Thứ Sáu, 1 tháng 9, 2017

Osho Dhammapada Con đường của Phật (Tập 9) -Chương 9. Khỉ trong rừng

CHƯƠNG 9. KHỈ TRONG RỪNG



Nếu ông ngủ,
Ham muốn phát triển trong ông giống như cây leo trong rừng.
Giống như khỉ trong rừng
ông nhảy từ cây nọ sang cây kia, chưa bao giờ tìm thấy quả -
từ kiếp nọ sang kiếp kia,
chưa bao giờ tìm thấy an bình.
Nếu ông đầy ham muốn,
Buồn khổ nhú lên như cỏ sau cơn mưa.
Nếu ông chinh phục ham muốn,
Buồn khổ rơi khỏi ông
như giọt nước rơi khỏi bông sen.
Đây là lời khuyên tốt và dành cho mọi người:
như cỏ được cắt tận gốc, cắt hẳn ham muốn đi.
Vì sợ cái chết tiếp cái chết đè bẹp ông như dòng sông đè bẹp đám sậy bất lực.
Vì nếu rễ bám chắc, cây đổ lại đứng dậy.
Nếu ham muốn không bị nhổ bật rễ, buồn khổ lại phát triển trong ông.
Thông điệp nền tảng nhất của Phật Gautama cho nhân loại là ở chỗ con người đang ngủ. Con người được sinh ra ngủ rồi. Ông ấy không nói về giấc ngủ thường; ông ấy đang nói về giấc ngủ siêu hình, vô thức sâu, sâu bên trong bạn. Bạn đang hành động từ vô thức đó, cho nên bất kì cái gì bạn làm cũng sẽ đi sai. Không thể nào làm được điều đúng bằng vô thức này bên trong bạn. Vô thức này làm hỏng mọi nỗ lực của bạn, nó dẫn bạn vào chiều hướng sai. Nó nhất định là vậy.
Cho dù vị phật có ở cùng bạn, bạn sẽ hiểu lầm ông ấy bởi lẽ đơn giản là bạn không ý thức. Nếu bạn thực sự ngủ và vị phật ngồi bên cạnh bạn, bạn không thể nhận ra được ông ấy, bạn không thể thấy được ông ấy, bạn không thể cảm được ông ấy. Bạn sẽ cứ mơ theo cách riêng của bạn; bạn sẽ vẫn còn bị giới hạn vào thế giới mơ riêng tư của mình.
Điều riêng tư nhất trong cuộc sống này là mơ của bạn. Khi mơ biến mất, bạn đi vào trong thế giới của vũ trụ. Thế thì bạn đi vào trong chân lí, trong Thượng đế, trong niết bàn. Nhưng với mọi giấc mơ của bạn, điều đó là không thể được; bạn bị lạc trong mơ riêng của mình. Và đó không chỉ là một mơ bên trong bạn; hàng triệu mơ thường xuyên phát triển... mơ này được thay thế bằng mơ khác. Bạn nghĩ rằng bây giờ bạn thức bởi vì mơ này đã rời bỏ bạn, nhưng mơ khác đã chiếm vị trí của nó. Bạn thậm chí có thể mơ rằng bạn thức. Chư phật cứ kêu to, nhưng bạn không nghe.
Jesus nói: Nếu ông có mắt để nhìn, nhìn đi. Nếu ông có tai để nghe, nghe đi. Ông ấy không nói với người điếc và người mù đâu, ông ấy đang nói với những người như bạn đấy. Ông ấy đang nói đích xác cùng điều Phật nói: rằng bạn là giấc ngủ. $ketdoan $modoan
Jesus đã ở Ấn Độ, và khi Jesus tới Ấn Độ, Phật vẫn còn rất sống động. Mặc dầu ông ấy đã rời khỏi thân thể mình từ năm trăm năm trước đó, bầu không khí vẫn đầy những bài ca của ông ấy. Vẫn có những người được nối sâu sắc với ông ấy; vẫn có những người mà ông ấy gần như là thực tại sờ mó được.
Phật đã nói rằng "Tôn giáo của ta sẽ kéo dài trong năm trăm năm." Những năm đó đã đi tới hết; đó đã là pha cuối. Mặt trời sắp lặn, nhưng mặt trời vẫn trên đường chân trời.
Jesus phải đã tới thăm các trường phái Phật giáo, các tu viện. Ở Ladakh vẫn còn kinh sách viết tay tồn tại trong đó Jesus đã viết về việc mình tới Ấn Độ, chuyến thăm của ông ấy, kinh nghiệm của ông ấy, điều ông ấy đã thu được ở đây. Kinh sách Ki tô giáo hoàn toàn im lặng về cuộc đời của ông ấy. Ông ấy được nhắc tới một lần khi ông ấy mười hai tuổi và rồi trong mười tám năm có lỗ hổng. Thế rồi ông ấy được nhắc tới khi ông ấy ba mươi, và thế rồi ông ấy sống chỉ thêm ba năm nữa. Ông ấy đã ở đâu trong mười tám năm này? Những người đã viết ra sách phúc âm phải đã nhận biết về lỗ hổng này, nhưng họ sợ nói cái gì đó về mười tám năm đó, bởi vì ông ấy đã du hành, đi từ trường phái huyền bí này sang trường phái huyền bí khác.
Ông ấy đã nói rất nhiều về con đường Phật đã nói. Ông ấy đã mang thông điệp tương tự và hiểu biết tương tự cho người của ông ấy. Ông ấy đã bị hiểu lầm bởi lí do đơn giản là ông ấy đã mang cái gì đó không phải là một phần của truyền thống Do Thái; ông ấy đã mang cái gì đó xa lạ. Và phần lớn những điều xa lạ là những điều ông ấy đã nói cho mọi người, "Các ông là giấc ngủ, các ông thực sự chết."
Chỉ được sinh ra thì không đủ để thức tỉnh. Thức tỉnh phải được đạt tới qua nỗ lực gian nan; bằng không bạn có thể đi qua cả đời mình bằng vẩn vơ trong khu rừng các giấc mơ. Và ông ấy nhận biết rằng những người nghe ông ấy đều không có khả năng hiểu ông ấy chút nào. Ông ấy nói điều này và họ sẽ hiểu điều khác. Ông ấy nhận biết rằng có cái gì đó dường như cản trở thông điệp này.
Jesus đang ngồi cạnh bàn với mười hai đệ tử, ăn thịt bò và uống rượu. Đến chỗ nào đó ông ấy nhìn chăm chú vào các đệ tử và nói, "Một trong các ông sẽ phản bội ta. Judas, Judas, tại sao, tại sao là ông?"
Lúc đó, trong cơn giận, Judas đứng dậy và quát vào các đệ tử, "Sao cái đồ chết tiệt ấy cứ mỗi lúc say hắn lại lôi tôi ra thế này?"
Jesus có vẻ say với Judas. Phật cũng có vẻ say với mọi người. Và theo một cách nào đó, họ say - say với điều thiêng liêng. Họ thuộc về thế giới khác. Chúng ta sống trong đêm, họ đã thấy bình minh. Chúng ta sống trong mơ của mình về thành đạt cái này cái nọ, trong tham vọng của mình, trong các trò bản ngã về quyền, về tiền, về danh. Và họ sống ở một điểm hoàn toàn khác. Họ sống như sự hiện hữu, chúng ta sống như việc trở thành. Chúng ta sống như ham muốn, như mơ; họ là sự hiện hữu thực: họ không mơ, không ham muốn. Chúng ta sống trong quá khứ hay trong tương lai; họ sống trong hiện tại. Chúng ta sống trong lời, họ sống trong im lặng. Chúng ta sống trong cả nghìn thất vọng, họ sống trong an bình sâu sắc.
Tại sao chúng ta sống trong thất vọng? Làm sao chúng ta xoay xở sống trong nhiều thất vọng thế? Chúng ta đã trở thành chuyên gia trong việc tạo ra thất vọng mặc dầu chúng ta không làm điều đó một cách có chủ định. Chúng ta không làm gì một cách có chủ định; toàn thể các kiếp sống của chúng ta đều ngẫu nhiên. Trong ngủ, cuộc sống của bạn nhất định chỉ là ngẫu nhiên, phó mặc cho gió. Chúng ta chỉ là cọng rơm bay trong gió hay như chiếc lá khô bay theo gió. Chúng ta không biết mình là ai, chúng ta không biết chúng ta đang đi đâu, chúng ta không biết chúng ta từ đâu tới. Chúng ta không biết gì về bản thể mình - và chúng ta biết nhiều thông tin lớn về sự kiện, con số, điều hoàn toàn vô nghĩa. $ketdoan $modoan
Chừng nào bạn còn chưa biết tới bản thân mình, không tri thức nào có nghĩa gì. Tại chính trung tâm của bản thể bạn có bóng tối; không ánh sáng nào từ bên ngoài có thể xua tan được nó.
Vấn đề lớn nhất trên thế giới là làm sao giao cảm thức tỉnh của bạn với những người chưa bao giờ nếm trải nó. Họ nhất định hiểu lầm. Hiểu lầm gần như không tránh khỏi.
Ti vi mầu được phát minh ra ở Mĩ. Tin tức về đồ chơi mới đẹp này lan tới vương quốc của Thượng đế. Thượng đế, rất tò mò, phái một trong các tổng thiên thần của mình xuống hạ giới để kiếm một chiếc.
Khi Thượng đế ngồi trước chiếc ti vi mầu mới với vị tổng thiên thần ngồi bên, ông ấy nhấn phím thứ nhất. Ngay lập tức, hình ảnh những người trần trùng trục, mệt mỏi, ướt đẫm mồ hôi xuất hiện trên màn hình. Họ làm việc vất vả không thể tin được trong mỏ kim cương Johannesburg.
Nhìn thấy điều này, Thượng đế la lên, "Này Christ, cứt thiêng, họ đang làm cái chết tiệt gì ở đó thế?"
Thánh Peter đáp, "Họ là những người tốt và làm việc cần cù, tâu Thượng đế, như ngài đã muốn."
"Không, không, không, đó không phải là điều ta ngụ ý! Họ đã bỏ lỡ toàn thể vấn đề rồi!" Thượng đế la lên với giọng sấm rền hết cỡ của mình.
Thế rồi ông ấy nhấn nút khác. Hình ảnh thay đổi sang Vatican lộng lẫy trong mọi vẻ tráng lệ và huy hoàng của nó, với đức giáo hoàng, ăn vận bằng vàng. Ông ấy được bao quanh bởi các nhà quí tộc ăn vận xa hoa và các hồng y giáo chủ trong áo choàng nhung với vòng vương miện đồ sộ trên đầu họ.
Thượng đế quay sang Peter, kêu lên, "Và họ là ai thế?"
Thánh Peter khiêm tốn đáp, "Đây là những người đã không bỏ lỡ vấn đề...."
Thực ra, mọi người đều bỏ lỡ vấn đề; nó nhất định là như vậy. Đi từ những đỉnh cao của thức tỉnh tới thung lũng tối tăm của giấc ngủ người ta không thể mong đợi rằng điều đó sẽ được hiểu đúng.
Do đó Phật khăng khăng, ông ấy bao giờ cũng nhấn mạnh cho các đệ tử, "Trước khi các ông bắt đầu cố gắng hiểu điều ta nói và điều ta làm, im lặng ít nhất trong hai năm đi, hoàn toàn im lặng, không nghĩ gì cả. Khi các ông đã đạt tới tĩnh lặng, thế thì các ông sẽ có khả năng trao đổi với ta. Thế thì nếu các ông có câu hỏi nào các ông có thể hỏi, và thế thì sẽ có khả năng để ta đổ trái tim ta vào trái tim các ông."
Nhưng điều thường xảy ra là bất kì khi nào ai đó tới và ở lại trong im lặng trong hai năm, người đó sẽ không bao giờ hỏi cái gì nữa - bởi vì im lặng là câu trả lời của mọi câu trả lời. Im lặng là câu trả lời cho mọi câu hỏi. Sẽ không cần hỏi Phật bởi vì trong im lặng, người đó sẽ thấy niềm vinh quang, sự huy hoàng của Phật, và điều đó sẽ bắt đầu thấm vào bản thể người đó như cơn lụt, cuốn đi mọi bụi bặm đã tích luỹ hàng thế kỉ. $ketdoan $modoan
Lời kinh thứ nhất:
Nếu ông ngủ,
Ham muốn phát triển trong ông giống như cây leo trong rừng.
Ham muốn không thể bị vứt bỏ đi chừng nào bạn còn chưa thức dậy. Hàng triệu người đã cố gắng vứt bỏ ham muốn mà không thức dậy. Thực ra, chính ý tưởng về vứt bỏ ham muốn là ham muốn khác chứ không gì khác. Họ nghe từ chư phật, từ những người đã thức tỉnh, rằng có an bình lớn nếu bạn vứt bỏ ham muốn, có phúc lạc lớn nếu ham muốn khô héo đi; rằng bạn sẽ đạt tới cái vĩnh hằng, rằng bạn sẽ không biết tới sinh nào, tử nào nữa, rằng bạn sẽ trở thành một phần của lễ hội vũ trụ vẫn cứ diễn ra mãi - nếu bạn vứt bỏ ham muốn. Hàng triệu người trở nên tham, cứ tưởng rằng bằng việc vứt bỏ ham muốn họ sẽ đạt tới mọi niềm vui này. Bây giờ, đây là ham muốn mới bắt rễ trong bạn. Ham muốn về Thượng đế, ham muốn về chân lí, ham muốn về giải thoát, ham muốn về trở thành vô ham muốn, vẫn là ham muốn. Bạn đã hiểu lầm toàn thể vấn đề lần nữa. Một tham mới - tham tôn giáo - đã choán lấy bạn.
Hàng triệu người đã sống trong các tu viện - sư và ni và đủ mọi loại khổ hạnh - tự hành hạ mình trong hi vọng, trong ham muốn, rằng đây là cách để phá huỷ ham muốn. Khi mọi ham muốn bị phá huỷ họ sẽ đạt tới những hoan lạc cõi trời. Và những hoan lạc đó là hoan lạc thực; chúng không nhất thời như các hoan lạc trong thế gian này, chúng là vĩnh hằng. Làm sao bạn có thể vứt bỏ được ham muốn bằng việc tạo ra ham muốn mới, ham muốn lớn hơn, ham muốn nguy hiểm hơn nhiều?
Như tôi thấy nó, người tôn giáo bị ham muốn nắm bắt còn hơn người phi tôn giáo. Người phi tôn giáo được thoả mãn với những thứ nhỏ bé - nhà tốt, vợ con đẹp, chút ít số dư ngân hàng - những thứ nhỏ bé. Nhưng người tôn giáo cứ kết án những người này rằng họ là tội nhân. Và bản thân họ là thánh nhân bởi vì họ muốn số dư ngân hàng ở thế giới khác, và số dư ngân hàng sẽ không bao giờ cạn kiệt!
Rất khó bỏ ham muốn; chừng nào bạn chưa thức dậy, bạn không thể vứt bỏ được ham muốn.  Ham muốn là hiện tượng tự nhiên khi bạn ngủ. Ham muốn là mơ chứ không gì khác. Khi bạn thức dậy mơ biến mất, và khi bạn thức dậy ham muốn biến mất.
Do đó điều phải được hiểu là: vấn đề thực không phải là tranh đấu với ham muốn của bạn mà là tranh đấu với giấc ngủ của bạn. Đó là việc chặt tận rễ; bằng không bạn vẫn còn như cũ. Bạn sẽ vận hành từ vô ý thức của bạn và bạn sẽ cứ làm cùng điều; chả thành vấn đề nó là cái gì.
Ba người đàn ông đi xe bus trong một ngày mùa hè nóng bức ở Israel. Một người trong số họ là giáo sĩ, người Do Thái, người kia là người Hi Lạp, và người khác là người Palestine.
Chiếc xe bus khởi hành, và ruồi bay đậu lên vai của người Hi Lạp. Ông ta đơn giản xua nó bay đi. Thế rồi con ruồi bay qua vai giáo sĩ và ông ta làm cùng việc đó. Con  ruồi  rồi  lại  bay  qua  người  Palestine. Người Palestine lập tức vồ lấy nó và ăn nó.
Con ruồi thứ hai bay vào xe bus và đích xác cùng điều đó xảy ra: con ruồi đậu lên người Hi Lạp, người Hi Lạp xua nó bay sang người Do Thái, người Do Thái xua nó bay đi, và cuối cùng nó đậu vào người Palestine, người này vồ lấy nó và ăn nó.
Đến điểm này, người Hi Lạp và người Do Thái cả hai đều sững sờ nhìn người Palestine.
Đủ chắc chắn, con ruồi thứ ba bay vào xe bus. Nó bay qua người Hi Lạp và bị xua bay đi. Nó bay qua giáo sĩ và lần này giáo sĩ vồ lấy con ruồi, đi lại phía người Palestine và hỏi, "Ông có muốn mua con ruồi xinh không?" $ketdoan $modoan
Giáo sĩ hay không giáo sĩ, người Do Thái vẫn là người Do Thái! Nếu có việc kinh doanh nào đó người đó sẽ không bỏ lỡ điều đó đâu.
Bạn đang sống trong mơ. Các tu sĩ, giáo sĩ, sư, ni, các giám mục, giáo hoàng, họ tất cả đều sống trong cùng giấc ngủ. Có thể giấc mơ của bạn có chút ít khác lẫn nhau, nhưng phẩm chất là như nhau.
Sao bạn mơ? - bởi vì có nhiều ham muốn không được hoàn thành thế, và sống với các ham muốn không được hoàn thành là đau đớn. Trong mơ bạn cố gắng hoàn thành chúng; trong mơ bạn tạo ra cảm giác giả tạo về hoàn thành. Do đó giấc mơ của bạn chỉ ra nhiều điều về bạn: ham muốn của bạn là gì, bạn muốn trở thành gì. Nhưng nếu bạn muốn trở thành bất kì cái gì trong cuộc sống, bạn đang trong giấc ngủ.
Người thức biết không có đâu mà đi, không có gì để trở thành. Người đó đã là cái người đó có thể trở thành. Thấy sự vĩ đại của bản thể người đó, ham muốn khô héo đi theo cách riêng của chúng. Bạn thậm chí không mong đợi vứt bỏ chúng; chúng tự rơi rụng, như lá khô rụng khỏi cây.
Nếu ông ngủ, Phật nói, ham muốn phát triển trong ông....
Nhớ lấy: ham muốn phát triển chỉ khi bạn ngủ, vô ý thức, vô nhận biết, vô thiền. Và điều này là tự nhiên. Nó phát triển... giống như cây leo trong rừng. Và bất kì cái gì bạn làm trong giấc ngủ này cũng đều sẽ sai, nhớ lấy. Bạn có thể là người khổ hạnh, bạn có thể nhịn ăn, bạn có thể cầu nguyện, nhưng lời cầu nguyện của bạn sẽ sai.
Do đó, Phật chưa bao giờ nói cầu nguyện; ông ấy nói thiền. Bạn có thể cầu nguyện cái gì? Bạn bao giờ cũng cầu nguyện vì cái gì đó; nó sẽ là ham muốn. Bạn có thể đi tới nhà thờ và đền chùa và nghe lời cầu nguyện của mọi người, và bạn sẽ ngạc nhiên: họ bao giờ cũng xin xỏ và xin xỏ. Lời cầu nguyện của họ nông cạn. Họ đã không tới đó để cám ơn Thượng đế; lời cầu nguyện của họ không đầy lòng biết ơn mà đầy phàn nàn. Họ muốn nhiều hơn nữa và họ sẵn sàng cầu nguyện. Lời cầu nguyện của họ không là gì ngoài tâng bốc: họ ca ngợi Trời; họ hi vọng rằng việc tâng bốc này sẽ giúp cho lời cầu nguyện của họ được hoàn thành. Và đằng sau lời cầu nguyện này có ham muốn.
Phật nói: Đừng bận tâm tới lời cầu nguyện, bởi vì ông ngủ và lời cầu nguyện của ông nhất định không là gì ngoài ham muốn. Khổ hạnh của bạn nhất định không là gì ngoài cách diễn đạt của ham muốn của bạn. Khổ hạnh của bạn sẽ không là gì ngoài khoái lạc sâu sắc. Do đó mọi tôn giáo đều nói về niềm vui và hoan lạc của cõi trời và thiên đường. Đây là những cám dỗ giữ mọi người tới đền chùa và tới nhà thờ và tới giáo đường hồi giáo.
Phật nói: Đi vào trong im lặng, bởi vì im lặng tạo ra chỗ đúng để thức dậy. Im lặng đi tới chính trung tâm của bản thể bạn như mũi tên và đánh thức bạn. Và khi bạn thức tỉnh, toàn thể cuộc sống của bạn là lời cầu nguyện! Và đừng cứ làm mọi điều trong giấc ngủ của bạn bởi vì bạn có thể làm nhiều điều hại hơn. Tốt hơn cả là cứ bình thường khi bạn ngủ - cái hại của bạn sẽ bình thường. Đừng cố là phi thường, đừng cố là thánh nhân hay mahatma; cái hại của bạn sẽ lớn hơn nhiều.
Suy tư về câu châm ngôn này của Murphy: $ketdoan $modoan
Nếu hai cái sai không làm ra cái đúng, thử cái thứ ba.
Bạn có thể làm được gì khác khi bạn ngủ? Thử và thử và thử nữa; cứ thử hoài. Nhưng nếu điều nền tảng mà sai, bất kì cái gì bạn làm cũng sẽ sai.
Và vấn đề với ham muốn là thế này: nếu bạn không có nó - điều gần như không tránh khỏi bởi vì mọi ham muốn của bạn đều là không thể được... Bạn yêu cầu điều không thể được; nó không thể xảy ra theo bản chất của mọi sự; do đó bạn cảm thấy thất vọng khi nó không xảy ra. Và nếu nó xảy ra bởi phép màu nào đó, bởi ngẫu nhiên nào đó... nếu nó xảy ra, thì thế nữa nó cũng sẽ không đáp ứng bạn hay làm cho bạn mãn nguyện bởi vì khoảnh khắc nó xảy ra, tâm trí bạn lại bắt đầu đòi hỏi hơn nữa; đến lúc nó xảy ra bạn không còn quan tâm tới nó.
Anh lính không hạnh phúc.
"Nhưng đây là thời kì lễ giáng sinh," tôi cố khuyến khích anh ta. "Santa Claus và mọi thứ đó!"
"Santa Claus nào?" anh ta kêu lên. "Hai mươi năm trước tôi đã ngỏ lời thỉnh cầu của người lính - bây giờ tôi có được nó!"
Châm ngôn của Murphy: Bị thất vọng là không thú vị gì, nhưng thảm hoạ thực trong cuộc sống bắt đầu khi bạn có được cái bạn muốn.
Được phúc lạc là những người không có được cái họ muốn, bởi vì ít nhất họ có thể hi vọng. Thảm hoạ thực xảy ra khi bạn có được cái bạn muốn, bởi vì thế thì không có khả năng nào để hi vọng; thế thì bạn bị mắc kẹt với nó. Và chính bạn đã ham muốn nó, bạn đã làm việc vì nó. Nhưng từ giấc ngủ chẳng cái gì là có thể.
Ngủ là bệnh chung của chúng ta; chúng ta được sinh ra với bệnh này. Nó thông thường thế, đó là lí do tại sao chúng ta không nghĩ về nó chút nào như bệnh tật; bằng không đây là bệnh lớn nhất, theo tất cả những người đã thức tỉnh.
Gợi ý của Phật là: Ý thức. Đem nhiều ý thức vào bản thể bên trong của bạn và cũng đem tới hành động bên ngoài của bạn. Ông ấy không muốn bạn tạo ra ham muốn mới - ham muốn linh thiêng thay vì ham muốn không linh thiêng. Ông ấy không muốn bạn trở thành thánh nhân như điều ngược với việc là tội nhân. Ông ấy không muốn bạn thay thế ham muốn tầm thường bằng ham muốn thiêng liêng. Ông ấy muốn bạn làm cái gì đó hoàn toàn khác, đó là đóng góp lớn lao của ông ấy cho nhân loại: ông ấy muốn bạn trở nên ý thức.
Từ ý thức, biến đổi triệt để xảy ra: ham muốn biến mất và an bình giáng xuống - an bình của vô ham muốn.
Giống như khỉ trong rừng
ông nhảy từ cây nọ sang cây kia, chưa bao giờ tìm thấy quả -
từ kiếp nọ sang kiếp kia,
chưa bao giờ tìm thấy an bình.
Quan sát điều bạn đã từng làm: Giống như khỉ trong rừng...
Charles Darwin đã trở nên nhận biết về hiện tượng này rất muộn: rằng con người là con cháu của khỉ. Và ông ấy có thể không đúng, bởi vì ông ấy nghĩ rằng về mặt vật lí người là con cháu của khỉ. Điều đó dường như không khớp với thực tại: con người dường như là khác về bản chất với khỉ khi có liên quan tới thân thể. $ketdoan $modoan
Trong hàng triệu năm, khỉ đã thấy người đứng trên hai chân và chúng đã chẳng học được cái mẹo này. Bạn không thấy đột nhiên khỉ bước đi như người.
Ngay chỗ đầu tiên làm sao có chuyện xảy ra là vài con khỉ bắt đầu bước đi trên hai chân và trở thành tổ tiên của nhân loại? Điều đó dường như không có thể.
Nhưng tất cả những người đã thức tỉnh của thế giới đều đã biết rằng khi có liên quan tới tâm trí con người, tâm trí rất giống khỉ; chẳng khác biệt gì mấy. Khỉ thực không trong thân thể bạn mà trong tâm lí bạn; vấn đề không phải là sinh lí, vấn đề là tâm lí.
Tâm trí bạn liên tục nhảy từ cây nọ sang cây kia. Nó thường xuyên bất ổn; nó không thể vẫn còn yên tĩnh cho dù một khoảnh khắc. Nó muốn liên tục bận bịu. Và ích lợi là gì?
Phật nói: Giống như khỉ trong rừng ông nhảy từ cây nọ sang cây kia, chưa bao giờ tìm thấy quả - từ kiếp nọ sang kiếp kia, chưa bao giờ tìm thấy an bình.
An bình là quả - và tâm trí chẳng có ý tưởng an bình là gì. Nó chỉ biết xung đột, nó chỉ biết chiến tranh, bạo hành, huỷ diệt. Nó chỉ biết mọi loại hư hỏng, thần kinh, tâm thần. Nó biết chia chẻ bên trong sâu sắc, nhưng nó chẳng biết gì về an bình; nó chưa bao giờ nếm trải an bình, an bình tuyệt đối không được biết tới. Nó chỉ là lời, trống rỗng mọi nghĩa. Nghĩa tới qua kinh nghiệm, bằng không mọi lời đều trống rỗng. Thượng đế là từ trống rỗng với bạn bởi vì bạn đã không kinh nghiệm nó. An bình là từ trống rỗng với bạn vì bạn đã không kinh nghiệm nó.
Phật không dùng từ 'phúc lạc'. Đó bao giờ cũng đã là hoàn cảnh trước Phật: rằng phúc lạc là kết quả. Sat- chit-anand - chân lí, tâm thức, phúc lạc - đây là ba khía cạnh của sự hoàn thành tối thượng. Nhưng Phật không nói về phúc lạc bởi lí do nào đó. Lí do là ở chỗ khoảnh khắc bạn nói về phúc lạc, bạn nhất định bị hiểu lầm. Mọi người bắt đầu nghĩ về hạnh phúc và hoan lạc - có thể trên bình diện cao hơn, nhưng ý tưởng của họ về hoan lạc vẫn như cũ, ý tưởng của họ về hạnh phúc vẫn còn như cũ. Họ nghĩ về hoan lạc dục ngay cả trên thiên đường.
Có các tôn giáo thậm chí còn cho phép đồng dục trên thiên đường, bởi vì họ đã được sinh ra ở các nước mà đồng dục rất thịnh hành. Và mọi tôn giáo đều hứa hẹn với bạn về đàn bà đẹp trên thiên đường. Ai đã phóng chiếu những ý tưởng này? Những người bị thất vọng, những người đã thất bại ở đây; bây giờ họ đang hi vọng họ sẽ thành công ở thế giới khác, ở bờ bên kia.
Phật không dùng từ 'phúc lạc' bởi lẽ đơn giản là nó có thể tạo ra hiểu lầm. Nó tạo ra điều đó bởi vì bạn biết cái gì đó về hạnh phúc, và bạn nghĩ có thể có khác biệt lớn giữa phúc lạc và hạnh phúc, nhưng hạnh phúc cho bạn ý tưởng nào đó về phúc lạc sẽ là gì.
Phúc lạc không phải là hạnh phúc. Phúc lạc giống an bình hơn giống hạnh phúc. Phúc lạc không là bất hạnh không là hạnh phúc; nó là an bình khỏi rối loạn đó, xung đột đó. Nó là an bình, tuyệt đối an bình, bởi vì nó là siêu việt của nhị nguyên. Hạnh phúc bao giờ cũng phảng phất cùng bất hạnh; bất hạnh bao giờ cũng có hạnh phúc ở phía bên kia của nó. Chúng là hai mặt của cùng một đồng tiền. Khi toàn thể đồng tiền rơi khỏi tay bạn, bạn không hạnh phúc không bất hạnh. $ketdoan $modoan
Chính bởi vì điều này mà Phật chưa bao giờ có hấp dẫn nào với số đông người Ấn Độ. Ai muốn an bình? Mọi người đều muốn hạnh phúc - và mọi người đều biết rằng hạnh phúc có bất hạnh đi sau nó, như ngày được tiếp nối bởi đêm, như tử được đi sau sinh, sinh được đi sau tử. Đó là cái vòng luẩn quẩn: nếu bạn hạnh phúc, bạn có thể chắc chắn rằng chẳng mấy chốc bạn sẽ bất hạnh; nếu bạn bất hạnh, bạn có thể chắc chắn rằng chẳng mấy chốc bạn sẽ lại hạnh phúc.
Thấy ra trò chơi này của hạnh phúc và bất hạnh, người quan sát, thiền nhân trở nên không bị đồng nhất với cả hai. Khi hạnh phúc tới, người đó biết rằng bất hạnh sẽ tới, cho nên sao lại bị kích động? Khi bất hạnh tới người đó không bị rối loạn chút nào bởi vì người đó biết hạnh phúc sẽ tới chỉ quanh đâu đây thôi, cho nên sao lại trở nên rối loạn? Người đó không bị kích động bởi hạnh phúc, không bị quấy rối bởi bất hạnh. Đây là an bình. Người đó vẫn còn y nguyên, trong cân bằng sâu sắc; im lặng của người đó không bị quấy rối. Ngày tới rồi đi, đêm tới rồi đi, mọi thứ tới rồi đi. Người đó vẫn còn là nhân chứng, vô tư, bình thản. Bình thản đó, vô tư đó là an bình.
Nhưng không ai muốn an bình. Những người ngủ không thể muốn an bình. Do đó mới có Phật, ngay cả khi ông ấy còn sống, hàng nghìn người đã được biến đổi bởi ông ấy, điều chưa bao giờ xảy ra trước đây... Nhiều người nữa đã trở nên chứng ngộ quanh ông ấy hơn quanh bất kì ai khác trong toàn bộ lịch sử. Dầu vậy, tôn giáo của ông ấy đã biến mất khỏi Ấn Độ; nó đã không hấp dẫn quần chúng. Củ cà rốt đó đã không có để treo trước bạn: phúc lạc.. Ông ấy nói về an bình.
An bình dường như rất không quyến rũ; nó không ngân chuông trong tim bạn. An bình, chỉ an bình thôi sao? Nhiều nỗ lực thế cho thiền và nhiều nỗ lực thế để thức dậy, và kết quả chỉ là an bình thôi sao? Bạn muốn cái gì đó kích động hơn, nhiều cảm giác hơn. Bạn muốn cực lạc, không phải an bình. Giấc ngủ của bạn tạo ra giấc mơ về phúc lạc, về cực lạc, về niềm vui lớn, niềm vui vĩnh hằng.
Nhưng chọn lựa của Phật về từ này rất đúng, tuyệt đối đúng. Ông ấy chưa bao giờ đi ra khỏi chân lí bên trong, ông ấy cứ nhấn mạnh vào nó. Dù nó có hấp dẫn bạn hay không, ông ấy không quan tâm mấy về điều đó. Ông ấy sẽ không thoả hiệp chút nào với bạn và ham muốn của bạn và giấc ngủ của bạn.
Tất nhiên, khi Phật chết, các học giả bắt đầu diễn giải an bình của ông ấy là phúc lạc - cái tên khác, họ nói, cho phúc lạc. Nhưng từ Ấn Độ nó đã biến mất, tôn giáo này đã biến mất. Các học giả và bác học đã biết về nó chậm chút ít. Khi tôn giáo này đã biến mất khỏi Ấn Độ, thế thì họ mới nghĩ về nó, và tại sao điều đó đã xảy ra. Và đây là hoàn cảnh: Phật đã nói về an bình, về niết bàn. Niết bàn nghĩa là dừng lại, nghĩa là bạn sẽ dừng lại toàn bộ. Ai muốn dừng lại toàn bộ? Sâu bên dưới bạn muốn vẫn còn, vẫn tiếp tục. Vâng, bạn có thể chấp nhận rằng thân thể sẽ không có đó, thân thể sẽ rơi về cát bụi - cát bụi trở về với cát bụi. Nhưng tâm linh của bạn, linh hồn của bạn sẽ có đó.
Và Phật nói bạn không có linh hồn nào, bởi vì linh hồn của bạn không là gì ngoài cái tên linh thiêng cho bản ngã cũ của bạn. Và tâm linh của bạn là gì? - chẳng là gì ngoài cái mẽ ngoài cho bản ngã tồn tại. Ông ấy rất ác một cách từ bi. Ông ấy nói bạn sẽ không có đó chút nào.
Mọi người hay hỏi ông ấy, "Thế thì tại sao chúng tôi phải thiền? Điều đó dường như giống tự tử tuyệt đối!"
Và Phật nói, "Vâng, đích xác nó là điều đó. Nhưng an bình sẽ có đó." $ketdoan $modoan
Bây giờ vấn đề thậm chí còn trở nên phức tạp hơn. Bạn thậm chí có thể trở nên quan tâm tới an bình; bị mệt mỏi về vui vẻ, hạnh phúc, bất hạnh, buồn bã, khổ sở, đau khổ, bạn thậm chí có thể ngần ngại, theo cách nhẫn nhục, đồng ý đạt tới an bình - nhưng bạn sẽ không có đó. Thế thì vấn đề khác nảy sinh mà còn có ý nghĩa nhiều hơn cho bạn trong giấc ngủ: "Nếu mình không có đó, ai sẽ kinh nghiệm an bình? Và phỏng có ích gì mà đạt tới cái gì đó nếu mình không thể kinh nghiệm được nó, nếu mình không có đó chút nào?"
Và Phật tuyệt đối đúng. Ông ấy nói: Nếu ông có đó, an bình không thể có được. Khi ông không có đó, có an bình.
Shakespeare nói: Hiện hữu hay không hiện hữu là vấn đề. Phật nói: Chọn không hiện hữu đi. Hiện hữu là vấn đề; không hiện hữu nghĩa là mọi vấn đề đã được siêu việt lên, mọi lo nghĩ đã được siêu việt lên.
Phật tử biết rằng có cái gì đó nguy hiểm trong thông điệp của Phật; nó phải bị thay đổi. Họ đã thay đổi nó. Ở Tây Tạng, ở Trung Quốc, ở Nhật Bản, họ đã vứt bỏ lời của Phật hay họ đã cho nghĩa mới cho những lời này. Trong khi họ dịch kinh sách Phật giáo sang tiếng Tây Tạng, tiếng Trung Quốc, tiếng Nhật Bản, tiếng Hàn Quốc, họ đã làm thành vấn đề là tất cả những phủ định phải bị vứt bỏ khỏi Phật và chúng phải được thay thế bằng khẳng định. "Ông sẽ có đó trong tất cả niềm vinh quang của mình, trong tất cả vĩ đại của mình, trong tất cả cái đẹp của mình. Ông sẽ có đó trong thuần khiết của mình. Linh hồn ông sẽ có đó, hoàn toàn thuần khiết, vàng ròng. Và ông sẽ đạt tới phúc lạc: mahasukh - phúc lạc vĩ đại."
Và thế rồi, giống như lửa, tôn giáo của Phật lan rộng khắp châu Á. Nó đã biến mất khỏi đất nước khởi nguồn của nó bởi lẽ đơn giản là Phật sẽ không thoả hiệp với giấc ngủ của bạn; nó đã thành công trên khắp châu Á bởi vì các tín đồ đã thoả hiệp. Họ đã phá huỷ sự thuần khiết của Phật giáo; họ đã đem nó xuống mức của bạn. Nỗ lực của Phật là nâng bạn lên tới mức của ông ấy, còn tín đồ của ông ấy đã lôi ông ấy xuống mức của bạn.
Đó là điều bao giờ cũng xảy ra với các tín đồ, bởi vì họ cũng ngủ; họ là người như bạn thôi. Họ cũng mơ như bạn, họ cũng ham muốn như bạn. Có hiểu biết nào đó giữa bạn và họ. Họ có thể hiểu mơ của bạn bởi vì họ cũng là mơ của họ nữa. Phật ở xa khỏi họ như ông ấy ở xa với bạn. Đó là hiện tượng kì lạ, nhưng nó bao giờ cũng vậy. Người Ki tô giáo đã thành công khi họ phản bội Christ và Phật tử đã thành công khi họ phản bội Phật. Bạn phải phản bội thầy, thế thì bạn có thể thành công. Khi thầy bắt đầu nói như người ngủ, thế thì người ngủ trở nên quan tâm; thế thì ông ấy đang nói trong ngôn ngữ của bạn.
Đêm hôm nọ, Veet Marco có giấc mơ:
Trong khi Jesus Christ đang bị treo trên cọc chữ thập, ba lính đang chơi bài dưới ông ấy. Đến chỗ nào đó một người lính đứng dậy và đâm vào sườn Jesus bằng chiếc chiếc giáo của anh ta. Jesus thét lên, và người lính này cười to trở lại chỗ của mình và tiếp tục chơi bài.
Chẳng mấy chốc người lính thứ hai đứng dậy và áp chiếc khăn ướt sũng dấp lên mặt Jesus.
Jesus la lên, "Cha ơi, Cha ơi, sao cha từ bỏ con?"
Người lính này bắt đầu cười, rồi trở về chỗ của mình và tiếp tục chơi bài. $ketdoan $modoan
Bỗng nhiên trời tối sầm, đất rung chuyển, ánh sáng chiếu từ phương bắc và phương nam và im lặng huyền bí rót đầy không gian.
Móng tay và chân của Jesus bắt đầu biến mất. Người lính thứ ba, nhìn thấy điều này, chạy về chân Jesus và bắt đầu cầu nguyện và tôn thờ Thượng đế. Một trận gió khủng khiếp thổi tới và Jesus bắt đầu thăng lên. Người lính này ôm lấy chân Jesus, kêu khóc, "Jesus ơi, Jesus ơi, quyền năng và niềm vinh quang của ngài!"
Mặt Jesus đầy ánh sáng, tóc ông ấy bay trong gió, thân thể ông ấy phủ bằng áo choàng bạc trắng, thăng lên trên trời, với người lính thứ ba bám lấy chân ông ấy, cũng thăng lên cùng ông ấy.
Người lính này, đột nhiên nhận ra điều đang xảy ra, trở nên sợ hãi và khóc lên với Jesus, "Jesus ơi, Jesus ơi, ông đang đi đâu thế?"
Jesus mỉm cười đáp, "Ta đang đi tới cha ta tận trên Vương quốc của Thượng đế."
"Vậy thế tôi thì sao?" người lính hoảng sợ bối rối. "Tôi đi đâu đây?"
Jesus, đá cho anh ta rời ra, nói vọng xuống cho hình hài đang rơi, "Đồ chó đẻ, mi trở về mà đéo mẹ mi!"
Bây giờ, giấc mơ của Marco là giấc mơ của Marco; nó chẳng liên quan gì tới Jesus. Nhưng trong giấc mơ của bạn, Jesus sẽ lấy hình dạng thực sự do bạn áp đặt, Phật sẽ lấy hình dạng do bạn áp đặt. Thay vì cho phép họ biến đổi bạn, bạn muốn biến đổi họ theo ý tưởng của bạn. Điều này đã xảy ra qua nhiều thời đại rồi.
Nếu ông đầy ham muốn,
Phật nói,
Buồn khổ nhú lên như cỏ sau cơn mưa.
Bạn càng có nhiều ham muốn, bạn sẽ càng tạo ra nhiều khổ cho bản thân mình. Khổ là hậu quả của ham muốn - và bạn cứ ham muốn hoài. Thực ra, bạn nghĩ rằng nếu ham muốn của bạn được hoàn thành, khổ của bạn sẽ biến mất. Ngay chỗ đầu tiên chúng không bao giờ được hoàn thành; chỗ thứ hai, nếu chúng được hoàn thành, chẳng cái gì được hoàn thành bởi việc hoàn thành của chúng. Bạn vẫn còn trống rỗng như bạn bao giờ cũng vậy - hay thậm chí còn hơn, bởi vì mãi cho tới giờ bạn đã bận bịu với ham muốn nào đó; bây giờ thậm chí điều đó đã được hoàn thành. Trống rỗng sâu, sâu sắc tới với bạn.
Bạn đã muốn có ngôi nhà đẹp; bây giờ bạn có nó. Đột nhiên, bạn chẳng biết làm gì. Bạn đã tham gia quá nhiều vào việc kiếm tiền, bạn đã phát điên thế với việc có nhà; bây giờ bạn đã có nó. Trong một khoảnh khắc bạn cảm thấy thoải mái - không phải bởi vì cái nhà này đâu, nhớ lấy, mà chỉ vì toàn thể căng thẳng, sự căng thẳng tăng lên đã biến mất - ngôi nhà là của bạn rồi. Tất cả những dồn nén và căng thẳng được thảnh thơi; chính việc thảnh thơi của căng thẳng đó cho bạn chút ít kinh nghiệm về hoan lạc. Điều đó bạn có thể đã kinh nghiệm bất kì lúc nào nếu bạn đã thảnh thơi; nó chẳng liên quan gì tới ngôi nhà cả.
Thấy cơ chế của ham muốn đi! Nhưng sau thảnh thơi, sau vài khoảnh khắc hay vài giờ hay có thể vài ngày... điều đó tuỳ thuộc vào bạn thông minh thế nào. Nếu bạn thực sự thông minh, thế thì trong vòng vài giây điều đó biến mất - bạn có thể thấy cái vô tích sự của nó. Nếu bạn không thông minh thế, thì mất vài giờ; nếu bạn thực sự ngu, thế thì mất vài ngày. Điều đó tỉ lệ với ngu xuẩn của bạn: bạn sẽ vẫn còn hạnh phúc hơn trong một thời kì lâu hơn nếu bạn ngu hơn bởi vì bạn sẽ không thấy ra vấn đề. Nhưng sớm hay muộn, dù bạn ngu đến đâu, nó nhất định biến mất. Và thế thì bạn sẽ bị bỏ lại với trống rỗng lớn lao, hổng hoác, và bạn sẽ lại muốn phấn đấu vì cái gì đó khác. Có thể bạn cần nhiều tiền hơn bây giờ hay cần người đàn bà đẹp phù hợp với ngôi nhà đẹp. Lại ham muốn mới, và bạn chạy xô theo. Bạn lại sẽ đạt tới... và trong vài khoảnh khắc, lại có thảnh thơi. $ketdoan $modoan
Điều đó cũng giống như kinh nghiệm dục. Hoan lạc gì bạn đạt tới trong dục đều không là gì ngoài hoan lạc của kích động dâng lên, căng thẳng, và thế rồi thảnh thơi. Năng lượng của bạn cứ tăng lên ngày một cao hơn và cao hơn, và thế rồi bạn bùng nổ - bạn xuất tinh. Và đột nhiên bạn rơi vào trong bình thản nào đó; kích động qua đi. Nhưng bạn không học được gì từ nó: rằng đây là toàn thể bí mật của tất cả hoan lạc của bạn. Chạy, xô tới, cạnh tranh, đánh nhau vì cái gì đó tạo ra căng thẳng lớn.
Đó là lí do tại sao chuyện xảy ra là nếu bạn được tham dự vào cái gì đó thực sự sâu sắc, bạn có thể không cảm thấy quan tâm gì tới tính dục. Nếu bạn tham gia sâu sắc vào trong nỗ lực khoa học, bạn có thể không quan tâm tới dục chút nào. Bạn có thể hơi chút phân vân, lẫn lộn: "Sao mọi người quan tâm nhiều tới dục thế? Cái gì có đó nào?" Bạn đã thấy tính dục mới cho bản thân mình. Khoa học là vợ bạn; bây giờ bạn đang chạy theo khoa học. Hay bạn có thể là chính khách; thế thì chính trị là vợ bạn. Nhưng một ngày nào đó, khi bạn trở thành thủ tướng của đất nước hay tổng thống của đất nước, bạn đã đạt tới cực đỉnh, và thế rồi sau cực đỉnh không có đâu mà đi... bình thản nào đó trùm lên bạn. Bình thản đó bị hiểu lầm cứ dường như bạn đã đạt tới nó qua kinh nghiệm, bằng việc trở thành tổng thống, thủ tướng, nổi tiếng, đáng kính, người được giải thưởng Nobel. Không phải vậy đâu; đấy là bởi vì thảnh thơi thôi.
Nếu bạn thảnh thơi ngay bây giờ không đạt tới cái gì, cùng bình thản đó sẽ trùm lên bạn - thậm chí còn sâu sắc hơn bởi vì bạn sẽ đầy năng lượng. Nhưng chúng ta chưa bao giờ nhìn vào trong cái gì, và cho dù chúng ta nhìn vào bất kì cái gì chúng ta cũng kết luận rất hời hợt.
Tôi đã nghe nói về một người đi qua khu rừng, cảm thấy bụng đầy nước, dừng xe lại, đi ra sau bụi cây. Khi anh ta đang đái, một con ong dại đốt vào chim anh ta. Anh ta la lên - đau quá và anh ta không biết phải làm gì.
Thế rồi bỗng nhiên anh ta nhớ ra, hai mươi năm trước khi anh ta còn là đứa bé có lần đã xảy ra chuyện đó và mẹ anh ta đã chữa cho nó. Bà ấy đưa cho anh ta một cốc sữa và bảo anh ta cho chim vào trong cốc, và điều đó làm giảm đau cho anh ta, làm anh ta dịu đi. Nhưng tìm đâu ra cốc sữa đây? Và cái đau thì lại quá buốt! Và nước mắt chảy ra ròng ròng từ mắt khi anh ta bắt đầu lái xe đi với hi vọng tìm được ai đó trong rừng.
Anh ta thấy một cái lều nhỏ. Anh ta gõ cửa. Anh ta cảm thấy rất ngượng ngùng - làm sao nói được điều đó và nói gì đây? Một người đàn bà mở cửa ra, nhưng cái đau quá nhiều tới mức anh ta phải nói cái gì đó. Thế là anh ta nói, "Xin đừng hỏi tôi tại sao, hãy cho tôi một cốc sữa. Tôi đang đau khủng khiếp, tôi sắp chết đây! Cho tôi cốc sữa và xin đừng hỏi tại sao bởi vì tôi không thể trả lời được điều đó. Tôi cảm thấy ngượng quá!"
Người đàn bà có thể thấy cái đau của người đàn ông này. Bà ấy chạy vào nhà, đem ra một cốc sữa.
Người đàn ông cầm cốc sữa, chạy xô ra sau nhà.
Người đàn bà thấy tò mò, cũng là tự nhiên, với điều vừa xảy ra. Bà ấy chưa bao giờ thấy điều như thế trước đây! Thế là bà ấy đi ra sau một cách im lặng để không quấy rầy người đàn ông này. Và điều bà ấy thấy... bà ấy không thể tin được vào mắt mình! Bà ấy nói, "Trời đất, tôi đã lấy chồng ba mươi năm nay, và bây giờ tôi mới biết cách các anh đổ đầy những thứ này! Tôi bao giờ cũng tự hỏi làm sao các anh rót đầy những thứ này lặp đi lặp lại mãi! Bây giờ tôi biết rồi!" $ketdoan $modoan
Kết luận của bạn là hời hợt như thế đấy! Anh chàng đáng thương kia đâu có rót đầy nó! Bạn trải qua các kinh nghiệm, nhưng bạn chưa bao giờ đi sâu vào trong chúng để tìm ra chân lí, cái gì thực sự xảy ra.
Bạn phải đã làm tình nhiều lần, nhưng bạn có bao giờ nghĩ về điều đó không? - cái gì thực sự xảy ra đem cho bạn bình thản, hoan lạc nào đó, vui vẻ nào đó? Chẳng gì nhiều... chỉ là căng thẳng dâng lên được làm thảnh thơi. Đầu tiên bạn đi vào việc làm tăng nó lên ngày càng cao hơn, và thế rồi bạn rơi từ đỉnh cao đó vào thung lũng sâu, sâu sắc của bình thản. Nhưng bình thản này là sẵn có cho bất kì thiền nhân nào mà không tạo ra bất kì căng thẳng nào.
Do đó, thiền đưa bạn ra ngoài dục; không cái gì khác có thể đưa bạn ra ngoài dục. Mọi thứ khác đều là cái thay thế cho dục. Ai đó theo chạy tiền - tiền là dục của người đó; và ai đó đang chạy theo quyền - quyền là dục của người đó; và ai đó đang chạy theo cái gì đó khác. Đó tất cả đều là dục vọng, cái thay thế cho dục. Những người này có thể dễ dàng né tránh dục bởi vì họ đã tìm thấy phiên bản mới của riêng họ.
Nếu ông đầy ham muốn,
Buồn khổ nhú lên như cỏ sau cơn mưa.
Nếu ông chinh phục ham muốn,
Buồn khổ rơi đi
như giọt nước rơi khỏi bông sen.
Từ 'chinh phục' phải được hiểu cho đúng. Nó không có nghĩa là kìm nén; nó nghĩa là hiểu biết, nó nghĩa là biến đổi. Nó nghĩa là siêu việt. Nó nghĩa là bạn đã trở thành người chủ linh hồn riêng của mình, rằng bây giờ không cái gì chi phối được bạn - dục, quyền, tiền, không cái gì chi phối bạn. Nó không có nghĩa là bạn phải từ bỏ thế giới; nó đơn giản có nghĩa là bạn phải từ bỏ vô nhận biết của mình.
Ham muốn biến mất khi bạn trở nên ngày một nhận biết hơn. Khi nhận biết là một trăm phần trăm, không có ham muốn chút nào. Buồn khổ rơi đi như giọt nước rơi khỏi bông sen.
Thông thường, mọi người không nâng tâm thức mình lên. Ngược lại, họ sống qua lương tâm, không qua tâm thức. Sống qua lương tâm là sống theo tâm lí quần chúng, là đi theo đám đông. Lương tâm được đám đông tạo ra; tâm thức là hiện tượng cá nhân - bạn phải tạo ra nó. Xã hội sẽ không giúp bạn chút nào; nó sẽ cản trở bạn theo mọi cách có thể. Xã hội không muốn con người có ý thức chút nào. Họ có tính nổi dậy, họ là nguy hiểm cho nguyên trạng, cho thể chế, cho nhà thờ, cho nhà nước, cho quốc gia. Họ là nguy hiểm bởi vì họ đã trải qua cuộc cách mạng và chính rung động của họ tạo ra cách mạng trong người khác.
Xã hội sống qua lương tâm. Nó cho bạn ý tưởng về cái gì là đúng và cái gì là sai: "Làm cái này và không làm cái kia." Nó cứ cho bạn những điều răn. Nó cho bạn thông tin chi tiết về cái gì là đúng và cái gì là sai. Và thực ra điều đó là tuyệt đối ngớ ngẩn, bởi vì cuộc sống thay đổi mọi ngày.
Cái là sai vào thời của Moses không còn sai ngày nay, và cái là đúng vào thời của Krishna không còn đúng ngày nay. Không ai có thể cho bạn bản đồ chi tiết về cái gì là đúng và cái gì là sai. Thực ra, cái gì đó có thể đúng vào buổi sáng và có thể sai vào buổi tối. Khoảnh khắc tiếp nó có thể không đúng! Cuộc sống là một luồng, và lương tâm là thứ tĩnh tại. Tâm thức đi cùng cuộc sống; nó là luồng chảy.
Murphy nói: Lương tâm không thể ngăn cản được tội lỗi - nó chỉ ngăn cản bạn không tận hưởng tội lỗi. $ketdoan $modoan
Lương tâm chẳng ngăn cản được cái gì; nó đơn giản ngăn cản bạn khỏi tận hưởng cuộc sống của bạn. Bạn vẫn còn như cũ; bạn đơn giản trở thành khổ hơn! Đó là lí do tại sao các thánh nhân của bạn có mặt dài, dài thế, trông nghiêm trang thế, buồn thế, chết thế. Chẳng cái gì đã thay đổi trong họ: họ không rạng ngời cuộc sống, họ không rạng ngời tình yêu, họ không rạng ngời an bình. Họ chỉ biểu lộ cho bạn điều lương tâm có thể làm. Nó có thể giết bạn, nó là việc đầu độc dần.
Phật không tin vào lương tâm; ông ấy tin vào tâm thức. Nhưng chư phật nói về tâm thức và bạn bao giờ cũng hiểu lương tâm. Thực ra, có các ngôn ngữ như tiếng Pháp mà trong đó lương tâm và tâm thức không phải là hai từ; 'conscience' nghĩa là cả hai, tâm thức và lương tâm. Điều đó thực ra là qui trình, cách thức bạn hiểu.
Một người bị lạc trong rừng cuối cùng đi tới được đích của mình, nhà trọ Old Log Inn. Tuy nhiên khi anh ta tới, anh ta bị đánh cho một trận, mắt sưng vù, mũi mồm chảy máu.
Người tiếp tân sợ hãi hỏi, "Trời đất, chuyện gì xảy ra cho ông thế?"
Người này đáp, "Tôi bị lạc và thấy một đôi đang làm tình trong rừng, và mọi điều tôi hỏi là 'Đến Old Log Inn còn bao xa?'"
Xin nhớ, tâm thức không có nghĩa là lương tâm. Đừng dịch nó là lương tâm; nó đã được dịch như thế hàng thế kỉ rồi.
Và thế thì nỗi buồn rơi rụng khỏi bạn như giọt nước rơi khỏi bông sen. Cho nên chúng biến mất một cách tự nhiên, chúng không để lại dấu vết đằng sau.
Đây là lời khuyên tốt
và nó dành cho mọi người: như cỏ được cắt tận gốc, cắt hẳn ham muốn đi.
Vì sợ cái chết tiếp cái chết đè bẹp ông như dòng sông đè bẹp đám sậy bất lực.
Người vô ý thức là nạn nhân bất lực của hoàn cảnh; người đó có tính ngẫu nhiên. Người đó chưa có giá trị bản chất bởi vì người đó chưa tạo ra ánh sáng bên trong nào. Chỉ với tâm thức bạn mới có giá trị bản chất; bằng không cuộc sống của bạn chỉ là ngẫu nhiên.
Khi đứa trẻ được sinh ra ở Bethlehem, ba vua tới đem theo quà tặng, vào chuồng ngựa nơi nó nằm.
Vua thứ nhất tiến lên, đặt món quà của mình là hương trầm và nhựa thơm trước chiếc nôi. Vua thứ hai đặt món quà của mình là một thỏi vàng lớn. Vua thứ ba tiến lên với món quà của mình, nhưng bước qua thỏi vàng.
"Jesus Christ!" ông ta kêu lên.
Người cha của đứa bé nhìn lên ông ta và nói, "Cái tên hay đấy! Chúng tôi đã nghĩ tới việc gọi nó là Fred."
Tên bạn, cuộc sống của bạn, mọi thứ của bạn đều ngẫu nhiên. Tâm thức sẽ làm cho bạn vượt ra ngoài những điều ngẫu nhiên.
Vì nếu rễ bám chắc, cây đổ lại đứng dậy.
Nếu ham muốn không bị nhổ bật rễ, buồn khổ lại phát triển trong ông.
Nhớ lấy: không có cách mạng nào khác ngoại trừ tâm thức. Nó chặt phăng ham muốn từ chính gốc rễ và nó đem tự do tới cho bạn.
Đủ cho hôm nay.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét