CHƯƠNG 4. BUÔNG BỎ CÀNH
Câu hỏi thứ nhất:
Làm sao trở nên được hoà nhập?
Hoà nhập chẳng liên quan gì tới việc trở nên.
Thực tế, mọi nỗ lực để trở nên đều đem tới tan rã.
Hoà nhập đã có đó tại cốt lõi sâu nhất của bản thể bạn; nó không phải được đem vào. Tại chính trung tâm bạn được hoà nhập, bằng không bạn không thể tồn tại được chút nào. Làm sao bạn có thể tồn tại được mà không có trung tâm? Chiếc xe bò chuyển động, bánh xe chuyển động, bởi vì có một trung tâm bất động mà bánh xe chuyển động trên nó. Nó chuyển động trên trục. Nếu chiếc xe chuyển động thì trục có đó. Bạn có thể biết nó, bạn có thể không biết nó.
Bạn đang sống động, bạn đang thở, bạn có ý thức; cuộc sống đang chuyển động, cho nên phải có cái trục cho bánh xe cuộc sống. Bạn có thể không nhận biết, nhưng nó có đó. Không có nó, bạn không thể hiện hữu được.
Cho nên điều đầu tiên, và rất nền tảng: việc trở thành không phải là vấn đề. Hiện hữu đi. Bạn phải đi vào và thấy nó. Đó là khám phá, không phải là thành đạt. Bạn đã mang nó đi suốt rồi. Nhưng bạn đã trở nên quá bị gắn bó với ngoại vi, và quay lưng vào trung tâm. Bạn đã trở thành quá đi ra ngoài, cho nên bạn không thể nhìn vào trong.
Tạo ra chút ít việc nhìn thấu. Từ ‘insight - nhìn thấu' là hay - nó nghĩa là: cái nhìn vào trong, nhìn vào, thấy bên trong. Mắt mở ra bên ngoài, tay vươn ra bên ngoài, chân đi xa từ bạn. Ngồi im lặng, thảnh thơi ngoại vi, nhắm mắt lại và đi vào trong... và không nỗ lực nào. Chỉ thảnh thơi - cứ dường như người ta đang chìm đắm và người ta không thể làm gì cả. Chúng ta cứ làm ngay cả khi chúng ta chìm đắm.
Nếu bạn có thể đơn giản cho phép nó xảy ra, nó sẽ đi tới bề mặt. Từ các đám mây bạn sẽ thấy trung tâm nảy sinh.
Có hai phương thức sống: một là phương thức hành động, bạn làm cái gì đó; phương thức kia là phương thức tiếp nhận - bạn đơn giản tiếp nhận. Phương thức hành động là đi ra. Nếu bạn muốn nhiều tiền hơn, bạn không thể chỉ ngồi đấy. Nó sẽ không tới theo cách đó đâu. Bạn sẽ phải tranh đấu vì nó, cạnh tranh, và bạn sẽ phải dùng đủ mọi cách thức và biện pháp - hợp pháp, bất hợp pháp, đúng, sai. Tiền sẽ không tới chỉ bởi việc ngồi. Nếu bạn muốn trở nên quyền lực, nếu bạn muốn trở thành chính khách, bạn sẽ phải làm cái gì đó về nó. Nó sẽ không tới theo cách riêng của nó.
Có phương thức hành động. Phương thức hành động là phương thức đi ra ngoài. Và có phương thức bất hành nữa: bạn không làm gì cả, bạn đơn giản cho phép nó xảy ra. Chúng ta đã quên mất ngôn ngữ đó. Ngôn ngữ bị lãng quên đó phải được học lại.
Hoà nhập không cần phải được mang vào - nó đã có đó rồi. Chúng ta đã quên mất cách nhìn vào nó, chúng ta đã quên mất cách hiểu nó. Chuyển từ phương thức hành động ngày một nhiều sang phương thức tiếp nhận, thụ động đi.
Tôi không nói rời bỏ thế giới hành động - bởi vì điều đó sẽ lại làm cho bạn bị thiên lệch. Bạn đã bị thiên lệch ngay bây giờ. Bạn chỉ có một phương thức cho cuộc sống của mình, và đó là hành động, làm cái gì đó. Có những người không thể nghĩ được tới việc ngồi im lặng; điều đó là không thể được. Họ không thể cho phép bản thân mình có lấy thảnh thơi trong một khoảnh khắc. Họ chỉ quan tâm tới hành động.
Tôi đã nghe...
Vợ của Mulla Nasruddin đang đứng gần cửa sổ, và lúc đó là lúc mặt trời lặn đẹp, và chim chóc đang bay về tổ. Đó thực sự là buổi tối kì diệu. Và cô ấy nói với Nasruddin, "Anh nhìn kìa! Lại đây đi. Nhìn xem mặt trời lặp đẹp làm sao!''
Nasruddin, chẳng hề ngước mắt khỏi tờ báo của mình, nói "Bây giờ nó đang làm gì thế, mặt trời ấy?''
Nếu cái gì đó đang được làm; thế thì anh ta quan tâm. Nếu đấy chỉ là mặt trời lặn, thế thì phỏng có ích gì mà nhìn vào nó?
Bạn quan tâm chỉ vào hành động, nếu cái gì đó đang xảy ra. Điều này đã trở nên quá cố định. Điều này phải được làm thảnh thơi một chút: bạn phải đi vài khoảnh khắc, trong vài giờ, đôi khi vài ngày, toàn bộ sang phương thức kia của cuộc sống, chỉ ngồi và cho phép mọi sự xảy ra. Khi bạn nhìn vào mặt trời lặn bạn không được trông đợi làm điều gì. Bạn đơn giản nhìn. Khi bạn nhìn vào hoa, bạn được giả thiết làm gì? Bạn đơn giản nhìn.
Thực tế không có nỗ lực, ngay cả việc nhìn vào hoa. Nó là vô nỗ lực. Mắt bạn mở, hoa có đó... một khoảnh khắc của giao cảm sâu sắc tới khi cái được nhìn và người nhìn cả hai biến mất. Thế thì có cái đẹp, thế thì có phúc lành. Thế thì đột nhiên bạn không là người quan sát, và hoa không là vật được quan sát - bởi vì để quan sát vẫn phải có hành động nào đó. Bây giờ bạn có đó và hoa có đó, và bằng cách nào đó các bạn chờm lấp lên biên giới của nhau. Hoa đi vào bạn, bạn đi vào hoa, và có khải lộ bất thần. Gọi nó là cái đẹp, gọi nó là chân lí, gọi nó là Thượng đế.
Những khoảnh khắc hiếm hoi này phải được phép có ngày một nhiều hơn. Tôi không thể nói chúng phải được nuôi dưỡng, tôi không thể nói bạn phải huấn luyện về những khoảnh khắc đó, tôi không thể nói rằng bạn phải làm điều gì đó - bởi vì điều đó lại sẽ là dùng ngôn ngữ của phương thức hành động, và sẽ bị diễn giải sai rất sâu. Không, tôi chỉ có thể đơn giản nói cho phép những khoảnh khắc này ngày một nhiều hơn. Đôi khi, đơn giản không làm gì. Thảnh thơi trên thảm cỏ và nhìn lên trời. Đôi khi nhắm mắt lại và chỉ nhìn vào thế giới bên trong của bạn - các ý nghĩ chuyển động, trôi nổi; ham muốn nảy sinh, đi qua. Nhìn vào thế giới mơ đầy mầu sắc cứ diễn ra bên trong bạn. Chỉ nhìn thôi. Đừng nói, "Mình muốn dừng các ý nghĩ này lại" - lần nữa bạn đã chuyển vào phương thức hành động đấy. Đừng nói, "Ta đang thiền - đi đi! Tất cả các ý nghĩ, đi xa khỏi ta" - bởi vì nếu bạn bắt đầu nói điều đó, bạn đã bắt đầu làm điều gì đó rồi. Cứ dường như bạn không có...
Có một trong những cách thiền cổ đại nhất vẫn còn được dùng trong vài tu viện ở Tây Tạng. Phương pháp thiền này dựa trên chân lí mà tôi đang nói với bạn. Họ dạy rằng đôi khi bạn đơn giản có thể biến mất. Ngồi trong vườn, bạn chỉ bắt đầu cảm thấy rằng bạn đang biến mất. Xem cách thế giới trông thế nào khi bạn đã đi khỏi thế giới này, khi bạn không còn ở đây nữa, khi bạn đã trở nên tuyệt đối trong suốt. Thử một giây không hiện hữu.
Trong nhà riêng của bạn, hiện hữu cứ dường như bạn không có.
Nghĩ xem, một ngày nào đó bạn sẽ không có. Một ngày nào đó bạn sẽ mất đi, bạn sẽ chết; radio vẫn tiếp tục, vợ vẫn chuẩn bị bữa sáng, con vẫn sẵn sàng đi tới trường. Nghĩ xem: hôm nay bạn qua đời, bạn không còn nữa. Trở thành ma. Vẫn ngồi trên chiếc ghế, bạn đơn giản biến mất, bạn đơn giản nghĩ, "Mình không còn thực nữa; mình không có." Và xem cách thức nhà vẫn tiếp tục. Sẽ có an bình và im lặng vô cùng. Mọi thứ sẽ tiếp tục như nó thế. Không có bạn, mọi thứ vẫn tiếp tục như nó thế. Chẳng cái gì sẽ bị thiếu cả. Thế thì phỏng có ích gì mà bao giờ cũng vẫn còn bận bịu, làm cái gì, làm cái gì đó, bị ám ảnh với hành động? Vấn đề là gì? Bạn sẽ qua đời, và bất kì cái gì bạn đã làm cũng đều sẽ biến mất - cứ dường như bạn đã kí tên mình trên cát, và gió tới, và chữ kí biến mất... và mọi thứ đều được kết thúc. Hiện hữu cứ dường như bạn chưa bao giờ tồn tại đi.
Đó thực sự là cách thiền hay. Bạn có thể thử nó nhiều lần trong hai mươi bốn giờ. Chỉ cần nửa giây thôi cũng có tác dụng; trong nửa giây, đơn giản dừng lại... bạn không có... và thế giới vẫn tiếp tục. Khi bạn trở nên ngày một tỉnh táo hơn với sự kiện là không có bạn thế giới vẫn tiếp tục tốt hoàn hảo, thế thì bạn sẽ có khả năng học phần khác của bản thể mình mà đã từng bị quên lãng lâu dài, trong nhiều kiếp - và đó là phương thức tiếp nhận. Bạn đơn giản cho phép, bạn trở thành cánh cửa. Mọi sự cứ xảy ra mà không có bạn.
Đây là điều Phật ngụ ý khi ông ấy nói: Trở thành mẩu gỗ trôi giạt. Nổi trong dòng chảy như mẩu gỗ, và bất kì chỗ nào dòng nước đi thì cứ để nó đem bạn đi; bạn không làm nỗ lực nào. Toàn thể cách tiếp cận Phật giáo đều thuộc vào phương thức tiếp nhận. Đó là lí do tại sao bạn thấy Phật ngồi dưới gốc cây. Mọi hình cảnh của ông ấy đều là về ngồi, ngồi và không làm gì. Ông ấy đơn giản ngồi đó, ông ấy không làm gì cả.
Bạn không có kiểu hình ảnh đó của Jesus. Ông ấy vẫn cứ đi theo phương thức hành động. Đó là chỗ Ki tô giáo đã bỏ lỡ khả năng sâu nhất: Ki tô giáo trở thành tích cực. Việc truyền giáo Ki tô giáo cứ phục vụ cho người nghèo, đi tới bệnh viện, làm điều này điều nọ, và toàn thể nỗ lực của ông ấy là để làm điều gì đó tốt lành. Vâng, rất tốt - nhưng ông ấy vẫn còn trong phương thức hành động, và Thượng đế chỉ có thể được biết trong phương thức tiếp nhận. Cho nên nhà truyền giáo Ki tô giáo sẽ là người tốt, người rất tốt, nhưng theo nghĩa phương đông, thì không phải là thánh nhân.
Bây giờ thậm chí ở phương Đông người làm những điều này được tôn thờ như một mahatma - bởi vì phương Đông nghèo, ốm. Có cả nghìn người hủi, người mù, người vô giáo dục; họ cần giáo dục, họ cần thuốc, họ cần phục vụ, họ cần cả nghìn lẻ một thứ. Bỗng nhiên người hoạt động đã trở thành quan trọng - cho nên Gandhi là một mahatma, Vinoba là thánh nhân, và Mẹ Theresa ở Calcutta đã trở thành rất quan trọng. Nhưng không ai nhìn vào xem liệu họ đã đạt tới phương thức tiếp nhận hay không.
Bây giờ nếu Phật tới, chẳng ai định biểu lộ kính trọng với ông ấy, bởi vì ông ấy sẽ không tới trường học hay bệnh viện. Ông ấy sẽ lại ngồi dưới gốc cây bồ đề, chỉ ngồi im lặng. Không phải là ông ấy không làm cái gì cả - sự hiện hữu của ông ấy đã tạo ra rung động vô cùng, nhưng chúng rất tinh tế. Ông ấy biến đổi toàn thể thế giới bằng việc ngồi dưới gốc cây bồ đề, nhưng để nhìn vào những rung động đó bạn sẽ phải được hoà hợp, bạn sẽ phải trưởng thành. Nhận ra vị phật là đã trên con đường rồi. Nhận ra Mẹ Theresa là rất dễ dàng. Chẳng có gì nhiều trong điều đó. Bất kì ai cũng có thể thấy rằng bà ấy đang làm việc tốt.
Làm việc tốt là một điều, và là tốt là điều khác hoàn toàn. Tôi không nói đừng làm việc tốt. Tôi đang nói: để việc tốt bắt nguồn từ bản thể tốt của bạn.
Trước hết đạt tới phương thức tiếp nhận, trước hết đạt tới tính thụ động, trước hết đạt tới bất hoạt. Và khi bản thể bên trong của bạn nở hoa và bạn đã đi tới biết việc hoà nhập bên trong - cái bao giờ cũng có đó, trung tâm bao giờ cũng có đó - khi bạn đã nhận ra trung tâm đó, bỗng nhiên cái chết biến mất với bạn. Bỗng nhiên tất cả mọi lo nghĩ biến mất bởi vì bạn không còn là thân thể bây giờ, không còn là tâm trí.
Thế rồi từ bi nảy sinh, tình yêu nảy sinh, cầu nguyện nảy sinh. Bạn trở thành việc mưa rào, thành phúc lành cho thế giới. Bây giờ, không ai có thể nói điều gì sẽ xảy ra cho con người như vậy - liệu người đó có đi và trở thành nhà cách mạng như Jesus và đuổi những kẻ cho vay lãi khỏi đền hay không; hay liệu người đó có đi và phục vụ người nghèo hay không; hay liệu người đó có tiếp tục ngồi dưới gốc cây bồ đề và lan toả hương thơm của mình hay không; hay liệu người đó có trở thành một Meera và nhảy múa và ca hát niềm vinh quang của Thượng đế hay không. Chẳng ai biết cả; điều đó là không thể dự đoán nổi.
Bạn hỏi tôi, "Làm sao để trở nên được hoà nhập?"
Toàn thể nỗ lực của tôi ở đây là để làm cho bạn nhận biết rằng chẳng cái gì được cần tới cả, chẳng cái gì hơn được cần tới. Bạn đã có nó ở đó rồi, tồn tại bên trong bạn. Nhưng bạn phải làm ra cách tiếp cận, cánh cửa, lối đi để khám phá ra nó. Bạn phải đào xới vì nó; kho báu có đó.
Cho nên vấn đề không phải là làm sao để trở nên được hoà nhập. "Làm sao để biết rằng tôi đã được hoà nhập?" mới là câu hỏi đúng.
Câu hỏi này tới từ Nisagar, và tôi có thể hiểu được tại sao nó lại tới từ cô ấy. Cô ấy đã từng có quan hệ với công trình của Gurdjieff ở phương tây. Gurdjieff có một ý tưởng rất kì lạ; có nghĩa nhưng vẫn kì lạ. Ông ấy hay nói cho các đệ tử của mình, "Linh hồn không tồn tại đâu. Trung tâm không tồn tại đâu; nó phải được tạo ra. Con người không được sinh ra với linh hồn"... một lí thuyết rất lạ. Nhưng tôi có thể hiểu được điều ông ấy nhấn mạnh: con người không được sinh ra với linh hồn, con người phải kết tinh linh hồn của mình lại bằng nỗ lực. Do đó toàn thể hệ thống của Gurdjieff có tên là ‘công trình'. Nó có tác dụng và có tác dụng và có tác dụng. Nó là nỗ lực - lại phương thức hành động.
Thực tế, ở phương tây, rất khó dạy cho mọi người phương thức bất hành. Cho nên ông ấy đã dạy các kĩ thuật, phương pháp về cách trở nên được hoà nhập. Ông ấy sẽ nói, "Không có sẵn linh hồn đâu." Không phải là không có linh hồn, và không phải là ông ấy không nhận biết về nó; nhưng điều đó là một phương cách. Mọi người đã trở nên rất thờ ơ về linh hồn. Họ coi nó đã có đó rồi - Cho nên sao lo nghĩ, sao bận tâm? Nó có đó. Bất kì ngày nào chúng tôi cũng có thể tìm thấy nó, cho nên để chúng tôi trong lúc đó đi tìm những thứ khác đã không có đó. Trong khi đó để chúng tôi tìm ra đàn bà đẹp, nhiều rượu, nhiều tiền, nhiều quyền lực - những thứ đang không có đó. Cho nên để chúng tôi tìm kiếm những thứ này đã. Vào cái ngày chúng tôi phát chán với tất cả những cái này, vào bất kì khoảnh khắc nào, chúng tôi sẽ nhắm mắt lại và chúng tôi sẽ đi vào trong, và linh hồn sẽ có đó. Nó chưa bao giờ bị mất; bạn không thể làm mất nó được và bạn cũng không thể thu được nó. Nó đã có đó rồi." Cho nên mọi người đã trở nên rất thờ ơ.
Bạn có thể thấy điều đó ở phương đông. Toàn thể phương Đông đã trở thành tồi tệ và lờ phờ thế. Linh hồn có đó và mọi người đều biết nó, mọi người đều đã nghe nói về nói. Thượng đế là ở bên trong trái tim, ngài đã ở đó rồi, cho nên sao tạo ra ồn ào nhặng sị về ngài thế? Mọi người tìm kiếm cái không có đó.
Gurdjieff đã trở nên nhận biết về sự kiện này: rằng lí thuyết về linh hồn đã có đó nay đã làm cho mọi người thành rất lờ phờ, rất không quan tâm tới linh hồn; rất không quan tâm, tuyệt đối không quan tâm tới thế giới bên trong. Tâm trí chỉ quan tâm tới cái gây thách thức, cái là cuộc phiêu lưu. Cho nên Gurdjieff, để khớp với tâm trí phương tây, đã bắt đầu nói rằng linh hồn không có đó: "Đừng ngồi kiên nhẫn, làm điều gì đó đi - bởi vì khi người ta chết đi, tất cả mọi người đều không sống sót đâu. Chỉ những người đã hoà nhập trung tâm của họ mới sống sót thôi. Những người khác đơn giản sẽ biến mất tựa rau cỏ. Cho nên điều đó là tuỳ bạn chọn lựa. Bạn đang nhận rủi ro đấy," Gurdjieff nói. "Nếu bạn làm điều gì đó - và làm nghĩa là làm cật lực, công việc vất vả, cả đời cống hiến - chỉ thế thì bạn mới có khả năng sống sót sau cái chết. Bằng không bạn sắp bị thải hồi rồi. Bạn sẽ bị ném vào đống đồng nát. Thượng đế sẽ không chọn bạn đâu trừ phi bạn được hoà nhập. Bạn phải kiếm lấy điều đó. Chỉ rất ít người mới được cứu sau cái chết, không phải tất cả đâu."
Đây là một lí thuyết rất kì lạ, chưa bao giờ được nêu ra trước đây, chưa bao giờ trong toàn thể lịch sử nhân loại. Đã từng có những người nói, "Không có linh hồn." Chúng ta biết họ; họ là người vô thần. Họ bao giờ cũng có đó. Có những người nói, "Có linh hồn, và nó không thể bị phá huỷ. Ngay cả cái chết cũng không thể phá huỷ được nó." Chúng ta đã nghe nói về họ; họ bao giờ cũng có đấy. Nhưng Gurdjieff đang nói điều gì đó tuyệt đối mới, cái gì đó chưa bao giờ được nói trước đây. Ông ấy đang nói, "Linh hồn là có thể đấy; nó không phải là thực tại đâu. Nó đơn giản là có thể thôi. Bạn có thể đạt tới nó, bạn có thể không đạt tới nó - bạn có thể bỏ lỡ nó. Có nhiều khả năng là bạn sẽ bỏ lỡ nó, bởi vì cách bạn đang sống, bạn không kiếm nó." Gurdjieff nói, "Con người giống như hạt mầm. Không nhất thiết là hạt mầm sẽ trở thành cây. Không nhất thiết đâu - hạt mầm có thể không tìm thấy mảnh đất đúng. Cho dù có tìm thấy mảnh đất đúng, vẫn có thể không có mưa. Hay cho dù có mưa, con vật có thể tới và phá cây. Có cả nghìn lẻ một khó khăn. Hạt mầm không nhất thiết sẽ thành cây đâu. Nếu cả nghìn lẻ một việc bảo vệ được thực hiện, chỉ thế thì hạt mầm mới trở thành cây. Bạn không là linh hồn đâu; bạn chỉ là một khả năng thôi. Cả nghìn lẻ một nỗ lực phải được tiến hành; chỉ thế thì bạn mới trở thành linh hồn. Chỉ hiếm hoi thôi: trong cả triệu người, một người trở thành linh hồn. Tất cả những người khác đơn giản sống vô vị, chết và biến mất."
Tôi nói nó là một lí thuyết kì lạ, bởi vì nó không đúng. Và tôi nói nó rất có nghĩa, bởi vì cái gì đó giống như thế này đang được cần tới - ít nhất ở phương Tây nó được cần tới. Bằng không, chẳng ai bận tâm về linh hồn cả. Nhưng tất cả các kĩ thuật mà Gurdjieff đã dùng về căn bản là cùng những kĩ thuật mà chúng ta đã dùng ở phương Đông để khám phá ra linh hồn. Ông ấy đơn giản thay đổi từ ngữ. Ông ấy gọi nó là ‘tạo ra linh hồn', 'hoà nhập linh hồn', 'kết tinh trung tâm'. Nhưng các kĩ thuật đó là một.
Bạn đã được hoà nhập rồi. Không ở ngoại vi - ở ngoại vi chỉ có rối loạn. Bạn bị phân mảnh trên ngoại vi. Đi vào bên trong nhiều hơn, và bạn đi càng sâu hơn, bạn sẽ càng thấy rằng bạn được hoà nhập hơn. Tới một điểm, tại chính điện thờ bên trong nhất của bản thể bạn, nơi bạn bỗng nhiên thấy mình là một thể thống nhất, thể thống nhất tuyệt đối. Cho nên đó là vấn đề khám phá. Làm sao khám phá ra nó?
Tôi muốn cho Nisagar một kĩ thuật. Nó là kĩ thuật rất đơn giản, nhưng ban đầu nó có vẻ rất khó nhằn. Nếu bạn thử, bạn sẽ thấy nó đơn giản. Nếu bạn không thử và chỉ nghĩ về nó, nó sẽ có vẻ rất khó nhằn. Kĩ thuật này là: chỉ làm điều bạn thích. Nếu bạn không thích, đừng làm nó. Cứ thử nó mà xem - bởi vì việc tận hưởng chỉ tới từ trung tâm bạn. Nếu bạn đang làm cái gì đó và bạn thích thú nó, bạn bắt đầu được nối lại với trung tâm. Nếu bạn làm cái gì đó mà bạn không thích thú, bạn bị ngắt khỏi trung tâm. Vui vẻ nảy sinh từ trung tâm, và không từ đâu khác cả. Cho nên để điều đó thành tiêu chuẩn, và là người cuồng tín về nó.
Bạn đang đi trên đường; bỗng nhiên bạn nhận ra rằng bạn không thích bước đi. Dừng lại. Kết thúc - điều này không được làm.
Tôi thường làm điều đó trong những ngày ở trường đại học, và mọi người cứ nghĩ rằng tôi điên. Bỗng nhiên tôi sẽ dừng lại, và thế rồi tôi sẽ vẫn còn ở chỗ đó trong nửa giờ, một giờ, chừng nào tôi còn chưa bắt đầu thấy thích thú bước đi nữa. Các thầy giáo của tôi cũng ngại điều đó nên khi có thi cử họ sẽ cho tôi vào xe và đem tôi tới phòng đại học. Họ sẽ để tôi ngoài cửa và đợi ở đó: liệu tôi có đi tới bàn của mình hay không? Nếu tôi tắm và bỗng nhiên tôi nhận ra rằng tôi không thích điều đó, tôi sẽ dừng lại. Thế thì phỏng có ích gì? Nếu tôi ăn và tôi bỗng nhiên nhận ra rằng tôi không thích ăn, thế thì tôi sẽ dừng lại.
Tôi đã tham gia vào lớp toán hồi ở trường trung học. Ngày đầy tiên, tôi đi vào và thầy giáo giới thiệu chủ đề. Đến giữa chừng tôi đứng dậy và cố bước ra. Thầy nói, "Em đi đâu thế? Không xin phép, tôi sẽ không cho phép em vào lại đâu." Tôi nói, "Em không quay lại đâu; thầy đừng lo. Đó là lí do tại sao em không hỏi xin. Kết thúc rồi - em không thích nó! Em sẽ tìm chủ đề nào đó khác mà em thích, bởi vì nếu em không thể thích nó được thì em sẽ không làm điều đó. Điều đó là tra tấn, điều đó là bạo hành."
Và, dần dần, điều đó trở thành chìa khoá. Tôi bỗng nhiên nhận ra rằng bất kì khi nào bạn thích thú cái gì đó, bạn được định tâm. Thích thú chính là âm thanh của bản thể được định tâm. Bất kì khi nào bạn không tận hưởng cái gì đó, bạn đều bị ngắt khỏi trung tâm. Thế thì đừng ép buộc nó; không có nhu cầu. Nếu mọi người nghĩ bạn điên, thì cứ để họ nghĩ bạn điên đi. Trong vòng vài ngày, bằng kinh nghiệm riêng của mình, bạn sẽ tìm ra cách bạn đã bỏ lỡ bản thân mình. Bạn đã làm cả nghìn lẻ một điều mà bạn chưa bao giờ thích thú, và dầu vậy bạn vẫn làm chúng bởi vì bạn đã được dạy như vậy. Bạn chỉ hoàn thành nghĩa vụ của mình.
Mọi người đã phá huỷ ngay cả điều đẹp đẽ thế như tình yêu. Bạn về nhà và bạn hôn vợ bạn bởi vì điều đó phải là như vậy, nó phải được làm. Bây giờ, một điều đẹp đẽ như nụ hôn, một điều như đoá hoa, đã bị phá huỷ. Dần dần, không thích thú việc đó, bạn sẽ cứ hôn vợ bạn; bạn sẽ quên mất vui vẻ của việc hôn con người khác. Bạn bắt tay bất kì ai bạn gặp - lạnh nhạt, không có nghĩa gì trong nó, không thông điệp nào trong nó, không nồng nhiệt tuôn chảy. Nó chỉ là bàn tay chết bắt lẫn nhau và nói ‘xin chào'. Thế rồi bạn bắt đầu, dần dần, học cử chỉ chết này, cử chỉ lạnh nhạt này. Bạn trở nên đông cứng, bạn trở thành tảng băng. Và thế rồi bạn nói, "Làm sao đi vào trung tâm?"
Trung tâm là có sẵn khi bạn nồng nhiệt, khi bạn tuôn chảy, tan ra, trong tình yêu, trong vui vẻ, trong điệu vũ, trong hân hoan. Điều đó là tuỳ ở bạn. Làm chỉ những điều mà bạn thực sự yêu thích làm và bạn tận hưởng. Nếu bạn không thích thú, dừng lại. Tìm ra cái gì đó khác mà bạn thích. Nhất định có cái gì đó bạn sẽ thích. Tôi chưa bao giờ bắt gặp người không thể thích thú bất kì cái gì. Có những người có thể không thích thứ này, thế rồi thứ khác, thứ khác nữa, nhưng cuộc sống là bao la. Đừng vẫn còn bị vướng mắc; trở nên nổi. Cứ để có nhiều luồng năng lượng hơn. Cứ để nó trôi nổi, để nó tan ra cùng với các năng lượng khác bao quanh bạn. Chẳng mấy chốc bạn sẽ có khả năng thấy rằng vấn đề không phải là cách trở nên được hoà nhập, vấn đề là ở chỗ bạn đã quên mất cách tuôn chảy. Trong năng lượng tuôn chảy, bạn bỗng nhiên được hoà nhập. Điều đó đôi khi xảy ra một cách ngẫu nhiên nữa, nhưng lí do là như nhau.
Đôi khi bạn rơi vào tình yêu với người đàn bà hay người đàn ông, và bỗng nhiên bạn cảm thấy được hoà nhập, bỗng nhiên bạn cảm thấy là một lần đầu tiên. Mắt bạn toả sáng, khuôn mặt bạn rạng ngời, và trí tuệ của bạn không còn đờ đẫn nữa. Cái gì đó bắt đầu bùng cháy sáng trong bản thể bạn; bài ca nảy sinh, bước đi của bạn có phẩm chất của điệu vũ trong nó bây giờ. Bạn là một con người hoàn toàn khác.
Nhưng đây là những khoảnh khắc hiếm hoi - bởi vì chúng ta không học bí mật này. Bí mật này là: có cái gì đó bạn đã bắt đầu thích thú. Đó là toàn thể bí mật này. Hoạ sĩ có thể đói mà vẫn vẽ, và bạn có thể thấy rằng khuôn mặt người đó được mãn nguyện thế. Nhà thơ có thể nghèo, nhưng khi người đó ca lên bài ca của mình thì người đó là người giầu nhất trên thế giới. Không ai giầu hơn người đó. Bí mật của điều đó là gì? Bí mật là: người đó đang thích thú khoảnh khắc này. Bất kì khi nào bạn thích thú điều gì đó, bạn đang hoà điệu với bản thân và bạn đang trong hoà điệu với vũ trụ - bởi vì trung tâm của bạn là trung tâm của tất cả.
Cho nên để sáng suốt này là bầu khí hậu cho bạn: chỉ làm điều bạn thích, bằng không thì dừng lại. Bạn đang đọc báo và nửa chừng qua nó bạn đột nhiên nhận ra rằng bạn không thích nó: thế thì không có nhu cầu. Thế thì sao bạn lại đọc? Dừng nó lại ở đây và bây giờ. Nếu bạn đang nói với ai đó và giữa chừng bạn nhận ra rằng bạn không thích điều đó, bạn chỉ mới nói nửa câu, dừng lại ở đó đi. Bạn không thích thú, bạn không có nghĩa vụ phải tiếp tục. Lúc ban đầu điều đó sẽ có vẻ kì quái. Nhưng các sannyasin của tôi đều kì quái cả, cho nên tôi không coi là có vấn đề gì. Bạn có thể thực hành điều đó.
Nisagar già rồi, nhưng tôi có thể thấy phẩm chất trẻ thơ trong bà ấy. Bà ấy cũng có thể làm điều đó. Và tôi hi vọng bà ấy sẽ làm điều đó. Trong vòng vài ngày mối liên hệ sẽ được thiết lập với trung tâm, và thế rồi bạn sẽ hiểu điều tôi ngụ ý khi tôi cứ lặp đi lặp lại mãi rằng cái bạn đang tìm kiến là đã có trong bạn rồi. Nó không ở trong tương lai. Nó chẳng có liên quan gì với tương lai cả. Nó đã ở đây bây giờ rồi, nó đã là hoàn cảnh rồi.
Câu hỏi thứ hai:
Sao có chuyện là bởi việc gắn cái tên hay gắn một lí thuyết cho một thứ không thoải mái, lẫn lộn, hay chỗ đau, tôi lại cảm thấy tốt hơn?
Bản ngã con người bao giờ cũng cảm thấy bẽ bàng khi nó bắt gặp một sự kiện mà nó không thể giải thích nổi. Bất kì khi nào bản ngã con người bắt gặp một sự kiện mà nó không thể nào đặt tên được, và nó phải thừa nhận dốt nát của nó, nó đều cảm thấy rất bị xúc phạm. Đó là lí do tại sao mọi người cứ dán nhãn lên mọi sự. Họ không quan tâm tới bản thân mọi sự; họ quan tâm nhiều hơn tới việc dán nhãn.
Nếu họ thấy đoá hoa, họ không thấy cái đẹp của nó, họ không ngửi hương thơm của nó, họ không nhìn vào thông điệp của nó. Họ đơn giản bắt đầu nhìn đoá hoa này thuộc vào loại nào, tên nó là gì. Đoá hoa này thực sự không có tên. Nếu bạn hỏi đoá hoa, nó không thể nói tên nào cho bạn được. Nó không có chứng minh thư, nó không có hộ chiếu; nó không có danh tính. Nó đơn giản có đó; và tất cả mọi cái tên đều do con người đặt ra. Và con người thực sự liên tục đặt tên, kể từ thời Adam.
Có một câu chuyện trong Kinh Thánh là Thượng đế tạo ra mọi thứ và ông ấy bảo Adam, "Con đặt tên cho nó và điều đó sẽ là tên của nó"... một câu chuyện hay. Cho nên anh ta bắt đầu đặt tên cho mọi thứ. Thượng đế tạo ra hoa hồng, và Adam nhìn nó và anh ta gọi nó là 'hoa hồng'. Không phải anh ta biết nó là hoa hồng đâu - chẳng ai biết cả, ngay cả Thượng đế cũng không biết. Thượng đế đã bảo Adam nói, và bất kì điều gì anh ta nói ra đều sẽ là cái tên. Và cái tên mà anh ta đã cho mọi sự vẫn còn lại, nhưng chúng chỉ là ngẫu nhiên. Cách đặt tên cho mọi sự quả thực rất kì quái, nhưng đó là cách duy nhất - bởi vì mọi sự không có tên. Và con người đã đặt tên cho nhiều thứ rất sai.
Khi Thượng đế tạo ra đàn bà, Ông ấy hỏi Adam; đó là điều cuối cùng Adam đặt tên. Anh ta gọi cô ấy là 'Hava' hay 'Eva' hay 'Eve' hay 'Havva'. Đây là những cách phát âm khác nhau của điều anh ta gọi cô ấy: 'Hava' hay 'Habba' hay 'Eve'. 'Hava' nghĩa là cuộc sống; anh ta đã gọi đàn bà là cuộc sống của mình. Nhưng qua nhiều thế kỉ đàn ông đã chịu đựng quá nhiều; và nhiều lần đàn ông đã cố gắng thay đổi cái tên này, nhưng điều đó nữa, lại muộn. Và kể từ đó điều này đã là nỗ lực liên tục: tất cả các nhà khoa học cứ làm chỉ mỗi việc đặt tên cho mọi sự.
Và bạn hỏi, "Làm sao thầy đặt tên cho nó?" Đó là cũng kĩ thuật cũ thôi; nó chỉ là một cách thức điên khùng. Họ phát hiện ra ngôi sao mới; họ đặt tên cho nó thế nào? Làm sao họ gọi nó là Pluto-Diêm vương tinh, hay Neptune-Hải vương tinh, hay bất kì cái gì? Ai quyết định? Họ cứ đặt tên cho mọi thứ, bất kì cái gì có thể tới với tâm trí. Bây giờ thậm chí trên mặt trăng họ cũng đã quyết định các cái tên. Bất kì chỗ nào con người đi tới, điều đầu tiên người đó làm là quyết định về cái nhãn. Con người có ám ảnh. Khoảnh khắc bạn thấy ai đó bạn hỏi, "Tên anh là gì? Tôn giáo của anh là gì? Nước anh là nước nào?" Những điều này có ích theo bất kì cách nào để bạn biết con người đang đứng trước bạn không? Điều đó tạo ra khác biệt gì? Làm sao nó tạo ra thay đổi nào đó khi anh ta được gọi là Robert, hay Rama hay Rahim? Nó chẳng tạo ra khác biệt nào. Nhưng nó là dễ dàng hơn - nếu người này được gọi là Rahim bạn có biết người đó là người Mô ha mét giáo không. Và nếu bạn là người Hindu, bây giờ có xung đột. Bây giờ bạn có thể tránh người này; người này không xứng đáng. Điều đó là nguy hiểm. Bây giờ bạn có thể vẫn còn tỉnh táo: "Đây là người Mô ha mét giáo; anh ta phải mang một con dao, và anh ta có thể giết bạn!" Hay nếu anh ta là Rama, bạn rất hạnh phúc: “Vậy anh ta là người Hindu - và không chỉ là người Hindu, anh ta phải là người mang tính tôn giáo; tên anh ta là Rama." Bạn rất hạnh phúc. Bỗng nhiên không có rào chắn: bạn muốn nói với người này, bạn sẽ tới gần hơn chút ít. Bạn sẵn sàng phơi bày bản thân mình cho người đó.
Đặt tên, biết ai là ai, giúp cho bạn trở nên chắc chắn hơn chút ít về thực tại không chắc chắn. Nhưng thực tại vẫn còn là không chắc chắn.
Có lần chuyện xảy ra...
Tôi đi du hành, và chỉ có một hành khách nữa trong khoang của tôi. Người đó hỏi tôi tên gì. Tôi nói cho ông ta một cái tên. Thế rồi sau vài phút tôi nói, "Rất tiếc. Đó không phải là tên tôi." Tôi bảo ông ta cái tên khác. Bây giờ ông ta trở nên rất nghi ngờ. Tôi vẫn là cùng người đó nhưng ông ta lại trở nên rất nghi ngờ. Khi người soát vé tới ông ta bảo anh ta rằng ông ta muốn đổi khoang. "Đây là cái kiểu người gì thế này? Mới vài phút trước ông ta nói 'đây là tên tôi', và thế rồi đích thân ông ta lại nói 'Tôi rất tiếc'. Ông ấy có điên không? Và thật nguy hiểm mà ngủ cùng với người này trong đêm."
Khi ông ta đi tôi nói, "Rất tiếc, cái tên đầu tên là đúng."
Ông ta đơn giản trốn biệt mà chẳng nói điều gì.
Tên tuổi, nhãn hiệu, phân loại... tâm trí cảm thấy rất sung sướng. Nếu bạn có thể giải thích - có thể giải thích của bạn là ngớ ngẩn, ngu xuẩn - chỉ giải thích này cũng đủ làm bạn cảm thấy sung sướng. Mọi người cứ đưa ra những lời giải thích kì cục, dài dòng lạ lùng - bởi vì chẳng ai muốn thừa nhận sự kiện đơn giản là họ không biết. Nếu ai đó hỏi, "Tên anh là gì?" và bạn nói, "Tôi không biết, bởi vì khi tôi tới đã không có tên"; nếu ai đó hỏi bạn thuộc vào nước nào và bạn nói, "Tôi không biết, bởi vì trái đất là một," thế thì người đó sẽ cảm thấy không thoải mái, không dễ chịu. Bất kì lời giải thích nào cũng có tác dụng.
Mọi người có ham muốn rất lớn là vẫn còn thông thái, bởi vì tri thức là an ninh và tri thức là quyền lực. Đó là lí do tại sao từng thế kỉ đều phát minh ra cái vô nghĩa của riêng nó - bởi vì có hàng triệu vấn đề mà không bao giờ có thể được giải quyết. Ai biết ai đã làm ra thế giới này? Nhưng có những người ngu cứ muốn biết. Chỉ người ngu mới muốn biết ai đã làm ra thế giới này; câu hỏi này là ngu xuẩn. Nó là ngu xuẩn bởi vì câu hỏi này sẽ dẫn vào thoái lui vô tận. Nếu bạn nói, "Thượng đế đã làm ra thế giới này," thế thì câu hỏi nảy sinh, "Ai đã làm ra Thượng đế?" Và bạn cứ tiếp tục mãi; nó không thể được chấm dứt. Không có cách nào để chấm dứt nó.
Nhưng có những người sẵn sàng cung cấp cho bạn câu trả lời. Bạn hỏi và họ sẵn sàng đáp. Họ chế tạo ra câu trả lời. Ba trăm tôn giáo tồn tại trên trái đất, và ba trăm tôn giáo có ít nhất ba nghìn lí thuyết siêu hình, và từng lí thuyết lại ngược lẫn nhau, và không có cách nào quyết định ai là đúng - bởi vì tất cả đều sai. Bạn không thể quyết định được bởi vì tất cả đều chỉ là tưởng tượng.
Tôi đã đọc:
Trong nhà tắm Thổ Nhĩ kì cho quí bà, một người đàn bà đứng ra bởi vì chiều dài của vú bà ấy. Bà ấy có cặp vú rất, rất dài, gần như không thể tin nổi.
"Ôi bà bạn, chuyện gì xảy ra với vú của bà thế?" một người bạn hỏi bà ấy.
"Thế này," bà ấy cố gắng giải thích, "chồng tôi như đứa bé, anh ấy thích ngủ mà bú vú tôi."
"Ồ, chồng tôi cũng thế," bà bạn nói, vẫn không hiểu.
"Vấn đề là," bà thứ nhất tiếp tục, "chồng tôi và tôi ngủ trong hai phòng khác nhau."
Bây giờ thì mọi thứ được giải thích, bây giờ không có vấn đề gì! Nếu bạn nhìn vào các lí thuyết siêu hình của mình bạn sẽ thấy những giải thích như vậy. Chúng tất cả đều ngu xuẩn, nhưng chúng thoả mãn cho thôi thúc nào đó. Chúng giúp bạn thảnh thơi: "Thượng đế đã tạo ra thế giới này à? Tốt." Thế là bạn biết câu trả lời; thế là bạn đang trong cái biết, bạn không dốt nát. Thế thì bạn sẽ muốn biết Thượng đế giống cái gì. Thế thì ai đó - hoạ sĩ nào đó, nhà điêu khắc nào đó, sẽ làm ra một hình ảnh.
Một đứa trẻ nhỏ đang vẽ cái gì đó và người mẹ hỏi, "Con dường như thích thú thế. Con đang làm gì vậy? Trong hàng giờ còn đã ở đây."
Và đứa bé nói, "Con đang cố gắng làm khuôn mặt của Thượng đế."
Người mẹ cười. Bà ấy nói, "Chẳng ai biết Thượng đế trông thế nào cả."
Đứa trẻ nói, "Đợi đã. Khi con hoàn thành, mọi người sẽ biết."
Đó là điều đã được thực hiện. Đền chùa, hình ảnh, tranh vẽ - chẳng ai biết Thượng đế trông như thế nào. Đó là phỏng đoán của mọi người, cho nên bạn có thể cho Thượng đế bốn khuôn mặt, cho Thượng đế một nghìn tay; điều đó là tuỳ ở bạn. Thượng đế của bạn là sáng tạo của bạn, nhưng một khi bạn đã làm ra nó, điều đó rất khó. Nếu ai đó nói rằng đó chỉ là tưởng tượng, phỏng đoán, bạn sẽ giận dữ. Bạn sẽ bắt đầu đánh nhau. Đó là lí do tại sao các tôn giáo đã từng đánh lẫn nhau. Sao đánh nhau cứ tiếp diễn mãi thế? Thượng đế có ba mặt hay bốn mặt, điều đó tạo ra khác biệt gì? Nhưng không, đó là vấn đề lớn, và vấn đề là tâm lí.
Nếu bạn nói với một người bao giờ cũng tin rằng Thượng đế có ba mặt rằng ngài có bốn mặt, bạn quấy rối đấy. Bạn đang quấy rối tri thức của người đó. Người đó không lo lắng về Thượng đế; ai lo nghĩ về Thượng đế? Nhưng người đó lo nghĩ về điều đó. Người đó đã tự giải quyết cho mình, người đó đã cảm thấy an toàn trong tri thức của mình, người đó đã cảm thấy rằng người đó trong hiểu biết. Bây giờ ở đây bạn tới và bạn nói, "Không, Thượng đế có bốn mặt chứ." Bây giờ bạn tạo ra lo âu trong người đó, lại cùng một lo âu đã có trước khi người đó quyết định. Đó là lí do tại sao tôn giáo này không muốn nghe ý tưởng của tôn giáo khác - bởi vì điều đó tạo ra lo âu. Nó tạo ra rối loạn lớn, nó tạo ra hỗn loạn lớn.
Mọi người muốn vẫn còn được cố định trong ý tưởng của họ; không ai nên quấy rối họ. Nhưng đây không phải là tri thức. Đấy chính là đức tin là gì. Đức tin nghĩa là: bạn không thể thừa nhận sự kiện rằng bạn không biết. Bạn không đủ dũng cảm để thừa nhận rằng bạn dốt nát. Người hèn nhát mang nhiều đức tin với họ, cho nên không có nhu cầu thừa nhận sự kiện về dốt nát. Nhưng dốt nát còn đẹp hơn là tri thức giả; ít nhất nó cũng còn đúng, đích thực. Nếu một người nói, "Tôi không biết," với tôi, người đó là chỗ bắt đầu của tâm thức tôn giáo. Người đó ở tại cánh cửa. Người mà nói, "Tôi biết," và nếu bạn nói điều gì đó ngược với anh ta thì anh ta sẽ bị rối loạn và bị lo nghĩ và bắt đầu tự bảo vệ và tự phòng thủ, thế thì điều đó dường như là tri thức của anh ta chỉ là phương tiện an ninh. Anh ta đã tạo ra niềm tin nhân tạo quanh mình. Anh ta đã sống trong mơ, và bạn tới và bạn quấy rối giấc mơ này.
Bạn không thể quấy rối được con người của hiểu biết - bởi vì con người của hiểu biết biết rằng điều tối thượng không thể được biết. Bạn có thể có hương vị của nó, nhưng bạn không bao giờ có thể công thức hoá nó được. Điều tối thượng vẫn còn là bí ẩn; bí ẩn là chính bản tính của nó. Không có cách nào làm tan biến bí ẩn này. Người đó biết cái dốt nát của mình, người đó biết bí ẩn tối thượng. Và bí ẩn tối thượng và dốt nát của người tìm kiếm gặp nhau, và có giao cảm lớn lao.
Khi con người của tri thức đi tới chân lí, người đó không bao giờ nghe chân lí cả - bởi vì chân lí cũng quấy rối. Người đó có niềm tin của mình: chân lí phải đi theo niềm tin của người đó. Chân lí phải tới dưới dạng của niềm tin của người đó; chỉ thế thì người đó mới thừa nhận.
Người ta nói về Tulsidas, nhà thơ Hindu vĩ đại - tôi sẽ không gọi ông ấy là thánh nhân Hindu vĩ đại, nhưng ông ấy thực sự là nhà thơ vĩ đại...
Ông ấy được đưa tới ngôi đền Mathura thờ Krishna. Ông ấy là tín đồ của Rama. Một người đưa ông ấy tới ngôi đền đẹp này, và bức tượng của Krishna có đó với chiếc sáo trên môi ông ấy. Nhưng Tulsidas lại không cúi lạy. Bạn bè hỏi, "Sao thế? Sao ông lại không cúi lạy?" Ông ấy nói, "Ta không thể lạy được. Ta chỉ có thể cúi lạy Rama thôi. Nếu," ông ta nói với bức tượng Krishna, "nếu ông muốn ta cúi lạy ông, thế thì ông sẽ phải trở thành Rama. Đổi hình dạng đi, và thay vì cầm sáo thì cầm cung, vì Rama mang cung." Câu chuyện kể rằng Krishna đã biến đổi hình dạng của ông ấy. Ông ấy trở thành Rama với chiếc cung trên vai. Và thế rồi Tulsidas cúi lạy.
Câu chuyện này phải là hư cấu thôi, nhưng nó rất biểu tượng: người có niềm tin bao giờ cũng thích buộc chân lí tới theo niềm tin của mình, tương ứng với kênh của mình. Nhưng chân lí không bao giờ tới tương ứng với bạn cả. Cho nên một nửa câu chuyện này dường như là đúng và nửa kia dường như là hư cấu. Dường như đúng là Tulsidas đã nói rằng ông ấy sẽ không cúi lạy chừng nào Krishna còn chưa lấy hình dạng của Rama, bởi vì ông ấy là một trong những người sùng kính Rama. Cho tới điểm này thì câu chuyện có vẻ như là đúng. Nhưng Krishna lấy hình dạng của Rama sao? Chân lí tuân theo niềm tin của bạn sao? - điều đó nghĩa là đầu tiên chân lí phải cúi mình trước bạn đã, và thế rồi bạn sẽ cúi mình với chân lí. Điều đó là xấu. Ngay cả quan niệm về nó cũng là điều xấu. Không, chân lí không có đó để đáp ứng cho trông đợi của bất kì người nào.
Niềm tin trở thành rào chắn, nhưng niềm tin giúp đỡ. Chúng giúp cho bạn làm tan biến lo âu.
Người hỏi này hỏi, "Sao có chuyện là bởi việc gắn cái tên hay gắn một lí thuyết cho một thứ không thoải mái, lẫn lộn, hay chỗ đau, tôi lại cảm thấy tốt hơn?" - bởi vì bạn trở thành thông thái rồi. Thế thì vấn đề được giải quyết. Không có bí ẩn; bạn biết. Nhưng tri thức này là rất nguy hiểm. Đừng làm điều đó chút nào nữa.
Vẫn còn không thoả mái. Tốt hơn cả là vẫn còn không thoải mái. Nếu bạn cảm thấy không dễ chịu, vẫn còn với sự không dễ chịu của mình đi, nhưng đừng cố gắng tìm lời giải thích. Đừng bịa ra bất kì giải thích nào. Vẫn còn không dễ chịu đi. Chấp nhận điều đó là tự nhiên, và chẳng mấy chốc bạn sẽ đi tới điểm mà bạn sẽ bắt đầu yêu bí ẩn của mọi sự. Thế thì cái không dễ chịu sẽ biến mất, và bạn sẽ không trở thành thông thái. Bạn sẽ không trở thành học giả, bác học - bởi vì học giả là chỗ tồi tệ. Ngay cả tội nhân cũng đã đạt tới chân lí, nhưng không ai đã bao giờ nghe nói về bác học nào đạt tới chân lí. Điều đó là không thể được; điều không xảy ra. Bạn càng biết nhiều, bạn càng xa với chân lí, bởi vì bạn càng trở nên bị biến chất với tri thức của bạn. Bạn càng hồn nhiên, và mắt bạn càng không bị chồng chất bởi bất kì lí thuyết nào và đơn giản có đó giống như cửa sổ mở sẵn sàng hấp thu chân lí, thì nó càng tốt hơn.
Hồn nhiên, không thông thái đi. Dốt nát đi. Điều đó là tốt hơn, bởi vì trong dốt nát bạn chấp nhận bí ẩn của cuộc sống. Cuộc sống không thể được giải thích. Tất cả mọi giải thích đều rất tí hon, nhỏ nhoi, cứng nhắc; còn cuộc sống thì bao la thế, mênh mông thế - nó không thể bị chứa trong bất kì giải thích nào. Không người Ki tô giáo, không người Hindu, không người Mô ha mét giáo, không người Jaina giáo, không Phật tử nào: tất cả mọi nỗ lực để giải thích đều đã thất bại. Tất cả các tôn giáo đều đã thất bại.
Cho nên đừng chọn thuận tiện, chọn chân lí. Chân lí là ở chỗ chân lí là bí ẩn. Đừng gọi tên nó, và đừng cảm thấy tốt chỉ bởi việc đặt tên nó. Với việc đặt tên bạn chẳng giải thích cái gì cả; nó đơn giản bảo vệ bạn khỏi chân lí. Bạn trở nên bị khép kín với chân lí, bạn đang phòng thủ bản thân mình chống lại chân lí. Và đây là kiểu phòng thủ gì vậy? - nó mang tính huỷ diệt. Đừng mang tính phòng thủ, mong manh đi. Nếu chân lí làm cho bạn không thoải mái, thì cứ để cho nó là như vậy đi. Đó là cái giá người ta phải trả cho chân lí.
Câu hỏi thứ ba:
Tôi biết tôi là đàn bà, nhưng nhiều lúc tôi thể hiện các nét dường như rất nam tính. Liệu có những điều như nữ tính bẩm sinh hay đặc trưng nam tính không?
Nghe câu hỏi này. "Tôi biết tôi là đàn bà" - điều đó nữa đã trở thành tri thức: "Tôi biết." Điều đó không thể đơn giản được nói rằng bạn là đàn bà sao? Nó có phải đi qua tri thức không? Cứ dường như là nếu ai đó nói, "Tôi nghĩ lửa là nóng." Bạn không thể nói một cách đơn giản, "Lửa có nóng không?" Nó cứ phải đi qua suy nghĩ của bạn trước sao? Bạn nói, "Tôi nghĩ rằng lửa nóng." Lửa đơn giản nóng; việc nghĩ của bạn là không cần thiết. Hoặc bạn là đàn bà hoặc đàn ông. Phỏng có ích gì mà nói, "Tôi biết tôi là đàn bà?" Sao mọi thứ lại cứ phải đi qua cánh cửa của tri thức? Sao sự kiện không thể đơn giản là sự kiện?
Ngay cả câu hỏi cũng chỉ ra... mọi thứ đều chỉ ra tâm trí bạn; ngay cả việc tạo ra câu hỏi cũng chỉ ra điều đó.
Tôi đã nghe...
Khi được nhà tư vấn hôn nhân hỏi điều gì dường như là vấn đề trong hôn nhân của họ, người chồng đáp, "Tôi không có vấn đề. Nhưng tên cũ của cô ấy là gì..." và anh ta dừng lại và trỏ sang vợ mình, "cô ấy cho là tôi không chú ý đủ mức tới cô ấy."
'Tên cô ấy là gì' anh ta nói. Anh ta thậm chí không biết tên của vợ mình.
Chính việc phát biểu chỉ ra vấn đề.
"Tôi biết tôi là đàn bà" - xin dừng việc biết, bắt đầu cảm. Cảm thấy bạn là đàn bà đi. Cảm giác là từ một trung tâm khác, nó là từ trái tim. Việc biết là từ trung tâm khác; nó là từ cái đầu. Việc biết là chết, việc cảm là sống động.
Mọi người tới tôi và họ nói, "Tôi nghĩ tôi đã rơi vào tình yêu." Bạn không thể đơn giản nói rơi vào tình yêu được sao? Cái đầu bao giờ cũng phải chen vào giữa bạn và quan hệ của bạn, trong bất kì quan hệ nào, trong mọi quan hệ sao? Bạn không thể gạt cái đầu mình sang bên một chút được sao?
Có câu ngạn ngữ nổi tiếng của triết gia phương tây, Rene Descartes: cogito ergo sum - Tôi tư duy, do đó tôi hiện hữu. Điều này là ngớ ngẩn: tôi tư duy, do đó tôi hiện hữu sao? Điều đó chỉ ra rằng tư duy là chính còn hiện hữu là phụ - tôi tư duy, do đó tôi hiện hữu.
Tư duy là thứ hai, hiện hữu là thứ nhất. Trước hết bạn hiện hữu, thế rồi bạn tư duy. Nếu bạn không hiện hữu, thế thì ai sẽ tư duy? Tư duy không thể tồn tại trong chân không được. Nếu ai đó nói, "Tôi hiện hữu, do đó tôi tư duy," điều đó là đúng. Nhưng nói "Tôi tư duy, do đó tôi hiện hữu" đơn giản là ngớ ngẩn. Nhưng dầu vậy vẫn có nghĩa cho nó: Descartes là cha của triết học phương tây, và toàn thể tâm trí phương tây đã bị ảnh hưởng bởi hai người - Aristotle và Descartes. Cho nên ở phương Tây mọi thứ đều đi qua tư duy; ngay cả hiện hữu cũng đi qua tư duy. Ngay cả hiện hữu cũng không phải là sự kiện đơn giản; bạn phải nghĩ về nó trước, thế rồi bạn hiện hữu - cứ dường như nó là một kết luận logic. Nó mang tính tồn tại, nó không là logic.
Cho nên trước hết chấm dứt tư duy rằng bạn là đàn ông hay đàn bà. Biết điều đó đi. Biết là trực tiếp. Ai đó khác có thể trong hoài nghi, nhưng bạn không nên trong hoài nghi. Ai đó khác có thể nghĩ về liệu bạn là đàn ông hay đàn bà - và nếu bạn sống theo kiểu hippie, đôi khi điều đó có thể rất khó.
Khi tôi cho ai đó tính chất sannyas và tôi không thể quyết định được, tôi phải hỏi Mukta, "Mukta, bạn nghĩ gì?" Và bây giờ cô ấy đã biết; bất kì khi nào cô ấy cảm thấy rằng tôi sẽ trong hoài nghi, cô ấy im lặng thì thào, "Cô ấy là đàn bà."
Hai người hippies đi vào một khách sạn, và người quản lí khách sạn nói, "Các ngài không thể vào được bởi vì chúng tôi tuân theo qui tắc đặc biệt. Bất kì ai vào đây đều phải đeo cà vạt."
Thế là một người nói, "Được thôi." Anh ta đeo cà vạt vào. Mười lăm phút sau anh ta tới với chiếc cà vạt, và người quản lí nói, "Được rồi, anh có thể vào, nhưng người kia thì sao?"
Anh ta nói, "Anh ta là vợ tôi. Ông thậm chí không cho phép đàn bà vào khách sạn mà không có cà vạt sao?"
Nếu người khác mà đang hoài nghi liệu bạn là anh ấy hay cô ấy, điều đó là được. Nhưng bản thân bạn thì sao? - thế thì hoài nghi đã đi vào rất sâu và đã trở thành bệnh tật. Vứt điều đó đi.
Nhưng câu hỏi này rất có ý nghĩa: "Tôi biết tôi là đàn bà, nhưng nhiều lúc tôi thể hiện các nét dường như rất nam tính. Liệu có những điều như nữ tính bẩm sinh hay đặc trưng nam tính không?"
Từng cá nhân đều là cả hai - bởi vì từng cá nhân đều được sinh ra từ cả hai, người mẹ và người bố. Một phần của bạn tới từ bố bạn, một phần của bạn tới từ mẹ bạn, cho nên bạn không thể tuyệt đối là đàn ông hay tuyệt đối là đàn bà. Thực tế, mọi người đều là cả nam lẫn nữ; khác biệt chỉ ở mức độ, số lượng. Đàn ông nhiều tính đàn ông hơn đàn bà, có vậy thôi; đàn bà nhiều tính đàn bà hơn đàn ông, có vậy thôi. Khác biệt là ở mức độ. Đó là lí do tại sao có khả năng đổi giới tính. Nếu hoóc môn có thể được tiêm vào và cân bằng bên trong của bạn có thể bị thay đổi, đàn ông có thể trở thành đàn bà, đàn bà có thể trở thành đàn ông. Và đến cuối thế kỉ này mọi người sẽ thay đổi giới tính theo số lượng lớn, bởi vì điều đó là tự nhiên. Người ta phát chán với việc là đàn ông, bao giờ cũng đàn ông; người ta phát chán với việc là đàn bà, và người ta muốn đổi chỗ. Đến cuối thế kỉ này việc đổi giới tính sẽ trở thành điều rất thông thường. Và điều đó là tốt. Một người có thể có ba hay bốn kiếp trong một đời: trong vài năm bạn vẫn còn là đàn bà, thế rồi bạn trở thành đàn ông, và thế rồi bạn lại trở thành đàn bà. Và điều đó bây giờ có thể thực hiện được. Điều đó là khả thi về khoa học và các qui trình tốt hơn sẽ sớm có sẵn. Điều đó có thể được thực hiện, bởi vì từng người đều là cả hai.
Nếu bạn là đàn ông thế thì phần ý thức của bộ não bạn là đàn ông và phần vô thức là đàn bà. Nếu bạn là đàn bà, thế thì phần ý thức là đàn bà và phần vô thức là đàn ông. Và nhiều lúc có đảo ngược nữa.
Chẳng hạn: khi đàn ông trở nên già đi, ông ta bắt đầu trở nên nữ tính hơn, và khi đàn bà trở nên già đi họ bắt đầu trở nên nam tính hơn. Bà già bắt đầu phát triển cơ bắp, giọng của họ trở nên giống giọng nam, họ trở nên dễ cáu bẳn, đánh nhau, giận dữ, càu nhàu hơn. Khi đàn ông trở nên già, họ bắt đầu dễ bảo hơn, vâng lời hơn, dễ bị bắt nạt hơn.
Vợ của Mulla Nasruddin nói với lũ con cô ấy, một trong chúng quãng mười lăm tuổi, "Từ tháng này trở đi, mỗi tháng mẹ sẽ cho đứa nào vâng lời nhất một phần thưởng."
Tất cả chúng đều nói, "Điều này là không công bằng."
Cô ấy nói, "Tại sao?"
Tất cả chúng đều nói, "Bố sẽ được phần thưởng."
Dần dần đàn ông trở thành dễ bảo, và dần dần đàn bà trở nên ngày một chi phối hơn. Và có thay đổi mọi ngày nữa. Nếu đàn bà trở nên rất giận dữ, cô ấy mất hết phần ý thức của mình và phần vô thức trở nên rất chiếm ưu thế. Đàn bà giận dữ còn nguy hiểm hơn đàn ông giận dữ. Đàn bà phát rồ còn nguy hiểm hơn đàn ông phát rồ. Bởi vì phần vô thức của đàn bà rất tươi mới, nó hiếm khi được dùng tới, cho nên khi nó được dùng, cô ấy có thể trở nên rất nguy hiểm. Nếu đàn bà yêu bạn, cô ấy yêu bạn vô cùng; nếu cô ấy ghét bạn, thế thì cô ấy ghét bạn vô cùng.
Khi người đàn ông đang yêu, tình yêu của anh ta rất sâu, còn sâu hơn tình yêu của người đàn bà, bởi vì phần vô thức của anh ta không được dùng. Trong tình yêu, đàn ông đi rất sâu, sâu hơn đàn bà - bởi vì với đàn bà tình yêu là rất bình thường. Cô ấy mà đang yêu, điều đó là cách thức bất thường của cô ấy. Nhưng với đàn ông rơi vào tình yêu là rất khó. Đó không phải là cách thức thông thường của anh ta, nó hiếm khi xảy ra. Nhưng khi nó xảy ra thế thì tình yêu của anh ta lại sâu sắc tới mức không đàn bà nào có thể đua tranh được với anh ta.
Đây là quan sát của tôi: nếu đàn bà yêu - và mọi đàn bà đều yêu - tình yêu là tự nhiên. Đó là một phần của tâm trí nữ tính. Thông thường đàn ông không bao giờ yêu nhiều thế. Thông thường tình yêu chỉ là một trong nhiều thứ mà họ làm, một trong nhiều thứ, và thậm chí có thể không là quan trọng nhất. Đôi khi công việc còn quan trọng hơn, còn tình yêu chỉ là việc nghỉ ngơi giải trí, chỉ là thảnh thơi khỏi công việc, cái phụ cho công việc. Nếu họ phải chọn lựa, họ sẽ chọn công việc.
Một người Do Thái bị bắt quả tang với khẩu súng trong tay.
Anh ta định giết một người: người này đã làm tình với vợ anh ta. Quan toà hỏi, "Súng của anh đã nạp đạn, thế thì sao anh không thực sự giết chết anh ta? Anh đơn giản giả vờ hay làm cái gì?"
Người này nói, "Khi tôi cần súng và định giết anh ta, người đó hỏi, 'Anh mua khẩu súng bao nhiêu tiền thế?' Bây giờ, làm sao ông có thể giết một người đang nói chuyện về kinh doanh?"
Người Do Thái là người Do Thái: làm sao bạn có thế giết được một người khi anh ta đang nói về kinh doanh? Thế thì bạn quên hết tất cả về vợ bạn, rằng anh ta đã làm tình với vợ bạn, khi công việc kéo tới.
Có những người mà chính trị còn quan trọng hơn là tình yêu - tiền bạc, kính trọng, đạo đức; cả nghìn lẻ một thứ có đó cho đàn ông. Nhưng đàn bà yêu. Cô ấy yêu toàn bộ - đó là một thứ của cô ấy. Nó không phải là một thứ trong nhiều thứ. Khi đàn ông yêu, anh ta yêu vài phút trong ngày. Khi đàn bà yêu, cô ấy yêu hai mươi bốn giờ. Điều này là tự nhiên. Nhưng nếu đôi khi đàn ông yêu, thế thì không đàn bà nào sánh nổi người đó - bởi vì thế thì người đàn bà bên trong của anh ta bùng phát ra. Thế thì nảy sinh ra một Majnu, hay một Farhad; người yêu vĩ đại được sinh ra. Bạn có quan sát sự kiện này không? rằng Majnu và Farhad và kiểu đàn ông này đã tồn tại, nhưng không đàn bà nào đã tồn tại trong lịch sử để so sánh với họ? Tại sao? Không ai đã yêu điên cuồng thế; không đàn bà nào đã yêu điên cuồng như Majnu, không người đàn bà nào đã yêu điên cuồng như Farhad - bởi vì khi đàn ông thực sự đi vào tình yêu, thế thì anh ta không còn là đàn ông nữa. Thế thì vô thức bên trong của anh ta bùng nổ và chiếm lĩnh anh ta toàn bộ.
Khi đàn bà trở nên giận dữ, hùng hổ, thế thì cô ấy có thể rất nguy hiểm. Đừng bao giờ kích động đàn bà. Nếu bạn kích động đàn ông anh ta sẽ tuân theo qui tắc và qui định nào đó của đấu tranh và chiến tranh; đàn bà không tuân theo những điều này. Cô ấy đơn giản sẽ nhảy lên bạn và cấu xé bạn, cắn bạn, giết bạn - cô ấy sẽ không cho phép bất kì qui tắc nào. Cô ấy không biết chúng. Người đàn ông của cô ấy không được huấn luyện chút nào: khi anh ta bùng nổ, anh ta đơn giản bùng nổ.
Cả hau điều này đều cùng có trong bạn. Người tìm kiếm phải làm gì, đệ tử phải làm gì? Người đó phải trở nên nhận biết về cả hai, và người đó phải vứt bỏ việc bị đồng nhất với cả hai. Người tìm kiếm thực sự phải vứt bỏ đồng nhất. Người đó phải học rằng mình không là đàn ông, không là đàn bà; người đó là nhân chứng. Thế thì bạn vượt ra ngoài sinh học. Chỉ thế thì bạn mới đi ra ngoài thân thể - bởi vì đàn ông và đàn bà tồn tại trong thân thể. Nhiều nhất, phản xạ của họ tồn tại trong tâm trí. Nhưng linh hồn không là đàn ông không là đàn bà. Bạn phải vượt ra ngoài cả hai. Cho nên quan sát... và vẫn còn xa cách, tách rời. Vẫn còn nhận biết. Khi người đàn bà đang vận hành ở đó, quan sát; khi người đàn ông đang vận hành ở đó, quan sát - nhưng vẫn còn tỉnh táo rằng bạn không là cả hai.
Đó là lí do tại sao nhận biết thực bao giờ cũng dẫn bạn vượt ra ngoài dục, và vô dục xảy ra chỉ theo cách riêng của nó. Bởi vì ở trong dục bạn phải bị đồng nhất với tính nam hay bị đồng nhất với tính nữ. Vô dục thực là người đã vượt ra ngoài, người không là cả hai.
Nhưng tôi không nói về kìm nén. Tôi không nói rằng bạn phải kìm nén. Tôi không nói rằng bạn phải kìm nén người đàn bà hay kìm nén người đàn ông. Tôi chống lại mọi sự kìm nén. Tôi đang nói: bày tỏ tính đàn bà của bạn, bày tỏ tính đàn ông của bạn, nhưng vẫn còn tỉnh táo. Bởi vì nếu bạn kìm nén thế thì nó sẽ tới theo cách này cách khác nào đó.
Để tôi kể cho bạn một giai thoại:
Ba tu sĩ, mặc bộ đồ thường và áo phông, định đi đánh bóng thì một người thích chơi golf dừng họ lại và hỏi liệu người đó có thể được tham gia để thành bộ tứ được không. "Được thôi," tu sĩ già nhất nói. "Nhưng chúng ta phải nói trước cho anh, chúng ta không phải là người chơi golf cừ đâu." Tất nhiên, người thích chơi cũng là người chơi xoàng thôi. "Và cá cược thì sao, để làm cho trò chơi thú vị hơn?" Một trong các tu sĩ phản đối rằng họ chưa bao giờ cá cược cả, nhưng để làm vừa lòng anh ta họ đã đánh cược theo từng bước. Một cách tự nhiên người thích chơi golf thắng và các tu sĩ phải trả tiền.
Khi tất cả họ đã quay về phòng khoá cửa, người thích chơi bị choáng khi thấy các bộ quần áo tu sĩ của họ và xin trả lại tiền.
"Không, chúng ta đã cá và chúng ta trung thành với điều đó. Điều đó sẽ dạy cho chúng ta một bài học," tu sĩ lớn tuổi nhất nói.
"Thôi được," người này nói, "Tôi vẫn cảm thấy thúc ép khôi hài với các tu sĩ. Tôi có thể làm được cái gì không?"
"Anh có bố mẹ không?" viên tu sĩ này hỏi.
"Có, tôi có ạ."
"Được thế thì hãy đưa họ tới đây và ta sẽ làm lễ cưới cho họ."
Kìm nén giống thế này: bạn muốn nói 'đồ con hoang', nhưng bạn cứ đi vòng vo.
Và kìm nén có thể tạo ra thay đổi, nhưng không phải là thay đổi thực. Bạn sẽ đi từ cực đoan này sang cực đoan khác. Chỉ nhận biết mới có thể đưa bạn vượt ra ngoài nhị nguyên.
Để tôi kể cho bạn thêm một giai thoại nữa.
Trên chuyến tàu hoả dài vào buổi trưa nóng bức, một trong các hành khách cứ lăp lại thật to, "Trời ơi, tôi khát! Trời ơi, tôi khát! Trời ơi, tôi khát!" Bị khó chịu bởi việc lặp lại câu mật chú như vậy, hành khách ngồi ngay trước anh ta đem lại cho người đó một chai to nước sô đa lạnh ở ga sắp tới. Với đôi mắt loé ra lòng biết ơn, người khát đứng dậy, vồ lấy cái chai, và uống ngay lập tức. Trong một thoáng chốc anh ta dường như hạnh phúc, thoả mãn, hài lòng. Thế rồi anh ta ngồi xuống và lại bắt đầu lặp lại thật to, "Trời ơi, tôi khát! Trời ơi, tôi khát! Trời ơi, tôi khát thế!"
...Nhưng câu mật chú vẫn tiếp tục.
Bạn có thể đi từ cực đoan này sang cực đoan khác; thay đổi sẽ chỉ ở trên bề mặt. Sâu bên dưới bạn sẽ vẫn còn như cũ, và thay đổi phải xảy ra ở chiều sâu. Chỉ nhận biết mới đi vào chiều sâu. Kìm nén chỉ là quét vôi trắng; nó không thay đổi gốc rễ của bạn, nó không triệt để.
Câu hỏi 4
Tôi bị lẫn lộn về khác biệt giữa buông xuôi và đi theo ánh sáng bên trong của mình. Dường như là khi tôi muốn buông xuôi, tôi sợ phải chịu trách nhiệm cho bản thân mình, và khi tôi muốn đi theo ánh sáng bên trong của mình, tôi sợ điều thầy sẽ yêu cầu tôi buông xuôi.
Bạn phải tuyệt đối rõ ràng về điều đó: nếu bạn có ánh sáng bên trong thì không cần buông xuôi nào cả, bởi vì buông xuôi chỉ có ích cho bạn để đem ánh sáng bên trong ra. Nếu bạn đã có nó, thế thì quên mọi thứ về buông xuôi đi. Nhưng... bạn không có nó. Chỉ để né tránh buông xuôi bạn tưởng tượng rằng bạn có nó.
Nếu bạn có nó, thì bạn có nó. Thế thì vấn đề buông xuôi không nảy sinh. Bạn không có nó đâu. Bạn chỉ có bóng tối bên trong, không có ánh sáng. Cho nên khi bạn đi vào bạn thấy bóng tối; thế thì bạn bắt đầu nghĩ tới buông xuôi. Khi bạn bắt đầu nghĩ tới buông xuôi thế thì bạn trở nên sợ - bởi vì bản ngã bước vào. Không phải là ánh sáng bên trong cản trở bạn. Ánh sáng bên trong chưa bao giờ cản trở ai cả.
Để tôi nói điều đó theo cách này: nếu bạn buông xuôi, đó là sự giúp đỡ cho ánh sáng bên trong; nếu có ánh sáng bên trong, đó là sự giúp đỡ cho buông xuôi - bởi vì ánh sáng bên trong và buông xuôi là hai mặt của cùng một đồng tiền.
Nếu bạn có ánh sáng bên trong thế thì không có sợ hãi trong việc buông xuôi, bởi vì sợ hãi tới chỉ từ bản ngã. Ánh sáng bên trong đã là hiện tượng buông xuôi rồi; bạn đã buông xuôi rồi.
Cho nên nếu bạn có ánh sáng bên trong, trước hết tôi nói không có nhu cầu buông xuôi; thứ hai tôi nói rằng nếu bạn có ánh sáng bên trong, thế thì sẽ không có vấn đề gì trong buông xuôi cả. Nếu bạn không có ánh sáng bên trong, thế thì có rắc rối. Thế thì bạn cần buông xuôi ngay chỗ đầu tiên, và bạn sẽ né tránh buông xuông chỗ thứ hai. Để tôi kể cho bạn một câu chuyện rất hay. Suy ngẫm về nó.
Một hôm, một người vô thần đang bước đi dọc theo mỏm đá thì anh ta trượt chân và ngã khỏi mỏm đá. Khi ngã lộn rơi xuống anh ta xoay xở tóm được một cành cây nhỏ mọc ra từ một kẽ nứt trong tảng đá. Treo ở đó, đung đưa trong gió lạnh, anh ta nhận ra hoàn cảnh của mình mới bất lực làm sao. Xa phía dưới là nhưng tảng đá cuội lởm chởm và không có cách nào để trèo lên. Việc bám víu của anh ta vào cành cây cứ mỗi giây một yếu dần. "Thôi được," anh ta nghĩ, "chỉ Thượng đế mới có thể cứu được mình bây giờ. Mình chưa bao giờ tin vào Thượng đế cả nhưng mình có thể sai. Mình có mất gì đâu?" Thế là anh ta kêu lên, "Thượng đế ơi, nếu ngài tồn tại, xin u con, và con sẽ tin vào ngài." Không có câu trả lời. Anh ta kêu lần nữa, "Cầu xin Thượng đế đấy, con chưa bao giờ tin vào ngài, nhưng nếu ngài cứu con, con sẽ tin vào ngài từ giờ trở đi!"
Bỗng nhiên một giọng nói to lớn oang oang vọng xuống từ mây, "Ồ con không tin đâu, ta biết loại người con rồi."
Người này quá đỗi ngạc nhiên, anh gần như quên mất việc bám vào cành cây. "Cầu xin Thượng đế, ngài sai rồi. Con thực sự ngụ ý điều đó; con sẽ tin."
"Ồ, con sẽ không tin đâu. Đó là điều họ tất cả đều nói."
Người này bào chữa và biện minh. Cuối cùng Thượng đế nói, "Thôi được, ta sẽ cứu con. Hãy bỏ cành cây ra."
"Bỏ cành cây ra!" người này kêu lên. "Ngài cho rằng con khùng hay sao?"
Nghĩ về điều này.
Ngay cả khi bạn không có gì để mất, bạn vẫn sợ buông xuôi. Bây giờ người này nói, "Bỏ cành cây ra! Ngài cho rằng con khùng sao?" Bị treo trên cái cành này trong gió lạnh, và sức bám mỗi khoảnh khắc lại càng yếu hơn, mà dầu vậy anh ta vẫn không sẵn sàng buông xuôi.
Thượng đế có thể cứu bạn chỉ khi bạn buông xuôi. Việc buông xuôi của bạn chỉ ra sự tin cậy của bạn; không có cách khác để biểu lộ nó. Lời cầu nguyện của bạn là không đủ. Người này đang cầu nguyện. "Xin u con!" nhưng anh ta không thể biểu lộ được sự tin cậy. Lời cầu nguyện của bạn là bất lực. Nếu không có tin cậy hỗ trợ cho nó, thế thì nó chẳng ngụ ý điều gì cả. Duy nhất tin cậy của bạn mới chỉ ra rằng lời cầu nguyện của bạn là có nghĩa, rằng bạn thực sự ngụ ý điều đó.
Nếu bạn cảm thấy rằng về phần riêng của mình chẳng cái gì xảy ra cả và bạn đang bị mất dần ngày một nhiều vào bóng tối; về phần riêng của mình nếu bạn thấy rằng chỉ cái chết đang tới ngày một gần hơn và việc níu bám của bạn đang trở nên ngày một yếu đi và bạn sẽ tan biến vào trong cái chết chẳng chóng thì chầy; nếu bạn thấy rằng, đây là thông điệp của tôi: hãy buông bỏ cành ra. Và nếu bạn có thể buông bỏ, thì ngay lập tức, trong chính việc buông bỏ đó bạn được cứu... bởi vì bạn được cứu khỏi chính bạn.
Vấn đề không phải ở đâu đó bên ngoài; vấn đề là bản ngã của bạn. Bạn phải được cứu từ bản ngã. Vấn đề là bản thân con người; con người phải được cứu từ bản thân con người. Kẻ thù không phải ở bên ngoài, kẻ thù là ở bên trong. Trong buông xuôi bạn vứt bỏ kẻ thù đó. Trong chính việc vứt bỏ đó bóng tối biến mất. Không phải là bạn buông xuôi và tôi sẽ làm điều gì đó; nhớ, không ai có thể làm được bất kì cái gì. Khi bạn buông xuôi, trong chính việc buông xuôi đó, cái gì đó xảy ra và ánh sáng bên trong của bạn bắt đầu trở nên rõ ràng. Mây biến mất.
Không phải là qua việc buông xuôi của bạn tôi sẽ làm điều gì đó cho bạn đâu; bạn làm điều gì đó cho bạn đấy, qua việc buông xuôi của bạn. Tôi chỉ là cái cớ, và điều này phải được hiểu.
Đừng buông xuôi theo tôi để không có trách nhiệm gì. Đừng buông xuôi theo tôi trong tham lam. Đừng buông xuôi theo tôi mà nghĩ rằng bây giờ tôi sẽ làm cái gì đó. Chẳng ai có thể làm được cái gì cho bạn cả: đó là tự do toàn bộ của bạn, không ai có thể can thiệp được vào trong đó. Tôi chỉ là cái cớ. Không có tôi sẽ khó cho bạn buông xuôi. Bằng không, bạn có thể đi và vẫn có thể buông xuôi theo bầu trời; cùng điều đó sẽ xảy ra. Bạn có thể đi và bạn có thể buông xuôi theo tượng Phật và cùng điều đó sẽ xảy ra. Bạn có thể đi tới giáo đường nơi không có tượng nào và buông xuôi, và cùng điều đó sẽ xảy ra. Đây tất cả đều là cái cớ. Bất kì cớ nào bạn thích nhất bạn đều có thể dùng - nhưng buông xuôi thì bạn phải làm.
Trong buông xuôi bản ngã của bạn bị vứt bỏ. Bản ngã của bạn là dốt nát của bạn, bản ngã của bạn là bóng tối của bạn, bản ngã của bạn là nhà tù của bạn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét