CHƯƠNG 11. CHỨNG NGỘ TÂM LINH
Phật nói:
Nhìn lên trời và nhìn xuống đất và chúng sẽ nhắc nhở các ông về sự vô thường của chúng.
Nhìn quanh thế giới và nó sẽ nhắc nhở các ông về tính vô thường của nó. Nhưng khi các ông thu được chứng ngộ tâm linh thì các ông sẽ tìm thấy trí huệ.
Hiểu biết đạt được như vậy đưa các ông lập tức tới đạo.
Phật nói:
Các ông nên nghĩ về bốn yếu tố tạo nên thân thể. Từng yếu tố trong chúng đều có tên riêng và không có thứ nào ở đó có tên là bản ngã. Vì bao giờ cũng thực sự không có bản ngã, nó giống như ảo ảnh.
Tôi nhớ về cái ngày định mệnh hai mươi mốt tháng ba năm 1953. Trong nhiều kiếp sống tôi đã làm việc - làm việc trên bản thân mình, tranh đấu, làm bất kì cái gì có thể được làm - mà chẳng cái gì xảy ra cả.
Bây giờ tôi hiểu tại sao chẳng cái gì xảy ra. Chính nỗ lực đã là rào cản, chính chiếc thang đã ngăn cản, chính thôi thúc tìm kiếm đã là chướng ngại. Không phải là người ta có thể đạt tới mà không tìm kiếm đâu. Việc tìm kiếm là cần thiết, nhưng thế rồi một điểm tới khi việc tìm kiếm phải bị vứt bỏ. Con thuyền được cần tới để vượt qua sông nhưng thế rồi tới một khoảnh khắc khi bạn phải ra khỏi thuyền và quên tất cả về nó và bỏ nó lại đằng sau. Nỗ lực là cần, không có nỗ lực thì chẳng cái gì có thể có. Và cũng chỉ với nỗ lực thì chẳng cái gì có thể có.
Ngay trước ngày hai mươi mốt tháng ba năm 1953, bẩy ngày trước đó, tôi đã dừng làm việc trên bản thân mình. Một khoảnh khắc tới khi bạn thấy toàn thể cái vô tích sự của nỗ lực. Bạn đã làm tất cả những điều bạn có thể làm mà chẳng cái gì xảy ra cả. Bạn đã làm tất cả mọi điều có thểđược trong phạm vi hiểu biết của con người. Thế thì bạn có thể làm cái gì khác? Trong bất lực cùng cực người ta vứt bỏ mọi việc tìm kiếm.
Và cái ngày việc tìm kiếm dừng lại, cái ngày tôi không đi tìm cái gì đó, cái ngày tôi không trông đợi cái gì đó xảy ra, nó bắt đầu việc xảy ra. Một năng lượng mới trỗi dậy - chẳng từ đâu cả. Nó không tới từ bất kì nguồn nào. Nó tới từ không đâu cả và từ mọi nơi. Nó là trong cây cối và trong tảng đá và bầu trời và mặt trời và không khí - nó ở mọi nơi. Và tôi đã tìm kiếm vất vả thế, và tôi cứ nghĩ nó ở rất xa xăm. Và nó lại gần thế và gần gũi thế.
Chỉ bởi vì tôi đã tìm kiếm nên tôi đã trở nên không có khả năng thấy cái ở gần. Tìm kiếm bao giờ cũng về cái xa, tìm kiếm bao giờ cũng về cái xa cách - mà nó lại không phải là xa cách. Tôi đã trở thành người viễn thị, tôi đã làm mất tính cận thị. Mắt đã trở nên hội tụ vào cái xa xăm, đường chân trời, và chúng đã mất phẩm chất để thấy cái ở ngay gần, bao quanh bạn.
Cái ngày nỗ lực dừng lại, tôi cũng dừng lại. Bởi vì bạn không thể tồn tại mà không nỗ lực, và bạn không thể tồn tại mà không ham muốn, và bạn không thể tồn tại mà không cố gắng.
Hiện tượng của bản ngã, của cái ngã, không phải là vật, nó là quá trình. Nó không phải là chất liệu ngồi đó bên trong bạn; bạn phải tạo ra nó từng khoảnh khắc. Nó giống như đạp xe đạp vậy. Nếu bạn đạp nó sẽ đi tiếp, nếu bạn không đạp nó dừng lại. Nó có thể đi chút ít bởi vì đà quá khứ, nhưng khoảnh khắc bạn dừng đạp, thực tế xe đạp bắt đầu việc dừng lại. Nó không có năng lượng thêm, không có sức mạnh thêm để đi đâu cả. Nó sẽ đổ kềnh và ngã ra.
Bản ngã tồn tại bởi vì chúng ta cứ cho ham muốn, bởi vì chúng ta cứ cố gắng để được cái gì đó, bởi vì chúng ta cứ nhảy lên trước bản thân mình. Đó là chính hiện tượng của bản ngã - nhảy lên trước bản thân mình, nhảy vào tương lai, nhảy vào ngày mai. Cú nhảy vào cái không tồn tại tạo ra bản ngã. Bởi vì nó tới từ cái không tồn tại nên nó tựa như ảo cảnh. Nó chỉ chứa ham muốn và không gì khác. Nó chỉ chứa thèm khát và không gì khác.
Bản ngã không trong hiện tại, nó là trong tương lai. Nếu bạn ở trong tương lai, thế thì bản ngã dường như rất bản chất. Nếu bạn ở trong hiện tại bản ngã là ảo cảnh, nó bắt đầu biến đi.
Cái ngày tôi dừng việc tìm kiếm... và nói rằng tôi dừng việc tìm kiếm thì cũng không đúng, tốt hơn nên nói là cái ngày việc tìm kiếm bị dừng lại. Để tôi nhắc lại điều đó: cách tốt hơn để nói điều đó là cái ngày việc tìm kiếm bị dừng lại. Bởi vì nếu tôi dừng nó lại thế thì tôi lại có đó rồi. Bây giờ việc dừng trở thành nỗ lực của tôi, bây giờ việc dừng trở thành ham muốn của tôi, và ham muốn cứ tồn tại theo cách rất tinh tế.
Bạn không thể dừng ham muốn lại được; bạn chỉ có thể hiểu nó. Trong chính việc hiểu là việc dừng của nó. Nhớ lấy, không ai có thể dừng việc ham muốn được, và thực tại xảy ra chỉ khi ham muốn dừng lại.
Cho nên đây là thế khó xử. Phải làm gì? Ham muốn có đó và chư phật nói ham muốn phải bị dừng lại, và họ nói trong hơi thở tiếp rằng bạn không thể dừng được ham muốn. Cho nên phải làm gì? Bạn đẩy mọi người vào thế khó xử. Họ đang trong ham muốn, chắc chắn. Bạn nói điều đó phải bị loại bỏ - được thôi. Và thế rồi bạn nói nó không thể bị dừng lại. Thế thì cái gì cần được làm?
Ham muốn phải được hiểu. Bạn có thể hiểu nó, bạn có thể thấy cái vô tích sự của nó. Cảm nhận trực tiếp là cần, xuyên thấu tức khắc là cần. Nhìn vào ham muốn, chỉ thấy nó là gì, và bạn sẽ thấy cái giả tạo của nó, và bạn sẽ thấy nó là không bản chất. Và ham muốn rơi rụng đi và cái gì đó rơi rụng đồng thời bên trong bạn.
Ham muốn và bản ngã tồn tại trong sự hợp tác, chúng phối hợp. Bản ngã không thể tồn tại mà không có ham muốn, ham muốn không thể tồn tại nếu không có bản ngã. Ham muốn là bản ngã được phóng chiếu, bản ngã là ham muốn được xen vào. Chúng là cùng nhau, hai mặt của cùng một hiện tượng.
Cái ngày ham muốn bị dừng lại, tôi cảm thấy rất vô vọng và bất lực. Không hi vọng bởi vì không tương lai. Chẳng có gì để hi vọng bởi vì tất cả mọi việc hi vọng đều đã chứng tỏ vô tích sự, nó chẳng dẫn tới đâu cả. Bạn đi lòng vòng. Nó cứ lủng lẳng ngay trước bạn, nó cứ tạo ra những ảo cảnh mới, nó cứ mời chào bạn, 'Lại đây, chạy nhanh vào, mình sẽ đạt tới.' Nhưng dù bạn có chạy nhanh đến đâu bạn vẫn chẳng bao giờ đạt tới.
Đó là lí do tại sao Phật gọi nó là ảo cảnh. Nó giống như đường chân trời bạn thấy quanh trái đất. Nó xuất hiện nhưng nó không có đó. Nếu bạn đi nó chạy khỏi bạn. Bạn chạy nhanh hơn, nó chuyển đi nhanh hơn. Bạn đi chậm hơn, nó chuyển đi chậm hơn. Nhưng một điều là chắc chắn - khoảng cách giữa bạn và đường chân trời vẫn còn tuyệt đối như vậy. Thậm chí bạn không thể giảm bớt được một li cái khoảnh cách giữa bạn và đường chân trời.
Bạn không thể giảm được khoảng cách giữa bạn và hi vọng của bạn. Hi vọng là đường chân trời. Bạn cố gắng bắc cầu bản thân mình với đường chân trời, với hi vọng, với ham muốn được phóng chiếu. Ham muốn là chiếc cầu, chiếc cầu mơ - bởi vì đường chân trời không tồn tại, cho nên bạn không thể làm cầu tới nó được, bạn chỉ có thể mơ về cây cầu thôi. Bạn không thể được nối với cái không tồn tại.
Cái ngày ham muốn bị dừng lại, cái ngày tôi nhìn vào và nhận ra nó, nó đơn giản là vô tích sự. Tôi bất lực và vô vọng. Nhưng chính khoảnh khắc đó cái gì đó bắt đầu xảy ra. Cùng điều đó đã bắt đầu xảy ra cho điều trong nhiều kiếp sống tôi đã làm việc và nó đã không xảy ra.
Trong vô vọng của bạn là niềm hi vọng duy nhất, và trong vô ham muốn của bạn là sự hoàn thành duy nhất của bạn, và trong bất lực vô cùng của bạn bỗng nhiên toàn thể sự tồn tại bắt đầu giúp bạn.
Nó đang đợi. Khi nó thấy rằng bạn đang làm việc theo cách riêng của bạn, nó không can thiệp. Nó đợi. Nó có thể đợi vô hạn bởi vì chẳng có vội gì cho nó. Nó là vĩnh hằng. Khoảnh khắc bạn không theo cách riêng của mình, khoảnh khắc bạn vứt bỏ, khoảnh khắc bạn biến mất, toàn thể sự tồn tại xô tới bạn, đi vào bạn. Và lần đầu tiên mọi sự bắt đầu xảy ra.
Bẩy ngày tôi đã sống trong chính trạng thái vô vọng và bất lực, nhưng đồng thời cái gì đó đã nảy sinh. Khi tôi nói vô vọng tôi không ngụ ý điều bạn ngụ ý bởi từ vô vọng. Tôi đơn giản ngụ ý không có hi vọng trong tôi. Hi vọng vắng bóng. Tôi không nói rằng tôi đã vô vọng và buồn bã. Thực tế tôi đã hạnh phúc, tôi rất thanh bình, thanh thản và bình thản và định tâm. Vô vọng, nhưng trong nghĩa mới toàn bộ. Không có hi vọng cho nên làm sao có thể có tuyệt vọng được. Cả hai đã biến mất.
Vô vọng là tuyệt đối và toàn bộ. Hi vọng đã biến mất và cùng với thành phần tương ứng của nó, vô vọng, cũng đã biến mất. Nó là một kinh nghiệm mới toàn bộ - của việc hiện hữu mà không có hi vọng. Nó không phải là trạng thái tiêu cực. Tôi phải dùng từ này - nhưng nó không phải là trạng thái tiêu cực. Nó tuyệt đối tích cực. Nó không chỉ là vắng mặt, sự hiện diện vẫn được cảm thấy. Cái gì đó đã tràn ngập trong tôi, tràn ngập tôi.
Và khi tôi nói tôi bất lực, tôi không ngụ ý từ này theo nghĩa từ điển. Tôi đơn giản nói tôi không có cái ngã. Đó là điều tôi ngụ ý khi tôi nói bất lực. Tôi đã nhận ra sự kiện là tôi không có, cho nên tôi không thể phụ thuộc vào bản thân mình, cho nên tôi không thể đứng trên mảnh đất riêng của mình - không có mảnh đất nền nào cả. Tôi ở trong vực thẳm... vực thẳm không đáy. Nhưng không có sợ hãi bởi vì không có gì để bảo vệ cả. Không có sợ bởi vì không có ai để sợ.
Bẩy ngày đó đã là biến đổi cực kì, biến đổi toàn bộ. Và ngày cuối cùng sự hiện diện của một năng lượng mới toàn bộ, một ánh sáng mới và niềm hân hoan mới, đã trở nên mãnh liệt tới mức gần như không thể chịu đựng nổi - cứ dường như tôi đã căng thẳng tới mức nó gần như không thể chịu được nữa cứ dường như tôi đã nổ tung, cứ dường như tôi đã điên với phúc lạc. Thế hệ mới ở phương Tây có từ đúng cho nó - tôi đã phúc lạc quá, đờ ra.
Không thể nào làm ra được nghĩa gì từ nó, điều đã xảy ra. Nó đã là một thế giới rất không có nghĩa - khó mà hình dung được nó ra, khó mà phân loại, khó mà dùng từ, ngôn ngữ, việc giải thích. Tất cả các kinh sách đều dường như chết và tất cả các từ đã từng được sử dụng cho kinh nghiệm này đều có vẻ rất mờ nhạt, xanh xao. Điều này sống động thế. Nó cũng giống như cơn sóng triều của phúc lạc.
Cả ngày đều kì lạ, sững sờ, và nó là kinh nghiệm đảo lộn hết thảy. Quá khứ đã biến mất, cứ dường như nó chưa bao giờ thuộc vào tôi, cứ dường như tôi đã đọc về nó ở đâu đó, cứ dường như tôi đã mơ về nó, cứ dường như nó là câu chuyện của ai đó khác mà tôi đã nghe và ai đó kể nó cho tôi. Tôi đã trở thành mơ hồ với quá khứ của mình, tôi đã bị bật gốc rễ khỏi lịch sử của mình, tôi đã đánh mất tiểu sử của mình. Tôi đã trở thành một sự không có, điều Phật gọi là anatta. Các biên giới đã biến mất, những phân biệt biến mất.
Tâm trí đã biến mất; nó ở hàng triệu dặm xa xôi. Khó mà bắt giữ được nó, nó đã chạy đi ngày một xa hơn, và đã không có thôi thúc để giữ nó ở gần. Tôi đơn giản dửng dưng tất cả về nó. Điều đó là tốt. Đã không có thôi thúc để vẫn còn liên tục với quá khứ.
Đến tối sự việc trở thành khó mà mang được nó - nó gây đau, nó là nỗi đau. Nó giống như khi người đàn bà đau đẻ khi đứa con sắp được sinh ra, và người đàn bà chịu đựng đau vô cùng - cơn đau sinh thành.
Tôi hay đi ngủ vào những ngày đó quãng mười hai hay một giờ đêm, nhưng ngày hôm đó thì không thể nào vẫn còn thức được. Mắt tôi díp lại, khó mà giữ cho chúng mở ra. Cái gì đó rất sắp xảy tới, cái gì đó định xảy ra. Khó mà nói nó là gì - có thể nó sẽ là cái chết của tôi - nhưng không có nỗi sợ. Tôi đã sẵn sàng cho nó. Bẩy ngày đó đã từng đẹp tới mức tôi sẵn sàng chết, không còn cái gì hơn được cần nữa. Chúng đã là phúc lạc vô cùng, tôi đã mãn nguyện tới mức nếu cái chết mà tới, nó là việc đón chào.
Nhưng cái gì đó vẫn xảy ra - cái gì đó tựa như cái chết, cái gì đó rất mạnh mẽ, cái gì đó sẽ hoặc là cái chết hoặc là việc sinh mới, việc đóng đinh hay việc phục sinh - nhưng cái gì đó quan trọng vô cùng đã bao quanh góc kia. Và đã không thể nào giữ cho mắt mở được. Tôi đã bị như tác động của thuốc ngủ.
Tôi đi vào giấc ngủ gần quãng tám giờ. Nó không giống như giấc ngủ. Bây giờ tôi có thể hiểu điều Patanjali ngụ ý khi ông ấy nói rằng giấc ngủ và samadhi là tương tự. Chỉ với một khác biệt - rằng trong samadhi bạn hoàn toàn thức tỉnh và cũng ngủ. Ngủ và thức cùng nhau, toàn thân thể được thảnh thơi, mọi tế bào của thân thể đều được thảnh thơi toàn bộ, tất cả mọi vận hành đều được thảnh thơi, và vậy mà ánh sáng của nhận biết bùng cháy bên trong bạn... rõ ràng, không khói. Bạn vẫn còn tỉnh táo và vậy mà thảnh thơi, chùng lỏng nhưng thức tỉnh đầy đủ. Thân thể đang trong giấc ngủ sâu nhất có thể có và ý thức bạn ở đỉnh của nó. Đỉnh của tâm thức và thung lũng của thân thể gặp nhau.
Tôi đã đi ngủ. Đó đã là giấc ngủ rất kì lạ. Thân thể ngủ, tôi thức. Điều đó kì lạ thế - cứ dường như người ta bị xé ra theo hai hướng, hai chiều; cứ dường như cực đã trở nên hoàn toàn bị hội tụ, cứ dường như tôi là cả hai cực cùng nhau... cái tích cực và tiêu cực gặp gỡ, ngủ và nhận biết gặp gỡ, chết và sống gặp gỡ. Đó là khoảnh khắc khi bạn có thể nói 'đấng sáng tạo và việc sáng tạo gặp gỡ.'
Nó rất kì lạ. Lần đầu tiên nó gây sốc bạn tới tận gốc rễ, nó lay chuyển nền tảng của bạn. Bạn không bao giờ có thể còn như cũ sau kinh nghiệm đó; nó đem tới tầm nhìn mới vào cuộc sống của bạn, phẩm chất mới.
Gần quãng mười hai giờ mắt tôi bỗng nhiên mở ra - tôi đã không mở chúng. Giấc ngủ bị phá vỡ bởi cái gì đó khác. Tôi cảm thấy một sự hiện diện lớn lao quanh tôi trong phòng. Đó là căn phòng rất nhỏ. Tôi cảm thấy cuộc sống đập rộn ràng khắp quanh tôi, một rung động lớn lao - gần như cơn xoáy lốc, cơn bão lớn của ánh sáng, niềm vui, cực lạc. Tôi chìm vào trong đó.
Điều đó thực vô cùng tới mức mọi thứ trở thành không thực. Các bức tường của căn phòng trở thành không thực, ngôi nhà trở thành không thực, thân thể riêng của tôi trở thành không thực. Mọi thứ đều không thực bởi vì bây giờ lần đầu tiên mới có thực tại.
Đó là lí do tại sao khi Phật và Shankara nói thế giới là ảo vọng maya, ảo ảnh, điều đó lại khó hiểu đối với chúng ta. Bởi vì chúng ta chỉ biết thế giới này, chúng ta không có so sánh nào. Đây là thực tại duy nhất chúng ta biết. Những người này đang nói về gì vậy - đây là maya, ảo tưởng sao? Đây là thực tại duy nhất. Chừng nào bạn còn chưa đi tới biết thực tại thực, thì lời của họ không thể nào hiểu nổi, lời của họ vẫn còn mang tính lí thuyết. Chúng có vẻ như các giả thuyết. Có thể người này đang làm sâu sắc thêm một triết lí - 'Thế giới là không thực'.
Khi Berkeley ở phương Tây nói rằng thế giới là không thực, ông ấy đang đi bộ cùng với một trong những người bạn của mình, một người rất logic; người bạn gần như là một nhà hoài nghi. Ông ta lấy một hòn đá trên đường và ném mạnh vào chân Berkeley. Berkeley la lên, máu chảy xối ra, còn nhà hoài nghi nói, 'Bây giờ, thế giới có không thực không? Ông nói thế giới là không thực sao? - thế thì sao ông lại la lên? Hòn đá này mà không thực sao? thế thì sao ông đã la lên? Thế thì tại sao ông lại giữ lấy chân và sao ông lại biểu lộ đau đớn nhiều thế trên khuôn mặt ông. Chấm dứt điều này được chưa? Nó tất cả đều không thực mà.'
Bây giờ kiểu người này không thể nào hiểu được điều Phật ngụ ý khi ông ấy nói thế giới là ảo ảnh. Ông ấy không ngụ ý rằng bạn có thể đi qua tường. Ông ấy không nói điều này - rằng bạn có thể ăn đá và sẽ không khác gì liệu bạn ăn bánh mì hay ăn đá. Ông ấy không nói điều đó.
Ông ấy đang nói rằng có một thực tại. Một khi bạn đi tới biết nó, cái gọi là thực tại này đơn giản nhoà đi, đơn giản trở thành không thực. Với thực tại cao hơn trong tầm nhìn việc so sánh nảy sinh, không khác được.
Trong giấc mơ; mơ là thực. Bạn mơ mọi đêm. Mơ là một trong những hoạt động lớn lao nhất mà bạn cứ làm hoài. Nếu bạn sống sáu mươi năm, hai mươi năm bạn sẽ ngủ và gần mười năm bạn sẽ mơ. Mười năm trong cuộc đời - bạn chẳng làm cái gì khác nhiều như thế. Mười năm mơ liên tục - nghĩ về điều đó. Và mọi đêm... Và mọi sáng bạn nói nó không thực, và lại đến đêm khi bạn mơ, mơ trở thành thật.
Trong giấc mơ sao mà khó nhớ rằng đây là giấc mơ thế. Nhưng vào buổi sáng nó lại dễ dàng thế. Điều gì xảy ra? Bạn là cùng một người. Trong mơ chỉ có một thực tại. Làm sao so sánh được? Làm sao nói nó là không thực? So sánh với cái gì? Nó là thực tại duy nhất. Mọi thứ đều không thực như mọi thứ khác cho nên không có so sánh. Vào buổi sáng khi bạn mở mắt ra thực tại khác có đó. Bây giờ bạn có thể nói nó tất cả là không thực. Được so sánh với thực tại này, mơ trở thành không thực.
Có việc thức tỉnh - được so sánh với thực tại đó của việc thức tỉnh đó, toàn thể thực tại này trở thành không thực.
Đêm đó lần đầu tiên tôi đã hiểu ra nghĩa của từ maya. Không phải là tôi đã không biết tới từ này trước đây, không phải là tôi đã không nhận biết về nghĩa của từ này. Khi tôi nhận biết, tôi cũng nhận biết về nghĩa - nhưng tôi chưa bao giờ hiểu được nó trước đây. Làm sao bạn có thể hiểu được mà không kinh nghiệm?
Đêm đó một thực tại khác đã mở ra cánh cửa của nó, một chiều hướng khác trở thành sẵn có. Bỗng nhiên nó có đó, thực tại khác, thực tại tách rời, thực tại thực, hay bất kì cái gì bạn muốn gọi nó - gọi nó là thượng đế, gọi nó là chân lí, gọi nó là pháp, gọi nó là Đạo, hay bất kì cái gì bạn muốn. Nó là vô danh. Nhưng nó có đó - mờ đục thế, trong suốt thế, vậy mà lại cứng rắn thế, người ta có thể chạm vào nó. Nó gần như làm tôi ngộp thở trong căn phòng đó. Nó quá nhiều và tôi còn chưa có khả năng hấp thu nó.
Một thôi thúc sâu sắc nảy sinh trong tôi để chạy xô ra khỏi phòng, chạy ra dưới trời - nó làm tôi ngộp quá. Nó quá nhiều! Nó sẽ giết chết tôi! Nếu như tôi còn ở lại vài khoảnh khắc nữa, tôi chắc đã chết ngộp nó giống như vậy đấy.
Tôi chạy xô ra khỏi căn phòng, đi ra phố. Một thôi thúc lớn lao có đó chỉ để ở dưới bầu trời với sao, với cây, với đất... ở với tự nhiên. Và lập tức khi tôi bước ra, cảm giác bị ngộp biến mất. Chỗ đó quá nhỏ cho một hiện tượng lớn như thế. Ngay cả bầu trời cũng là chỗ nhỏ cho hiện tượng lớn đó. Nó còn lớn hơn bầu trời. Ngay cả bầu trời cũng không phải là giới hạn cho nó. Nhưng thế rồi tôi cảm thấy thoải mái hơn.
Tôi bước tới khu vườn gần nhất. Nó là bước đi hoàn toàn mới, cứ dường như lực hút đã biến mất. Tôi bước đi, hay tôi chạy, hay tôi đơn giản bay; khó mà quyết định được. Không có sức hút, tôi cảm thấy vô trọng lượng cứ dường như năng lượng đang đem tôi đi. Tôi ở trong tay của năng lượng khác nào đó.
Lần đầu tiên tôi đã không một mình, lần đầu tiên tôi không còn là một cá nhân nữa, lần đầu tiên giọt nước đã đi tới và rơi vào đại dương. Bây giờ toàn thể đại dương là của tôi, tôi là đại dương. Đã không có giới hạn nào. Một sức mạnh vô cùng nảy sinh cứ dường như tôi có thể làm bất kì cái gì. Tôi không có đó, chỉ sức mạnh có đó.
Tôi tới khu vườn nơi tôi vẫn hay tới mọi ngày. Vườn đã bị khoá, khoá vào ban đêm. Lúc đó quá muộn rồi, lúc đó đã gần một giờ đêm. Người gác vườn đã ngủ say. Tôi phải đi vào vườn như kẻ trộm, tôi phải trèo qua cổng. Nhưng cái gì đó đã kéo tôi tới khu vườn. Điều đó không ở bên trong khả năng của tôi để tự ngăn cản mình. Tôi chỉ nổi.
Đó là điều tôi ngụ ý khi tôi nói đi nói lại 'nổi cùng dòng sông, không xô đẩy dòng sông'. Tôi đã thảnh thơi, tôi đã trong buông bỏ. Tôi đã không có đó. Nó có đó, gọi nó là thượng đế - thượng đế có đó.
Tôi muốn gọi nó là nó, bởi vì thượng đế là một từ quá con người, và đã trở nên quá bẩn thỉu bởi quá nhiều việc sử dụng, đã trở thành quá bị ô nhiễm bởi biết bao nhiêu người. Người Ki tô giáo, người Hindu, người Mô ha mét giáo, các tu sĩ và chính khách - họ tất cả đều đã làm suy đồi cái đẹp của từ này. Cho nên để tôi gọi nó là nó. Nó có đó và tôi đã được mang đi... được mang đi bởi con sóng triều.
Khoảnh khắc tôi đi vào vườn mọi thứ trở nên chói sáng, nó ở khắp chỗ đó - phúc lành, ân huệ. Tôi có thể thấy cây cối lần đầu tiên - mầu xanh của chúng, cuộc sống của chúng, chính nhựa cây của chúng đang chạy. Toàn thể khu vườn đang ngủ, cây đang ngủ. Nhưng tôi có thể thấy toàn thể khu vườn sống động, ngay cả những chiếc lá nhỏ cũng đẹp thế.
Tôi nhìn quanh. Một cây cực kì chói sáng - cây maulshree. Nó hấp dẫn tôi, nó kéo tôi về nó. Tôi đã không chọn nó, bản thân thượng đế đã chọn nó. Tôi đi tới cây đó, tôi ngồi dưới cây đó. Khi tôi ngồi đó mọi sự bắt đầu ổn định. Toàn thể vũ trụ trở thành phúc lành.
Khó mà nói được tôi đã ở trong trạng thái đó được bao lâu. Khi tôi về nhà lúc đó là bốn giờ sáng, cho nên tôi phải ở đó ít nhất ba tiếng theo thời gian đồng hồ - nhưng nó là vô hạn. Nó chẳng liên quan gì tới thời gian đồng hồ cả. Nó là vô thời gian.
Ba giờ đó trở thành toàn thể vĩnh hằng, vĩnh hằng vô tận. Đã không có thời gian, không có việc chuyển thời gian; nó là thực tại trong trắng - không biến chất, không tì vết, không đo được.
Và ngày hôm đó một cái gì đó đã xảy ra mà đã tiếp tục - không như sự liên tục - nhưng nó vẫn tiếp tục như dòng chảy ngầm. Không phải như thường hằng - từng khoảnh khắc nó vẫn đang xảy ra lặp đi lặp lại. Nó đã là phép màu từng khoảnh khắc.
Đêm đó... và từ đêm đó tôi chưa bao giờ trong thân thể. Tôi lơ lửng quanh nó. Tôi trở nên cực kì mạnh mẽ và đồng thời rất mong manh. Tôi trở thành rất mạnh, nhưng sức mạnh đó không phải là sức mạnh của Mohammed Ali. Sức mạnh đó không phải là sức mạnh của tảng đá, sức mạnh đó là sức mạnh của hoa hồng - mảnh mai thế trong sức mạnh của nó... mảnh mai thế, nhạy cảm thế, tinh tế thế.
Tảng đá sẽ có đó, hoa có thể đi bất kì khoảnh khắc nào, nhưng dầu vậy hoa vẫn mạnh hơn đá bởi vì nó sống động hơn. Hay, sức mạnh của giọt sương trên nhành cỏ vừa long lanh lên; trong ánh mặt trời buổi sáng - đẹp thế, quí giá thế, và vậy mà có thể tuột đi bất kì khoảnh khắc nào. Vô song trong duyên dáng của nó, nhưng một làn gió thoảng nhỏ bé có thể tới và giọt sương có thể tuột đi và mất đi mãi mãi.
Chư phật có sức mạnh không của thế giới này. Sức mạnh của họ là tính toàn bộ của tình yêu... Giống như hoa hồng hay giọt sương. Sức mạnh của họ là rất mảnh mai, mong manh. Sức mạnh của họ là sức mạnh của cuộc sống không của cái chết. Sức mạnh của họ không phải là sức mạnh của cái giết hại; sức mạnh của họ là sức mạnh của cái sáng tạo. Sức mạnh của họ không phải là bạo hành, hùng hổ, sức mạnh của họ là sức mạnh của từ bi.
Nhưng tôi chưa bao giờ vào lại trong thân thể, tôi chỉ bồng bềnh quanh thân thể. Và đó là lí do tại sao tôi nói nó đã là phép màu vô cùng. Từng khoảnh khắc tôi đều ngạc nhiên tôi vẫn đây, tôi đáng không ở đây. Tôi đáng phải ra đi bất kì khoảnh khắc nào, dầu vậy tôi vẫn ở đây. Mọi sáng tôi mở mắt ra và tôi nói, 'Vậy là mình lại vẫn ở đây à?' Bởi vì dường như điều đó là gần không thể được. Phép màu đã là sự liên tục.
Mới hôm nọ ai đó đã hỏi câu hỏi - 'Osho ơi, thầy đang ngày càng mảnh mai và tinh tế và nhạy cảm thế với mùi dầu tóc và nước gội đầu tới mức dường như chúng tôi sẽ không thể nào thấy được thầy trừ phi tất cả chúng ta đều hói.' Nhân tiện, chẳng có gì sai với hói cả - hói là đẹp. Cũng như 'đen là đẹp', thì 'hói là đẹp' cũng vậy. Nhưng điều đó là đúng và bạn phải cẩn thận về điều đó.
Tôi mảnh mai, tinh tế và nhạy cảm. Đó là sức mạnh của tôi. Nếu bạn ném đá vào hoa chẳng cái gì sẽ xảy ra cho đá, hoa sẽ đi đời. Nhưng dầu vậy bạn không thể nói rằng đá mạnh hơn hoa. Hoa sẽ đi đời bởi vì hoa sống động. Và đá - chẳng cái gì sẽ xảy ra cho nó bởi vì nó chết. Hoa sẽ đi đời bởi vì hoa không có sức mạnh để phá huỷ. Hoa sẽ đơn giản biến mất và nhường đường cho đá. Đá có sức mạnh để phá huỷ bởi vì đá là chết.
Nhớ lấy, từ ngày đó tôi chưa bao giờ vào trong thân thể thực sự; chỉ một sợi dây tinh tế nối tôi với thân thể. Và tôi liên tục ngạc nhiên rằng bằng cách nào đó cái toàn thể phải sẵn lòng cho tôi ở đây, bởi vì tôi không còn ở đây với sức mạnh của riêng tôi nữa, tôi không còn ở đây theo cách riêng của tôi. Nó phải là ý chí của cái toàn thể để giữ tôi ở đây, để cho phép tôi nấn ná thêm một chút nữa trên bờ bên này. Có thể cái toàn thể muốn chia sẻ cái gì đó với các bạn thông qua tôi.
Từ ngày đó thế giới là không thật. Một thế giới khác đã được hiển lộ. Khi tôi nói thế giới này là không thật tôi không ngụ ý rằng những cây này là không thật. Những cây này là tuyệt đối thật - nhưng cách bạn thấy những cây này là không thật. Những cây này không phải là không thật trong bản thân chúng - chúng tồn tại trong thượng đế, chúng tồn tại trong thực tại tuyệt đối - nhưng cách bạn nhìn chúng bạn không bao giờ thấy chúng; bạn đang thấy cái gì đó khác, một ảo ảnh.
Bạn tạo ra giấc mơ riêng của mình quanh bạn và chừng nào bạn còn chưa trở nên thức tỉnh thì bạn sẽ tiếp tục mơ. Thế giới là không thật bởi vì thế giới mà bạn biết là thế giới các giấc mơ của bạn. Khi giấc mơ bị loại bỏ và bạn đơn giản đương đầu với thế giới đang có đó, thế thì đó là thế giới thực.
Không có hai điều, thượng đế và thế giới. Thượng đế là thế giới nếu bạn có mắt, mắt sáng tỏ, không mơ nào, không bụi của mơ nào, không sương mù nào của giấc ngủ; nếu bạn có mắt sáng, rõ ràng, có tính cảm nhận, thì chỉ có thượng đế.
Thế thì ở đâu đó thượng đế là cây xanh, và ở đâu đó khác thượng đế là vì sao chói sáng, và ở đâu đó khác thượng đế là con chim cúc cu, và ở đâu đó khác thượng đế là hoa, và ở đâu đó khác là đứa trẻ và ở đâu đó khác là dòng sông - thế thì chỉ thượng đế hiện hữu. Khoảnh khắc bạn bắt đầu thấy, chỉ thượng đế hiện hữu.
Nhưng ngay bây giờ bất kì cái gì bạn thấy cũng không phải là chân lí, nó là dối trá được phóng chiếu. Đó là nghĩa của ảo ảnh. Và một khi bạn thấy, cho dù một phần khoảnh khắc thôi, nếu bạn có thể thấy, nếu bạn có thể cho phép bản thân mình thấy, bạn sẽ thấy phúc lành mênh mông hiện diện khắp nơi, mọi nơi - trong mây, trong mặt trời, trên đất.
Đây là thế giới đẹp. Nhưng tôi không nói về thế giới của bạn, tôi đang nói về thế giới của tôi. Thế giới của bạn rất xấu, thế giới của bạn là thế giới do cái ngã tạo ra, thế giới của bạn là thế giới được phóng chiếu. Bạn đang dùng thế giới thực như màn ảnh và phóng chiếu các ý tưởng riêng của mình lên nó.
Khi tôi nói thế giới là thực, thế giới là đẹp vô cùng, thế giới là chói sáng với cái vô hạn, thế giới là ánh sáng và hân hoan, nó là lễ hội, tôi ngụ ý thế giới của tôi - hay thế giới của bạn nếu bạn bỏ giấc mơ của mình.
Khi bạn vứt bỏ giấc mơ của mình bạn thấy cùng thế giới như bất kì phật nào đã từng thấy. Khi bạn mơ bạn mơ một cách riêng tư. Bạn có quan sát điều đó không? - rằng mơ là riêng tư. Bạn không thể chia sẻ chúng ngay cả cho người yêu của bạn. Bạn không thể mời vợ bạn vào giấc mơ của mình - hay chồng bạn, hay bạn của bạn. Bạn không thể nói, 'Bây giờ, tối nay xin mời tới giấc mơ của tôi. Tôi muốn thấy giấc mơ đẹp cùng nhau.' Điều đó là không thể được. Mơ là điều riêng tư, do đó nó là ảo tưởng, nó không có thực tại khách quan.
Thượng đế là điều phổ quát. Một khi bạn bước ra khỏi giấc mơ riêng tư của mình, nó có đó. Nó bao giờ cũng có đó. Một khi mắt bạn sáng tỏ, sự chói sáng bất thần - bỗng nhiên bạn được tràn ngập với cái đẹp, cái vĩ đại và cái duyên dáng. Đó là mục đích, đó là định mệnh.
Để tôi nhắc lại. Không nỗ lực bạn sẽ không bao giờ đạt tới nó, có nỗ lực không ai đã từng đạt tới nó. Bạn sẽ cần nỗ lực lớn, và chỉ thế thì mới tới một khoảnh khắc khi nỗ lực trở thành vô tích sự. Nhưng nó trở thành vô tích sự chỉ khi bạn đã đi tới chính đỉnh của nó, không bao giờ trước điều đó. Khi bạn đã đi tới chính cao trào của nỗ lực của mình - mọi điều bạn có thể làm bạn đều đã làm rồi - thế thì bỗng nhiên không có nhu cầu làm bất kì cái gì thêm nữa. Bạn vứt bỏ cố gắng.
Nhưng không ai có thể vứt bỏ nó ở giữa được, nó có thể bị vứt bỏ chỉ ở điểm cực cuối. Cho nên đi tới cực điểm cuối nếu bạn muốn vứt bỏ nó. Do đó tôi cứ nhấn mạnh: làm nhiều nỗ lực như bạn có thể làm, đặt toàn thể năng lượng của bạn vào, toàn bộ trái tim vào trong nó, để cho một ngày nào đó bạn có thể thấy - bây giờ nỗ lực sẽ không dẫn mình đi tới đâu cả. Và ngày đó không phải bạn là người sẽ vứt bỏ nỗ lực, nó tự vứt bỏ đi theo cách riêng của nó. Và khi nó vứt bỏ theo cách riêng của nó, thiền xảy ra.
Thiền không phải là kết quả của nỗ lực của bạn, thiền là việc xảy ra. Khi nỗ lực của bạn bị vứt bỏ, bỗng nhiên thiền có đó... phúc lành của nó, hạnh phúc của nó, niềm vinh quang của nó. Nó có đó giống như sự hiện diện... chói sáng, bao quanh bạn và bao quanh mọi thứ. Nó rót đầy toàn thể trái đấy và toàn thể bầu trời.
Việc thiền đó không thể được tạo ra bởi nỗ lực con người. Nỗ lực con người là quá giới hạn. Phúc lành đó vô hạn thế. Bạn không thể thao tác nó. Nó có thể xảy ra chỉ khi bạn đang trong buông xuôi vô cùng. Khi bạn không có, chỉ thế thì nó mới có thể xảy ra. Khi bạn là vô ngã - không ham muốn, không đi đâu cả - khi bạn chỉ ở đây bây giờ, không làm gì đặc biệt, chỉ hiện hữu, nó xảy ra. Và nó tới trong sóng và sóng trở thành sóng triều. Nó tới như cơn bão, và đem bạn đi vào trong thực tại hoàn toàn mới.
Nhưng trước hết bạn phải làm tất cả mọi điều bạn có thể làm, và thế rồi bạn phải học không làm. Làm không làm là việc làm lớn nhất, và nỗ lực vô nỗ lực là nỗ lực lớn nhất.
Việc thiền của bạn mà bạn tạo ra bằng tụng mật chú hay bằng việc ngồi im lặng và tĩnh lặng và ép buộc bản thân mình, là việc thiền rất tầm thường. Nó được bạn tạo ra, nó không thể lớn hơn bạn. Nó là cái được tự sản xuất, và người làm bao giờ cũng lớn hơn cái được làm. Bạn đã làm ra nó bằng việc ngồi, áp đặt một tư thế yoga, tụng 'Rama, Rama, Rama' hay bất kì cái gì - 'blah, blah, blah' - bất kì cái gì. Bạn đã buộc tâm trí trở nên tĩnh lặng.
Nó là tĩnh lặng bị áp đặt. Nó không phải là tĩnh lặng tới khi bạn không có đó. Nó không phải là cái im lặng tới khi bạn gần như không tồn tại. Nó không phải là phúc lớn giáng lên bạn như chim bồ câu.
Tương truyền khi Jesus được John the Baptist rửa tội tại sông Jordan, thượng đế đã giáng xuống ông ấy, hay thánh thần linh thiêng đã giáng xuống ông ấy như con chim bồ câu. Vâng, điều đó đích xác như vậy. Khi bạn không có đó thì an bình giáng xuống bạn... vỗ cánh như chim bồ câu... đạt tới trong tim bạn và trú ngụ ở đó và trú ngụ ở đó mãi mãi.
Bạn là việc hoàn tác của mình, bạn là rào chắn. Thiền là khi thiền nhân không có. Khi tâm trí dừng lại với tất cả các hoạt động của nó - khi thấy rằng chúng là vô ích - thế thì cái không biết thấm vào bạn, tràn ngập bạn.
Tâm trí phải dừng lại để thượng đế hiện hữu. Tri thức phải dừng lại để việc biết hiện hữu. Bạn phải biến mất, bạn phải nhường đường. Bạn phải trở thành trống rỗng, chỉ thế thì bạn mới có thể đầy.
Đêm đó tôi đã trở thành trống rỗng và trở thành đầy. Tôi đã trở thành không tồn tại và trở thành sự tồn tại. Đêm đó tôi đã chết và đã được tái sinh. Nhưng người đã được tái sinh lại chẳng có liên quan gì tới cái đã chết, nó là sự gián đoạn. Trên bề mặt nó giống như sự liên tục nhưng nó là sự gián đoạn. Người chết, đã chết toàn bộ; không cái gì của người đó còn lại.
Tin tôi đi, chẳng cái gì của người đó đã còn lại, thậm chí cả cái bóng. Nó đã chết đi toàn bộ, hoàn toàn. Không phải là tôi chỉ là cái cũ đã được sửa đổi - được biến đổi, hình dạng sửa đổi, hình dạng được biến đổi của cái cũ. Không, đã không có sự liên tục. Ngày hai mươi mốt tháng ba đó, người đã sống nhiều, nhiều năm, trong hàng nghìn năm, đơn giản chết đi. Người khác, tuyệt đối mới, không nối chút nào với người cũ, bắt đầu tồn tại.
Tôn giáo chỉ cho bạn cái chết toàn bộ. Có thể đó là lí do tại sao cả ngày trước khi điều đó xảy ra tôi đã cảm thấy sự cấp thiết nào đó như cái chết, dường như tôi sắp chết - và tôi thực sự đã chết. Tôi đã biết nhiều cái chết khác nhưng chúng không là gì khi so sánh với nó, chúng là cái chết bộ phận.
Đôi khi thân thể chết, đôi khi một phần tâm trí chết, đôi khi một phần bản ngã chết, nhưng khi có liên quan tới con người này, nó vẫn còn lại. Được đổi mới nhiều lần, được trang điểm nhiều lần, được thay đổi chút ít đây đó, nhưng nó vẫn còn lại, sự liên tục vẫn còn lại.
Đêm đó cái chết là toàn bộ. Nó là ngày tháng với cái chết và thượng đế đồng thời.
Bây giờ lời kinh này.
Ph ật nói:
Nhìn lên trời và nhìn xuống đất và chúng sẽ nhắc nhở các ông về sự vô thường của chúng.
Nhìn quanh thế giới và nó sẽ nhắc nhở các ông về tính vô thường của nó. Nhưng khi các ông thu được chứng ngộ tâm linh thì các ông sẽ tìm thấy trí huệ.
Hiểu biết đạt được như vậy đưa các ông lập tức tới đạo.
Nhìn lên trời và nhìn xuống đất và chúng sẽ nhắc nhở các ông về sự vô thường của chúng.
Nhìn. Bạn không nhìn, bạn chưa bao giờ nhìn cả. Trước khi bạn nhìn bạn có ý tưởng rồi. Bạn chưa bao giờ nhìn trong sự thuần khiết, bạn chưa bao giờ nhìn không định kiến. Bạn bao giờ cũng mang định kiến nào đó, bạn bao giờ cũng mang ý kiến nào đó, ý thức hệ, kinh sách - kinh nghiệm riêng của bạn hay kinh nghiệm của người khác, nhưng bạn bao giờ cũng mang cái gì đó trong tâm trí. Bạn chưa bao giờ được lột trần với thực tại.
Và khi Phật nói, Nhìn lên trời và nhìn xuống đất, ông ấy ngụ ý nhìn với con mắt trần, không phủ lên ý kiến, ý tưởng, kinh nghiệm, được vay mượn hay cái gì khác.
Bạn có nhìn bằng con mắt trần không? Khi có liên quan tới nhân loại rất hiếm khi bắt gặp con mắt trần. Mọi con mắt đều được trang điểm thế. Ai đó có con mắt Ki tô giáo, ai đó có con mắt Hindu, ai đó có con mắt Mô ha mét giáo. Chúng nhìn khác nhau.
Khi người Mô ha mét giáo đọc Gita người đó không bao giờ đọc cùng điều mà người Hindu đọc trong nó. Khi người Jaina đọc Gita người đó đọc cái gì đó lại khác nữa. Người Hindu có thể đọc Kinh Thánh nhưng người đó sẽ không bao giờ đọc cái mà người Ki tô giáo đọc. Kinh Thánh vẫn như thế thôi. Khác biệt này bắt nguồn từ đâu? Khác biệt phải bắt nguồn từ con mắt, khác biệt phải bắt nguồn từ tâm trí.
Bạn đã bao giờ đọc một trang cuốn sách mà không đem tâm trí của bạn vào trong nó, không làm biến chất nó bởi tâm trí bạn, bởi quá khứ của bạn không? Không diễn giải nó, bạn đã bao giờ nhìn vào bất kì cái gì trong cuộc sống không? Nếu không thế thì bạn đã không nhìn chút nào, thế thì bạn không có con mắt thực. Bạn chỉ có hố mắt mà không có mắt.
Mắt phải nhạy cảm, không hung hăng. Khi bạn có ý tưởng nào đó trong mắt, trong tâm trí bạn, nó là hung hăng. Nó lập tức áp đặt bản thân nó lên mọi sự. Khi bạn có con mắt trống rỗng, trần trụi, không che đậy, không Ki tô giáo, không Hindu, không cộng sản, chỉ cái nhìn thuần khiết, hồn nhiên... hồn nhiên nguyên thuỷ - hồn nhiên như mắt con vật hay trẻ con, đứa trẻ mới sinh. Đứa trẻ mới sinh nhìn quanh - nó không có ý tưởng về cái gì là cái gì. Cái gì đẹp và cái gì xấu, nó không có ý tưởng nào. Hồn nhiên nguyên thuỷ đó phải hiện hữu. Chỉ thế thì bạn mới có khả năng thấy điều Phật nói.
Bạn đã từng nhìn vào cuộc sống nhưng bạn đã không đi tới thấy rằng tất cả đều là vô thường. Mọi thứ đang chết đi, mọi thứ đều đang suy tàn, mọi thứ đều trong tiến trình chết. Mọi người đều đang đứng trong hàng đợi chết. Nhìn quanh mà xem - mọi thứ đều xô tới cái chết. Mọi thứ đều phù du, tạm thời, như luồng chảy; chẳng cái gì dường như là có giá trị vĩnh hằng, chẳng cái gì dường như kéo dài, chẳng cái gì dường như trụ vững, chẳng cái gì dường như còn lại. Mọi thứ cứ tiếp diễn, tiếp diễn, và cứ thay đổi. Có gì khác giấc mơ đâu?
Phật nói cuộc sống này, thế giới này mà bạn đang sống trong, cái đang bao quanh bạn, cái bạn đã tạo ra quanh bản thân mình, chỉ là giấc mơ - vô thường, tạm thời. Đừng làm chỗ trú ngụ của bạn ở đó, bằng không bạn sẽ khổ sở. Bởi vì không ai có thể hài lòng với cái tạm thời. Vào lúc bạn nghĩ nó ở trong tay bạn, nó đã mất rồi. Vào lúc bạn nghĩ bạn đã sở hữu nó, nó không còn đó. Bạn đấu tranh vì nó - đến lúc bạn đạt tới nó, nó đã biến mất.
Cái đẹp là phù du, tình yêu là phù du, mọi thứ trong cuộc sống này đều phù du. Bạn đang chạy đuổi hình bắt bóng. Chúng trông thực đấy; đến lúc bạn đã đạt tới thì chúng lại tỏ ra là ảo ảnh.
Nhìn lên trời và nhìn xuống đất và chúng sẽ nhắc nhở các ông về sự vô thường của chúng. Nhìn quanh thế giới và nó sẽ nhắc nhở các ông về tính vô thường của nó.
Đó là một trong những nguyên tắc nền tảng nhất của Phật Gautam - rằng người ta nên trở nên nhận biết về thế giới vô thường đang bao quanh chúng ta. Thế thì ngay lập tức bạn sẽ có khả năng hiểu tại sao Phật gọi nó là mơ, ảo vọng - maya, ảo tưởng.
Ở phương Đông định nghĩa của chúng ta về chân lí là cái tồn tại mãi mãi, còn phi chân lí là cái có ở khoảnh khắc này và khoảnh khắc tiếp thì không có đó.
Phi chân lí là cái có thời hạn, tạm thời, vô thường. Và chân lí là cái đang đấy, bao giờ cũng có, đã từng có, sẽ có. Đằng sau những cái bóng phù du này, tìm ra cái vĩnh hằng, xuyên thấu vào cái vĩnh hằng, bởi vì có thể có phúc lạc chỉ với cái vĩnh hằng; khổ chỉ có với cái tạm thời.
Nhưng khi các ông thu được chứng ngộ tâm linh...
Đó là lí do tại sao tôi nhắc lại kinh nghiệm riêng của mình và tôi đã nói về nó cho bạn.
Nhưng khi các ông thu được chứng ngộ tâm linh thì các ông sẽ tìm thấy trí huệ.
Trí huệ không thể được tìm thấy qua kinh sách; nó là kinh nghiệm. Nó không phải là tri thức, trí huệ không phải là tri thức. Bạn không thể thu thập nó từ người khác, bạn không thể vay mượn nó. Nó không phải là thông tin. Bạn không thể học được nó từ kinh sách. Chỉ có một cách trở nên trí huệ và đó là đi vào trong kinh nghiệm sống của cuộc sống.
Điều gì đó được Phật nói - bạn nghe nó; điều gì đó tôi nói - bạn nghe nó - nhưng bạn không trở nên trí huệ bởi việc nghe nó. Nó sẽ trở thành tri thức. Bạn có thể lặp lại nó, bạn có thể lặp lại nó thậm chí theo cách hay hơn. Bạn có thể trở thành rất khéo léo, hiệu quả, trong việc lặp lại nó. Bạn có thể nói nó trong ngôn ngữ tốt hơn, nhưng bạn không có kinh nghiệm này.
Bạn chưa bao giờ tự mình nếm rượu. Bạn đơn giản thấy người say nào đó đi lại, lảo đảo trên đường, ngã vào cống rãnh. Bạn đơn giản đã quan sát người say, cách người đó đi, cách người đó loạng choạng, nhưng bạn không biết kinh nghiệm này là gì. Bạn sẽ phải trở thành người say - không có cách khác.
Bạn có thể quan sát cả nghìn lẻ một người say và bạn có thể thu thập tất cả các thông tin về họ, nhưng điều đó sẽ là từ bên ngoài còn kinh nghiệm là bên trong. Điều đó sẽ là từ bên ngoài, và bạn sẽ thu thập nó như một khán giả. Và kinh nghiệm này không thể đạt tới được bằng việc nhìn, nó có thể được đạt tới chỉ bằng việc hiện hữu.
Bây giờ thế giới hiện đại đã trở nên rất bị ám ảnh bởi việc nhìn; thế giới hiện đại là thế giới của khán giả. Mọi người đang ngồi hàng giờ trong rạp chiếu phim, chỉ xem, chẳng làm gì. Ở phương Tây mọi người bị dính vào ghế hàng giờ đồng hồ, sáu giờ, thậm chí tám giờ, chỉ ngồi trước chiếc ti vi. Bạn nghe ai đó hát và bạn thấy ai đó nhảy múa và bạn thấy ai đó làm tình - đó là lí do tại sao mọi người lại quan tâm nhiều thế tới sách báo khiêu dâm - nhưng bạn là khán giả.
Con người hiện đại là con người giả dối nhất đã từng tồn tại trên trái đất này, và cái giả của con người bao gồm trong điều người đó nghĩ người đó có thể biết chỉ bằng nhìn, chỉ bằng việc là khán giả. Mọi người đang ngồi hàng giờ để xem trận khúc côn cầu, trận bóng chuyền, trận cricket - trong hàng giờ. Khi nào chính bạn sẽ đi chơi? Khi nào bạn sẽ đi yêu ai đó? Khi nào bạn đi nhảy múa và ca hát và hiện hữu?
Đây chính là cuộc sống vay mượn. Ai đó nhảy múa cho bạn; có thể bạn thích thú điều đó, nhưng làm sao bạn có thể biết tới cái đẹp của điệu vũ chừng nào bạn còn chưa nhảy múa? Nó là cái gì đó bên trong. Điều gì xảy ra khi một người nhảy múa? Điều gì xảy ra cho cốt lõi bên trong nhất của người đó?
Nijinsky, một trong những vũ công vĩ đại nhất, hay nói rằng sẽ tới những khoảnh khắc khi ông ấy biến mất, chỉ điệu vũ còn lại. Những khoảnh khắc đó là khoảnh khắc đỉnh - khi vũ công không có đó và chỉ điệu vũ có đó. Đó là điều Phật đang nói - khi cái ngã không có đó.
Bây giờ Nijinsky đang đi vào trong cực lạc, và bạn đang ngồi đó xem chuyển động. Tất nhiên những chuyển động đó là đẹp. Chuyển động của Nijinsky có vẻ duyên dáng, cực kì đẹp, nhưng nó không là gì khi so sánh với điều ông ấy đang cảm thấy bên trong. Điệu vũ của ông ấy là đẹp, ngay cả khi bạn là khán giả, nhưng chẳng có gì so sánh được với điều đang xảy ra bên trong ông ấy.
Ông ấy hay nói rằng có những khoảnh khắc khi sức hút biến mất. Tôi có thể hiểu được bởi vì bản thân tôi đã bắt gặp cảm giác này khi sức hút biến mất. Và nó là những khoảnh khắc duy nhất mà sức hút trái đất biến mất đối với tôi. Bây giờ tôi đã sống nhiều năm không sức hút. Tôi biết điều ông ấy ngụ ý.
Ngay cả các nhà khoa học cũng rất phân vân, bởi vì có những khoảnh khắc trong điệu vũ của Nijinsky ông ấy sẽ nhảy lên - và cú nhảy đó là những cú nhảy vô cùng, gần như không thể có được. Con người không thể nhảy được theo cách đó; lực trọng trường không cho phép. Và phần đẹp nhất và đáng ngạc nhiên nhất là ở chỗ ông ấy sẽ rơi xuống chậm tới mức điều đó không thể được. Ông ấy sẽ xuống từ từ dường như cái lá rụng từ cây xuống... rất chậm, rất chậm, rất chậm.
Điều đó là không có khả năng, nó ngược lại luật vật lí, nó ngược lại với vật lí. Lực hút không phân ngoại lệ nào, ngay cả đối với Nijinsky. Và người ta cứ hỏi đi hỏi lại ông ấy mãi, 'Điều gì xảy ra vậy? Làm sao ông rơi xuống chậm thế? Bởi vì nó không ở trong quyền năng của ông để điều khiển - sức hút kéo ông xuống.' Ông ấy nói, 'Điều đó không phải bao giờ cũng xảy ra, chỉ hiếm khi thôi - khi vũ công biến mất. Thế thì đôi khi tôi cũng phân vân, ngạc nhiên, không chỉ các ông. Tôi thấy bản thân mình xuống chậm thế, duyên dáng thế, và tôi biết rằng sức hút không tồn tại vào khoảnh khắc đó.'
Ông ấy phải vận hành ở chiều khác nơi luật vật lí không tồn tại, nơi luật khác có tác dụng mà các nhà tâm linh gọi là luật bốc lên.
Và điều dường như tuyệt đối hợp lí và logic là có cả hai luật này, bởi vì từng luật phải được làm đối trọng bởi luật khác theo chiều đối lập. Nếu có ánh sáng thì có bóng tối, nếu có cuộc sống thì có cái chết, nếu có sức hút trọng trường thì phải có bốc lên, cái kéo bạn lên. Phải có những cách mà con người được kéo lên.
Có những câu chuyện... đặc biệt là chuyện về Mohammed - rằng ông ấy lên trời bằng thân thể vật lí; không chỉ bằng thân thể vật lí của ông ấy, mà còn với cả ngựa. Ngồi trên ngựa, ông ấy đơn giản đi lên trời, đi thẳng lên. Điều đó có vẻ ngớ ngẩn, người Mô ha mét giáo đã không có khả năng chứng minh điều đó, nhưng nghĩa lại rõ ràng. Câu chuyện này có thể đã không xảy ra đích xác như vậy, nhưng nghĩa là rõ ràng.
Nghĩa là để được hiểu, nó rất mang tính biểu tượng. Nó đơn giản nói rằng có luật bốc lên và nếu Mohammed không thể được kéo lên bởi việc bốc lên, thế thì ai sẽ được kéo lên? Ông ấy là đúng người, người không tồn tại. Bản ngã là dưới sức hút, vô ngã là không dưới sức hút - vô trọng lượng nảy sinh.
Nijinsky đã phát điên bởi vì ông ấy đơn giản là một vũ công và ông ấy không bao giờ biết cái gì về thiền, cực lạc, chứng ngộ. Điều đó đã trở thành rắc rối cho ông ấy.
Nếu bạn không hiểu và nếu bạn không đi cùng nhận biết và đột nhiên bạn loạng choạng vớ phải cái gì đó mà không thể giải thích được bằng các luật thông thường, bạn sẽ phát điên. Bởi vì bạn sẽ bị nó quấy rối. Nó kì lạ thế, nó kì quái thế. Bạn không thể giải thích được nó. Bạn bắt đầu bị nó quấy rối. Bản thân ông ấy bắt đầu bị quấy rối bởi hiện tượng này. Chung cuộc nó gây sửng sốt thế, nó quấy rối toàn thể tâm trí ông ấy.
Thượng đế mang tính rất phá huỷ. Nếu bạn không đi đúng, bạn sẽ bị tiêu diệt, bởi vì thượng đế là lửa. Nhiều người phát điên nếu họ không đi đúng. Nếu họ không đi theo hướng dẫn đúng thì họ có thể phát điên. Đó không phải là trò chơi trẻ con, người ta phải hiểu.
Và thượng đế - nếu ngài xảy ra như điều ngẫu nhiên - bạn sẽ không có khả năng hấp thu. Thế giới cũ sẽ bị tan tành và bạn sẽ không có khả năng tạo ra một trật tự mới, một hiểu biết mới. Bởi vì với hiểu biết mới bạn sẽ cần khái niệm mới, khuôn khổ mới, động thái mới. Đó là toàn thể ý nghĩa của việc tìm thầy.
Không phải là chỉ từ cả tin mà mọi người mới trở nên bị gắn bó với các thầy, nó có cơ sở khoa học cho nó đấy. Đi vào trong cái không biết là rủi ro vô cùng. Người ta nên đi với ai đó đã đi vào trong nó. Người ta nên đi tay trong tay với ai đó biết lãnh thổ này. Bằng không thì sự việc có thể xảy ra mang tính phá huỷ tới mức bạn sẽ bị lúng túng.
Nhiều người phát điên nếu họ không biết rằng giúp đỡ của ai đó là cần thiết. Ai đó được cần tới như bà đỡ. Bạn sẽ được sinh ra, nhưng ai đó sẽ được cần tới để theo dõi điều đó. Chính sự hiện diện của người đó sẽ có ích; bạn có thể thảnh thơi. Bà đỡ có đó, bác sĩ có đó - bạn có thể thảnh thơi.
Họ không làm nhiều đâu - bạn có thể hỏi Ts. Ajit Saraswati - họ không làm nhiều; họ có thể làm được điều gì? - nhưng chính sự hiện diện của họ làm thảnh thơi cho người đàn bà sắp sinh nở. Cô ấy biết bác sĩ có đó, y tá có đó, bà đỡ có đó. Mọi thứđều ổn, cô ấy dấn lên, cô ấy thảnh thơi, cô ấy không còn tranh đấu nữa. Cô ấy biết nếu cái gì đó đi sai thì mọi người xung quanh sẽ làm cho nó đúng. Cô ấy có thể thảnh thơi, cô ấy có thể tin cậy.
Cùng điều đó xảy ra cho đệ tử. Nó là quá trình tái sinh. Thầy là cần. Nhưng từ thầy đừng cứ thu thập tri thức; từ thầy hãy nhận hướng dẫn và đi vào trong kinh nghiệm.
Tôi nói về thiền. Bạn có thể làm hai điều. Bạn có thể thu thập bất kì điều gì tôi nói về thiền, bạn có thể biên soạn nó. Bạn có thể trở thành người vĩ đại, thông thái về thiền - bởi vì mọi ngày tôi cứ nói về thiền từ các chiều hướng khác nhau theo những cách khác nhau. Bạn có thể thu thập tất cả những cái đó, bạn có thể được bằng tiến sĩ PhD từ bất kì đại học nào. Nhưng điều đó sẽ không làm cho bạn trí huệ, trừ phi bạn thiền.
Cho nên bất kì điều gì tôi đang nói, thử nó trong cuộc sống đi. Khi tôi ở đây đừng phí thời gian trong thu thập tri thức. Điều đó bạn có thể làm mà không có tôi, điều đó bạn có thể làm trong thư viện. Trong khi tôi đang ở đây, lấy bước nhảy, bước nhảy lượng tử vào trí huệ. Kinh nghiệm những điều tôi đang nói cho bạn.
Nhưng khi các ông thu được chứng ngộ tâm linh thì các ông sẽ tìm thấy trí huệ.
Trí huệ chỉ có thông qua kinh nghiệm riêng của người ta. Nó chưa bao giờ bắt nguồn từ bất kì ai khác. Trí huệ bao giờ cũng xảy ra như hoa nở... giống điều đó. Khi trái tim bạn mở ra, bạn có hương thơm - hương thơm đó là trí huệ. Bạn có thể đem hoa nhựa từ chợ về, bạn có thể lừa hàng xóm.
Có thời tôi thường sống gần nhà Mulla Nasruddin. Tôi hay nhìn anh ấy hàng ngày tưới nước vào chậu hoa treo trong cửa sổ nhà anh ta, với những bông hoa đẹp. Tôi quan sát anh ta nhiều lần. Bất kì khi nào anh ấy tưới nước, đều không có nước, chậu hoa trống rỗng. Tôi có thể thấy rằng không có nước và chậu trống rỗng, nhưng anh ấy sẽ tưới hai lần mỗi ngày, mang tính tôn giáo.
Tôi hỏi Nasruddin, 'Anh đang làm gì vậy? Anh không có nước và anh cứ tưới nước, cái không có ở đó! Và tôi đã quan sát anh trong nhiều ngày.' Anh ta nói, 'Đừng bị rối trí. Những hoa này đều là hoa nhựa cả. Chúng không cần nước đâu.'
Hoa nhựa không cần nước, chúng không sống. Chúng không cần đất, chúng không sống. Chúng không cần đất phì nhiêu, chúng không sống. Chúng không cần bất kì phân bón nào, chúng không sống.
Hoa thực giống như trí huệ. Trí huệ giống như hoa thực, tri thức là như nhựa. Đó là lí do tại sao nó lại rẻ. Nó rất rẻ, bạn có thể có được nó chẳng mất gì, bởi vì nó được vay mượn. Kinh nghiệm là sự thay đổi triệt để trong cuộc sống của bạn; bạn không thể vẫn còn như cũ.
Nếu bạn muốn trở nên trí huệ bạn sẽ phải trải qua nhiều biến đổi, cả triệu lẻ một biến đổi. Bạn sẽ phải qua thử lửa. Chỉ thế thì bất kì cái gì có đó mà xấu và vô dụng mới bị đốt cháy, và bạn sẽ bước ra như vàng ròng.
Phật gọi nó là pháp, Đạo. Thế thì bạn đang trong hài hoà - điều Pythagoras gọi là hài hoà. Thế thì bạn bỗng nhiên không có đó, chỉ luật có đó, pháp có đó, đạo có đó - hay gọi nó là thượng đế... đang có đó. Thế thì bạn đơn giản cùng với cái toàn thể. Bạn đi cùng với nó tới bất kì đâu nó tới. Thế thì bạn không có mục đích nào của riêng mình. Thế thì định mệnh của cái toàn thể là định mệnh của bạn. Thế thì không có lo âu, không căng thẳng. Thế thì người ta được thảnh thơi mênh mông.
Thực tế, người ta được thảnh thơi tới mức người ta không có! Bản ngã không là gì ngoài sự căng thẳng tích luỹ qua các kiếp sống. Khi bạn được thảnh thơi toàn bộ và bạn nhìn vào bên trong, không có người nào cả. Nó đơn giản là sự thuần khiết, trống rỗng, bao la.
Phật nói:
Các ông nên nghĩ về bốn yếu tố tạo nên thân thể. Từng yếu tố trong chúng đều có tên riêng và không có thứ nào ở đó có tên là bản ngã. Vì bao giờ cũng thực sự không có bản ngã, nó giống như một ảo cảnh.
Hiểu biết đạt được như vậy đưa các ông lập tức tới đạo.
... Và trí huệ duy nhất. Tri thức do vậy được đạt tới thông qua kinh nghiệm riêng của người ta, thông qua kinh nghiệm chứng ngộ riêng của người ta, thông qua tỏ ngộ, samadhi riêng của người ta, làm cho bạn có khả năng rơi vào hài hoà với đạo.
Phật nói bản ngã chỉ là khái niệm, ý tưởng; nó không tồn tại trong thực tế. Khi đứa trẻ được sinh ra, nó được sinh ra mà không có cái 'tôi' nào. Dần dần nó học cái đó, dần dần nó học rằng có người khác và nó là tách biệt khỏi họ. Bạn có quan sát đứa trẻ nhỏ khi nó bắt đầu nói không? Chúng không nói, 'Tôi khát.' Chúng nói, 'Bobby khát.' Chúng không nói, 'Tôi khát.' Chúng không có cái 'tôi' nào.
Dần dần chúng học cái 'tôi', bởi vì chúng bắt đầu cảm thấy 'người'. Người tới trước, rồi tôi tới, như một phản ứng với người. Chúng bắt đầu cảm thấy rằng có người khác, người tách bạch khỏi Bobby, và chúng được gọi là 'người', bạn. Thế thì dần dần nó bắt đầu học cái 'tôi'.
Nhưng đó chỉ là tiện ích. Hữu dụng, hoàn toàn hữu dụng - cứ dùng nó. Tôi không nói đừng dùng 'tôi', bởi vì điều đó sẽ tạo ra rắc rối. Nhưng biết rõ rằng không có 'tôi' bên trong bạn; nó chỉ là qui ước ngôn ngữ. Cũng như cái tên là một qui ước thì cái 'tôi' cũng vậy.
Khi đứa trẻ được sinh ra nó không có tên. Thế rồi chúng ta gọi nó là Ram hay Krishna, và nó trở thành một Ram. Về sau nếu bạn xúc phạm cái tên 'Ram' nó sẽ bắt đầu đánh nhau, và nó đã đi vào trong thế giới này mà không có tên nào. Và nó không có tên, đó chỉ là một cái nhãn - tiện ích, cần thiết, nhưng chẳng có gì đúng trong nó cả. Nó có thể được gọi là Krishna hay Mohammed hay Mansoor hay bất kì cái gì. Bất kì cái tên nào cũng được bởi vì nó là không tên.
Đó là lí do tại sao tôi đổi tên bạn khi tôi điểm đạo cho bạn có tính chất sannyas - chỉ để cho bạn cảm giác rằng cái tên có thể được thay đổi, nó không thuộc vào bạn. Nó có thể dễ dàng được thay đổi. Nó có tiện ích trong thế giới, nhưng nó không có thực tại.
Đứa trẻ biết rằng tên nó là Ram. Cái tên này để người khác gọi nó. Nó không thể tự gọi mình là Ram được bởi vì điều đó nữa sẽ gây lẫn lộn. Người khác gọi nó là Ram, nó phải gọi bản thân nó là cái gì đó khác, bằng không nó sẽ lẫn lộn.
Swami Ram Teerth hay tự gọi mình là Ram, ở ngôi thứ ba. Điều đó gây rất lẫn lộn. Ông ấy là người tuyệt vời, và chỉ mỗi không dùng 'tôi' - bởi vì cái 'tôi' đã tạo ra nhiều rắc rối thế - chỉ như một cử chỉ, ông ấy quen tự gọi mình là Ram. Khi ông ấy tới Mĩ ông ấy đột nhiên nói, 'Ram khát,' và mọi người không hiểu. Ông ấy ngụ ý gì? - 'Ram khát.' Họ sẽ nhìn quanh - ai là Ram? Và ông ấy sẽ nói, 'Ram này khát.' Nhưng điều này gây lẫn lộn. Bạn nói, 'Tôi khát,' và mọi sự được giải quyết. Bởi vì khi bạn dùng tên điều đó dường như ai đó khác khát.
Cho nên có nhu cầu về cái tên để người khác gọi bạn, và có nhu cầu về cái gì đó, một kí hiệu, để bạn có thể tự gọi mình. Nó là nhu cầu của xã hội, nó không liên quan gì tới sự tồn tại hay thực tại.
Các ông nên nghĩ về bốn yếu tố tạo nên thân thể...
Phật nói thân thể bao gồm lửa, đất, nước, khí - bốn điều này có đó, chúng đều là những thứ thực, và không có gì khác. Đằng sau bốn thứ này chỉ có không gian thuần khiết bên trong bạn. Không gian thuần khiết đó là điều bạn thực sự là gì - không gian số không đó.
Phật không muốn gọi nó thậm chí là cái ngã, bởi vì cái ngã lại mang sự phản chiếu xa xăm nào đó của bản ngã. Cho nên ông ấy gọi nó là vô ngã, anatta. Ông ấy không gọi nó là atma, ngã, ông ấy gọi nó là anatma, vô ngã. Và ông ấy phải, ông ấy tuyệt đối phải. Người ta không nên gọi nó bằng bất kì cái tên nào.
Tôi đã bắt gặp nó. Nó không có tên, và nó không có hình dạng. Nó không có bản chất, và nó không có trung tâm. Nó chỉ mênh mông, thuần khiết, trống rỗng, đầy đủ. Nó là phúc lạc thuần khiết - Sat-chitanand. Nó là chân lí, nó là tâm thức, nó là phúc lạc, nhưng nó không có cảm giác 'tôi' ở trong đó. Nó không bị giới hạn bởi cái gì cả, nó không có biên giới. Nó là không gian thuần khiết. Đạt tới thuần khiết đó là điều Phật nói là niết bàn.
Từ niết bàn là hay. Nó nghĩa là 'thổi tắt ngọn lửa'. Có ngọn đèn, bạn tới và thổi ngọn lửa của chiếc đèn. Thế thì Phật nói, 'Ông hỏi ngọn lửa bây giờ đã đi đâu rồi? Người nào có thể trả lời ngọn lửa bây giờ đã đi đâu không?' Phật nói nó đã đơn giản biến mất vào trong vô hạn. Nó đã không đi đâu cả, nó đã đi mọi nơi. Nó đã không đi tới một địa chỉ đặc biệt nào, nó đã trở thành vũ trụ.
Thổi tắt ngọn lửa là nghĩa của từ niết bàn. Và Phật nói khi bạn thổi tắt bản ngã của mình, ngọn lửa của bản ngã, chỉ không gian thuần khiết còn lại. Thế thì bạn không là ai cả nói riêng, bạn là mọi người. Thế thì bạn mang tính phổ quát. Thế thì bạn là phúc lành bao la này, phúc lạc này, phúc lớn này. Thế thì bạn là nó.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét