CHƯƠNG 1. CON ĐƯỜNG TUYỆT DIỆU NHẤT
Phật nói:
Tự do khỏi đam mê và được bình thản, đây là con đường tuyệt diệu nhất.
Những người đã bỏ lại cha mẹ mình, đi ra khỏi nhà, hiểu tâm trí, đạt tới cội nguồn, và hiểu thấu cái phi vật chất, được gọi là shramana-Sa môn.
Những người tuân thủ giới luật về đạo đức, người thuần khiết và không tì vết trong hành vi của họ, những người cố gắng đạt tới kết quả của quả vị thánh được gọi là a la hán.
Tiếp đó là bất hoàn (anagamin - a na hàm). Tại cuối cuộc đời mình, linh hồn của bất hoàn thăng lên trời và đạt tới quả vị a la hán.
Tiếp đó là nhất hoàn (skridagamin - tu đà hàm). Nhất hoàn thăng lên trời (sau cái chết của người đó), quay trở lại thế gian một lần nữa, và đạt tới quả vị a la hán.
Tiếp đó là dự lưu (srotapanna - tu đà hoàn). Dự lưu chết đi bẩy lần và được sinh ra bẩy lần, rồi người đó cuối cùng đạt tới quả vị a la hán.
Bởi việc gián đoạn của đam mê được ngụ ý là giống như các chi bị cắt rời chúng không bao giờ có thể được dùng lại nữa.
Phật Gautam giống như đỉnh cao nhất của Himalayas, giống như đỉnh Gourishankar... một trong những con người thuần khiết nhất, một trong những linh hồn trong trắng nhất, một trong những hiện tượng rất hiếm hoi trên thế gian này. Sự hiếm hoi là ở chỗ Phật là nhà khoa học của thế giới bên trong - nhà khoa học của tôn giáo. Đó là việc tổ hợp hiếm hoi. Mang tính tôn giáo là đơn giản, là nhà khoa học là đơn giản - nhưng tổ hợp, tổng hợp hai cực này là điều không thể nào tin được. Điều đó là không thể nào tin được, nhưng nó đã xảy ra.
Phật là người giầu có nhất đã từng sống; giầu có nhất theo nghĩa tất cả các chiều hướng của cuộc sống đều được hoàn thành trong ông ấy. Ông ấy không phải là người một chiều.
Có ba cách tiếp cận tới chân lí. Một là cách tiếp cận của sức mạnh, cách tiếp cận khác là của cái đẹp, và cách tiếp cận thứ ba là của sự vĩ đại.
Cách tiếp cận khoa học là việc tìm kiếm sức mạnh; đó là lí do tại sao Huân tước Bacon đã nói 'tri thức là sức mạnh'. Khoa học đã làm cho con người thành rất mạnh, mạnh tới mức con người có thể phá huỷ toàn thể hành tinh trái đất này. Lần đầu tiên trong lịch sử tâm thức con người có khả năng tự tử toàn cầu, tự tử tập thể. Khoa học đã thả ra sức mạnh khủng khiếp. Khoa học vẫn tiếp tục tìm kiếm ngày một nhiều sức mạnh. Điều này nữa cũng là cách tiếp cận hướng tới chân lí, nhưng là cách tiếp cận bộ phận.
Thế rồi có những nhà thơ, nhà huyền môn, những người có ý thức thẩm mĩ. Họ nhìn vào chân lí như cái đẹp - Jalaluddin Rumi và Rabindranath Tagore và những người khác, người cho rằng cái đẹp là chân lí. Họ tạo ra nhiều nghệ thuật, họ tạo ra những ngọn nguồn mới về cái đẹp trên thế giới. Hoạ sĩ, nhà thơ, vũ công, nhạc sĩ, họ cũng tiếp cận tới chân lí từ một chiều hướng hoàn toàn khác với sức mạnh.
Nhà thơ không giống như nhà khoa học. Nhà khoa học làm việc với phân tích, lập luận, quan sát. Nhà thơ vận hành qua trái tim - phi lí, tình yêu. Người đó chẳng liên quan gì tới tâm trí và lập luận cả.
Phần lớn hơn của những người tôn giáo thuộc vào chiều hướng thứ hai. Người Sufi, người Baul - họ tất cả đều thuộc vào cách tiếp cận thẩm mĩ. Do đó mới có nhiều nhà thờ Hồi giáo, nhiều nhà thờ, đền chùa đẹp thế - Ajanta và Ellora - chúng đã được tạo ra bởi những người tôn giáo. Bất kì khi nào hoạt động tôn giáo chiếm ưu thế, nghệ thuật được tạo ra, âm nhạc được tạo ra, những bức hoạ vĩ đại được tạo ra; thế giới trở thành đẹp hơn lên chút ít. Nó không trở nên mạnh hơn, nhưng nó trở nên đẹp hơn, đáng yêu hơn, đáng sống hơn.
Cách tiếp cận thứ ba là cách tiếp cận của sự vĩ đại. Các nhà sáng lập Kinh Thánh - Moses, Abraham; nhà sáng lập Hồi giáo Mohammed; Krishna và Ram - cách tiếp cận của họ là thông qua chiều hướng của sự vĩ đại... niềm kính nể mà người ta cảm thấy khi nhìn vào cái bao la của vũ trụ. Upanishad, Veda, chúng tất cả đều tiếp cận tới thế giới, thế giới của chân lí, thông qua sự vĩ đại. Chúng tràn đầy điều ngạc nhiên. Không thể nào tin nổi ở đó, với sự vĩ đại như vậy, mà bạn đơn giản có thể cúi mình trước nó - không cái gì khác là có thể. Người ta đơn giản cảm thấy khiêm tốn, bị qui về cái không.
Đây là ba chiều thông thường sẵn có để tiếp cận tới chân lí. Chiều thứ nhất tạo ra nhà khoa học; chiều thứ hai, nghệ sĩ; chiều thứ ba, các nhà tiên tri. Sự hiếm hoi của Phật nằm ở chỗ này - rằng cách tiếp cận của ông ấy là việc tổng hợp của tất cả ba, và không chỉ là sự tổng hợp mà nó còn vượt ra ngoài cả ba.
Ông ấy là người duy lí. Ông ấy không giống như Jesus và ông ấy không giống như Krishna - ông ấy là người duy lí tuyệt đối. Einstein, Newton hay Edison không thể tìm ra bất kì khuyết điểm nào trong lập luận của ông ấy. Bất kì nhà khoa học nào cũng sẽ bị thuyết phục về chân lí của ông ấy. Cách tiếp cận của ông ấy thuần tuý logic, ông ấy thuyết phục tâm trí. Bạn không thể tìm ra chỗ sơ hở trong ông ấy.
Ai đó đã gửi cho tôi một giai thoại hay về nhà vô thần nổi tiếng, W. C. Fields. Ông ấy đi tua qua nước Mĩ. Một hôm người quản lí của ông ấy vào phòng khách sạn của ông ấy và bị sốc khi thấy ông ấy đọc cuốn Kinh Thánh của Gideon.
'Bill!' ông ấy nói, 'ông đang làm cái chết tiệt gì vậy? Tôi cứ tưởng ông là người vô thần.'
Fields đáp, 'Chỉ để tìm sơ hở thôi, chỉ để tìm sơ hở mà.'
Nhưng bạn không thể tìm được chỗ sơ hở nào trong Phật. Vâng, bạn có thể tìm chỗ sơ hở trong Jesus, có nhiều đấy - bởi vì Jesus tin tưởng, tin cậy, ông ấy có niềm tin. Ông ấy đơn giản giống như đứa trẻ. Không có biện luận trong ông ấy. Chứng minh mang tính tồn tại nhưng không có biện luận cho nó. Toàn thể sự hiện hữu của ông ấy là chứng minh của ông ấy.
Nhưng điều đó không phải như vậy đối với Phật. Bạn có thể không trong hài hoà với trái tim ông ấy chút nào, bạn có thể không tin vào ông ấy chút nào, bạn có thể không nhìn vào bằng chứng ông ấy đang hiện hữu, nhưng bạn sẽ phải nghe lí luận của ông ấy. Ông ấy có cả bằng chứng và lí luận. Bản thân ông ấy là bằng chứng cho điều ông ấy đang nói, nhưng điều đó không phải là tất cả. Nếu bạn không sẵn sàng nhìn vào ông ấy thì ông ấy có thể ép buộc bạn, ông ấy có thể thuyết phục bạn; ông ấy là người duy lí.
Ngay cả người như Bertrand Russell, một người vô thần, logic thuần túy, cũng đã nói, 'Trước Phật tôi cảm thấy do dự. Với Jesus tôi có thể đấu lại được.' Ông ấy đã viết một cuốn sách Sao tôi không là người Ki tô giáo - một cuốn sách đầy tranh cãi. Nó vẫn chưa được người Ki tô giáo đáp lại; luận cứ của ông ấy vẫn đứng vững. Nhưng trước Phật ông ấy đột nhiên cảm thấy do dự - bởi vì Phật có thể thuyết phục được ông ấy trên nền tảng của riêng ông ấy. Phật cũng là nhà phân tích như Bertrand Russell.
Bạn không cần là người tôn giáo để được Phật thuyết phục, đó là sự hiếm hoi của ông ấy. Bạn không cần tin chút nào. Bạn không cần tin vào thượng đế, bạn không cần tin vào linh hồn, bạn không cần tin vào cái gì cả - dầu vậy bạn vẫn có thể sống cùng Phật, và dần dần bạn sẽ đi tới biết về linh hồn và về thượng đế nữa. Nhưng đó không phải là các giả thuyết.
Không cần niềm tin để du hành cùng Phật. Bạn có thể tới với tất cả mọi hoài nghi có thể. Ông ấy chấp nhận, ông ấy đón chào, và ông ấy nói, 'Cứ tới với ta đi.' Trước hết ông ấy thuyết phục tâm trí bạn, và một khi tâm trí bạn bị thuyết phục và bạn bắt đầu đi cùng ông ấy, dần dần bạn bắt đầu cảm thấy rằng ông ấy có một thông điệp ở bên ngoài tâm trí, ông ấy có một thông điệp mà không lí do nào có thể hạn chế được. Nhưng trước hết ông ấy thuyết phục lí trí của bạn.
Tôn giáo của Phật là siêu lí trí, nhưng không ngược lại lí trí. Điều này phải được hiểu từ ngay chính ban đầu. Nó có cái gì đó liên quan tới cõi bên kia, siêu lí trí, nhưng cái siêu lí trí đó không ngược lại lí trí. Nó là hài hoà với lí trí. Lí trí và siêu lí trí là sự liên tục, liên tục. Đây là sự hiếm hoi của Phật.
Krishna nói với Arjuna, 'Hãy buông xuôi theo ta.' Phật không bao giờ nói điều đó. Ông ấy thuyết phục bạn buông xuôi. Krishna nói, 'Hãy buông xuôi theo ta, thế thì ông sẽ được thuyết phục. Ông không cần lo nghĩ về nó, đừng nói về nó chút nào.'
Bởi vì cách tiếp cận lí trí này mà ông ấy không bao giờ đem ra bất kì khái niệm nào mà không thể được chứng minh. Ông ấy chưa bao giờ nói về thượng đế. H. G. Wells đã nói về Phật, 'Ông ấy là người có tính thượng đế nhất và là người có tính phi thượng đế nhất trong toàn thể lịch sử con người.' Vâng, sự việc là vậy đấy - thượng đế nhất và phi thượng đế nhất.
Bạn không thể tìm ra người nào có tính thượng đế hơn Phật. Mọi cá tính khác đơn giản mờ đi trước ông ấy. Sáng tỏ của ông ấy là tuyệt vời, con người ông ấy là vô song, nhưng ông ấy không nói về thượng đế.
Bởi vì ông ấy không bao giờ nói về thượng đế, nhiều người cứ tưởng rằng ông ấy là người vô thần - ông ấy không phải vậy. Ông ấy không nói về thượng đế bởi vì không có cách nào để nói về thượng đế. Mọi việc nói về thượng đế đều vô nghĩa. Bất kì điều gì bạn có thể nói về thượng đế cũng đều sẽ giả. Nó là cái gì đó không thể được nói ra.
Các nhà tiên tri khác nói rằng không cái gì có thể được nói về thượng đế, nhưng ít nhất họ nói nhiều về điều này - rằng không cái gì có thể được nói về thượng đế. Phật mới thực sự là logic, ông ấy thậm chí sẽ không nói tới điều này, bởi vì ông ấy nói, 'Ngay cả việc nói rằng không cái gì có thể được nói về thượng đế, thì ông đã nói cái gì đó rồi. Nếu ông nói, "Thượng đế không thể được định nghĩa," thì ông đã định nghĩa ông ấy theo cách phủ định rồi - rằng ông ấy không thể được định nghĩa. Nếu ông nói, "Không cái gì có thể được nói," điều đó nữa ông lại đang nói đấy.' Phật là cực kì logic. Ông ấy sẽ không thốt ra một lời nào đâu.
Ludwig Wittgenstein, một trong những nhà tư tưởng vĩ đại nhất của thời đại này, đã nói, 'Cái mà không thể được nói ra thì phải không được nói ra. Cái mà không thể được nói ra người ta phải im lặng từ đó.' Bởi vì thốt ra cái gì đó về cái gì đó mà không thể thốt ra được là báng bổ.
Phật không phải là người vô thần nhưng ông ấy không bao giờ nói về thượng đế cả. Đó là lí do tại sao tôi nói ông ấy là hiếm hoi. Ông ấy đưa nhiều người tới thượng đế - ông ấy đã đưa nhiều người hơn bất kì ai khác đã làm. Hàng triệu người đã được đưa tới trở nên mang tính thượng đế trong sự hiện diện của ông ấy, nhưng ông ấy chưa bao giờ thốt ra lời nào. Không chỉ về thượng đế, mà còn về linh hồn, cái ta - ông ấy không có lí thuyết về nó. Ông ấy đơn giản nói, 'Ta có thể chỉ ra cho ông con đường, cách đi vào trong. Ông đi và nhìn xem.' Ông ấy nói, 'Chư Phật chỉ có thể chỉ ra con đường, họ không thể cung cấp cho ông triết lí được. Ông ở đó, đi vào trong và nhìn đi.'
Một người tới Phật. Người đó là một học giả lớn, một loại giáo sư, đã viết nhiều sách, nổi tiếng khắp toàn quốc. Tên ông ấy là Maulingaputta. Ông ấy nói với Phật, 'Tôi đã tới với hàng chục câu hỏi và thầy phải trả lời chúng.'
Phật nói, 'Ta sẽ trả lời, nhưng ông sẽ phải hoàn thành một yêu cầu. Trong một năm ông sẽ phải ở cùng ta trong im lặng toàn bộ, thế rồi ta sẽ trả lời - không trước điều đó đâu. Ngay bây giờ ta có thể trả lời nhưng ông sẽ không nhận được câu trả lời bởi vì ông còn chưa sẵn sàng, và bất kì điều gì ta nói ông sẽ diễn giải sai bởi vì ông có quá nhiều diễn giải chen chúc trong đầu ông. Bất kì điều gì ta nói cũng sẽ truyền qua tâm trí ông. Trong một năm ông chỉ im lặng thôi để cho ông có thể vứt bỏ tri thức đi. Khi ông trống rỗng, bất kì điều gì ông muốn hỏi ta sẽ trả lời, ta hứa đấy.'
Khi ông ấy đang nói điều này, một đệ tử khác của Phật, Sariputta, ngồi dưới một gốc cây, bắt đầu cười - cười ha hả. Maulingaputta phải đã cảm thấy lúng túng. Ông ấy nói, 'Có chuyện gì vậy? Sao ông cười?'
Ông ấy nói, 'Tôi không cười ông đâu, tôi cười tôi đấy. Một năm đã trôi qua. Người này cũng đã lừa tôi. Tôi đã tới với nhiều câu hỏi và ông ấy nói, "Đợi một năm đã," và tôi đã đợi. Bây giờ tôi cười bởi vì những câu hỏi đó đã biến mất rồi. Ông ấy cứ đòi, "Bây giờ đưa các câu hỏi đó ra đi!" nhưng tôi không thể đưa những câu hỏi đó ra được. Chúng đã biến mất rồi. Cho nên, Maulingaputta, nếu ông thực sự muốn câu hỏi của mình được trả lời, hỏi ngay bây giờ đi, đừng đợi một năm nữa. Người này đang lừa đấy.'
Phật đã đưa nhiều người, hàng triệu người, tới thế giới bên trong, nhưng theo cách rất lí trí. Điều này là đơn giản - rằng trước hết bạn phải trở thành người nhận, trước hết bạn phải đạt tới im lặng, thế thì giao cảm mới có thể, không trước điều đó.
Phật chưa bao giờ trả lời bất kì câu hỏi siêu hình nào. Ông ấy bao giờ cũng sẵn sàng trả lời bất kì câu hỏi nào về phương pháp, nhưng ông ấy không bao giờ sẵn sàng trả lời bất kì câu hỏi nào về siêu hình. Đây là cách tiếp cận khoa học của ông ấy. Khoa học tin vào phương pháp. Khoa học không bao giờ trả lời 'tại sao', nó bao giờ cũng trả lời 'làm sao'.
Nếu bạn là nhà khoa học, 'Tại sao thế giới lại có đó?' ông ấy sẽ nói, 'Tôi không biết - nhưng tôi có thể trả lời làm sao thế giới lại có đó.' Nếu bạn hỏi ông ấy, 'Tại sao lại có nước?' ông ấy không thể trả lời được, ông ấy sẽ chỉ nhún vai. Nhưng ông ấy có thể nói làm sao mà nước có đó; bao nhiêu ô xi, bao nhiêu hidro làm cho nước xảy ra. Ông ấy có thể cho bạn phương pháp, cái 'làm sao', cơ chế. Ông ấy có thể chỉ cho bạn cách làm ra nước, nhưng ông ấy không thể chỉ cho bạn tại sao.
Phật không bao giờ hỏi bất kì câu hỏi 'tại sao' nào, nhưng điều đó không có nghĩa là ông ấy là người vô thần. Cách tiếp cận của ông ấy rất khác với những người vô thần khác. Người hữu thần yêu cầu bạn tin, phải có niềm tin, phải tin cậy. Phật nói, 'Làm sao người ta có thể tin được? Ông đang đòi hỏi điều không thể được.' Nghe lí lẽ của ông ấy.
Ông ấy nói nếu ai đó hoài nghi, làm sao người đó có thể tin được? Nếu hoài nghi đã phát sinh, làm sao người đó có thể tin được? Người đó có thể kìm nén hoài nghi, người đó có thể ép buộc tin tưởng, nhưng sâu bên dưới giống như con sâu, hoài nghi sẽ cứ ẩn nấp và gậm nhấm trái tim bạn. Chẳng chóng thì chầy niềm tin nhất định sụp đổ, bởi vì nó vô căn cứ; không có nền móng cho nó. Trong nền tảng có hoài nghi, và trên nền tảng của hoài nghi bạn đã dựng nên toàn thể cấu trúc cho niềm tin của mình. Bạn có quan sát điều đó không? Bất kì khi nào bạn tin, sâu bên dưới đều có hoài nghi. Đây là kiểu tin tưởng gì vậy?
Phật nói nếu không có hoài nghi thế thì không có vấn đề tin tưởng. Thế thì người ta đơn giản tin. Không có nhu cầu cho bất kì Krishna nào nói, 'Hãy buông xuôi, hãy tin tưởng' - không có vấn đề. Nếu Arjuna có niềm tin, thì anh ta có; nếu anh ta không có, thì không có cách nào đem lại nó. Thế thì nhiều nhất Arjuna có thể chơi trò trình diễn, giả vờ rằng mình tin. Nhưng tin tưởng không thể bị ép buộc.
Với những người có niềm tin tự nhiên, tự phát, không có vấn đề về niềm tin - họ đơn giản tin. Họ không biết ngay cả tin tưởng là gì. Trẻ nhỏ, chúng đơn giản tin. Nhưng một khi hoài nghi đi vào, tin tưởng trở thành không thể được. Và hoài nghi phải đi vào; nó là một phần của trưởng thành. Hoài nghi làm cho người ta trưởng thành.
Bạn vẫn còn trẻ con chừng nào hoài nghi còn chưa thấm vào linh hồn bạn. Chừng nào ngọn lửa của hoài nghi còn chưa bắt đầu đốt cháy bạn, bạn vẫn còn chưa chín chắn, bạn không biết cuộc sống là gì. Bạn bắt đầu biết cuộc sống chỉ bằng cách hoài nghi, bằng việc ngần ngại, bằng việc nêu ra câu hỏi.
Phật nói niềm tin tới, nhưng không chống lại hoài nghi, không như tin tưởng. Niềm tin tới qua việc phá huỷ hoài nghi bằng lí trí, qua việc phá huỷ hoài nghi bằng nhiều hoài nghi hơn, bằng việc khử bỏ bản thân hoài nghi. Chất độc chỉ có thể bị phá huỷ bởi chất độc - đó là phương pháp của Phật. Ông ấy không nói tin tưởng. Ông ấy nói đi sâu vào trong hoài nghi của bạn, đi tới tận cùng, không sợ hãi: Đừng kìm nén. Đi toàn thể con đường của hoài nghi tới tận cùng.
Và chính cuộc hành trình đó sẽ đem bạn đi ra ngoài nó. Bởi vì một khoảnh khắc tới khi hoài nghi bắt đầu hoài nghi bản thân nó. Đó là hoài nghi tối thượng - khi hoài nghi hoài nghi bản thân hoài nghi. Điều đó phải tới nếu bạn đi tới tận cùng. Trước hết bạn hoài nghi việc tin tưởng, bạn hoài nghi cái này cái nọ. Một ngày nào đó khi mọi thứ đã bị hoài nghi, bỗng nhiên một cái mới, hoài nghi tối thượng nảy sinh - bạn bắt đầu hoài nghi sự hoài nghi.
Điều này là cực kì mới trong thế giới tôn giáo. Và thế thì hoài nghi giết chết hoài nghi, hoài nghi phá huỷ hoài nghi, và niềm tin được thu lại. Niềm tin này không chống lại hoài nghi, niềm tin này ở bên ngoài hoài nghi. Niềm tin này không đối lập với hoài nghi, niềm tin này là thiếu vắng hoài nghi.
Phật nói bạn sẽ phải trở thành trẻ con lần nữa, nhưng con đường phải đi qua thế giới này, đi qua nhiều rừng rậm của hoài nghi, biện luận, lí luận. Và khi một người trở về nhà, lại đạt tới niềm tin nguyên thuỷ của mình, điều đó là hoàn toàn khác. Người đó không chỉ là đứa trẻ, người đó là người già... trưởng thành, có kinh nghiệm, vậy mà vẫn giống như đứa trẻ.
Kinh này, Kinh Bốn mươi hai chương, chưa bao giờ tồn tại ở Ấn Độ. Nó chưa bao giờ tồn tại trong tiếng Phạn hay tiếng Pali. Lời kinh này chỉ tồn tại ở Trung Quốc.
Một vị vua Minh nào đó của triều đại nhà Hán, vào năm 67 trước công nguyên, đã mời các bậc thầy Phật giáo tới Trung Quốc để đem thông điệp của Phật tới đó. Không ai biết tên của các bậc thầy Phật giáo đó, nhưng một nhóm đã tới Trung Quốc. Và hoàng đế muốn có một hợp tuyển nhỏ những lời Phật xem như phần giới thiệu đầu tiên cho người Trung Quốc.
Kinh Phật thì rất lớn, sách vở Phật giáo bản thân nó đã là một thế giới rồi - hàng nghìn kinh sách tồn tại và chúng đi vào rất chi tiết, bởi vì Phật tin vào phân tích logic. Ông ấy cứ đi tới chính tận cùng của mọi điều. Phân tích của ông ấy thật là sâu sắc và hoàn hảo, cho nên ông ấy đi vào chính những chi tiết sâu.
Điều đó là rất khó. Phải dịch cái gì cho một đất nước hoàn toàn mới, nơi chẳng có gì giống như Phật đã từng tồn tại? Cho nên các bậc thầy Phật giáo này đã soạn ra một hợp tuyển nhỏ gồm bốn mươi hai chương. Họ đã thu thập những lời nói từ đây đó, từ kinh sách này nọ, từ buổi thuyết giảng này kia.
Cuốn sách này đã được soạn ra theo kiểu cách văn tuyển nho giáo bởi vì nó sẽ được giới thiệu cho đất nước của Khổng Tử - những người đã trở nên rất quen thuộc với cách Khổng Tử nói, với cách kinh sách nho giáo đã được làm ra và biên soạn ra. Mọi người đều quen thuộc với Khổng Tử, cho nên đích xác trên cùng những dòng đó các bậc thầy Phật giáo đã soạn ra kinh này. Văn tuyển nho giáo bắt đầu mọi câu, mọi đoạn bằng cụm từ 'Thầy nói...' Lời kinh này bắt đầu theo cách tương tự - 'Phật nói...' Mọi lời nói đều bắt đầu bằng 'Phật nói...'
Từ đầu thế kỉ này các học giả đã quen nghĩ rằng bản gốc phải đã tồn tại trong tiếng Phạn hay Pali, thế rồi nó thất truyền, bị thất lạc, và lời kinh này trong tiếng Trung Quốc là bản dịch. Điều đó tuyệt đối sai. Lời kinh này chưa bao giờ tồn tại ở Ấn Độ cả. Như nó thế, thì nó chưa bao giờ tồn tại cả. Tất nhiên, từng lời đều bắt nguồn từ Phật, nhưng toàn thể công trình là công trình mới, văn tuyển mới. Cho nên bạn phải ghi nhớ điều đó.
Và đó là lí do tại sao tôi đã chọn nó như phần giới thiệu đầu tiên cho bạn vào thế giới của Phật. Nó rất đơn giản. Nó chứa tất cả theo một cách rất đơn giản. Nó rất trực tiếp. Nó về bản chất là toàn thể thông điệp này, nhưng rất ngắn, không dài dòng và lê thê như các kinh Phật khác dài thế.
Phật nói:
Tự do khỏi đam mê và được bình thản, đây là con đường tuyệt diệu nhất.
Ông ấy bao giờ cũng nói về con đường, không bao giờ nói về mục đích. Bởi vì ông ấy nói, 'Nói gì về mục đích đây? Thật vô tích sự mà nói về nó. Nếu ông biết, thì ông biết. Nếu ông không biết, chẳng có cách nào để biết về nó trước khi ông đạt tới nó.'
Ông ấy chỉ nói về con đường. Ông ấy thậm chí không nói một lời về mục đích - thượng đế, Brahma, chân lí, cái tuyệt đối, vương quốc của thượng đế. Không, ông ấy chẳng có lời nào về mục đích cả. Mọi điều ông ấy nói đều là về con đường.
Tự do khỏi đam mê và được bình thản, đây là con đường tuyệt diệu nhất.
Trong một câu đơn giản này toàn thể giáo huấn của ông ấy đều hiện diện. Tự do khỏi đam mê và được bình thản... Đây là hai khía cạnh của một hiện tượng, hai mặt của một đồng tiền - tự do khỏi đam mê và được bình thản. Bạn không thể bình thản nếu bạn không tự do khỏi đam mê, và bạn không thể tự do với đam mê nếu bạn không bình thản. Chúng cả hai đi cùng nhau và người ta phải làm việc vì cả hai cùng nhau.
Sao con người căng thẳng thế? Sao lại có nhiều lo âu và khổ sở thế? Sao con người không bình thản, bình tĩnh và định tâm? Biết bao nhiêu đam mê cứ kéo bạn hết đường nọ tới đường kia, đẩy bạn theo lối này lối nọ. Bạn bị kéo theo nhiều hướng, do đó bạn trở thành phân mảnh, bạn trở nên bị phân chia, bạn trở thành bị chia chẻ. Bạn làm mất trung tâm của mình. Bạn quên mất hoàn toàn mình là ai.
Quan sát đi. Khi bạn tham tiền, bạn là ai? Bạn chỉ là sự tham tiền chứ không là gì khác. Khi bạn giận dữ, bản ngã bạn bị tổn thương, bạn là ai? Bạn chỉ là sự giận dữ, bản ngã bị tổn thương, không gì khác. Khi bạn đầy những đam mê dục, bạn là ai? Bạn chỉ là dâm dục, không gì khác - dục tình. Khi bạn tham vọng và bạn muốn quyền lực, danh vọng, kính trọng, bạn là ai? Bạn đơn giản là tham vọng và không gì khác.
Quan sát, và bạn sẽ thấy nhiều đam mê trong mình, nhưng bạn sẽ không thấy mình là ai cả - tất cả các đam mê đều kéo bạn ra xa, và từng đam mê đi theo cách riêng của nó. Nếu bạn muốn tiền, bạn sẽ phải hi sinh các đam mê khác vì nó. Người điên vì tiền có thể quên mất tất cả về dục. Rất dễ dàng để kẻ keo kiệt là người độc thân. Thực tế, độc thân có thể là một loại tính keo kiệt. Bạn không muốn chia sẻ năng lượng dục của mình, bạn không muốn chia sẻ năng lượng dục của mình với bất kì ai. Bạn là kẻ keo kiệt.
Người có tham vọng chính trị có thể trở thành độc thân rất dễ dàng bởi vì toàn thể đam mê của người đó lái người đó đi theo một đường. Nhà khoa học quá mê mải với việc nghiên cứu có thể quên mất tất cả về đàn bà. Điều đó là dễ dàng. Nếu một đam mê chiếm lĩnh bạn hoàn toàn thì bạn có thể quên mọi thứ khác.
Một sự kiện ai cũng biết là các nhà khoa học là người rất đãng trí. Toàn thể tâm trí của họ đi vào theo một hướng, nhưng thế rồi họ trở thành rất, rất nghèo nàn nữa. Lĩnh vực của họ, tầm nhìn của họ cứ trở nên ngày một hẹp dần lại, hẹp nữa. Đó là điều đặc biệt hoá nghĩa là gì. Người tham lam trở nên hẹp hơn và hẹp hơn và hẹp hơn nữa. Người đó nghĩ, suy ngẫm, chỉ về tiền; người đó cứ đếm tiền. Toàn thể tâm trí của người đó chỉ biết mỗi một âm nhạc và đó là âm nhạc của tiền; chỉ một tình yêu, và đó là tình yêu tiền.
Theo một cách nào đó, những người bị đam mê chiếm lĩnh là trên con đường được hoà nhập. Họ không giầu có, họ không có nhiều chiều cho bản thể mình, họ chỉ có một mùi vị - nhưng họ có hoà nhập nào đó. Họ không chia chẻ. Bạn sẽ không tìm thấy kiểu người này bị điên, bởi vì họ điên theo một chiều, cho nên họ không bị chia chẻ. Nhưng điều này hiếm khi xảy ra. Bình thường người ta chạy theo tất cả các chiều.
Tôi đã nghe:
Một nhà khoa học và một con khỉ đột được phái ra ngoài không gian cùng nhau. Được đính ngay phía trước bộ quần áo không gian của con khỉ đột là một phong bì với những chỉ dẫn đặc biệt trong đó. Quá tò mò, nhà khoa học đợi cho tới khi con khỉ đột ngủ để cho ông ta có thể lén xem trộm trong phong bì.
Rất cẩn thận ông ta bóc phong bì ra và thấy lộ ra một mẩu giấy bên trong. Trên tờ giấy đó có in dòng sau: Đừng quên cho nhà khoa học ăn.
Nhà khoa học trở thành một điểm; cuộc đời ông ta là điểm tập trung đó. Người tập trung đạt tới một loại thống nhất giả tạo. Bình thường mọi người không tập trung. Thiền còn xa xăm lắm - họ thậm chí còn chưa tập trung được. Toàn thể cuộc sống của họ là mớ hỗn độn, đống lộn xộn. Một tay họ đi lên hướng bắc, một chân họ đi sang hướng nam, một mắt họ quay sang hướng đông, mắt kia quay sang hướng tây. Họ cứ đi theo mọi hướng. Việc kéo và đẩy này của nhiều hướng đem họ đi xa. Họ trở thành phân mảnh, họ mất đi tính toàn thể. Làm sao bạn có thể im lặng được, làm sao bạn có thể bình thản được?
Người tập trung cũng không thể bình thản được, bởi vì cuộc sống của người đó không cân xứng. Người đó chỉ đi theo một hướng; tất cả các phía khác của cuộc sống người đó bị bỏ đói. Nhà khoa học không bao giờ biết tới cái đẹp là gì, tình yêu là gì. Người đó không biết thơ ca là gì. Người đó quá bị hạn chế vào thế giới toán học của mình. Người đó trở nên thiên lệch. Nhiều phần của người đó bị bỏ đói, bị đói. Người đó không thể bình thản được. Khi bạn bị đói, làm sao bạn có thể bình thản được?
Người đang đi theo mọi hướng hầu như không có sự phong phú hơn chuyên gia, nhưng sự phong phú của người đó có sự phân liệt trong nó; người đó trở nên chia chẻ. Làm sao bạn có thể im lặng và bình thản khi biết bao nhiêu người là thầy bạn, cứ kéo bạn đi theo các hướng khác nhau?
Bình thường đây là hai kiểu người, và cả hai đều không thoải mái, ở sâu trong rối loạn.
Phật nói:
Tự do khỏi đam mê và được bình thản, đây là con đường tuyệt diệu nhất.
Con đường của ông ấy là gì?
Những người đã bỏ lại cha mẹ mình, đi ra khỏi nhà, hiểu tâm trí, đạt tới cội nguồn, và hiểu thấu cái phi vật chất, được gọi là Sa môn (shramana).
Thế giới này phải được hiểu, đây là điều rất cơ bản - shramana - Sa môn. Ở Ấn Độ tồn tại hai con đường. Một con đường, con đường của brahmin (bà la môn); con đường kia, con đường của shraman (sa môn). Con đường của brahmin là con đường của ân huệ. Người brahmin tin rằng bằng nỗ lực riêng của mình bạn không thể đạt tới được. Nỗ lực của bạn nhỏ bé thế, bạn tí hon thế. Làm sao bạn có thể quan niệm được việc biết chân lí chỉ bằng nỗ lực riêng của mình? Giúp đỡ của Thượng đế sẽ cần phải có chứ, ân huệ sẽ cần phải có chứ.
Con đường của brahmin là con đường của ân huệ, cho nên bạn phải cầu nguyện. Chỉ khi thượng đế giúp đỡ thì bạn mới có thể đi được trên con đường này. Chừng nào ngài còn chưa sẵn lòng, bạn không thể đạt tới được. Không có khả năng nào cho bạn đi một mình cả. Thượng đế là cần thiết, giúp đỡ của ngài là cần thiết, bàn tay của ngài là cần thiết. Chừng nào ngài còn chưa đưa bạn lên trên thế giới này, bạn sẽ còn phải vật lộn vô vọng. Cho nên cầu nguyện là con đường. Người brahmin tin vào lời cầu nguyện.
Sa môn (shramana) chính là điều đối lập hẳn lại. Từ 'shramana' bắt nguồn từ gốc 'shram'. Shram nghĩa là sử dụng bản thân mình, là làm nỗ lực. Shram nghĩa là nỗ lực. Không có khả năng của ân huệ nào, bởi vì Phật chưa bao giờ nói về thượng đế cả. Phật nói, bạn không biết thượng đế - làm sao bạn có thể cầu nguyện được? Bạn sẽ cầu nguyện ai? Lời cầu nguyện của bạn sẽ là trong dốt nát sâu sắc. Làm sao bạn có thể cầu nguyện với một thượng đế mà bạn không biết, bạn chưa bao giờ nhìn thấy? Cái kiểu trao đổi nào là có thể được đây? Bạn sẽ chỉ nói với trời, bầu trời trống rỗng. Bạn có thể chỉ nói với chính mình thôi. Đấy là điên.
Bạn đã từng thấy người điên lảm nhảm nói với chính mình chưa - ngồi một mình nói với ai đó? Họ đang nói với ai đó, nhưng mọi người đều biết rằng chẳng có ai khác cả. Họ đang nói cho chính họ.
Với cách tiếp cận duy lí của Phật, người cầu nguyện thượng đế là điên, là gàn dở. Bạn đang làm gì? Bạn có biết thượng đế tồn tại không? Nếu bạn biết thế thì không có nhu cầu cầu nguyện. Bạn nói rằng để biết thượng đế, bạn cầu nguyện. Người brahmin nói, 'Chúng ta có thể biết thượng đế chỉ bằng lời cầu nguyện, bằng giúp đỡ của ngài, bằng ân huệ của ngài.'
Bây giờ đây là điều ngớ ngấn, ngớ ngẩn về logic. Bạn đi lòng vòng. Bạn nói, 'Chúng ta có thể biết thượng đế chỉ bằng lời cầu nguyện.' Thế thì bạn có thể cầu nguyện thế nào? - bởi vì bạn có biết thượng đế đâu. Và bạn nói, 'Chỉ bằng lời cầu nguyện chúng ta mới có khả năng đạt tới ân huệ của ngài.' Đây là cái vòng luẩn quẩn, đây là phi logic. Thiếu sót là rất rõ ràng, sơ hở là hiển nhiên.
Đây là vấn đề với người tôn giáo thông thường - người đó không thể tranh biện được. Người vô thần có thể phá huỷ toàn thể luận cứ của bạn trong một tích tắc. Người tôn giáo né tránh biện luận, bởi vì họ biết họ không có cơ sở nào để mà tranh biện cả.
Bạn nói, 'Chúng ta đang tìm kiếm thượng đế,' và thế rồi đồng thời bạn nói, 'Chỉ bằng lời cầu nguyện chúng ta mới có khả năng đạt tới ngài.' Bạn còn chưa biết cơ mà - lời cầu nguyện là không thể được. Và nếu bạn biết ngài, lời cầu nguyện là không cần thiết.
Phật nói chỉ bằng nỗ lực riêng của mình, bằng shrama riêng của bạn, bạn mới đạt tới ông ấy. Không có vấn đề ân huệ gì cả. Theo một đằng điều đó là rất nghiệt ngã, theo đằng khác điều đó lại dường như rất, rất khoa học.
Bạn một mình ở đây, bị lạc trong khu rừng thế giới này, và ngồi dưới gốc cây bạn đang cầu nguyện, chẳng biết mình cầu nguyện tới ai, thượng đế ở đâu, liệu có ngài hay không. Bạn có thể lãng phí thời gian của mình. Nếu không có thượng đế, thì...? Mọi thời gian mà bạn phí hoài cho lời cầu nguyện có thể đã được dùng để tìm kiếm, để phát hiện ra.
Phật nói một khi bạn hiểu rằng bạn bị lạc và bạn phải tìm cho ra con đường riêng của mình và không có sự giúp đỡ nào tới cả, bạn mới trở nên có trách nhiệm. Lời cầu nguyện là mang tính vô trách nhiệm. Cầu nguyện chỉ để né tránh. Cầu nguyện là để lười biếng. Cầu nguyện chỉ là trốn chạy.
Phật nói nỗ lực là cần thiết. Và cầu nguyện cũng là sỉ nhục. Cho nên trong cấu trúc Phật giáo không có gì như lời cầu nguyện cả, chỉ có thiền. Bạn có thể thiền, bạn không thể cầu nguyện.
Đây là khác biệt giữa thiền và lời cầu nguyện. Lời cầu nguyện cần tin tưởng vào thượng đế, thiền không cần tin tưởng. Thiền mang tính khoa học thuần khiết. Nó đơn giản nói rằng có những trạng thái của tâm trí khi suy nghĩ dừng lại. Nó đơn giản nói có những cách thức dừng suy nghĩ lại, vứt bỏ suy nghĩ và đi tới trạng thái im lặng của tâm trí... trạng thái bình lặng, thanh thản của tâm trí. Và trạng thái đó của tâm trí cho bạn chân lí là gì, cho bạn thoáng nhìn, mở ra cánh cửa - nhưng nó chỉ là do nỗ lực của riêng bạn thôi.
Người ta phải một mình và phải làm việc cần mẫn, và nếu bạn bỏ lỡ, chỉ bạn phải chịu trách nhiệm. Nếu bạn không đạt tới, bạn không thể trách được bất kì ai bởi vì không có ai để trách cả.
Con đường của Phật là con đường của sa môn - shramana - người tin vào nỗ lực riêng của mình. Điều đó có vẻ rất khắc khổ, gian nan. Người ta bắt đầu cảm thấy sợ. Trong nỗi sợ của mình chúng ta cần tới sự giúp đỡ của ai đó. Ngay cả tin tưởng rằng ở đâu đó thượng đế nào đó tồn tại cũng cho chúng ta sự giảm nhẹ rồi.
Tôi đã nghe:
Một hành khách say sóng nằm bơ phờ trên chiếc ghế dài ngáng đường đi qua của chiêu đãi viên. Trỏ ra nơi xa xăm, ông ta nói, 'Xa kia - đất liền đấy phải không?'
'Dạ thưa ngài không phải ạ,' chiêu đãi viên đáp. 'Đấy là đường chân trời.'
'Không sao,' hành khách thở dài, 'thế còn tốt hơn là không có gì.'
Nhưng đường chân trời là cái không. Làm sao nó có thể tốt hơn cái không được? Nó chỉ có vẻ, nó không có đó. Chẳng cái gì tồn tại giống như đường chân trời; đường chân trời chỉ là ảo tưởng. Nhưng điều đó nữa, với hành khách đang say sóng này, vẫn dường như là tốt. Ít nhất cũng có cái gì đó - tốt hơn là không có gì.
Tin tưởng, với Phật, cũng giống như đường chân trời vậy. Các thượng đế của bạn giống như các đường chân trời, ảo cảnh. Bạn tin vào thượng đế bởi vì bạn cảm thấy có một mình. Bạn không biết thượng đế có thực không; bạn tạo ra thượng đế bởi vì bạn cần họ. Nhưng nhu cầu của bạn không thể là sự đảm bảo cho chân lí của thượng đế. Nhu cầu của bạn không thể là sự đảm bảo cho thực tại của thượng đế.
Bạn đang trong đêm tối khi đi qua khu rừng rậm. Bạn có một mình thôi. Nhu cầu của bạn là có người bạn đồng hành. Bạn có thể tưởng tượng ra người bạn đồng hành, bạn có thể bắt đầu nói chuyện với người bạn đồng hành, bạn thậm chí có thể bắt đầu trả lời cho người bạn đồng hành. Điều đó sẽ cho bạn ảo tưởng rằng ai đó đang có đấy. Bạn có thể tin vào người bạn đồng hành này, bạn có thể hoàn toàn bị thôi miên bởi điều đó, nhưng điều đó không có nghĩa là bạn có thể tạo ra người bạn đồng hành.
Mọi người bắt đầu huýt sáo khi họ một mình. Đi qua trong đêm tối, họ bắt đầu huýt sáo. Điều đó giúp đỡ, thế còn tốt hơn là không có gì. Bạn nghe tiếng động riêng của mình và điều đó cho bạn ý tưởng rằng có ai đó khác. Mọi người cũng bắt đầu hát. Nghe tiếng nói riêng của mình cho cảm giác rằng có ai đó khác nữa. Bởi vì bạn bao giờ cũng nghe người khác nói. Chính âm thanh bạn có thể nghe thấy cho bạn cảm giác rằng người khác phải có đó.
Nhưng Phật nói rằng chỉ bởi vì bạn cần thôi, thực tại không có sự cần thiết nào để hoàn thành điều đó. Thực tại không thay đổi bởi nhu cầu của bạn. Nhu cầu của bạn là thực - rằng bạn một mình và bạn muốn có hình ảnh người cha trên trời, thượng đế. Đó là lí do tại sao người Ki tô giáo lại gọi thượng đế là 'cha'; đó là hình ảnh người cha.
Các nhà tâm lí sẽ đồng ý với Phật. Các nhà tâm lí nói rằng thượng đế chỉ là nhu cầu về hình ảnh người cha mà thôi. Mọi đứa trẻ nhỏ đều có một người cha - mang tính bảo vệ, cho an ninh. Người ta cảm thấy tuyệt đối yên tâm bởi vì người cha có đó. Thế rồi bạn lớn lên, thế rồi bạn trở nên trưởng thành. Thế rồi cha bạn không còn là sự bảo vệ nữa. Thế rồi bạn biết rằng cha bạn cũng yếu đuối như bạn thôi. Thế rồi bạn biết cha bạn cũng bị giới hạn như bạn. Và dần dần bạn thấy cha mình mỗi ngày trở nên yếu hơn, trở nên già đi.
Tin cậy của bạn bị mất đi, nhưng nhu cầu thì vẫn còn. Bạn cần hình ảnh người cha nào đó. Bạn muốn có chỗ nào đó để đi tới và nói với cha bạn, người không còn nữa. Bị lạc, bạn tạo ra thượng đế, bạn tạo ra người cha, hay bạn tạo ra người mẹ - gọi đó là Kali, Amba... nhưng bạn tạo ra hình ảnh người cha hay người mẹ. Đó là nhu cầu của bạn, chắc chắn - nhu cầu tâm lí - nhưng nhu cầu này giữ bạn không trưởng thành.
Phật là tất cả cho sự trưởng thành. Ông ấy nói vứt tuốt những hình ảnh này đi, chúng không tồn tại đâu, và cho dù chúng có tồn tại thì đây cũng không phải là con đường để tìm họ. Con đường là trở nên bình thản và yên tĩnh. Con đường là trở thành một mình và chấp nhận sự một mình của mình tới mức không có nhu cầu về ân huệ của bất kì ai. Trở nên im lặng và một mình tới mức bạn được tràn đầy bên trong cái ta riêng của mình, tới mức bạn là đủ cho chính mình. Thế thì bạn sẽ bình thản. Thế thì ân huệ sẽ bắt đầu xảy ra cho bạn, nhưng nó không phải là ân huệ tới từ thượng đế. Nó là ân huệ lan toả từ trung tâm riêng của bạn hướng tới ngoại vi riêng của bạn. Bạn sẽ trở thành mang ân huệ.
Phật ngồi, đứng, đi, chính là ân huệ được nhân vật hoá. Nhưng ân huệ này không tới từ đâu khác; nó đang nổi lên từ chiều sâu bên trong nhất của riêng ông ấy, nó nổi tăm lên từ trung tâm riêng của ông ấy. Nó giống như hoa đã nở ra trên cây - nó đã bắt nguồn từ cây. Nó không phải là món quà từ ai đó khác, nó là sự trưởng thành.
Đây là khác biệt giữa con đường của brahmin và con đường của sa môn. Trên con đường của brahmin, chân lí là món quà, món quà của thượng đế. Trên con đường của sa môn, chân lí là sự trưởng thành xảy ra cho bạn từ bản thể riêng của mình. Nó là của bạn. Chân lí không phải là cái gì bên ngoài để mà được phát hiện ra, nó là cái gì đó bên trong cần được nhận ra.
Những người đã bỏ lại cha mẹ mình, đi ra khỏi nhà, hiểu tâm trí, đạt tới cội nguồn, và hiểu thấu cái phi vật chất, được gọi là sa môn (shramana).
Bây giờ, định nghĩa về sa môn. Ai được gọi là sa môn? Ai thực sự là người tìm kiếm chân lí? Ai là người đang nỗ lực thực, nỗ lực đích thực để phát hiện ra chân lí là gì? Điều thứ nhất - họ bỏ lại cha mẹ mình.
Bây giờ điều này rất mang tính biểu tượng, đừng hiểu nó theo từng chữ. Nó rất biểu tượng và rất tâm lí. Đứa trẻ phải ở trong bụng mẹ chín tháng... được bảo vệ hoàn toàn, trong bầu không khí ấm áp tươi đẹp đến mức chưa bao giờ nó sẽ có khả năng tìm lại được sự thuận tiện như thế nữa. Không lo lắng, không trách nhiệm gì - ngay cả để thở. Bản thân nó không cần thở, người mẹ thở cho nó. Nó không có lo lắng rằng nó sẽ bị đói hay bị bỏ đói; người mẹ cứ nuôi dưỡng nó. Nó được bảo vệ thế, an toàn thế.
Các nhà tâm lí nói rằng trong việc tìm kiếm tôn giáo mọi người đều đang tìm kiếm bụng mẹ lần nữa. Tất cả mọi khái niệm của họ về cõi trời đều không là gì ngoài bụng mẹ được khuếch đại lên... tuyệt đối thoải mái. Trong huyền thoại Hindu họ nói rằng trên trời có cái cây tên là kalpavriksha - cây thoả ước. Bạn ngồi dưới nó, và khoảnh khắc bất kì ham muốn nào nảy sinh, thậm chí trước khi bạn đi tới biết rằng nó đã nảy sinh, thì nó đã được đáp ứng. Bạn nghĩ về thức ăn và thức ăn sẽ có đó, ngay lập tức. Bạn nghĩ tới giường bởi vì bạn buồn ngủ - lập tức giường sẽ có đó.
Đây chính là bụng mẹ đấy. Bụng mẹ là kalpataru, cây thoả ước. Đứa trẻ chưa bao giờ trở nên nhận biết về bất kì nhu cầu nào. Trước khi nó trở nên nhận biết điều đó được đáp ứng rồi. Điều đó tuyệt đối tự động. Nhưng đứa trẻ phải rời khỏi bụng mẹ; điều đó cần cho sự trưởng thành của nó. Bởi vì một mình thoải mái không bao giờ có thể giúp cho bạn trưởng thành được, bởi vì không có thách thức. Đứa trẻ phải rời khỏi bụng mẹ, và điều đầu tiên đứa trẻ sẽ phải làm sau khi rời khỏi bụng mẹ là điều cơ sở của mọi sự sống còn - nó sẽ phải thở theo cách riêng của nó. Nó sẽ phải nỗ lực theo cách riêng của nó. Nó trở thành một sa môn.
Trong bụng mẹ nó là một brahmin. Mọi thứ đã xảy ra bởi ân huệ. Mọi thứ đã xảy ra, nó đã chẳng làm gì gì cả. Nhưng mọi người đều phải ra khỏi bụng mẹ. Mọi brahmin đều phải trở thành shramana. Phật nói qua việc là sa môn, trưởng thành là có thể.
Thế rồi đứa trẻ dần dần trưởng thành xa hơn, xa mãi khỏi người mẹ. Sau việc sinh nó sẽ vẫn phải phụ thuộc vào vú mẹ. Thế rồi một khoảnh khắc sẽ tới khi nó không còn phụ thuộc vào vú mẹ nữa, nhưng nó vẫn phụ thuộc vào người mẹ nuôi nó. Thế rồi nó sẽ đi học. Nó đi xa hơn khỏi người mẹ, nó trở nên ngày một độc lập hơn, nó trở nên ngày một là cá nhân hơn. Thế rồi một ngày nào đó nó rơi vào tình yêu với một người đàn bà khác và nó bị cắt khỏi người mẹ một cách hoàn toàn.
Đó là lí do tại sao không người mẹ nào có thể tha thứ cho người đàn bà đã lấy đi đứa con trai của mình. Không bao giờ - với người mẹ, không thể nào tha thứ được cho người đàn bà đã lấy đứa con mình đi... xung đột sâu sắc. Nhưng người đàn ông thực sự trưởng thành khi người đó rơi vào tình yêu với người đàn bà, bởi vì thế thì anh ta đã quay lưng lại với mẹ mình hoàn toàn. Bây giờ anh ta đã quay một trăm tám mươi độ.
Phật nói rằng trong thế giới tâm lí vẫn còn nhiều gốc rễ cần phải chặt bỏ. Bạn phải trở nên ngày một nhận biết rằng bạn có thể đã đi xa khỏi người mẹ, nhưng thế rồi bạn tạo ra người mẹ tâm lí. Bạn có thể đi xa khỏi người bố, nhưng thế rồi bạn tạo ra hình ảnh người bố trên trời - thượng đế cai quản khắp thế giới, đấng cai quản tối cao. Và bạn gọi ông ấy là cha. Lần nữa bạn đang cố gắng trở nên phụ thuộc - cứ dường như bạn sợ sự độc lập của mình. Tất cả những điều này đều là gốc rễ; mọi gốc rễ đều phải bị chặt đi.
Jesus nói ở đâu đó... và tôi ngờ rằng ông ấy phải đã có những ý tưởng đó từ nguồn Phật giáo nào đó, bởi vì Jesus tới sau Phật năm trăm năm, và trước lúc Jesus tới, quan điểm Phật giáo đã lan toả khắp Trung Đông. Chúng đã thấm xa vào giữa Châu Á, chúng đã vào sâu trong Ai Cập.
Jesus đã được nuôi nấng ở Ai Cập. Ông ấy phải đã đi tới biết. Và có mọi khả năng rằng ông ấy đã viếng thăm Ấn Độ trước khi ông ấy đi tới Jerusalem để thuyết giảng. Có mọi khả năng. Có những nguồn nói rằng ông ấy đã tới thăm đại học, đại học Phật giáo, ở Nalanda. Ông ấy phải đã đi tới biết về con đường của shramana, bởi vì trong giáo huấn của mình ông ấy nói đôi điều không có nguồn gốc truyền thống nào trong ý thức hệ Do Thái.
Chẳng hạn ông ấy nói, 'Chừng nào các ông còn chưa ghét bố và mẹ mình, các ông không thể trở thành đệ tử của ta.' Người Ki tô giáo bao giờ cũng cảm thấy bối rối nếu bạn nói điều này. Đây là kiểu giáo huấn gì thế này? - 'Chừng nào các ông còn chưa ghét bố và mẹ mình...' Và bạn nói rằng Jesus là tình yêu và ông ấy đã tới để thuyết giảng về tình yêu cho thế giới sao? Và bạn nói rằng Thượng đế là tình yêu sao? Và giáo huấn này dường như đầy những hận thù - 'Ghét bố và mẹ bạn.' Tất cả các thầy giáo đều nói; 'Kính trọng bố và mẹ bạn,' và vô nghĩa làm sao - Jesus lại nói ghét sao? Ông ấy phải đã đọc điều đó từ nguồn nào đó.
Những nguồn đó chỉ có thể là Phật giáo, bởi vì Phật nói: Những người từ bỏ cha mẹ mình, đi khỏi gia đình...
Đừng hiểu theo từng chữ một. Cũng đừng hiểu Jesus theo từng chữ một. Ông ấy không nói 'ghét bố và mẹ bạn' đâu. Ông ấy đơn giản nói cắt bản thân bạn hoàn toàn ra khỏi bố và mẹ. Ông ấy đang nói cắt bản thân bạn ra khỏi an ninh. Trở thành bất an. Cắt bản thân mình ra khỏi mọi phụ thuộc. Trở thành độc lập. Trở thành cá nhân. Đó là điều ông ấy nói.
Jesus đang dùng một ngôn ngữ rất thô sơ, Phật đang dùng một ngôn ngữ rất văn hoá. Jesus không phải là được giáo dục rất tốt; ông ấy là con người thô sơ, con ông thợ mộc. Và truyền thống Do Thái cũng rất thô. Các nhà tiên tri nói theo ngôn ngữ nảy lửa. Ngôn ngữ của họ có vẻ chính trị hơn là tôn giáo. Phật là con vua - có giáo dục tốt, có văn hoá cao. Thuật ngữ của họ đã trở nên khác biệt bởi vì họ là những người khác biệt, nhưng ý nghĩa thì như nhau.
Người ta phải bỏ lại cha mẹ mình, người ta phải bỏ lại gia đình, người ta phải bỏ lại quá khứ. Người ta phải trở thành độc lập hoàn toàn, một mình... run rẩy trong sự một mình đó - nhưng người ta phải trở thành một mình.
Người ta phải trở thành tuyệt đối có trách nhiệm với chính mình, và chỉ thế thì bạn mới có thể hiểu được tâm trí. Bởi vì nếu bạn cứ phụ thuộc vào người khác, chính phụ thuộc của bạn sẽ không cho phép bạn hiểu mình là ai.
Cắt bỏ mọi nguồn, cắt bản thân bạn ra khỏi mọi mối quan hệ đi. Bạn được bỏ lại một mình, bây giờ không có ai khác. Bạn phải nhìn vào trong linh hồn riêng của mình. Bạn phải đương đầu với chính mình. Đó là cách duy nhất để đương đầu với chính mình. Thế thì bạn đạt tới chính cội nguồn của bản thể mình, bằng việc hiểu tâm trí... và hiểu cái phi vật chất.
Xem đấy, Phật không nói hiểu tâm linh. Ông ấy nói hiểu phi vật chất. Đây là khác biệt. Cách tiếp cận của ông ấy có lí thế, ông ấy sẽ không khẳng định cái gì đó mà bạn có thể tìm ra sơ hở. Ông ấy sẽ không nói 'tâm linh'; ông ấy đơn giản nói 'cái phi vật chất'.
Hỏi nhà vật lí, ông ấy sẽ hiểu ngôn ngữ của Phật. Ông ấy nói, 'Bằng việc phân tích nguyên tử chúng ta đi tới điện tử.' Điện tử chỉ là các hạt điện, gần như phi vật chất. Vật chất đã biến mất, chỉ năng lượng có đó. Bạn không thể gọi nó là vật chất được, bạn chỉ có thể gọi nó là phi vật chất. Và thế rồi bằng phân tích điện tử họ đã đi tới gần như cái trống rỗng - cái trống rỗng phi vật chất. Nhà vật lí sẽ hiểu thuật ngữ của Phật giáo.
Phật cũng đã đạt tới cùng điểm đó bằng việc phân tích tâm trí. Bằng việc phân tích tâm trí ông ấy đã đi tới trạng thái mà không ý nghĩ nào có đó... đơn giản trống rỗng. Ông ấy gọi nó là phi vật chất. Ý nghĩ là chất liệu bên trong. Khi bạn làm tản mác ý nghĩ đi và chỉ không gian còn lại, nó là phi vật chất.
Cùng điều đó đã xảy ra cho vật lí hiện đại. Họ đã phân tích vật chất trong thế giới bên ngoài và họ đã đi tới phi vật chất. Phật đã đạt tới phi vật chất trên cuộc hành trình bên trong của ông ấy, còn khoa học đã đạt tới phi vật chất trên cuộc hành trình bên ngoài của nó, nhưng cả hai đều đã đạt tới phi vật chất. Các nhà khoa học cũng sẽ không nói rằng đây là tâm linh. Các nhà khoa học chỉ có thể nói thế này thôi - rằng bất kì cái gì là vật chất thì cũng đều không có đó. Ông ấy không thể nói cái gì có đó. Chỉ có thể nói được thế này thôi - rằng bất kì cái gì chúng ta thường nghĩ như vật chất thì không còn có đó. Tất cả những điều chúng ta có thể nói đều là phủ định.
Phật nói:
và hiểu thấu cái phi vật chất, được gọi là sa môn (shramana).
Bây giờ là các loại người:
Những người tuân thủ giới luật về đạo đức, người thuần khiết và không tì vết trong hành vi của họ, những người cố gắng đạt tới kết quả của quả vị thánh được gọi là a la hán.
A la hán là trạng thái cao nhất của vô trí. Từ 'a la hán' nghĩa là 'người đã chinh phục kẻ thù của mình'. Ari nghĩa là kẻ thù và a la hán nghĩa là 'người đã chinh phục kẻ thù'.
Ai là kẻ thù? Chúng không ở bên ngoài bạn. Đam mê, phân tán, ham muốn, hận thù, ghen tị, sở hữu, giận dữ, dục tình - đây là kẻ thù.
Theo một cách nào đó tâm trí bạn là kẻ thù, kẻ thù căn nguyên. Người đã chinh phục được tâm trí được gọi là a la hán. Đây là trạng thái cao nhất - người đã lên trên mọi đám mây.
Thỉnh thoảng bạn có quan sát khi bay trên trời không, khi máy bay bay lên trên các đám mây? Tất cả các đám mây đều trong bầu trời xanh thuần khiết. Đó là trạng thái ấy đấy, trạng thái bên trong của a la hán. Người ta cứ thấm vào tâm trí. Dần dần các đám mây của đam mê không còn đó nữa, chúng bị bỏ lại xa đằng sau, và bạn soải cánh bay lên ngày một cao trong không gian thuần khiết, trong không gian phi vật chất. Đây là trạng thái của a la hán.
Theo thuật ngữ Phật giáo đó là trạng thái cao nhất. Điều người Ki tô giáo gọi là Christ, Phật gọi là a la hán. Điều người Jaina gọi là arihanta; từ đó cũng có cùng nghĩa. Hay điều người Hindu gọi là avatara - Rama, Krishna - đó là cùng trạng thái, trạng thái của a la hán.
Nhưng Phật lại rất khoa học trong điều đó nữa. Ông ấy không gọi điều đó là avatara, bởi vì avatara nghĩa là 'thượng đế giáng trần' - bạn phải tin vào thượng đế. Ông ấy không gọi... theo bất kì cách nào ông ấy không dùng bất kì thuật ngữ nào có giả định trước. Ông ấy dùng các thuật ngữ đơn giản mà không có giả định trước nào.
Tiếp đó là bất hoàn (anagamin - a na hàm).
A la hán là trạng thái cao nhất, tiếp đó là bất hoàn. Bất hoàn (anagamin - a na hàm) nghĩa là 'người sẽ không tới nữa', người...
Tại cuối cuộc đời mình, linh hồn của bất hoàn (a na hàm) thăng lên trời và đạt tới quả vị a la hán.
Điều đó ở ngay dưới trạng thái a la hán.
Bất hoàn (anagamin - a na hàm), từ này nghĩa là 'người sẽ không tới nữa'. Đã đi qua rồi, người đó sẽ mất hẳn. Đã đi qua rồi, người đó sẽ đi mãi mãi, người đó sẽ không quay lại. Người đó ở gần với việc là a la hán, người đó đã đi qua những đám mây. Ở ngay đường biên, người đó đang đứng trên ngưỡng của việc là a la hán. Có thể một níu bám nhỏ của người đó vẫn còn với thân thể. Cho nên khi người đó chết, việc níu bám đó cũng biến mất. Người đó sẽ không quay lại.
Tiếp đó là nhất hoàn (skridagamin - tu đà hàm).
Nhất hoàn (skridagamin - tu đà hàm) nghĩa là 'người còn quay lại'.
Nhất hoàn (skridagamin - tu đà hàm) thăng lên trời (sau cái chết của người đó), quay trở lại thế gian một lần nữa…
Chỉ một lần thôi... Người đó vẫn còn níu bám nào đó; rất mờ nhạt - nhưng vẫn còn có vài gốc rễ và người đó sẽ bị kéo lại vào bụng mẹ khác lần nữa. Người đó không tuyệt đối vô ham muốn. A la hán là tuyệt đối vô ham muốn. Nhất hoàn (tu đà hàm) đã vượt ra ngoài những ham muốn thô, nhưng ham muốn tinh vẫn còn có đó.
Ham muốn thô là gì? Ham muốn về tiền bạc, về quyền lực, danh vọng - đây là ham muốn thô. Ham muốn được tự do, ham muốn được bình thản, ham muốn đạt tới trạng thái của quả vị a la hán - đây là những ham muốn tinh, nhưng chúng vẫn là ham muốn thôi. Người đó sẽ phải quay lại chỉ một lần nữa.
Tiếp đó là dự lưu (srotapanna - tu đà hoàn).
Từ dự lưu (srotapanna - tu đà hoàn) nghĩa là 'người đã đi vào trong dòng chảy’. Srota nghĩa là dòng chảy (lưu) và apanna nghĩa là 'người đã đi vào' (dự). Dự lưu nghĩa là 'người đã đi vào dòng chảy'. Người đó đã bắt đầu cuộc hành trình của mình trên con đường. Người đó không còn là người trần tục nữa - người đó đã trở thành một sannyasin, người đó đã đi vào trong dòng sông. Phía xa là đại dương, nhưng người đó đã đi vào trong dòng sông, người đó đã bắt đầu.
Và khi cuộc hành trình được bắt đầu, nó sẽ kết thúc. Dù xa xôi đến thế nào, nó cũng không phải xa xăm gì. Vấn đề thực là với những người thậm chí còn chưa đi vào trong dòng chảy. Họ đang đứng trên bờ. Đây là những người trần tục, đứng trên bờ. Sannyasin, khất sĩ, là người đã đi vào dòng sông này - đều biết rõ rằng đại dương ở xa lắm, nhưng nửa cuộc hành trình đã qua rồi, chỉ với việc đi vào thôi.
Tiếp đó là dự lưu (srotapanna - tu đà hoàn). Dự lưu chết đi bẩy lần và được sinh ra bẩy lần, rồi người đó cuối cùng đạt tới quả vị a la hán.
Đây đều chỉ là biểu tượng, đừng nghĩ chúng theo từng chữ một... đây chỉ là những điều biểu tượng. 'Bẩy' không ngụ ý chính xác là bẩy. Nó ngụ ý nhiều lần người đó sẽ chết đi, nhiều lần người đó sẽ được sinh ra, nhưng khuôn mặt của người đó đã được quay về phía đại dương. Người đó đã đi vào trong sông Hằng và cuộc hành trình đã bắt đầu.
Bởi việc gián đoạn của đam mê được ngụ ý là giống như các chi bị cắt rời chúng không bao giờ có thể được dùng lại nữa.
Và Phật nói rằng bằng việc vứt bỏ đam mê, ông ấy ngụ ý rằng điều đó cũng tựa như ai đó cắt rời tay bạn ra; thế thì bạn không thể dùng được nó. Hay ai đó lấy mắt bạn ra; thế thì bạn không thể nhìn được qua chúng. Người thực sự sẵn sàng đi vào trong dòng chảy là người, theo quyền riêng của mình, tự nguyện vứt bỏ các đam mê của mình. Người đó nói, 'Mình sẽ không dùng lại chúng nữa.'
Nhớ lấy, đây không phải là kìm nén theo nghĩa Freud của thuật ngữ này. Người đó không kìm nén nó, người đó đơn giản rút năng lượng của mình khỏi nó. Dục vẫn còn đó - người đó không kìm nén nó, người đó đơn giản không hợp tác thêm gì nữa.
Khác biệt là mênh mông. Khi dục có đó và bạn kìm nén nó, bạn tranh đấu với nó, bạn không vượt lên trên nó, bạn vẫn còn với nó. Nếu bạn tranh đấu với nó bạn vẫn còn níu bám vào nó, và nếu bạn tranh đấu với nó bạn sẽ vẫn còn sợ nó.
Phật nói người ta đơn giản không hợp tác với nó. Một ham muốn, ham muốn dục nảy sinh - bạn sẽ là gì? Phật nói bạn đơn giản quan sát. Cứ để nó có đó. Nó sẽ tới và nó sẽ đi. Nó sẽ loé lên trong tâm trí, nó sẽ thử hấp dẫn bạn; bạn vẫn còn mang tính quan sát, bạn không cho phép vô ý thức nào, bằng không nó sẽ đi vào trong bạn. Bạn đơn giản vẫn còn mang tính quan sát.
Phật nói, 'Con người phải lưu tâm. Thế thì người này giống như ngôi nhà có chiếc đèn đang thắp sáng, nơi đèn được thắp sáng - kẻ cắp sợ không dám vào. Khi đèn không có đó và ngôi nhà tối, thế thì kẻ cắp vào dễ dàng. Người đã thực sự trở nên lưu tâm cũng giống như ngôi nhà mà ở cửa có lính gác, thức tỉnh hoàn toàn, và ngọn đèn được thắp sáng. Kẻ trộm khó mà vào được, chúng không thể thu được dũng cảm.'
Cùng điều đó xảy ra khi bạn nhận biết - bạn có lính gác. Khi bạn nhận biết, ngôi nhà của bạn được thắp sáng bằng ánh sáng. Đam mê không thể đi vào bạn được. Chúng có thể tới, chúng có thể vẩn vơ xung quanh, chúng sẽ cố gắng thuyết phục bạn, nhưng nếu bạn đơn giản quan sát, chúng sẽ biến mất theo cách riêng của chúng bởi vì chúng sống bằng hợp tác của bạn. Đừng tranh đấu với chúng và đừng mê say trong chúng; vẫn còn nhận biết đi. Thế thì dần dần chúng sẽ rơi rụng đi tựa như cành khô.
Nếu bạn bắt đầu đánh nhau, bạn đang tạo ra vấn đề khác. Thay vì là người mê đắm bạn sẽ trở thành người kìm nén. Vấn đề không được giải quyết, chỉ cái tên được thay đổi.
Tôi đã nghe:
Một bác sĩ chữa cho một người được mang tới bị say bí tỉ. 'Nếu bệnh nhân lại thấy rắn mầu lục, cho anh ta một số thuốc này,' ông ta bảo cô y tá.
Lát sau ông ta quay lại thì thấy người này đang mê sảng - nhưng thuốc vẫn chưa cho anh ta uống. 'Tôi chẳng bảo cho anh ta uống thuốc này nếu anh ta lại thấy rắn mầu lục đó sao?' bác sĩ căn vặn.
'Nhưng anh ấy không thấy rắn mầu lục đâu ạ,' cô y tá đáp.
'Ồ, thế à?'
'Không đâu, anh ta đã thấy ếch tía.'
Bây giờ bất kì khi nào bạn thấy rắn mầu lục hay bạn thấy ếch mầu tía thì có khác biệt gì đâu - bạn bị say đấy chứ.
Có những người hợp tác với đam mê của họ và có những người tranh đấu với đam mê của họ - nhưng cả hai vẫn còn với đam mê. Người này thân thiết, người kia đối kháng, nhưng cả hai vẫn còn với đam mê và cả hai đều là cách thức của sự hợp tác tinh tế. Người ta phải vứt bỏ mối quan hệ này. Người ta phải trở thành khán giả, người quan sát.
Một khi bạn bắt đầu quan sát bạn sẽ trở nên nhận biết về các tầng tầng lớp lớp của đam mê. Có nhiều tầng. Khi đam mê thô bị bỏ lại, nhiều tầng tinh tế sẽ được tìm thấy.
Toàn thể cuộc sống chúng ta cũng giống như củ hành. Bạn bóc nó ra - lại tới tầng khác; bạn bóc tầng đó - lại tầng khác... tươi hơn, non hơn, sống động hơn. Nhưng nếu bạn cứ bóc mãi, một khoảnh khắc tới khi chỉ cái trống rỗng là còn lại trong tay bạn. Đó là điều Phật gọi là niết bàn - cái trống rỗng. Tất cả các tầng đều đã mất.
Tôi đã nghe:
Anh chàng chơi ghi ta của nhóm nhạc pop bị mắc tai nạn xe hơi và bị thương ở đầu. Khi tới bệnh viện bác sĩ ra lệnh phải cắt hết bộ tóc dài dầy của anh ta để thấy được khoảng rộng quanh chỗ bị thương. Một cô y tá được cử làm việc này, và cô ấy bắt đầu làm việc với chiếc kéo lớn.
Sau mười phút hay đại loại như vậy cô ấy nói với chàng thanh niên, 'Anh đã học tại trường phổ thông hỗn hợp vùng bắc Lancaster khi anh còn trẻ hơn, đúng không?'
'Vâng, tôi đã tới đó,' chàng thanh niên trả lời. 'Cô cũng ở đó là?'
'Không,' cô y tá nói, 'tôi ở London.'
'Vậy sao cô lại biết trường tôi đã đi học?' chàng thanh niên hỏi.
'Tôi đã tới đỉnh đầu anh,' cô y tá đáp và cô ấy tiếp tục cắt.
Tầng nọ tiếp tầng kia... Và bạn càng cắt sâu hơn, bạn sẽ càng thấy nhiều hơn - nhiều điều đã bị bỏ lỡ trong nhiều năm, từ lâu; bạn sẽ thấy chóp đỉnh của mình. Bạn càng đi sâu hơn vào tâm trí mình, bạn sẽ đi sâu hơn vào thời thơ ấu của mình. Nhiều điều bị quên đi, bị mất đi - lần nữa chúng có đó. Bởi vì chẳng cái gì bị mất cả, mọi thứ cứ tích luỹ lại.
Khi bạn đi tới một điểm mà bạn không thể tìm thấy được cái gì, thế thì bạn đã đi tới bản thể mình. Bản thể không giống như một tầng; bản thể đơn giản là không gian, không gian thuần khiết. Bản thể đơn giản là trống rỗng.
Phật gọi bản thể này là không hiện hữu, ông ấy gọi nó là vô ngã - anatta. Phật nói nếu bạn thấy bản thân mình, thế thì phải có tầng nào đó vẫn còn lại. Khi bỗng nhiên bạn đi tới điểm bạn không thể tìm thấy bản thân mình - bạn hiện hữu, mà bạn không thể tìm thấy bản thân mình - thế thì bạn đã về tới nhà. Và điều này có thể được đạt tới chỉ bằng nỗ lực.
Đây là khuôn khổ của ông ấy. Từ mai chúng ta sẽ bắt đầu đi vào trong phương pháp luận của ông ấy - các con đường của thiền, con đường của kỉ luật bên trong; con đường về cách siêu việt lên trên bản ngã, con đường về cách siêu việt lên tất cả. Đó là lí do tại sao tôi lại gọi loạt bài nói này là 'Kỉ luật của siêu việt'. Nhưng đây là khuôn khổ của ông ấy.
Thông thường bạn đứng trên bờ sông. Thế thì bạn không thể hi vọng được, thế thì bạn ở trong trạng thái vô vọng. Nếu bạn trở thành dự lưu, nếu bạn đi vào dòng chảy, đó là điều tôi gọi là tính chất sannyas. Với tính chất sannyas bạn trở thành dự lưu - bạn đi vào dòng chảy, bạn lấy dũng cảm, bạn lấy cú nhảy. Đó là cú nhảy lượng tử từ bờ vào dòng chảy. Chúng rất gần, nhưng chúng khác biệt hoàn toàn.
Bờ chẳng bao giờ đi đâu cả. Nó không có sự trưởng thành, nó không bao giờ chuyển động. Nó tĩnh tại, tù đọng, cũ rích, chết. Và bên cạnh là luồng chảy của dòng sông, đang đi tới đâu đó.
Nếu cuộc sống của bạn không đi tới đâu cả, bạn đang đứng trên bờ. Đi vào dòng chảy và bắt đầu cuộc hành trình đi. Cuộc sống của bạn bắt đầu thay đổi, biến đổi. Bạn bắt đầu biến thái, biến hình. Và từng khoảnh khắc những tầm nhìn mới mở ra cánh cửa của chúng cho bạn. Một ngày nào đó dòng sông đạt tới đại dương. Ngày đó bạn trở thành a la hán, bạn tan biến vào trong đại dương.
Trước hết là dự lưu (tu đà hoàn), thế rồi tới nhất hoàn (tu đà hàm), thế rồi bất hoàn (a na hàm), thế rồi a la hán. Đây là các trạng thái. Nó là khuôn khổ rất khoa học. Từ việc là người trần tục con người trở thành dự lưu (tu đà hoàn) và thế thì cuộc hành trình của bạn đã bắt đầu.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét