CHƯƠNG 5. TÌM ĐẠO
Đức Phật, Chúa Giê-Su, Mahavira... không thể tìm thấy trong sử sách. Đối với các Ngài, chúng ta phải dùng cách tiếp cận khác hẳn. Họ không nằm trong lịch sử; họ thuộc về bờ bên kia.
Đức Phật rời bỏ cung điện giữa đêm khuya, khi con trai của Ngài mới được một ngày. Đó là tiêu biểu chuyện của mỗi đời người; thật là đẹp... Trước khi bỏ đi, Ngài muốn nhìn mặt con một lần. Hành động ấy nói lên tình yêu của Ngài đối với vợ hiền. Ngài bước vào phòng. Vợ Ngài đang say ngủ. Con của Ngài được bọc trong chăn và đang nằm cạnh mẹ. Ngài muốn mở chăn để nhìn con, bởi vì có thể đây là lần cuối cùng. Ngài bắt đầu một cuộc hành hương về nơi vô định. Chuyện gì sẽ xảy ra cho Ngài thì khó mà biết được. Ngài đã bất chấp tất cả để tìm đạo - vương quốc, vợ con, và chính bản thân mình nữa. Điều ấy được nói là có thể xảy ra, và trong quá khứ một vài người đã đắc đạo. Ngài cũng yếu đuối như mọi người, nhưng khoảnh khắc quyết liệt đã đến... Hôm ấy, Ngài đã chứng kiến tận mắt lão, bệnh, tử, và lần đầu tiên trong đời Ngài đã thấy một sa môn. Những hình ảnh ấy đã trở thành câu hỏi tối thượng cho Ngài, "Nếu thần chế tđang chờ mà vẫn phí thời giờ trong nhung gấm thì thật là nguy hiểm. Trước khi thần chết gõ cửa, ta phải tìm ra cái không thể chết." Ngài đã quyếtđịnh rađi. Nhưng tâm trí con người, bản chất của con người... Ngài muốn nhìn mặt con lần đầu, mà cũng có thể là lần cuối. Nhưng nếu mở chăn ra mà nhìn con, vợ của Ngài sẽ tỉnh thức. Mà cũng có thể bà sẽ hỏi, "Giờ này anh vào đây làm gì? Anh sửa soạn đi đâu vậy?"
Trong lúc đó xe ngựa đang chờ ngoài cửa. Mọi sự đã sẵn sàng, nhưng trước khi ra đi, Ngài nói với tên phu xe, "Hãy đợi ta vài phút. Ta muốn thăm con ta một lần trước khi lên đường, bởi vì có thể ta sẽ không trở lại nữa." Nhưng Ngài không dám mở chăn ra mà nhìn con, bởi vì Ngài e rằng vợ Ngài sẽ thức giấc, và sẽ than, sẽ khóc, "Anh đi đâu thế? Anh sẽ làm gì? Tu hành làm gì? Giác ngộ có lơi lộc gì không?" Biết đâu bà không náo động cả hoàng cung? Cha của Ngài sẽ đến. Thế thì kế hoạch sẽ hỏng hết. Cho nên Ngài đã lặng lẽ mà ra đi. Ngài không dám nhìn con.
Mười hai năm sau, khi đã thành đạo, việc đầu tiên Ngài muốn làm là trở về để xin lỗi với vua cha, với vợ, với đứa con chưa hề thấy mặt và nay đã khoảng mười hai tuổi rồi. Ngài biết rõ là họ rất giận Ngài. Cha của Ngài là người đầu tiên đã gặp Ngài. Ông ấy vô cùng giận dữ, và hơn nửa giờ đồng hồ đã la hét om sòm. Nhưng bất thần, ông ấy nhận ra rằng trong lúc đó con của ông vẫn trơ trơ như thể tượng đá, như thể người câm, người điếc vậy. Ông ấy chết lịm trong người. Bấy giờ, Đức Phật mới nói, "Đó là điều tôi muốn nói. Xin hãy lau nước mắt. Xin hãy nhìn cho kỹ. Tôi không phải là người thanh niên đã bỏ cung điện mà đi. Tôi trông giống người ấy, nhưng tâm thức của tôi đã khác hẳn. Xin ngài hãy nhìn cho rõ." Cha của Ngài nói, "Tôi sẽ nhận ra điều đó. Tôi đã la hét cả hơn nửa giờ đồng hồ, và đó là bằng chứng anh đã khác xưa. Trước đây, anh nóng như lửa; anh không thể lặng thinh như thế được. Chuyện gì đã xảy ra cho anh?" Đức Phật nói, "Tôi sẽ nói tất cả cho ngài, nhưng xin hãy để tôi đi gặp vợ con đã. Có lẽ họ đang chờ vì họ đã biết là tôi đã trở về." Câu đầu tiên mà vợ của Ngài nói, "Tôi cũng biết là ông đã thay đổi. Mười hai năm qua, mẹ con tôi rất khổ sở, không phải vì thiếu bóng ông, nhưng vì ông đã không cho tôi biết. Nếu chỉ nói với tôi một lời là ông muốn đi tìm đạo, ông có nghĩ rằng tôi sẽ ngăn cản ông không? Ông đã khinh thường tôi quá. Cay đắng này tôi đã mang mười hai năm nay. "Không phải vì ông đã đi tầm đạo, vì điều ấy làm ông thích. Cũng chẳng phải vì ông đã thành đạo, và tôi cũng chẳng ngăn cấm ông. Tôi cũng thuộc đẳng cấp dũng sĩ như ông; sao ông có thể nghĩ rằng tôi sẽ khóc lóc, sẽ la hét, và sẽ ngăn cản ông? Tôi đã đau khổ suốt mười hai năm qua chỉ vì ông đã không tin tưởng tôi. Không những tôi sẽ không ngăn cản, mà còn muốn đưa ông ra tận xe để nói lời ly biệt. Cho nên một câu hỏi luôn luôn hiện ra trong trí mà tôi không biết phải hỏi ai. Nay có lẽ ông đã tìm được những gì ông muốn. Và ông không phải là người của ngày cũ nữa, bởi vì ông đã rạng ngời với một ánh sáng mới, và sự hiện diện của ông hoàn toàn mới mẻ và tươi tắn; mắt của ông trong sáng và tinh khiết như thể bầu trời không mây. Thân, tâm của ông đã được an lạc. Cái ân sủng đó không phải của thế gian này mà thuộc về thế giới siêu việt. Vậy xin hãy trả lời cho tôi. Những gì ông đã đạt được. Ông có thể tìm được ngay tại đây, ngay trong cung điện này không? Cung điện này có thể ngăn cản được chân lý sao?" Đó là một câu hỏi tuyệt thế thông minh, và Đức Phật đã phải đồng ý, "Tôi có thể đạt được điều đó ngay tại đây, nhưng lúc đó tôi không biết như vậy. Bây giờ tôi có thể nói rằng tôi có thể tìm được ở đây, chẳng cần phải trốn vào rừng, không cần phải đi đâu cả. Tôi chỉ cần trở vào bên trong, và điều đó có thể xảy ra bất cứ nơi nào. Cung điện này cũng tốt như bất kỳ chỗ nào khác. Nay tôi có thể khẳng định như thế, nhưng lúc đó tôi không thể nói như vậy được. "Vậy xin bà hãy tha lỗi cho tôi, bởi vì không phải là tôi không tin bà, hay sự dũng cảm của bà. Thật ra, tôi đã nghi ngờ chính mình. Nếu để bà thức dậy, và nếu tôi trông thấy con của mình, tôi có thể tự hỏi, 'Tôi đang làm gì vậy? Sao tôi có thể bỏ người vợ xinh đẹp, và luôn luôn yêu mến chồng mà đi? Rồi còn đứa con mới sinh nữa... Nếu muốn bỏ nó mà đi, sao tôi sinh nó ra làm chi? Tôi đang chạy trốn khỏi trách nhiệm của mình chăng?' Và cha của tôi. Nếu ông ấy đến lúc đó, khó mà tôi có thể bỏ đi được. "Không phải là tôi không tin bà. Tôi mới không tin chính mình. Lúc đó, tôi vẫn còn phân vân, nửa đi nửa ở. Một nửa nói, 'Mày làm gì vậy?' Nửa kia thì nói, 'Lúc này ta phải quyết liệt. Nếu không hành động bây giờ thì sẽ khó khăn hơn. Cha mày đang sửa soạn truyền ngôi cho mày. Một khi đã làm vua, khó mà đi được.'" Vợ của Ngài nói, "Đó là câu hỏi duy nhất mà tôi muốn hỏi ông, và tôi vô cùng sung sướng vì ông đã thành thật mà nói rằng điều mà ông muốn tìm, có thể tìm được ở đây, và có thể tìm được ở bất cứ nơi nào. Còn đây là con của ông. Nó đã mười hai tuổi rồi. Nó luôn luôn thắc mắc về ông. Và tôi phải nói với nó rằng, 'Hãy ráng chờ. Cha con sẽ trở về; cha con không phải là người tàn ác, vô nhân đạo. Ngày nào đó, cha con sẽ trở về. Chắc là việc cha con làm chưa xong nên chưa về được. Một khi xong việc cha con sẽ trở về ngay lập tức.' "Đấy! Con của ông đấy. Tên của nó là La-Hầu-La, cái tên mà ông đã đặt cho nó. Và tôi muốn hỏi là ông có gì để lại cho nó không? Ông có gì làm quà cho nó không? Ông đã cho nó sự sống. Nhưng còn gì nữa không?" Đức Phật chẳng có gì ngoài cái bình bát. Ngài gọi con lại gần và nói, "Ta chẳng có gì ngoài cái bình bát này. Từ nay trở đi, ta sẽ dùng tay mà xin ăn. Trao cho con cái chén này là ta muốn điểm đạo cho con. Đó là kho tàng duy nhất mà ta đã tìm được, và ta cũng muốn con cũng tìm được kho tàng ấy." Ngài nói với vợ, "Bà cũng nên sẵn sang để trở thành một đệ tử." Trong lúc ấy, vua cha đã chứng kiến tất cả. Ông nói với Ngài, "Xin đừng quên tôi. Anh không muốn chia sẻ những gì đã tìm được với cha của mình sao? Tôi cũng sắp tới ngày rồi. Xin hãy cho tôi theo với."
Đức Phật nói, "Thật vậy, tôi đến để đón mọi người, bởi vì tôi đã tìm được một vương quốc vĩ đại hơn nhiều. Nó sẽ tồn tại mãi mãi, và không thể bị chinh phục. Tôi đến đây để mọi người có thể thấy tận mắt phúc lạc của tôi,để mọi người có thể thấy được sự ấn chứng của tôi mà tin tưởng để có thể trở thành bạn đồng hành của tôi." Ngay lúcđó, Ngài đã điểm đạo cho cả ba người. Ngài đã lấy thần thoại Ấn về nguyệt thực mà đặt tên La-Hầu-La (Rahul) cho con trai. Theo thần thoại ấy thì La-Hầu-La là một vị thần. Vị thần ấy có hai kẻ thù. Một tên là Rahu, và tên kia là Ketu. Nguyệt thực xảy ra vì chúng muốn bắt mặt trăngđể ăn thịt, nhưng mặt trăng luôn luôn chạy thoát được. Đức Phật đặt tên đó cho con trai vì Ngài nghĩ, "Nó sẽ trở thành một gánh nặng cho ta. Nó sẽ là kẻ thù nguy hiểm nhất của ta. Vì yêu nó, vì quyến luyến nó, ta sẽ bị ràng buộc."Đó là lý do mà Ngài đã đặt tên cho con như thế.1 Cả bốn người cùng ra khu rừng cách thành phố không xa lắm, nơi các đệ tử của Ngài đang tụ tập ở đó. Tối hômđó, Ngài đã nói trong bài giảng, "Vợ tôi đã hỏi một câu vô cùng quan trọng. Bà ấy đã hỏi thế này, 'Một ông vua ở ngay trong cung điện không thể đắc đạo được sao?' Và tôiđã phải thành thật trả lời rằng, 'Vấn đề không phải là ở đâu, và lúc nào. Ta có thể đắc đạo ở bất cứ nơi nào, nhưng lúc đó chẳng ai nói với tôi như thế. Tôi chẳng biết phải tìm đâu, chẳng biết phải hỏi ai, và chẳng biết phải đi đâu. Tôi chỉ biết là phải đi thật xa. Nhưng nay tôi có thể nói với các bạn rằng, dù đang ở đâu, nếu có đủ dũng cảm để thí tất cả để được tỉnh thức, để được cảnh giác, nhất định các bạn sẽ đắc đạo."
Như Thể Ong Mật
Các đệ tử của Đức Phật gọi là khất sĩ (bhikkhu, tỳ kheo). Họ đi xin từ nhà này qua nhà khác, và không hề dừng lại một nhà duy nhất, bởi vì họ không muốn trở thành gánh nặng cho gia đình ấy. Họ sẽ gõ cửa nhiều nhà mỗi ngày, xin một ít từ nhà này, một ít từ nhà kia. Cho nên không ai cảm thấy phải có trách nhiệm với họ. Và họ sẽ không trở lại căn nhà đã đi qua. Cách đó gọi là madhukari - như thể ong mật. Ong bay từ hoa này sang hoa khác; nó không hề dừng lại một chỗ vì không có tính chiếm hữu. Vì ong chỉ hút một chút mật của mỗi hoa nên hoa không mau tàn, sắc hương không bị giảm. Hoa chẳng biết sự có mặt của ong vì nó đến một cách âm thầm, rồi ra đi trong lặng lẽ. Đức Phật nói, "Một người tỉnh thức sống đời như thể một con ong. Người ấy không làm mất vẻ đẹp, không làm giảm hương thơm của thế gian. Người ấy sống một cách đơn giản, chẳng cần ai biết đến mình. Người ấy chỉ cầu đủ ăn, và sống đời một cách đơn giản, không cầu kỳ, chẳng quan tâm đến ngày mai. Như thể con ong, người ấy chẳng bận tâm về ngày mai vì chuyện của ngày nào là của ngày ấy.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét