Thứ Bảy, 19 tháng 8, 2017

Osho - Thuyền rỗng -Chương 10. Cái toàn thể

CHƯƠNG 10. CÁI TOÀN THỂ


Làm sao con người thực của Đạo
bước qua tường không cản trở
và đứng trong lửa lại không bị đốt cháy?
Không phải vì láu lỉnh và liều lĩnh
không phải vì người đó có học -
bởi vì người đó đã gạt bỏ.
Bản tính người đó chìm vào gốc rễ trong cái một.
Sinh khí người đó, sức mạnh người đó,
ẩn trong Đạo bí mật.
Khi người đó tất cả là một,
thì không có khiếm khuyết trong người đó
để có thể chèn chêm vào.
Cho nên người say ngã khỏi xe
bị thâm tím nhưng không bị tàn tạ.
Gân cốt giống như mọi người,
nhưng cái ngã của người đó khác.
Thần người đó nguyên chất.
Lên xe cũng không biết,
té xe cũng không hay.
Sống và chết không vào được trong lòng.
Người đó không biết hoảng sợ.
gặp chướng ngại không nghĩ, không chú tâm,
và nhận chúng chẳng biết chúng có đó.
Nếu có sự an toàn trong rượu,
Thì còn an toàn đến đâu trong Đạo?
Người trí huệ ẩn mình trong Đạo,
Chẳng cái gì có thể chạm tới người đó.
Làm sao con người thực của Đạo
bước qua tường không cản trở
và đứng trong lửa lại không bị đốt cháy?
Đây là một trong những giáo huấn bí mật và cơ bản nhất. Thông thường chúng ta sống qua tinh ranh, láu cá và mưu mô; chúng ta không sống giống như trẻ nhỏ, hồn nhiên. Chúng ta lập kế hoạch, chúng ta bảo vệ, chúng ta làm tất cả những việc an toàn có thể - nhưng kết quả là gì? Chung cuộc, điều gì xảy ra? Tất cả mọi việc an toàn đều tan vỡ, tất cả mọi tinh ranh đều tỏ ra ngu xuẩn - chung cuộc cái chết đem ta đi.
Đạo nói rằng tinh ranh của bạn sẽ không ích gì cho bạn, bởi vì có ý nghĩa gì để tranh đấu với cái toàn thể? Bạn tinh ranh với ai - với tự nhiên, với Đạo, với Thượng đế sao? Bạn nghĩ bạn đang lừa dối ai - lùa dối cội nguồn từ đó bạn được sinh ra và cội nguồn cuối cùng bạn sẽ đi tới sao? Có con sóng nào định lừa dối đại dương không, có cái lá nào định lừa dối cây không, có đám mây nào định lừa dối bầu trời không? Bạn đang định lừa dối ai vậy? Bạn đang định đùa giỡn với ai vậy?
Một khi được hiểu ra, con người trở thành hồn nhiên, vứt bỏ cái tinh ranh của mình, vứt bỏ mọi mưu mô, và đơn giản chấp nhận. Không có cách nào khác hơn để chấp nhận tự nhiên như nó hiện hữu và tuôn chảy với nó. Thế thì không có kháng cự, thế thì người đó giống hệt như đứa trẻ đi với bố nó, trong tin cậy sâu sắc.
Có lần, con trai của Mulla Nasruddin về nhà và nói rằng nó đã tin cậy một người bạn và đã cho bạn đồ chơi của mình để chơi, nhưng bây giờ người bạn ấy không chịu trả lại đồ chơi. “Con phải là gì đây?” nó hỏi.
Mulla Nasruddin nhìn nó và nói, “Trèo lên thang này.” Đứa trẻ làm như vậy, nó tin cậy vào bố mình. Khi nó lên cao khoảng hai mét, Nasruddin nói, “Bây giờ nhảy xuống tay bố.”
Đứa trẻ ngần ngại đôi chút, và nói, “Nếu con ngã, con sẽ bị đau.”
Nasruddin nói, “Khi có bố ở đây, con không phải lo. Cứ nhảy đi.” Đứa trẻ nhảy xuống, và Nasruddin đứng bên cạnh. Đứa bé ngã nhào và bắt đầu kêu khóc ầm ĩ.
Thế rồi Nasruddin nói, “Bây giờ con biết rồi. Đừng bao giờ tin bất kì ai, thậm chí không tin cả điều bố mình nói: đừng tin vào bố mình.”
Đừng tin vào bất kì ai, nếu không thì bạn sẽ bị lừa dối cả đời mình. Đây là điều mọi người bố, mọi bố mẹ, mọi trường học, mọi thầy giáo, dạy cho bạn. Đây là việc học của bạn. Đừng tin vào bất kì ai, đừng tin cậy, nếu không thì bạn sẽ bị lừa. Bạn trở nên tinh ranh. Nhân danh láu cá bạn trở nên tinh ranh, không tin cậy. Và một khi một người không tin cậy, người đó mất đi tiếp xúc với cội nguồn.
Tin cậy là chiếc cầu duy nhất, nếu không có nó toàn bộ cuộc đời bạn bị phí hoài; bạn tranh đấu một trận chiến không thể được, trong đó thất bại nhất định xảy ra, điều đó là tuyệt đối chắc chắn. Tốt hơn cả là hiểu ra điều đó bây giờ, bởi vì vào lúc chết thì mọi người đều hiểu rằng điều đó đã là thất bại. Nhưng thế thì chẳng thể làm được gì cả.
Thông minh thực sự không phải là tinh ranh, nó hoàn toàn khác. Thông minh thực sự là nhìn vào mọi vật... Và bất kì khi nào bạn nhìn vào mọi vật một cách sâu sắc, bạn sẽ đi tới biết rằng bạn chỉ là một con sóng, rằng cái toàn thể này là đại dương và không cần phải lo nghĩ. Cái toàn thể đã tạo ra bạn, nó chăm nom bạn. Bạn đã đi ra từ cái toàn thể, nó không phải là kẻ thù của bạn. Bạn không cần phải lo nghĩ, bạn không cần lập kế hoạch. Và khi bạn không lo nghĩ, không lập kế hoạch, lần đầu tiên cuộc sống mới bắt đầu. Lần đầu tiên bạn cảm thấy thoát khỏi lo nghĩ, và cuộc sống xảy ra cho bạn.
Thông minh này là tôn giáo. Thông minh này cho bạn nhiều tin cậy hơn, và cuối cùng, là tin cậy hoàn toàn. Thông minh này dẫn bạn tới bản tính tối thượng, sự chấp nhận - điều Phật gọi là tathata. Phật nói: Bất kì điều gì xảy ra, cứ xảy ra. Không cái gì khác có thể xảy ra, không cái gì khác là có thể. Đừng đòi hỏi nó phải khác đi; ở trong buông bỏ, và cho phép cái toàn bộ vận hành. Và khi bạn cho phép cái toàn bộ vận hành và bạn không là rào chắn, không là kháng cự, thế thì bạn không thể bị thất bại.
Tại Nhật, qua Phật, Lão Tử và Trang Tử, một nghệ thuật đặc biệt đã phát triển được gọi là zendo. Zendo có nghĩa là thiền về cây kiếm, kiếm đạo, nghệ thuật của chiến binh - và chẳng ai biết điều đó như họ cả. Cách thức họ đã phát triển nó là tối cao. Phải mất nhiều năm, thậm chí cả đời để học kiếm đạo - zendo - bởi vì việc học bao hàm trong chấp nhận. Bạn không thể chấp nhận trong cuộc sống bình thường - làm sao bạn có thể chấp nhận khi một chiến binh đang đứng trước bạn, đợi để giết chết bạn? Làm sao bạn có thể chấp nhận khi lưỡi kiếm giơ lên trước bạn và mọi khoảnh khắc, bất kì lúc nào, cái chết gần kề thế?
Nghệ thuật kiếm đạo nói rằng nếu bạn có thể chấp nhận lưỡi kiếm, chấp nhận kẻ thù, người đang định giết bạn, và không có sự không tin cậy; cho dù kẻ thù là người bạn, và bạn không sợ, không run rẩy, thế thì bạn trở thành cột năng lượng, không gì phá vỡ nổi. Lưỡi kiếm sẽ gẫy trên bạn nhưng bạn thì không thể bị đập vỡ. Thậm chí sẽ không có khả năng nào bạn bị huỷ diệt.
Ngày xưa có một thầy kiếm đạo vĩ đại. Ông ấy đã tám mươi rồi, và theo truyền thống, đệ tử nào có thể đánh bại ông ấy thì sẽ kế tục ông ấy. Cho nên tất cả các đệ tử đều hi vọng rằng một ngày nào đó ông ấy sẽ chấp nhận thách đấu của họ, bởi vì bây giờ ông ấy đã già.
Có một đệ tử tinh ranh nhất, mưu mô nhất, rất mạnh mẽ, nhưng không phải là thầy về kiếm thuật, chỉ có tài trong nghệ thuật. Mặc dầu anh ta là một chiến binh giỏi và anh ta biết mọi điều về kiếm thuật, anh ta vẫn chưa là cột năng lượng, anh ta vẫn còn sợ khi đánh nhau. Tathata còn chưa xảy ra cho anh ta.
Anh ta tới thầy và cứ nói đi nói lại, “Bây giờ đã đến lúc và thầy đã già rồi. Chẳng bao lâu nữa thầy sẽ quá già không thách đấu được với ai cả. Tôi thách đấu thầy bây giờ. Xin chấp nhận thách đấu của tôi, thưa thầy, và cho tôi cơ hội để biểu lộ điều tôi đã học được từ thầy.” Thầy cười to và tránh anh ta.
Đệ tử này bắt đầu nghĩ rằng thầy đã trở nên yếu và già đến mức ông ấy sợ, chỉ cố gắng lảng tránh thách đấu. Cho nên một đêm anh ta cứ nài nỉ mãi và phát giận và nói, “Tôi sẽ không đi đâu cả chừng nào thầy còn chưa chấp nhận thách đấu của tôi. Sáng mai thầy phải chấp nhận. Thầy già rồi và chẳng mấy chốc sẽ không có cơ hội nào cho tôi biểu lộ điều tôi đã học từ thầy. Điều này bao giờ cũng là truyền thống.”
Thầy nói, “Nếu anh cứ nài nỉ mãi, chính sự nài nỉ của anh chỉ ra rằng anh còn chưa sẵn sàng hay chưa chuẩn bị. Có quá nhiều kích động trong anh, bản ngã của anh muốn thách đấu, anh còn chưa trở nên có khả năng; nhưng nếu anh cứ nài nỉ mãi thì thôi được. Làm việc này đã. Đi tới tu viện gần đây nơi đó có một sư, người đã là đệ tử của ta mười năm trước đây. Người đó đã trở nên thiện nghệ trong kiếm đạo đến mức người đó vứt cả kiếm đi và trở thành một sannyasin. Người đó là người kế tục xứng đáng của ta. Người đó chưa bao giờ thách đấu ta cả, và người đó là người duy nhất có thể thách đấu và thậm chí đánh bại ta. Cho nên trước hết hãy tới và thách đấu với sư đó. Nếu anh có thể đánh bại người đó, thế thì hãy tới ta. Nếu anh không thể đánh bại người đó, vứt ý tưởng này đi.”
Đệ tử này lập tức lên đường tới tu viện đó. Trước sáng anh ta đã ở đó rồi. Anh ta thách đấu sư này. Anh ta không thể tin được rằng sư này có thể là bậc thầy kiếm đạo - gầy còm và mảnh khảnh, liên tục thiền, chỉ ăn một bữa mỗi ngày. Sư này lắng nghe và cười phá lên, và ông ta nói, “Anh đã tới để cho ta việc thách đấu sao? Thậm chí thầy ta cũng chẳng thể thách đấu ta, thậm chí ông ấy cũng còn sợ nữa là.”
Lắng nghe điều này, đệ tử này hoàn toàn phát điên! Anh ta nói, “Đứng dậy ngay lập tức! Đây là lưỡi kiếm mà tôi đã mang tới để cho ông biết rõ rằng ông là một sư và có thể không có kiếm. Ra vườn đi. Đây là xỉ nhục, và tôi sẽ không nghe đâu.”
Sư nhìn một cách hoàn toàn không xao động. Ông ấy nói, “Anh chỉ là đứa trẻ, anh không phải là chiến binh. Anh sẽ bị giết ngay lập tức. Tại sao anh yêu cầu chết một cách không cần thiết thế?”
Điều đó làm cho anh ta càng giận hơn cho nên cả hai đi ra vườn. Sư nói, “Ta không cần kiếm đâu, bởi vì thầy thực sự không bao giờ cần nó cả. Ta không định công kích anh, ta chỉ cho anh một cơ hội để tấn công ta để cho lưỡi kiếm của anh bị gẫy. Anh không xứng với ta. Anh là trẻ con, và mọi người sẽ cười ta nếu ta cầm kiếm đánh lại anh.”
Thế thì quá lắm! Cậu thanh niên nhảy lên - nhưng thế rồi anh ta thấy rằng nhà sư đứng dậy. Mãi cho tới giờ nhà sư vẫn chỉ ngồi; bây giờ ông ấy đứng dậy, nhắm mắt lại, và bắt đầu lắc lư bên nọ sang bên kia - rồi bỗng nhiên chàng thanh niên thấy rằng nhà sư đã biến mất. Chỉ còn một cột năng lượng - không mặt mũi, chỉ một cột năng lượng rắn chắc, lắc lư. Anh ta trở nên hoảng sợ và bắt đầu rút lui, còn cột năng lượng thì bắt đầu đi về phía anh ta, lắc lư. Anh ta ném chiếc kiếm đi và kêu la thất thanh, “Cứu tôi với!”
Nhà sư ngồi xuống lại và bắt đầu cười. Khuôn mặt ông ấy trở lại, năng lượng biến mất, và ông ấy nói, “Ta bảo anh trước: ngay cả thầy anh cũng chẳng sánh được với ta. Về bảo ông ấy thế.”
Vã mồ hôi, run rẩy, bồn chồn, đệ tử này trở về với thầy và nói, “Tôi thật biết ơn vì lòng từ bi của thầy với tôi. Tôi không không xứng với thầy. Thậm chí sư đó đã có thể tiêu diệt tôi hoàn toàn. Nhưng một điều tôi không thể nào dung thứ được, đó là tại sao tôi dính líu vào đó. Ông ấy nói, “Ngay cả thầy anh cũng không xứng với ta.”
Thầy bắt đầu cười ngặt nghẽo và ông ấy nói, “Vậy là thằng nhãi ranh đó còn chơi trò mẹo với anh nữa sao? Anh giận lên chứ gì? Thế thì anh ta có thể thấy qua anh, bởi vì giận dữ là lỗ hổng trong bản thể. Và điều đó đã trở thành mẹo cơ bản của anh ta. Bất kì khi nào ta phái ai đó tới anh ta, là anh ta bắt đầu nói chống lại ta, còn đệ tử của ta thì tất nhiên trở nên giận dữ. Khi họ giận dữ, anh ta tìm ra rằng họ có chỗ sơ hở, và khi anh có sơ hở thì thì anh không thể đánh nhau được.”
Bất kì khi nào bạn giận dữ, bản thể bạn đều bị hở. Bất kì khi nào bạn ham muốn, bản thể bạn đều có lỗ hổng trong nó. Bất kì khi nào bạn ghen tị, tràn đầy với căm ghét, với dục, bạn không còn là cột năng lượng. Do đó chư phật đã dạy chúng ta vô ham muốn, bởi vì bất kì khi nào bạn vô ham muốn, năng lượng không chuyển ra ngoài, năng lượng đi vào trong. Nó trở thành vòng tròn bên trong, nó trở thành trường điện, trường điện sinh học. Khi trường này có đó, không lỗ hở nào, bạn là cột trụ; bạn không thể bị đánh bại. Nhưng bạn không nghĩ tới thắng lợi, nhớ lấy, đấy, bởi vì nếu bạn nghĩ tới thắng lợi bạn không thể là cây cột trụ năng lượng được. Thế thì ham muốn đó trở thành lỗ hở.
Bạn yếu, không phải bởi vì người khác mạnh, bạn yếu bởi vì bạn tràn đầy với biết bao nhiêu ham muốn. Bạn bị đánh bại, không phải bởi vì người khác tinh ranh và láu cá hơn bạn - bạn bị bại vì bạn có nhiều lỗ hở quá.
Tathata - chấp nhận, chấp nhận toàn bộ, có nghĩa là không ham muốn. Ham muốn phát sinh từ việc không chấp nhận. Bạn không thể chấp nhận một tình huống nào đó, cho nên ham muốn phát sinh. Bạn sống trong lều và bạn không thể chấp nhận điều đó; điều này là quá lắm cho bản ngã, bạn muốn cung điện - thế thì bạn là người nghèo, nhưng không phải vì bạn sống trong lều, không. Trong lều, nhiều hoàng đế đã sống. Phật đã sống dưới gốc cây, và ông ấy không phải là người nghèo. Bạn không thể tìm ra một người nào giầu hơn ở bất kì đâu.
Không, lều của bạn không làm cho bạn nghèo. Khoảnh khắc bạn ham muốn cung điện thì bạn là người nghèo. Và bạn không nghèo bởi người khác đang sống trong cung điện, bạn nghèo vì ham muốn sống trong cung điện tạo ra so sánh với chiếc lều. Bạn trở nên ghen tị. Bạn thành nghèo.
Bất kì khi nào có bất mãn, đều có nghèo khó; bất kì khi nào không có bất mãn, bạn giầu có. Và bạn có giầu sang đến mức không kẻ cắp nào có thể đánh cắp được; bạn có giầu sang đến mức không chính phủ nào có thể lấy chúng đi bằng việc đánh thuế; bạn có giầu sang không thể nào bị lấy đi từ bạn theo bất kì cách nào. Bạn có một pháo đài cho bản thể mình, không gì phá vỡ nổi, không gì có thể xuyên thấu nổi.
Một khi ham muốn chuyển động và năng lượng của bạn rơi mất, bạn trở nên yếu đuối qua ham muốn, bạn trở nên yếu đuối qua khao khát. Bất kì khi nào bạn không khao khát và mãn nguyện, bất kì khi nào không có gì chuyển động, khi toàn thể bản thể bạn tĩnh lặng, thế thì, Trang Tử nói, bạn là pháo đài không thể xuyên thấu được. Lửa không thể đốt cháy bạn, cái chết là không thể có. Đó là ý nghĩa của: lửa không thể đốt cháy bạn; cái chết là không thể có được, bạn không thể chết. Bạn đã có được chìa khoá bí mật của cuộc sống vĩnh hằng.
Và đôi khi điều này xảy ra trong những hoàn cảnh thông thường nữa. Một ngôi nhà bị cháy - mọi người đều chết chỉ trừ một đứa nhỏ còn sống. Có một tai nạn - người già chết hết đứa trẻ nhỏ lại sống. Mọi người nói điều đó là một phép mầu, ân huệ của Thượng đế. Không, chẳng có gì thuộc loại đó cả, đấy chỉ là vì đứa trẻ chấp nhận tình huống đó thôi. Nhưng người tinh ranh thì bắt đầu chạy và cố gắng cứu mạng mình, họ làm cho bản thân mình gặp rắc rối. Đứa trẻ ở đấy. Nó thậm chí không biết rằng điều gì đang xảy ra, rằng nó sắp chết. Đứa trẻ được cứu qua cái hồn nhiên của nó.
Điều đó xảy ra hàng ngày. Bạn cứ đi và quan sát ban đêm ở các quán rượu, tiệm rượu xem, người say ngã trên phố, nằm trong cống rãnh, hoàn toàn hạnh phúc. Đến sáng thì họ sẽ tỉnh dậy. Họ có thể bị thâm tím một chút nhưng chẳng hại gì xảy ra cho thân thể họ. Xương họ không bị đụng chạm. Họ không bị gẫy xương gì cả.
Bạn cứ thử ngã như người say trên phố xem - lập tức bạn sẽ bị gẫy xương. Người đó thì ngã như thế hàng ngày, hàng đêm, nhiều lần, chẳng có gì xảy ra cho người đó cả. Vấn đề là gì, bí mật là gì? Khi người đó say thì không có ham muốn. Người đó hoàn toàn thoải mái, ở đây và bây giờ. Khi người đó say, người đó không sợ, không có nỗi sợ, và khi không có nỗi sợ, không có tinh ranh.
Tinh ranh tới từ sợ. Cho nên người càng sợ, bạn sẽ thấy cái tinh ranh càng có trong anh ta. Người bạo dạn thì không tinh ranh, anh ta có thể phụ thuộc vào bạo dạn của mình; nhưng một người sợ hãi, kẻ hèn nhát, có thể chỉ phụ thuộc vào việc tinh ranh. Người ta càng kém cỏi, càng tinh ranh. Người ta càng cao siêu càng hồn nhiên. Tinh ranh là cái thay thế. Khi người ta say, say khướt, tương lai biến mất và quá khứ biến mất.
Tôi đã từng nghe: có lần chuyện xảy ra là Mulla Nasruddin đang bước đi cùng vợ, say khướt. Cô ấy tìm ra anh ta đang nằm trên phố và đem anh ta về nhà. Tất nhiên, như thường lệ, cô ấy cãi lí, và thắng trong mọi luận cứ, bởi vì cô ấy có mỗi mình. Mulla Nasruddin không có đó; anh ta đơn giản đi cùng với cô ấy.
Thế rồi bỗng nhiên cô ấy thấy một con bò điên xông tới. Không còn thời gian để cảnh báo cho Nasruddin, thế là cô ấy nhảy phứa vào bụi cây. Con bò điên tiến tới và húc Nasruddin lên cao mét rưỡi trong không trung. Anh ta ngã nhào xuống mương, và khi anh ta lồm cồm bò ra khỏi mương anh ta nhìn vợ và nói, “Nếu em làm điều này với anh lần nữa, anh sẽ thực sự mất bình tĩnh đấy. Thế này thì quá lắm!”
Rượu thường đem lại nhiều sức mạnh khi người ta bị say, còn nói gì tới Đạo, say sưa tuyệt đối? Nói gì tới Krishna hay Phật, những người say vĩ đại nhất - say với điều thiêng liêng đến mức thậm chí một dấu vết của bản ngã cũng không còn lại? Bạn không thể làm tổn thương họ bởi vì họ không có đó, bạn không thể xúc phạm họ bởi vì chẳng có ai sẽ chống lại sự xúc phạm và tạo ra vết thương. Sự xúc phạm của bạn sẽ đi qua họ, dường như đi qua ngôi nhà trống. Con thuyền của họ trống rỗng. Làn gió thoảng qua không rào chắn nào. Khi gió thoảng qua, ngôi nhà thậm chí cũng chẳng biết rằng gió đã có đó.
Quyến rũ của rượu là thực bởi vì bạn còn bản ngã thế. Bạn quá bị nặng gánh bởi nó và đôi khi bạn muốn quên nó đi. Cho nên thế giới sẽ phải theo rượu hay theo Đạo - đấy là những cách thay thế. Chỉ người tôn giáo, người thực sự tôn giáo, mới có thể vượt ra ngoài rượu, ma tuý, thuốc phiện - bất kì kiểu ma tuý nào. Chỉ người tôn giáo mới có thể vượt ra ngoài chúng; ngoài ra làm sao bạn có thể vượt ra ngoài chúng được? Bản ngã quá nhiều, gánh nặng quá nhiều, nó thường xuyên trên đầu bạn. Bạn phải quên bản thân mình.
Nhưng nếu rượu có thể làm nhiều thế, bạn không thể nhận được điều mà rượu của điều thiêng liêng có thể làm. Rượu này đang làm gì vậy? Với những khoảnh khắc nào đó, qua thay đổi hoá học trong não, trong thân thể, bạn quên mất bản thân mình. Nhưng điều này chỉ tạm thời. Sâu bên trong bạn vẫn có đó, và sau vài giờ tác động hoá học qua đi, thân thể bạn đã ném điều thiêng liêng ra và bản ngã lại khẳng định nó lần nữa.
Nhưng có một loại rượu, tôi bảo bạn - Thượng đế là rượu đó, Đạo, hay bất kì cái tên nào bạn thích gọi nó. Một khi bạn đã nếm nó, bản ngã mất vĩnh viễn. Không ai trở lại từ việc say đó.
Đó là lí do tại sao người Sufi bao giờ cũng nói về rượu, người Sufi bao giờ cũng nói về đàn bà. Đàn bà không phải là đàn bà bạn biết - Thượng đế là đàn bà. Và rượu của họ không phải là rượu bạn biết - Thương đế là rượu. Omar Khayyam đã bị hiểu lầm, cực kì hiểu lầm, bởi vì Fitzgerald đã bị hiểu lầm trên khắp thế giới. Rubaiyat của Omar Khayyam dường như được viết ra để ca ngợi rượu và đàn bà, nhưng nó không phải thế chút nào. Omar Khayyam là người Sufi, một nhà huyền môn. Ông ấy nói về rượu tới từ Đạo, ông ấy nói về rượu trong đó bạn bị mất vĩnh viễn. Chất say này, chất say thiêng liêng này, không phải là nhất thời, không phải là không nhất thời, không phải là tạm bợ - nó là vĩnh hằng.
Và người Sufi nói về Thượng đế như đàn bà. Việc ôm choàng đó là vĩnh hằng, nó là tối thượng; thế thì không có tách biệt. Nếu bạn có thể hiểu điều này thế thì bạn thông minh, nhưng không phải qua mưu mô của bạn, không phải qua tinh ranh, số học, logic của bạn.
Nếu bạn có thể, nhìn sâu vào sự tồn tại đi. Từ đâu bạn đã tới? Bạn đang đi đâu? Bạn đánh nhau với ai, và tại sao? Cùng những khoảnh khắc này bạn đang mất đi trong tranh đấu thì cũng có thể trở thành cực lạc. Bây giờ nhìn vào lời kinh: Cái toàn thể.
Bạn nghĩ bản thân mình là cá nhân. Bạn sai rồi. Chỉ cái toàn thể mới tồn tại. Điều này là giả - cái bề ngoài này : tôi nghĩ tôi đây. Đây là điều giả tạo nhất trên thế giới. Và bởi vì cái ‘tôi đây’ tranh đấu mới phát sinh. Nếu tôi có đấy, thế thì cái toàn thể này dường như thù địch; thế thì mọi thứ dường như chống lại tôi.
Không phải là mọi thứ đều chống bạn đâu - nó không thể thế được! Cây cối này đã giúp bạn, bầu trời này đã giúp bạn, nước này đã giúp bạn, trái đất này đã tạo ra bạn. Thế thì tự nhiên là mẹ bạn. Làm sao người mẹ có thể chống bạn? Bạn đã bắt nguồn từ bà ấy. Nhưng bạn nghĩ mình có đấy như một cá nhân, và thế thì tranh đấu nảy sinh. Nó là một phía. Bạn bắt đầu tranh đấu, và tự nhiên cứ cười mãi, Thượng đế cứ tận hưởng. Thậm chí trong một đứa nhỏ, khoảnh khắc nó bắt đầu cảm thì tranh đấu nảy sinh.
Trong một siêu thị, một đứa nhỏ cứ đòi mãi đồ chơi. Người mẹ nói một cách cả quyết, “Không, mẹ không định mua nó đâu. Con đã có đủ rồi.”
Đứa trẻ giận dữ và nói, “Mẹ ơi, con chưa bao giờ thấy con gái kém cỏi nào như mẹ cả, mẹ là kém cỏi nhất.”
Người mẹ nhìn đứa trẻ, nhìn vào mặt nó, vào sự giận dữ trên nó, và cô ấy nói, “Đợi đấy, con chắc chắn sẽ gặp một đứa con gái kém cỏi thực sự. Đợi đấy!”
Trong một ngôi nhà, người mẹ cứ nhất quyết rằng đứa nhỏ phải làm bài tập ở nhà. Nó không chịu nghe và cứ chơi đồ chơi, cho nên cô ta nói, “Con có nghe lời mẹ hay không nào?”
Đứa trẻ ngước mắt lên và nói, “Mẹ nghĩ con là ai - bố sao?”
Chỉ trẻ nhỏ, và việc đánh nhau bắt đầu - bản ngã đã nảy sinh. Nó chỉ biết bố có thể bị làm cho im lặng, nhưng không phải nó. Khoảnh khắc đứa trẻ cảm thấy nó là tách biệt thì sự thống nhất tự nhiên bị phá vỡ, và thế thì toàn bộ cuộc sống của nó trở thành sự vật lộn và tranh đấu.
Tâm lí học phương Tây nhấn mạnh rằng bản ngã cần phải được làm mạnh thêm. Đó là khác biệt giữa thái độ phương Đông và phương Tây. Tâm lí học phương Tây nhấn mạnh rằng bản ngã phải được làm mạnh thêm; trẻ con phải có bản ngã mạnh, nó phải tranh đấu, vật lộn, chỉ thế thì nó mới chín chắn.
Đứa trẻ trong bụng mẹ, là một với người mẹ, thậm chí không biết rằng nó hiện hữu - nó hiện hữu, không tâm thức nào. Theo nghĩa sâu sắc thì tất cả tâm thức đều ốm yếu. Không phải là nó vô thức - nó là nhận biết. Bản thể nó có đó, nhưng không có bất kì tự ý thức nào. Cái hiện hữu có đó, nhưng cái tôi còn chưa được sinh ra. Đứa trẻ cảm, sống, là tràn đầy sống động, nhưng chưa hề cảm thấy rằng mình là tách biệt. Người mẹ và đứa trẻ là một.
Thế rồi đứa trẻ được sinh ra. Phân cách đầu tiên xảy ra, và tiếng khóc đầu tiên. Bây giờ nó chuyển động, con sóng đang chuyển đi xa khỏi đại dương. Tâm lí học phương Tây nói: Chúng ta sẽ huấn luyện đứa trẻ này thành độc lập, thành cá nhân. Tâm lí học của Jung được biết tới như cách cá nhân hoá. Nó phải trở thành một cá nhân, hoàn toàn tách biệt. Nó phải tranh đấu. Đó là lí do tại sao, ở phương Tây, không có nhiều nổi dậy trong thế hệ trẻ. Nổi dậy này không do thế hệ trẻ tạo ra, nổi dậy này do Freud, Jung, Alder và đoàn nhóm tạo ra. Họ đã nêu ra điều cơ sở.
Tranh đấu sẽ cho bạn bản ngã mạnh. Nó sẽ hình thành nên bạn. Cho nên tranh đấu với mẹ, tranh đấu với bố, tranh đấu với thầy giáo, tranh đấu với xã hội. Cuộc sống là cuộc vật lộn. Và Darwin đã tuyên bố toàn bộ xu hướng này khi ông ấy nói chỉ kẻ mạnh nhất mới sống còn; cuộc sống nghĩa là sống còn của kẻ mạnh nhất. Cho nên bạn càng mạnh về bản ngã, càng có nhiều cơ hội để bạn sống còn.
Phương Tây sống qua chính trị, phương Đông có một thái độ hoàn toàn khác… và Đạo là cốt lõi, chính tinh hoa của tâm thức phương Đông. Nó nói: không cá nhân, không bản ngã, không tranh đấu, trở thành một với người mẹ; không có kẻ thù, vấn đề không phải là ở chinh phục.
Ngay cả một người, một người rất hiểu biết, một người rất thấu đáo, một người logic như Bertrand Russell, cũng nghĩ dưới dạng chinh phục - chinh phục tự nhiên, xâm chiếm tự nhiên. Khoa học dường như là cuộc vật lộn, trận chiến với tự nhiên: làm sao để bẻ gẫy khoá, làm sao để mở các bí mật, làm sao để chiếm đoạt các bí mật từ tự nhiên.
Tâm thức phương Đông hoàn toàn khác. Tâm thức phương Đông nói: Bản ngã là vấn đề, đừng làm cho nó mạnh hơn, đừng tạo ra bất kì tranh đấu nào. Và không phải là tồn tại của kẻ mạnh nhất mà là tồn tại của người khiêm tốn nhất.
Đó là lí do tại sao tôi cứ nhấn mạnh đi nhấn mạnh lại rằng Jesus là từ phương Đông; đó là lí do tại sao ông ấy không thể được hiểu ở phương Tây. Phương Tây đã hiểu lầm ông ấy. Phương Đông có thể đã hiểu ông ấy bởi vì phương Đông biết Lão Tử, Trang Tử, Phật, và Jesus thuộc về họ. Ông ấy nói: Những người cuối cùng sẽ là người đầu tiên trong vương quốc của Thượng đế. Người khiêm tốn nhất, người hiền lành nhất, sẽ có vương quốc của Thượng đế. Người nghèo về tâm linh là mục đích. Ai là người nghèo về tâm linh? Thuyền rỗng, người không là gì cả - không tự nói về cái gì, không sở hữu cái gì, không cái ta. Người đó sống như sự vắng mặt.
Tự nhiên trao các bí mật của nó. Không cần phải chiếm đoạt, không cần phải giết chết, không cần phải bẻ khoá. Yêu tự nhiên, và tự nhiên trao cho bạn bí mật của nó. Tình yêu là chìa khoá. Chinh phục là ngớ ngẩn.
Vậy điều gì đã xảy ra ở phương Tây? Chinh phục này đã phá huỷ toàn bộ tự nhiên. Cho nên bây giờ có tiếng kêu về sinh thái, làm sao khôi phục được cân bằng. Chúng ta đã phá huỷ tự nhiên hoàn toàn, bởi vì chúng ta đã bẻ tất cả các khoá và chúng ta đã phá huỷ toàn bộ sự cân bằng. Và bây giờ thông qua cái không cân bằng đó nhân loại sẽ chết chẳng chóng thì chầy.
Trang Tử bây giờ có thể được hiểu, bởi vì ông ấy nói: Đừng tranh đấu với tự nhiên. Ở trong tình yêu sâu sắc, trở thành một đến mức qua tình yêu đó, từ trái tim qua trái tim, bí mật sẽ được trao cho. Và bí mật này là ở chỗ bạn không phải là cá nhân, bạn là cái toàn thể. Và tại sao thoả mãn chỉ việc là một bộ phận? Tại sao không là cái toàn thể? Tại sao không sở hữu toàn bộ vũ trụ? Tại sao sở hữu những vật nhỏ bé?
Ramateertha hay nói, “Khi tôi nhắm mắt lại, tôi thấy các ngôi sao di chuyển trong tôi, mặt trời mọc trong tôi, trăng lên trong tôi. Tôi thấy đại dương và bầu trời. Tôi là cái bao la, tôi là toàn bộ vũ trụ.”
Khi lần đầu tiên ông ấy tới phương Tây và bắt đầu nói những điều này, mọi người nghĩ ông ấy đã phát rồ. Ai đó hỏi ông ấy, “Ai tạo ra thế giới này?”
Ông ấy nói, “Tôi đấy, nó là bên trong tôi.”
Cái tôi này không phải là bản ngã, không phải là cá nhân; cái tôi này là vũ trụ, Thượng đế. Ông ấy có vẻ dở hơi. Lời tuyên bố này có vẻ quá đáng. Nhưng nhìn vào mắt ông ấy: không có bản ngã. Ông ấy không khẳng định điều gì, ông ấy đơn giản phát biểu một sự kiện.
Bạn là thế giới! Tại sao là một phần, một phần nhỏ nhoi, và tại sao tạo ra rắc rối không cần thiết khi bạn có thể là cái toàn thể?
Lời kinh này có liên quan tới tính toàn thể. Đừng là cá nhân, hãy là cái toàn thể. Đừng là bản ngã. Khi bạn có thể trở thành điều thiêng liêng, tại sao thoả mãn với điều xấu xí, nhỏ nhoi, nhỏ bé vậy?
Làm sao con người thực của Đạo
bước qua tường không cản trở
và đứng trong lửa lại không bị đốt cháy?
Ai đó đã hỏi Trang Tử, “Chúng tôi nghe nói rằng con người của Đạo có thể bước qua tường không cản trở. Sao vậy?” Nếu bạn không có cản trở nào bên trong mình, không cản trở nào có thể ngăn cản bạn được. Đây là một qui luật. Nếu bạn không có cản trở nào bên trong mình, trong tim bạn, toàn bộ thế giới là mở ra với bạn. Không có kháng cự. Thế giới này chỉ là sự phản xạ, nó là tấm gương lớn; nếu bạn có kháng cự, thế thì toàn bộ thế giới có kháng cự.
Có lần chuyện xảy ra là nhà vua xây dựng một cung điện lớn, một cung điện có một triệu tấm gương - tất cả các bức tường đều bao phủ bằng gương. Một con chó đi vào cung điện và nó thấy một triệu con chó khắp xung quanh. Cho nên, vì là một con chó rất thông minh, nên nó bắt đầu sủa để tự bảo vệ mình khỏi một triệu con chó tất cả bao quanh nó. Cuộc sống của nó đang trong nguy hiểm. Nó phải trở nên căng thẳng, nó bắt đầu sủa. Và khi nó bắt đầu sủa thì cả triệu con chó cũng bắt đầu sủa theo.
Đến sáng người ta thấy con chó chết. Và nó ở đó mỗi một mình, chỉ toàn gương. Không ai đánh nhau với nó, không ai có đó mà đánh nhau, nhưng nó nhìn vào chính nó trong gương và trở nên sợ hãi. Và khi nó bắt đầu đánh nhau, sự phản xạ gương cũng bắt đầu đánh nhau. Nó có một mình, với cả triệu và triệu con chó xung quanh nó. Bạn có thể tưởng tượng được địa ngục nó đã sống qua đêm đó không?
Bạn đang sống trong địa ngục đó ngay bây giờ đấy; hàng triệu và hàng triệu con chó đang sủa quanh bạn. Trong mọi tấm gương, trong mọi mối quan hệ, bạn đều thấy kẻ thù. Con người của Đạo có thể bước qua tường bởi vì người đó không có bức tường nào trong tim mình cả. Con người của Đạo không thấy kẻ thù ở đâu cả vì người đó không có kẻ thù bên trong. Con người của Đạo thấy mọi tấm gương trống vắng, tất cả con thuyền đều trống rỗng, bởi vì con thuyền của riêng người đó là rỗng. Người đó được soi gương, người đó không có khuôn mặt của riêng mình, cho nên làm sao bạn có thể soi gương, làm sao bạn có thể phản xạ con người của Đạo? Tất cả gương đều im lặng. Con người của Đạo bước qua - không dấu chân nào để lại đằng sau, không dấu vết. Tất cả các tấm gương vẫn còn im lặng. Không cái gì phản xạ người đó, bởi vì người đó không có đó, người đó vắng mặt.
Khi bản ngã biến mất, bạn vắng mặt, và thế thì bạn là cái toàn thể. Khi bản ngã có đó, bạn có mặt, và bạn chỉ là một phần nhỏ nhoi, một phần rất nhỏ nhoi, và rất xấu nữa. Phần đó bao giờ cũng sẽ xấu. Đó là lí do tại sao chúng ta phải cố gắng làm cho nó đẹp lên theo nhiều cách thế. Nhưng một người với bản ngã thì không thể đẹp được. Cái đẹp xảy ra chỉ cho những người không có bản ngã. Thế thì cái đẹp có điều gì đó của cái chưa biết trong nó, cái gì đó không đo được.
Nhớ lấy điều này: xấu xí có thể đo được. Nó có giới hạn. Cái đẹp, cái gọi là đẹp, có thể đo được. Nó có giới hạn. Nhưng cái thực sự đẹp thì không thể đo được - nó không có giới hạn. Nó là bí ẩn - nó cứ tiếp diễn mãi. Bạn không thể kết thúc với vị phật. Bạn có thể đi vào ông ấy, và bạn sẽ không bao giờ đi ra nữa. Vô tận! Cái đẹp của ông ấy không bao giờ kết thúc.
Nhưng bản ngã cứ cố gắng để đẹp. Bằng cách nào đó bạn nhớ cái đẹp của cái toàn thể; bằng cách nào đó bạn nhớ cái im lặng của bụng mẹ; bằng cách nào đó sâu bên trong bạn biết phúc lạc của việc là một, hợp nhất, thống nhất với sự tồn tại. Bởi vì điều đó mà nhiều ham muốn nảy sinh. Bạn biết cái đẹp của việc là thượng đế và bạn phải sống giống như một kẻ ăn xin. Cho nên bạn phải làm gì? Bạn tạo ra khuôn mặt, bạn tô vẽ bản thân mình. Nhưng sâu bên trong cái xấu vẫn còn, bởi vì tất cả tô vẽ thì chỉ là tô vẽ thôi.
Có lần chuyện xảy ra là một phụ nữ đang bước đi trên bãi biển. Cô ấy thấy một cái chai, mở nó ra, và một thiên thần bay ra. Và, giống như mọi thiên thần thực sự khác, thiên thần này nói, “Cô đã phá vỡ nhà tù cho tôi, cô đã giải phóng tôi. Cho nên bây giờ cô có thể yêu cầu bất kì cái gì và tôi sẽ hoàn thành ham muốn hay ước nguyện tha thiết nhất của cô.”
Không phải ngày nào cũng gặp được thiên thần đâu, không phải trên mọi bãi bể, trong mọi cái chai. Điều đó hiếm khi xảy ra, và chỉ có trong chuyện cổ thôi. Nhưng người phụ nữ này thậm chí không nghĩ ngợi lấy một khoảnh khắc. Cô ấy nói, “Tôi muốn trở thành người đẹp - tóc như Elizabeth Taylor, mắt như Brigitte Bardot, thân thể như Sophia Loren.”
Thiên thần nhìn lại, rồi nói, “Cô yêu quí, xin cho tôi trở lại trong chai.”
Và đây chính là điều tất cả các bạn đang đòi hỏi - mọi người đều đòi hỏi điều này - đây là lí do tại sao thiên thần đã biến mất khỏi thế giới này. Họ quá sợ các bạn, các bạn đang đòi hỏi điều không thể được. Điều đó không thể nào xảy ra được bởi vì bộ phận không bao giờ có thể đẹp được.
Nghĩ mà xem: tay mình có thể bị chặt đứt mất - liệu rằng cái tay đó có thể đẹp không? Nó sẽ trở nên ngày càng xấu hơn, nó sẽ huỷ hoại, nó sẽ bắt đầu bốc mùi. Làm sao tay tôi có thể đẹp khi tách rời khỏi tôi? Phân tách đem lại cái chết; hợp nhất đem lại cuộc sống. Trong cái toàn thể bạn sống động; đơn độc, tách biệt, bạn đã chết hay đang chết.
Mắt tôi, nếu lấy chúng ra, chúng là gì? Thậm chí đá, đá mầu sẽ còn đẹp hơn chúng bởi vì chúng vẫn cùng với cái toàn thể. Ngắt một đoá hoa ra; thế thì nó không đẹp nữa, vinh quang đã mất. Nó đã đẹp chỉ vào khoảnh khắc trước, khi nó còn được nối liền với gốc rễ, với đất. Mất gốc, bạn nổi như bản ngã. Bạn ốm yếu, và bạn sẽ vẫn còn ốm yếu, và không gì có thể có ích cả. Tất cả nỗ lực của bạn, dù láu cá đến đâu, cũng đều sẽ thất bại.
Chỉ trong cái toàn thể bạn mới đẹp.
Chỉ trong cái toàn thể bạn mới đáng yêu.
Chỉ trong cái toàn thể ân huệ mới là có thể.
Không phải bởi vì tinh ranh mà con người của Đạo bước qua tường mà không cản trở nào, và đứng trong lửa mà không bị đốt cháy. Đó là:
Không phải vì láu lỉnh và liều lĩnh
không phải vì người đó có học -
bởi vì người đó đã gạt bỏ.
Việc học đi vào trong bản ngã; việc học làm mạnh thêm bản ngã. Đó là lí do tại sao các nhà phê bình, các brahmin, các học giả, đều có bản ngã tinh vi. Việc học đem cho họ phạm vi tri thức, việc học đem cho họ không gian. Họ trở thành khối u, bản ngã. Thế thì toàn bộ bản thể họ bị bản ngã khai thác.
Một người càng học nhiều càng khó để cho người đó sống cùng, càng khó để người đó có quan hệ với, càng khó cho người đó đạt tới đền đài. Việc biết tới Thượng đế là gần như là không thể được cho người đó bởi vì bản thân người đó bây giờ sống như một khối u, và khối u có cuộc sống của riêng nó - bây giờ nó là khối u bản ngã. Và nó khai thác. Bạn càng biết nhiều, càng ít khả năng có đó cho lời cầu nguyện xảy ra.
Cho nên, Trang Tử nói, đấy không phải là vì tính láu lỉnh; người đó không tính toán, người đó không láu lỉnh hay liều lĩnh, bởi vì liều lĩnh, láu lỉnh, tính toán, tất cả đều là một phần của bản ngã. Con người của Đạo không là người hèn nhát cũng không liều lĩnh. Người đó không biết liều lĩnh là gì, hèn nhát là gì. Người đó sống. Người đó không phải là tự ý thức, không phải bởi vì người đó đã học bởi vì người đó đã gạt bỏ. Cái toàn thể của tôn giáo là một quá trình gạt bỏ. Việc học là quá trình của bản ngã, việc gạt bỏ là quá trình của vô ngã. Học, con thuyền bạn tràn đầy, đầy với bản thân bạn.
Chuyện xảy ra là Mulla Nasruddin có chiếc phà, và khi thời gian không lợi thì anh ấy sẽ chở khách từ bờ này sang bờ kia.
Một hôm một học giả lớn, một nhà ngữ pháp, một nhà phê bình, đi qua trong chiếc phà của anh ta để sang bờ bên kia. Nhà phê bình này hỏi Nasruddin , “Anh có biết Koran không? Anh đã học về kinh này chưa?”
Nasruddin nói, “Chưa, chưa lần nào.”
Học giả này nói, “Nửa đời anh phí hoài.”
Thế rồi bỗng nhiên một cơn bão lốc nổi lên và chiếc thuyền nhỏ bị đẩy ra xa bờ. Vào bất kì lúc nào nó cũng sẽ chìm. Nasruddin hỏi, “Thưa ông, ông có biết bơi không?”
Người này rất sợ hãi, vã mồ hôi. Ông ta nói, “Không.”
Nasruddin nói, “Thế thì cả đời ông đã phí hoài. Tôi đi đây!”
Bây giờ, con thuyền này không thể nào sang tới bờ bên kia. Nhưng mọi người nghĩ việc học có thể trở thành con thuyền, hay việc học có thể trở thành việc thay thế cho bơi lội. Không! Kinh sách liệu có thể trở thành thuyền được không? Không, chúng quá nặng nề. Bạn có thể chết chìm với chúng nhưng bạn không thể nào đi qua sông được. Gạt bỏ sẽ làm cho bạn vô trọng lượng, gạt bỏ sẽ làm cho bạn lại thành hồn nhiên.
Khi bạn không biết, trong cái không biết đó điều gì xảy ra? Hiện tượng đẹp nhất... Cực lạc đẹp nhất xảy ra khi bạn không biết - có im lặng khi bạn không biết. Ai đó hỏi một câu hỏi và bạn không biết. Cuộc sống là câu đố, và bạn không biết. Mọi nơi đều bí ẩn và bạn đang đứng đó không biết, ngạc nhiên. Khi bạn không biết thì có ngạc nhiên, và ngạc nhiên là phẩm chất tôn giáo nhất. Phẩm chất tôn giáo sâu sắc nhất là ngạc nhiên. Chỉ trẻ con mới có thể ngạc nhiên. Người đã biết không thể ngạc nhiên được, và không có ngạc nhiên thì chẳng ai đạt tới điều thiêng liêng. Chính với trái tim ngạc nhiên mà mọi sự mới là bí ẩn… một con bướm là một điều bí ẩn, một hạt mầm đâm chồi là một bí ẩn.
Và nhớ lấy, không cái gì đã được giải quyết: tất cả khoa học của bạn chẳng làm được gì. Hạt mầm đâm chồi vẫn là bí ẩn và nó cứ còn là một bí ẩn. Cho dù khoa học có thể tạo ra hạt mầm, việc đâm chồi vẫn còn là bí ẩn. Một đứa trẻ được sinh ra, đấy là một bí ẩn được sinh ra. Cho dù đứa trẻ có thể được tạo ra trong ống nghiệm, cũng chẳng khác biệt gì. Bí ẩn vẫn còn như cũ.
Bạn ở đây. Đó là điều bí ẩn thế. Bạn không giành được nó, bạn không thể nói với vũ trụ, “Tôi ở đây bởi vì tôi đã giành được nó.” Đó là món quà tuyệt đối, bạn ở đây chẳng bởi lí do nào hết cả. Nếu như bạn không ở đây, điều đó tạo ra khác biệt gì? Nếu bạn không ở đây, bạn có thể chống án ở toà án nào?
Sự tồn tại tuyệt đối này, việc thở vào thở ra này, khoảnh khắc này bạn đang ở đây, lắng nghe tôi, nghe ngọn gió thoảng, nghe chim chóc, khoảnh khắc bạn đang sống, là bí ẩn đến thế. Nếu bạn có thể đối diện với nó không có tri thức nào, bạn sẽ đi vào trong nó. Nếu bạn đối diện với nó không tri thức nào và bạn nói, “Tôi biết, tôi biết câu trả lời,” cánh cửa đóng lại - không phải bởi vì bí ẩn này, cánh cửa đóng lại bởi vì tri thức của bạn, lí thuyết của bạn, triết lí của bạn, thượng đế học của bạn, Ki tô giáo của bạn, Hindu giáo của bạn - chúng đóng cánh cửa.
Một người nghĩ mình biết thì không biết. Upanishad cứ nói mãi rằng một người nghĩ rằng mình không biết, lại biết. Socrates nói: Khi một người thực sự biết, anh ta chỉ biết một điều, rằng anh ta không biết. Trang Tử nói: đấy là vì người đó đã gạt bỏ. Bất kì cái gì thế giới này dạy cho người đó, bất kì cái gì xã hội dạy cho người đó, bất kì cái gì bố mẹ và người vị lợi dạy cho người đó, người đó đều loại bỏ hết. Người đó lại trở thành một đứa trẻ, đứa trẻ nhỏ. Mắt người đó lại tràn đầy với điều ngạc nhiên. Người đó nhìn khắp xung quanh và mọi nơi đều là bí ẩn.
Bản ngã giết chết bí ẩn. Dù đấy là bản ngã của nhà khoa học hay dù đó là bản ngã của học giả hay của triết gia, cũng chẳng khác biệt gì. Bản ngã nói, “Ta biết.” Và bản ngã nói, “Nếu ta không biết bây giờ, thế thì chẳng chóng thì chầy ta sẽ đi tới biết.” Bản ngã nói rằng chẳng có gì là không biết được.
Có hai phân loại cho bản ngã: cái biết và cái không biết. Cái biết là phần bản ngã đã đi qua, còn cái không biết là phần bản ngã sẽ đi: bản ngã cảm thấy rằng nó có thể du hành qua, nhưng chẳng có gì là không biết được cả.
Bản ngã không để lại bí ẩn gì trên thế giới này. Và khi không có bí ẩn gì quanh bạn, không có thể có bất kì bí ẩn gì bên trong. Khi bí ẩn biến mất, tất cả các bài ca biến mất; khi bí ẩn biến mất, thơ ca chết; khi bí ẩn biến mất, Thượng đế không ở trong đền, chẳng có gì ngoài tượng chết; khi bí ẩn biến mất không có khả năng nào cho tình yêu, bởi vì chỉ hai bí ẩn mới rơi vào tình yêu với nhau. Nếu bạn biết, thế thì không có khả năng nào cho tình yêu - tri thức chống lại tình yêu. Còn tình yêu bao giờ cũng dành cho gạt bỏ. Nhưng bởi vì người đó đã gạt bỏ:
Bản tính người đó chìm vào gốc rễ trong cái một.
Sinh khí người đó, sức mạnh người đó,
ẩn trong Đạo bí mật.
Bản tính người đó chìm vào gốc rễ… Bản ngã tồn tại trong đầu, nhớ lấy, và bạn có thể ngẩng đầu rất cao. Gốc rễ chính là ở cực kia của bản thể bạn.
Trang Tử và Lão Tử hay nói: Tập trung vào ngón chân. Nhắm mắt lại và đi vào trong ngón chân và còn lại ở đó. Điều đó sẽ cho bạn sự cân bằng. Cái đầu đã cho bạn quá nhiều mất cân bằng. Ngón chân sao..? Có vẻ như họ đùa. Họ ngụ ý điều đó, họ không đùa đâu. Họ đúng đấy. Chuyển ra khỏi đầu đi bởi vì đầu không phải là gốc rễ, và chúng ta ở tại đầu quá nhiều.
Bản tính người đó chìm vào gốc rễ, tới chính cội nguồn. Con sóng đi sâu hơn vào trong đại dương, vào trong cái một. Và nhớ lấy, cội nguồn là một. Sóng có thể có nhiều, hàng triệu, nhưng đại dương là một. Bạn tách biệt ở đó, tôi tách biệt ở đây, nhưng nhìn sâu thêm một chút vào gốc rễ và chúng ta là một; chúng ta giống như cành của cùng một cây. Nhìn vào cành và chúng là tách biệt, nhưng sâu bên dưới chúng là một.
Bạn càng đi sâu hơn, bạn sẽ thấy càng ít cái vô số, càng nhiều thống nhất hơn. Tại chỗ sâu nhất đó là cái một. Đó là lí do tại sao người Hindu lại nói về bất nhị, cái một, advait.
Sinh khí người đó, sức mạnh người đó,
ẩn trong Đạo bí mật.
Và bất kì khi nào sinh khí tới, con người của Đạo đều không thao túng, không do người đó tạo ra, nó do gốc rễ trao cho. Người đó là sinh động bởi vì người đó đã bắt rễ; người đó là sinh động bởi vì người đó đã nối với đại dương, với cái một. Người đó trở về ngọn nguồn, người đó đã về tới mẹ.
Khi người đó tất cả là một,
thì không có khiếm khuyết trong người đó
để có thể chèn chêm vào.
Và bất kì khi nào người ta bắt rễ trong cốt lõi sâu nhất của bản thể mình, chính là cái một, thế thì không có khiếm khuyết. Bạn không thể xuyên thấu vào người như vậy. Lưỡi kiếm không thể xuyên vào người đó, lửa không thể đốt cháy người đó. Làm sao bạn có thể phá huỷ được điều tối thượng? Bạn có thể phá huỷ cái tạm thời, làm sao bạn có thể phá huỷ được điều tối thượng? Bạn có thể phá huỷ con sóng, làm sao bạn có thể phá huỷ được đại dương? Bạn có thể phá huỷ cá nhân, nhưng bạn không thể phá huỷ được linh hồn. Hình hài có thể bị giết, nhưng cái vô hình…? Làm sao bạn giết chết cái vô hình? Bạn sẽ tìm đâu ra lưỡi kiếm có thể giết chết cái vô hình?
Krishna đã nói trong Gita, “Nainam chhedanti sashtrani - không kiếm nào có thể giết chết nó, không lửa nào có thể thiêu cháy nó.” Không phải là nếu bạn tới và giết Trang Tử thì bạn sẽ không thể nào giết được ông ấy. Bạn sẽ có thể giết được hình hài, nhưng hình hài không phải là Trang Tử - và ông ấy sẽ cười.
Chuyện xảy ra là Alexander từ Ấn Độ trở về thì bỗng nhiên ông ta nhớ tới Aristotle, thầy mình, một trong những nhà logic vĩ đại nhất.
Aristotle là cội nguồn nguyên thuỷ của tất cả những cái đần độn phương Tây, ông ấy là bố đẻ. Ông ấy đã tạo ra tâm trí logic. Ông ấy đã tạo ra phân tích, ông ấy đã tạo ra phương pháp giải phẫu, ông ấy đã tạo ra bản ngã và cá nhân, và ông ấy là thầy của Alexander.
Ông ấy đã bảo Alexander mang về một nhà huyền môn Hindu, một sannyasin, khi ông ta quay về, bởi vì các cực đối lập bao giờ cũng đáng quan tâm. Ông ấy phải đã quan tâm sâu sắc để biết nhà huyền môn Hindu này là gì. Người đó có thể là kiểu người nào mà sống bên ngoài logic, người nói chỉ có một không có hai, người nối tất cả mọi mâu thuẫn và ngược đời lại, người toàn bộ thái độ là tổng hợp, không phân tích? Một người chưa bao giờ tin vào bộ phận, người bao giờ cũng tin vào cái toàn thể, người đó có thể là kiểu người nào vậy?
Cho nên ông ấy bảo Alexander, “Khi nào bệ hạ quay về, xin đem theo một nhà huyền môn Hindu, một sannyasin. Tôi muốn gặp một người như vậy. Một người sống bên ngoài tâm trí và nói rằng có cái gì đó bên ngoài tâm trí, là một hiện tượng hiếm hoi.” Và Aristotle không bao giờ tin rằng có thể có bất kì cái gì vượt ra ngoài tâm trí; với ông ấy tâm trí là tất cả.
Khi Alexander trở về, ông ta bỗng nhiên nhớ ra. Cho nên ông ta yêu cầu binh lính đi và tìm một nhà huyền môn Hindu vĩ đại, một sannyasin vĩ đại, một vị thánh, một hiền nhân. Họ hỏi trong thành phố và được bảo, “Có đấy. Trên bờ sông một người ở trần đang đứng. Trong nhiều năm ông ấy đã đứng đó, và chúng tôi nghĩ ông ấy là một nhà huyền môn. Chúng tôi không thể chắc chắn được bởi vì ông ấy chẳng bao giờ nói nhiều, và chúng tôi không thể chắc chắn bởi vì chúng tôi không hiểu ông ấy lắm. Điều ông ấy nói dường như rất phi logic. Có thể điều đó đúng, có thể điều đó không đúng.”
Alexander nói, “Đây là đúng người cần tìm. Thầy ta, người đã tạo ra logic, muốn gặp con người phi logic này. Hãy tới và bảo ông ấy rằng Alexander mời ông ấy.”
Quân lính đi và họ bảo với người ở trần này rằng Alexander Đại đế mời ông ấy; ông ấy sẽ là khách hoàng gia, mọi sự thoải mái và thuận tiện sẽ được tạo cho ông ấy, cho nên ông ấy không phải lo lắng gì.
Người này bắt đầu cười và nói, “Cái người tự gọi mình là Đại đế, là một kẻ ngu ngốc. Hãy tới và bảo ông ta rằng ta không đi cùng với lũ ngu đâu. Đó là lí do tại sao ta đã đứng đây một mình trong nhiều năm. Nếu ta muốn đi cùng với lũ ngu, các anh cho rằng Ấn Độ còn ít hơn nước ông ta sao? Thành phố này đầy bọn họ.”
Họ rất bối rối, những người lính ấy, nhưng họ phải báo cáo lại. Alexander hỏi người đó nói gì - Dandami là tên của người này. Alexander trong báo cáo của mình đã dùng tên Dandamas. Khi nghe nói Alexander cảm thấy nổi giận, nhưng đây là làng cuối cùng trên biên giới và chẳng mấy chốc ông ấy sẽ ra khỏi Ấn Độ, cho nên ông ấy nói, “Tốt hơn cả là ta tới và xem đây là kiểu người gì.”
Ông ấy có thể đã nhớ tới Diogenes - có thể con người này cùng kiểu, đứng trần gần dòng sông. Cùng điều đó cũng xảy ra với Diogenes. Ông ấy cũng cười to và nghĩ Alexander là kẻ ngu.
Cho nên Alexander tiến tới Dandami với chiếc kiếm tuốt trần và nói, “Hãy theo ta, hay ta sẽ chặt đầu ngươi ngay lập tức. Ta không tin vào bàn luận, ta tin vào mệnh lệnh.”
Con người này cười ngất và nói, “Thì cứ chặt đầu đi - đừng có đợi. Cái đầu ngươi sẽ chặt thì ta đã chặt nó từ lâu rồi. Điều này chẳng có gì mới, ta đã vô đầu rồi. Chặt nó đi, và ta bảo ngươi, rằng khi cái đầu rơi xuống đất thì ngươi sẽ thấy nó rơi và ta cũng sẽ thấy nó rơi, bởi vì ta không phải là cái đầu.”
Con người của Đạo có thể bị đốt cháy, nhưng vẫn con người của Đạo không thể bị đốt cháy được. Hình hài thì bao giờ cũng cháy. Nó đã cháy rồi. Nhưng cái vô hình… cái vô hình thì không bao giờ bị bất kì lửa nào động tới. Từ đâu sức mạnh này tới, từ đâu sinh lực này tới? Chúng ẩn trong Đạo bí mật. Đạo có nghĩa là bản tính vĩ đại, Đạo có nghĩa là đại dương vĩ đại, Đạo có nghĩa là cội nguồn vĩ đại.
Cho nên người say ngã khỏi xe
bị thâm tím nhưng không bị tàn tạ.
Gân cốt giống như mọi người,
những cái ngã của người đó khác.
Bản ngã không có đó…
Thần người đó nguyên chất.
Lên xe cũng không biết,
té xe cũng không hay.
Sống và chết không vào được trong lòng.
Người đó không biết hoảng sợ.
gặp chướng ngại không nghĩ, không chú tâm,
và nhận chúng chẳng biết, chúng có đó.
Nếu có sự an toàn trong rượu,
Thì còn an toàn đến đâu trong Đạo?
Người trí huệ ẩn mình trong Đạo,
Chẳng cái gì có thể chạm tới người đó.
Quan sát người say đi, bởi vì con người của Đạo theo nhiều cách tương tự với người đó. Anh ta bước, nhưng không có người bước; đó là lí do tại sao anh ta có vẻ không cân bằng, loạng choạng. Anh ta bước, nhưng không có chiều hướng, anh ta không đi đâu cả. Anh ta bước, nhưng thuyền trống rỗng, chỉ tạm thời thôi, nhưng nó trống rỗng.
Quan sát người say. Theo anh ta và xem điều gì xảy ra cho anh ta. Nếu ai đó đánh anh ta, anh ta không giận. Nếu anh ta ngã xuống, anh ta chấp nhận việc ngã, anh ta không chống cự, anh ta ngã xuống dường như chết. Nếu mọi người cười và trêu chọc anh ta, anh ta cũng không lo nghĩ. Anh ta thậm chí có thể làm trò cười với họ, anh ta có thể bắt đầu cười cùng họ, anh ta có thể bắt đầu cười chính mình. Điều gì đã xảy ra? Tạm thời, qua hoá chất, bản ngã anh ta không có đó.
Bản ngã là một kết cấu: bạn có thể loại bỏ nó qua hoá chất nữa. Nó chỉ là một kết cấu; nó không phải là thực tại, nó không phải là bản chất trong bạn. Chính là qua xã hội bạn đã học nó. Rượu đơn giản loại bỏ bạn ra khỏi xã hội. Đó là lí do tại sao xã hội bao giờ cũng chống lại rượu, chính phủ bao giờ cũng chống rượu, đại học bao giờ cũng chống rượu, tất cả các nhà đạo đức bao giờ cũng chống lại rượu - bởi vì rượu là nguy hiểm, nó cho bạn một thoáng nhìn ra bên ngoài xã hội. Đó là lí do tại sao có nhiều tuyên truyền đến thế ở Mĩ và phương Tây chống lại ma tuý.
Các chính phủ, các chính khách, nhà thờ, giáo hoàng, tất cả họ đều trở nên sợ hãi bởi vì thế hệ mới quá dính dấp vào ma tuý. Họ là rất nguy hiểm cho xã hội, bởi vì một khi bạn có những thoáng nhìn ra ngoài xã hội, bạn chẳng bao giờ có thể trở thành một phần thực sự được điều chỉnh của nó. Bạn bao giờ cũng sẽ vẫn còn là người ngoài. Một khi bạn có thoáng nhìn về vô ngã thế thì xã hội không thể chi phối bạn dễ dàng được. Và nếu người ta cứ đi quá sâu vào ma tuý thế thì có thể bản ngã sẽ bị tan nát hoàn toàn. Thế thì bạn sẽ trở thành dường như là điên.
Một hay hai lần ma tuý sẽ cho bạn thoáng nhìn; nó cũng chỉ như là cửa sổ mở ra rồi đóng lại. Nếu bạn vẫn cứ dai dẳng dùng nó và bạn trở nên nghiện ngập nó, bản ngã có thể bỗng nhiên bị loại bỏ. Nhưng điều này lại là vấn đề: bản ngã sẽ bị loại bỏ, nhưng vô ngã sẽ không nảy sinh. Bạn sẽ phát điên, tinh thần phân liệt, chia chẻ.
Tôn giáo làm việc từ góc độ khác, từ đầu kia: nó cố gắng đem vô ngã tới trước. Và vô ngã tới càng nhiều, cái toàn thể càng khẳng định, bản ngã càng sẽ tự động bị loại bỏ đi, dần dần. Trước khi bản ngã bị loại bỏ, cái toàn thể đã chiếm lĩnh. Bạn sẽ không phát điên, bạn sẽ không trở thành bất thường, bạn sẽ đơn giản tự nhiên. Bạn sẽ rơi ra ngoài xã hội để vào bản tính.
Qua ma tuý bạn cũng có thể rơi ra ngoài xã hội, nhưng rơi vào điên khùng. Đó là lí do tại sao tôn giáo cũng chống ma tuý. Xã hội đã trao cho bạn sự thu xếp để làm việc qua bản ngã: qua nó bạn xoay xở cách nào đó, bạn chỉ đạo cuộc sống của mình bằng cách nào đó. Nhưng nếu cái toàn thể chiếm lĩnh thế thì không có vấn đề gì - bạn trở thành con người của Đạo. Thế thì không cần bản ngã này, bạn có thể vứt nó cho chó.
Nhưng bạn cũng có thể làm theo cách khác. Bạn có thể đơn giản phá huỷ bản ngã này qua hoá chất. Điều này có thể làm được. Thế thì sẽ có vấn đề bởi vì bạn đơn giản sẽ trở thành bất thường. Bạn sẽ cảm thấy một sức mạnh nào đó, nhưng sức mạnh đó sẽ là giả tạo, bởi vì cái toàn thể vẫn còn chưa chiếm lĩnh bạn.
Nhiều trường hợp về điều này đã được báo cáo lại. Một cô gái ở New York, dưới tác dụng của LSD, đã nhảy ra khỏi cửa sổ trên tầng thứ mười ba bởi vì cô ấy nghĩ rằng cô ấy có thể bay. Và khi bạn đang dưới tác dụng của ma tuý, nếu ý nghĩ tới rằng bạn có thể bay, không có hoài nghi. Bạn tin vào điều đó hoàn toàn, bởi vì kẻ hoài nghi, bản ngã, không có đó. Ai có đó mà hoài nghi? Bạn tin vào nó. Nhưng cái toàn thể đã không khẳng định bản thân nó.
Trang Tử có thể đã bay. Trang Tử có thể đã đi ra khỏi cửa sổ như con chim trên đôi cánh, nhưng dưới LSD thì bạn không thể thế được. Bản ngã không có đó cho nên bạn không thể hoài nghi, nhưng cái toàn thể vẫn còn chưa chiếm lĩnh cho nên bạn không có sức mạnh. Sức mạnh không có đó, chỉ có ảo tưởng về sức mạnh. Điều đó tạo nên rắc rối.
Với rượu bạn có thể làm điều gì đó…
Một gánh xiếc đang đi trong chuyến tầu hoả đặc biệt từ thành phố này sang thành phố khác và một cái chuồng bị hỏng và sư tử thoát ra. Cho nên người quản lí tập hợp tất cả những người mạnh khoẻ lại và nói, “Trước khi các anh đi vào trong đêm, đi vào trong rừng để tìm sư tử, tôi sẽ cho các anh chút rượu. Nó sẽ cho các anh lòng dũng cảm.”
Tất cả hai mươi người trong họ đều uống ngụm rượu lớn. Đêm thật lạnh và nguy hiểm và dũng cảm là cần thiết - nhưng Mulla Nasruddin lại từ chối. Anh ta nói, “Tôi sẽ chỉ uống sô đa.”
Người quản lí phản đối, “Nhưng anh cần lòng dũng cảm!”
Nasruddin đáp, “Trong những khoảnh khắc như vậy tôi không cần dũng cảm. Những khoảnh khắc đó là nguy hiểm - thời gian đêm và sư tử, và lòng dũng cảm là nguy hiểm. Tôi thà làm kẻ hèn nhát và tỉnh táo còn hơn.”
Khi bạn không có sức mạnh và ma tuý có thể cho bạn lòng dũng cảm, điều đó là nguy hiểm. Bạn có thể đi điên dại trên con đường nào đó - điều này là nguy hiểm của ma tuý.
Nhưng xã hội không sợ bởi vì điều này. Xã hội sợ rằng nếu bạn có thoáng nhìn ra ngoài xã hội thế thì bạn sẽ không bao giờ được điều chỉnh cho vừa với nó nữa. Và xã hội là nhà thương điên như thế - để được điều chỉnh theo nó bạn phải không được phép có bất kì thoáng nhìn nào ra bên ngoài.
Tôn giáo cũng chống lại ma tuý và rượu, nhưng với lí do khác. Họ nói: Cứ là người say đi, người say rượu thiêng liêng, bởi vì thế thì bạn bắt rễ, định tâm. Thế thì bạn mạnh mẽ.
Nếu có sự an toàn trong rượu,
Thì còn an toàn đến đâu trong Đạo?
Người trí huệ ẩn mình trong Đạo,
Chẳng cái gì có thể chạm tới người đó.
Tuyệt đối không cái gì có thể chạm vào người đó. Tại sao? Nếu bạn theo tôi đúng, chỉ bản ngã mới có thể bị đụng chạm. Nó là rất hay đụng chạm. Nếu ai đó chỉ nhìn vào bạn theo cách nào đó, là nó bị chạm liền. Người đó chẳng làm gì cả. Nếu ai đó mỉm cười một chút, là nó bị chạm; nếu ai đó chỉ quay đầu và không nhìn vào bạn, là nó bị chạm. Nó rất hay bị động chạm. Nó giống như một vết thương, bao giờ cũng mở, chưa lành. Bạn chạm vào nó và cái đau phát sinh. Chỉ một lời, một cử chỉ - người khác có thể thậm chí còn chưa nhận biết về điều mình đã làm với bạn, nhưng người đó đã động chạm vào nó.
Và bạn bao giờ cũng nghĩ người khác có trách nhiệm, rằng người đó đã làm tổn thương bạn. Không, bạn mang vết thương của mình. Với bản ngã thì toàn thể con người bạn là vết thương. Và bạn mang nó hoài. Chẳng ai quan tâm tới việc làm tổn thương bạn cả, không ai tích cực chờ đợi làm tổn thương bạn cả; mọi người đều bận rộn với việc giữ an toàn cho vết thương của riêng mình. Ai đã lấy năng lượng này? Nhưng điều đó vẫn cứ xảy ra, bởi vì bạn sẵn sàng bị tổn thương thế, sẵn sàng thế, chỉ đợi trên bờ miệng của mọi thứ.
Bạn không thể động chạm vào con người của Đạo được. Tại sao? - bởi vì chẳng có ai ở đó bị động chạm cả. Không có vết thương. Người đó mạnh khoẻ, lành lặn, toàn thể. Từ toàn thể (whole) này thật hay. Từ lành lặn (heal) tới từ từ toàn thể, và từ linh thiêng (holy) cũng tới từ từ toàn thể. Người đó là toàn thể, lành lặn, linh thiêng.
Nhận biết về vết thương của mình đi. Đừng giúp nó lớn lên, để cho nó được lành lặn; và nó sẽ lành lặn chỉ khi bạn đi về gốc rễ. Đầu càng ít thì vết thương càng mau lành - không có đầu, không có vết thương nào cả. Sống cuộc sống vô đầu đi. Di chuyển như một bản thể toàn bộ, và chấp nhận mọi điều. Chỉ trong hai mươi bốn giờ, thử điều đó - chấp nhận toàn bộ, dù bất kì cái gì xảy ra. Ai đó xúc phạm bạn, chấp nhận điều đó, đừng phản ứng, và xem điều xảy ra. Bỗng nhiên bạn sẽ cảm thấy một năng lượng tuôn chảy trong bạn mà bạn chưa từng cảm thấy trước đây. Ai đó xúc phạm bạn: bạn cảm thấy yếu đuối, bạn cảm thấy bị khuấy động, bạn bắt đầu nghĩ về cách trả thù. Người đó đã móc vào bạn, và bây giờ bạn sẽ chuyển lòng vòng. Cả ngày, đêm, tháng thậm chí năm, bạn sẽ không thể nào ngủ được, bạn sẽ có giấc mơ tồi tệ. Mọi người có thể lãng phí cả đời vì những việc cỏn con, chỉ bởi vì ai đó đã xúc phạm họ.
Nhìn lại quá khứ của mình và bạn sẽ nhớ ra đôi điều. Bạn là đứa nhỏ và thầy giáo trong lớp gọi bạn là thằng ngốc, và bạn vẫn nhớ điều đó và bạn vẫn cảm thấy oán giận. Bố bạn nói điều gì đó. Bố mẹ bạn đã quên rồi, và cho dù bạn có nhắc cho họ, họ cũng không thể nào nhớ được điều đó. Mẹ bạn nhìn vào bạn theo cách nào đó và từ đó vết thương đã có đấy. Và nó vẫn còn để mở, vẫn còn tươi; nếu ai chạm tới nó, bạn sẽ bùng nổ. Bạn đừng giúp cho vết thương này lớn lên. Đừng làm vết thương này thành linh hồn bạn. Đi về gốc rễ, ở cùng cái toàn thể. Trong hai mươi bốn giờ, chỉ trong hai mươi bốn giờ, cố gắng không phản ứng, không bác bỏ, dù bất kì cái gì xảy ra.
Nếu ai đó xô đẩy bạn và bạn ngã ra trên đất - thì ngã! Thế rồi đứng dậy và về nhà. Đừng làm điều gì về nó cả. Nếu ai đó đánh bạn, dúi đầu bạn xuống, chấp nhận điều đó với lòng biết ơn. Về nhà, đừng làm gì cả, chỉ trong hai mươi bốn giờ, và bạn sẽ biết tới việc dâng lên của năng lượng mà bạn chưa hề biết trước đây, sinh khí mới nảy sinh từ gốc rễ. Và một khi bạn biết nó, một khi bạn đã nếm trải nó, cuộc sống của bạn sẽ khác đi. Thế thì bạn sẽ cười to vào tất cả những điều ngu xuẩn bạn đã làm, vào tất cả những oán giận, phản ứng, báo thù, với chúng bạn đã phá huỷ bản thân mình.
Không ai khác có thể phá huỷ được bạn ngoại trừ bạn; không ai khác có thể cứu bạn ngoại trừ bạn. Bạn là Judas và bạn là Jesus.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét