấy, "Tôi ngốc quá! Tôi đã tìm kiếm trong sách vở về đẹp là gì, mà cái đẹp đang đứng bên ngoài cửa nhà tôi, gõ cửa nhà tôi! Tôi đã đi tìm cái đẹp, bằng cây nến nhỏ, và ánh sáng cây nến nhỏ đã giữ ánh trăng ở ngoài." Ông ấy đã viết vào nhật kí, "Dường như là bản ngã nho nhoi của tôi đang giữ Thượng đế ở ngoài - bản ngã nhỏ bé, như ánh nến mờ nhạt, giữ ánh sáng của Thượng đế ở ngoài. Và ngài đang đợi ở ngoài. Mọi điều tôi cần làm là gấp sách lại, thổi tắt cây nến bản ngã đi và bước ra ngoài - và nhìn!"
Prabhati, bạn hỏi tôi, "Cái gì có?"
Cái này... tính này... khoảnh khắc này bạn được bao quanh bởi cái đang đấy. Nó là ở bên trong bạn và bên ngoài bạn. Tiếng líu lo của chim... và cái im lặng này... và bạn hỏi tôi cái gì vậy?
Đấy không phải là câu hỏi có thể được trả lời. Nó là câu hỏi nguy hiểm nữa, nguy hiểm theo nghĩa rằng bạn có thể tìm thấy vài người ngu trả lời nó, và thế rồi bạn có thể níu bám lấy câu trả lời đó. Ai đó sẽ nói, "Thượng đế đấy," và bạn sẽ níu bám lấy câu trả lời đó. Và thế rồi câu hỏi khác sẽ nảy sinh: "Thượng đế là gì?" Và bây giờ bạn sẵn sàng rơi vào cuộc truy hồi vô hạn. $ketdoan $modoan
Một người có lần đã làm cho Thượng đế một ân huệ, nhận được phần thưởng của ngài là lời hứa trả lời cho một câu hỏi, câu hỏi bất kì. Nhưng Thượng đế đã cảnh báo anh ta rằng vài điều chỉ có thể được kinh nghiệm chứ không thể được giải thích. Khi anh ta đắn đo suy nghĩ và rồi bắt đầu hỏi câu hỏi vũ trụ của mình, Thượng đế cảnh báo anh ta về kinh nghiệm so với với giải thích.
Người này không thể kìm được câu hỏi của mình mình lâu hơn nữa, và đã yêu cầu được biết, "Cái gì ở sau cái chết?" và Thượng đế giết chết anh ta ngay chỗ anh ta đứng.
Thượng đế còn có thể làm được gì khác? Ông ấy giết chết anh ta ngay chỗ anh ta đứng, lập tức ông ấy giết chết anh ta, bởi vì nếu bạn muốn biết cái gì sau cái chết, bạn phải chết chứ! Rất cẩn thận vào. Bạn có thể được trao cho lời giải thích về mọi thứ, cái thuộc về thế giới này, thuộc về thế giới khách quan. Với điều đó bạn nên hỏi nhà khoa học; ông ấy biết, đó là mối quan tâm của ông ấy. Đừng hỏi nhà huyền môn về những thứ có thể được giải thích; đó không phải là mối quan tâm của ông ấy. Mối quan tâm của ông ấy là với những điều có thể được kinh nghiệm.
Đừng hỏi tôi câu hỏi nào mà không thể được giải thích. Ở trong sự hiện diện của tôi, cảm thấy sự hiện diện của tôi, cởi mở và mong manh. Chúng ta ở đây để kinh nghiệm điều gì đó. Mọi lời giải thích về những bí ẩn của cuộc sống đều không là gì ngoài việc giải thích xa xôi cho những điều đó.
Nghĩa cơ sở, gốc rễ của từ 'giải thích - explaination' là 'làm phẳng một vật ra' - nhưng làm phẳng một vật là phá huỷ nó. Nếu bất kì ai có thể trả lời, "Thượng đế là gì? Tình yêu là gì? Lời cầu nguyện là gì? Cái gì?" người đó đã làm phẳng một kinh nghiệm cực kì đẹp, không thể tin được thành những lời xấu xí. Mọi lời đều không thích hợp.
Hiện hữu và biết! Tĩnh lặng và biết! Bạn ở đây không phải để học thêm lời; bạn ở đây để được ở sâu hơn vào trong im lặng. Dùng lời của tôi như những hướng dẫn tới sự tồn tại vô lời.
Nó là điều này! Bạn đang hỏi về cái gì? Cảm thấy khoảnh khắc này... trong tính toàn bộ của nó, trong mọi chiều hướng của nó, và cái đẹp lớn lao sẽ giáng xuống, phúc lớn, phúc lành lớn lao sẽ bao quanh bạn; duyên dáng, cực lạc rất im lặng sẽ bắt đầu dâng lên trong bạn. Bạn sẽ cảm thấy ngất ngây với sự tồn tại.
Ngất ngây với sự tồn tại đi - đó là cách duy nhất để biết nó.

Câu hỏi thứ ba:
Thưa Thầy kính yêu,
Ý kiến của thầy về khoa học luận là gì?
Aida, điều đó là kì quái đấy... tôi ngụ ý chuyện nhảm nhí, hoàn toàn nhảm nhí! Nhận biết về những điều ngu xuẩn như vậy đi. Họ đi vào thế giới nhân danh khoa học bởi vì khoa học có công trạng, cho nên bất kì loại ngu xuẩn nào cũng có thể giả vờ có tính khoa học. Và mọi người đều rất bị ấn tượng bởi những từ: 'khoa học luận'. Mọi người rất bị ấn tượng bởi các đồ vật, các công cụ bóng loáng... Con người không nhận biết và vô ý thức về bản thân mình tới mức người ta thành nạn nhân của bất kì cái gì! Bạn chỉ cần tuyên truyền về nó, quảng cáo nó - và thế kỉ của chúng ta có một phương tiện hiệu quả nhất để quảng cáo, để tuyên truyền mọi thứ. $ketdoan $modoan
Khoa học luận không là gì ngoài một loại thôi miên - nó có thể thôi miên bạn. Và tôn giáo thực chính là cái đối lập lại: nó giải thôi miên. Bạn đã bị thôi miên, bạn không cần khoa học luận nào thêm nữa. Bạn cần quá trình giải thôi miên, bạn cần hoá giải ước định, bạn cần thoát ra khỏi mọi loại ý thức hệ. Khoa học luận là một ý thức hệ. Nó nói theo thuật ngữ khoa học, và khoa học có sức hấp dẫn lớn. Khoa học là mê tín hiện đại.
Con người hiện đại lập tức bị ấn tượng nếu bạn mang khoa học vào. Cho nên bất kì cái gì và mọi thứ đều phải được chứng minh một cách khoa học. Và có những kẻ bất tài thậm chí còn đi chứng minh Thượng đế một cách khoa học, và những người cố gắng đo trạng của thái thiền - cứ dường như thiền có thể được đo. Bất kì cái gì bạn có thể đo được đều sẽ là tâm trí; vô trí không thể được đo. Tất cả những sóng alpha của bạn, vân vân, đều sẽ chẳng ích gì. Chúng chỉ có thể đi vào tâm trí tới mức nào đó. Nhưng thiền chỉ bắt đầu nơi tâm trí chấm dứt.
Tâm trí là đo được, bởi vì tâm trí là cỗ  máy. Nhưng vô trí là không thể đo được, nó không có giới hạn. Cho nên tất cả những cái vô nghĩa này cứ nhân danh việc đo… và mọi người rất bị ấn tượng. Họ ngồi trước những đồ vật bóng loáng - nó cho ấn tượng về khoa học - dây dợ được gắn vào đầu, vào tay, giống như điện tâm đồ. Họ đang cố gắng hình dung ra im lặng bên trong. Điều đó là không thể được! Bất kì cái gì bạn ghi đều là tâm trí. Mọi sóng đều là của tâm trí.
Thiền là vô sóng bởi vì nó vô ý nghĩ. Thiền không thể được ghi lại; không điện thiền đồ, không máy nào có thể ghi được nó. Nó rất khó nắm bắt, nó rất chủ thể, nó không thể bị rút thành đối thể. Nhưng bởi vì tâm trí phương Tây rất có tính đối thể, được huấn luyện trong khoa học, bây giờ có những kẻ bất tài quanh quẩn đâu đây, những người kiếm chác được bởi sự hấp dẫn này và sự huấn luyện này.
Khoa học luận là một trong những tôn giáo giả đó. Tôn giáo thực không có nhu cầu về điều như vậy. Khoa học luận đang phá huỷ tâm trí con người.
Con người hiện đại đang ở trong tình huống đặc biệt: các tôn giáo cũ đã đánh mất sự kìm kẹp của chúng, sự tín nhiệm của chúng, còn tôn giáo mới chưa tới - có lỗ hổng. Con người không thể sống mà không có tôn giáo, điều đó là không thể được; tôn giáo là nhu cầu thế. Cho nên nếu cái đúng không có sẵn, cái giả trở thành phổ biến, cái giả trở thành cái thay thế. Khoa học luận là tôn giáo giả, và có nhiều thứ như khoa học luận.
Tôn giáo thực bao gồm việc trở nên im lặng hoàn toàn, vô điều kiện, không bị thôi miên. Nó đi ra ngoài tâm trí, ra ngoài ý thức hệ; nó đi ra ngoài kinh sách và bên ngoài tri thức. Nó đơn giản rơi vào trong lãnh thổ riêng của bạn, trở thành im lặng hoàn toàn, không biết tới điều gì, và vận hành từ trạng thái của không biết, từ hồn nhiên đó. Khi bạn vận hành từ hồn nhiên, hành động của bạn có cái đẹp của riêng chúng. Đó là điều đức hạnh là gì - aes dhammo sanantano.

Câu hỏi thứ tư:
Thưa Thầy kính yêu,
Phân tâm không thể giải quyết được vấn đề của con người sao? Tôn giáo có thực sự cần chút nào không? 

Neelima, phân tâm là thứ hời hợt - có ích nhưng rất nông cạn. Nó chỉ phân tích tình trạng bất thường bề mặt của tâm trí bạn. Nó tốt hơn khoa học luận nhiều, chắc chắn đấy, bởi vì ít nhất nó phân tích thực tại hiện thời. Nó liên quan tới tâm trí mà bạn đã có. Nó cố gắng thấm vào trong vô thức của bạn, vào trong phần bị kìm nén của tâm trí bạn. Nó có thể giúp bạn, nhưng nó không thể giải quyết được mọi vấn đề của bạn bởi vì tầm với của nó rất hạn chế. Do đó, Freud đã không thể thoả mãn, ông ấy chỉ có thể chạm tới một phần của tâm trí bạn. Adler đã chạm tới phần khác của tâm trí bạn - ông ấy cũng không thể thoả mãn được. Jung chạm tới phần khác nữa của tâm trí bạn - ông ấy đã không thoả mãn, bởi vì bộ phận là bộ phận và vấn đề thuộc về toàn thể.
Assagioli đi sâu hơn một chút so với cả ba người này. Ông ấy vứt phân tâm đi và bắt đầu gọi nỗ lực của mình là ‘Tổng hợp đồng bộ’. Điều đó có tốt hơn chút ít - ông ấy tổng hợp. Freud là người cuồng tín; ông ấy tuyên bố rằng bất kì điều gì ông ấy nói đều là chân lí và là chân lí duy nhất và chân lí toàn thể. Và bất kì ai chống điều đó là chống chân lí. Không thể có khả năng khác - đây là con đường duy nhất. Người cuồng tín bao giờ cũng tuyên bố, "Đây là con đường duy nhất."
Người cuồng tín không cho phép cuộc sống có sự phong phú của nó, tính đa dạng của nó.
Và Adler cũng vậy. Họ về cơ bản đều là đệ tử của Freud, mặc dầu họ bác bỏ tri thức của ông ấy. Nhưng họ không bao giờ bác bỏ chủ nghĩa cuồng tín cơ sở của ông ấy. Họ bác bỏ điều ông ấy nói, nhưng họ không bao giờ có thể bác bỏ ấn tượng mà ông ấy đã để trên con người họ.
Jung cũng là một tín đồ, một đệ tử, thế rồi đã nổi dậy chống ông ấy. Nhưng ngay cả trong nổi dậy của ông ấy, sâu bên dưới, ông ấy vẫn còn là cùng con người đó - cùng sự nhấn mạnh và việc tuyên bố cái toàn thể, việc biết cái toàn thể.
Assagioli là tốt hơn nhiều, vì ông ấy nói cả ba người này đều nói điều có nghĩa nhưng họ là bộ phận - họ phải được tổng hợp lại. Cách tiếp cận tổng hợp được cần để tổ hợp tất cả những nỗ lực này lại. Nhưng Assagioli phạm sai lầm rất cơ bản. Bạn có thể giải phẫu thân thể con người để biết cái gì bên trong; một khi bạn đã giải phẫu nó rồi bạn sẽ không tìm thấy linh hồn nào - đó không phải là cách để tìm ra linh hồn. Bạn sẽ thấy tay và chân và đầu và mắt và tim và thận, cả nghìn thứ bạn sẽ tìm thấy, và bạn có thể làm ra một danh sách dài... nhưng bạn sẽ không tìm thấy linh hồn. Và một cách tự nhiên bạn sẽ kết luận không có linh hồn.
Đó là điều Freud, Adler và Jung đã làm. Thế rồi tới Assagioli. Ông ấy nói, "Điều này không đúng. Giải phẫu không phải là con đường, phân tích không phải là con đường - tôi sẽ thử tổng hợp." Thế là ông ấy gắn tất cả những bộ phận lại, khâu chúng với nhau; làm việc khâu thật khéo, nhưng dầu vậy người này vẫn không sống, linh hồn không có đó. Một khi linh hồn đã ra đi, chỉ bằng việc gắn thân thể bạn không thể đem nó được. Cho nên bây giờ nó là cái xác - có tốt hơn Freud, Adler và Jung, bởi vì họ chỉ giống như những người mù trong chuyện cách ngôn, năm người mù, tới xem voi. Từng người đều tuyên bố, "Kinh nghiệm của tôi về voi là con voi." Người đã chạm vào chân voi nói rằng voi không là gì ngoài cái cột chống... vân vân và vân vân. Freud, Jung và Adler tất cả đều là người mù, cảm nhận từng bộ phận của con voi. Và con voi của cuộc sống thực sự khổng lồ, to lớn. $ketdoan $modoan
Bây giờ điều Assagioli đã làm là ở chỗ ông ấy đã thu thập ý kiến của năm người mù và ông ấy đã gắn tất cả những ý kiến này với nhau, và ông ấy nói, "Đây mới là điều đúng. Tôi đã làm việc tổng hợp, đây mới là chân lí." Đây không phải là cách để tìm ra chân lí. Bằng việc gắn ý kiến của năm người mù lại, bạn không đi tới được con voi thật.
Con voi thật cần mắt để thấy. Phân tâm là mù và tổng hợp đồng bộ cũng vậy - khôn hơn chút ít những mù vẫn hoàn mù. Họ không thể giải quyết được vấn đề của con người bởi vì vấn đề cơ sở của con người không phải là tâm lí mà là tâm linh, không phải là tâm lí mà là tính tồn tại. Con người không chỉ là thân thể; bằng không các nhà sinh lí đã giải quyết được mọi vấn đề của con người. Và con người không chỉ là tâm lí; bằng không các nhà tâm lí đã giải quyết được vấn đề của con người. Con người còn nhiều hơn nữa kia: con người là sự thống nhất hữu cơ - thân thể, tâm trí, linh hồn... ba cái này cộng thêm điều gì đó bí ẩn: cái thứ tư. Các nhà huyền môn ở Ấn Độ đã gọi nó là cái thứ tư - turiya. Họ không cho nó cái tên nào bởi vì không tên nào có thể được đặt cho nó.
Thân thể, tâm trí, linh hồn, ba cái này là có thể đặt tên được. Thân thể sẵn đấy cho quan sát khách quan. Tâm trí sẵn đấy cho cả quan sát khách quan và chủ quan - bạn có thể quan sát nó từ bên ngoài như hành vi và từ bên trong như ý tưởng, ý nghĩ, tưởng tượng, kí ức, bản năng, cảm giác vân vân và vân vân. Linh hồn sẵn đấy chỉ như kinh nghiệm chủ quan. Và bên ngoài tất cả ba cái này là cái thứ tư giữ cho chúng gắn với nhau: turiya - cái thứ tư, không đặt tên được. Cái thứ tư đó đã được gọi là Thượng đế, cái thứ tư đó đã được gọi là niết bàn, cái thứ tư đó đã được gọi là chứng ngộ.
Vấn đề của con người là phức tạp. Nếu con người chỉ là thân thể, mọi sự đã đơn giản; khoa học đã giải quyết mọi sự. Nếu như con người chỉ là tâm trí, tâm lí học đã là đủ. Nhưng con người là hiện tượng rất phức tạp, bốn chiều. Và chừng nào bạn chưa biết cái thứ tư, chừng nào bạn chưa đi vào cái thứ tư, bạn vẫn không biết con người trong tính toàn bộ của nó. Và không biết con người trong tính toàn bộ của nó, vấn đề không thể được giải quyết.
Phân tâm có thể cho bạn cách tiếp cận triết lí, nhưng không cho biến đổi có tính tồn tại.
Trong những ngày cuối của cuộc hội nghị của các nhà phân tâm, một trong các tiến sĩ trình bày bài giảng kết thúc đã để ý tới một nữ tiến sĩ hấp dẫn đang bị một ông ngồi bên cạnh cứ lấy chân đá đá vào.
"Ông ấy có làm cô bận tâm không?" người quan sát hào hoa hỏi người đàn bà.
"Sao tôi phải bận tâm?" cô ấy đáp. "Đấy là vấn đề của ông ấy."
Phân tâm học, tâm thần học, tâm lí học có thể cho bạn cách tiếp cận triết lí tới cuộc sống. Chúng có thể cho bạn phẩm chất của việc ở xa vấn đề của cuộc sống, nhưng vấn đề không được giải quyết. Và nhà tâm thần thậm chí còn không giải quyết được vấn đề của riêng mình - làm sao ông ấy có thể giúp người khác giải quyết vấn đề của họ được?
Ngay cả Sigmund Freud không phải là vị phật, vẫn còn đầy vấn đề - thực ra còn nhiều hơn cái gọi là con người. Ông ấy rất sợ chết, sợ chết quá mức - sợ đến nỗi ngay cả từ 'chết' các đệ tử cũng không được thốt ra trước ông ấy, bởi vì một hay hai lần, chỉ nghe thấy từ 'chết' là ông ấy đã ngất xỉu. Chỉ mỗi từ 'chết' là đủ! Ông ấy sẽ ngất đi, ông ấy sẽ trở nên vô ý thức, ông ấy ngã khỏi ghế của mình.
Freud đưa dục ra ánh sáng. Ông ấy đã làm một việc lớn: ông ấy phá huỷ điều kiêng kị, điều kiêng kị đã được duy trì nhiều thế kỉ. Dục là chủ đề kiêng kị, không được nói tới. Ông ấy đã đem nó ra ánh sáng. Ông ấy đã làm một công việc tiên phong - ông ấy nên được kính trọng về điều đó. Nhưng chết là điều kiêng kị với ông ấy; ông ấy thậm chí không thể nghe từ này được. Dường như có mối nối. $ketdoan $modoan
Đây là quan sát của tôi: rằng đã có hai loại xã hội trên thế giới - một xã hội làm cho dục thành kiêng kị, thế thì nó không sợ chết; và xã hội kia vứt bỏ kiêng kị với dục, thế thì nó lập tức trở nên sợ chết. Chúng ta vẫn chưa có khả năng tạo ra xã hội trong đó cả dục lẫn chết đều không phải là điều kiêng kị.
Các sannyasin của tôi phải làm điều đó.
Tại sao điều đó xảy ra như vậy?
Chẳng hạn, ở Ấn Độ, dục là kiêng kị - bạn không nên nói về nó - nhưng chết không phải là kiêng kị. Bạn có thể nói về nó; thực ra, mọi thầy giáo tôn giáo đều nói về chết, nói đi nói nói tái nói hồi về nó. Họ tạo ra nhiều sợ trong mọi người tới mức mọi người bắt đầu trở nên có tính tôn giáo. Mọi kinh sách Ấn Độ đều đầy những mô tả về chết. Chết dường như là một trong những chủ đề được nói tới nhiều nhất ở Ấn Độ - không phải dục. Dục là kiêng kị. Dục là cuộc sống, và nếu bạn chọn cái chết bạn không thể chọn dục được - hoặc nọ hoặc kia thôi.
Freud đã làm việc phục vụ lớn lao cho nhân loại; ông ấy đã đem dục từ góc tối của linh hồn ra thế giới công khai. Nhưng lập tức chết trở thành kiêng kị; bản thân ông ấy sợ chết. Chúng là các cực đối lập, và con người toàn bộ sẽ có khả năng để hiểu cả hai.
Và con người toàn bộ, con người toàn thể, là định nghĩa của tôi về con người linh thiêng. Người đó sẽ có khả năng nói về dục, quan sát, phân tích, mổ xẻ, đi vào trong nó, thiền - và người đó sẽ có khả năng làm cùng điều đó với chết... Bởi vì bạn không phải là dục không là chết: bạn là nhân chứng cho cả hai. Bạn không sống không chết: bạn là nhân chứng cho cả hai. Việc chứng kiến này sẽ đem bạn tới cái thứ tư - turiya. Và chỉ khi bạn đi vào cái thứ tư mọi vấn đề biến mất, tan biến. Trước điều đó, vấn đề vẫn còn lại.
Bạn có thể trở thành rất, rất chuyên gia trong phân tích vấn đề - điều đó sẽ chẳng có ích gì.
Một người đàn bà đẹp tới thăm nhà phân tâm. "Cởi quần áo ra," nhà phân tâm nói ngay khi bà ấy bước vào.
"Nhưng thực sự tôi..."
"Tôi bảo bà cởi quần áo ra," bác sĩ tâm thần nhấn mạnh không để cho bà ấy có thời gian trả lời.
"Nhưng bác sĩ ơi, tôi tới bởi vì tôi có vấn đề và tôi nghĩ..."
"Đừng nghĩ ngợi gì cả. cởi quần áo ra và đừng phí thời gian của tôi," bác sĩ tâm thần khăng khăng thậm chí còn thô lỗ hơn.
Người đàn bà sửng sốt và bối rối cởi quần áo ra và lập tức bác sĩ tâm thần nhảy lên bà ta.
Sau nửa giờ, bác sĩ tâm thần vừa cài quần lại, nhìn vào người đàn bà vẫn còn không hiểu điều gì vừa xảy ra và bình thản nói, "Được rồi, bởi vì tôi đã giải quyết được vấn đề của tôi, ta xem liệu tôi có thể giải quyết được việc của bà không." $ketdoan $modoan
Chỉ vị phật mới có thể giúp bạn giải quyết vấn đề của bạn - người không có vấn đề gì của riêng mình.
Tôn giáo không thể bị vứt bỏ, không bao giờ có thể bị vứt bỏ. Tôn giáo không phải là cái gì đó hời hợt và ngẫu nhiên: nó là một nhu cầu bản chất, nó tuyệt đối cần thiết.
Neelima, bạn hỏi tôi, "Phân tâm không thể giải quyết được vấn đề của con người sao?" Không. Nó có thể giúp bạn hiểu vấn đề của bạn thêm một chút, và bằng việc hiểu vấn đề của mình bạn có thể kiểm soát được cuộc sống của mình theo cách nào đó, tới chừng mực nào đó. Phân tâm có thể giúp cho bạn trở nên bình thường hơn một chút so với bạn đang thế; nó có thể giảm cái bất thường bừng bừng, kích động của bạn thành không gian bình thản hơn và điềm tĩnh hơn chút ít - có vậy thôi. Nó có thể đưa nhiệt độ của bạn xuống một chút, nhưng nó không thể giải quyết được. Nó chỉ có thể giúp đỡ, nó chỉ có thể an ủi.
Tôi đã nghe nói về một người hay hút ba điếu thuốc một lúc - đó là nỗi ám ảnh của anh ta. Bây giờ, điều đó gây ngượng ngùng lắm; mọi người sẽ nhìn vào anh ta, điều anh ta đang làm, và anh ta cảm thấy rất bẽn lẽn và xấu hổ. Nhưng điều đó là không thể được, anh ta không thể đừng làm điều đó được, anh ta phải hút theo cách đó thì mới đã; bằng không thì anh ta sẽ còn rất không được thoả mãn.
Anh ta đã cố gắng mọi cách có thể, bất kì điều gì được gợi ý cho anh ta. Chẳng cái gì có tác dụng cả. Thế rồi ai đó gợi ý, "Anh tới nhà phân tâm đi."
Sau một năm làm phân tâm và cả nghìn đô la phí hoài, một người bạn hỏi anh ta, "Phân tâm có giúp ích gì cho anh không?"
Anh ta nói, "Chắc chắn có!"
Nhưng người này không thể tin được điều đó, bởi vì người đó thấy anh ta vẫn hút ba điếu thuốc lá. Thế là người này hỏi, "Nhưng anh vẫn hút ba điếu thuốc cơ mà, cho nên tôi không hiểu làm sao việc phân tâm có ích được cho anh."
Anh ta nói, "Bây giờ tôi không còn xấu hổ nữa! Nhà phân tâm của tôi đã giúp cho tôi hiểu rằng điều này là bình thường. Cái gì sai trong nó nào? Vài người hút một điếu, tôi đã nghe nói về người hút hai điếu, tôi thì hút ba điếu! Khác biệt chỉ là số lượng - và có gì sai trong việc hút ba điếu thuốc đâu? Trong một năm nhà phân tâm của tôi cứ kiên trì nói rằng chẳng có gì sai trong đó cả; bây giờ tôi không cảm thấy xấu hổ nữa. Thực ra, tôi là người duy nhất trên thế giới hút ba điếu thuốc đồng thời! Bây giờ tôi cảm thấy mình siêu đấy."
Phân tâm có thể cho bạn nhiều an ủi. Nó có thể giúp bạn hợp lí hoá, nó có thể giúp bạn bình thường hoá, nó có thể giúp bạn không cảm thấy xấu hổ - nhưng nó không giải quyết được. Nó không thể giải quyết được. Vấn đề chưa bao giờ được giải quyết nếu bạn vẫn còn ở cùng bình diện của sự tồn tại. Đây là cái gì đó rất nền tảng cần được hiểu.
Nếu bạn muốn giải quyết một vấn đề thì bạn phải vươn lên trên bình diện vấn đề đó. Nó không thể được giải quyết trên cùng bình diện. Khoảnh khắc bạn đạt tới bình diện cao hơn, các vấn đề của bình diện thấp hơn đơn giản biến mất. Đó là cách thức của tôn giáo: giúp bạn đi lên cao hơn và cao hơn nữa, cao nữa. Khoảnh khắc bạn đạt tới trạng thái thứ tư, turiya, mọi vấn đề biến mất, tan biến, mất đi ý nghĩa. Không phải là bạn đã tìm thấy giải pháp, không, không phải chút nào - tôn giáo không quan tâm tới các giải pháp. Không giải pháp nào có thể giải quyết cho dù là một vấn đề; nó có thể giúp bạn giải quyết vấn đề này, nhưng nó sẽ tạo ra vấn đề khác. Bản thân giải pháp có thể trở thành vấn đề. Bạn có thể trở thành bị gắn bó quá nhiều và phụ thuộc vào giải pháp này... $ketdoan $modoan
Điều đó xảy ra gần như mọi ngày trong cuộc sống của bạn: bạn ốm, bạn uống thuốc nào đó, nó có tác dụng, và thế rồi bạn trở nên phụ thuộc vào thuốc này; thế rồi bạn đâm nghiện, thế rồi bạn không thể bỏ được thuốc này. Bây giờ thuốc này có hiệu quả phụ của nó - bây giờ chúng bắt đầu hành hạ bạn. Bây giờ để trị chúng bạn sẽ cần thuốc khác... và cứ thế cứ thế mãi. Không có chấm dứt cho điều đó.
Không giải pháp nào có thể thực sự trở thành giải pháp cả. Tôn giáo có cách tiếp cận hoàn toàn khác. Nó không cho bạn giải pháp, nó đơn giản giúp bạn nâng mức độ tâm thức của bạn lên. Tôn giáo là việc nâng tầm tâm thức lên. Nó nâng bạn lên cao hơn vấn đề, nó cho bạn góc nhìn toàn cảnh từ trên cao. Bây giờ bạn đứng trên đỉnh núi nhìn xuống thung lũng... và vấn đề của thung lũng đơn giản là vô nghĩa. Chúng không có ý nghĩa gì với người đang đứng trên đỉnh núi ngập nắng. Chúng đơn giản mất đi mọi sự liên quan.

Câu hỏi thứ năm:
Thưa Thầy kính yêu,
Tôi đã ở đây chín tháng rồi và đang làm sinh ra câu hỏi thứ nhất của tôi.
Hôm nay trong bài giảng thầy nói, "Dục là mệt mỏi..." Với tôi, dục là sự bùng nổ dịu ngọt nhất của âm nhạc, màu sắc, ánh sáng, đầy ắp và bùng ra mọi tế bào thân thể tôi. Nó đang trượt ra khỏi mạng lưới làn da tôi, tan chảy với tình yêu trong cánh tay của Thượng đế, bị mất đi một cách thanh nhã, ra ngoài thời gian, ra ngoài tâm trí - là Thượng đế. Mà những lời này không nói điều đó. Chính những kinh nghiệm này dẫn tôi tới thầy. Tôi thậm chí không có đến một thoáng nhìn về "cái ngu xuẩn của dục". Dục là cội nguồn thảnh thơi sâu lắng nhất của tôi và là năng lượng vô tận, cũng như là phúc lạc cao nhất: cái đối lập với mệt mỏi. Đàn ông có thấy mệt mỏi vì dục hơn đàn bà không, hay tôi còn ở xa mới đi tới được việc vứt bỏ nó? Hay cái gì? Xin thầy bình luận.
Apurna, kinh nghiệm của bạn hoàn toàn hợp thức, nhưng bởi vì nó là cực lạc như vậy, kích động như vậy, bao lâu bạn có thể tiếp tục lặp lại nó được? Sớm hay muộn một khoảnh khắc sẽ tới khi nó trở thành lặp lại, cùng một thứ, và thế rồi nó sẽ bắt đầu mất đi vui vẻ của nó. Khoảnh khắc đó nó trở thành mệt mỏi.
Kinh nghiệm của bạn hoàn toàn hợp thức, nhưng rất giới hạn. Cuộc sống còn nhiều hơn nhiều. Nó bắt đầu trong dục, nhưng nó không kết thúc trong dục. Tôi hoàn toàn sung sướng là bạn đang tận hưởng dục - tận hưởng nó thật nhiều nhất đi khi nó còn kéo dài. Và bạn càng tận hưởng nó, bạn càng sớm bị mệt mỏi vì nó.
Nhưng không cần lo nghĩ về điều đó. Tôi đã trả lời câu hỏi của ai đó rồi, người mệt mỏi về nó. Người đó đã sống tất cả những vui vẻ này, người đó đã chơi với tất cả những trò chơi này. Bạn đang cho những trò chơi này cái tên lớn lao - đây toàn là gấu nhồi bông thôi.  Bạn    thể  gọi  gấu  nhồi  bông  của  mình  là "Thượng đế," và chẳng có gì sai cả... Khi đứa trẻ mang theo con gấu nhồi bông của mình và gọi nó là "Thượng đế" và không thể ngủ được mà không có gấu, điều đó rất thảnh thơi, và nếu bạn lấy con gấu bông đó đi nó trở nên rất căng thẳng! Cho dù con gấu bông bẩn thỉu... mà nó vẫn cứ mang theo mình. Ngay cả bố mẹ cũng cảm thấy xấu hổ bởi vì nếu họ đi nghỉ mà nó mang con gấu bông đó đi theo - bẩn thỉu, bốc mùi... nhưng đứa trẻ không thể sống mà thiếu nó được. Nó là chính cuộc sống của đứa bé. Nhưng rồi một ngày nào đó, hi vọng vậy, nó sẽ mệt mỏi về con gấu và nó sẽ vứt con gấu vào góc nhà và sẽ quên hết về con gấu mãi mãi. $ketdoan $modoan
Thực sự là khó trả lời câu hỏi của bạn, bởi vì câu hỏi của một người là liên quan chỉ với người đó, và câu trả lời tôi đưa ra chỉ liên quan tới người đó. Điều đó không thể là kinh nghiệm của bạn được.
Một hôm tôi đã nói rằng đồng dục là hư hỏng. Lập tức vài bức thư được gửi tới - giận lắm, bởi vì có vài người đồng dục ở đây. Và họ nói, "Thầy đang nói về cái gì vậy? Chúng tôi đã tới đây chỉ bởi vì chúng tôi nghĩ rằng thầy chấp nhận tất cả, rằng thầy không bác bỏ, không lên án điều gì." Tôi đã không lên án. Nhưng câu hỏi và câu trả lời là dành cho một người đặc biệt. Bạn không cần lo nghĩ về nó; nó có thể không liên quan tới bạn.
Với người đồng dục, tính đồng dục là tôn giáo - tôn giáo của người đó - người đó không tin vào dị dục. Người đó nghĩ người dị dục có chút ít hư hỏng, hay ít nhất cũng là những người lạc hậu, rất chính thống... không nên tồn tại thêm nữa, không còn đương đại nữa - họ đang nói những điều vô nghĩa gì thế nhỉ?
Với người dị dục, người đồng dục dường như rất hư hỏng, thú tính, thậm chí còn thấp hơn con vật. Và với người đồng dục, người dị dục mang thú tính, bởi vì đồng dục là phát minh của con người, con người cao siêu. Con vật không đồng dục - ít nhất không trong trạng thái hoang dã của chúng. Vâng đôi khi trong vườn thú cũng có, chúng trở nên bị ảnh hưởng bởi con người, chúng học từ con người. Nhưng trong hoang dã chúng không đồng dục.
Cho nên đồng dục là cái gì đó đặc biệt mà con người đã phát minh ra. Nó là hiện tượng xác định. Cũng như Aristotle nói con người là sinh linh hợp lí hoá, người đồng dục nói con người là sinh linh đồng dục - chỉ con người có năng lực vươn lên tầm cao như vậy. Dị dục rất bình thường: chó làm điều đó... nó chẳng có gì đặc biệt cả! Người ta không nên ba hoa về nó.
Hai con lạc đà tiến dần nhau trong sa mạc, những người cưỡi chúng ăn vận hệt nhau trong bộ quấn sooc dài quá cỡ Bermuda và đội mũ cát. Họ tạm dừng lại, và những người cưỡi lên tiếng - bằng thứ nhấn giọng tiếng Anh quá đáng:
"Nói tiếng Anh chứ?" "Tất liên rồi."
"Làm văn phòng ngoại quốc à?" "Chụp ảnh phim."
"Oxford à?" "Cambridge."
"Đồng dục không?" "Chắc chắn không!" "Đáng thương!"
Và hai con lạc đà tiếp tục những con đường rời xa nhau ngang qua sa mạc.
Tôi phải nói cho nhiều loại người - lạc đà có đó. Cho nên nếu đấy không phải là câu hỏi của bạn, đừng bị bận tâm với câu trả lời của tôi, quên hết nó đi. Nó liên quan tới ai đó khác, người chín muồi hơn bạn nhiều...

Câu hỏi cuối cùng:
Thưa Thầy kính yêu,
Lời cuối cùng của thầy là gì trước khi thầy đi khỏi thế giới này?
Điều đó làm tôi nhớ tới câu chuyện mà George Gurdjieff hay kể cho các đệ tử thân cận nhất. Câu chuyện này là về một thầy vĩ đại trong quá khứ, vị phật, ông này có một tín đồ tay phải, tự chỉ định, một tín đồ trung thành hết năm nọ tới năm kia. Và khi thầy đang trong phòng của mình trên giường chờ chết, mọi tín đồ đều im lặng chờ đợi trước cửa mà không biết phải làm gì và không thể tin được rằng thầy huyền môn của họ đã thực sự chết.
Cuối cùng, tĩnh lặng buồn bã, mọi người nghe thấy tiếng nói yếu ớt của thầy gọi tên tín đồ tay phải của mình, và mọi tín đồ đều chăm chú nhìn anh ta khi anh ta đi tới cánh cửa phòng thầy. Khi anh ta tới nắm đấm cửa anh ta liếc nhìn các khuôn mặt đồng môn quanh mình và hình dung ra sự ghen tị và kính trọng của họ với mình vì là người duy nhất được gọi tới bên thầy trong những khoảnh khắc cuối cùng của thầy. Anh ta đã tưởng tượng sau cái chết của thầy anh ta sẽ dần nổi lên thế nào từ căn phòng này như một thủ lĩnh mới của hệ thống, một Peter-of-the-Rock thực sự.
Một cách yên tĩnh, anh ta đi vào căn phòng tối và từ từ tới và quì bên cạnh giường. Thầy già gật đầu bảo anh ta tới gần hơn, và anh ta nghiêng người ghé tai vào mồm của ông già, và thầy thì thào, "Đéo mày."

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét