CHƯƠNG 1. AN NINH CỦA BẤT AN
Người đó là thức tỉnh.
Thắng lợi là của người đó.
Người đó đã chinh phục thế giới.
Làm sao người đó có thể lạc đường
Người ở ngoài con đường?
Mắt người đó mở.
Chân người đó tự do.
Ai có thể theo sau người đó?
Thế giới không thể cải tạo người đó hay dẫn người đó đi lạc lối,
Lưới độc của ham muốn không thể bắt người đó.
Người đó là thức tỉnh!
Các thần dõi theo người đó.
Người đó là thức tỉnh
Và tìm thấy vui vẻ trong tĩnh lặng của thiền và trong dịu ngọt của buông xuôi.
Được sinh ra là khó,
Được sống là khó,
Nghe về con đường còn khó hơn,
và vươn lên, đi theo và thức tỉnh là khó.
Vậy mà giáo huấn là đơn giản.
Làm điều phải.
Hãy thuần khiết.
ở cuối con đường là tự do.
Dầu vậy, kiên nhẫn.
Nếu ông làm tổn thương hay đau lòng người khác,
Ông đã không học được sự tách rời.
Đừng xúc phạm bằng lời hay bằng hành động.
Ăn điều độ.
Sống trong tim ông.
Tìm tâm thức cao nhất.
Phật Gautama đang nói hôm nay về chính tinh hoa của phật tính: chiều cao của phật tính và chiều sâu của nó, niềm vinh quang và sự duyên dáng, tự do vô cùng mà nó đem tới, ánh sáng mà nó toả ra, tình yêu, vui vẻ, phúc lạc, thức tỉnh. $ketdoan $modoan
Những lời kinh này là hiếm hoi - hiếm hoi nhất trong những lời kinh hiếm hoi, bởi vì Phật đang mở trái tim riêng của ông ấy cho bạn. Ông ấy đang mời bạn trở thành khách trong cốt lõi bên trong nhất của ông ấy. Ông ấy đang tiết lộ, bằng những lời đơn giản, hương thơm đã xảy ra cho ông ấy và điều đó là có thể cho bạn nữa - bởi vì từng con người được sinh ra đều là vị phật.
Chừng nào người ta chưa trở thành vị phật, người ta không sống và người ta không biết cuộc sống là gì. Người ta đã mơ tất nhiên - mơ cả nghìn lẻ một thứ - nhưng người ta đã ngủ. Và dù bạn mơ giấc mơ đẹp hay giấc mơ xấu điều đó không thành vấn đề. Đến buổi sáng của phật tính, tất cả những giấc mơ đó, cả tốt lẫn xấu, dịu ngọt và cay đắng, mơ vàng và ác mộng, sẽ được biết là giả, ảo tưởng. Đó là tự lừa dối, và năng lực tự lừa dối mình là khổng lồ. Thận trọng về nó! Người ta thậm chí có thể mơ rằng người ta thức tỉnh, người ta thậm chí có thể mơ rằng người ta đã trở thành vị phật. Đó là thủ đoạn tối thượng mà tâm trí có thể giở trò với bạn.
Chuyện đã xảy ra ở Baghdad:
Một người được đưa tới vua Hồi giáo, bởi vì người này đã tuyên bố rằng mình là sứ giả mới của Thượng đế. Nhà vua bực dọc, cáu kỉnh, và ông ta nói, "Ngươi phải điên rồi, bởi vì Mohammed là sứ giả cuối cùng của Thượng đế và sẽ không có người nào khác tới nữa. Sứ giả đã tới trong Koran. Ừ, trước Mohammed đã có các thông điệp khác, nhưng tất cả các thông điệp đó đều là mảnh mẩu bởi vì con người chưa sẵn sàng và chưa chín chắn. Mohammed đã mang tới thông điệp đầy đủ; bây giờ sẽ không có thông điệp nào khác trên thế giới. Ngươi tự nhận biết đi; bằng không ngươi sẽ phải chịu khổ vì điều đó!"
Người này bị tống vào nhà tù trong bẩy ngày, bị tra tấn, đánh đập, bỏ đói. Sau bẩy ngày nhà vua tới.
Người này bị trói vào cột trụ, đầy mình thâm tím, bị thương. Nhà vua nói, "Bây giờ ngươi phải nhận biết đi. Bây giờ ngươi nói gì?"
Người này cười và nói, "Mọi tra tấn và mọi đau khổ đã giáng lên ta đơn giản chứng tỏ rằng ta thực sự là sứ giả, bởi vì khi Thượng đế phái ta tới thế giới này ngài đã cảnh báo ta rằng 'Sứ giả của ta bao giờ cũng bị hành hạ.' Và ta đã hoài nghi, 'Tại sao mọi người không tra tấn ta nếu ta là sứ giả thực?' Ông đã chứng minh điều đó! Thượng đế là đúng, không cần hoài nghi."
Nhà vua đâm ra lúng túng - phải nói gì với người điên này? Nhưng bỗng nhiên một người khác cũng bị trói vào một cái cột khác bắt đầu cười như điên dại. Nhà vua hỏi anh ta, "Sao ngươi cười?"
Người này nói, "Thằng cha kia là kẻ lừa đảo - bởi vì bản thân ta là Thượng đế, và ta chưa bao giờ phái người này tới thế giới làm sứ giả của ta!"
Người đó đã bị tù từ một tháng trước, cứ tuyên bố mình là Thượng đế.
Người Mô ha mét giáo rất cuồng tín; họ không thể cho phép được - đôi khi ngay cả điều đó là chân lí cũng không được. Khi al-Hillaj Mansoor tuyên bố, "Ana'l haq! - Ta là bản thân Thượng đế!" điều đó là chân lí, ông ấy không mơ. Nhưng ông ấy bị đóng đinh. Khi Sarmad, một nhà huyền môn Sufi khác, tuyên bố, "Ta là Thượng đế!" đầu ông ấy bị chặt liền. Và những người này không mơ. Nhưng rất khó cho người ngoài quyết định được ai đang mơ, ai đã phát điên, ai đang tưởng tượng, và ai đang tuyên bố chân lí. Bởi vì đôi khi người mơ tin vào giấc mơ của mình, tin tuyệt đối, cho nên niềm tin chẳng thế chứng minh được cái gì. Nó có thể chỉ là trò bản ngã. $ketdoan $modoan
Lừa dối cuối cùng mà tâm trí có thể giở trò với bạn là nói với bạn, "Sao mình phải bận tâm không cần thiếy làm gì? Mình là vị phật mà!" Và tôi muốn bạn nhận biết về điều đó, bởi vì điều này sẽ xảy ra cho nhiều người. Mọi người có thể tin vào bất kì cái gì.
Mới hôm nọ một người đã viết một bức thư cho tôi nói, "Tôi muốn trở thành sannyasin, nhưng tôi hơi sợ bởi vì tôi biết rằng tôi là Judas và tôi sẽ chứng tỏ là Judas với thầy." Mọi người có thể tin họ là Christ, họ có thể tin họ là Judas. Và người đó phải tin điều đó thực sự sâu sắc.
Tôi đã gửi cho anh ta một thông điệp rằng "Bạn có thể trở thành sannyasin. Tôi đã có nhiều Judas khác, cho nên điều đó đâu có tạo ra khác biệt gì? Một người nữa được đón chào!" Jesus chỉ có mỗi một Judas: tôi có nhiều, và có nhiều là tốt hơn - có một có thể chứng tỏ là nguy hiểm. Nếu bạn có nhiều Judas, trước hết họ sẽ phải cạnh tranh với nhau. Năng lượng của họ sẽ bị phí hoài trong họ. Họ sẽ tranh đấu với nhau; họ sẽ phản bội nhau trước. Và Judas có thể phản bội Jesus bởi vì Jesus chỉ có mười hai đệ tử; tôi có một trăm nghìn đệ tử.
Tôi không thể chăm nom quá nhiều xem ai là Judas và ai là không; và tôi không cần, bởi vì bất kì điều gì xảy ra đều là ý chí của Thượng đế. Nếu một Judas được cần tới thì người đó phải tới, đó là cách Thượng đế muốn nó là vậy. Nhưng tâm trí bạn có thể giở thủ đoạn với bạn. Bạn không thể là không ai được - nếu bạn không thể là Christ, ít nhất bạn có thể là Judas. Bạn không thể chấp nhận sự kiện vô danh.
Và điều đó là rất nền tảng - yêu cầu cơ bản đầu tiên, để đi vào trong thế giới của tôn giáo: chấp nhận bản thân mình là vô danh, cứ dường như bạn không có tên, không hình dạng, không căn cước. Thế thì tâm trí không thể lừa được bạn. Thế thì tâm trí không thể cám dỗ được bạn vào ý niệm nào đó, vào tưởng tượng nào đó.
Phật đang nói về điều xảy ra khi một người trở nên thức tỉnh. Người thường là ngủ, mọi người đều ngủ. Bất kể tôn giáo, quốc gia, giống nòi, trên một điểm họ tất cả đều đồng ý: họ tất cả đều đang ngủ say - mơ những giấc mơ khác nhau, nhưng ngủ là một. Khác biệt của mơ không tạo ra khác biệt cho phẩm chất của ngủ. Người này mơ giấc mơ Ki tô giáo, người kia mơ giấc mơ Do Thái, người khác mơ giấc mơ Hindu, vân vân và vân vân, nhưng mơ không thể thay đổi được tâm thức của bạn. Thực ra chúng là cản trở.
Giấc ngủ phải bị phá vỡ, giấc ngủ phải bị làm tan tành; bằng không bạn không biết mình là ai, bạn không biết mình đang làm gì. Bạn không biết mình từ đâu tới, bạn không biết mình đang đi đâu. Bạn không biết mình đang nói gì và mình đang làm gì, cho bản thân mình và cho người khác. Bạn là ngẫu nhiên. Bạn giống như mẩu gỗ trôi giạt nhờ gió mù quáng - không có định mệnh. Gió thổi bạn từ bờ này sang bờ kia, nhưng bạn không phải là người chủ của bản thể riêng của mình. Bạn là nô lệ, nô lệ của các lực mù quáng.
Điều đầu tiên cần được làm là thoát ra khỏi giấc ngủ của bạn.
Phật nói... lời kinh đầu tiên:
Người đó là thức tỉnh.
Ông ấy đang định nghĩa phật tính, hay bạn có thể gọi nó là christ tính; cũng cùng là một cả. Phật và Christ là đồng nghĩa. $ketdoan $modoan
Người đó là thức tỉnh. Đó là phẩm chất tinh tuý nhất: người đó không còn ngủ nữa, người đó không còn mơ. Người đó không có ý nghĩ, không kí ức, không tưởng tượng. Người đó hoàn toàn im lặng và tỉnh táo. Im lặng của người đó không phải là im lặng chết, lạnh lẽo; im lặng của người đó tỉnh táo, ấm áp, sống động.
Người đó là thức tỉnh: bạn thì không - bạn đầy những đồ đồng nát thế. Chừng nào bạn còn chưa trở nên trống rỗng các đồ đồng nát bạn sẽ không thức tỉnh. Và bạn cứ làm cùng những điều lặp đi lặp lại, bạn cứ lặp lại. Bạn đi theo vòng tròn, chưa bao giờ thấy ra sự kiện là bạn vận hành như người máy, như cái máy.
Truyền thuyết kể rằng vào thời của Roma cổ đại một chỉ huy được gọi tham gia chiến tranh đã khoá cô vợ trẻ đẹp của mình bằng một chiếc thắt lưng khoá trinh và đưa chìa khoá cho người bạn thân nhất của mình với lời nhắc nhở, "Nếu tôi không trở về sau một năm, dùng chìa khoá này. Với anh, anh bạn thân của tôi, tôi tin cậy nó."
Thế rồi anh ta phi nước đại vào cuộc chiến. Cách xa nhà mười dặm anh ta nghe thấy tiếng lộp cộp vó ngựa đằng sau mình và anh ta đợi. Bạn anh ta đang trên lưng ngựa phi tới nói, "Anh đưa tôi nhầm chìa khoá rồi!"
Con người vô ý thức sâu thế!
Một đôi say khướt trong quán rược bắt đầu nói về dục. "Này," người thứ nhất nói, "anh đã bao giờ uống say tới mức anh hôn rốn của gái điếm không?"
"Đồ say xỉn!" bạn anh ta trả lời.
Quan sát cuộc sống của bạn và bạn sẽ tuyệt đối đồng ý với anh ta: "Đồ say xỉn!" Bạn đã từng làm gì? Bạn có thể nói bạn đã sống cuộc sống của mình với nhận biết không? Bạn có thể nói hành động của bạn có phẩm chất của nhận biết không? Ai đó xúc phạm bạn: bạn đáp ứng lại hay phản ứng lại? Nếu bạn phản ứng, bạn ngủ; nếu bạn đáp ứng, bạn thức.
Và khác biệt giữa phản ứng và đáp ứng là gì? - khác biệt là lớn.
Có lần Phật bị vài người xúc phạm rất nặng nề. Họ quát tháo ông ấy, nói đủ mọi loại từ bẩn thỉu với ông ấy, và ông ấy đứng đó nghe họ một cách toàn bộ nhất có thể được.
Sau vài phút họ cảm thấy thất vọng, bởi vì ông ấy đã không nói gì cả, và một người trong số họ hỏi, "Ông điếc hay là sao vậy? Sao ông không trả lời?"
Phật nói, "Ta đang trả lời đấy, nhưng câu trả lời của ta là đáp ứng, không phải phản ứng."
Một cách tự nhiên họ hỏi, "Khác biệt giữa phản ứng và đáp ứng là gì?"
Và Phật nói, "Ngồi xuống và ta sẽ giải thích điều đó cho các ông."
Và kẻ thù biến thành đệ tử! Họ lắng nghe Phật, ngồi im lặng; lắng nghe điều ông ấy nói. Họ được cải tâm. Phật nói, "Nếu các ông mà tới từ mười năm trước, khi ta còn ngủ như các ông đây, ta đã phản ứng. Các ông đã nhấn nút của ta."
Khi bạn nhấn nút và quạt quay, đó không phải là đáp ứng; đó là phản ứng, nó mang tính máy móc. Khi bạn nhấn nút và đèn bật lên hay tắt đi, đó là phản ứng không phải đáp ứng. Đèn, quạt, hay bất kì máy móc nào khác, không có tự do chọn lựa; nó đơn giản phản ứng. Đáp ứng nghĩa là chọn lựa, đáp ứng nghĩa là "được chọn lựa có ý thức." $ketdoan $modoan
Phật nói, "Mười năm trước nếu các ông đã nói những lời này ta sẽ chặt đầu các ông - ta thường mang gươm theo mình. Nhưng bây giờ ta thức tỉnh. Ta nghe lời các ông và ta cảm thấy từ bi sâu sắc cho các ông - rằng các ông đã tự hành hạ các ông một cách không cần thiết. Các ông không thể buộc ta làm điều gì đó được - ta không phải là máy, bây giờ ta là người. Các ông không thể buộc ta làm cái gì cả; ta hành động từ chọn lựa riêng của ta. Do đó nó không phải là phản ứng, nó là hành động, và hành động là đáp ứng. Ta nhìn toàn thể tình huống, thế rồi từ ý thức của mình ta hành động. Tại khoảnh khắc này ta cảm thấy từ bi thế với các ông, tiếc cho các ông thế, rằng ta không thể nói cùng ngôn ngữ mà các ông đang nói với ta."
Người đang ngủ thì phản ứng; người đó không biết gì về hành động cả. Và phản ứng là trói buộc: nó trói bạn vào nhà tù mới, xiềng xích mới. Đáp ứng bắt nguồn từ tự do, do đó nó đem tới nhiều tự do hơn. Phản ứng bắt nguồn từ quá khứ; hành động của bạn tương ứng với kí ức của bạn, có sẵn bằng kinh nghiệm, ước định của bạn. Bạn phản ứng không với hiện tại, không trong hiện tại. Bạn không phản xạ tình huống thực như nó đang đấy; bạn cứ diễn giải nó theo quá khứ của mình, theo kinh nghiệm quá khứ của mình.
Người thức tỉnh giống như tấm gương: người đó phản xạ cái đang trong hoàn cảnh. Người đó là thức tỉnh.
Thắng lợi là của người đó.
Người đó đã chinh phục thế giới.
Và Phật nói: Chính chỉ bởi thức tỉnh mà người ta mới trở nên thắng lợi; không phải bởi chinh phục thế giới mà bởi chinh phục vô ý thức của người ta.
Chỉ có hai loại người trên thế giới: kiểu Alexander Đại đế và kiểu Phật. Có cả triệu người... thực ra chín mươi chín phẩy chín phần trăm mọi người thuộc về kiểu Alexander - các Alexander tiểu và Alexander đại, nhưng toàn là là Alexander. Mọi người đều cố gắng chinh phục thế giới theo cách riêng của mình, đại hay tiểu, qua tiền, quyền, danh. Và mọi người đều mang ham muốn sâu sắc, khao khát lớn lao để thành công một ngày nào đó trong việc trở thành người nổi tiếng nhất trên thế giới, người quyền lực nhất trên thế giới. Đây là kiểu Alexander, kiểu hướng ngoại, kiểu trần tục; người đó tích luỹ tiền bạc, của cải, nhưng người đó đánh mất linh hồn mình.
Và có rất hiếm, rất ít người trên thế giới thuộc vào kiểu Phật, người không còn quan tâm tới thế giới này, người có toàn thể mối quan tâm vào việc tự hiểu mình, vào việc trở nên nhận biết hơn về thực tại họ đang là.
Đây không phải là những kiểu người cố định, họ linh động. Bất kì ai thuộc vào loại Alexander cũng đều có thể chuyển sang loại là vị phật. Và tất cả chư phật, trong quá khứ của họ, đều đã thuộc về loại Alexander, và tất cả những người là Alexander bây giờ có thể trở thành chư phật một ngày nào đó. Điều đó tất cả đều phụ thuộc vào bạn; chọn lựa có ý thức, có chủ định là cần: rằng bạn chuyển năng lượng của mình từ hướng ngoại sang hướng nội, rằng bạn trở nên quan tâm nhiều hơn tới thực tại bên trong, rằng bạn trở nên quan tâm nhiều tới chủ thể của mình hơn là vào đối thể. Bạn bắt đầu di chuyển, chìm sâu vào lãnh địa bên trong của mình để tìm ra trung tâm của bản thể mình.
Và điều kì diệu là, khoảnh khắc bạn tìm thấy trung tâm của bản thể mình, bạn đã tìm thấy trung tâm của toàn thể sự tồn tại - bởi vì chỉ có một trung tâm thôi; trung tâm của tôi và trung tâm của bạn không phải là hai trung tâm. Bất kì ai đi vào trong cũng đều đi tới cùng trung tâm này. Ở ngoại vi chúng ta là những người khác nhau; ở trung tâm chúng ta là một. $ketdoan $modoan
Người đó là thức tỉnh. Thắng lợi là của người đó. Và Phật nói: Người chinh phục thực sự không phải là người đã chinh phục thế giới mà là người đã chinh phục bản thân mình. Người đó đã chinh phục thế giới nữa, không theo cách thấy được mà theo cách rất, rất không thấy được. Người đó trở thành người chủ.
Phật tới một thị trấn. Vua của thị trấn này ngần ngại đón tiếp ông ấy, bởi vì vua nói, "Ta là đại vương còn ông ta chỉ là kẻ ăn xin."
Nhưng tể tướng của nhà vua - một ông già, một người trí huệ - cứ khăng khăng rằng, "Hoặc là bệ hạ tới đón Phật hoặc chấp nhận từ nhiệm của hạ thần."
Điều này là quá đáng, bởi vì ông già đó tuyệt đối cần cho vương quốc. Nhà vua hoàn toàn phụ thuộc vào ông già này và lời khuyên của ông ấy; nhà vua không thể để mất ông ấy được. Vua nói, "Nhưng tại sao? Tại sao khanh cứ khăng khăng thế? Ông ta chỉ là kẻ ăn xin, và ta là vua!" Tể tướng nói, "Nói thẳng ra thì ông ấy là vua còn bệ hạ là kẻ ăn xin! Hoặc bệ hạ tới cùng thần để đón ông ấy hoặc bệ hạ chấp nhận việc từ nhiệm của thần, bởi vì thần không thể phục vụ cho người ngu như vậy, người không thể thấy ra một sự kiện đơn giản: Phật là người chinh phục thực cả thế giới. Bệ hạ sở hữu cái gì nào? - vài thứ thôi; chúng sẽ bị lấy đi khi cái chết tới. Nhưng cái ông ấy sở hữu, không ai có thể lấy đi được, ngay cả cái chết cũng không thể. Ông ấy đã chinh phục được bản thân ông ấy, và chinh phục bản thân mình là chinh phục cả thế giới." Nhà vua trẻ phải đi đón Phật. Khi ông ta cúi mình trước Phật, Phật nói, "Không cần cúi lạy người ăn xin!"
Nhà vua rất choáng: "Làm sao ông ấy lại biết?" Trong choáng váng đó mắt nhà vua được mở ra. Nhà vua nhìn Phật: cái duyên dáng đó, cái đẹp đó, cái im lặng đó, ánh sáng đó, tình yêu đó - ông ta chưa bao giờ thấy nó ở bất kì đâu khác. Ông ta lại cúi mình lần nữa.
Phật nói, "Bây giờ điều đó là đúng, bây giờ điều đó là từ trái tim của ông! Bằng không ông mới chỉ theo lời khuyên của tể tướng thôi. Bây giờ ông mới thực cúi mình bởi vì ông đã thấy ta."
Hiếm khi tìm ra vị phật và còn hiếm hơn nữa là nhận ra ông ấy, bởi vì bạn cứ nhìn bằng đôi mắt cũ của mình, bằng tâm trí cũ, ngu xuẩn của mình. Tâm trí ngu xuẩn của bạn không có khả năng thấy phật tính. Nó chỉ có thể thấy sự vật; nó không thể thấy cái phi vật chất, cái huyền bí. Nó chỉ có thể thấy cái thô thiển, không thấy cái tinh tế.
Một đêm thứ sáu Bob về nhà sớm hơn thường lệ và ngạc nhiên cô vợ hấp dẫn đang trong giường cùng với người đàn ông khác. Phát rồ, anh ta chộp lấy khẩu súng lục vẫn giấu trong chạn bát đĩa và bắn hai người yêu tới chết.
Anh hàng xóm cạnh nhà, Jim, đang thảo luận về thảm kịch này với vài người bạn vài ngày sau đó. Jim nói, "Ồ, sau rốt, điều đó vẫn không phải là điều tồi tệ nhất có thể đã xảy ra."
Những người khác nhảy lên anh ta. "Anh ngụ ý gì thế? Hai người chết, và Bob có thể bị tử hình!"
Jim đáp, "Thế này, tôi vẫn nói điều đó có thể đã là tồi tệ thôi. Giá mà Bob về sớm vào đêm thứ năm, tôi đã chết rồi!" $ketdoan $modoan
Con người sống trong vô ý thức thế. Người đó cứ làm những điều do vô ý thức xui khiến. Người đó không là người chủ của linh hồn riêng của mình.
Người đó không biết ham muốn nảy sinh từ đâu; chúng đơn giản chiếm hữu người đó. Và khi người đó bị ham muốn chiếm hữu, người đó hoàn toàn bất lực.
Vị phật là thức tỉnh, thức tỉnh với tất cả những điều đang xảy ra trong bản thể mình; tỉnh táo tới mức không cái gì có thể chiếm hữu được ông ấy, tràn đầy ánh sáng tới mức không bóng tối nào có thể đi vào trong bản thể riêng của ông ấy. Ông ấy sống trong ánh sáng đó, ông ấy sống với nhận biết đó. Mọi chuyển động của ông ấy, mọi hành động của ông ấy, đều bắt nguồn từ ý thức này. Do đó không bao giờ có ăn năn trong vị phật. Ông ấy không bao giờ nhìn lại; chẳng có vấn đề gì. Từng thứ ông ấy đã làm, ông ấy đều làm một cách toàn bộ và hoàn hảo.
Bạn bao giờ cũng phải nhìn lại, bởi lí do đơn giản là bạn bao giờ cũng bộ phận, mảnh mẩu. Chỉ một phần của bản thể bạn tham gia vào, và bạn làm mọi thứ theo cách bạn không toàn bộ trong nó, chưa bao giờ toàn thể trong nó. Về sau bạn bắt đầu nghĩ, "Mình đáng phải làm điều đó chứ," hay "Mình đáng phải làm điều này," hay "có thể có cách tốt hơn để làm nó mà." Bạn bắt đầu ăn năn, bạn bắt đầu thấy mặc cảm. Hành động của bạn không đầy đủ thế, đó là lí do tại sao có bứt rứt này. Khi hành động nào đó được thực hiện với tính toàn bộ của bạn, khi bạn là toàn bộ trong nó, thế thì một khi bạn ra khỏi nó, bạn ra khỏi nói một cách toàn bộ.
Nhớ luật nền tảng này: nếu bạn ở bên trong cái gì đó một cách toàn bộ, bạn có thể ở ngoài nó một cách toàn bộ. Nếu bạn không toàn bộ trong nó bạn sẽ vẫn còn bị dính líu tới nó ngay cả khi thời gian là quá khứ; ngay cả khi ngày của nó đã qua rồi bạn sẽ vẫn còn dính líu vào trong nó. Phần nào đó của bạn sẽ cứ níu bám lấy quá khứ, và bạn bao giờ cũng cảm thấy khổ. Bất kì cái gì bạn chọn, khổ nhất định theo sau, bởi vì sớm hay muộn bạn sẽ nhận ra rằng bạn có thể đã làm tốt hơn.
Nhưng con người của nhận biết biết rằng không thể có khả năng nào cho việc làm nó tốt hơn được. Thế thì phỏng có ích gì mà nhớ nó? Người đó không nhớ quá khứ. Không phải là người đó không có kí ức - người đó có kí ức rõ ràng hơn bạn có - nhưng kí ức đó chỉ là chỗ nhớ im lặng. Nếu người đó cần nó, kí ức đó có thể được dùng, nhưng người đó không là nô lệ cho kí ức.
Và người đó chưa bao giờ nghĩ về tương lai. Người đó chưa bao giờ diễn tập cho tương lai, bởi vì người đó biết rằng "Bất kì cái gì xảy ra, mình bao giờ cũng sẽ ở đó với tính toàn bộ của mình. Nhiều hơn điều đó là không thể được." Cho nên người đó đơn giản hành động một cách tự phát, không kí ức nào, không phóng chiếu tương lai. Hành động của người đó là toàn bộ và của hiện tại - và hành động mang tính toàn bộ và của hiện tại đem tới tự do.
Làm sao người đó có thể lạc đường
Người ở ngoài con đường?
Mắt người đó mở.
Chân người đó tự do.
Ai có thể theo sau người đó?
Làm sao người đó có thể lạc đường, người ở ngoài con đường? Bằng việc trở nên nhận biết đầy đủ bạn được tự do với mọi con đường, mọi phương pháp, mọi kĩ thuật. Tất cả các kĩ thuật và phương pháp đều chỉ đem bạn tới con đường - con đường dẫn vào bên trong. Nhưng một khi bạn đã đạt tới cốt lõi bên trong nhất của mình, không phương pháp, không kĩ thuật, không đường nào được cần cả. Bạn đã đi ra ngoài, bạn đã siêu việt lên trên tất cả. Bây giờ bạn không thể đi lạc lối được. Làm sao bạn có thể đi lạc lối nếu không có đường? Bây giờ bạn không thể làm cái gì sai được. Nếu không có phương pháp, làm sao bạn sẽ làm cái gì sai được? Làm sao người đó có thể lạc đường, người ở ngoài con đường?
Đó là trạng thái của vị phật. Ông ấy không thể tụt khỏi trạng thái đó được, bởi vì nó không phải là cái gì đó như thành tựu; nó là bản thể tự nhiên, tự phát của bạn. Một khi được biết tới nó vĩnh viễn là của bạn. Cho dù bạn muốn thoát khỏi nó bạn cũng không thể làm được.
Con mắt người đó mở. Nhớ lấy, Phật không nói: Đôi mắt người đó mở. Ông ấy nói: Con mắt người đó mở. Chúng ta có hai mắt; hai mắt này nhìn ra ngoài. Để nhìn vào thế giới khách quan chúng ta cần hai mắt, bởi vì thế giới khách quan là thế giới của nhị nguyên. Nhưng có một mắt nữa nhìn vào bên trong; hai mắt của bạn nhìn vào bên trong trở thành một. Do đó mới có ý niệm về con mắt thứ ba.
Con mắt thứ ba chỉ là ý niệm siêu hình, nhưng có ý nghĩa lớn lao - một biểu dụ. Không phải là thực ra có con mắt thứ ba đâu, rằng nếu bạn mổ sọ mình ra bạn sẽ thấy con mắt thứ ba bên trong - không. Nhưng có sự sáng suốt mà không thể chia thành hai được; nó là duy nhất, độc nhất, nó là một. Do đó Phật nói: Con mắt người đó mở. Không phải là "đôi mắt" mà "con mắt"; người đó có thể nhìn vào bên trong.
Và lần nữa ông ấy nói: Chân người đó tự do. Không phải đôi chân người đó, bởi vì vấn đề không phải là đi ra ngoài mà đi vào trong.
Trong thế giới bên trong, mọi thứ đều là một; trong thế giới bên ngoài, mọi thứ đều là hai.
Ai có thể đi theo người đó được? Bạn không thể đi theo vị phật được; bạn có thể hiểu ông ấy. Bạn có thể học nhiều từ vị phật, nhưng bạn không thể đi theo ông ấy được. Bạn không thể là tín đồ mù quáng của ông ấy; bạn không thể đơn giản nói, "tôi tin."
Có vài người, đặc biệt ở Ấn Độ, người tới tôi và nói, "Chúng tôi không cần thiền nào cả - chúng tôi tin vào thầy. Chúng tôi không cần đi vào trong bất kì nhóm trị liệu nào - chúng tôi tin cậy rằng ân huệ của thầy là đủ." Bây giờ những người này đang dùng những lời lẽ hay ho, nhưng họ đang tự lừa dối mình.
Phật đã nói: Chư phật có thể chỉ ra con đường, nhưng ông phải đi nó theo cách riêng của ông. Không ai khác có thể bước đi hộ ông và không ai khác có thể nhìn hộ ông. Ông sẽ phải tự mình nhìn vào bản thể bên trong của mình. Ở đó, tại cốt lõi bên trong nhất của mình, ông sẽ phải đi một mình, tuyệt đối một mình.
Nhưng bạn có thể học được nhiều từ sự hiện diện của vị phật. Bạn có thể thấm đẫm tâm linh của ông ấy, bạn có thể bắt đầu đập rộn ràng cùng năng lượng của ông ấy. Bạn có thể hoàn toàn im lặng trong hiện diện của ông tới mức sự hiện diện của ông ấy trở thành việc biến đổi lớn lao cho bạn. Nhưng chung cuộc bạn phải đi vào bên trong một mình; ở đó, không ai có thể đi cùng bạn được. $ketdoan $modoan
Phật đã nói: Chư phật giống như chim bay trên trời – họ không để lại dấu chân nào. Bạn không thể đi theo họ được, bạn không thể theo sau họ được. Bạn không thể đơn giản nói, "Tôi tin vào Phật, tôi tin vào từ bi của ông ấy, và thế là đủ." Không, điều đó là không đủ. Tin tưởng là không đủ; chỉ việc biết mới có thể đem tới tự do. Tin tưởng đem tới tù túng - mọi tin tưởng đều đem lại tù túng.
Thế giới không thể cải tạo người đó hay dẫn người đó đi lạc lối,
lưới độc của ham muốn không thể bắt người đó.
Một khi bạn đã trở nên thức tỉnh tại trung tâm của bản thể mình, thế thì vài điều trở thành không thể được. Thế giới không thể cải tạo người đó...
Toàn thế giới với tất cả những cám dỗ, dụ dỗ của nó, là tuyệt đối bất lực trong việc gây ấn tượng lên vị phật. Ông ấy vẫn còn định tâm, ông ấy không thể bị làm sao lãng. Sao lãng là có thể chỉ khi bạn ngủ. Trong ngủ bạn có thể quyết định không bị sao lãng, nhưng bạn sẽ bị sao lãng. Trong ngủ bạn có thể quyết định, "Mình sẽ không làm điều này," nhưng bạn sẽ phải làm nó.
Trong ngủ, bao nhiêu lần bạn đã quyết định không giận nữa? Nhưng khi cơ hội nảy sinh bạn quên hết tất cả về quyết định của mình; bạn lại giận. Thực ra, trong khi bạn đang quyết định rằng "mình sẽ không giận nữa," ngay cả thế trong khoảnh khắc đó, nếu bạn nhìn sâu xuống, ai đó đang cười đấy, bởi vì ai đó sâu bên dưới biết rằng đây tất cả đều là vô nghĩa, rác rưởi! Và nếu ai đó khác cứ khăng khăng, "Không, bạn đã ra quyết định này nhiều lần trước đây rồi và bạn cứ quên đi quên lại mãi, và tôi nói với bạn rằng bạn sẽ giận nữa đấy," bạn có thể trở nên bực mình tới mức bạn trở nên giận với người đó ngay lập tức - ngay cả điều đó cũng có thể đủ làm cho bạn giận rồi!
Tôi đã nghe:
Một người quá giận, tới mức người đó giết vợ mình và ném con mình xuống giếng. Có lần người đó trở nên giận tới mức người đó đã đốt cả nhà mình. Điều đó là quá đáng! Và về sau người đó hối hận lắm.
Ngẫu nhiên một sư Jaina đi tới chỗ đó. Ông ta đi tới sư Jaina này và ông ta nói, "Xin điểm đạo cho tôi, bởi vì tôi nghĩ rằng tôi sẽ không bao giờ gạt bỏ được giận của mình nếu tôi không thay đổi triệt để cuộc sống của mình."
Bây giờ, việc thay đổi "triệt để" cuộc sống của bạn lại là một cách diễn đạt của giận. Thay đổi triệt để là thay đổi giận. Nhưng sư Jaina này cũng ngủ như người này - ông ta rất sung sướng, ông ta được một đệ tử! Ông ta lập tức điểm đạo cho người này.
Sư Jaina sống trần trụi. Người này lập tức vứt hết quần áo của mình. Thầy giáo này rất ấn tượng. Ông ta nói, "Tôi phải mất năm năm dần dần mới vứt được quần áo của mình. Ông là người hiếm hoi đấy - trong vòng một khoảnh khắc ông đã vứt hết cả quần áo của mình rồi!"
Có một thủ tục trong hệ thống Jaina rằng trước hết bạn giảm quần áo của mình xuống ba, rồi hai, rồi một bộ và cuối cùng bạn mới vứt nốt một bộ đó đi. Đi từ từ, thực hành, để cho bạn không cảm thấy xấu hổ về việc ở trần. Nhưng thứ được thực hành không phải là thứ thực; tất cả những cái được trau dồi đều là giả.
Thầy giáo này rất bị ấn tượng - nhưng thực ra đó cũng là một phần của giận của người này... người có thể đốt nhà mình, người có thể giết vợ mình, người có thể ném con thơ xuống giếng và giết con. Người này có khả năng làm bất kì cái gì! Người này có thể vứt bỏ quần áo và ở trần. Điều đó có vẻ như sự từ bỏ lớn lao - nó chẳng là gì cả. Nếu bạn nhìn sâu xuống dưới, chính giận đang đứng lộn đầu; nó là giận chống lại giận. $ketdoan $modoan
Chẳng mấy chốc người này trở nên rất nổi tiếng. Những người như thế có thể trở nên rất nổi tiếng, bởi vì bất kì điều gì họ làm, họ đều làm với đam mê, với sự mãnh liệt nào đó, với lửa. Người đó nhịn ăn lâu...
Thầy giáo cho người đó cái tên Shantinath - shantinath nghĩa là "Đức an bình " - chỉ để nhắc người đó rằng người đó đã từ bỏ giận, bây giờ an bình phải là phong cách sống của người đó.
Và trong mười năm người đó đã không giận - thậm chí không giận lấy một khoảnh khắc. Thực ra không có nhu cầu, không cơ hội nào nảy sinh. Giận không tới từ trời xanh; nó cần hoàn cảnh nào đó. Vợ người đó không có đó, con người đó không có đó, nhà cửa, gia đình, công việc, mọi người, không ai có đó cả. Và người đó được kính trọng lắm; cả nước đều biết về con người vĩ đại này, mahatma này.
Người đó ở New Delhi. Một trong những người bạn cũ của người đó tới thủ đô, với mục đích kinh doanh nào đó, nhưng khi người đó đi tới biết rằng bạn mình đã ở Delhi và người đó đã trở thành một nhân vật nổi tiếng - cả mảnh đất này tôn thờ người đó - một cách tự nhiên người này muốn tới gặp ông ta và bày tỏ lòng tôn kính. Nhưng sâu bên dưới người này có chút hồ nghi, bởi vì người này đã biết ông ta từ thời thơ ấu của ông ta; người này không thể nào tin được rằng ông ta đã thực sự trở thành "Đức an bình." Ông ta là quỉ hoá thân chứ! Nếu điều đó là có thể - thay đổi như vậy và bất thần như vậy sao? Người này hồ nghi, nhưng thay đổi xảy ra trên thế giới. Người này đi tới.
Người này đã hi vọng rằng con người vĩ đại đó ít nhất cũng nhận ra mình; họ là bạn thời thơ ấu - trong bốn mươi năm họ đã biết lẫn nhau. Nhưng người vĩ đại đã trở nên vĩ đại thế bây giờ, làm sao người đó có thể nhận ra bạn mình? Người đó đã nhận ra - người bạn lập tức biết rằng người đó đã nhận ra mình - nhưng người đó lại không nhìn anh ta. Thực ra, người đó né tránh anh ta; chính việc né tránh đó là chỉ dẫn rằng người đó đã nhận ra anh ta.
Người bạn nghĩ rằng chẳng cái gì đã thay đổi cả - giận bây giờ đã trở thành bản ngã của người đó.
Khi tất cả những người khác đều đã về người bạn còn ở lại đó; anh ta tới gần. Anh ta hỏi, "Thưa ông, tôi có thể hỏi tên ông được không?"
Shantinath, Đức an bình, hơi chút bối rối. Ngu xuẩn làm sao! Tất cả các báo chí đều in ảnh ông ta và tên ông ta. Trên đài phát thanh Toàn Ấn Độ tên ông ta được phát thanh, ông ta được chiếu hình trên truyền hình. Mọi người đều biết về ông ta, ông ta là một cái tên quen thuộc nơi cửa miệng, và kẻ ngu này lại hỏi tên ông ta! Nhưng ông ta không biểu lộ cái gì trên khuôn mặt mình. Ông ta đơn giản nói, "Tên tôi là Shantinath."
Vài đối thoại siêu hình nào đó tiếp theo, và người này lại hỏi, "Thưa ông, tôi lại quên mất tên ông rồi. Tên ông là gì vậy?"
Bây giờ lửa đã tới mắy của ông mahatma này! Nhưng dẫu vậy ông ta vẫn cố gắng kiểm soát, qua khuôn mặt đang đỏ lên. Ông ta nói, "Ta đã nói với ông rồi. Ông dường như là thằng ngốc! Ông không thể hiểu được cái tên đơn giản này sao? Tên ta là Shantinath!"
Lại chút ít thảo luận tâm linh tiếp theo, và người này nói, "Thưa ông, tôi lại quên mất tên ông rồi." $ketdoan $modoan
Shantinath cầm cây thiền trượng trong tay và ông ta nói, "Đây là lần cuối cùng nhé - thế là đủ rồi! nếu ông hỏi ta lần thứ tư ta sẽ đánh vỡ sọ ông ra! Tên ra là Shantinath - Đức an bình."
Và người bạn nói, "Bây giờ tôi đã hiểu rồi. Ông chắc chắn là Đức an bình đấy - mắt đỏ của ông, khuôn mặt ông, ngọn lửa của ông và cây thiền trượng trong tay ông! Không, tôi sẽ không hỏi lần thứ tư đâu. Tôi biết rằng ông đã giết vợ ông, ông đã giết con ông - ông có thể giết tôi chứ!"
Mọi người không thay đổi: vô ý thức thế, vô ý thức sâu thế là những ham muốn, khao khát - giận, tham, dâm dục - những cái trên bề mặt chúng có thể dường như thay đổi, nhưng sâu bên dưới chúng không đổi. Bằng việc thay đổi tính cách của mình bạn không thể thay đổi được tâm thức của mình, nhưng điều ngược lại nó thì có thể xảy ra: nếu bạn thay đổi tâm thức của mình, thế thì tính cách của bạn thay đổi.
Và đó là cách thức của Phật, đó là cách thức của tôi nữa. Tôi đưa cho bạn chìa khoá để thay đổi tâm thức bạn từ ngủ sang thức; đó là điều thực cần được làm. Thế thì tất cả những cái là một phần của việc ngủ biến mất cùng việc ngủ - giận, tham, sở hữu, ghen tị; tất cả những điều đó là một phần của việc ngủ biến mất. Bạn không thể thay đổi được những thứ đó chừng nào việc ngủ của bạn còn chưa mất đi.
Enrico Caruso là siêu thần tượng của hội nhạc kịch thế giới vào đầu những năm 1900. Ở chỗ riêng tư ông ấy cũng là một trong những người được yêu mến thực sự thời đại ông ấy. Nhận xét sau được cho là của ca sĩ nổi tiếng giọng nam cao người Italia này: "Tôi chưa bao giờ làm tình vào buổi sáng," người ta cho là Caruso đã nói, "Điều đó là xấu cho giọng nói, điều đó là xấu cho sức khoẻ, và bên cạnh đó bạn không bao giờ biết mình có thể gặp ai vào buổi trưa."
Bây giờ bạn thấy cái vô ý thức này! Và đây là cách thức của hầu hết mọi người.
Hai thanh nữ đang buôn chuyện. Một trong họ nói, "Em chẳng thấy vui gì chị và chồng chị đã đi chơi và uống say mọi cuối tuần."
Người kia đáp, "Ôi dào, mỗi lần anh ấy chè chén say sưa anh ấy đều nghĩ em là ai đó khác và lén lút trốn em về nhà theo lối cửa sau!"
Vâng, khi bạn say bạn thậm chí có thể yêu vợ riêng của mình. Ngay cả điều không thể cũng trở thành có thể khi bạn say. Và việc say này không mới; nó rất cổ đại, cũ hàng triệu năm. Do đó phải làm nỗ lực lớn để thức dậy. Một khi bạn thức dậy: Thế giới không thể cải tạo người đó hay dẫn người đó đi lạc lối, mà mạng lưới độc của ham muốn cũng không thể bắt giữ được người đó.
Người đó là thức tỉnh!
Phật cứ lặp đi lặp lại: Người đó là thức tỉnh! Các thần dõi theo người đó.
Khoảnh khắc bạn thức tỉnh toàn thể sự tồn tại hỗ trợ cho bạn, toàn thể sự tồn tại trở thành thân thiện vô cùng. Đó là điều Phật ngụ ý bởi "các thần dõi theo người đó, quan sát người đó " - mọi sự chăm sóc đều dồn vào người đó. Không phải là có các thần đâu, nhưng toàn thể bản thân sự tồn tại, tất cả các yếu tố của tự nhiên, hữu hình, vô hình, đều bắt đầu trở nên rất thân thiện với người thức tỉnh, bởi vì người đó là kho báu quí giá nhất. Trong người đó tự nhiên đã trở nên được hoàn thành, trong người đó sự tồn tại đã nở hoa. Người đó là mục đích của tất cả sự tồn tại: toàn thể sự tồn tại đang đi tới phật tính. Và bất kì khi nào một người trở thành vị phật, cơn rung mình vui vẻ trào lên khắp vũ trụ... các gợn sóng của vui vẻ, hân hoan lớn lao. $ketdoan $modoan
Người đó là thức tỉnh! Tự nhắc mình lặp đi lặp lại đi, định nghĩa về vị phật là: Người đó là thức tỉnh! - và bạn đang ngủ.
Một đôi có tên George và Christine đã yêu nhau trong nhiều năm và cứ trì hoãn ngày cưới của mình bởi vì công việc của George quan trọng với anh ta tới mức anh ta cảm thấy không thể dành thời gian rỗi nào ngay cả cho tuần trăng mật. Tuy nhiên, cuối cùng kích động thường xuyên của Christine làm cho anh ta yếu đi và họ cưới nhau. Họ đã định khởi hành đi Hollywood trong tuần trăng mật thì George nhận được cú điện thoại từ ông chủ.
"Vâng, thưa ngài," George nói, "tôi sẽ tới đó." "Nhưng anh George ơi," Christine rền rĩ, "thế tuần trăng mật của chúng ta thì sao?"
"Anh tiếc lắm, em yêu," anh ta nói, "chuyện chẳng thế đừng được. Có tình huống khẩn cấp ở văn phòng và anh là người duy nhất có thể chăm lo nó. Anh sẽ bảo em điều cần làm: em lái xe tới Hollywood như chúng ta đã lên kế hoạch còn anh sẽ đáp máy bay tới sau khi mọi thứ đã được giải quyết và sẽ gặp em ở đó."
"Nhưng chuyện gì xảy ra nếu em tới trước khi anh tới?" cô ấy hỏi. "Em có thể làm gì về tuần trăng mật của chúng ta?"
"Thế này," George đáp, "cứ bắt đầu mà không có anh."
Con người nghĩ mình đang sống, nhưng không nhận biết thì không có khả năng sống nào cả. Làm sao bạn có thể có tuần trăng mật mà không có chồng? Làm sao bạn có thể bắt đầu nó được?
Chúng ta được sinh ra, điều đó là đúng, nhưng chúng ta chưa sống - và điều đó còn đúng hơn nhiều. Chúng ta phải được tái sinh. Mới ngày nào đó một đứa trẻ ra khỏi bụng mẹ; đó là sinh thành về vật lí... bụng mẹ là hiện tượng vật lí. Thế rồi một ngày nào đó bạn phải ra khỏi bụng mẹ của tâm hồn mình, của tâm trí mình.
Chừng nào bạn chưa ra khỏi tâm trí mình và chưa trở thành vô trí, bạn sẽ không biết cuộc sống tất cả là gì, bạn sẽ sống rỗng tuếch. Bạn sẽ không có tuần trăng mật của mình, điều đó là không thể được. Bạn sẽ không biết vị ngọt tràn đầy trong sự tồn tại cùng cực lạc. Đó là tất cả những cái của bạn để đòi hỏi, nhưng bạn phải làm một điều - bạn phải mạo hiểm.
Đứa trẻ ra khỏi bụng mẹ là mạo hiểm. Mạo hiểm của nó là lớn, bởi vì trong chín tháng nó đã biết cách sống nào đó, cách thảnh thơi nhất nó đã từng biết: không lo lắng, không trách nhiệm. Nó đơn giản tận hưởng. Đó là kì nghỉ dài, dài, kì nghỉ chín tháng, và mọi thứ đều được chu cấp. Nó thậm chí đã không thở - mẹ thở cho nó. Thức ăn được cung cấp, mọi thứ đều tới nó. Nó cứ lớn lên, nó đơn giản nghỉ ngơi. Bây giờ ra khỏi bụng mẹ này có mạo hiểm, mạo hiểm lớn: làm mất đi phong cách sống cũ, thoải mái thế, an toàn thế, im lặng thế, thảnh thơi mênh mông thế. Nhưng mọi đứa trẻ đều nhận mạo hiểm, ra khỏi bụng mẹ, đi vào trong thế giới của lo lắng, trách nhiệm, lo âu, thách thức. Và những cái đó là cần cho chín chắn của bạn, cho trưởng thành của bạn. $ketdoan $modoan
Một lần nữa bạn sẽ phải ra khỏi bụng mẹ. Bụng mẹ đó là tâm trí bạn, và việc rời bỏ nó còn khó hơn nhiều. Và nhiều người chết trong bụng mẹ đó, họ chưa bao giờ ra khỏi nó. Những người ra khỏi nó là chư phật.
Cách ra khỏi nó là trở nên ngày một là nhân chứng của tâm trí riêng của bạn; đó là cách ra khỏi tâm trí bạn. Việc chứng kiến của bạn tạo ra khoảng cách, việc chứng kiến của bạn tạo ra tách rời khỏi tâm trí. Giây rốn của bạn bị cắt. Dần dần, dần dần sự đồng nhất của bạn với tâm trí bạn bị vứt bỏ. Bạn bắt đầu nhìn vào bản thân mình như tâm thức; không như tâm trí, không như ý nghĩ, mà như tâm thức. Đó là sự bắt đầu lớn lao, cuộc sống thực, tuần trăng mật thực với cuộc sống, tuần trăng mật với Thượng đế.
Người đó là thức tỉnh! Các thần dõi theo người đó. Và đừng lo nghĩ rằng ra khỏi tâm trí mình bạn có thể không được bảo vệ, không an toàn. Toàn thể sự tồn tại sẽ chăm nom về bạn, bạn sẽ được chăm nom. Toàn thể sự tồn tại trở thành mẹ của bạn.
Đi vào trong bất an của vô trí và bạn sẽ thấy an ninh thực: an ninh của bất an. Đó là định nghĩa về tính chất sannyas: an ninh của bất an.
Người đó là thức tỉnh
Và thấy vui vẻ trong tĩnh lặng của thiền và trong dịu ngọt của buông xuôi.
Phật cứ lặp đi lặp lại: Người đó là thức tỉnh - bởi vì đó là phẩm chất tinh tuý nhất. Mọi thứ khác đi theo nó, mọi thứ khác là phụ.
Người chồng về nhà phát hiện ra vợ mình đang trong vòng ôm say đắm của anh bạn tốt nhất của mình.
"Em yêu anh ấy, John," cô ta nói với anh chồng đang sững sờ của mình.
"Nhìn đây," người bạn nói, "chúng ta tất cả đều quá phức tạp không để cho tình huống như thế này tuột khỏi tay. Nói cho cậu điều chúng mình sẽ làm - chúng ta cả hai đều là người chơi thể thao; tớ sẽ chơi với cậu trò chơi rượu rummy vì cô ấy."
Người chồng nghĩ về điều đó một chốc. "Thôi được," anh ta nói, "nhưng chúng ta chơi trò lật mặt đồng xu, chỉ để giữ cho nó hay."
Bạn không thể che giấu vô ý thức của mình được; nó trồi lên bề mặt. Thực tại của bạn cứ tự bày tỏ nó - bạn có thể không có khả năng thấy nó, nhưng mọi người khác đều có thể thấy được nó. Đây là thế giới kì lạ! Bạn có thể không thấy vô ý thức của mình, nhưng mọi người đều biết về nó, cũng như bạn biết về vô ý thức của mọi người khác. Bởi vì chúng ta chú ý nhiều tới mọi người hơn là chúng ta chú ý tới tâm trí riêng của mình, chúng ta có khả năng biết về sai sót của họ, lí do khổ của họ, nguyên nhân địa ngục của họ. Chúng ta rất khôn khi có liên quan tới người khác và chúng ta rất không khôn khi có liên quan tới mình - với bản thể bên trong riêng của mình.
Chúng ta bị hội tụ vào người khác, và điều này tạo ra hai điều: bạn không thể giúp được người khác, bạn chỉ có thể kết án họ. Và kết án của bạn sẽ không thay đổi họ; đến lượt mình họ sẽ kết án bạn.
Cho nên xã hội trở thành trò chơi của việc kết án nhau. Không ai thấy lỗi riêng của mình cả; ngược lại, mọi người đều cố gắng che đậy cho chúng. Không phải là người đó không muốn thấy chúng, người đó không muốn chúng bị người khác thấy. Nhưng bạn chẳng thể đừng được điều đó: người khác nhất định thấy, bởi vì bất kì cái gì có trong vô thức của bạn cũng đều cứ trồi lên bề mặt. $ketdoan $modoan
Doris, Carol và Maria bị bắt và bị đem ra toà đêm.
Chánh án nhìn Doris và cô ta liếc mắt và phơi cặp giò ra.
"Cô làm việc gì?" chánh án hỏi.
"Này, thưa ông chánh án," cô ta gù gù, "Em là thợ may nữ phục và ông cớm dễ sợ này..."
"Ba mươi ngày!" chánh án ngắt lời.
Carol được gọi vào và cô ta cố gắng thút thít. "A, hỡi ông chánh án tôn kính, tôi là người may nữ phục đáng kính phải nuôi cả gia đình, bà mẹ què và đứa bé sắp chết."
"Ba mươi ngày!" ông chánh án the thé.
Maria được gọi vào theo thứ tự và ông chánh án hỏi, "Cô làm việc gì?"
"Tôi là đĩ," cô ta trả lời. "Làm ăn thế nào?" ông ta hỏi.
"Tệ hại," Maria nói, "còn làm quái gì được với bọn thợ may này bâu xung quanh!"
Rất dễ, rất, rất dễ nhìn người khác. Mọi người đều nhìn thấu mọi người khác; chỉ với bản thân mình người đó hoàn toàn mù.
Và khi Phật nói: Người đó là thức tỉnh, ông ấy ngụ ý: người đó đã bắt đầu thay đổi sự hội tụ của người đó, sự chú ý của người đó, từ người khác sang bản thân mình. Người đó đang quay vào bên trong. Người đó đang mưa rào toàn thể tâm thức của mình từ bản thể riêng của mình. Trong chính việc mưa rào đó người đó được tắm, người đó trở thành mới, người đó được tái sinh - Và tìm thấy vui vẻ trong tĩnh lặng của thiền.
Và thiền ở phương Đông không phải là điều được hiểu ở phương Tây theo từ này. Ở phương Tây, thiền nghĩa là suy tư: thiền về Thượng đế, thiền về chân lí, thiền về tình yêu.
Mọi người thỉnh thoảng hỏi tôi, "Thầy bảo chúng tôi thiền, nhưng về cái gì?"
Nếu bạn thiền về cái gì đó, bạn chẳng thiền chút nào cả, bởi vì bạn lại tập trung vào cái gì đó bên ngoài bản thân bạn. Nó có thể là tình yêu, nó có thể là chân lí, nó có thể là Thượng đế, điều đó không khác biệt gì.
Thiền ở phương Đông có nghĩa khác toàn bộ, chính cái đối lập với nghĩa của phương Tây. Thiền ở phương Đông nghĩa là không có đối tượng nào trong tâm trí, không nội dung nào trong tâm trí; không thiền về cái gì đó mà vứt bỏ mọi thứ; neti, neti, không cái này chẳng cái nọ. Thiền làm trống rỗng bản thân bạn khỏi mọi nội dung. Khi không có ý nghĩ di chuyển bên trong bạn thì có tĩnh lặng; tĩnh lặng đó là thiền, Thậm chí không một gợn sóng nảy sinh trong chiếc hồ của tâm thức bạn; cái hồ im lặng đó, tuyệt đối tĩnh lặng, đó là thiền.
Và trong thiền đó bạn sẽ biết - bạn sẽ biết chân lí là gì, bạn sẽ biết tình yêu là gì, bạn sẽ biết Thượng đế là gì. Không bởi thiền về Thượng đế... Thấy ra điểm này: làm sao bạn có thể thiền về Thượng đế được? Bạn không biết gì về Thượng đế cả. Tất cả việc thiền của bạn sẽ chỉ là tưởng tượng, bài tập của tưởng tượng. Bạn không biết chân lí - bạn định thiền về cái gì? Ý niệm nào đó được người khác trao cho bạn, tin tưởng nào đó, khái niệm nào đó! Nó sẽ chẳng ích gì. $ketdoan $modoan
Cách thức của Phật là: trước hết trở thành việc thiền, và thế rồi trong thiền, chân lí, Thượng đế, tình yêu, và mọi cái siêu việt sẽ được hiển lộ cho bạn. Thiền mở con mắt và giải phóng chân... và trong dịu ngọt của buông xuôi. Và trong thiền, buông xuôi xảy ra - buông xuôi với cái toàn thể. Không với ý niệm nào, không với thần tượng nào, mà với cái toàn thể. Không buông xuôi theo Krishna hay Christ, mà với toàn thể sự tồn tại. Không cái gì bị loại trừ, mọi thứ đều được bao hàm trong nó, từ tảng đá tới ngôi sao, từ nhành cỏ tới mặt trời. Mọi thứ đều được bao hàm: toàn thể cơ cấu này, lễ hội cực lạc này điều chúng ta gọi là vũ trụ.
Sao chúng ta gọi nó là vũ trụ - universe? Bởi vì nó là một - 'uni' nghĩa là một. Mặc dầu chúng ta cứ cư xử dường như nó là đa trụ - multiverse; nó không phải vậy, nó là một vũ trụ - universe. Nó là một đơn vị hữu cơ; nó là đơn vị động và nó là một cơ cấu nữa. Gặp gỡ và tan chảy vào trong nó là cực lạc vô cùng, làm tan biến bản thân bạn vào trong nó. Đó là buông xuôi. Sông chảy vào đại dương là buông xuôi. Hai người yêu tan biến vào trong nhau là buông xuôi. Nhưng đây là những buông xuôi nhỏ, chỉ mang tính chỉ dẫn, ngón tay chỉ trăng.
Buông xuôi tối thượng là tính cá nhân của bạn đi vào trong tính vũ trụ. Bạn trở thành một phần của cái toàn thể.
Được sinh ra là khó...
Phật ngụ ý khó được sinh ra là con người. Phải mất hàng triệu kiếp sống mới đạt tới trạng thái này.
Được sống là khó...
Và cho dù bạn được sinh ra, cuộc sống là không dễ dàng. Nó là rất khó, nó là khó khăn, gian nan, cả nghìn lẻ một vấn đề bao giờ cũng bao quanh bạn và không giải pháp nào dường như là có thể - các vấn đề không giải được. Nhưng đây chẳng là gì nếu so với điều thứ ba:
Nghe về con đường còn khó hơn...
Được sinh ra là khó, bởi vì bạn có thể đã là con chó hay con hổ hay con voi hay con kiến hay bụi hồng. Có hàng triệu hình dạng; từ tất cả những bình diện đó bạn không thể bước vào phật tính được. Sau hàng triệu và hàng triệu lần sinh bạn mới đi tới bước ngoặt này. Con người là bước ngoặt: từ con người mọi chiều đều mở ra. Và điều đó là tuỳ bạn di chuyển, tuỳ bạn chọn lựa, tuỳ bạn là bất kì cái gì bạn muốn là. Trong toàn thể sự tồn tại chỉ con người mới là sinh linh tự do. Đó là niềm vinh quang, món quà lớn lao của Thượng đế.
Được sinh ra là khó, và được sống là khó. Cuộc sống không dễ dàng. Và cuộc sống của vô ý thức - làm sao nó có thể dễ dàng được? Bạn tạo ra vấn đề riêng của mình. Bạn đào hố để bạn tự mình ngã xuống, bạn tạo ra những bức tường trở thành chỗ giam cầm cho bạn. Bạn là kẻ thù tồi tệ nhất của mình.
Cuộc sống là khó, nhưng điều khó nhất là nghe về con đường: tìm ra vị phật, thầy - một Christ, một Zarathustra, một Lão Tử. Rất khó tìm ra vị phật, và còn khó hơn nữa là nghe ông ấy và hiểu điều ông ấy đang nói. Hiểu lầm ông ấy là dễ hơn, không nhận ra ông ấy là dễ hơn. Bạn có thể tìm ra cả nghìn lẻ một cách hợp lí hoá và phủ nhận ông ấy. Thực ra bạn sẽ cố gắng, bởi vì bản ngã của bạn bị lâm nguy. Nếu bạn thừa nhận ai đó là vị phật, điều đó nghĩa là bạn phải buông xuôi. Việc thừa nhận vị phật và không buông xuôi theo ông ấy là không thể được. Việc thừa nhận vị phật và buông xuôi theo ông ấy là hiện tượng tự nhiên. $ketdoan $modoan
Một khi bạn thừa nhận ai đó là người thức tỉnh, chứng ngộ, không có cách nào thoát cả, bạn phải buông xuôi. Nếu bạn muốn thoát, thế thì tỉnh táo đi. Từ chính lúc ban đầu đừng thừa nhận, từ chính lúc ban đầu tạo ra rào chắn - nhiều nhất có thể được. Bóp méo mọi thứ, đem vào mọi định kiến của bạn. Đừng nhìn - nhắm mắt lại. Đừng nghe, trở thành người điếc. Đừng cảm, và trốn thoát khỏi phật trường, bởi vì ai mà biết được - thỉnh thoảng điều đó xảy ra bất chấp bạn.
Chuyện xảy ra cho nhiều người ở đây bất chấp bản thân họ. Họ đã không tới đây để ở mãi mãi. Họ đã tới vì tò mò, hay người bạn đã tới và họ đi cùng người đó, hay họ chỉ đi qua từ Kabul tới Goa, hay từ Kathmandu tới Goa... và họ bị mắc bẫy ở Pune! Thế rồi họ quên mất Kathmandu và Kabul và Goa và tất cả đã biến mất, toàn thế giới biến mất. Họ đi vào trong một thực tại khác toàn bộ. Họ có thể không tới một cách có ý thức, họ có thể đã cưỡng lại, ngần ngại họ có thể đã quyết định ở lại đây trong vài ngày. Thấy bao nhiêu người đang tham dự, họ có thể đã nghĩ chắc phải có cái gì đó.
Khó mà nhận ra vị phật, nghe ông ấy một cách im lặng, không bóp méo, không đem tâm trí bạn vào. Khó mà hiểu được ông ấy, bởi vì ông ấy nói từ độ cao khác. Ông ấy nói từ những đỉnh của Himalaya, và bạn sống trong thung lũng tối tăm bên dưới. Khoảng cách là lớn. Ông ấy nói to để cho ông ấy có thể tới được bạn, nhưng vào lúc lời của ông ấy tới bạn chúng không còn như cũ nữa. Vào lúc chúng tới trái tim bạn, nhiều hương vị của chúng, tính đích thực của chúng, chân lí của chúng, mất đi rồi. Nhưng mặc dù điều đó là khó nó vẫn xảy ra - và nếu bạn đủ dũng cảm nó có thể xảy ra cho bạn.
Chưa bao giờ không có vị phật sống trong thế giới này, ở đâu đó, ở phần nào đó của thế giới. Bao giờ cũng có cội nguồn, bao giờ cũng có con thuyền sẵn sàng đưa bạn sang bờ bên kia. Nếu cái gì đó thiếu đấy chỉ là sự sẵn sàng về phần bạn.
Nghe về đạo còn khó hơn...
Và vươn lên, đi theo và thức tỉnh là khó.
Và điều khó nhất, Phật nói, là: Cho dù bạn nghe vị phật vẫn khó để vươn lên những đỉnh cao đó. Đó là nỗ lực lớn vô cùng, cuộc hành trình gian nan, cuộc hành hương vĩ đại để vươn lên những tầm cao đó... bởi vì bạn không thể hiểu đúng được vị phật chừng nào bản thân bạn chưa trở thành vị phật. Cách duy nhất để hiểu vị phật là trở thành vị phật.
... và vươn lên, đi theo và thức tỉnh là khó.
Vâng, bạn có thể hiểu về mặt trí tuệ, nhưng hiểu về mặt trí tuệ sẽ không có ích; nó thậm chí có thể còn trở thành cản trở. Nó sẽ cho bạn ý niệm trong giấc ngủ của bạn rằng bạn đã hiểu... bây giờ không có nhu cầu bận tâm nhiều nữa, bạn đã biết rồi.
Vâng, bạn có thể hiểu về mặt trí tuệ, nhưng hiểu về mặt trí tuệ sẽ không có ích; nó thậm chí có thể còn trở thành cản trở. Nó sẽ cho bạn ý niệm trong giấc ngủ của bạn rằng bạn đã hiểu... bây giờ không có nhu cầu bận tâm nhiều nữa, bạn đã biết rồi.
Về mặt trí tuệ, nhiều người tới đây đã biết điều Jesus nói, điều Phật nói. Về mặt trí tuệ họ có thể phân tích, họ có thể thảo luận, nhưng đó không phải là vấn đề. Việc biết phải mang tính tồn tại, không trí tuệ. Trí tuệ có thể được dùng như bậc đá, nhưng nó không phải là ngôi đền thực, nó chỉ là bậc đá bước lên.
Bạn phải kinh nghiệm điều Phật đang nói; điều Phật dạy phải trở thành kinh nghiệm riêng của bạn. Bạn phải trở thành nhân chứng cho kinh nghiệm này. Chỉ thế thì bạn mới theo được, chỉ thế thì bạn mới vươn lên, chỉ thế thì bạn mới thức tỉnh. $ketdoan $modoan
Vậy mà giáo huấn là đơn giản.
Phật nói: Mặc dầu khó tìm thấy và nhận ra thầy, khó hiểu, khó nhận ra hiểu biết, khó hiện thực hiểu biết này trong cuộc sống của bạn, vẫn phải nói rằng giáo huấn là đơn giản. Khó khăn nảy sinh từ bạn; giáo huấn là rất đơn giản. Nó phải như vậy: chân lí bao giờ cũng đơn giản.
Phức tạp là ở trong bạn, và chính vì phức tạp của bạn mà chân lí đơn giản trở thành rất phức tạp. Bạn không muốn nghe hay bạn muốn nghe cái gì đó khác. Bạn tới vì an ủi, không vì cách mạng. Bạn tới để được vỗ về, bạn tới để được bảo rằng bạn hoàn toàn đúng. Bạn tới để được chấp nhận và được yêu, không phải để được biến đổi. Bạn tới để được kính trọng. Bạn cũng tới để cho bạn có thể cảm thấy rằng bạn là quan trọng, được cần tới.
Nhu cầu sâu nhất của tâm trí là được cần tới. Và nếu bạn bắt đầu cảm thấy rằng thầy cần bạn, rằng bạn là không thể thiếu được, điều đó cho bạn bản ngã lớn, nhưng bạn đã bỏ lỡ toàn thể vấn đề rồi. Bạn tới với đầy những ý niệm - và những ý niệm đó cứ gây tiếng ồn thế trong bạn - tới mức khi Phật đang nói to từ nóc nhà, thậm chí thế bạn cũng chỉ nghe thấy điều bạn muốn nghe thôi.
Một người bước vào hiệu kem. "Tôi muốn mua cả bình kem sô cô la."
"Rất tiếc, chúng tôi hết cả sô cô la rồi," nhân viên nói.
"Trong trường hợp đó tôi muốn mua một phần tư bình kem sô cô la."
"Nghe đây, chúng tôi không còn sô cô la nào cả." "Thôi được, trong trường hợp đó tôi mua kem ốc hai thìa sô cô la vậy."
"Thưa ông, chúng tôi hết sô cô la rồi, hết cả rồi!" "Thôi được, tôi đoán tôi sẽ có được một cốc kem sô cô la vậy."
"Đợi một chút!" nhân viên kêu lên. "Ông có thể đánh vần chữ hấu trong dưa hấu được không?"
"Chắc chắn!" người này nói.
"Ông có thể đánh vần chữ vàng trong cá vàng được không?"
"Dễ dàng!" người này nói.
"Được, ông có thể đánh vần chữ đéo trong sô cô la được không?"
"Đợi một chút, đéo có trong sô cô la." "Đấy là điều tôi đã cố bảo ông mãi rồi!"
Nhưng sẽ rất khó khi bạn bị ám ảnh bởi cái gì đó để hiểu một điều đơn giản. Vậy mà giáo huấn là đơn giản.
Làm điều phải.
Và trong con đường của Phật, điều phải là điều được làm một cách có ý thức. Đó là định nghĩa của ông ấy về điều phải. Làm điều phải.
Hãy thuần khiết.
Và bởi thuần khiết ông ấy bao giờ cũng ngụ ý hồn nhiên: trạng thái của không biết, trạng thái của vận hành như đứa trẻ. Ông ấy hoàn toàn đồng ý với Christ, rằng: Chừng nào ông còn chưa giống như đứa trẻ nhỏ ông sẽ không vào được vương quốc Thượng đế của ta.
Lại là đứa trẻ đi. Thông thái của bạn là chướng ngại lớn trên con đường - loại bỏ nó đi. Hồn nhiên vào.
Ở cuối con đường là tự do.
Và nếu bạn có thể hoàn thành những điều đơn giản này - nhận biết, đúng đắn, hồn nhiên - chính là ba mặt của cùng một hiện tượng có ý thức, có tính thiền, thế thì: ở cuối con đường là tự do. Thế thì bạn sẽ đạt tới tự do tuyệt đối. Từ của ông ấy là niết bàn. Niết bàn nghĩa là tự do tuyệt đối: không phải tự do vì bản ngã, mà tự do khỏi bản ngã; không phải là tự do vì bạn, mà là tự do khỏi bản thân bạn. Tự do của Phật tương đương với Thượng đế. Ông ấy chưa bao giờ dùng từ 'Thượng đế', bởi vì Thượng đế đã trở thành tù túng cho nhiều người. Ông ấy dùng từ 'tự do' - moksha hay niết bàn.
Niết bàn nghĩa là việc dừng lại của bản ngã; về nghĩa đen nó ngụ ý thổi tắt ngọn nến. Cũng như bạn thổi tắt ngọn nến và nó biến mất và không thể tìm lại được ở bất kì đâu - nó biến mất trong cái toàn thể - bản ngã của người chứng ngộ cũng biến mất như vậy. Và trong việc biến mất đó của bản ngã bạn trở thành vô giới hạn. Giọt sương rơi vào trong đại dương trở thành bản thân đại dương; thế thì không có giới hạn cho bạn. Đó là tự do.
Dầu vậy, kiên nhẫn.
Nhưng điều đó có thể không xảy ra hôm nay. Bạn có thể không ngay lập tức sẵn sàng để lấy cú nhảy. Mãi cho tới đó, kiên nhẫn là cần thiết. Phật nói: Vậy mà giáo huấn là rất đơn giản. Ông ấy đã rút gọn nó thành vài từ: làm điều phải. Tức là, làm mọi thứ một cách có ý thức. Hãy thuần khiết... hồn nhiên, như trẻ thơ... và kiên nhẫn. Đừng vội vàng. Đến cuối, tự do là điều không tránh khỏi; nó là sản phẩm phụ của nhận biết toàn bộ.
Nếu ông làm tổn thương hay đau lòng người khác,
Ông đã không học được sự tách rời.
Tách rời cũng là một trong những sản phẩm phụ của nhận biết. Nếu bạn tỉnh táo bạn không thể làm tổn thương hay đau lòng người khác được, bởi vì bạn biết không có người khác; nó tất cả là một thực tại. Làm tổn thương ai đó khác... cũng dường như bạn đang làm tổn thương bản thân mình - có thể tay phải của bạn làm bị thương tay trái bạn - và cái đau sẽ là của bạn. Bạn có thể làm bị thương ai đó, nhưng chung cuộc bạn đã làm cho mình bị thương bởi vì không có ai khác cả, nó tất cả là cái một.
Đừng xúc phạm bằng lời hay bằng hành động.
Ăn điều độ.
Sống trong tim ông.
Tìm tâm thức cao nhất.
Những phát biểu đơn giản, không phải là thượng đế học rất phức tạp mà ông ấy đã trao cho thế giới. Ông ấy nói: Đừng xúc phạm bất kì ai, tránh điều đó. Đừng làm thương tổn bất kì ai. Mọi người thích gây tổn thương, bởi vì bạn càng có khả năng gây tổn thương, bạn càng cảm thấy có quyền lực hơn. Nhưng quyền lực này là của bản ngã, và bản ngã đang trở nên, ngày một nhiều hơn, một tải trọng nặng cho bạn. Đừng gây tổn thương. Đừng cảm thấy bản ngã.
Ăn điều độ. Phật bao giờ cũng thiên về điều độ: tránh thái quá trong mọi thứ. Ông ấy không thiên về nhịn ăn. Ông ấy nói đừng ăn quá nhiều, và ông ấy nói đừng ăn quá ít - điều độ thôi. Ở giữa, bao giờ cũng ở giữa. Được cân bằng, giữ thăng bằng. Sống trong tim ông. Và trượt từ đầu xuống tim, từ tư duy sang cảm giác, từ logic sang yêu.
Và tìm tâm thức cao nhất. Và chỉ giữ lại một mục đích: thường xuyên lưu tâm tới nó, nhớ tới nó - rằng bạn phải trở thành vị phật. Ít hơn thế sẽ không hoàn thành cho bạn đâu.
Tìm tâm thức cao nhất. Với các yêu cầu đơn giản này, một ngày nào đó bạn sẽ nở hoa thành hoa sen một nghìn cánh. Bạn có tiềm năng là vị phật; nếu bạn không hoàn thành nó bạn sẽ sống trong khổ, bạn sẽ chết trong khổ, bạn sẽ được sinh ra lần nữa trong khổ, và bánh xe sẽ tiếp tục.
Đây là cơ hội ở đây cho bạn nhảy ra khỏi bánh xe.
Đừng bỏ lỡ cơ hội này.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét