Thứ Sáu, 1 tháng 9, 2017

Dhammapada - Con đường của Phật (Tập 8) -Chương 11. Tâm lí của vô ngã

CHƯƠNG 11. TÂM LÍ CỦA VÔ NGÃ



Câu hỏi thứ nhất:
Thưa thầy kính yêu,
Gurdjieff nói rằng để đạt tới ý chí thực người ra sẽ phải buông xuôi ý chí giả của mình trước hết. Điều này cũng đúng ở đây chứ?
Peter Markee, nó đúng ở mọi nơi. Nó đúng vĩnh viễn. Chân lí là phổ quát: thời gian không tạo ra khác biệt, nơi chốn không tạo ra khác biệt. Và đây là một trong những chân lí nền tảng nhất của trưởng thành tâm linh: cái giả phải bị bỏ đi bởi vì cái giả là rào chắn. Bạn vẫn còn bị lừa bởi cái giả; do đó việc tìm kiếm cái thật chưa bao giờ bắt đầu. Bạn tin cái giả là cái thật.
Thế thì tại sao bạn phải nỗ lực hiểu cái thật? Nếu bạn nghĩ rằng tối là sáng, thế thì cần gì tìm kiếm sáng? Nếu bạn nghĩ cuộc sống này là tất cả, thế thì không có vấn đề tìm và hỏi về kiếp sống khác. Nếu thời gian là toàn bộ thực tại của bạn, thế thì vĩnh hằng chưa bao giờ trở thành cuộc truy tìm cho bạn. Cái giả sẽ nghĩa là bản ngã; cái thật sẽ nghĩa là vô ngã. Cái giả sẽ là của bạn; cái thật sẽ là của Thượng đế. Cái giả sẽ là cá thể; cái thực sẽ là vạn vật. Cái giả sẽ đơn giản nghĩa là bạn tin bản thân bạn tách rời khỏi cái toàn thể; còn cái thật sẽ làm việc tan biến của ảo tưởng tách rời này, trở thành cái bạn thực sự đang là - một phần trong sự hài hoà vũ trụ này, hoàn toàn là một với nó. Thế thì bạn không có đích tách biệt nào, bạn không có mục đích riêng tư nào. Thế thì bất kì chỗ nào cái toàn thể đi, bạn đi. Bạn chỉ là con sóng trong đại dương.
Và trước khi cái thực có thể được biết, cái giả phải dừng lại, bởi vì cái giả đang che mắt bạn. Bạn bám lấy cái giả, bám lấy đồ chơi. Và chừng nào bạn chưa thấy ra vấn đề - rằng đồ chơi chỉ là đồ chơi, không đáng bám vào... Trong chính khoảnh khắc đó của việc thấy, đồ chơi tuột khỏi tay bạn theo cách của nó bởi vì bạn không còn bám lấy nó nữa. Thấy ra cái giả là giả là bắt đầu của chân lí. Nhưng việc thấy đó là gian nan. Trong nhiều kiếp chúng ta đã sống với cái giả và chúng ta đã tin vào cái giả. Chúng ta đã nuôi dưỡng, nuôi nấng cái giả. Tất cả hi vọng của chúng ta, mọi giấc mơ của chúng ta đều bắt rễ trong cái giả. Toàn thể các kiếp sống của chúng ta đều là đầu tư vào cái giả; do đó chúng ta sợ ngay cả việc nhìn, chúng ta sợ ngắm nhìn, quan sát.
Kinh nghiệm đáng sợ nhất cho con người là nhớ, quan sát, nhận biết; do đó mới có khó trong thiền. Nó không nảy sinh từ bên ngoài; không có rối loạn bên ngoài. Rối loạn thực là bên trong bạn. Bạn thực sự không muốn thiền. Bạn đang trong trói buộc kép. Bạn nghe chư phật nói về cái đẹp và ân huệ và phúc lành của thiền, và bạn trở nên tham về nó. Nhưng thế rồi bạn nhìn vào đầu tư riêng của mình và bạn trở nên kinh hãi, cho nên bạn cố thiền. Vậy mà bạn không thực sự muốn thiền bởi vì thiền nghĩa là bạn sẽ phải nhìn mọi thứ như chúng vậy - cái giả là giả, cái thực là thực - và điều đó sẽ làm tan tành toàn thể nỗ lực của bạn của nhiều kiếp trong một khoảnh khắc.
Dũng cảm lớn được cần tới để thiền, dũng cảm để vứt bỏ mọi đầu tư. Thông minh lớn lao được cần. Thực ra, đây là thông minh thực: thấy rằng bằng bất kì cách nào và bất kì nỗ lực nào bạn làm để nhận ra cái giả, để làm ra cái đúng từ nó, chúng sẽ thất bại. Thấy điều đó - rằng toàn thể nỗ lực là bài tập trong vô tích sự hoàn toàn - là thông minh. Nó chẳng có liên quan gì tới trí tuệ; nó rất đơn giản. $ketdoan $modoan
Nhìn, quan sát, và không sợ và không né tránh việc nhìn. Và không cứ chơi với bản thân mình, lừa bản thân mình. Đừng vẫn còn trong trói buộc kép, với tay này tạo ra và tay kia phá đi. Đó là điều mọi người đang làm: một nửa con người họ muốn tiếp tục như họ vậy - nửa ngu xuẩn, nửa hợp lí, số học của tâm trí họ. Và nửa kia, nửa thông minh, nửa trực giác - trái tim - muốn bắt đầu cái mới, bởi vì bạn đã thấy quá lâu rằng chẳng cái gì thành công cả. Và dầu vậy bạn cứ đi trên cùng lối mòn. Đây là lúc, đúng lúc, để thoát ra khỏi lối mòn và có việc sinh thành mới.
Điều Gurdjieff nói đã được mọi bậc thầy lớn của thế giới nói rồi. "Thức dậy đi," Phật nói. Cũng cùng điều đó, lời có khác. "Quan sát," Jesus nói. Có tính quan sát cứ dường như người chủ nhà đã đi ra ngoài và người đó đã bảo người hầu vẫn còn còn tỉnh táo bởi vì người chủ có thể về bất kì lúc nào và người chủ không muốn họ ngủ - bất kì khoảnh khắc nào người chủ cũng có thể về. Họ phải tỉnh táo, cảnh giác, mọi lúc. Jesus nói tỉnh táo.
Trong tỉnh táo kinh nghiệm đầu tiên là ở chỗ bạn có cá tính, cái là giả. Gurdjieff gọi nó là ý chí giả. Và bạn có cái gì đó khác, cái gì đó không có tính cá thể trong bạn, cái là là ý chí thật. Dáng vẻ của bạn từ bên ngoài là giả; điều bạn kinh nghiệm từ cốt lõi bên trong nhất của bạn là thật. Bạn là sự trộn lẫn của cái ngẫu nhiên và cái tinh tuý, của cái tình cờ và cái bản chất.
Bạn là điểm gặp gỡ của thời gian và vĩnh hằng, ngã tư đường nơi vật chất và tâm thức gặp gỡ, nơi thân thể và linh hồn gặp nhau, nơi cái thực và cái không thực bắt tay nhau. Vâng, bạn đích xác ở ngã tư đường. Và bạn phải rất tỉnh táo không chọn cái giả - bởi vì cái giả rất hấp dẫn. Cái giả làm đủ mọi thứ tuyên truyền về bản thân nó; cái giả sẽ cố gắng thuyết phục bạn với đủ mọi luận cứ.
Chân lí vẫn còn im lặng. Chừng nào bạn chưa sẵn sàng đón nhận nó, nó thậm chí sẽ không gõ cửa nhà bạn. Cái giả sợ rằng nếu nhiều khói không được tạo ra quanh nó thì tính giả của nó sẽ bị bạn thấy. Cho nên cảnh giác với sự hợp lí hoá của cái giả, tuyên truyền của nó, luận cứ của nó, bằng chứng của nó. Và cũng nhớ cái im lặng của chân lí - hoàn toàn im lặng, tuyệt đối im lặng. Chân lí chưa bao giờ thuyết phục bạn; nó sẽ đợi - nó có thể đợi tới vĩnh hằng. Nhưng cái giả không thể đợi được, nó là nhất thời, nó không thể kiên nhẫn thế được. Nó phải thuyết phục bạn, nó phải cám dỗ bạn ngay lập tức có thể được. Cái giả rất thôi miên.
Cách thức của chúng là đối lập toàn bộ. Chân lí được đạt tới qua thức tỉnh, còn cái giả được đạt tới qua ngủ say. Cái giả giống như thuốc ngủ: nó rất an ủi, thoải mái, ấm cúng, an ninh, an toàn. Nó cho bạn mọi loại bảo vệ, bảo hiểm. Nó cứ bảo bạn, "Ở cùng mình đi và mình sẽ bảo vệ cho. Mình là người gác, người hướng dẫn, bạn của mình, triết gia của mình." Chân lí chưa bao giờ tuyên bố điều gì.
Chừng nào bạn chưa hoàn toàn chán ngán với cái giả và những tuyên bố của nó - tất cả đều là hư huyễn... Nó nói nhiều, nhưng nó chưa bao giờ chuyển giao hàng hoá nào. Chừng nào bạn chưa trở nên thất vọng toàn bộ, chán chường, ngán ngẩm với nó, bạn sẽ không nhìn vào chân lí im lặng đâu; bạn sẽ không nghe tiếng nói nhỏ bé, tĩnh lặng bên trong. Và tiếng nói đó là tiếng nói của Thượng đế. Nó là phổ quát; nó chẳng liên quan gì tới bạn cả. $ketdoan $modoan
Chân lí sẽ không phải là của bạn. Nó là cái toàn thể nói qua bạn, vận hành qua bạn. Cái giả cho bạn ý niệm về bản ngã lớn - "Mình là ai đó" - còn cái thật lấy đi mọi bản ngã. Nó làm bạn thành cái không, không ai cả. Chỉ qua tính không ai cả của bạn mà cái toàn thể mới có thể vận hành không bị cản trở.
Vâng, Peter Markee này, Gurdjieff là đúng. Và bất kì cái gì là đúng với Gurdjieff cũng là đúng ở đây nữa - là đúng vĩnh viễn. Bất kì chỗ nào thầy tồn tại, cái giả đều phải qui hàng. Điều đó thực ra là vận hành của tính chất sannyas. Nó là phương cách để khuất phục cái giả. Tính chất sannyas nghĩa là bạn buông xuôi bản ngã của bạn. Bạn nói với thầy, "Xin thầy lấy gánh nặng khỏi đầu tôi."
Bạn cúi đầu, bạn chạm chân thầy. Điều đó đơn giản là biểu tượng rằng "Bây giờ tôi sẽ không vận hành như một thực thể tách biệt với thầy."
Và thầy là người đã buông xuôi ý chí của mình, người tồn tại không như một cá thể, người chỉ là sự hiện diện, cửa sổ mở vào Thượng đế. Và khi bạn buông xuôi với cửa sổ này bạn đang buông xuôi với bầu trời bên ngoài. Cửa sổ này sẽ chỉ làm cho bầu trời thành sẵn có. Phương Tây chưa phát triển kĩ thuật về mối quan hệ thầy / đệ tử. Vài cá nhân hiếm hoi đã thử, nhưng họ đã thất bại. Socrates đã thử ở Athens nhưng ông ấy đã thất bại; ông ấy đã không được nghe theo. Jesus đã thử lần nữa; ông ấy thất bại. Phương Tây vẫn còn bận tâm, hội tụ tập trung vào cái giả. Nó tin vào bản ngã.
Phương Đông tin vào vô ngã. Tâm lí học phương Tây nói làm bản ngã mạnh hơn. Nó là tâm lí học của cái giả - được bắt rễ trong cái giả, hỗ trợ cho cái giả. Phương Đông nói: Để bản ngã tan ra, biến mất, bay hơi. Nó là tâm lí của vô ngã, là quan điểm khác toàn bộ.
Gurdjieff lại đã cố gắng đem phương Đông tới cho phương Tây. Ông ấy cũng thất bại. Điều đó rất khó; nhiều thế kỉ đều chống lại điều đó, và thôi miên và ước định của xã hội đều chống lại điều đó. Ngay cả đại đệ tử của riêng ông ấy, P.D. Ouspensky, cũng đã không thể hiểu được ông ấy, đã hiểu lầm ông ấy. Ông này đã phản bội ông ấy, cũng như Judas đã phản bội Jesus. Và bạn biết không? - Judas là người văn hoá nhất, có giáo dục nhất trong số các đệ tử của Jesus; do đó ông ấy phải có bản ngã lịch sự nhất. Ông ấy là một trí thức. Những tín đồ khác đều là người đơn giản: ngư  phủ, thợ mộc, người thu thuế, kẻ đánh bạc, kẻ say,điếm - những người đơn giản. Người duy nhất không đơn giản là Judas; ông ấy phức tạp. Ông ấy có thể đã là giáo sư ở Oxford hay Cambridge hay Harvard và ông ấy đã là một giáo sư cực kì hoàn hảo - ông ấy là người biện luận dẻo mồm. Có vài khoảnh khắc ông ấy thậm chí còn cãi với Jesus. Và nếu bạn nghe luận cứ bạn sẽ đồng ý với Judas, bạn sẽ không đồng ý với Jesus.
Một hôm Jesus đang ở nhà của Mary và Martha và Mary đem nước hoa rất đắt tới và rửa chân Jesus bằng nước hoa đắt đó. Judas lập tức nêu ra câu hỏi; ông ấy nói, "Điều này là ngu xuẩn - phí nhiều tiền thế một cách không cần thiết!" Và ông ấy đưa ra một luận cứ hay - một luận cứ xã hội. Ông ấy nói, "Ngầy ấy tiền có thể đã được đem cho người nghèo. Có nhiều người ăn xin ở ngoài nhà. Tiền này có thể đã nuôi sống nhiều người ăn xin trong nhiều ngày. Nó là nước hoa hiếm!
Sao phí hoài nó? Chân có thể được rửa bằng nước - không cần!" Và cô ấy đã rót cả chai nước hoa to ra! Bây giờ, bạn sẽ đồng ý với ai nào? Và bạn có biết Jesus nói gì không? Jesus nói, "Người ăn xin bao giờ cũng có đó. Ta không phải bao giờ cũng ở đây."
Điều này dường như không phải là luận cứ hấp dẫn lắm! Jesus nói, "Đừng quấy rầy cô ấy. Đừng quấy rầy tình yêu của cô ấy, tin tưởng của cô ấy, tin cậy củacô ấy. Điều đó hoàn toàn đúng. Nó tới từ tình yêu sâu sắc của cô ấy với ta. Cứ để cô ấy làm điều đó. Và người ăn xin bao giờ cũng sẽ có đó. Cho dù tiền này có được đem cho họ, chẳng cái gì mấy sẽ xảy ra. Có thể trong vài ngày họ sẽ có khả năng ăn; thế rồi lại..." $ketdoan $modoan
Bạn sẽ đồng ý với người nào? Chín mươi chín phần trăm là khả năng bạn sẽ đồng ý với Judas - và sau đó nhiều người thế đi theo Karl Marx, Engels, Lenin, Stalin, Mao; sau đó nhiều tuyên truyền cộng sản xã hội chủ nghĩa thế trên khắp thế giới, ai sẽ không đồng ý với Judas? Ông ấy dường như là người tiên phong của triết lí chủ nghĩa xã hội. Và câu trả lời của Jesus dường như không có vẻ hấp dẫn, thuyết phục gì. Dường như đó việc lảng tránh câu hỏi này, lảng tránh vấn đề này.
Nhưng Judas đã phản bội Jesus chỉ vì lí do đơn giản là ông ấy quá nhiều về trí tuệ, quá bản ngã, quá tự kiêu. Cùng điều đó lại đã xảy ra với Gurdjieff và Ouspensky. Ouspensky là đệ tử giỏi nói nhất của Gurdjieff. Thực ra, chính bởi vì Ouspensky mà Gurdjieff đã trở nên nổi tiếng trên thế giới. Chính cuốn sách của Ouspensky đã làm cho cái tên của Gurdjieff được biết tới cho số đông người trên thế giới. Nhưng sao ông ấy đã phản bội thầy? Vào những năm cuối đời mình, ông ấy đã rất chống đối thầy mình. Ngay cả nhắc tới cái tên của Gurdjieff trong sự hiện diện của Ouspensky cũng là xúc phạm ông ấy; ông ấy không dung thứ ngay cả việc nhắc tới tên của Gurdjieff. Cái tên đó đã hoàn toàn bị vứt bỏ - ngay cả trong sách của ông ấy mà đã được viết trước khi ông ấy tách mình ra khỏi Gurdjieff. Ông ấy đã đổi cái tên từ Gurdjieff sang chỉ G; ông ấy không viết cả tên. Ông ấy đơn giản nhắc, "G nói..." - cũng giống như XYZ. Và thế rồi - ông ấy cũng đủ láu lỉnh - bất kì khi nào ai đó hỏi, "Bản thân ông đã nhắc tới G," ông ấy nói, "Đấy là những ngày ông ấy còn đúng. Về sau Gurdjieff đã phát điên. Tôi chống lại Gurdjieff về sau."
Và tại sao ông ấy chống lại thầy mình? Gurdjieff đã cố gắng phá huỷ bản ngã của ông ấy một cách toàn bộ và điều đó ông ấy không thể nào chấp nhận được. Ông ấy ở London, Gurdjieff ở Nga, ở Tiflis, và Gurdjieff gửi thông điệp, "Tới ngay lập tức. Bán mọi thứ ở đó đi. Đừng phí một khoảnh khắc thời gian. Đem tất cả tiền bạc và lại đây."
Đó là những này của chiến tranh thế giới thứ nhất; rất khó đi lại, đi lại nguy hiểm, và quay về Nga là nguy hiểm cho Ouspensky bởi vì người bôn sê vích, người cộng sản, đã lên nắm quyền và nước Nga, toàn thể nước Nga đang trong rối loạn. Không có trật tự, không có chính phủ.
Dầu vậy, thầy đã yêu cầu, thế là ông ấy bán mọi của cải, nhà cửa, đem toàn bộ số tiền và đi ngược về Nga vẫn biết hoàn toàn rõ là ông ấy đang đi vào nguy hiểm. Cuộc hành trình thật lâu; mất ba tháng ông ấy mới tới, lúc thì đi bằng tầu hoả và lúc thì đi bằng ngựa và lúc thì ông ấy bị ngăn cản và cảnh sát theo dõi ông ấy. Nhưng bằng cách nào đó ông ấy đã tới đó - thầy đã yêu cầu ông ấy tới, và ông ấy đã tới. Ông ấy hi vọng rằng khi ông ấy đã hi sinh lớn lao, vậy ông ấy sẽ được thầy khen ngợi. Và bạn có biết Gurdjieff đã làm gì không? Khoảnh khắc Ouspensky tới ông ấy nói, "Để tiền lại và quay về! Để tiền của ông lại đây và quay về London ngay lập tức!"
Điều này là quá thể. Ông ấy trở nên đối kháng. Ông ấy cứ tưởng Gurdjieff đã trở nên điên khùng. Gurdjieff không điên khùng. Giá mà Ouspensky tuân theo điều đó nữa, mặc dầu điều đó rất phi lí... Nhưng Ouspensky là nhà toán học, nhà logic, một trí thức lớn của thế kỉ này, một trong những nhà toán học sâu sắc nhất mà chúng ta đã từng tạo ra. Ông ấy không thể tin được tất cả điều vô nghĩa này. Ông ấy đi về, nhưng ông ấy quay sang chống đối, trở nên rất chua cay - nói rằng Gurdjieff đã phát điên. $ketdoan $modoan
Đó là việc hợp lí hoá của ông ấy để né tránh nhìn chân lí, rằng Gurdjieff đã cố gắng phá huỷ bản ngã của ông ấy một cách toàn bộ. Đó là cú đánh cuối cùng vào đầu ông ấy. Nếu như ông ấy tuân theo điều đó ông ấy đã trở nên được chứng ngộ. Ông ấy đã bỏ lỡ vấn đề - và từ bậc cuối cùng của chiếc thang ông ấy đã bỏ lỡ và ngã xuống. Đôi khi điều đó xảy ra: bạn có thể bỏ lỡ ở khoảng khắc cuối cùng.
Thế rồi trong cả đời mình Ouspensky toàn nói chống lại Gurdjieff; tên Gurdjieff trở nên không được nhắc tới. Bất kì cái gì ông ấy dạy ông ấy đều đã học từ Gurdjieff, nhưng ông ấy rất giữ bí mật. Ông ấy không cho phép các đệ tử của mình đọc sách của Gurdjieff. Ông ấy không cho phép các đệ tử của mình đi và gặp Gurdjieff. Đệ tử của Ouspensky có thể gặp Gurdjieff chỉ sau cái chết của Ouspensky; và thế rồi họ ngạc nhiên họ đã bỏ lỡ biết bao nhiêu. Ouspensky chỉ là một giáo sư, không gì khác. Gurdjieff là người đã chứng ngộ. Nhưng vấn đề bao giờ cũng là cách vứt bỏ bản ngã. Gurdjieff làm khó chịu nhiều người ở phương Tây bởi lẽ đơn giản là ở phương Tây không có truyền thống, không có bối cảnh, không có hoàn cảnh cho tâm lí của vô ngã.
Đó là lí do tại sao tôi đã chọn ở đây, ở phương Đông. Ngay cả mọi người tới từ phương Tây họ cũng phải tới tôi, bởi vì chỉ ở không gian phương Đông mới có khả năng để buông xuôi bản ngã. Toàn thể chỗ này đều có ích; không cần nhiều nỗ lực. Và một khi công xã mới được thiết lập việc vứt bỏ bản ngã sẽ trở thành hiện tượng rất dễ dàng, trò chơi trẻ con. Khi bạn thấy mười nghìn sannyasins đi mà không có bản ngã, không đầu, bạn sẽ trông ngu xuẩn với cái đầu. Bạn sẽ vội vàng ngay lập tức để cho đầu bạn có thể bị chặt đi và bạn cũng có thể chạy không đầu và làm mọi thứ, điều không thể được trước đây - bởi vì có đầu.
Gurdjieff là đúng: cái giả phải bị vứt bỏ. Cái giả phải dừng để cái thực hiện hữu.

Câu hỏi thứ hai:
Thưa thầy kính yêu,
Xin đừng bao giờ nói chống lại tâm trí Ấn Độ bởi vì tôi tức giận tới mức tôi bắt đầu nghĩ tới cách giết thầy đấy.
Deva Kumar, người chỉ nghĩ tới giết người thì chẳng bao giờ giết đâu. Bạn có thể cứ nghĩ mãi; các nhà tư tưởng chẳng thể làm được gì. Và sao bạn bị rối loạn thế nếu tôi nó chống lại tâm trí Ấn Độ?
Tôi chống mọi tâm trí - Ấn Độ, Đức, Anh, Mĩ - và tôi nói chống mọi loại tâm trí, bởi vì tâm trí là tâm trí. Chẳng có mấy khác biệt, chỉ hình mẫu khác biệt, ý niệm khác biệt, nhưng cấu trúc cơ bản là như nhau.
Tâm trí nghĩa là bạn không có ý thức, và bạn có thể vô ý thức theo cách Ấn Độ hay cách Trung Quốc hay cách Nhật Bản; có thành vấn đề gì? Và nếu bạn không thể nghe được lời nói chống lại tâm trí mình, bạn không cần tới đây; đây không phải là chỗ đúng cho bạn.
Tôi không ở đây để làm vững chắc cho bản ngã của bạn; tôi ở đây để phá huỷ chúng. Tôi phải nói chống lại chúng. Toàn thể công việc của tôi bao gồm trong phá huỷ. Trước hết việc phá huỷ lớn lao là cần, chỉ thế thì năng lượng của bạn mới được thoát ra cho công việc sáng tạo nào đó. $ketdoan $modoan
Và tâm trí Ấn Độ thực sự là gì? - chỉ là điều ngẫu nhiên mà bạn được sinh ra ở Ấn Độ và bạn đã được ước định theo cách nào đó. Ai đó khác được sinh ra ở Nhật Bản và người đó được ước định theo cách khác nào đó, nhưng cả hai đều là những ước định. Và chức năng của thầy là giải ước định cho bạn.
Tôi có thể hiểu giận dữ của bạn, nhưng giận dữ đó sẽ không giúp gì cho bạn cả. Chỉ hiểu biết mới có thể giúp đỡ. Cố gắng hiểu đi. Giận của bạn sẽ che mờ bản thể bạn ngày một nhiều hơn; bạn sẽ trở nên ngày một không có khả năng nhìn thấy chân lí. Ngày xưa có một con chó ngồi ngay bên cạnh đường ray xe lửa thì một chuyến tàu tốc hành chạy qua chẹt đứt ba phân đuôi nó. Tìm cách trả thù, con chó đợi kiên nhẫn chuyến tàu hoả tiếp và cố gắng cắn tàu khi tài chạy qua. Bánh xe của tàu chẹt lên cổ con chó đáng thương cắt lìa cái đầu chó ra.
Tinh thần của câu chuyện nhỏ này là đơn giản: Đừng bao giờ làm mất đầu bạn chỉ vì mẩu đuôi nhỏ bé. Và đây mới chỉ là bắt đầu thôi, Deva Kumar; chỉ chút ít mẩu đuôi của bạn bị cắt. Nếu bạn còn ở đây đủ lâu đuôi sẽ ra đi, đầu sẽ ra đi... và chỉ thế thì, lần đầu tiên, bạn sẽ được tái sinh: tái sinh như tâm thức, không là người Ấn Độ không là người Pháp không là người Italia.
Nhưng bạn có quan sát điều này không? Tôi nói chống lại tâm lí Italia, tôi nói chống lại tâm trí Đức, tôi nói chống lại tâm trí Do Thái, nhưng không ai phản đối gì về điều đó. Nhưng nếu tôi nói chống lại tâm trí Ấn Độ, lập tức ai đó có đấy để phản đối. Người Ấn Độ đã trở nên rất dễ tự ái; sâu bên dưới họ cảm thấy một loại kém cỏi nào đó, và trên bề mặt họ giả vờ cao siêu.
Đặc biệt khi có liên quan tới tôn giáo và tâm linh, họ cảm thấy rằng họ là người hướng dẫn tâm linh của thế giới, rằng Thượng đế đã chọn họ làm sứ giả, rằng họ là cội nguồn của tôn giáo, rằng họ là linh thiêng hơn mọi người khác trên thế giới, rằng nước họ là thiêng liêng và mọi nước khác đều xấu, rằng họ là thánh nhân, người linh thiêng, còn mọi người khác đều là tội nhân, rằng họ là người tâm linh còn mọi người khác là người duy vật.
Và bởi vì ngu xuẩn của bạn cái gọi là các mahatma cứ nói cho bạn những ý niệm giả này, khi bạn nghe tôi nói cái gì ngược lại ngu xuẩn Ấn Độ bạn trở nên phát rồ. Bạn không thể hấp thu được điều đó, bạn không thể vẫn còn cởi mở với nó, bởi vì mọi mahatma của bạn cứ làm cho bản ngã của bạn vững chắc thêm. Chính bởi vì điều này mà đám đông người Ấn Độ chống lại tôi, bởi lẽ đơn giản là tôi không thể làm mạnh bản ngã của họ.
Tôi không thể nói được rằng "Các bạn là những người tâm linh vĩ đại" - và đó là điều họ muốn nghe. Họ không có gì khác. Họ không có khoa học, họ không có công nghệ; họ không có tiền, họ nghèo; họ không có thức ăn, họ chết đói. Điều duy nhất có thể cho họ chút ít hi vọng, chút ít thoả mãn, là tính tâm linh. Cho nên khi tôi nói, "Các bạn thậm chí không có cả nó," việc này gây tổn thương lắm. Thế thì chẳng cái gì còn lại cả.
Nhớ nó đi: Phật đã có nó, Krishna đã có nó, Mahavira đã có nó, Nanak đã có nó; điều đó không có nghĩa là mọi người Ấn Độ đều có nó. Socrates đã có nó, Pythagoras đã có nó, Heraclitus đã có nó, Plotinus đã có nó; điều đó không có nghĩa là mọi người Hi Lạp đều có nó. Lão Tử đã có nó, Trang Tử đã có nó, Liệt Tử đã có nó; điều đó không có nghĩa là mọi người Trung Quốc đều có nó. Đây là những người hiếm hoi đã xảy ra ở mọi nơi; nó chẳng là gì đặc biệt cho bạn. $ketdoan $modoan
Cho nên thôi ba hoa về điều đó đi. Việc ba hoa này giữ cho bạn vô nhận biết về tình huống thực của mình; nó đã trở thành rất say sưa cho bạn. Nó giữ bạn trong một loại trạng thái vô ý thức.
Một anh chàng gọi ông Vanderwater trên Đại lộ Công viên và nói, "Thưa ông Vanderwater, anh bạn Bill của tôi có tới bữa tiệc nhà ông đêm qua mà không được mời không?"
"Có, anh ta có tới."
"A, tai hoạ của việc uống rượu đây! Người ta làm gì khi người ta say! Tôi muốn hỏi ông câu hỏi khác, ông Vanderwater. Anh ấy có bắt đầu đánh vài người khách của ông và kết thúc bằng việc ném các tác phẩm nghệ thuật của ông ra Đại lộ Công viên không?"
"Có, anh ta có làm điều đó."
"Tôi rất tiếc. Một câu hỏi nữa: Tôi có ở đó không nhỉ?"
Bản ngã rất say sưa, nhớ điều đó. Nó còn nhiều tính rượu hơn bất kì rượu nào. Và nó ngoan đạo; khi nó giả vờ là linh thiêng nó rất ngoan đạo - và chất độc ngoan đạo là chất độc thuần khiết nhất. Tránh nó ra. Quay về với đất bằng đi. Đơn giản và nhìn thực tại như nó vậy.
Hai kẻ say đi qua cửa của dãy nhà tuần trăng mật tại khách sạn Ritz nơi họ dừng lại một chút nghe ngóng. Bên trong phòng chú rể đang nói với cô dâu, "Yêu ơi, em đáng yêu ngon lành thế. Cái đẹp thần thoại của em đáng được các nghệ sĩ vĩ đại nhất thế giới bắt lấy cho hậu thế."
Hai kẻ say bắt đầu đập thẳng vào cửa, và anh chồng gọi với ra, "Kẻ xấu nào thế?"
"Rubens và Rembrandt đây!" cả hai đáp lại.
Deva Kumar, về đất bằng đi! Giết tôi sẽ chẳng ích gì mấy. Nếu bạn cảm thấy thích làm điều đó, bạn có thể làm nó; điều đó hoàn toàn được. Điều đó sẽ không giúp ích bạn. Điều sẽ giúp ích cho bạn là giết chết bản ngã của bạn. Đặt năng lượng của bạn vào việc giết chết bản ngã của bạn. Tôi không quan tâm tới việc làm tổn thương bất kì ai - tôi không chống lại bất kì ai. Nếu đôi khi tôi nện búa vào đầu bạn, đấy chỉ là từ tình yêu và từ bi.

Câu hỏi thứ ba:
Thưa thầy kính yêu,
Có phải lắng nghe bài nói với sự chấp nhận đầy đủ, không hỏi gì là một dạng của vô ý thức không?
Ra, nếu bạn vô ý thức, bạn không thể đầy đủ được trong bất kì cái gì. Tâm trí vô ý thức không thể đảm đương được việc đầy đủ, việc toàn thể, toàn bộ trong bất kì cái gì. Một điều là chắc chắn: nếu bạn có thể đảm đương được toàn thể, toàn bộ, toàn thể trong bất kì cái gì, bạn không vô ý thức. Bạn có thể là bất kì cái gì khác nhưng không phải là vô ý thức.
Bạn hỏi tôi, "Có phải lắng nghe bài nói với sự chấp nhận đầy đủ, không hỏi gì là một dạng của vô ý thức không?" $ketdoan $modoan
Không, nó không thể là một dạng của vô ý thức được, bởi vì đem tới nỗ lực có ý thức là điều phải có nếu bạn muốn chấp nhận tuyệt đối, toàn bộ. Bạn sẽ phải đem tới nỗ lực có chủ ý; bạn sẽ phải rất ý thức về nó. Tâm trí vô ý thức bao giờ cũng manh mún; nó là nhiều, nó không là một. Nó không thể là một được; nó là đám đông, nó là quần chúng, nhiều tiếng nói bên trong bạn. Khi bạn vô ý thức bạn là nhiều người; bạn không là riêng một cá nhân. Bạn không được tích hợp.
Bất kì nỗ lực nào để là toàn bộ cũng đều tích hợp bạn. Và đây là phương cách, nghe với tính toàn bộ. Nhưng ai bảo bạn rằng tôi đang bảo bạn chấp nhận điều đó? Tính toàn bộ được cần tới trong lắng nghe, nhưng tôi đã không yêu cầu bạn chấp nhận nó. Nếu bạn chấp nhận, bạn sẽ không toàn bộ, bởi vì chấp nhận nghĩa là bạn chọn lựa, và chọn lựa bao giờ cũng bộ phận: cái gì đó đã không được chọn và cái gì đó đã được chọn.
Chấp nhận nghĩa là bạn bác bỏ nhiều thứ: bác bỏ các ý niệm riêng của bạn, bác bỏ cái đi ngược lại bạn. Tôi đang nói điều này và bạn chấp nhận nó, điều đó nghĩa là bạn đang bác bỏ cái đối lập của nó. Đó là việc chọn lựa thường xuyên.
Tôi không đòi hỏi bạn chấp nhận điều đang được nói; tôi chỉ đòi hỏi bạn lắng nghe một cách toàn bộ. Thế thì nó là gì? Nó là hiện tượng khác toàn bộ, không chấp nhận, không bác bỏ - chỉ nhận biết. Khi bạn lắng nghe chim hót, bạn có chấp nhận không, bạn có bác bỏ không? Bạn đồng ý, bạn bất đồng? Bạn đơn giản lắng nghe. Tiếng của thác đổ... bạn làm gì? Bạn đơn giản lắng nghe. Gió thổi qua rặng thông... có cần đồng ý, bất đồng không? Chẳng cần cái gì cả; bạn đơn giản lắng nghe. Âm nhạc của gió luồn qua rặng thông, cây đung đưa trong ánh mặt trời... bạn đơn giản nhìn, bạn lắng nghe. Bạn chỉ là tấm gương. Gương không đồng ý và không bất đồng; nó chỉ phản xạ.
Và điều đó được yêu cầu từ đệ tử - không chấp nhận, nhớ lấy. Tôi không tạo ra tín điều, tôi không cho bạn giáo điều. Tôi không muốn bạn là người tin, tôi cũng không muốn bạn là người nghi ngờ. Nhưng phỏng có ích gì mà đem tin tưởng và nghi ngờ vào trong nó? Lắng nghe tôi một cách im lặng, đầy đủ, để cho không cái gì bị lỡ, có vậy thôi.
Và cái đẹp của chân lí là ở chỗ nếu bạn lắng nghe một cách im lặng, toàn bộ, nó thấm vào chính cốt lõi của bản thể bạn; nó đạt tới trái tim. Bạn không cần đồng ý; hạt mầm của nó rơi vào trong tâm thức của bạn và bắt đầu mọc lên.
Chính điều đối lập mới là hoàn cảnh cho cái giả dối: nếu bạn lắng nghe một cách toàn bộ, không điều giả dối nào có thể thấm vào trong bản thể bạn được. Tính toàn bộ đó là đủ tống ra mọi loại giả dối. Trong trạng thái toàn bộ của tâm thức, trong im lặng toàn bộ, cái giả dối không thể thấm vào được; chỉ chân lí mới có thể thấm vào.
Cho nên tôi không quan tâm tới việc đồng ý của bạn; tôi chỉ quan tâm tới sự cởi mở của bạn. Và tôi không bảo bạn đừng hỏi, tôi cũng không bảo bạn cứ hỏi. Cả hai đều là những hoạt động vô tích sự khi bạn lắng nghe. Nếu bạn nghe với cả nghìn lẻ một câu hỏi trong tâm trí, làm sao bạn có thể lắng nghe tất cả được? Những câu hỏi đó tạo ra nhiều tiếng la hét thế, nhiều tiếng động thế; chúng không cho phép cái gì đi vào. Và nếu bạn lắng nghe với tâm trí không hỏi, điều đó nghĩa là bạn khờ dại, bạn không thông minh. Cho nên không cần câu hỏi và không cần chấp nhận không hỏi.
Điều được cần, điều được yêu cầu từ đệ tử, là im lặng toàn bộ; chỉ ở đây với tôi trong giao cảm sâu sắc, được bắc cầu, để cho dần dần, dần dần hơi thở của bạn rơi vào trong hài hoà với hơi thở của tôi, trái tim bạn bắt đầu đập cùng nhịp như trái tim tôi, cho nên chúng ta mất đi sự tách rời, cho nên ba nghìn người này ở đây trở thành gần như một thực thể, được hoà điệu thế, được hài hoà sâu sắc tới mức họ không thể cảm thấy tách rời. Tan chảy lớn, hội nhập xảy ra. Và đấy là những khoảnh khắc của chân lí, khoảnh khắc của vui vẻ lớn lao, khoảnh khắc của thiền. $ketdoan $modoan
Đệ tử được yêu cầu lắng nghe có tính thiền, bởi vì trong những khoảnh khắc thiền đó cửa sổ mở vào điều thiêng liêng, cửa mở ra - những cánh cửa nơi bạn chưa bao giờ nghi ngờ rằng cửa tồn tại, nơi bạn bao giờ cũng nghĩ có tường. Bỗng nhiên cửa mở ra. Chỗ bạn chưa bao giờ nghĩ rằng có thể có chiếc cầu nào, cầu bỗng nhiên xuất hiện. Nó là hiện tượng bí ẩn. Cho nên những người ở đây như người ngoài, họ sẽ chỉ thu được điều hời hợt nhất: lời của tôi. Họ sẽ không có khả năng tham gia vào trong trái tim tôi. Họ sẽ không có khả năng uống bản thể tôi. Họ sẽ không có khả năng là một phần của điệu vũ của tôi, của bài ca của tôi.

Câu hỏi thứ tư:
Thưa thầy kính yêu,
Thầy có thể sai được không?
Nityam, tôi không phải là giáo hoàng của Vatican - tôi không phải là không thể sai. Tôi tận hưởng việc sai. Và Phật không phải là không thể sai và Jesus không phải là không thể sai. Chỉ các giáo hoàng ngu xuẩn này, họ bắt đầu tuyên bố là không thể sai, bởi vì họ muốn chi phối, họ muốn khai thác mọi người. Tôi không có ham muốn chi phối ai cả, tôi không có ham muốn khai thác ai cả. Tôi không có ham muốn chút nào.
Tính có thể sai là tự nhiên; tính không sai là phi tự nhiên. Ngay cả Thượng đế cũng đã phạm phải nhiều lỗi thế! Lỗi đầu tiên ngài đã phạm phải là tạo ra vũ trụ này; đó là sự bắt đầu của toàn thể đống lộn xộn. Nhưng ngài đã làm điều đó và ngài tiếp tục làm điều đó; ngài đã không dừng lại. Ngài đã tạo ra quỉ; nếu người nào chịu trách nhiệm về sự tồn tại của quỉ, thế thì Thượng đế chịu trách nhiệm - ngài đã tạo ra quỉ. Ngài đã tạo ra đủ mọi loại tội lỗi trong bạn, đủ mọi loại bản năng trong bạn. Nếu người nào chịu trách nhiệm, nếu người nào đáng bị trừng phạt, thế thì Thượng đế đấy.
Bất kì khi nào bạn gặp Thượng đế bạn có thể đơn giản đổ toàn bộ tải trọng lên ngài. Bạn có thể đơn giản nói, "Sao ngài đã tạo ra tôi theo cách này? Ngài đáng phải tạo ra tôi là thánh nhân mà ngài lại tạo ra tôi là tội nhân. Điều đó là tuỳ thuộc vào ngài. Nếu ngài là đấng sáng tạo, thế thì đó là trách nhiệm của ngài." Nếu cái gì đó sai trong bức tranh, hoạ sĩ phải chịu trách nhiệm chứ không phải bức tranh. Nếu cái gì đó sai trong âm nhạc, thế thì nhạc sĩ chịu trách nhiệm, không phải nhạc cụ. Nếu cái gì đó đi sai trong thơ ca, nhà thơ chịu trách nhiệm.
Thượng đế rất hay sai, đó là cái đẹp; bằng không, Thượng đế sẽ là một khái niệm quá phi con người. Đó là chính tính người, và ở phương Đông chúng ta thậm chí có ý niệm về Thượng đế có tính người nhiều hơn - có tính người nhiều hơn là Thượng đế Ki tô giáo. Thượng đế Do Thái có tính người nhiều hơn Thượng đế Ki tô giáo - Thượng đế Do Thái trở nên giận dữ.
Thượng đế Ki tô giáo bao giờ cũng yêu, bao giờ cũng dịu ngọt, rất ngọt. Thượng đế Do Thái có thể rất cay đắng. Cựu Ước nói rằng Thượng đế rất ghen tị và rất giận dữ. Thận trọng vào. Một Thượng đế rất con người. Và nếu bạn tới phương Đông bạn sẽ ngạc nhiên. Chúng ta có câu chuyện hay: Thượng đế đã tạo ra thế giới bởi vì ngài cảm thấy cô đơn. Một ý niệm hay thế, Thượng đế cảm thấy cô đơn! Cho nên thỉnh thoảng bạn không cần cảm thấy quá lo nghĩ nếu bạn cảm thấy cô đơn - điều đó là thiêng liêng. Thượng đế đã cảm thấy rất cô đơn, do đó ngài đã tạo ra thế giới này - chỉ để rót đầy tính cô đơn của ngài. Và khi ngài tạo ra người đàn bà đầu tiên, ngài đã yêu cô ấy. Điều đó thực sự đi quá xa! $ketdoan $modoan
Người viết ra câu chuyện này phải đã thực sự là người dũng cảm. Đó là việc rơi vào tình yêu với con gái riêng của bạn. Và tất nhiên, như đàn bà được cho là vẫn làm, đàn bà bắt đầu trò chơi trốn tìm. Họ thích trò chơi đó lắm. Họ vẫn thích nó, và họ bao giờ cũng sẽ thích nó; đó là một phần của tâm lí nữ tính. Đàn ông tiến tới và đàn bà bắt đầu đi trốn; và cô ấy càng trốn, đàn ông càng trở nên bị say mê.
Đó là lí do tại sao đàn bà phương Đông trông đẹp hơn đàn bà phương Tây: bởi lẽ đơn giản là đàn bà phương Tây đã quên mất cách trốn; cô ấy đã trở thành sẵn có. Cô ấy cố gắng để giống đàn ông. Đàn bà phương Đông không cố gắng giống đàn ông; cô ấy cố gắng có nữ tính tuyệt đối - rất bẽn lẽn, chưa bao giờ lấy bước chủ động. Không đàn bà phương Đông nào sẽ nói với ai đó, "Em yêu anh." Cô ấy đơn giản chờ đợi bạn nói điều đó cho cô ấy.
Cho nên đàn bà bắt đầu trốn. Cô ấy trở thành con bò cái chỉ để trốn khỏi Thượng đế. Nhưng làm sao bạn có thể trốn khỏi Thượng đế được? Ngài là toàn trí. Ngài nhìn quanh và ngài thấy rằng đàn bà đã biến thành con bò cái, cho nên ngài trở thành con bò đực! Bây giờ điều đó đi quá xa! Và đó là cách toàn thể việc sáng tạo đã xảy ra: cô ấy trở thành ngựa cái còn ngài trở thành ngựa đực, và cứ thế, thế mãi. Cô ấy cứ đi trốn dưới dạng mới, còn ngài cứ tìm cô ấy lặp đi lặp lại. Điều này dường như là cái gì đó rất gần với chân lí. Ngay cả Thượng đế cũng có thể sai. Không cần là hoàn hảo.
Hai từ này phải được hiểu sâu sắc nhất có thể được: một từ là hoàn hảo, từ kia là toàn bộ. Nhấn mạnh của tôi là đừng bao giờ hoàn hảo mà toàn bộ. Các tôn giáo cũ đã từng dạy bạn trong hàng thế kỉ hoàn hảo. Bạn không thể hoàn hảo được; không ai có thể hoàn hảo cả. Ngay cả Thượng đế cũng không hoàn hảo - bởi vì là hoàn hảo nghĩa là chết. Nếu cái gì đó hoàn hảo thế thì không tiến hoá nào là có thể thêm nữa. Hoàn hảo nghĩa là điểm dừng đã tới, là ngõ cụt, là cuối đường. Bây giờ bạn bị mắc kẹt, chẳng đâu mà đi.
Bạn không thể quay lại được - bởi vì làm sao người hoàn hảo có thể quay lại được? Điều đó sẽ lại trở thành không hoàn hảo. Bạn không thể tiến lên được bởi vì bạn đã trở thành hoàn hảo rồi; không có gì phía trước. Sự tồn tại là không hoàn hảo và sẽ vẫn còn như vậy. Tôi không dạy hoàn hảo. Hoàn hảo đơn giản tạo ra thần kinh trong mọi người. Người cầu toàn là thần kinh; họ làm cho bản thân họ phát rồ trong cố gắng để hoàn hảo, bởi vì họ cố gắng làm điều không thể được.
Tôi dạy tính toàn bộ; tôi dạy tính toàn thể, không  hoàn hảo. Cứ toàn bộ trong bất kì cái gì bạn đang làm. Là toàn bộ đi. Nếu bạn giận, thế thì giận toàn bộ đi. Nếu bạn yêu, thế thì yêu toàn bộ đi. Nếu bạn buồn, thế thì buồn toàn bộ đi. Đừng nửa vời trong bất kì cái gì. Đó là cách tiếp cận khác toàn bộ tới cuộc sống. Người hoàn hảo sẽ nói, "Đừng bao giờ giận, đừng bao giờ buồn." Người tin vào tính toàn bộ sẽ nói, "Dù bất kì hoàn cảnh nào, cứ toàn bộ trong nó. Đừng nửa vời, đừng kìm bản thân mình lại. Đi vào trong nó một cách toàn bộ." $ketdoan $modoan
Thế thì cuộc sống thực sự trở thành cuộc phiêu lưu vô cùng. Thế thì ngay cả buồn cũng đẹp khi nó là toàn bộ. Nếu bạn có thể kêu và khóc toàn bộ, thế thì ngay cả việc kêu và khóc cũng có cái đẹp của riêng nó. Nó sẽ làm bạn khoan khoái, nó sẽ làm bạn sảng khoái, nó sẽ dỡ gánh nặng cho bạn. Nếu bạn có thể buồn một cách toàn bộ bạn sẽ đi tới biết cái gì đó đẹp mênh mông trong buồn mà không vui nào có thể cho bạn được, bởi vì buồn có chiều sâu; vui là nông cạn. Người không biết tới buồn toàn bộ đã bỏ lỡ một kinh nghiệm lớn của cuộc sống.
Và giận toàn bộ cũng có cái đẹp riêng của nó. Nó sẽ cho bạn kinh nghiệm về sôi ở một trăm độ, về sự mãnh liệt, về đam mê, về lửa, về trở nên rực cháy. Và phép màu là: người có thể giận toàn bộ cũng có thể từ bi toàn bộ nữa, bởi vì giận sẽ dạy cho người đó từ bi. Và buồn sẽ dạy cho người đó cách là phúc lạc.
Cách tiếp cận của tôi không phải là cách tiếp cận của người cầu toàn; tôi hoàn toàn chống lại nó. Nó đã phá huỷ nhân loại. Nó đã lái toàn thể nhân loại vào một loại điên khùng. Toàn thể ý niệm này phải bị vứt bỏ. Chúng ta phải học ngôn ngữ mới - ngôn ngữ của tính toàn thể. Và tôi gọi một người là linh thiêng khi người đó là toàn thể trong bất kì cái gì người đó làm.
Nếu bạn đang lau nhà, thế thì làm nó một cách toàn bộ đi. Thế thì mất hút hoàn toàn vào trong nó đi, và nó sẽ cho bạn nhiều điều cũng như nhạc sĩ có được khi người đó mất hút toàn bộ trong âm nhạc hay như vũ công có được khi người đó mất hút toàn bộ trong điệu vũ. Ngay cả lau nhà hay nấu cơm hay tắm hay đi dạo buổi sáng - bất kì cái gì.
Để điều này là nền tảng cuộc sống của bạn: rằng bất kì điều gì bạn đang làm vào khoảnh khắc này, hoàn toàn mất hút vào trong nó. Không cái gì của bạn nên còn để lại sau. Không giữ cái dự trữ nào cả. Và bạn sẽ đi ra từ nó được lợi, được giàu có mênh mông. Tôi cũng có thể sai như bất kì ai chỉ với một khác biệt: tôi có thể sai toàn bộ!
Moses và Jesus đang ngồi cùng nhau trên chiếc thuyền và hồi tưởng.
"Tôi thực sự thích người đã tách nước biển Đỏ, Moses này," Jesus nói.
"À, vâng," Moses nói, "nhưng điều đó không là gì nếu so với việc ông bước đi trên nước - điều đó đánh bại tất cả. Này, ông có nghĩ ông có thể làm lại điều đó lần nữa được không?"
"Chắc chắn được," Jesus nói, "nhưng cũng đã lâu rồi không làm."
Ông ấy bước ra khỏi thuyền. Mọi thứ đều tốt, thế là ông ấy bắt đầu bước đi chậm rãi. Chẳng mấy chốc ông ấy để ý nước đã lên tới chóp bàn chân mình. Ông ấy có chút ít lo lắng, nhưng vẫn bước. Chẳng mấy chốc nước lên tới mắt cá chân. Ông ấy quay lại chiếc thuyền, lo nghĩ. Đến lúc ông ấy về lại tới thuyền nước đã lên tới đầu gối. Ông ấy bò vào thuyền, được nhẹ nhõm nhưng phân vân.
"Tôi không hiểu," Jesus nói, "tôi biết điều đó từ lâu rồi, nhưng tôi thực sự nghĩ tôi để nó chìm. Tôi tự hỏi cái gì đã đi sai."
Moses cũng nghĩ ngợi. Cuối cùng ông ấy nói, "Tôi cá là tôi biết nó là gì rồi! Lần đầu ông làm nó ông không có các lỗ thủng trong bàn chân ông!"


Câu hỏi thứ năm:
Thưa thầy kính yêu,
Cuộc sống là không đẹp chút nào theo Phật Gautama phải không?
Punito, cuộc sống như bạn biết, nó là không đẹp. Khi Phật nói cuộc sống là khổ, ông ấy nói về cuộc sống mà bạn biết; ông ấy không nói về cuộc sống mà ông ấy biết. Chẳng ích gì mà nói về cuộc sống ông ấy biết - bạn sẽ không hiểu nó. Bạn thậm chí đã không có ý niệm nào về nó; bạn thậm chí không thể hình dung được nó.
Bạn biết cuộc sống được sống qua tâm trí; ông ấy biết cuộc sống được sống không có tâm trí. Bạn biết cuộc sống không là gì ngoài cái vô nghĩa, vô dụng, ngoại vi; ông ấy biết cuộc sống được sống từ chính trung tâm của bản thể ông ấy. Ông ấy biết cuộc sống không phải là thời gian mà là vĩnh hằng; bạn chỉ biết cuộc sống nhất thời.
Ông ấy cứ nói rằng cuộc sống của bạn là khổ - khổ và không gì khác - bởi lẽ đơn giản là nó tạm thời thế. Nó không thể thoả mãn được bạn, nó không thể cho bạn sự mãn nguyện. Nó không thể làm dịu cơn khát của bạn; ngược lại, nó làm cho cơn khát của bạn ngày một thêm dai dẳng. Nó làm cho bạn ngày một không hài lòng.
Lính dù Ai len nhảy ra từ máy bay và rồi phát hiện ra rằng mình quên mất dù. Khi anh ta rơi xuống qua không trung anh ta nhìn quanh cảnh vật và tự nhủ mình, "Điều này sẽ rất dễ chịu nếu nó chỉ kéo dài!"
Nhưng đây là tình huống của chúng ta: không dù, rơi xuống đất. Tất nhiên, nó là cảnh đẹp: mây với tia sáng mặt trời và mọi mầu lục phía dưới bạn và bầu không khí rất im lặng, không tiếng ồn và không khí không ô nhiễm. Mọi thứ đều đẹp, nhưng vấn đề là nó không thể kéo dài được. Trong vài khoảnh khắc tất cả sẽ đi tong; trong vài khoảnh khắc bạn sẽ tan xương trên đất.
Do đó Phật cứ nhắc bạn về cái chết: cái chết có đó ở góc kia. Chúng ta cố làm cho cuộc sống của mình kéo dài mãi mãi. Chúng ta cố theo đủ mọi cách để tránh chết, nhưng chết là không thể tránh được. Chúng ta cố gắng tự lừa mình rằng chúng ta là ngoại lệ, nhưng không ai là ngoại lệ cả. Chết tới một cách chắc chắn. Điều duy nhất không tránh khỏi trong sống là chết. Nhưng chúng ta cứ tạo ra ảo tưởng quanh bản thân mình rằng điều này sẽ không xảy ra - không xảy ra ít nhất cho hôm nay. Và ai quan tâm tới ngày mai?
"Chúng ta sẽ thấy về ngày mai khi nó tới. Cứ tận hưởng khoảnh khắc này đi - ăn, uống, vui vẻ."
Phật nói rằng triết lí "ăn, uống, vui vẻ" này là cực kì vô ý thức. Và trạng thái vô ý thức này có thể tạo ra ngày một nhiều khổ hơn cho bạn. Vô ý thức là khổ, cho nên nếu cuộc sống của bạn mà vô ý thức nó là khổ. Ý thức là phúc lạc. Nếu cuộc sống của bạn có ý thức thế thì nó là phúc lạc, nhưng thế thì nó trở thành loại cuộc sống khác toàn bộ. Nó trở thành cuộc sống của người thức tỉnh, của người chứng ngộ.
Shanahan loạng choạng bước ra khỏi phòng khách. Anh ta lang thang trên phố và đi nhầm vào một ngôi nhà nơi đang quàn người chết. Anh ta nhận ra đồ ăn và tự mời mình. Nơi quàn người chết để kéo dài cả đêm và kéo sang ngày hôm sau. Shanahan tự làm mình thành người có ích bằng việc phục vụ như người đứng quầy và bao giờ cũng có một người cùng uống rượu. $ketdoan $modoan
Vào cuối ngày thứ hai những người tham dự đã bớt đi dần, cho đến cuối cùng còn mỗi mình Shanahan ở lại với bà vợ goá. Cô ấy tiến tới anh ta lần đầu tiên. "Anh phải đã là người bạn lớn của O'Leary mà vẫn còn ở lại tới giờ," cô ấy nói một cách buồn bã, "cho nên tôi cảm thấy tôi có thể xin lời khuyên ở anh. Anh nghĩ chúng ta nên đưa anh O'Leary đáng thương về làm tang lễ ở nhà hay chúng ta nên tổ chứng tang lễ ở đây?"
Shanahan tợp ngụm rượu gin cuối cùng và nói, "Thưa cô, sao chúng ta không nhồi bông anh ấy và giữ cho bữa tiệc tiếp diễn?"
Vâng, mọi người đều muốn điều đó, cố gắng điều đó, nhưng điều đó là không thể được. Tiệc tùng không thể diễn ra mãi mãi được; nó nhất định phải đi tới chấm dứt.
Phật đơn giản muốn bạn được nhắc nhở lặp đi lặp lại rằng khi chết có đó, bạn đang sống loại cuộc sống gì vậy? Nó không thể là sống được. Có cuộc sống khác bên ngoài cái chết, cái là bất tử, và đạt tới nó là quyền tập ấm của bạn. Nhưng cái giả phải bị vứt bỏ trước hết.
Cái giả phải được thấy là giả và thế thì cuộc truy tìm cái thực mới bắt đầu. Khoảnh khắc bạn nhận ra sống của bạn không là gì ngoài một loại chết chậm rãi, bạn sẽ bắt đầu tìm sống thực. Và sống thực là sẵn có và không rất xa xôi gì; nó sẵn có bên trong bạn, phía trong bạn. Bất kì cái gì bạn làm bên ngoài đằng nào cũng sẽ bị chết lấy đi. Làm cái gì đó cho việc biến đổi bên trong của bạn đi, bởi vì đó là kho báu duy nhất mà không thể bị chết lấy đi.

Câu hỏi cuối cùng:
Thưa thầy kính yêu,
Con người có thể sống trong thế giới tinh ranh này mà bản thân mình không tinh ranh được không?
Anahato, thế giới tinh ranh bởi vì bạn tinh ranh, không có điều ngược lại. Không phải là bạn tinh ranh vì thế giới tinh ranh đâu. Thế giới không là gì ngoài bạn; bạn là thế giới. Bạn phóng chiếu ra thế giới của bạn. Và cho dù thế giới tinh ranh, bạn sẽ được gì bởi việc tinh ranh? Cho dù thế giới tinh ranh, bạn sẽ mất gì bởi việc hồn nhiên, đơn giản?
Chẳng cái gì có giá trị thực có thể bị mất bởi việc là đơn giản. Thực ra, bằng việc là đơn giản và hồn nhiên cái thực được đạt tới. Vâng, bằng tinh ranh bạn có thể đạt tới quyền, tới tiền, tới danh, nhưng phỏng có ích gì mà đạt tới mọi cái đó? Chết nhất định lấy đi mọi thứ khỏi bạn. Và bạn không thể thấy những người có quyền đó sao? Họ có hạnh phúc không? Bạn có thấy vui vẻ nào trong cuộc sống của họ không? Bạn không thể quan sát những người giầu sao? Họ sống cuộc sống của chó, trong khổ hoàn toàn!
Alexander Đại đế nói với Diogenes, "Nếu ta mà được sinh ra lần nữa ta không muốn lại là Alexander đâu. Ta muốn là Diogenes."
Diogenes là nhà huyền môn trần trụi, chẳng có gì, thậm chí không có tới bát ăn xin. Phật ít nhất còn có bát theo mình; Diogenes tuyệt đối không có của cải gì. Ông ấy trước vẫn có bát ăn xin, nhưng một hôm ông ấy thấy con chó uống nước và ông ấy suy tư về điều đó, và ông ấy nghĩ, "Nếu chó có thể xoay xở không cần bát ăn xin, chẳng lẽ ta không thể xoay xở được mà không có bát ăn xin hay sao?" Ông ấy quẳng bát ăn xin xuống sông và ông ấy trở nên rất thân thiện với con chó này. Ông ấy hay bảo mọi người, "Nó là thầy của ta. Nó đã cho ta một trong những bài học quan trọng nhất của cuộc đời ta. Từ khi ta quẳng chiếc bát ăn xin xuống sông ta cảm thấy tự do thế; bằng không, ngay cả trong đêm ta vẫn thường sợ rằng ai đó có thể đánh cắp chiếc bát ăn xin của ta. Ta thường ít nhất hai đến ba lần trong đêm phải nhìn quanh để xem liệu chiếc bát ăn xin còn đó hay không. Vì ta đã vứt nó đi rồi, ta không còn lo nghĩ nào trong thế giới này." $ketdoan $modoan
Alexander nghe nói về vui vẻ của Diogenes và ông ta tới gặp ông này, và ông ta cực kì bị ấn tượng. Ông ta chưa bao giờ gặp một người như vậy! Và với Diogenes ông ta nói, "Lần sau, nếu Thượng đế mà phái ta lần nữa vào thế giới này, ta sẽ tới như Diogenes."
Diogenes cười to. Ông ấy nhìn con chó của mình - bạn và thầy của ông ấy - và nói với con chó, "Nghe điều người này nói đấy. Nếu ông ta thực sự muốn là Diogenes, ai ngăn cản ông ta? Ông ta có thể là Diogenes ngay chính khoảnh khắc này!" Tương truyền rằng ông ấy đã cười và con chó cũng mỉm cười nữa. Phải là một con chó Snoopy cổ đại nào đó!
Alexander nói, "Có chuyện gì vậy? Sao ông cười và sao con chó của ông mỉm cười?"
Diogenes nói, "Chúng tôi có thể làm gì khác được?
Ông nói điều vô nghĩa thế! Nếu ông muốn là Diogenes, quên tất cả về chinh phục thế giới đi và ở đây! Ta sống trên bờ sông này, và nó là bờ sông lớn. Chúng ta cả hai có thể sống ở đây, không có vấn đề gì. Sao lại đợi tới kiếp sau? Và sao trong khi đó vẫn khổ?"
Alexander nói, "Ta không thể trả lời được điều đó. Ta hiểu - ông đúng - nhưng ta có đầu tư riêng của ta, ý niệm riêng của ta phải hoàn thành trước đã. Ta phải chinh phục thế giới! Một khi ta đã chinh phục xong nó, ta có thể từ bỏ nó nhưng không trước điều đó."
Diogenes nói, "Ông sẽ chẳng bao giờ chinh phục được nó đâu, bởi vì không ai có thể chinh phục được toàn thế giới. Và cho dù ông có chinh phục được nó, ông sẽ chẳng bao giờ có khả năng từ bỏ nó, bởi vì thế thì ông sẽ nói, 'Ta đã đổ nhiều năng lượng thế vào trong nó và ta đã phí hoài cả đời mình rồi. Sao ta phải từ bỏ nó?'"
Alexander chết trong khổ; Diogenes chết trong phúc lạc. Một cách tình cờ, cả hai người chết vào cùng ngày, và khi họ bắt gặp nhau trên dòng sông phân chia thế giới này và thế giới kia, Alexander đi trước, Diogenes đi sau vài bước. Alexander nhìn, cảm thấy rất xấu hổ bởi vì ông ta trần trụi. Diogenes không xấu hổ chút nào bởi vì ông ấy đã ở trần cả đời rồi. Chỉ để che giấu xấu hổ của mình Alexander cười - cái cười nông cạn - và nói với Diogenes, "Điều kì lạ là hoàng đế và ăn xin gặp nhau trên đường biên của hai thế giới này. Nó có thể đã không xảy ra trước đây, nó có thể không xảy ra lần nữa."
Diogenes có tiếng cười thực - tiếng cười bụng. Ông ấy nói, "Ông đúng đấy - hoàng đế và ăn xin gặp nhau trên biên giới này là hiện tượng hi hữu - nhưng về một điểm ông là sai. Ông không biết ai là hoàng đế và ai là ăn xin. Hoàng đế ở sau còn ăn xin đi trước!" Và Diogenes là đúng.
Phật nhấn mạnh rằng bằng việc tinh ranh bạn có thể tích luỹ của cải - nhưng phỏng có ích gì về nó nếu nó chỉ mang tới khổ, lo âu, phiền não? Bằng việc hồn nhiên bạn có thể bị lừa, bạn có thể bị mất ưu thế, nhưng cái gì có đó để mất?
Anahato, bạn hỏi tôi, "Con người có thể sống trong thế giới tinh ranh này mà bản thân mình không tinh ranh được không?"
Đừng gọi thế giới là tinh ranh, bởi vì đó chỉ là lí do che đậy. Bạn muốn tinh ranh và bạn che đậy nó bằng lời giải thích, bằng cách hợp lí hoa rằng "Thế giới tinh ranh, đó là lí do tại sao tôi phải tinh ranh." Nó là thế giới của bạn: bạn làm ra nó, bạn tạo ra nó. Và nhớ, mọi người, những người là một phần của thế giới, đều nghĩ theo cùng cách đó. Tất cả mọi người của thế giới đều nghĩ theo cùng cách: "Thế giới tinh ranh, đó là lí do tại sao tôi phải tinh ranh." Ai đang tạo ra thế giới? Chúng ta là thế giới và chúng ta đang tạo ra nó. Nhưng chúng ta muốn tinh ranh và chúng ta không muốn chấp nhận sự kiện này, sự kiện xấu xa này, rằng chúng ta muốn tinh ranh; do đó chúng ta gọi toàn thế giới là tinh ranh. Vứt những giải thích như vậy đi. Và tất nhiên, người khác cũng hỗ trợ cho giải thích của bạn bởi vì họ ở trong cùng con thuyền. Cho nên giải thích của bạn sẽ gần như giống chân lí hợp thức. Nó không phải vậy. $ketdoan $modoan
Thời gian trong những năm năm mươi không dễ dàng cho Ma và Pa trong vùng hoang dã miền tây Texas, khi cuộc hạn hán mười năm chẳng từ gì những người nông dân nhỏ. Dầu vậy, Pa vẫn quyết định cho Junior theo học tại Đại học Texas danh tiếng, dù chỉ một học kì, để khoe khoang về thành tích hàn lâm của con mình với hàng xóm. Cho nên tiền đã được dành dụm trong nhiều năm cho tới khi tích luỹ lại được một nghìn đô la.
Khi Junior lên xe bus sẵn sàng khởi hành, Pa nghiêm nghị tuyên bố, "Junior, Ma và ta đã hi sinh nhiều tiền để cho con vào đại học, và nếu con thực sự giữ mình con có thể theo học cả năm bằng số tiền này." Và ông ấy đưa cho cậu con trai một phong bì chứa một nghìn đô la.
Tuy nhiên, Junior tới đại học với khái niệm khác việc kiếm mảnh bằng. Anh ta tận hưởng đêm và ngày vui đùa và trò chơi, chi tiêu bừa bãi tiền của Pa đến mức một tháng sau đã tiêu hết. Mặc cho tình huống thất vọng của mình, Junior viết bức thư, nói, "Pa ơi, có nhiều thầy giáo thông minh ở đây và một trong các giáo sư của con nói ông ấy có thể dạy con Xanh Già, con chó săn của chúng ta, nói được... chỉ mất năm trăm đô la thôi."
Khi Pa đọc bức thư ông ấy trở nên háo hức và nói với Ma, "Cuối cùng thì đây có thể là vận may của chúng ta rồi. Nếu con là đúng, chúng ta có thể cho con chó săn vô dụng đó vào rạp xiếc, trở nên giầu có, và về hưu được rồi!"
Thế là Pa thế chấp trang trại và mọi trang thiết bị, vay năm trăm đô la từ nhà băng, và gửi số tiền cùng với con Xanh Già lên xe bus. Khi con chó tới với số tiền, Junior, không muốn bị bận tâm với con vật này, giết chết nó và quên nó luôn. Anh ta tiếp tục kiểu sống vô tư của mình thêm vài tuần nữa, số tiền lại hết nhẵn.
Tuy nhiên đến giờ, Junior đã học được thủ đoạn này, cho nên anh ta lại viết cho Pa của mình, "Được đấy, Pa ơi, Xanh Già đã lừa tất cả chúng ta. Nó còn thông minh hơn chúng ta nghĩ. Giáo sư đã dạy nó nói tiếng Anh, và bây giờ ông ấy nói con chó này thông minh tới mức chỉ thêm năm trăm đô la nữa nó có thể được dạy thêm hai ngôn ngữ nữa, hát và múa."
Sau khi đọc bức thư, Pa và Ma bị tràn ngập bởi viễn tưởng giầu có lớn và nổi tiếng. Họ lập tức cầm cố mọi tài sản của mình, vay mượn từ mọi bạn bè, và cuối cùng kiếm được năm trăm đô la để gửi cho Junior. Lần này tiền kéo dài cho tới kỉ nghỉ lễ Tạ ơn, và lúc Junior và Xanh cả hai được mong đợi về nhà.
Háo hức, Pa đi ra gặp Junior ở trạm xe bus, nhưng ông ấy ngạc nhiên, Junior có đó mà lại không có con chó săn siêu sao mới. Chạy lại phía con ông ta kêu lên, "Chào, Junior! Xanh già đâu rồi?"
Junior kéo Pa sang bên với cái nhìn nghiêm trọng giải thích, "Pa ơi, điều tồi tệ nhất đã xảy ra trên đường về đây. Xanh Già đang ngồi đây bên cạnh con nói về cơn bão, thì bỗng nhiên nó nói, 'Junior, tớ buồn ỉa lắm!' Và con nói, 'Xanh này, cố kìm lại cho tới khi chúng ta tới thị trấn tiếp. Tớ cũng phải cạo râu, và chúng ta có thời gian nghỉ mười phút. Chúng ta có thể dùng nhà vệ sinh ở đó.'
"Thế là, Pa này, Xanh Già ngồi trên nhà xí và con cạo râu bằng lưỡi dao cạo lưỡi sắc, thì Xanh nói, 'Này, tớ tự hỏi liệu Pa của cậu có còn đéo con ngựa cái mắt lé già ở nông trại không?' Và Pa ơi, con phát điên tới mức con chặt ngay đầu con chó đó!"
Pa lồng lên, rất kích động và nói, "Con có chắc con đã giết chết đồ chó đẻ ấy không, con?"
Điều này cứ diễn ra mãi. Ai đó phải thoát ra khỏi nó. Nếu bạn chờ đợi cho cả thế giới trở thành hồn nhiên, và thế rồi bạn sẽ trở thành hồn nhiên, thế thì điều đó sẽ không xảy ra bao giờ. Quên thế giới đi. Bạn hồn nhiên và làm mất mọi cái mà nhất định bị mất bởi việc vứt bỏ tinh ranh. Và bạn sẽ không là người mất, nhớ lấy.
Hồn nhiên sẽ cho bạn kho báu thực, vương quốc của Thượng đế. Được phúc lạc là người hồn nhiên, vì vương quốc của Thượng đế là của họ.
Đủ cho hôm nay.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét