CHƯƠNG 8. MỌI THỨ ĐỀU CÓ THỂ
Câu hỏi thứ nhất:
Thưa Thầy kính yêu,
Với tôi, đoạn hay nhất trong kinh sách Ki tô giáo chấm dứt với lời, "và Jesus khóc." Điều đó xuất hiện khi ông ấy tới Jerusalem lần cuối cùng, nhìn xuống nó trong từ bi của mình, thấy tất cả những cái ngu xuẩn, vô tích sự và tính chất bi ai của nhân loại - và khóc. Thưa Thầy kính yêu, Phật có khóc không?
Anand Deepesh, nó chắc chắn là một trong những đoạn hay nhất trong kinh sách của người Ki tô giáo, bởi vì nó chỉ ra tính người của Jesus, đó là phẩm chất duy nhất của ông ấy. Phật Gautama không có tính người đến vậy.
Jesus vừa là con của con người và Con của Thượng đế. Ông ấy biết thung lũng tăm tối, ông ấy cũng biết đỉnh cao ánh mặt trời - và ông ấy có trái tim rất con người. Tính người đó vẫn còn cùng ông ấy cho tới chính tận cùng. Mọi chư phật đều duy nhất. Trong cùng tình huống ấy Lão Tử, ngoái nhìn lại sau, chắc đã cười vào cái ngu xuẩn, cái lố bịch, cái ngớ ngẩn của con người. Và trong cùng tình huống ấy Phật Gautama thậm chí chắc sẽ không để tâm mà ngoái nhìn lại sau đâu; đó là tính duy nhất của ông ấy, ông ấy chưa bao giờ ngoái nhìn lại, quá khứ không tồn tại chút nào. Mahavira chắc đã ngoái nhìn lại nhưng chắc không khóc cũng không cười.
Sự kiện này phải được ghi nhớ: đừng bao giờ so sánh hai vị phật, bằng không bạn sẽ tạo ra lẫn lộn cho bản thân bạn. Mặc dầu kinh nghiệm của họ là như nhau, cách diễn đạt của họ là khác, nhất định khác. Họ có tính cá nhân khác nhau, họ có các hình thức diễn đạt khác nhau về kinh nghiệm của họ.
Jesus vẫn còn tính người, rất tính người. Nếu bạn hỏi một Phật tử, người đó sẽ nói, "Thế thì ông ấy không phải là vị phật nếu ông ấy khóc." Khi ông ấy sắp bị đóng đinh và ông ấy bị kéo lên cây chữ thập, ông ấy nhìn lên trời và nói, "Ngài có tha thứ cho con không?" Có oán trách lớn, oán trách của trái tim con người, oán trách với Thượng đế như đứa trẻ sẽ oán trách với mẹ nó hay bố nó: "Ngài có tha thứ cho con không? Ngài đang định làm gì con?" Ông ấy giận nữa, chút ít giận có đó, cái là một phần của tính người; chút ít giận, chút ít tình yêu, chút ít vui vẻ.
Khi ông ấy đi vào trong ngôi đền lớn của Jerusalem ông ấy cảm thấy bị xúc phạm bởi sự hiện diện của những người đổi tiền trong ngôi đền tới mức ông ấy cầm roi trong tay và, một mình, ông ấy đuổi tất cả những người đổi tiền ra khỏi ngôi đền, lật nhào bàn đổi tiền của họ, tạo ra hỗn độn; điều đó nữa cũng rất có tính người. Đó là điểm riêng biệt của Jesus.
Trong cùng tình huống đó bạn không thể nghĩ được về Phật nhìn lên trời bởi vì với Phật không có Thượng đế ở bên ngoài. Thượng đế là ở bên trong, bạn đang nhìn lên bầu trời trống rỗng, không có ai để đáp ứng. Thượng đế là ở bên trong người bị đóng đinh, không có cách nào cầu nguyện Thượng đế. Lời cầu nguyện là tuyệt đối vô nghĩa với một Phật; ông ấy chắc sẽ chấp nhận điều đó mà không có phẫn uất nào, không oán trách nào, không giận nào. Ông ấy là siêu nhân, cách diễn đạt của ông ấy là tuyệt đối siêu nhân; không một khoảnh khắc nào ông ấy cho phép yếu đuối con người đi vào. $ketdoan $modoan
Khi ông ấy sắp chết, ông ấy bảo các đệ tử đừng kêu khóc; ông ấy nói, "Các ông có thể làm điều đó khi ta đi rồi, các ông sẽ có đủ thời gian, nhưng ngay bây giờ, ít nhất khi ta vẫn còn sống, đừng làm điều ngu xuẩn như thế. Không có gì để khóc cả bởi vì không ai chết cả. Sao các ông khóc?"
Ananda, đệ tử của ông ấy, nói, "Thầy ơi, chúng tôi đã yêu thầy nhiều thế, làm sao chúng tôi có thể tránh cảm thấy buồn được?"
Phật nói, "Ông đã yêu cái không cơ mà. Ta chưa bao giờ là người mà chỉ là sự hiện diện, và ta đã từng bảo các ông lặp đi lặp lại, đừng nghĩ về ta như một người. Người đó đã chết vào ngày ta trở thành Phật. Gautama Siddhartha đã chết vào ngày chứng ngộ xảy ra. Kể từ đó đã không có ai cả bên trong ngôi nhà, ngôi nhà hoàn toàn trống rỗng. Do đó không có ai chết, chấm dứt kêu khóc đi. Về sau khi ta đi rồi các ông có thể làm bất kì điều gì các ông muốn, các ông sẽ có đủ thời gian. Đừng phí những khoảnh khắc quí giá này vào việc khóc."
Đây là cách diễn đạt khác toàn bộ. Thượng đế là đa chiều. Khi ngài được kinh nghiệm sẽ có nhiều cách diễn đạt về nó.
Mahavira tuyệt đối dửng dưng với mọi thứ. Ông ấy sẽ không cười, ông ấy sẽ không khóc nữa, bởi vì với ông ấy toàn thể thế giới này không là gì ngoài giấc mơ. Nếu bạn biết cái gì đó là mơ, làm sao bạn có thể khóc được?
Có câu chuyện ngụ ngôn cổ Trung Quốc. Trang Tử thường kể chuyện ngụ ngôn đó lặp đi lặp lại.
Một nhà vua lớn chỉ có một con trai và người con sắp chết - chết vì một bệnh không có thuốc nào chữa được. Tất cả các thái y đều nói, "Không còn cách nào cứu hoàng tử cả. Vấn đề chỉ là vài giờ hay nhiều nhất một hay hai ngày hoàng tử sẽ qua đời."
Nhà vua yêu con trai lắm; hoàng tử là con trai duy nhất, nhà vua đã già rồi và không còn khả năng có con trai khác. Nhà vua ngồi cạnh giường cả đêm bởi vì đây có thể là đêm cuối cùng.
Quãng gần bốn giờ nhà vua rơi vào giấc ngủ và mơ. Trong giấc mơ nhà vua thấy một cung điện đá cẩm thạch tuyệt đẹp; ông ấy chưa bao giờ mơ tới cung điện đẹp thế. Và vương quốc bao la thế; ông ấy đang ngồi trên ngai vàng nạm kim cương và ngọc lục bảo lớn. Ông ấy có ngọc lục bảo và kim cương nhưng không lớn thế, không thuần khiết thế, chẳng có khuyết tật gì. Và ông ấy có nhiều đàn bà đẹp và mười hai con trai; có thể ý niệm về mất đứa con duy nhất của mình đã tạo ra ham muốn mười hai đứa con trai, có thể đó chỉ là sự phản xạ của trạng thái thực của ông ấy. Giấc mơ này có thể chỉ là việc hoàn thành ước muốn, nhưng ông ấy cảm thấy được ân huệ thế. Và tất cả con trai của ông ấy đều khôn ngoan thế, mạnh khoẻ thế, các chiến binh vĩ đại thế.
Và thế rồi bỗng nhiên con ông ấy chết trên giường. Hoàng hậu kêu khóc to tới mức giấc mơ của nhà vua bị vỡ tan; ông ấy mở mắt ra, nhìn vào xác chết của đứa con mình và chẳng nói một lời - vẫn còn như bức tượng. Vợ ông ấy bị choáng, bà ấy lay ông ấy và nói, "Bệ hạ có hiểu hay không? Con bệ hạ chết rồi!" Nhà vua nói, "Ta có thể thấy điều đó nhưng bây giờ ta phân vân - khóc vì ai đây? Mới một phút trước ta đã có mười hai đứa con trai đẹp đẽ, rất đẹp trai, rất khôn ngoan, khéo léo mọi đằng. Và bởi vì việc kêu khóc của hậu mà giấc mơ của ta bị tan vỡ, mười hai đứa con trai đó đã biến mất; và ngai vàng và cung điện đá cẩm thạch và vương quốc lớn, tất cả đã mất rồi. Ta phải khóc cho những đứa đó hay phải khóc cho đứa con này bởi vì khi ta mơ ta đã hoàn toàn quên mất đứa con mình, hoàng hậu và vương quốc? "Bây giờ ta thức, ta đã quên mất giấc mơ và cái đẹp của giấc mơ. Cái nào là thực, ta phải khóc vì cái nào? Bởi vì khi ta thấy giấc mơ nó đã là thực, ít nhất nó cũng có vẻ là thực. Bây giờ ta đang thấy đứa con chết của mình, điều đó có vẻ thực, nhưng làm sao quyết định được cái nào có vẻ là thực sự thực?" $ketdoan $modoan
Trang Tử, trong một chuyện ngụ ngôn khác, nói cùng điều này. Ông ấy nói, "Có lần ta đã mơ rằng ta biến thành bướm, bay từ hoa nọ sang hoa kia, tận hưởng mặt trời và gió. Và thế rồi ai đó đánh thức ta; lúc đó là sáng và đã muộn rồi và mặt trời đang chiếu vào mặt ta. Khi ta mở mắt ra bướm biến mất, ta lại là Trang Tử. Từ đó trở đi ta đã bị lẫn lộn. Lẫn lộn là, nếu Trang Tử có thể mơ rằng mình là bướm, sao bướm không thể mơ rằng nó là Trang Tử?"
Ông ấy dường như rất thấu suốt; sự phân vân này là cái gì đó đáng thiền. Nếu Trang Tử có thể biến thành bướm trong giấc mơ... bướm có thể rơi vào giấc ngủ, đậu trên cây nào đó, dưới bóng cây; bướm có thể rơi vào giấc ngủ và mơ rằng nó là Trang Tử. Bây giờ ai đúng và mơ là gì? Cả hai dường như tương tự.
Người như Phật biết cái giả của toàn thể thế giới; ông ấy sẽ không khóc, ông ấy sẽ không cười, ông ấy sẽ thậm chí không ngoái nhìn lại. Đó là cách thức diễn đạt của ông ấy về kinh nghiệm cái toàn bộ. Mahavira sẽ ngoái nhìn lại bởi vì ông ấy cũng có từ bi lớn - nhưng khác với Jesus; ông ấy sẽ không khóc, bởi vì điều đó chẳng giúp được ai cả. Nếu bạn khóc vì thế giới, điều đó chẳng giúp cho thế giới. Nếu bạn khóc vì cái ngu xuẩn của mọi người điều đó làm cho bạn có vẻ ngu si, có vậy thôi. Điều đó không giúp mọi người.
Nhưng Lão Tử chắc chắn cười rồi bởi vì nhìn vào cái ngớ ngẩn của mọi người, cái lố bịch của họ, bạn có thể làm gì khác được? Lão Tử thường cưỡi trâu nước, đi từ chỗ nọ sang chỗ kia. Ông ấy là ông lão vui vẻ, kể chuyện cười, kể chuyện vui cho mọi người, bao giờ cũng trong trạng thái cười.
Nếu bạn thấy tượng Phật đã được làm ở Trung Quốc và ở Nhật Bản, bạn sẽ ngạc nhiên. Chúng không giống Phật, đặc biệt không giống tượng Ấn Độ, không giống chút nào. Tượng Phật Ấn Độ có thân hình rất lực sĩ, Phật có ngực lớn và bụng rất nhỏ, không bụng chút nào, thân thể ông ấy dường như rất cân xứng.
Nhưng Phật Trung Quốc có bụng lớn; ngực hoàn toàn bị co lại, bụng lại quá lớn. Và không chỉ bụng lớn, ngay cả ở tượng đá cẩm thạch bạn cũng có thể thấy tiếng cười bụng, có những gợn cười trên bụng. Điều đó đã được quan niệm tương ứng theo ý niệm Đạo giáo; bởi vì Trung Quốc chỉ có thể hiểu được nếu Phật được trình bày dưới dạng Lão Tử. Họ biết Lão Tử, họ quen với con người chứng ngộ này, và ông ấy bao giờ cũng cười. Với ông ấy không có gì để khóc cả. Lí do gì có đó để mà khóc vào cái lố bịch của con người?
Ba cậu sinh viên đại học, cùng vào một quán ưa chuộng ngồi tại bàn thường lệ của họ, thấy nó bị một bà già chiếm mất rồi. Sau khi tranh luận phải làm gì về tình huống này, họ cuối cùng quyết định gây khó dễ cho bà này phải đi.
Ngồi cạnh bà già, cậu sinh viên thứ nhất bắt đầu... "Này, John," anh ta nói, "cậu có biết rằng tớ được sinh ra ba tháng trước khi bố mẹ tới cưới nhau không?"
"Sao, chưa là gì cả," cậu tiếp nói. "Tớ được sinh ra sáu tháng trước khi bố mẹ tới cưới nhau."
"Các cậu," người cuối cùng của lũ con trai đói đáp lại, "tớ được sinh ra mà chẳng có việc bố mẹ tới cưới nhau." $ketdoan $modoan
Bà già cuối cùng nhìn lên bàn và hài lòng hỏi, "Một trong các cậu con hoang chuyển cho tôi lọ muối được chứ?"
Cuộc sống là khôi hài, bạn không bao giờ biết cái gì sẽ xảy ra, nó là ngớ ngẩn.
Một người mẫu của nghệ sĩ tới phòng làm việc của ông chủ cô ấy và đợi ông ấy tới. Khi ông ta bước vào cửa cô ấy nhắm tới phòng thay quần áo để cởi quần áo ra.
Nhưng ông ấy nói, "Không, đừng bận tâm phải thay đồ. Tôi vẫn còn bị váng vất khủng khiếp và thực sự không cảm thấy thích làm việc hôm nay. Nhưng sao cô không ở lại và cùng tôi uống cà phê?"
Cô người mẫu nói, "Em thích chứ."
Vừa lúc đó nghệ sĩ nghe thấy tiếng bước chân quen thuộc tiến tới cửa.
"Trời," ông ta hổn hển. "Vợ tôi tới đấy. Cởi quần áo ra đi - nhanh lên!"
Lão Tử sẽ cười; Jesus khóc. Bây giờ việc chọn lựa dành cho bạn. Tôi yêu cả hai con người này; thực ra cười và khóc là hai mặt của cùng một đồng tiền. Và bởi vì câu chuyện này mà Jesus khóc, tôi nói điều gì đó mà người Ki tô giáo đã phủ nhận trong nhiều thời đại. Người Ki tô giáo đã từng nói rằng Jesus không bao giờ cười. Bây giờ một người có khả năng khóc thì nhất định có khả năng cười, khóc là không thể được nếu bạn không thể cười. Thực ra cười và khóc là không đối lập, mà là bù cho nhau - hai cực đoan của cùng một phổ.
Người Ki tô giáo nói Jesus chưa bao giờ cười. Đó là chuyện bịa, tôi không thể tin được vào điều đó. Bởi vì Jesus không phải là người khổ hạnh. Vâng, tôi có thể hiểu thánh nhân khổ hạnh nào đó không bao giờ cười bởi vì ông ấy như sa mạc thế, khô khan thế, đờ đẫn thế và chết thế. Nhưng Jesus là người rôm rả, ông ấy không phải là người khổ hạnh; ông ấy tận hưởng thức ăn ngon, bạn đồng hành tốt, ông ấy tận hưởng uống rượu, ông ấy tận hưởng tiệc tùng với bạn bè mình. Và bạn ông ấy là đủ loại người, bạn ông ấy không phải là người thuộc tổ chức nghề nghiệp phục vụ cộng đồng Rotary; họ là những kẻ đánh bạc, trộm cắp; thậm chí cả gái mãi dâm, Mary Magdalene, là một phần của toán ông ấy. Ông ấy tận hưởng người thực.
Nếu bạn muốn thấy người không thực bạn có thể đi tới cuộc họp của người thuộc tổ chức nghề nghiệp phục vụ cộng đồng Rotary Club. Ở đó bạn thấy người rởm, tất cả đều đeo mặt nạ, tất cả đều mỉm cười và chào lẫn nhau. Đây không phải là mặt thật của họ, họ bao giờ cũng giữ mặt thật của họ được khoá kín trong tủ, họ chưa bao giờ đem chúng ra. Chỉ thỉnh thoảng bạn mới có thể có thoáng nhìn về khuôn mặt thật của họ. Điều đó xảy ra chỉ khi họ vô ý thức; có thể khi họ đã say quá nhiều bạn có thể thấy khuôn mặt thật của họ. Vô ý thức có thể cho bạn thoáng nhìn về sự thực của họ.
Gurdjieff thường cho các đệ tử mới của ông ấy uống thật nhiều rượu nhất có thể được; ông ấy sẽ cứ ép uống. Và khi thầy buộc bạn uống... Nghĩ về tôi yêu cầu bạn uống rượu, và tôi cứ rót và rót mãi - làm sao bạn có thể nói không được? Và tin cậy là điều đầu tiên.
Gurdjieff sẽ buộc họ ăn và uống nhiều tới mức khuôn mặt thật của họ sẽ phơi bày ra; đó là tiếp xúc đầu tiên của ông ấy với đệ tử. Các đệ tử phân vân lắm, họ chưa bao giờ thấy thầy nào như thế. Họ sẽ ngã lăn ra đất và sẽ bắt đầu nói những điều không ăn nhập vào đâu. Thế rồi Gurdjieff sẽ ngồi cạnh bên họ và nghe điều họ nói, điều khuôn mặt họ phơi bày ra, bởi vì đây là khuôn mặt thật, đây là thực tại của họ. $ketdoan $modoan
Bạn không thể nghĩ về Phật bảo mọi người uống rượu, nhưng Gurdjieff đã làm điều đó. Tôi không thể tin được rằng Jesus không bao giờ cười; ông ấy đã sống với những người sống động thế: ngư dân, thợ mộc, người nghèo. Ông ấy không cùng toán với giáo sĩ, bác học, học giả và giáo sư. Ông ấy đi cùng người thô thiển, người thực trên thế gian. Không thể nào nghĩ được rằng ông ấy là người buồn, rằng ông ấy không bao giờ cười; và nếu ông ấy không có khả năng cười, ông ấy sẽ không có khả năng khóc nữa.
Phát biểu này, rằng ông ấy khóc, chỉ ra điều tuyệt đối chắc chắn rằng ông ấy phải đã cười nữa. Đó là một trong những điều đẹp nhất về Jesus; tôi yêu điều ông ấy rất tính người. Phật có chút ít lạnh lẽo, không có hơi ấm, ở xa xăm - đó là cái đẹp của ông ấy. Chúng ta cần mọi loại thầy, chúng ta cần mọi loại hoa trong vườn. Hoa hồng có cái đẹp của nó và hoa sen có cái đẹp của nó. Hoa sen sẽ cần hồ, tình huống khác để xảy ra, nó sẽ có hương thơm khác. Nhưng tất cả các loại hoa đều làm phong phú cho khu vườn. Vườn của phật tính đầy những bản thể kì lạ, duy nhất, vô song: Lão Tử, Zarathustra, Mohammed, Mahavira, Phật, Krishna, Christ.
Bây giờ, Christ đang trên cây chữ thập. Bất kì khi nào bạn nghĩ về Christ, bạn nghĩ về cây chữ thập nữa. Không thể nào nghĩ được về hai điều đó tách rời, chúng đã trở thành không tách rời được. Nếu bạn thấy cây chữ thập bạn sẽ nghĩ tới Christ, nếu bạn nghĩ tới Christ cây chữ thập bao giờ cũng có trong nền tảng. Với Krishna đó không phải là cây chữ thập mà là cây sáo. Bây giờ, Krishna là vũ công, là ca sĩ; bạn không thể nghĩ được về Phật nhảy múa, ca hát, không thể nào quan niệm nổi. Và điều đó sẽ có vẻ rất lố bịch nữa; với Krishna điều đó khớp, toàn thể cách nhìn của ông ấy về cuộc sống là ở chỗ cây sáo khớp với nó.
Nhớ điều này và đừng trở nên quá bị gắn bó với một dạng của phật tính. Có nhiều dạng của phật tính như bạn có thể quan niệm. Nhiều chư phật nữa sẽ xảy ra trong tương lai, người sẽ có phẩm chất khác toàn bộ mà không bao giờ có sẵn trong quá khứ. Nếu bạn trở nên bị gắn bó và ám ảnh quá nhiều với dạng nào đó, bạn sẽ bỏ lỡ chư phật khác.
Ở Hà Lan đã có cuộc hội nghị do các tín đồ của Krishnamurti thu xếp. Krishnamurti đã tới đó và ở cùng với mọi người trong bẩy ngày. Đệ tử của ông ấy đã tụ tập từ khắp thế giới. Một người đàn bà tới từ Ấn Độ nhưng sau hai, ba ngày cô ấy quay về.
Cô ấy tới gặp tôi. Tôi nói, "Bạn quay về sớm thế? Hội nghị xong chưa?" Cô ấy nói, "Chưa, hội nghị chưa kết thúc nhưng tôi bị kết thúc với Krishnamurti rồi." Tôi nói, "Chuyện gì xảy ra vậy?" Cô ấy nói, "Tôi đã đi mua sắm và tôi thấy Krishnamurti mua một chiếc cà vạt, và không chỉ mua cà vạt mà làm ồn ào thế. Ít nhất hai trăm cà vạt được bầy ra khắp bàn và ông ấy chẳng vừa ý cái nào. Cái gì đó bị sai với mọi thứ: mầu nào đó sai, kích cỡ sai, cái này sai, cái nọ sai." Và cô ấy nói, "Tôi đơn giản quan sát điều ông ấy làm. Ông ấy có là vị phật không? Vị phật mà đi mua sắm, đi mua hàng sao? Vị phật trông phải với bình bát ăn xin nhưng vị phật mua sắm - và mua gì? Cà vạt! Và thế nữa, ông ấy cũng làm ồn ào nhiều thế."
Krishnamurti rất khó tính về quần áo. Cô ấy trở nên thất vọng thế, cô ấy đã không dự hội nghị. Bây giờ phỏng có ích gì? Con người này không phải là vị phật. Bây giờ, phải làm gì với người đàn bà này - khóc cho cô ấy hay cười cô ấy? Người ta có thể khóc cho sự ngu xuẩn của cô ấy bởi vì Krishnamurti là Krishnamurti; ông ấy không phải là Phật Gautama, ông ấy không phải là Jesus Christ. Ông ấy có cách sống duy nhất của ông ấy, cách diễn đạt của ông ấy. Ông ấy không phải là người từ bỏ, ông ấy sống trong thế giới. Và để thấy ra vấn đề, rằng ông ấy sống trong thế giới vậy mà không phải của nó, cần hiểu biết lớn bên trong. Người đàn bà này đã lỡ. $ketdoan $modoan
Phải làm gì với người đàn bà này? Khóc cho cô ấy sao? Cô ấy đã tới Hà Lan mà thậm chí không nghe lấy một bài nói của Krishnamurti.... Hay cười vào cái ngu xuẩn của cô ấy? Và người ta không bao giờ biết được - Krishnamurti có thể đã xoay xở toàn thể sự việc chỉ vì người đàn bà này. Thấy rằng cô ấy đang quan sát ông ấy có thể đã làm ra nhiều ồn ào thế... bởi vì người như Krishnamurti bao giờ cũng muốn loại bớt kiểu người rác rưởi, kiển người ngu.
Gurdjieff thường làm nhiều thứ chỉ để gạt bỏ những người không cần thiết. Thỉnh thoảng ông ấy sẽ cư xử bất ngờ tới mức người đã tới để gặp ông ấy sẽ không bao giờ quay lại nữa - cứ nghĩ rằng ông ấy điên. Một hôm ông ấy đang ngồi uống trà với hai, ba đệ tử và một nhà báo tới gặp ông ấy. Ông ấy bao giờ cũng chống lại các nhà báo không cho vào trong đạo tràng của ông ấy bởi vì đây là hiểu biết của ông ấy: rằng họ có xu hướng hiểu lầm.
Ông ấy yêu cầu nhà báo này, rất nhã nhặn, ngồi và uống trà, ăn bánh. Nhà báo này rất sung sướng vì ông ta đã nghe nói rằng Gurdjieff bao giờ cũng đuổi nhà báo ra, ông ấy nói với họ bằng những từ chắc chắn để đuổi cút xéo! Nhà báo rất sung sướng là mình đã được đón tiếp với tình yêu và từ bi thế.
Và thế rồi Gurdjieff hỏi người đàn bà ngồi cạnh mình, "Hôm qua là ngày nào nhỉ?"
Cô ta nói, "Thứ sáu."
"Thế hôm nay là ngày nào?"
Thế là nhà báo trở nên hơi lẫn lộn - người này không thể biết được thế sao! Nếu hôm qua là thứ sáu, thế thì phỏng có ích gì mà hỏi, "Hôm nay là ngày nào?"
Người đàn bà nói, "Tất nhiên hôm nay là thứ bẩy."
Và ông ấy quát người đàn bà này, ông ấy nói, "Làm sao có thể thế được? Nếu hôm qua là thứ sáu, làm sao hôm nay có thể là thứ bẩy được? Không thể được! Cô đi và tìm xem hôm nay là ngày nào."
Nhà báo này chuồn mất, cứ tưởng rằng đây là cái gì đó dở hơi, người này dở hơi; ông ta thậm chí không bao giờ ngoái nhìn lại. Khi ông ta đi rồi, Gurdjieff mới có tiếng cười thật lòng, thoải mái. Ông ấy nói với người đàn bà này, "Cô thấy cách tôi tống khứ người đó đi. Bây giờ anh ta sẽ không bao giờ quay lại và anh ta sẽ lan truyền câu chuyện này khắp xung quanh và nhiều người nữa sẽ bị ngăn cản không tới đâu."
Người ta không bao giờ biết người chứng ngộ sẽ cư xử thế nào - bằng phương cách gì.
Deepesh, cảm giác của bạn là bạn yêu những từ lời này, đoạn này hay, là tốt, nhưng nhớ rằng người xứng đáng cho cả khóc và cười qua rồi. Vâng, ông ấy trong khổ lớn lao nhưng khổ do bản thân ông ấy tạo ra. Ông ấy bị mắc bẫy và ông ấy chịu khổ nhiều, nhưng cái bẫy đó do bản thân ông ấy làm ra. Ông ấy giống như đứa trẻ nhỏ đang chơi bên ngoài nhà với đống gạch. Nó bắt đầu làm nhà bằng gạch, đứng ở giữa nó cứ xếp hết gạch nọ tới gạch kia quanh bản thân nó. Khi gạch cao lên tới cổ nó trở nên phân vân, thế rồi nó bắt đầu kêu to lên với mẹ mình, rằng "Con bị cầm tù, lại đây cứu con với!" Bây giờ nó không thể thoát ra khỏi nó được - nhưng bản thân nó đã tạo ra nó! $ketdoan $modoan
Đây là tình huống của con người, chúng ta tạo ra khổ của mình, địa ngục của mình. Nếu bạn thấy rằng chúng ta cứ tạo ra nó, điều đó đáng cười; nhưng nếu bạn nói, và thấy, rằng "Có thể chúng ta tạo ra nó nhưng dầu vậy chúng ta đang chịu khổ," thế thì điều đó đáng khóc.
Nhưng Phật sẽ không làm cả hai điều này. Ông ấy sẽ vẫn còn tách rời, bình thản. Ông ấy sẽ không khổ bởi vì bạn đang khổ và ông ấy thậm chí sẽ không nghĩ khổ của bạn là đáng cười. Ông ấy sẽ giữ sự bình thản của mình; ông ấy sẽ làm bất kì cái gì ông ấy có thể làm để giúp bạn và sẽ cứ đi đường của ông ấy. Dù bạn có được giúp hay không, đấy không phải là việc của ông ấy. Việc của ông ấy là nói điều đang đó, và ngay cả điều đó ông ấy cũng đồng ý một cách rất ngần ngại.
Khi ông ấy trở nên chứng ngộ ông ấy vẫn còn im lặng trong bẩy ngày. Câu chuyện là, các thần trở nên rất lo nghĩ bởi vì hiếm khi xảy ra điều một người trở nên chứng ngộ. Bây giờ Siddhartha này đã trở nên chứng ngộ và ông ấy lại không nói một lời trong bẩy ngày. Họ nhìn sâu vào tâm thức của Siddhartha và họ thấy rằng ông ấy không định nói chút nào.
Họ xuống trần gian, cúi lạy Phật và xin ông ấy nói bởi vì có nhiều người có thể được giúp đỡ. Phật nói với họ, "Ta đã nghĩ về điều đó nhưng chỉ có hai phương án thôi. Một là: ta sẽ nói nhưng ta sẽ được rất ít người hiểu. Đại đa số sẽ không hiểu, có thể chín mươi chín phần trăm mọi người sẽ không hiểu chút nào. Cho nên chín mươi chín phần trăm nỗ lực của ta sẽ là cực kì phí hoài.
"Về một phần trăm những người sẽ có khả năng hiểu ta, việc nhìn thấu của ta nói rằng cho dù không có ta, sớm hay muộn họ sẽ tìm thấy con đường riêng của họ. Thông minh của họ đến thế, dũng cảm của họ đến thế, việc tìm kiếm của họ đến thế... họ là những người yêu đam mê chân lí. Đó là lí do tại sao họ sẽ có khả năng hiểu ta.
"Chín mươi chín phần trăm sẽ không bao giờ hiểu, một phần trăm những người có khả năng hiểu ta sẽ hiểu nó dù thế nào đi chăng nữa, dù ta nói hay không. Thực ra sẽ dễ hơn cho họ hiểu nếu ta không nói. Im lặng của ta sẽ nhiều tính giao cảm với họ. Cho nên phỏng có ích gì mà nói?"
Các thần lo nghĩ nhiều lắm về cách trả lời điều này. Họ tụ tập nhau lại, họ thảo luận giữa họ với nhau, thế rồi họ lại tới với lập luận mới và họ nói, "Nghe đây! Thầy là đúng rồi, có những người sẽ không bao giờ hiểu được thầy và có những người sẽ hiểu cho dù thầy không nói ra một lời. Nhưng thầy có thể phủ nhận rằng có những người ở giữa hai loại người này không? Thầy có thể nói không còn một người nào ở giữa hai loại này không, loại thứ ba, người sẽ hiểu nếu thầy nói, và người sẽ không bao giờ hiểu nếu thầy không nói? Thầy có thể phủ nhận được không - đó có thể là một thiểu số rất nhỏ, đó có thể là một trong một triệu, nhưng thầy có thể phủ nhận rằng một người thôi - người nối giữa đa số kia và thiểu số kia? Những người không hiểu và những người hiểu... họ được nối lại."
Phật không thể phủ nhận được điều đó. Ông ấy nói, "Các ông đúng, có vài người; vâng, một trong cả triệu người sẽ được giúp."
"Thế thì," các thần đó nói, "cho dù nếu đó chỉ là một trong cả triệu, chính nghĩa vụ của thầy là giúp người đó." $ketdoan $modoan
Chính bởi vì biện luận này mà Phật bắt đầu nói; bằng không ông ấy sẽ không nói đâu. Và nhớ lấy, đã từng có nhiều chư phật đã không nói. Họ vẫn còn im lặng cả đời mình, bạn sẽ không bao giờ nghe nói gì về họ cả bởi vì họ không bao giờ nói. Không kinh sách nào tồn tại để mô tả họ.
Một điểm tôi muốn làm rất rõ ràng cho bạn: rằng từng cá nhân khi người đó trở nên chứng ngộ, đều trở thành một phần của vũ trụ - nhưng cách diễn đạt của người đó vẫn còn có tính cá nhân. Kinh nghiệm của người đó có tính vũ trụ, nhưng diễn đạt của người đó có tính cá nhân. Nếu người đó là nhà thơ trước đây, như Kabir, khi ông ấy trở nên chứng ngộ ông ấy sẽ ca bài ca. Nếu ông ấy là nhà thơ, nếu việc là nhà thơ là một phần của tính cá nhân của ông ấy - bây giờ biết vũ trụ, hiểu biết của ông ấy, ánh sáng của ông ấy, sẽ bắt đầu tuôn chảy vào trong hình mẫu thơ ca cũ. Ông ấy sẽ giống như Kabir, Nanak, Farid. Nhưng nếu ông ấy là hoạ sĩ, không phải nhà thơ, và ông ấy trở nên chứng ngộ, thế thì ông ấy sẽ vẽ - điều đó sẽ là cách diễn đạt tự nhiên của ông ấy. Nếu ông ấy là nhà điêu khắc thế thì cách diễn đạt của ông ấy sẽ khác.
Từng vị phật sống trong vũ trụ nhưng diễn đạt bản thân ông ấy một cách cá nhân. Đây là cách diễn đạt của Jesus, ông ấy là tất cả tính người nữa. Có thể đó là sự hấp dẫn của ông ấy - bây giờ gần nửa trái đất đang trong tình yêu với Jesus. Lí do là tính người của ông ấy. Phật là ngôi sao xa xăm, Jesus dường như rất gần với trái tim. Phật hấp dẫn với những người rất phức tạp, hấp dẫn của Jesus là cho đám đông.
Bất kì khi nào một nước trở nên tinh vi, có văn hoá, có giáo dục, giầu có, sung túc, hấp dẫn của Jesus bắt đầu mất đi. Đó là điều đang xảy ra ở Mĩ. Phật trở nên ngày một mạnh hơn: các trung tân Thiền được mở ra ngày một nhiều hơn, ngày càng nhiều người đang trở nên được chuyển từ lời cầu nguyện sang thiền, ngày càng nhiều người đang trở nên quan tâm tới lời của Phật.
Jesus đang mất nền tảng ở Mĩ; ông ấy vẫn còn thu được nền tàng ở Ấn Độ, nhưng ông ấy đang mất nền tảng ở Mĩ. Mĩ bây giờ trong cùng trạng thái sung túc như Ấn Độ đã có vào thời Phật. Đất nước này đã giầu có, mọi người được giáo dục tốt, tinh vi, có văn hoá; họ biết triết học là gì. Họ biết tất cả các chuyến bay của siêu hình, họ biết những đỉnh cao nhất - ít nhất về mặt trí tuệ. Và Phật đã nói cho giới trí thức này; nó đã là một trao đổi khác toàn bộ.
Jesus nói cho dân làng nghèo, nông dân, người làm vườn, ngư dân. Ông ấy nói với những người thấp nhất, người nghèo nhất của người nghèo. Ngôn ngữ của ông ấy khác, nó rất có tính người, nó phải vậy.
Ngôn ngữ của Phật rất thuần khiết, triết lí, siêu hình. Nó ít liên quan tới liệu bạn hiểu nó hay không, nó liên quan nhiều tới việc là thực, là ở gần với chân lí hơn, gần nhất có thể được. Do đó cách diễn đạt của họ nhất định khác.
Deepesh, bạn hỏi tôi, "Thưa thầy kính yêu, vị phật có khóc không?" Một số phật có, một số phật không. Điều đó tất cả tuỳ vào cá nhân.
Chuyện xảy ra khi thầy của Basho chết - Basho là vị phật, vị phật làm thơ, vị phật vẽ những bức tranh đẹp, vị phật rất thẩm mĩ. Thầy của ông ấy chết, cả nghìn người tụ tập. Thầy ông ấy rất nổi tiếng; còn nổi tiếng hơn bởi vì Basho, vì Basho là nhà thơ và hoạ sĩ nổi tiếng và ông ấy là thầy của Basho. Hàng nghìn người tụ tập và họ rất ngạc nhiên khi thấy Basho khóc, những giọt nước mắt lớn lăn dài trên gò má ông ấy. $ketdoan $modoan
Vài đệ thân tín của thầy tới Basho và nói, "Điều đó có vẻ không phải. Hàng nghìn người đang tới và họ đang bị lẫn lộn. Họ nghĩ vị phật phải không kêu khóc, mà ông là người đã từng nói đi nói lại với họ: Không có cái chết và cốt lõi bên trong nhất sống mãi mãi. Thế thì sao ông khóc? Thầy của ông không chết, thầy chỉ đi từ thân thể nhỏ sang thân thể vũ trụ của Thượng đế. Vậy sao ông khóc?"
Basho chùi nước mắt và ông ấy nói, "Nghe đây! Điều này không là việc của mọi người. Ta sống theo tình cảm bên trong của ta, ta không thể giả vờ được. Khi cốt lõi bên trong nhất của ta muốn khóc, ta sẽ khóc, và ta không bận tâm liệu mọi người nghĩ điều đó là đúng hay không. Nếu họ nghĩ rằng ta chưa chứng ngộ, điều đó được chứ, nhưng ta không thể giả vờ. Ta không thể làm cái gì đó mà không thực sự có đó. Và vâng, ta đã nói rằng linh hồn là bất tử và thầy ta đã không chết, thầy đã biến vào trong vũ trụ. Đó là lí do tại sao ta khóc, không khóc rằng thầy chết mà khóc rằng bây giờ ta sẽ không bao giờ có khả năng thấy hình dạng của thầy. Bây giờ thầy đã trở thành vô hình dạng - và thân thể thầy đẹp. Ta sẽ không bao giờ có khả năng nhìn lại vào đôi mắt sâu thẳm đó, ta sẽ không bao giờ có khả năng cầm tay thầy và chạm chân thầy. Ta đã mất hình dạng của thầy - ta đang khóc vì thân thể thầy, vì hình dạng thầy; ta không khóc vì linh hồn vô hình dạng. Và ta không quan tâm liệu mọi người nghĩ ta chứng ngộ hay không chứng ngộ, đó là việc của họ. Ai lo?"
Không, đây là cách tiếp cận của Basho, và ông ấy nữa cũng đúng. Nhưng đừng bao giờ so sánh. Cứ để từng vị phật là một đỉnh Himalaya tách rời khỏi các đỉnh khác. Cứ để từng vị phật được hiểu theo cách riêng của ông ấy, đừng bao giờ áp đặt hình mẫu nào khác lên ông ấy. Điều đó đã được làm lặp đi lặp lại qua nhiều thời đại rồi. Người Ki tô giáo không thể tin được rằng Phật là một Christ, bởi vì ông ấy không phục vụ người nghèo, ông ấy không chữa lành người bị thương, ông ấy không làm người mù thấy được, ông ấy không làm phép màu như Jesus đã làm. Lazarus chết và Jesus tới, và sau bốn ngày ông ấy làm sống lại Lazarus. Phật không làm gì như thế cả; ngược lại, ông ấy làm cái gì đó tuyệt đối khác.
Có một câu chuyện hay:
Một người đàn bà mất đứa con còn bé; vài ngày trước chồng cô ấy mới chết. Kissa Gautami là tên cô ấy, và bây giờ đứa con trai duy nhất của cô ấy đã chết. Cô ấy tự nhiên bị tuyệt vọng lớn; đứa con đã là niềm hi vọng duy nhất của cô ấy. Phật đang ở trong thị trấn; mọi người nói, "Đừng kêu khóc nữa. Sao cô không đưa đứa con tới Phật? Ông ấy từ bi thế, ông ấy có thể làm cho nó trở lại với cuộc sống."
Người đàn bà này vội vã đen xác đứa trẻ đi. Phật nhìn người đàn bà này, bảo người đàn bà để đứa trẻ ở trước ông ấy và nói với cô ấy, "Vâng, tôi sẽ làm sống lại nó, nhưng cô sẽ phải hoàn thành một điều kiện."
Người đàn bà này nói, "Tôi sẵn sàng ngay cả việc hi sinh cả đời mình. Thầy nói bất kì điều kiện nào và tôi sẽ hoàn thành nó."
Phật nói, "Đó là một điều kiện đơn giản, ta chưa bao giờ đưa ra yêu cầu lớn với mọi người, chỉ yêu cầu nhỏ; đây là việc rất đơn giản. Cô đi vào thị trấn và đem về vài hạt mù tạc. Nhớ một điều: hạt mù tạc phải từ nhà chưa bao giờ có người chết."
Người đàn bà này đang trong trạng thái rồ dại, cô ta không thể thấy ra vấn đề. Làm sao bạn có thể tìm được một nhà mà không ai đã bao giờ chết? Cô ấy vội vã đi với hi vọng lớn và cô ấy biết rằng mọi nhà đều có hạt mù tạc bởi vì đó là mùa màng duy nhất mà mọi người gieo trồng. Cả làng đều làm cùng một việc, trồng hạt mù tạc - cho nên không có vấn đề gì. $ketdoan $modoan
Cô ấy gõ cửa nhiều nhà, mọi người nói, "Vài hạt mù tạc sao? Chúng tôi có thể cho cả xe hạt mù tạc, nhưng chúng tôi không thể hoàn thành điều kiện này được; nhiều người đã chết trong nhà chúng tôi. Cho nên hạt mù tạc của chúng tôi sẽ không có tác dụng."
Đến tối người đàn bà này đi tới nhận biết của mình. Cô ấy đã gõ nhiều cửa; dần dần, dần dần cô ấy thấy ra vấn đề rằng cái chết là không tránh khỏi - nó xảy ra cho mọi người, rằng không ai có thể thoát khỏi nó. Cô ấy quay lại, cô ấy đã là một người đàn bà khác toàn bộ khi cô ấy quay về buổi tối. Đứa trẻ vẫn đó, Phật đang đợi. Ông ấy nói, "Hạt mù tạc đâu?"
Người đàn bà này cười, quì xuống chân Phật và nói, "Xin điểm đạo cho tôi vào con đường của thầy, bởi vì tôi đã hiểu thông điệp của thầy, rằng mọi người đều phải chết. Hôm nay con tôi đã chết, vài ngày trước chồng tôi đã chết, vài ngày sau đó tôi sẽ chết. Trước khi tôi chết tôi muốn thấy cái không chết. Bây giờ tôi không quan tâm tới đứa con của mình được gọi về từ cõi chết. Bây giờ tôi quan tâm tới bản thân tôi để thấy cuộc sống vĩnh hằng."
Phật điểm đạo cho Kissa Gautami.
Bây giờ, những câu chuyện này là như nhau, gần như nhau. Các chị em của Lazarus hay đệ tử của Jesus, họ đi mời ông ấy. Ông ấy đi vắng. Ông ấy tới - mất bốn ngày để ông ấy tới đó - và ông ấy đã gọi Lazarus về từ cõi chết. Nhưng điều gì đã xảy ra cho Lazarus từ đó? Ông ta phải đã chết lần nữa bởi vì chúng ta không thấy ông ta ở đâu cả. Cho nên phỏng có ích gì?
Nếu bạn hỏi Phật ông ấy sẽ nói, "Phỏng có ích gì mà gọi người này về? Người đó sẽ chết lần nữa. Ông đơn giản tạo ra cơ hội khác cho chết. Một lần là đủ rồi, sao hai?" Phật sẽ đáp ứng lại theo cách khác hoàn toàn. Người Ki tô giáo không thể nào hiểu được điều đó bởi vì họ bị ám ảnh với ý niệm của Christ. Họ sẽ thích Phật và Mahavira và Krishna theo cùng cách đó. Điều đó là không thể được.
Phật tử cũng không thể hiểu được Christ, bởi vì họ có ý niệm của Phật, hình ảnh của Phật, và Jesus không hoàn thành điều đó. Thực ra không cần Jesus phải hoàn thành ý niệm của bất kì ai, hay Phật phải hoàn thành mong đợi của bất kì ai. Họ là những người duy nhất. Chúng ta nên chấm dứt việc so sánh liên tục này. Hàng nghìn cuốn sách được viết mọi năm để so sánh, và mọi so sánh đều sẽ sai, nó sẽ tạo ra bất công nào đó cho ai đó này khác. Hoặc bạn sẽ không công bằng với Phật, hay với Christ. Bạn không thể công bằng cho cả hai.
Nỗ lực của tôi ở đây là để làm cho bạn nhận biết về tính đa dạng của phật tính, về tính đa chiều của chứng ngộ. Thế giới này là phong phú bởi vì có biết bao nhiêu chim và biết bao nhiêu cây và biết bao nhiêu hoa. Và cùng điều đó đúng cho thế giới bên trong; biết bao nhiêu khả năng của trưởng thành, nhiều cách diễn đạt khác nhau, duy nhất thế khi bạn trở nên chín muồi - những đoá hoa khác nhau. Thế giới này phong phú hơn bởi vì có Phật và Christ và Lão Tử. Thế giới sẽ chắc thực sự rất nghèo nàn nếu chỉ có các Rama, chỉ Rama; thế giới chắc đã rất nghèo nàn. Trong từng làng và thị trấn bạn có thể thấy vài Rama, mang cung của họ. Hay nếu có hàng triệu Christ ở mọi nơi thì điều đó sẽ không đẹp, nó sẽ chán. $ketdoan $modoan
Điều tốt là Jesus có nét con người và Phật có tính thiêng liêng thuần khiết.
Câu hỏi thứ hai:
Thưa Thầy kính yêu,
"Trùng hợp ngẫu nhiên" là gì?
Anand Viramo, có ba điều cần được hiểu. Một là luật nhân quả. Điều đó áp dụng cho thế giới vật chất và bởi vì khoa học chỉ tin vào luật nhân quả, nó phủ nhận mọi thứ khác. Luật nhân quả là máy móc, do đó không có trùng hợp ngẫu nhiên. Bạn đun nóng nước tới một trăm độ và nó bay hơi, không có trùng hợp ngẫu nhiên. Không phải là một ngày nào đó nó bay hơi ở chín mươi chín độ, ngày khác ở chín mươi độ. Không có vấn đề về tâm trạng, nước không thể quyết định được, nước bị cai quản một cách máy móc bởi luật nhân quả.
Những người tin vào luật nhân quả, họ sẽ không tin vào bất kì trùng hợp ngẫu nhiên nào. Mọi thứ đều tiền định, không có gì giống như trùng hợp ngẫu nhiên cả. Mọi thứ đều có tính không tránh khỏi.
Thế rồi có luật khác - Carl Gustav Jung gọi nó là luật đồng bộ. Hai điều có thể xảy ra cùng nhau mặc dầu chúng không có liên hệ như nhân quả. Chẳng hạn nếu ai đó đang hát bài hát hay, sợi dây nào đó trong tim bạn bị chạm tới, nhưng nó không phải là không tránh khỏi, nó không là nguyên nhân và hậu quả - nó có thể xảy ra, nó có thể không xảy ra; nó có thể xảy ra cho vài người này, nó có thể không xảy ra cho vài người khác. Nó có thể xảy ra cho bạn hôm nay, nó có thể không xảy ra cho bạn hôm khác.
Hôm nay bạn cảm thấy hạnh phúc, bạn đã gặp người đàn bà của mình, bạn mình, bạn đang cưỡi trên gió. Ai đó đang hát bài ca, bỗng nhiên nó điểm một nốt vào bạn, bạn cũng cảm thấy thích hát. Ai đó đang múa, bỗng nhiên chân bạn có cảm giác dậm dịch nhảy múa, tâm trạng nhảy múa.
Nhưng vợ bạn mới chết, bạn buồn và ai đó hát và điều đó gây tổn thương. Trăng đã lên trên trời, đêm trăng tròn, và bạn buồn - trăng cũng trông buồn, không đẹp. Bạn đang trong trạng thái buồn tới mức đêm trăng tròn trông như có vẻ lố bịch với bạn; nó có vẻ dửng dưng thế với bạn, vô tình thế, nghiêm khắc thế. Bạn đang trong trạng thái buồn thế và trăng vẫn chiếu sáng theo cùng cách nó vẫn thế, và hoa hồng vẫn nở và chim vẫn hót. Không ai dường như bận tâm tới bạn, không ai dường như chăm nom về bạn.
Vũ trụ này dường như rất trung lập, rất lạnh lùng. Bạn cảm thấy tổn thương, bạn cảm thấy xa lạ, bạn cảm thấy là người lạ, người ngoài. Bây giờ sẽ không có đồng bộ.
Luật đồng bộ nghĩa là đôi khi bạn khớp và đôi khi bạn không khớp. Nó linh động. Luật đồng bộ thuộc vào thế giới tâm trí; cũng như nhân quả thuộc vào thế giới vật chất, thân thể, luật đồng bộ thuộc vào thế giới tâm trí, trái tim. Bên ngoài hai luật này còn có khả năng về trùng hợp ngẫu nhiên nữa. Điều đó nghĩa là không luật nào liên quan, hay bạn có thể gọi nó là luật tự do. Đó là luật tối thượng, luật của cốt lõi bên trong nhất của bạn, thực ra nó không phải là luật bởi vì nó là luật của tự do. Mọi sự có thể xảy ra mà không do bất kì cái gì gây ra và nó không được tạo ra bởi luật đồng bộ, chỉ là trùng hợp ngẫu nhiên thôi. $ketdoan $modoan
Trùng hợp ngẫu nhiên đơn giản nghĩa là có khả năng của tự do. Bây giờ có những người ở đây thuộc về cả ba loại này. Có những người đã tới ứng theo luật nhân quả; họ phải tới, điều đó là không tránh khỏi, không thể nào tránh được. Có cái gì đó kéo họ như nan châm, họ không thể cưỡng lại được nó.
Có những người ở đây đã không tới qua luật nhân quả, nhưng họ cảm thấy sự đồng bộ, sự hài hoà với tôi, sự hoà hợp sâu sắc. Nếu họ muốn kháng cự lại họ có thể đã kháng cự lại rất dễ dàng, nếu họ muốn không tới họ có thể đã còn lại. Không có lực hấp dẫn nào kéo cả, họ phải chọn. Chính từ chọn lựa của mình mà họ ở đây.
Và cũng có loại người thứ ba, người đã tới như sự trùng hợp ngẫu nhiên, tình cờ. Một người bạn đã ở đây, và bạn đã tới để gặp bạn mình, không để gặp tôi, không để nghe tôi, chẳng liên quan chút nào tới tôi cả; bạn đã tới chỉ để gặp người bạn của bạn - nhưng thế rồi bạn bị mắc vào. Người bạn có thể không còn ở đây nữa, người bạn có thể đã trốn rồi. Bây giờ điều này là trùng hợp ngẫu nhiên.
Chồng bạn đã tới đây, và bạn đơn giản theo anh ấy như một người vợ biết vâng lời. Bây giờ có nhiều trẻ con, nhiều đứa bé cũng trùng hợp ngẫu nhiên ở đây. Bố mẹ chúng ở đây, cho nên chúng ở đây; việc chúng ở đây không phải là chọn lựa của chúng, chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên. Bố mẹ chúng là người Ki tô giáo, chúng là người Ki tô giáo; bố mẹ chúng là người Hindu, cho nên chúng là người Hindu; bố mẹ chúng đã trở thành sannyasins, chúng đã trở thành sannyasins. Đây là chỉ là trùng hợp ngẫu nhiên.
Tất cả ba điều này đều xảy ra. Bạn vươn lên càng cao, tâm thức bạn càng cao, bạn càng có nhận biết thì bạn càng trở nên tự do. Tại điểm thấp nhất mọi thứ đều được xác định, tại điểm cao nhất chẳng cái gì được xác định.
Phật từ bỏ cung điện của mình và ngày đầu tiên, khi ông ấy bước đi trên bờ sông, ông ấy đã tạo ra nhiều lẫn lộn trong tâm trí của một nhà chiêm tinh lớn.
Nhà chiêm tinh này tới từ Varanasi; ông ấy đã đạt tới mức độ cao nhất có thể được trong những ngày đó. Ông ấy đã trở thành nhà chiêm tinh nổi tiếng nhất; bây giờ ông ấy đi về lại phần nước của ông ấy. Ông ấy thấy dấu chân của Phật trên cát ướt; ông ấy không thể nào tin nổi vào mắt mình, bởi vì nó ngược lại tất cả tri thức chiêm tinh của ông ấy. Chân của Phật có vài dấu hiệu rất rõ ràng đó trên cát. Những dấu hiệu đó được coi duy nhất thuộc vào người cai trị toàn thế giới, một chakravartin, người cai quản sáu lục địa.
Bây giờ người cai quản sáu lục địa này làm gì trong cái làng nghèo nàn này, trên bờ sông bẩn thỉu này? Và tại sao hoàng đế của sáu lục địa phải bước đi chân trần? Ông ấy không thể tin nổi vào mắt mình. Ông ấy đã nghiên cứu chúng rất chi li và không có hoài nghi gì, không nghi ngờ gì. Hoặc là sách chiêm tinh của ông ấy không đúng hoặc hoàng đế nào đó đã đi qua từ đây. Ông ấy đi theo dấu chân để tìm người này và ông ấy thấy Phật đang ngồi dưới gốc cây. Bây giờ ông ấy còn phân vân hơn; người này trông dường như ông ta là hoàng đế của sáu lục địa, và vậy mà ông ta là kẻ ăn xin với bình bát ăn xin.
Ông ấy cúi lạy Phật và ông ấy nói, "Tôi muốn xem chân ông. Tôi là nhà chiêm tinh, ông có thể đã nghe tới tên tôi." Ông ấy nhìn vào bàn chân và ông ấy nói, "Bây giờ ông đã tạo ra lẫn lộn thế trong tâm trí tôi, tôi chưa bao giờ bị lẫn lộn thế. Trong mười hai năm tôi đã nghiên cứu chiêm tinh, tôi phải ném kinh sách của tôi xuống sống và quên tất cả về nó đi sao? Ông phải là hoàng đế của toàn thế giới. Ông đang làm gì ở đây? Làm sao ông có thể là kẻ ăn xin được?" $ketdoan $modoan
Phật cười và ông ấy nói, "Vâng, không cần ném sách của ông đi đâu, không cần bị lẫn lộn thế đâu. Sách của ông đúng đấy. Ta đã được dự định làm vị vua lớn, nhưng điều đó thuộc vào luật nhân quả. Nếu như ta đơn giản theo hình mẫu này mà theo đó ta đã được sinh ra, thế thì ta đã là vua, vua lớn, chakravartin. Nhưng bởi vì ta từ bỏ, ta đã lấy một bước có chủ ý, có ý thức chống lại hình mẫu đã được áp đặt, đã được cấy trong bản thể ta. Ta đã nổi dậy chống lại nó, ta đã nổi loạn chống lại nó, ta trở nên tự do với nó. Ta trở thành nhân chứng của nó, ta vứt bỏ sự đồng nhất của ta với tâm trí ta, và một khi ông vứt bỏ sự đồng nhất với tâm trí ông thì ông không còn ở dưới luật nhân quả nữa."
Đầu tiên bạn đi vào trong thế giới của đồng bộ và thế rồi, chung cuộc, bạn đi vào trong thế giới của tự do. Trong thế giới của tự do chỉ có trùng hợp ngẫu nhiên. Không cái gì là tuyệt đối chắc chắn, mọi thứ đều có thể. Không cái gì là không thể được. Napoleon tương truyền đã nói: Không cái gì là không thể được. Nhưng Napoleon không thể nói được điều đó, ông ấy đáng phải không nói điều đó. Vị Phật có thể nói: Không cái gì là không thể được, mọi thứ đều trở thành có thể.
Bạn hỏi tôi, Anand Viramo, "'trùng hợp ngẫu nhiên là gì'?"
Nó đơn giản nghĩa là cuộc sống không chỉ có tính máy móc. Nó không được xác định bởi số phận và nó không được xác định bởi lịch sử. Nó không được xác định bởi quá khứ của bạn hay bởi nghiệp quá khứ của bạn. Nó không được xác định, như Karl Marx nói, bởi sự cần thiết lịch sử. Nó được xác định chỉ cho những người sống vô ý thức; bằng không nó là tự do. Bạn có thể chọn và bạn có thể chọn là bất kì cái gì. Bạn thậm chí có thể chọn là cái không, đó là tự do tối thượng.
Và trùng hợp ngẫu nhiên bao giờ cũng xảy ra trong cuộc sống bình thường nữa. Cuộc sống không logic như bạn nghĩ, nó rất phi logic. Chỉ trên bề mặt mới có vẻ logic.
Nhà truyền giáo quyết định liệt kê ra Mười lời răn cho con chiên của mình.
Khi ông ấy đọc tới "Ngươi sẽ không ăn cắp," ông ấy để ý tới một anh chàng ở hàng đầu hành động một cách bồn chồn. Khi nhà truyền giáo đọc tới "Ngươi sẽ không ngoại tình," ông ấy để ý anh chàng này mắt sáng lên và mỉm cười. Sau buổi lễ, nhà truyền giáo tiến tới người này và hỏi anh ta lí do về thái độ không thích đáng của anh ta - với điều này người hạnh phúc đáp, "Khi cha nói, 'Ngươi sẽ không ăn cắp,' con phát hiện ra cái ô của con bị mất. Nhưng khi cha nói, 'Ngươi sẽ không ngoại tình,' con nhớ ra chỗ con đã để nó."
Một người độc thân có tên Clem ló mặt tại trò chơi đánh cược quân bài hàng tuần với con mắt tím bầm. Bạn anh ta Joe hỏi điều gì đã xảy ra cho anh ta.
"Thế này," Clem đáp, "khi tớ mặc quần sáng nay một cái khuy quần rơi ra. Tớ không biết cách khâu, thế là tới sang căn hộ bên cạnh và nhờ người đàn bà ở đó khâu hộ nó cho tớ."
"Ồ, cậu," Joe nói, "cô ấy chắc nghĩ cậu gạ gẫm và đấm cậu, chứ gì?"
"Không, điều đó không phải thế," Clem nói. "Cô ấy tốt bụng về khoản đó như cô ấy thế. Kiếm ra kim và chỉ đây đó, cô ấy ngồi xuống trước tớ và khâu khuy trong khi tớ đứng đó. Nhưng khi cô ấy làm xong và đang cắn chỉ cho đứt ra thì chồng cô ấy bước vào."
Cuộc sống không logic. Nó không theo con đường rõ ràng, nó đi chữ chi. Và điều tốt là nó không logic đơn giản, bằng không sẽ không có vui vẻ, sẽ không có ngạc nhiên, bạn đơn giản sẽ là cái máy, không là người. Trùng hợp ngẫu nhiên chưa bao giờ xảy ra cho máy móc, chúng không thể xảy ra cho máy móc được, chúng chỉ có thể xảy ra cho con người. Chính việc có ý thức của bạn làm cho chúng thành có thể. Loại bỏ con người khỏi trái đất và mọi trùng hợp ngẫu nhiên sẽ biến mất, mọi sự sẽ tuân theo luật logic, đơn giản. Nhưng loại bỏ con người và cuộc sống mất đi mọi cái đẹp của nó, bởi vì cuộc sống mất đi đỉnh cao tối thượng của tiến hoá.
Câu hỏi thứ ba:
Thưa Thầy kính yêu,
Sao thầy cứ nói chống lại tri thức? Tôi chưa bao giờ nghe thầy nói chống lại dốt nát.
Sargam, tri thức cản trở, dốt nát chưa bao giờ cản trở. Tri thức làm bạn thành bản ngã, dốt nát chưa bao giờ làm điều đó. Tri thức không là gì ngoài việc che giấu dốt nát của bạn, che đậy nó lại. Nếu không có tri thức, bạn sẽ biết dốt nát của bạn bởi vì sẽ không có gì để che giấu nó cả. Và biết rằng "Mình là kẻ dốt nát" là bước đầu tiên hướng tới trí huệ thực. Do đó tôi chưa bao giờ nói chống lại dốt nát, dốt nát có cái gì đó đẹp đẽ về nó. Một điều đẹp về dốt nát là ở chỗ nó có thể cho bạn chiều hướng đúng để di chuyển.
Socrates nói: Ta chỉ biết một điều, là ta chẳng biết gì. Nhưng Socrates là một trong những người trí huệ nhất trên thế giới.
Chuyện xảy ra là vài người đã đi tới ngôi đền ở Delphi, và nhà tiên tri ở Delphi tuyên bố rằng Socrates là người trí huệ nhất, người trí huệ vĩ đại nhất đã từng có. Những người đó hân hoan lắm bởi vì họ đã tới từ Athens. Họ quay về, họ tới Socrates và họ nói, "Ông cũng phải hân hoan đi. Ông đã nghe nói hay chưa? Nhà tiên tri ở ngôi đền ở Delphi đã tuyên bố ông là người trí huệ nhất trên trái đất."
Socrates nói, "Phải có điều gì đó sai rồi, hiểu nhầm nào đó rồi, bởi vì ta là người dốt nát nhất; ta chỉ biết một điều thôi, là ta chẳng biết gì. Các ông quay lại và các ông bảo với nhà tiên tri rằng Socrates nói ông ấy là người dốt nát nhất trên thế giới."
Họ quay lại, họ kể cho nhà tiên tri và nhà tiên tri cười và nói, "Đó là lí do tại sao ta đã tuyên bố ông ấy là người trí huệ nhất trên thế giới."
Do đó tôi chưa bao giờ nói chống lại dốt nát. Dốt nát cũng có điều hay khác về nó: rằng nó là của bạn. Tri thức bao giờ cũng là vay mượn. Và cái gì đó là của bạn không thể bị lấy đi khỏi bạn được. Nó không thể bị đánh cắp, bị cướp, nhưng tri thức có thể bị lấy đi khỏi bạn rất dễ dàng. Nó được vay mượn.
Và khi bạn là người dốt nát bạn không có việc giả vờ nào, bạn đơn giản, bạn hồn nhiên. Dốt nát có phẩm chất của hồn nhiên về nó. Đó là lí do tại sao trẻ con hồn nhiên thế, bởi vì chúng dốt nát thế. Người nguyên thuỷ hồn nhiên thế bởi vì họ dốt nát thế; họ không tinh ranh, họ không thể thế được. Họ không có đủ tri thức để tinh ranh. Trước khi bạn có thể tinh ranh bạn phải được giáo dục. Trước khi bạn có thể tinh ranh bạn cần bằng đại học; càng có nhiều đại học, tinh ranh càng có nhiều trên thế giới. Càng nhiều người trở nên thông thái, họ càng lừa dối, tinh ranh, áp bức hơn. Và họ cứ tìm ra mọi cách để khai thác người khác.
Dốt nát là thuần khiết, không pha trộn. Từ dốt nát đi tới trí huệ, không tới tri thức. Nếu dốt nát trở nên có tính thiền nó trở thành trí huệ; nếu dốt nát trở nên quan tâm tới ngày một nhiều thông tin hơn thế thì nó trở thành tri thức. Là thông thái sẽ không có ích chút nào. Trí huệ giải phóng. Trí huệ là của bạn cũng nhiều như dốt nát là của bạn. $ketdoan $modoan
Tri thức không chỉ lừa dối người khác, nó lừa dối cả bạn nữa. Khi bạn biết trả lời như vẹt, bạn bắt đầu nghĩ rằng bạn thực sự biết. Bởi vì bạn có thể đọc và bạn có thể viết, bạn bắt đầu nghĩ rằng bạn biết; bởi vì bạn có thể hiểu lời bạn bắt đầu nghĩ rằng bạn biết; bởi vì thông minh của bạn bị che phủ bởi tính chất tri thức, bạn bắt đầu nghĩ rằng bạn thông minh - nhưng bạn không thông minh, chỉ có năng lực trí tuệ.
Thông minh là một phần của trí huệ, tính chất tri thức là một phần của tri thức.
Vâng, Sargam, tôi nói chống lại tri thức bởi vì không có gì nguy hiểm hơn tri thức. Nó cản trở bạn khỏi việc biết bản thân bạn. Tri thức cản trở bạn khỏi việc biết, bởi vì nó cho bạn những thứ giả, tổng hợp, bằng nhựa để chơi và bạn quên tất cả về cái thực. Đừng bắt đầu tin vào lời; đó là trò chơi nguy hiểm nhất mà người ta có thể chơi. Đừng là con vẹt, bằng không bạn sẽ đi ngày một xa hẳn khỏi cội nguồn bên trong của bạn.
Một ngày trời rất nóng và con chó bước đi dọc đường thì nó thấy một cửa hàng bán đồ ăn đem về nhà. Nó đi vào và hỏi xin lon nước chanh.
"Ra ngay!" chủ tiệm nói. "Chó không được phép vào cửa hàng thức ăn."
"Nhưng trông đây," con chó khát nói, "ông có một tấm biển hiệu lớn bên ngoài nói rằng, "We Serve Hot Dogs!" - Chúng tôi phục vụ chó nóng!
Chỉ biết lời là không đủ. Và bạn càng biết nhiều lời, bạn sẽ càng trở nên lẫn lộn hơn, bởi vì bạn không biết, lời của bạn chỉ ở trên bề mặt. Nếu ai đó cào xước chút xíu thêm, dốt nát của bạn nhất định lòi ra. Mọi người cứ giả vờ.
Khi tôi còn là sinh viên đại học, tôi có một giáo sư, người thậm chí không phải rất thông thái - trí huệ là ở ngoài vấn đề này rồi. Nhưng ông ấy có thói quen giả vờ này. Bất kì khi nào bất kì ai mà nhắc tới bất kì cái tên nào của một triết gia, tác giả, nhà thơ, nhà huyền môn hay tên cuốn sách nào đó, ông ấy sẽ lập tức nói, "Vâng, tôi đã đọc cuốn sách đó, nó hay," hay thế này thế nọ, ông ấy sẽ đưa ra bình luận nào đó. Nhưng tôi có thể thấy trong mắt ông ấy rằng câu trả lời ông ấy đưa ra là hổng hoác, ông ấy đã không đọc cuốn sách đó, ông ấy chẳng biết gì về người này và không ai đã bao giờ thấy ông ấy trong thư viện. Tôi đã tới nhà ông ấy nữa, và tôi đã không thấy cuốn sách nào ở đó cả. Tôi hỏi ở thư viện - ông ấy đã ở trong đại học này mười năm rồi - không một cuốn sách nào đã được lấy ra theo tên ông ấy, và không ai đã từng thấy ông ấy đọc, ngoại trừ đọc báo. Ông ấy đã không đọc cái gì khác, và báo nữa, ông ấy thường mượn từ hàng xóm. Tôi đã hỏi mọi chỗ, và tôi trở nên tuyệt đối chắc chắn rằng ông ấy đơn giản giả vờ.
Một hôm tôi bịa ra ba cái tên, chỉ là bịa thôi. Tôi bảo ông ấy, "Thầy đã đọc chưa, thưa thầy, sách của Nomineo?"
Ông ấy nói, "Có." Bây giờ, chẳng có người nào như Nomineo cả...
Tôi hỏi ông ấy, "Thầy có thể nói cho tôi tên cuốn sách được không?"
Ông ấy trông có chút ít phân vân; ông ấy nói, "Tôi phải đã đọc nó nhiều năm trước rồi, tôi đã quên mất cái tên. Anh có thể hỏi thư viện." $ketdoan $modoan
Tôi nói, "Ông đi cùng đi." Trong thư viện không có cái tên nào như Nomineo và không có sách nào ông này đã viết, bởi vì ông này chưa bao giờ có cả - cho nên làm sao ông này có thể viết sách được?
Tôi bảo ông ấy, "Hai cái tên kia cũng là bịa cả và thầy đã đồng ý, và vài cuốn sách khác thầy đã đồng ý rằng thầy đã đọc - chúng không tồn tại!"
Ông ấy kéo tôi sang bên và nói, "Nghe đây, đừng kể chuyện này cho bất kì ai, tôi chẳng biết điều gì về những cuốn sách đó cả. Nhưng người ta phải giữ thể diện cho nhau. Tôi không muốn bị coi là ngu."
Mọi người cứ cố gắng giả vờ là cái họ không là. Tri thức cho bạn sự giả vờ lớn lao nhất; bạn có thể trích dẫn Phật, Jesus. Và bạn không hiểu họ đang nói gì và bạn bao giờ cũng sẽ làm cái gì đó sai. Bạn sẽ diễn giải họ theo cách sai.
Ở Ấn Độ có hàng nghìn bình chú về Bhagavadgita. Bây giờ nếu Krishna là điên hay không lành mạnh thế thì có thể hàng nghìn nghĩa cho lời của ông ấy. Nhưng Krishna rất đặc biệt về điều ông ấy muốn nói. Vậy thì làm sao bạn có thể giải thích cả nghìn bình chú này được? Đây là những người áp đặt nghĩa của họ lên Krishna. Nếu ông ấy quay lại và nhìn vào những bình chú này bản thân ông ấy sẽ phân vân, bản thân ông ấy sẽ khó khăn khi thử quyết định nghĩa của mình thực sự là gì. Và những người này rất giỏi biện luận.
Bất kì ai cũng có thể chứng minh được bất kì cái gì. Shankara chứng minh rằng Gita là triết học về từ bỏ thế giới; thế giới là ảo tưởng, và Gita thuyết giảng từ bỏ - và ông ấy chứng minh điều đó thực hay. Người đương đại ông ấy, Ramanuja, chứng minh chính điều đối lập: rằng Gita dạy người ta sống trong thế giới và là người thành tâm của Thượng đế. Nó không thuyết giảng về từ bỏ, nó dạy về nghệ thuật sống trong thế giới với lời cầu nguyện.
Và Lokmanya Tilak thấy cái gì đó khác; ông ấy nói Gita thuyết giảng hành động. Tất nhiên với sự tách rời lớn lao - nhưng bạn phải hành động.
Ba người này là những con đường, con đường cổ đại. Con đường của vô hành động, bất hành, đó là phát kiến của Shankara trong Gita. Con đường của hành động, đó là phát kiến của Lokmanya Tilak trong Gita. Và con đường thứ ba là con đường của thành tâm;
Ramanuja đang tìm ra con đường thứ ba trong cùng cuốn sách này. Và thế thì có các biến thể khác nhau của cùng một chủ đề.
Người thông thái có thể cứ áp đặt ý kiến riêng của họ về những người đã biết. Cách đúng đắn để bắt gặp cuốn sách như Kinh Thánh, Gita hay Koran là không có ý niệm nào, không có tri thức nào. Đương đầu với chúng bằng im lặng lớn lao, hệt như tấm gương, chỉ phản xạ, không diễn giải; thế thì bạn sẽ có khả năng thấy nghĩa thực, nghĩa của chúng - không phải là nghĩa của bạn áp lên nghĩa của chúng. Và người có thể trở thành tấm gương không cần đi tới Gita, tới Koran hay Kinh Thánh, người đó có thể tìm thấy thông điệp này trong cây cối, trong tiếng chim hót, trong mây, trong mặt trời, trong mặt trăng. Người đó có thể tìm thấy nó ở bất kì đâu, bởi vì thông điệp của Thượng đế được viết ở khắp sự tồn tại. Chữ kí của ngài ở trên từng chiếc lá; bạn chỉ phải như tấm gương, im lặng, có tính thiền, không ý nghĩ, không tri thức.
Đó là lí do tại sao tôi nói chống lại tri thức. Chính tri thức đã trở thành tù túng của bạn.
Betty thường xuyên mất bạn trai bởi vì xu hướng của bà cô ấy nói điều sai với họ trong nỗ lực của cô ấy để là người hiện đại. $ketdoan $modoan
Một hôm, bạn trai hiện thời của cô ấy tới trong khi Betty đang trên tầng, và bà già bắt đầu ba hoa về cô cháu.
"Ta nghĩ Betty thà giao hợp còn hơn ăn," bà huyên thuyên vui vẻ với anh thanh niên. "Gần như chẳng có thanh niên nào xung quanh mà nó không giao hợp, và nó thậm chí còn có sổ ghi lại giao hợp với ai."
Anh thanh niên đỏ mặt, nói lắp bắp, vớ lấy mũ mình, và xéo thẳng.
Một lúc sau Betty xuống cầu thang, để ý thấy vắng anh ta và nói, "Thôi được, bà ơi, lần này bà đã nói gì thế?"
"Có gì đâu," bà già phản đối, "ta chỉ nó với anh ta cháu thích giao hợp làm sao, thế là nó chạy mất tiêu ra ngoài cổng."
"Ôi trời ơi, bà ơi, bao nhiêu lần cháu bảo bà rồi, từ không phải là 'giao hợp', nó là 'giao lưu'!"
Điều xảy ra cho Jesus trong tâm trí bạn, điều xảy ra cho Phật trong tâm trí bạn đích xác là cái gì đó giống điều đó. Tâm trí bạn làm cả hai điều, nó giao lưu, nó giao hợp. Gạt tri thức của bạn sang bên đi, đi vào trong hồn nhiên sâu sắc, trong dốt nát sâu sắc, và thế rồi bạn sẽ có khả năng tìm ra chân lí là gì. Chân lí không được tìm ra bởi tri thức, nó được tìm ra bởi im lặng. Và tri thức là tiếng ồn.
Câu hỏi cuối cùng:
Thưa Thầy kính yêu,
Có thực sự khó hiểu thầy không?
Dhammo, đó là cùng câu chuyện cổ. Bao giờ cũng khó hiểu những người như tôi. Không phải là bạn không đủ thông minh để hiểu, nhưng bởi vì bạn quá thông thái. Bạn đã nghĩ bạn biết và điều đó là rắc rối. Tới tôi mà không biết gì cả đi, đừng tới tôi như người Hindu, Phật tử, người Ki tô giáo; bằng không bạn sẽ hiểu lầm. Tôi đang nói những điều đơn giản, nhưng nếu bạn đã có tâm trí định kiến, bạn sẽ bỏ lỡ chúng.
"Thật kinh khủng, mẹ ơi," cô thiếu nữ có thân hình hấp dẫn phàn nàn. "Con phải đổi chỗ ngồi bốn lần trong rạp chiếu bóng."
"Thằng nào bắt đầu quấy rầy con sao?" mẹ cô ta hỏi.
"Vâng," cô gái nói. "Thằng cuối cùng."
Một cô gái Mĩ tới thăm nước Anh đi tới buổi tiệc trang trọng. Cô ta nhảy cùng với một người Anh khá đứng đắn thì chuỗi vòng cổ của cô ta bị tụt khoá và tụt vào bên trong sau áo dài của cô ấy. Thế là cô ấy nhờ bạn nhảy tìm lại nó.
Mặc dầu anh ta cảm thấy khá bất tiện khi cố gắng với lấy chuỗi vòng cổ. Sau đôi lần thử, cuối cùng anh ta nói, "Tôi tiếc là vụng về quá, nhưng tôi khó lấy được nó."
"Thử xuống thêm nữa đi," cô ta chỉ dẫn.
Vừa lúc đó anh ta để ý rằng mọi con mắt trong phòng đều đổ dồn về mình, và anh ta đỏ mặt như củ cà rốt. Anh ta thì thào với cô người Mĩ đáng yêu, "Anh cảm thấy đến đít rồi!"
"Đừng bận tâm về cái đó," cô ta nói. "Lấy cái vòng cổ thôi!"
Các ngôn ngữ khác nhau... Tôi nói ngôn ngữ này, bạn nói ngôn ngữ khác. Vào lúc lời đạt tới bạn chúng có nghĩa khác toàn bộ. Chừng nào bạn chưa lắng nghe tôi trong cùng không gian im lặng mà trong đó tôi đang nói với bạn, hiểu lầm là không tránh khỏi. Nhưng điều đó có thể được tránh. Có tính thiền thêm chút ít nữa đi, học cách im lặng hơn - và nhiều người trong các bạn đang học, và nhiều người trong các bạn đã trở nên nhận biết về nó, và nhiều người trong các bạn đang nếm trải tôi mà không hiểu lầm tôi chút nào.
Điều đó sẽ xảy ra cho bạn nữa, Dhammo. Bạn là người mới; để có chút ít mùa vụ, chút ít chín muồi và chín chắn. Và chỉ người chín chắn được yêu cầu ở đây mới ngồi cùng tôi tuyệt đối trống rỗng, để cho tôi có thể vang vọng bên trong bạn, để cho tôi có thể chạm vào tim bạn, để cho tôi có thể chơi trên chiếc đàn của trái tim bạn.
Thế thì âm thanh được tạo ra sẽ không tới từ tâm trí bạn; bằng không, nếu bạn giữ tâm trí giữa tôi và bạn, thế thì bất kì nghĩa nào bạn đi tới cũng đều là của riêng bạn; tôi chẳng liên quan gì tới nó cả, nó chẳng liên quan gì tới tôi cả.
Đợi một chút, Dhammo, trở nên chút ít im lặng thêm nữa đi, học cách ở trong giao cảm với tôi. Ở với thầy là chuyện tình, chuyện tình không thể diễn đạt được bằng lời; nhưng người ta có thể có được sự hoà điệu, nó là việc làm hài hoà. Dần dần, dần dần đệ tử rơi vào hoà hợp với trái tim của thầy. Đệ tử thở theo cách thầy thở, trái tim của của người đó đập theo cùng nhịp với trái tim thầy. Thế thì hiểu biết tới tự nhiên thế; cũng như cái bóng theo sau bạn, hiểu biết theo sau im lặng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét