Chủ Nhật, 20 tháng 8, 2017

Osho – Đại Thủ Ấn -Chương 9. Vượt qua, vượt qua

CHƯƠNG 9. VƯỢT QUA, VƯỢT QUA

“Con không cần dụng công hay nhận gì
Nhưng chỉ cần trong trạng thái an tĩnh
Vì Đại Thủ Ấn vượt mọi chấp nhận hay phủ nhận
Khi mà thức A lại gia là vô sanh
Không có gì có thể che phủ hay làm ô nhiễm được
An tĩnh trong suối nguồn Vô Sanh
Mọi sắc tướng đều hòa tan trong Pháp giới
Chấp ngã và kiêu hãnh sẽ tan biến vào hư không.”
Tâm bình thường muốn chiếm hữu nhiều hơn và nhiều hơn nữa ở thế giới này, từ mọi nơi, từ mọi chiều hướng và từ mọi bình diện. Tâm bình thường là tâm khao khát chiếm hữu. Nó là hành khất. Sự chiếm hữu này không bao giờ được thỏa nguyện. Nó vô tận. Bạn càng có nhiều, sự tầm cầu càng tăng thêm. Bạn càng có nhiều, bạn càng muốn có nhiều hơn. Nó trở thành cơn đói khát đầy ám ảnh. Không cần thiết cho bản thể, nhưng bạn bị ám ảnh. Bạn trở nên đau khổ. Bạn càng thống khổ hơn bởi không có gì có thể làm bạn thỏa nguyện. Không có gì có thể thoả mãn cái tâm luôn đòi hỏi nhiều hơn. “Nhiều hơn” là một cơn sốt. Nó không lành mạnh. Không có sự kết thúc.
Tâm bình thường ăn không ngừng, theo nghĩa ẩn dụ, không chỉ vật chất nhưng cũng về con người. Người chồng muốn chiếm hữu người vợ thật sâu sắc và vì vậy, trở thành tuyệt đối ăn dần mòn cô. Anh muốn tiêu hóa cô để cô có thể trở thành phần thể của anh. Tâm bình thường là tâm man di. Người vợ cũng muốn như vậy, chiếm hữu người chồng trọn vẹn đến không còn gì lại nữa. Cha mẹ đối với con cái. Con cái đối với cha mẹ. Tất cả mọi mối quan hệ của tâm bình thường là chiếm hữu người khác hoàn toàn. Nó như là sự đói khát. Ngòai ra, còn tâm siêu phàm, đối nghịch với tâm bình thường. Vì tâm bình thường, tâm siêu việt hiện hữu.
Tôn giáo dạy về nó. Họ bảo. “Hãy cho! Hãy bố thí!” Tất cả mọi tôn giáo đều dạy chia sẻ, bố thí thay vì lấy. Từ thiện được giảng thuyết. Điều này được dạy để tạo ra tâm siêu việt. Tâm bình thường luôn thống khổ, bởi luôn tham cầu nhiều hơn. Không bao giờ thoả mãn. Bạn sẽ thấy ông luôn tuyệt vọng, buồn khổ. Tâm siêu phàm được tôn giáo tu dưỡng… Bạn sẽ tìm thấy ông luôn hạnh phúc, một sự hoan hỷ luôn hiện hữu, bởi ông không đòi hỏi. Ngược lại, ông luôn bố thí.
Ông liên tục bố thí… nhưng tận đáy lòng, ông vẫn là tâm bình thường. Sự hoan hỷ không thể trở thành một bản thể sâu sắc. Nó chỉ trên bề mặt. Ông hoàn toàn quay lưng và trở thành sự đảo nghịch của bình thường. Ông đứng trên đầu của ông. Ông đang nằm trong Shirshasana, nhưng ông vẫn vậy. Sự tham cầu mới lại nẩy sinh, để bố thí nhiều hơn và nhiều hơn. Cuối cùng, không có sự kết thúc. Ông sẽ hoan hỷ, nhưng trong tận cùng của sự hoan hỷ, bạn có thể nhận biết một phẩm tính nhất định của sự buồn thảm.
Bạn sẽ luôn tìm thấy phẩm tính buồn thảm đó trong con người tín ngưỡng. sự hoan hỷ, dĩ nhiên, bởi họ bố thí, nhưng buồn khổ, bởi họ không thể bố thí nhiều hơn. Không có gì là đủ. Vì vậy, có hai loại đau khổ. Đau khổ bình thường. Bạn tìm thấy loại người này khắp mọi nơi. Toàn trái đất đầy tràn loại người này. Họ luôn đòi hỏi và không bao giờ mãn nguyện. Còn một loại đau khổ nữa có khuôn mặt hoan hỷ. Bạn sẽ thấy nó trên khuôn mặt của các linh mục, đạo sư, tăng sĩ, trong tu viện, trong đạo tràng. Ai cũng có vẻ vui cười, nhưng nụ cười của họ chuyên chở sự buồn bã bên trong. Nếu bạn quan sát sâu sắc hơn, bạn sẽ thấy rằng họ cũng đau khổ, bởi họ không thể bố thí mãi mãi. Họ không có đủ!
Có hai loại người dễ gặp gỡ. Loại người tín ngưỡng được giáo hóa bởi Công giáo, Kỳ nan giáo, Hồi giáo, Ấn giáo. Nó tốt hơn tâm bình thường nhưng không thể là từ ng cuối cùng về tâm thức. Nó tốt hơn sự thống khổ trong con đường đạo, tốt hơn ở sự thống khổ như một hoàng đế, không như một gã ăn xin. Một tài phú giầu có sắp chết, mời tôi đến gần ông khi ông sắp quá vãng. Vì vậy, tôi đã đến đó. Giây phút cuối cùng, ông mở to đôi mắt của ông, ông bảo con trai của ông… Điều này chắc làm cho ông luôn bận tâm. Ông nói với tôi nhiều lần.
Ông rất lo lắng cho con trai ông, bởi ông là người hà tiện. Ông thích vật chất. Cụ già này là một người sùng đạo. Lời nói cuối cùng ông nói với con trai là, “Con hãy nghe đây. Tiền bạc không thể mua được tất cả. Có nhiều thứ vượt trên tiền bạc. Chỉ tiền bạc không đủ giúp cho con người hạnh phúc.” Người con trai lắng nghe rồi đáp, “Có lẽ cha nói đúng, nhưng với tiền bạc, người đó có thể lựa chọn sự buồn khổ tùy theo họ thích hay không. Tiền bạc không thể mua được hạnh phúc, nhưng người đó có thể lựa chọn sự đau khổ tùy theo ý thích của họ. Người đó có thể đau khổ theo ý ông muốn.”
Một người nghèo khó đau khổ xuyên qua sự bất lựa chọn. Người giầu có có thể đau khổ xuyên qua ý thích của họ… Đây là sự khác nhau. Ông chọn niềm thống khổ của ông, có sự nhất định về tự do. Người nghèo khó đau khổ xảy ra với ông như một đinh mệnh. Ông không có sự lựa chọn. Người tín ngưỡng chọn lựa sự đau khổ của họ. Vì vậy, ông hoan hỷ một chút. Người vô tín ngưỡng đau khổ bởi ông không có sự lựa chọn. Cả hai sống chung một thế giới của sự “nhiều hơn”, nhưng người tín ngưỡng sống như một quân vương, chia sẻ, bố thí, từ thiện. Phật Giáo, Kỳ nan giáo và Đạo. Họ tạo ra tâm thứ ba không bình thường cũng không phi thường. Thật ra, không là tâm. Đặt cho nó danh tự, tốt hơn nên gọi nó là tâm Vô niệm. Tâm vô niệm là gì? Pháp từ bi hướng về thực tại.
Phật Giáo và Kỳ nan giáo không thuyết giảng về từ thiện. Họ giảng thuyết về sự xa lạ. Họ không nói “Bố thí!” bởi sự đang bố thí là một phần của sự nhận, vẫn vòng tròn đó. Trong sự lấy, bạn lấy của một người nào. Trong sự bố thí, bạn cho một người nào. Bình diện không thay đổi. Chỉ có chiều hướng thay đổi. Phật Giáo dạy xa lạ, không chiếm hữu. Sự nhấn mạnh là vô chiếm hữu, không phải bố thí. Bạn xả ly bạn từ thế giới chiếm hữu. Không có vấn đề cho và nhận, bởi cả hai thuộc về thế giới của chiếm hữu. Bạn có thể cho những gì mà có. Làm sao bạn có thể bố thí tài vật khi bạn không có? Bạn bố thí tài vật, cái mà bạn sở hữu trước đó. Nếu không, làm sao bạn có thể bố thí? Bạn sinh ra trong thế giới này bằng đôi tay trắng, không của cải. Bạn sẽ rời khỏi thế giới này cũng với đôi bàn tay trắng.
Ở thế gian, bạn có thể trụ ở hai thành phần này: Một là với người có lòng muốn chiếm hữu, làm họ mập mạp hơn. Còn một thành phần nữa là luôn bố thí và bố thí, và trở nên ốm yếu hơn. Đức Phật dạy bạn không nên sở hữu. Bạn sẽ không lựa chọn cả hai. Bạn đơn thuần hiện hữu trong trạng thái vô sở hữu. Loại người thứ ba, người tôi gọi là con người Vô niệm. Sẽ không hạnh phúc, hoan hỷ như người phi thường. Ông sẽ thinh lặng hơn. Ông sẽ tịnh tĩnh hơn. Ông sẽ trong sự mãn nguyện sâu sắc, nhưng không hoan hỷ. Thậm chí, bạn không tìm thấy nụ cười trên khuôn mặt ông. Bạn sẽ không tìm thấy một pho tượng Phật nào cười hoặc tìm thấy một nụ cười nào trên khuôn mặt của ngài. Không, họ không hoan hỷ. Họ không hạnh phúc. Họ cũng không đau khổ, tất nhiên, họ đã buông bỏ thế giới hạnh phúc và đau khổ. Họ chỉ đơn thuần yên nghỉ, xa lạ với mọi sự và thế giới vật chất, vô sở hữu. Họ cách biệt, không vướng mắc. Anashakti là vậy: Không vướng mắc, xa lạ. Người này có một bản tính thanh tịnh bao bọc ông. Bạn có thể cảm giác sự thanh tịnh này.
Tilopa vượt trên cả ba. Thật khó mà phân loại ngài. Tâm bình thường, đòi hỏi thêm. Tâm phi thường bố thí thêm. Vô tâm, xa lạ, cách biệt, không cho không nhận. Vậy phải gọi tâm Tilopa là gì? Tâm Tilopa là loại thứ tư. Loại tâm thứ tư này là cuối cùng và tối thượng nhất. Không có gì siêu vượt trên nó. Thậm chí tâm vô niệm. Không hể là tâm, bởi với tâm vô niệm, phủ định ở tâm hiện diện. Sự nhấn mạnh vẫn ở sự xa lạ đối với mọi sự vật, và thế giới của sự vật. Sự chú tâm của bạn ở sự vật: Giữ sự xa lạ, không vướng mắc! Bạn không sở hữu mọi sự vật, nhưng bạn phải cảnh giác không sở hữu. Bạn phải giữ sự không vướng mắc. Bạn phải cực kỳ cảnh giác để bạn khỏi phải sở hữu. Phải thật rõ ràng về quan điểm này. Sự nhấn mạnh vẫn ở sự xa lạ đối với sự vật… xa lạ với thế giới này!
Tilopa dạy rằng sự nhấn mạnh phải ngay chính bạn, không với sự vật. Yên nghỉ nơi bạn. Thậm chí, đừng xa lạ với thế giới, bởi sự xa lạ vẫn là sự nối liền vi tế đối với thế giới. Sự chú tâm không đặt trên mọi sự khác. Chuyển đổi sự sống của bạn hoàn toàn vào trong. Bạn không bận tâm với thế giới, thậm chí không xa lạ với nó. Bạn không đòi hỏi thêm. Bạn không bố thí thêm, hay là xa lạ với thế giới này… như là thế giới đơn thuần biến mất. Bạn tự kỷ… tĩnh tọa bên trong, vô hành. Toàn bộ sự chú tâm của bạn đã hoán đổi, quay mình toàn bộ… như là thế giới đã biến mất. Không có gì để bố thí. Không có gì để nhận. Không có gì để xa lạ. Chỉ bạn là… Bạn an trú trong tâm thức của bạn và đó là thế giới duy nhất. Không có gì khác hiện hữu.
Đây là trạng thái vượt trên tâm và vượt trên vô tâm. Đây là trạng thái siêu Vô thượng của trí huệ. Không có gì siêu vượt trên nó. Tôi muốn cho bạn biết. Đừng bao giờ mãn nguyện ngoại trừ bạn chứng được trạng thái này. Tại sao? Bởi con người là đau khổ. Con người bình thường, luôn đòi hỏi nhiều hơn và nhiều hơn nữa. Không bao giờ thỏa nguyện. Vì vậy, sự đau khổ tiếp diễn. Và sự đau khổ này không ngừng phát triển. Con người siêu việt mà Đạo giáo hóa, hoan hỷ, nhưng tận đáy lòng vẫn buồn khổ. Thậm chí, trong chính sự hoan hỷ, vẫn có đợt sóng buồn khổ. Dường như ông cố gắng cười, nụ cười không đến với ông. Dường như ông đang làm điệu bộ. Một nhiếp ảnh gia đang chụp hình cho ông và ông phải làm điệu bộ vốn không hiện diện nơi đó. Tốt hơn tâm thứ nhất. Ít ra bạn còn cười. Nụ cười thiếu sự sâu sắc nhưng ít ra nó hiện diện nơi đó. Nhưng nó sẽ không hiện hữu lâu.
Không sớm thì muộn, bất cứ những gì bạn bố thí sẽ cạn kiệt. Sau đó, nụ cười hoan hỷ sẽ chấm dứt. Bạn sẽ muốn bố thí nhiều hơn. Sau đó, bạn sẽ trên chuyến hành trình đầu tiên, tâm bình thường. Sẽ cần thời gian để loại người thứ hai hiểu thấu và nhận thức sự đau khổ. Sự đau khổ này sẽ đến.
Đặc tính hoan hỷ mà bạn tu tập trong tu viện, đạo tràng, thiền viện không thể vào thật sâu. Nó không thể là trạng thái vĩnh cửu. Nó không vĩnh viễn. Bạn sẽ mất nó. Tự tánh của nó không thường hằng. Tại sao nó không thể thường hằng? Bởi điểm đó sẽ đến. Nó nhất định tìm đến. Khi bạn không thể bố thí những gì bạn không có. Vì vậy, người của hai loại tâm này phải thoả hiệp. Tâm bình thường và tâm siêu phàm cùng chung một phẩm chất. Họ dừng lại ở sự thoả hiệp. Sự thoả hiệp bạn sẽ thấy hiện hữu khắp mọi nơi.
Trước tiên, người này nhận tài vật và ông bắt đầu bố thí. Hay là ông làm việc để có tiền, và quyên cúng mười phần trăm. Đây là con đường duy nhất. Nếu bạn quyên cúng một trăm phần trăm, bạn không thể tặng thêm. Bạn vẫn phải tiếp tục lấy. Sau đó, bạn trở thành thành phần phân phối. Tín đồ Hồi giáo cho rằng bạn nên quyên cúng năm mươi phần trăm lợi tức của bạn. Tại sao? Đây là sự thoả hiệp. Nếu không, bạn sẽ không còn gì để quyên cúng. Vì vậy, trước nhất là góp nhặt, sau đó, chia sẻ. Lấy để cho, giầu có để bạn có thể làm việc phước thiện. Bóc lột để bạn có thể bố thí. Thật là phi lý! Nhưng đây là con đường duy nhất. Chiếc cầu giữa tâm bình thường và tâm phi thường. Thậm chí, tâm bình thường luôn tư duy và tin rằng khi họ có nhiều hơn, họ sẽ bố thí nhiều hơn… Nếu họ có đủ, ông sẽ quyên tặng, quyên tặng cho bệnh viện, quyên tặng cho trung tâm nghiên cứu ung thư, quyên tặng cho thư viện hoặc đại học. Trước nhất, ông bóc lột, sau đó, ông quyên tặng. Trước tiên, ông cướp của bạn, sau đó, ông bố thí cho bạn. Kẻ bố thí và kẻ cướp không khác nhau. Thật ra, họ đồng là một người, với tay phải họ cướp của, và với tay trái, họ bố thí.
Họ đồng chung sự giao dịch ở bình diện này. Loại người thứ ba, con người vô tâm, trong hoàn cảnh tốt hơn hai loại người trên. Sự tịnh tĩnh của ông lâu hơn, nhưng ông không phúc lạc. Ông không cảm giác an lạc. Ông không hạnh phúc. Ông không đau khổ, nhưng trạng thái của ông là tánh phủ định.
Ông là người không bệnh bởi các bác sĩ không tìm ra bệnh tật trong ông. Ông không khoẻ mạnh bởi ông không cảm giác ông là một con người lành mạnh. Ông không hạnh phúc. Ông chỉ xa lạ. Sự xa lạ này cho bạn sự tịnh tĩnh, nhưng sự tịnh tĩnh này không đủ. Nó hòan mỹ, tốt đẹp, nhưng bạn không thể mãn nguyện với nó. Không sớm thì muộn, bạn sẽ buồn chán nó. Chuyện này sẽ xảy ra khi bạn leo lên ngọn đồi cao. Bạn chán chường sự sống đô thị, Bombay, Luân Đôn, New York. Bạn buồn chán…ồn ào, sự giao thông, và toàn bộ sự điên cuồng đang diễn tiến không ngừng. Bạn trốn tránh lên Hi Mã Lạp Sơn. Sau một vài ngày, ba, bốn, năm, nhiều nhất là bảy… bạn bắt đầu buồn chán sự thinh lặng. Những ngọn đồi im lìm. Cây cối cũng im lìm. Thung lũng cũng im lìm… Không có chút náo động nào.
Bạn bắt đầu nhớ đến sự sống đô thị, rạp xi nê, chốn ăn chơi, bạn bè. Sự tịnh tĩnh không đủ, bởi sự thinh lặng là tánh chết, không phải tánh của sự sống. Nó tốt như một ngày lễ. Nó tốt như cuộc đi chơi. Nó chỉ tốt khi bạn có thể thoát ly mọi sự bận tâm của bạn trong một vài ngày, một vài giây phút, để bạn có thể tĩnh lặng. Bạn sẽ tận hưởng nó, nhưng bạn không thể tận hưởng nó mãi mãi. Không sớm thì muộn, bạn cảm giác điều này không đủ. Không bảo dưỡng lắm. Sự thinh lặng sẽ bảo vệ bạn ở đau khổ và hạnh phúc, khích động, nhưng nó không đủ sự bảo dưỡng trong nó. Nó là trạng thái phủ định.
Trạng thái thứ tư mà Tilopa biểu thị… không thể diễn đạt. Ông nỗ lực diễn đạt với Naropa, với sự tin cậy, lòng thành, và tình thương của ông… Nó là trạng thái an lạc, tịnh tĩnh nhưng an lạc. Nó tràn đầy sự khẳng định. Nó không đơn thuần là sự vắng lặng. Nó không phát xuất từ sự xa lạ đối với sự sống mà ngược lại. Nó đến từ kinh nghiệm sâu sắc nhất ở tự tánh của một hành giả. Nó không bắt nguồn qua sự từ bỏ. Nó khai hoa bởi sự buông xả và tự nhiên. Vi tế là sự xa lạ. Nếu bạn nỗ lực để hiểu và suy nghiệm trên những sự khác biệt này, toàn bộ con đường sống của bạn sẽ rõ ràng. Từ đó, bạn sẽ du hành dễ dàng hơn. Đừng bao giờ trước khi đạt đến trạng thái thứ tư. Thậm chí, nếu bạn trở nên mãn nguyện, không sớm thì muộn, sự thất vọng sẽ phát sinh. Ngoại trừ bạn đạt đến Sat-Chit-An Nan Đà, chân lý tuyệt đối, tâm thức tuyệt đối, và tuyệt đối an lạc, bạn vẫn chưa về nhà. Bạn đang vẫn hành trình trên con đường Đạo. Hành trình vẫn phải tiếp diễn. Bạn phải đứng lên. Bạn phải vận hành.
Từ trạng thái thứ nhất của tâm, vận hành đến trạng thái thứ hai, vận hành đến thứ ba, và từ thứ ba, vượt trên cao hơn nữa… Nếu bạn trong trạng thái thứ nhất, chín mươi phần trăm mọi người đều như vậy. Sự tư duy của dân Do thái, Hồi giáo, Công giáo sẽ giúp đỡ bạn. Họ sẽ mang bạn ra khỏi cái bẫy đau khổ thông thường. Tốt, nhưng bạn vẫn trên con đường đạo. Đừng lường gạt chính bạn là bạn đạt rồi. Bạn phải vượt xa hơn, xa hơn sự hoan hỷ ẩn tàng đau khổ. Vượt trên sự nhận và sự cho. Vượt trên hoan hỷ và đau khổ. Bạn bố thí cho ai? Bạn có gì để cho? Bạn là ai mà muốn bố thí họ? Thậm chí, bạn không thể giúp đỡ chính bạn, làm sao bạn giúp đỡ người khác? Ánh sáng của bạn còn chưa bừng cháy, làm sao bạn giúp người khác bừng sáng? Có lẽ, bạn sẽ làm ánh sáng họ tàn lụi. Bản thể nội tại của bạn tối đen. Bạn không thể giúp ai. Bạn không thể cho. Bạn không có gì để cho.
Phật Giáo, Kỳ nan giáo, Lão giáo, Lão Tử, Lão giáo, Mahavira, và Bồ đề Tất Đạt Đa có thể giúp bạn thoát khổ, nhưng Tilopa dạy rằng đừng hài lòng với sự xa lạ, tịnh tĩnh, cách biệt, không vướng mắc. Nó vẫn chưa xảy đến. Bạn vẫn bận tâm với thế giới. Tilopa có thể giúp bạn vượt trên hết. Ngài có thể mang bạn vào tận cùng cốt lõi của tự tánh. Ngài có thể giúp đỡ trung tâm bạn, bám chặt trong chính bạn, không bận tâm với thế giới… Thậm chí, sự bận tâm không còn đó. Mọi sự đều tan biến. Chỉ bạn tồn tại trong sự kết tinh của thanh tịnh. Chỉ có bạn hiện hữu trong sự thuần khiết tuyệt đối… như thế giới không phát sanh, không hiện hữu. Bạn đạt đến tận điểm trạng thái thứ tư của tâm thức, đến điểm mà bạn chưa hề sinh ra, đến nguồn cội tuyệt đối của tự tánh. Thậm chí, bước đầu tiên vẫn chưa đặt lên trong thế giới, hay, bạn đã đến tận cùng, bước cuối cùng đã được đi qua…
Đây là những gì mà Thiền nhân gọi là chứng được bản lai diện mục. Các thiền sư dạy các môn đồ “Hãy tìm bản lai diện mục của các con trước khi con được sinh ra.” Hay “Hãy tìm khuôn mặt mà con có khi con quá vãng.” Dù là thế giới là không, hay thế giới biến mất, bạn chứng được sự thanh tịnh nguyên thủy. Tự tánh là vậy...
“Con không cần dụng công hay nhận gì
Nhưng chỉ cần trong trạng thái an tĩnh
Vì Đại Thủ Ấn vượt qua mọi sự chấp nhận hay phủ nhận…”
Con không cần dụng công hay nhận gì… bởi khi bạn cho, bạn phải vận hành khỏi chính bạn. Khi bạn nhận, bạn cũng vận hành ra chính bạn. Cả hai đều phân tâm. Cả hai đưa bạn đến cái khác. Bạn hỗn loạn. Năng lượng bạn tuôn chảy ra ngoài. Dù bạn cho hay nhận vốn không liên quan. Cái khác xâm nhập bản thể bạn. Đôi mắt bạn chú tâm đến cái khác, bạn quên chính bạn. Sự kiện này xảy ra đến với tất cả các bạn. Bạn quên chính bạn bởi đôi mắt bạn trở nên chú tâm hơn, tê liệt vào cái khác. Bất cứ bạn làm gì, bạn làm cho cái khác. Bất cứ bạn làm gì, bạn làm cho người khác. Thậm chí, nếu bạn trốn tránh thế giới, tâm bạn tiếp diễn “Họ nghĩ gì về tôi?” Thậm chí, nếu bạn trốn tránh trên ngọn Hi Mã Lạp Sơn, nơi bạn thiền tọa, bạn sẽ suy nghĩ “ Có lẽ mọi người đang cho rằng ta là một thánh nhân, từ bỏ thế gian. Trong các nhật báo, nhất định là họ đang đề cập đến ta.” Bạn sẽ chờ đợi những kẻ độc hành, những kẻ du mục đem đến cho họ tin tức chuyện gì đang xảy ra trong thế gian về bạn.
Bạn không có khuôn mặt riêng của bạn. Bạn chỉ có dư luận của người khác về bạn. Có người khen bạn xinh đẹp, bạn bắt đầu cho rằng bạn xinh đẹp. Có người chê bạn xấu xí, bạn mang vết thương lòng vì họ dám chê bạn xấu xí. Bạn trở thành xấu xí. Bạn chỉ biết về những gì mà người khác nghĩ về bạn.
Thật lạ lùng. Người biết bạn lại không biết họ. Họ biết họ qua bạn. Đây là một trò chơi khá hòan mỹ. Tôi biết chính tôi qua bạn. Bạn biết chính bạn qua tôi. Chúng ta không biết chúng ta là ai. Người khác trở thành quan trọng. Toàn bộ năng lượng của bạn đều trở thành sự ám ảnh với kẻ khác… luôn suy nghĩ đến người khác, luôn nhận hoặc cho.
Tilopa khai thị, hành giả không nhận không cho. Ngài nói gì vậy? Có phải ngài khuyên chúng ta không nên chia sẻ? Không. Nếu bạn hiểu nó theo ý bạn, bạn hiểu lầm ngài. Ngài dạy rằng, hành giả không nên bận tâm về việc nhận hay cho. Nếu bạn có thể bố thí một cách tự nhiên, tuyệt vời, nhưng tâm trống rỗng, không tích tụ rằng bạn đã bố thí gì đó. Đó là sự khác nhau giữa cho và chia sẻ. Người cho biết ông đã cho. Ông muốn bạn nhớ ơn. Đưa cho ông giấy biên nhận “Vâng, anh đã bố thí cho tôi.” Bạn phải cảm ơn ông. Bạn phải cảm giác đầy ân huệ rằng ông đã bố thí bạn. Đây không là tặng phẩm. Một sự mặc cả thì đúng hơn. Thật ra, anh muốn bạn tặng lại. Thậm chí, nếu đây là sự biết ơn của anh, thì tốt, nhưng những gì mà ông thích. Đây là một sự mặc cả. Ông cho để nhận.
Tilopa không dạy rằng đừng chia sẻ. Ngài không dạy rằng đừng bận tâm nhận hay cho. Nếu bạn cho, hãy để nó xảy ra tự nhiên rằng bạn cảm giác cho, phải là tặng phẩm, sự chia sẻ. Đây là sự khác nhau giữa cho và chia sẻ. Một món quà không là sự mặc cả. Không mong đợi điều gì. Tuyệt đối không. Thậm chí không sự nhận thức. Thậm chí không có sự gật đầu biết ơn. Thực tế, nếu bạn không nhắc, sẽ không có vết thương trong lòng người nhận. Nếu bạn nhắc, ông sẽ cảm giác xấu hổ bởi không bao giờ mong đợi. Ngược lại, ông biết ơn bạn vì bạn nhận quà ông. Bạn có thể từ chối. Người tặng quà cho bạn, nhưng bạn không từ chối. Bạn nhận. Đủ rồi. Ông biết ơn bạn. Người tặng quà biết ơn bạn bởi bạn nhận món quà. Bạn có thể từ chối, nhưng bạn đã nhận.
Tilopa không dạy rằng, đừng cho. Ngài cũng không dạy, đừng nhận. Sự sống không thể hiện hữu nếu không nhận và cho. Thậm chí Tilopa phải hít thở. Thậm chí, Tilopa phải độ nhật. Thậm chí Tilopa phải uống nước ở dòng sông. Tilopa đói, cần thực phẩm. Tilopa khát, cần nước. Tilopa nghẹt thở, cần không khí. Ngài nhận sự sống mỗi giây phút. Bạn không thể hiện hữu mà không nhận. Mọi người đã cố gắng, nhưng họ không là người sống tự nhiên. Họ là người siêu vị kỷ.
Người ích kỷ thường luôn độc lập. Người vị kỷ luôn nỗ lực không nhận bất cứ thứ gì từ người khác. Thật là phi lý! Tilopa không thể làm như vậy. Ngài là ngài vô cùng tự tại. Bạn không thể tìm thấy người nào tự tại hơn ngài. Nếu bạn hiểu thiên nhiên, bạn sẽ kinh ngạc khám phá một sự thật sâu sắc. Sự thật như thế này. Không ai độc lập. Không ai mà không nương dựa. Mọi người đều tương quan lẫn nhau. Không một ai có thể tuyên bố “Tôi là người độc lập.” Thật là vô minh! Bạn không thể hiện hữu từng giây phút trong sự độc lập này. Không một ai tuyệt đối độc lập. Có hai đối cực không hiện hữu. Người phụ thuộc cũng độc lập.Người độc lập cũng phụ thuộc. Sự sống là sự tương quan. Nó là sự chia sẻ qua lại. Thậm chí, một quân vương phải phụ thuộc vào các nô lệ. Thậm chí, nô lệ cũng không lệ thuộc vào một đại đế. Ít ra, họ cũng có thể tự sát. Ít ra, họ cũng có sự độc lập ở mức độ đó.
Tuyệt đối không hiện hữu. Sự sống đều tương đối. Dĩ nhiên, Tilopa nhận biết điều này. Làm sao ngài không biết? Sự sống là cho và nhận. Bạn chia sẻ, nhưng bạn không quan tâm về nó. Bạn không tư duy về nó. Bạn nên cho phép nó xảy ra trọn vẹn.
Bạn không nhận không cho. Bạn không đòi hỏi thêm. Bạn không cho thêm. Bạn đơn thuần nhận một cách tự tại. Bạn không cảm giác có bổn phận với ai. Bạn không làm cho người khác có bổn phận. Bạn đơn thuần nhận biết sự sống tương quan lẫn nhau. Chúng ta hiện hữu như các thành viên và phụ thuộc vào nhau. Tâm thức là một đại dương. Không một ai là hải đảo. Chúng ta gặp gỡ và hội nhập vào nhau. Không có biên giới… Tất cả mọi biên giới đều giả tạo. Tilopa nhận biết… Ngài đã dạy như thế nào?
“Con không cần dụng công hay nhận gì…”
Giây phút bạn tư duy bạn nhận biết, bạn đã thiếu tự tại. Nhận thì tốt, nhưng Tư duy bạn nhận, bạn không còn tự tại. Sự cho rất tuyệt vời, nhưng giây phút bạn tư duy bạn cho, nó trở thành xấu xa. Bạn không còn tự tại. Bạn đơn thuần cho bởi bạn không thể giúp. Bạn là một phần của Đại thể. Ngã tính bất tự tại tạo ra bởi nhận và cho. Điểm này cần thấu hiểu Bạn không tích tụ, không từ bỏ. Bạn đơn thuần tự tại. Nếu mọi sự đến, bạn tận hưởng. Nếu bạn sở hữu nhiều. Sở hữu nhiều luôn là một gánh nặng, bạn chia sẻ. Nó là sự quân bình sâu sắc. Bạn không giữ, không nắm, không sở hữu, không vô sở hữu. Hãy xem xét động vật và loài chim. Không lấy, không nhận. Mọi người đều tận hưởng từ Đại thể. Từ Đại thể, mọi người chia sẻ. Loài chim, cây cối, động vật. Chúng hiện hữu trong tự nhiên. Loài người là động vật duy nhất sống trái với tự nhiên. Vì vậy, cần có tôn giáo. Bởi họ không tự tại. Chỉ có loài người là cần tôn giáo. Con người càng sống trái với tự nhiên, họ càng không tự tại. Kỹ thuật, và tôn giáo cần nhiều hơn.
Mọi người viếng thăm tôi, hỏi tôi tại sao có quá nhiều người tầm đạo, tìm kiếm, và quá hỗn loạn… tại Hoa Kỳ. Bởi Hoa Kỳ là quốc gia là sống trái với tự nhiên nhất hiện nay. Kỹ thuật cao nhất. Kỹ thuật đến trong sự sống làm cho mọi sự biến thành trái với tự nhiên. Nội tại khao khát được tự do từ kỹ thuật. Toàn xã hội của bạn trở nên trái với tự nhiên.
Văn hoá hơn, văn minh hơn… và trái với tự nhiên hơn. Tôn giáo xuất hiện để quân bình nó. Đây là một sự bình quân vi tế. Một xã hội tự nhiên sẽ không cần tôn giáo. Lão Tử dạy “Ta có nghe thời cổ, có giai đoạn, con người sống tự nhiên, không tôn giáo. Khi con người sống tự nhiên, họ không bao giờ nghĩ đến Thiên đường và địa ngục. Khi con người sống tự nhiên, họ không bao giờ cần nguyên tắc đạo đức. Khi con người sống tự nhiên, không quy tắc, không luật lệ.” Lão Tử cho rằng luật pháp tạo ra tội phạm. Bởi đạo đức, con người trở thành vô đạo đức50. Trung Quốc là một quốc gia văn hoá, không có quốc gia nào lại văn hoá như vậy.
Khổng Tử tuyệt đối xem kỷ luật là cách giáo hóa con người… Ba ngàn ba trăm luật lệ. Bất ngờ, Lão Tử xuất hiện để quân bình, bởi luật lệ sẽ tàn họai cả xã hội… Ba ngàn ba trăm luật. Thật là quá mức. Bạn sẽ giáo hóa con người đến độ loài người biến mất hoàn toàn. Họ sẽ không còn là con người nữa! Lão Tử xuất hiện! Lão Tử ném hết tất cả luật lệ đi như giủ sạch đống bụi bậm. Ngài dạy rằng chỉ có những luật lệ vàng là không có luật lệ. Đây là sự quân bình. Lão Tử là tôn giáo. Khổng tử là giáo hóa. Tôn giáo cần như thuốc . Nó là dược thảo. Bạn bệnh, bạn cần thuốc. Càng bệnh nặng, càng dùng nhiều thuốc hơn. Một xã hội bệnh hoạn khi luật tự nhiên bị đánh mất. Loài người bị bệnh khi sự tự nhiên bị lãng quên. Tilopa thiên về sự buông xả và tự nhiên.
Nên nhớ, hãy luôn buông xả và tự nhiên. Bạn có thể nỗ lực buông xả và tự nhiên quá mức độ đến nỗi chính sự nỗ lực này trở thành trái với tự nhiên. Đó là cách tạo ra người dở hơi. Tôi gặp rất nhiều người, loại người dở hơi, người biến sự tuyệt đối trái với tự nhiên từ sự giảng dạy tự nhiên. Thí dụ, tốt khi chúng ta có thực phẩm hữu cơ. Không có gì sai hết, nhưng nếu bạn lo lắng quá độ, bạn quan tâm đến mức độ bất cứ giây phút nào bạn cũng suy nghĩ đến thực phẩm hữu cơ, và các loại thực phẩm không hữu cơ không được đem vào thân. Bạn đã quá độ rồi.
Tôi biết có người tin ở trị liệu tự nhiên, phương pháp trị liệu tự nhiên. Họ biến thành bất tự nhiên khi xuyên qua phương pháp trị liệu của họ đến nỗi bạn không biết chuyện gì xảy ra. Nó trở thành sự căng thẳng cho tâm. Nó thành sự trái với tự nhiên. Từ “buông xả” phải luôn được nhớ đến. Nếu không, bạn trở thành những kẻ dở hơi. Bạn có thể biến thành điên khùng. Bạn biến thành thành phần của nó và từ đó, bạn căng thẳng đến mức độ bạn không còn tự nhiên nữa. Buông xả và tự nhiên là con đường của Tilopa. Đó là toàn bộ pháp của Tilopa. Ngài không nói bạn phải nhận hoặc cho. Ngài có nhắc đến. Nhất định, ngày có ý khác.
“Con không cần dụng công hay nhận gì
Nhưng chỉ cần trong trạng thái an tĩnh…”
Có ý nghĩa sâu kín: Hãy tự nhiên. Nếu tự nhiên, nó xảy ra khi bạn cho... Thật vi diệu nếu bạn, vẫn tự nhiên. Có ai cho bạn vật gì, bạn nhận, tự nhiên. Nhưng đừng biến nó thành một cái nghề. Đừng biến nó thành sự căng thẳng…
“Vì Đại Thủ Ấn vượt mọi chấp nhận hay phủ nhận.”
Lão Tử dạy chúng ta hãy chấp nhận. Tilopa dạy những gì vượt trên mọi sự chấp nhận hay phủ nhận. Tilopa thật sự là một bậc đại minh sư trong các đại minh sư. Bạn nhận một cái gì, bạn trở nên không tự nhiên… Điều đó, chúng ta có thể hiểu. Bạn đang giận. Bạn chối từ bởi những lời dạy đạo đức. Bởi khó khăn mà cơn giận thầm lặng đưa bạn vào trong, mọi xung đột, mọi bạo động. Sống với sân hận quả là không dễ. Nếu bạn muốn sống với sân hận, bạn không thể sống với bất cứ ai. Nó gây nên rắc rối.
Những bậc thầy dạy dỗ về đạo đức là những người luôn giúp đỡ bạn. Họ dạy “Đè nén nó. Ném nó đi. Đừng sân hận. Chối bỏ nó!” Bạn bắt đầu phủ nhận. Giây phút bạn phủ nhận, bạn bắt đầu sống trái với tự nhiên. Bất cứ những gì mà thiên nhiên mang đến cho bạn, bạn là ai mà phủ nhận nó? Một phần của tâm đóng vai trò minh sư với một phần khác của tâm? Cả hai đều như nhau. Không thể nào. Bạn tiếp diễn trong cuộc chơi đó. Phần không bận tâm về sân hận, và phần đè nén sân hận. Giây phút nào đó, nó bùng nổ. Vì vậy, sẽ không có rắc rối với phần sân hận, phần tham ái. Bạn luôn tranh đấu, phí phạm, đặt chính bạn trong hàng triệu cách, và luôn bị phân tán trong xung đột.
Khi bạn phủ nhận, bạn trái với tự nhiên. Đừng phủ nhận. Dĩ nhiên, lập tức, sự chấp nhận bước vào. Nếu bạn không phủ nhận lẫn chấp nhận. Điều này rất vi tế, mỏng manh. Tilopa dạy rằng thậm chí trong sự chấp nhận, có sự phủ nhận. Bởi khi bạn bảo “Vâng, ta chấp nhận.” Tận đáy lòng, bạn đã phủ nhận rồi. Nếu không, tại sao bạn lại nói “Ta chấp nhận.” Tại sao bạn cần phải nói “Ta chấp nhận”? Chấp nhận chỉ có ý nghĩa nếu không có sự phủ nhận. Nếu không, nó trở thành vô nghĩa.
Có nhiều người viếng thăm tôi, bảo “Vâng, chúng con chấp nhận ngài.” Tôi thấy trên khuôn mặt họ, những gì mà họ đang nói, không nhận biết họ đang làm gì. Họ đã phủ nhận tôi. Họ cưỡng ép tâm họ để chấp nhận tôi. Có một góc nào của tâm đã phủ nhận tôi. Thậm chí chỉ là trang trí bề ngoài. Bên trong, tôi có thể nhận thấy họ không sinh động, và đang chống chọi. Họ bảo “Chúng con chấp nhận.” Bạn đã phủ nhận rồi. Nếu không có sự phủ nhận, làm sao bạn có thể nói. “Con quy phục.” Nếu bạn có thể nhận biết quan điểm này, thì sự chấp nhận xảy ra vượt trên chấp nhận và phủ nhận. Từ đó, sự quy phục xảy ra siêu vượt trên thách đố và quy phục… Nó trọn vẹn…
“Vì Đại Thủ Ấn vượt mọi chấp nhận hay phủ nhận.”
Khi bạn đơn thuần tự nhiên, không phủ nhận, không chấp nhận. Không tranh đấu, không quy phục, nhưng cho phép mọi sự, bất cứ những gì xảy ra. bạn không có sự lựa chọn của riêng bạn. Bất cứ những gì xảy đến, bạn đơn thuần ghi chú chuyện gì xảy ra. Bạn không cố gắng thay đổi bất cứ điều gì.
Bạn đơn thuần bạn là bạn. Thật gian nan đối với tâm, bởi tâm là một nhà đại cải thiện. Tâm luôn nói “Ngươi có thể tiến xa hơn. Ngươi có thể vĩ đại. Ngươi có thể đánh bóng ngươi và ngươi biến thành vàng nguyên chất. Cải thiện, hoán chuyển, tiến hoá, hoán đổi chính bạn.” Tâm luôn tiếp diễn nói “Nhiều là tốt. Hãy hành động!” Từ đó, mọi phủ nhận tìm đến. Khi bạn phủ nhận một phần của chính bạn, bạn sẽ trong sự rắc rối kinh khủng, bởi phần đó chính là bạn. Thành phần đó nguyên thủy là bạn. Bạn không thể ném nó đi. bạn có thể cắt thân nhưng bạn không thể chặt bỏ bản thể. Bản thể luôn toàn vẹn. Làm sao bạn có thể chặt bỏ bản thể? Không có lưỡi kiếm nào có thể chặt bỏ bản thể.
Nếu đôi mắt bạn chống đối bạn, bạn có thể ném bỏ chúng. Nếu tay bạn phạm tội, bạn có thể chặt bỏ chúng. Nếu đôi chân bạn đưa bạn đến chiều hướng tội lỗi, bạn có thể chặt bỏ chúng, bởi thân này không phải là bạn. Nó đã riêng rẽ rồi. Bạn có thể chặt bỏ nó, nhưng làm sao bạn có thể chặt bỏ tâm thức? Làm sao bạn có thể chặt bỏ tận cùng cốt lõi của bản thể? Nó không là vật chất. Bạn không thể chặt bỏ nó. Nó như sự trống rỗng. Làm sao bạn chặt bỏ sự trống rổng? Lưỡi kiếm của bạn có thể đi xuyên qua nó, nhưng sự trống rỗng vẫn không bị phân chia. Cốt lõi của bản thể là tánh trống rỗng.
Nó là Vô ngã. Nó vô thể. Không thể nào. Đừng phủ nhận. Lập tức tâm sẽ bảo, “Được rồi. Chúng tôi chấp nhận.” Tâm không bao giờ để bạn tự do. Tâm luôn theo bạn như chiếc bóng. Bất cứ nơi nào bạn đi, tâm sẽ theo sau như hình với bóng, không bao giờ để bạn yên. Bất cứ nơi nào bạn đến, tâm nói, “Được rồi. Tôi sẽ giúp anh. Mỗi khi anh cần giúp, tôi sẽ giúp anh. Đừng phủ nhận. Dĩ nhiên!
Tilopa dạy đúng rồi. Hãy chấp nhận!” Nếu bạn lắng nghe tâm, lần nữa, bạn lại rơi vào bẫy. Phủ nhận và chấp nhận là hai mặt của một đồng tiền. Tilopa dạy…
“Vì Đại Thủ Ấn vượt mọi chấp nhận hay phủ nhận.”
Bạn không phủ nhận, không chấp nhận. Không có gì phải làm. Bạn không cần làm gì hết. Bạn đơn thuần buông xả và tự nhiên. Hãy là bạn. Hãy để mọi sự xảy ra. Thế giới vẫn tiếp diễn dù không có bạn. Mọi dòng sông vẫn trôi ra biển cả. Các ngôi sao vẫn vận hành. Mặt trời vẫn mọc vào mỗi buổi sáng. Mỗi mùa theo sau mỗi mùa. Cây mọc, hoa nở rồi tàn. Toàn thể vẫn vận chuyển dù không có bạn.
Tại sao bạn không thể để cho bạn buông xả và tự nhiên và vận hành với toàn thể? Đối với tôi, đây mới chính là hành giả. Có người tìm đến tôi hỏi, “Hãy cho chúng con những kỷ luật rõ ràng. Ngài điểm đạo cho chúng con mà không bao giờ đề cập đến kỷ luật. Ngài muốn chúng con phải làm gì bây giờ?”
Tôi không mong đợi gì hết. Tôi muốn bạn buông xả và tự nhiên. Tôi muốn bạn chỉ là bạn. Hãy để mọi sự diễn tiến… Bất cứ những gì xảy ra. Bất cứ tất cả… vô điều kiện… Tốt hay xấu, đau khổ hay hạnh phúc, sinh và tử… bất cứ những gì xảy ra hãy để chúng xảy ra. Đừng ngăn trở. Bạn buông xả. Toàn bộ sự sống vẫn tiếp diễn, và tiếp diễn, rất là toàn hảo. Tại sao bạn lại lo lắng cho chính bạn? Không cần phải cải thiện. Không cần thay đổi. Bạn đơn thuần buông xả và tự nhiên. Sự cải thiện sẽ xảy ra theo sự hài hoà của nó. Mọi thay đổi sẽ theo sau. Bạn sẽ hoán đổi hoàn toàn… không do bạn…
Nếu bạn nỗ lực, bạn vẫn tác động như vậy. Nếu có người nào lôi kéo ông bằng sợi dây giầy cột trên giầy ông… kéo lên. Đừng vô minh! Đừng thử! Chỉ như chú chó cắn đuôi nó. Mỗi buổi sáng mùa đông, khi mặt trời mọc, bạn sẽ thấy các chú chó như vậy. Chúng ngồi yên, tận hưởng. Đột nhiên, chúng thấy đuôi của chúng một bên… có vẻ hấp dẫn quá. Làm sao các chú chó tội nghiệp này biết, rằng những đuôi chó này thuộc về chúng? Cảnh ngộ của bạn là như vậy. Cũng trên chuyến đò đó, bạn đang hành trình. Sự quyến rũ trở nên quá mức độ, và cái đuôi có vẻ ngon lành quá. Chú chó nỗ lực, trước tiên, chậm chạp, nhưng sau đó, chiếc đuôi mỗi lúc như xa hơn. Hành động càng nhanh hơn. Sau đó, chú chó trở nên cảnh giác, “Cái đuôi này nó nghĩ gì về nó?” Trở thành một sự thử thách. Bây giờ, nó nhảy lên. Nó càng nhảy, cái đuôi cùng nhảy theo. Chú chó muốn phát điên theo.
Đây là những gì mà người tầm đạo đã hành hạ chính họ. Tự chụp lấy cái đuôi của họ vào mỗi sáng mùa đông khi thế gian thật tuyệt vời, quan tâm đến những cái đuôi không cần thiết. Hãy yên nghỉ! Hãy buông xả và tự nhiên! Ai có thể chụp được cái đuôi của người đó? Bạn nhảy lên, Cái đuôi nhảy lên với bạn. Bạn tuyệt vọng. Bạn tìm đến tôi bảo, “Hỏa Tam Muội (Kundalini) không phát sanh!” Tôi làm gì bây giờ? Bạn đang chạy đuổi cái đuôi của bạn, và trong khi đó, bạn làm lỡ mất đi một buổi sáng bình minh tuyệt diệu. Bạn có thể yên nghỉ với cái đuôi của bạn hay không? Có nhiều chú bướm hài hoà với chúng. Chúng có một buổi điểm tâm ngon lành, Nhưng bạn lại bận rộn chụp đuôi của bạn.
Những chú bướm cũng sợ hãi không tìm được một buổi điểm tâm… Bạn đơn thuần chờ đợi! Chỉ nhận biết mọi sự không thể cải thiện. Mọi sự đã sẵn sang cho sự liên hoan. Không có gì thiếu thốn. Đừng bận rộn với những hoạt động phi lý. Cải thiện tâm linh là một hành động phi lý nhất…
“Nhưng chỉ cần trong trạng thái an tĩnh
Vì Đại Thủ Ấn vượt mọi chấp nhận hay phủ nhận
Khi mà thức A lại gia là vô sanh…”
A Lại Gia là từ Phật học. Nó có nghĩa là cảnh giới. Cảnh giới nội tại, nội tại thanh tịnh, bầu trời nội tại…
“Khi mà thức A lại gia là vô sanh51
Không gì có thể che phủ hay làm ô nhiễm được.”
Đừng lo lắng. Khi mà tận cùng cốt lõi bản thể chưa bao giờ sinh ra, nó không thể chết. Vì nó chưa bao giờ được sinh ra, không ai có thể trồng trọt nó hoặc ngăn trở nó. Nó là bất diệt. Khi toàn thể cho cho bạn sự sống, khi sự sống bắt nguồn từ toàn thể, làm thế nào phần tử của nó có thể cải thiện nó? Từ khởi nguyên, phát xuất mọi sự. Hãy để cội nguồn cung cấp… Cội nguồn là vĩnh viễn. Bạn đã ngăn trở không cần thiết. Bạn khởi sự thúc đẩy dòng sông tuôn ra biển cả. Tất cả các tôn giáo cho rằng bạn nên chứng nó… Mật Tông cho rằng bạn đã đạt nó rồi. Tất cả các tôn giáo dạy rằng bạn phải hành trì chuyên cần hơn. Mật Tông dạy rằng qua sự chuyên cần, bạn sẽ đánh mất cơ hội. Làm ơn, hãy yên nghỉ. Chỉ thư giãn, bạn sẽ đạt được điều không thể đạt được…
“Không gì có thể che phủ hay làm ô nhiễm được”
Có lẽ bạn đã làm hàng triệu việc… Đừng lo lắng về nhân quả. Không có tác ý nào của bạn bị ô nhiễm, không làm cho bản thể bạn mất thanh tịnh… Đây là nền tảng huyền thoại về sự sinh ra của Đức Chúa Giê Su. Không phải là Đức Mẹ thuần khiết. Đây là thái độ Mật Tông. Đức Chúa Giê Su gặp qua các bậc giác ngộ (Tantrikas) trên tuyến đường du hành qua Ấn Độ. Ông thấu hiểu sự thật rằng sự thuần khiết không thể bị hủy hoại. Mỗi hài nhi mới sinh ra đều thuần khiết. Các nhà thần học gia Công giáo đều vô cùng lo lắng, làm cách nào để chứng minh rằng Đức Chúa Giê Su được sinh ra bởi Đức Mẹ Vô nhiễm. Làm sao sự thuần khiết bị vô nhiễm?
Tận cùng cốt lõi của bản thể vẫn là một chứng nhân. Có giây phút an lạc… phát xuất qua đó. Nhưng cốt lõi bản thể vẫn là một chứng nhân viên. Sự thuần khiết không thể ô nhiễm. Tôi xin trao đổi với bạn rằng, không có một hài nhi nào sinh ra bởi người mẹ ô nhiễm. Mỗi hài nhi đều thuần khiết. Một khi bạn thư giãn và nhận biết sự thực này, bạn không còn lo lắng phải làm gì và không nên làm gì. Từ đó, bạn để mọi sự xảy ra theo hài hoà của chúng. Bạn đơn thuần trôi nổi như vầng mây trắng, không di động bất cứ nơi chốn nào, tận hưởng từng giây phút một. Chính sự trôi nổi này đã là vi diệu…
“Mọi sắc tướng đều hòa tan trong Pháp giới
Chấp ngã và kiêu hãnh sẽ tan biến vào hư không”
Dharmata có nghĩa là mọi sự đều có tự tánh nguyên thủy. Nếu bạn hiện hữu trong cảnh giới nội tại, mỗi giây phút, sẽ tan biến trong nguyên tố tự tánh. Bạn là người quấy nhiễu. Nếu bạn an trú trong tự tánh, trong A Lại Gia, trong bầu trời nội tại, trong thanh tịnh tuyệt đối, chỉ như bầu trời, vầng mây đến rồi đi, không để lại dấu vết nào. Tác ý đến rồi đi, tư tưởng đến rồi đi. Mọi sự xảy ra, nhưng bên trong, tận cùng không có gì xảy ra. Bạn đơn thuần là bạn. Chỉ sự sống nơi đó. Không tác ý nào va chạm đến. Không tư tưởng nào tìm đến… Nếu bạn vẫn buông xả và tự nhiên trong cảnh giới nội tại, từng giây phút qua, bạn sẽ nhận biết tất cả nguyên tố vận hành vào tự tánh của chúng. Thân cấu tạo bởi năm yếu tố. Đất sẽ tan biến vào đất. Khí sẽ tan biến vào khí. Lửa sẽ tan biến vào lửa.
Chuyện gì xảy ra khi bạn chết? Năm nguyên tố vận hành vào sự yên nghỉ của chúng. Dharmât có nghĩa là nguyên tố tự tánh của vạn vật…Vạn vật vận hành trong cảnh giới của chúng. Bạn vận hành trong cảnh giới của bạn. Vạn vật vận hành trong chúng. Không có sự quấy nhiễu. Có hai cách để sống, và hai cách để chết. Một cách là sống như mọi người khác đang sống. Lẫn lộn với họ, quên bầu trời nội tại hoàn toàn. Có một cách nữa. Khi thân cảm giác sự đói, nó sẽ di chuyển tìm thức ăn, ông chánh niệm. Con người đắc ngộ vẫn hiện hữu trong cảnh giới của ông. Thân khởi sự ăn, ông chánh niệm. Ông luôn chánh niệm. Ông không còn là một diễn viên. Ông không hành gì hết.
Ông không là tác nhân. Thân khát nước, ông chánh niệm. Thân đứng lên và di chuyển. Đây là lực lượng nguyên tố đang tự tác. Bạn đã nói không cần thiết phải nói rằng, “ Tôi khát.” Bạn không là! Bạn lẫn lộn rồi. Thân khát. Thân sẽ tự đi tìm nước. Nó sẽ vận hành đến nơi nào có nước.
Nếu bạn vẫn an trú bên trong. Bạn sẽ nhận biết mọi sự tự chúng diễn tiến. Thậm chí cây cối, không ngã và vô tâm, tìm về nguồn nước. Mọi gốc rễ sẽ tìm kiếm nguồn nước. Thậm chí, cách hàng tram thước, chúng sẽ tìm được nguồn nước. Đây là một trong những việc kỳ diệu nhất đối với các nhà Thực vật học. Họ không hiểu nó xảy ra như thế nào. Cây mọc ở đó. Hướng về bắc, một trăm thước có nguồn nước, một giòng suối nhỏ trong lòng đất. Làm sao cây có thể nhận biết, những gốc rễ hướng về bắc thay vì nam. Cách một trăm thước, với nguyên tố lực lượng của nó. Không thể tính toán được. Cây không có tâm, không bãn ngã. Cây mọc rễ bám vào đất hướng về nguồn nước. Có một ngày, nó sẽ tìm được nguồn nước. Cây mọc cao hướng về bầu trời… Trong rừng sâu của Phi châu, cây cối vươn cao bởi rừng rất rậm rạp, nếu cây cối không mọc cao, chúng sẽ không thể hướng về mặt trời đón ánh nắng mặt trời và không khí. Vì vậy, chúng mọc cao hơn và cao hơn. Chúng tự mình kiếm cách. Thậm chí, cây cối có thể tìm được nguồn nước của nó. Tại sao bạn lại lo lắng?
Vì vậy, Đức Chúa Giê Su bảo, “Hãy xem những cánh hoa huệ ngòai đồng kia. Chúng không lo lắng…” Chúng tự tại, và mọi sự tuần tự xảy ra. Khi bạn tự tại trong cảnh giới của bạn, lực lượng nguyên tố sẽ khởi sự hoạt động trong sự kết tinh thanh tịnh. Nó thật vi diệu khi nhận thấy thân tự nó chuyển động. Thật sự là một kinh nghiệm tuyệt hảo để nhận thấy chính thân tự nó vận hành, tìm kiếm thức ăn hoặc nguồn nước. Khi có sự khao khát tình thương, nó sẽ tự nó vận hành. Bạn tiếp tục tự tại trong cảnh giới của bạn, đột nhiên, bạn nhận biết mọi hành động không thuộc về bạn. Bạn không phải là tác nhân. Bạn đơn thuần là người chứng nhân. Nhận thức điều này, bạn đi theo đạt được đều không thể đạt được. Nhận thức sự kiện này, bạn nhận thức tất cả đều có thể nhận thức…
“An tĩnh trong suối nguồn Vô Sanh
Mọi sắc tướng đều hòa tan trong Pháp giới
Chấp ngã và kiêu hãnh sẽ tan biến vào hư không”
Khi bạn nhận thức vạn vật tự chúng xảy ra. Làm sao bạn có thể góp nhặt bãn ngã, sự tự trọng của nó? Làm sao bạn có thể cho rằng “Ta” khi cơn đói có tác động riêng, và tự nó thoả mãn con khát? Khi sự sống tự nó đã có đường hướng riêng của nó, tự nó thành tựu, đến sự chết và yên nghỉ? Bạn là ai để nói rằng. “Ta?” Sự tự trọng, tự ngã, tác ý, đều tan biến. Khi bạn không hành gì hết, bạn sẽ không tham ái gì hết… Bạn đơn thuần tịnh tĩnh trong tận cùng cốt lõi bản thể… Cỏ tự nó mọc lên… Vạn vật xảy ra theo tiến trình của chúng…
Thật khó mà thấu hiểu điều này. Bạn được trưởng dưỡng, điều kiện hóa, rằng bạn phải làm như thế này, làm như thế nọ, rằng bạn là một tác nhân, luôn chuyển động, luôn cảnh giác, luôn vật lộn. Bạn được trưởng dưỡng trong một môi trường dạy rằng bạn phải tranh đấu cho sự sinh tồn, nếu không, bạn sẽ bị tổn thất, nếu không, bạn sẽ không thành tựu gì hết. Bạn đã được trưởng dưỡng với nguồn độc dược của tham vọng trong bạn. Tại Tây phương, đặc biệt, chính từ ngữ vô lý như “ý chí” hiện hữu. Không cần có ý chí. Vạn vật tự chúng xảy ra. Nó là tự tánh của chúng.
Đã xảy ra, Minh sư của Lâm Tế tịch diệt. Vị thiền sư này là một nhân vật nổi tiếng, nhưng qua Lâm Tế, ngài mới trở thành nổi tiếng. Thật ra, khi vị thiền sư này qua đời, Lâm Tế được biết là đã chứng ngộ. Có hàng nghìn người tìm đến để chia buồn và đưa tiển ông về chốn suối vàng. Họ thấy Lâm Tế khóc lóc. Đôi dòng lệ tuôn trào như một đứa trẻ đang mất mẹ. Mọi người không ai tin. Họ đều tưởng rằng ngài đã đắc ngộ. Khi ngài khóc như một đứa trẻ. Điều này cũng không sao bởi loài người đều vô minh. Nhưng khi người đó tỉnh thức. Chính ông đã chứng được bản tính bất diệt rồi, nó không bao giờ chết, nhưng tại sao? Có một vài người rất thân với Lâm Tế. Họ tìm đến ngài, hỏi ngài, “Thật là không tốt lắm khi mọi người đồn đãi về ngài như vậy?” Đã có lời đồn đãi là ngài đã đắc ngộ rồi, và họ cho rằng họ đã sai. Danh tiếng của ngài đang bị lung lay. Ngài không nên khóc. Một bậc thiền sư như ngài không nên khoác lác như vậy.” Lâm Tế bảo, “Nhưng tôi nên làm gì bây giờ? Nước mắt tự chúng tuôn ra mà! Đây là tự tánh của chúng. Tôi là ai mà ngăn cản chúng? Tôi không nhận không phủ nhận. Tôi an trú trong trong chính tôi. Nếu mọi người cho rằng tôi chưa đắc ngộ, đó là việc của họ. Nếu danh tiếng tôi bị tổn thương thì cứ để như vậy. Tôi không còn là một tác nhân nữa. Nó đơn thuần xảy ra. Sự buồn vui tự chúng xảy ra.
Chúng sẽ không gặp được thầy của chúng nữa. Đó là nguồn nuôi dưỡng của chúng. Chúng sống bằng thực phẩm đó, nhận biết rằng tự tánh là bất diệt. Không ai chết, nhưng làm sao dạy được đôi mắt? Làm sao bảo chúng? Chúng không chịu nghe. Chúng không có tai. Làm sao dạy cho đôi mắt đừng khóc, rằng sự sống là bất diệt? Tôi là ai? Đây là việc của chúng. Nếu chúng thích khóc, chúng khóc.”
Buông xả và tự nhiên có nghĩa là: Mọi sự xảy đến, bạn không là tác nhân. Không chấp nhận hay phủ nhận. Ý chí tâm tan biến. Chính khái niệm ý chí trở thành trống rỗng và vô diệu dụng. Nó đơn giản rơi rụng. Sự tự trọng chấm dứt trong đặc tính trống rỗng. Thật khó để thấu hiểu một bậc chứng ngộ. Không có một khái niệm gì sẽ giúp đỡ bạn.
Bạn nghĩ gì về Lâm Tế? Ngài bảo, “Ta biết. Đôi mắt đang khóc. Hãy để chúng khóc. chúng sẽ thư giãn hơn. Chúng sẽ không bao giờ gặp lại thầy của chúng. Thân ngài sẽ bị hỏa thiêu sớm. Chúng được ngài nuôi dưỡng. Chúng không nhận biết sự vi diệu nào khác ngoài vị thầy này. Chúng không biết ân huệ. Chúng tồn tại quá lâu trong hình tướng của thân. Dĩ nhiên, chúng đói thì ăn. Dĩ nhiên, chúng cảm nhận đất bằng đã biến mất dưới chân chúng.
Một hành giả tự tại an trú bên trong và để mọi sự tự nhiên xảy đến.” Ngài không là một tác nhân. Tilopa dạy rằng chỉ khi nào Đại Thủ Ấn hiển thị, sự an lạc tối hậu với sự sống… Bạn không còn cách biệt. Bầu trời nội tại của bạn trở thành một với bầu trời bên ngoài. Không còn hai bầu trời từ đó… chỉ có một…

Chú thích:
50 Lão Tử Đạo Đức Kinh – Chương 57: “…Thiên hạ nhiều kiêng-kỵ, Thì dân chúng càng nghèo. Nhân dân nhiều lợi khí, Nước nhà càng tối tăm. Người nhiều tài khéo, Vật lạ càng nảy sinh. Pháp lệnh càng rõ rệt, Trộm cướp càng sanh nhiều. Vậy bậc thánh-nhân mới bảo: Ta ‘vô-vi’ mà dân tự hóa, Ta ưa-tịnh mà dân tự chính, Ta ‘vô-sự’ mà dân tự giàu, Ta không dục vọng mà dân trở thành chất phác.” Vô-vi: là không can thiệp đến việc người, không dùng tư tâm mà hành động, (thánh nhân) lấy gương mẫu mình mà dạy dân (bất ngôn chi giáo), thì dân tự nhiên tự sửa. Vô-sự: là không bao biện đa sự. (Sách đã dẫn)
51 A-lại-da-thức cũng còn có những tên khác như, dị-thục-thức, vô-cấu-thức, tùy theo trình độ tu tập của hành giả: “(…) Hành giả khi tới Bất động địa, tức là Bát địa (Thánh giả) trở lên, thì thức này mới xả cái tên "Tàng thức" (A lại da thức) mà chỉ còn gọi là "Dị thục thức". Khi đến vị Đẳng giác, được Kim Cang đạo, thì thức này không còn gọi tên là "Dị thục" nữa. Vì lúc bấy giờ, các chủng tử hữu lậu cấu nhiễm đã hết, nên thức này được đổi tên là "Vô cấu thức".
Xem tiếp Chương 10 – Quay về Mục lục

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét