CHƯƠNG 10. ĐẠI THỦ ẤN – TÂM THỨC TỐI THƯỢNG
“Sự chứng đắc tối thượng
Vượt lên trên mọi Nhị nguyên đối đãi
Sự Thực Hành Tối Thắng bao trùm mọi suối nguồn
Nhưng không một dính mắc
Sự thực hành viên mãn là làm cho tâm An Định
không sở cầu
Khi mới thực hành Pháp này
Con thấy tâm vọng động như suối đổ
Khoảng thời gian sau, tâm sẽ hiền hòa,
Và êm dịu như dòng sông Hằng
Và cuối cùng, tâm như đại dương bao la
Mọi ánh sáng của con và Mẹ, hợp lại thành Một…
Như trăm sông đổ vào biển cả…”
Mọi chúng sinh được sinh ra trong tự do, nhưng họ lại chết qua sự ràng buộc. Khởi đầu của sự sống luôn là sự buông xả và tự nhiên. Sau đó, xã hội, luật pháp, luật lệ, đạo đức, kỷ luật, và bao nhiêu sự trưởng dưỡng được thiết lập. Từ đó, mọi buông xả tự nhiên, và bản thể thanh tịnh đồng biến mất. Mỗi chúng sinh tự mình bao bọc chung quanh họ một loại áo giáp. Mỗi chúng sinh trở nên cứng ngắc hơn. Sự mềm mại của nội tại của họ không còn rõ rệt nữa. Trên biên giới của bản thể có những hiện tượng đầy móng vuốt như là các vũ khí được sử dụng để tự vệ, để họ không còn yếu đuối, để họ có thể phản ứng, vì sự an toàn của họ chính bản thân họ, và chính vì vậy, sự tự do bản thể của họ hoàn toàn đã bị đánh mất. Mỗi chúng sinh đều tìm kiếm trong những đôi mắt của người khác sự chấp nhận, sự chối bỏ, và sự phê phán. Mọi ân điển mỗi ngày gần như trở nên có giá trị hơn. Những chúng sinh khác đồng biến thành là những tiêu chuẩn. Họ bắt chước và theo sau người khác bởi họ phải sống với số đông đó. Một đứa bé vô cùng mềm mỏng. Nó có thể được uốn nắn bằng mọi cách. Xã hội uốn nắn nó… cha mẹ, thầy cô, học đường… Mỗi ngày qua, nó trở thành là một cá nhân hơn là một bản thể. Nó học hỏi bao nhiêu luật lệ của thế gian. Một là nó trở thành người tuân thủ. Điều này cũng là một sự rang buộc. Hai là nó sẽ nổi loạn. Đây cũng là một loại nổi loạn. Nếu nó trở thành một con người tuân thủ, chính thống, và cương quyết, thì sự kiện này cũng là một thứ ràng buộc. Nó phản ứng, biến thành loại dân híppy, hay trở nên cực đoan hơn, nhưng rồi cuối cùng cũng là một thứ ràng buộc, bởi phản ứng tuỳ thuộc vào đối tượng mà phản ứng là sự đối nghịch. Có lẽ bạn sẽ tìm đến góc cạnh xa thẳm nhất, nhưng trong tận cùng sâu thẳm của tâm, bạn vẫn nổi loạn chống đối và vẫn sống qua mầm mống kỷ luật đó. Loại người phản ứng hay các nhà cách mạng, đều du hành cùng một chuyến tàu. Có lẽ, họ suy nghĩ làm sao để chống đối nhau, lưng đối lưng, nhưng họ vẫn là cùng chung một chuyến tàu. Người tầm đạo không phản ứng, không nổi loạn. Người tầm đạo buông xả và tự nhiên. Ông không thuận không chống. Ông đơn thuần là ông. Ông không có luật lệ để tuân thủ, và không có luật lệ để phủ nhận.
Đơn giản rằng, ông không có luật lệ. Người tầm đạo tự do trong tận cùng tự tánh. Ông không rập theo khuôn mẫu của các thói quen và điều kiện hóa. Ông không là bản thể giáo dục. Ông cũng không man khai và hoang dã. Ông là khả năng tối thượng nhất của văn minh và giáo hóa, nhưng ông không là bản thể giáo hóa. Ông tăng trưởng trong tỉnh thức. Ông không cần luật lệ. Ông hóan chuyển luật lệ. Ông chân thật không phải vì luật lệ nên cần phải chân thật: Ông buông xã và tự nhiên trong sự đơn thuần chân thật. Ông có lòng nhân ái, không bởi ông tuân thủ các giới. Hãy từ bi! Ông sống trong sự buông xả và tự nhiên, và ông đơn thuần cảm nhận nguồn từ bi như dòng chảy luân lưu khắp hướng. Mọi sự việc không do ông tác động. Nó chỉ là sản phẩm phụ qua sự phát triển tỉnh thức. Ông không chống xã hội, hay thuận xã hội. Ông đơn thuần siêu vượt trên xã hội. Một lần nữa, ông là một ấu nhi, một ấu nhi của cảnh giới bất khả tri tuyệt đối, Một ấu nhi trong một bình diện mới… Ông đang được tái sinh…
Mỗi hài nhi khi mới sinh ra đều tự nhiên và buông xả. Từ đó, xã hội đã giáo dục tâm thức các đứa bé, với những lý do nhất định… Không có gì gọi là sai lầm. Nếu một đứa trẻ bị bỏ rơi nó sẽ không bao giờ có thể tiến triển. Đứa trẻ sẽ không bao giờ có khả năng sùng đạo. Nó sẽ trở thành một loại thú vật. Xã hội phải giáo dục nó. Xã hội phải xuyên suốt qua nó. Sự kiện này tối cần. Một hành trình mà nó phải đi qua. Hành giả không nên biến xã hội nơi mà họ đã trưởng thành thành một tổ ấm. Một điều duy nhất mà họ cần nên nhớ là: Xã hội phải được noi theo và hoán đổi. Luật lệ cần nên được học hỏi và buông bỏ.
Luật pháp đi vào cuộc đời bạn bởi còn có những con người khác trong xã hội. Bạn không là một con người sống biệt lập. Khi ấu nhi trong buồng trứng của mẹ, nó tuyệt đối biệt lập. Nó không cần có kỷ luật để quản thúc nó. Luật lệ chỉ cần khi mọi người có mối quan hệ lẫn nhau. Luật lệ đến với mối quan hệ bởi bạn không sống trong thế giới một mình, bạn đang chung sống với mọi người, và bạn phải nghĩ đến kẻ khác. Trong buồng trứng của người mẹ, ấu nhi sống biệt lập, không luật lệ, không đạo đức, không truyền thống, nhưng giây phút nó sinh ra, thậm chí, hơi thở đầu tiên mà nó hít vào đã là xã hội. Nếu hài nhi không cất tiếng khóc chào đời, bác sĩ phải vỗ cho nó khóc ngay. Nếu nó không khóc trong một vài phút, nó sẽ chết. Nó phải khóc bởi tiếng khóc giúp nó mở rộng thanh quảng để nó có thể thở được. Nó giúp thanh quảng thông hơn. Nó phải bị cưỡng ép khóc… Thậm chí, tiếng khóc chào đời là xã hội. Mọi người hiện diện nơi đó. Khuôn mẫu giáo dục bắt đầu…
Không có gì sai hết. Sự giáo dục đó cần phải thành toàn, nhưng nó cần thành toàn theo đường lối mà một ấu nhi sẽ không bị đánh mất sự tỉnh thức, không bị đồng hóa với khuôn mẫu giáo dục, và tận cùng tự tánh của ấu nhi đó vẫn hài hoà trong tự do. Nó chỉ cần nhận biết rằng luật lệ cần nên tuân thủ nhưng luật lệ không phải là sự sống, và nó cũng cần phải nhận biết rằng điều này cũng phải được dạy dỗ tận tình. Một xã hội tốt đẹp nên là như vậy. “Luật lệ đều tốt vì mọi người. Nhưng luật lệ không tuyệt đối. Bạn không mong đợi bị giam cầm trong chúng.
Có một ngày, bạn hoán chuyển chúng….” Một xã hội tốt đẹp là một xã hội dạy dỗ các thành viên văn minh và hoán đổi. Xã hội từ đó là tín ngưỡng. Nếu xã hội đó không bao giờ dạy dỗ cách chuyển hoá, thì đây là một xã hội khá trường kỳ và đặc biệt. Xã hội đó sẽ không có tôn giáo. Bạn lắng nghe người khác với mức độ vừa phải. Sau đó, bạn nên lắng nghe chính bạn. Bạn phải trở về trạng thái nguyên thủy ngay giât phút cuối của cuộc đời. Trước khi bạn quá vãng, bạn phải trở thành một ấu nhi… buông xả và tự nhiên…Trong sự chết, bạn hội nhập vào bình diện biệt lập. Chỉ như lúc bạn ngự trị trong buồng trứng. Trong sự chết, một lần nữa, bạn sẽ bước vào cảnh giới đơn độc. Không xã hội hiện diện. Toàn bộ sự sống của bạn, bạn sẽ tìm thấy không gian rộng mở dần ra trong sự sống của bạn, một thoáng giây phút như hải đảo trên sa mạc, nơi bạn đơn thuần nhắm đôi mắt lại và vượt trên xã hội. Bạn vận hành vào chính bạn, trong buồng trứng của riêng bạn… Thiền là như vậy. Xã hội là nơi chốn đó. Bạn đơn thuần khép kín đôi mắt, quên lãng xã hội và trở nên đơn độc. Không luật lệ hiện hữu, không nhân cách hiện diện, không đạo đức, không ngôn từ, không ngôn ngữ. Bạn buông xả và tự nhiên…
Phát triển trong sự buông xả và tự nhiên. Thậm chí, nếu không cần thiết, chỉ nên kỷ luật ở bên ngoài, bên trong bạn vẫn là một tự tánh hoang dã. Nếu hành giả vẫn hoang dã bên trong, vẫn hành trì những gì mà xã hội đòi hỏi, không sớm thì muộn, người đó sẽ chuyển hoá. Tôi sẽ kể cho bạn nghe một câu chuyện và chúng ta sẽ hội nhập vào lời kinh…
Đây là một câu chuyện của bí truyền Hồi giáo. Một cụ già và một thanh niên du hành với một con lừa. Họ sắp đến gần một thị trấn. Cả hai đều bước song hành với con lừa. Các em học sinh đi ngang qua, thấy vậy cười khúch khích bảo “Coi mấy người ngu xuẩn nè. Họ có một con lừa trông thật khỏe mạnh, mà họ lại đi bộ đó. Ít ra, cụ già đó cũng nên ngồi trên lưng con lừa phải không?” Khi nghe các em học sinh bàn tán, cụ già và người thanh niên quyết định “Chúng ta phải nên làm gì đây? Mọi người sẽ cười chúng ta. Chúng ta sắp vào thị trấn rồi. Tốt nhất là chúng ta nên theo ý họ.” Vì vậy, cụ già leo lên lưng lừa, người thanh niên tội nghiệp vẫn phải đi bộ. Điều này thật phi lý! Cụ già đáng lý phải đi bộ. Họ nên để người thanh niên trên lưng con lừa mới phải, hay là cả hai đều ngồi trên lưng con lừa mới đúng. Họ thay đổi sau khi nghe những lời đàm tiếu khác của các bạo hành. Cụ già lại bắt đầu đi bộ, và người thanh niên lại ngồi trên lưng con lừa.
Sau đó, có một nhóm người khác đi ngang qua. Họ bảo “Các người vô minh kia. Người thanh niên này có vẻ ngạo mạn quá. Có lẽ, cụ già là cha của anh hay là thầy của anh không chừng. Vậy mà, anh ngồi trên lưng con lừa, còn cụ già đó phải đi bộ.
Thật là vô kỷ luật!” Phải làm sao nữa? Cả hai đồng quyết định là cả hai đều ngồi trên lưng con lừa. Vì vậy, cả hai đồng leo lên lưng con lừa ngồi. Có một nhóm người khác đi ngang trông thấy nói, “Hãy nhìn họ kìa. Thật là tàn nhẫn! Con lừa tội nghiệp đó gần như sắp bị chết rồi. Tốt nhất là họ nên khiêng con lừa trên lưng thì mới đúng là người tốt.” Một lần nữa, họ bàn thảo với nhau. Lúc đó, họ chuẩn bị đi ngang qua một dòng sông, trên chiếc cầu. Họ gần đến biên giới của thị trấn. Vì vậy, họ suy nghĩ “Tốt nhất là phải hành xử như họ nói. Nếu không, họ tưởng chúng ta là ngu xuẩn.” Họ tìm kiếm một cây tre, cột bốn chân con lừa khiêng nó đi. Con lừa vùng vẫy. Các con lừa thì không bao giờ chịu bị cưỡng ép dễ dàng như vậy. Nó cố gắng trốn thoát bởi nó không là loại động vật thích bị ép sống trong những khuôn mẫu xã hội và phải tuân phục loài người. Vì hai người đàn ông này quá mạnh mẽ, cuối cùng, nó phải chịu phép. Lúc họ đang ở giữa cầu, một đám đông đi ngang qua, bảo: “Sao có loại người ngu xuẫn như vậy? Con lừa là để cỡi đi chớ có phải để khiêng đâu. Bộ các vị điên rồi hả?” Lắng nghe mọi người ồn ào, đông người tụ tập, con lừa sinh ra hiếu động. Nó vùng vẫy, và nhảy xuống sông nên bị bị chết. Người thanh niên và cụ già ngồi bên cạnh con lừa. Cụ già bảo “Hay là thế này…”
Giai thoại này không phải là một giai thoại thông thường. Cụ già là một minh sư Hồi giáo, một bậc giác ngộ. Người thanh niên là đệ tử của ông. Vị minh sư đang dạy cho anh một bài học. Hồi Giáo Huyền môn luôn tạo ra những bối cảnh. Họ nói rằng, ngoại trừ tạo ra bối cảnh, nếu không thì họ sẽ không học được bài học nào sâu sắc. Cụ già dạy, “Hãy xem đi. Nếu con nghe lời tất cả mọi người, con sẽ bị chết như con lừa này vậy. Con đừng bao giờ bận tâm về người khác nói gì về con. Có hàng triệu người trên thế gian này đều có những tư tưởng riêng của họ. Mỗi người đều có một ý riêng. Mỗi người đều có tâm riêng. Nếu con nghe theo quan niệm sống của họ, xem như con đã kết thúc.”
Đừng lắng nghe một ai. Đám đông sẽ khích động bạn không bằng cách này cũng bằng cách khác. Bạn sẽ không bao giờ tìm đến tận cùng cốt lõi tự tánh của bạn. Mỗi một con người là một nhân vật vô cùng quái dị. Từ ngữ Anh thật vô cùng tuyệt diệu. Nó có ý nghĩa là thiếu sự tập trung. Chúng ta sử dụng từ ngữ này (Lunatic) với người điên. Mỗi người đều có sự mất trí của của họ. Họ luôn thiếu vắng sự tập trung. Toàn bộ thế gian hỗ trợ cho bạn luôn thiếu tập trung bởi mọi người ai cũng đều muốn khích động bạn. Mẹ bạn kích động bạn hướng về Bắc, cha bạn kích động bạn hướng về Nam. Chú bạn muốn bạn làm việc khác. Anh bạn muốn bạn làm việc khác. Vợ bạn… vân vân và vân vân… Mọi người đều cưỡng ép bạn phải đạt đến một nơi chốn nào đó. Mỗi ngày qua, mỗi giây phút đến, bạn không an trú vào đâu được. Bạn vẫn ngơ ngác ở giữa ngã ba đường. Bạn bị đầy ải từ Bắc qua Nam, từ Đông qua Tây, bạn không thể di chuyển nơi nào được hết. Sự sống là môi trường sống của bạn. Bạn biến thành một quái nhân. Nếu bạn tiếp tục lắng nghe người khác, mà không bao giờ chịu lắng nghe âm thanh nội tại của bạn, tình huống này sẽ mãi tiếp diễn.
Tất cả mọi pháp thiền định là giúp bạn có thể tập trung hơn, không phải biến bạn trở thành một quái nhân. Hãy lắng nghe âm thanh của nội tại. Bạn hãy cảm giác nó. Bạn hãy đơn thuần xa lạ trên mấy từng không cao ngất nhất của bầu trời đầy mây trắng. Bạn hãy tập trung. Bạn hãy trở thành một bản thể đầy năng lực. Không ai có thể kích động được bạn. Không ai có thể đuổi xô bạn đến bất cứ nơi chốn nào được. Bạn luôn đầy năng lượng mạnh mẽ. Hãy tập trung trong chính bạn. Không có ai sẽ có đủ dũng khí làm như vậy với bạn. Nếu có ai tìm đến với khái niệm của họ, bạn hãy đơn thuần quên lãng khái niệm của họ. Nếu có ai thúc đẩy bạn, bạn hãy quên lãng họ đi. Thay vì vậy, khi họ tìm đến, họ sẽ có cảm giác bị choáng ngợp bởi bạn. Đó là phương tiện mà thậm chí không có một con người nào, hay toàn bộ xã hội này cũng không thể nào kích động được bạn. Họ sẽ không thể nào thúc đẩy bạn di chuyển bất cứ một thước tấc nào. Đó là sự hiện diện của Đức Phật, của Đức Chúa Giê Su. Bạn có thể giết ngài, nhưng bạn không thể đẩy lui được ngài. Bạn có thể hủy hoại thân xác ngài, nhưng bạn không thể ép ngài. Không phải là vì ngài cứng rắn hoặc cứng đầu. Ngài chỉ đơn thuần an trú ở nội tại.
Ngài nhận biết điều gì tốt cho ngài. Ngài nhận biết an lạc là gì. Đã xảy ra rồi. Bạn không thể cám dỗ ngài với bất cứ những mục tiêu khác. Không một nghệ thuật nào có thể lôi cuốn ngài đến với bất cứ những mục tiêu nào khác. Ngài đã tìm được nhà. Ngài có thể kiên nhẫn lắng nghe bạn, nhưng nhưng bạn không thể làm cho ngài kích động. Ngài đã an trú.
Sự an trụ này là sự kiện đầu tiên trước khi bạn có thể buông xả và tự nhiên. Nếu không, nếu bạn buông xả và tự nhiên, mọi người không thể thúc đẩy bạn trôi nổi khắp muôn hướng được. Vì vậy, trẻ con không cho phép được buông xả và tự nhiên. Chúng chưa đủ trưởng thành để làm như vậy. Nếu chúng buông xả và tự nhiên, chúng sẽ chạy lung tung, và cuộc đời của chúng sẽ bị phí phạm một cách vô ích. Do đó, xã hội cần làm việc. Lề lối xã hội giúp bảo vệ những thành phần đang sống trong xã hội. Sự buông thả và tự nhiên sẽ giúp cho một người tù nhân trong nhà tù có thể biến thành một thành lũy vứng chắc. Họ cần sự tự tại này. Họ rất yếu đuối. Có lẽ họ sẽ bị hủy diệt bởi bất cứ một người nào. Những con người trong xã hội này, không có khả năng để nhận thấy được con đường mà họ đang đi qua. Họ cần áo giáp nhân cách. Nhưng dù họ có khoác lên chiếc áo giáp nhân cách để họ có thể có được một sự sống hoàn toàn, họ vẫn đánh mất tất cả. Bạn không nên biến mình thành một thành trì vững chắc. Thành trì này sẽ là sự giam cầm. Bạn nên là một minh sư. Bạn có khả năng để vượt trên tất cả mọi nhân cách. Bạn có khả năng để xa lìa mọi nguyên tắc của thế gian qua một bên. Nếu tiềm năng này bị đánh mất, bạn sẽ trở nên cứng ngắc. Bạn phải đầy đủ hiệu năng, nếu hoàn cảnh đòi hỏi bạn phải đáp ứng theo những đường lối lạ thường. Nếu hiệu năng này bị đánh mất, bạn không thể buông xả. Bạn không thể tự nhiên. Bạn không thể uyển chuyển. Uyển chuyển là trẻ trung.Cứng ngắc là già lão. Càng uyển chuyển, bạn sẽ càng trẻ trung. Càng cứng ngắc, bạn càng trở nên già lão. Sự chết tuyệt đối cứng ngắc. Sự sống tuyệt đối buông xả. Bạn nên nhớ điều đó. Hiện tại, hãy nỗ lực thấu hiểu Tilopa. Những lời dạy cuối cùng của ngài…
“Sự chứng đắc tối thượng
Vượt lên trên mọi Nhị nguyên đối đãi
Sự Thực Hành Tối Thắng bao trùm mọi suối nguồn
Nhưng không một dính mắc
Sự thực hành viên mãn là
làm cho tâm An Định không sở cầu…”
Những ngôn từ cực kỳ, cực kỳ trọng đại…
“Sự chứng đắc tối thượng
Vượt lên trên mọi Nhị nguyên đối đãi…”
Kiến thức luôn không là tri thức này thì cũng sẽ là những tri thức khác. Sự Chứng Đắc Tối Thượng không giữa hai. Kiến thức luôn nằm trong vòng đối đãi của Nhị nguyên. Người này thiện. Người này biết thiện là gì. Người kia là ác. Ông ta biết ác là gì, nhưng tự tánh của cả hai đều rời rạc, nửa vời.
Thiền nhân không hoàn toàn bởi ông không biết ác là gì. Đức tính tốt của ông rất kém cỏi. Nó không phong phú bởi ông không biết đức tánh tốt là đức tánh gì. Sự sống là cả hai. Con người có sự hiểu biết chân chánh không tốt không xấu. Ông nhận biết cả hai. Trong chính sự chứng đắc này, ông chuyển hóa cả hai. Một nhà hiền triết không là một thiện nhân mà cũng không là một ác nhân. Bạn không thể giam cầm ông trong bất cứ phân loại gì.
Bạn không thể phân loại ông. Ngài khó nắm bắt. Bạn không thể nắm bắt ngài. Bất cứ những gì bạn đề cập về ngài chỉ là một nửa. Nó không thể trọn vẹn. Một hiền triết, có lẽ sẽ có thân hữu và môn đồ. Họ sẽ cho rằng ngài là Thượng Đế, bởi họ chỉ thấy phần thiện của ngài. Hiền triết có thân hữu và kẻ thù. Họ sẽ cho rằng ngài là hiện thân của Ma vương bởi họ chỉ thấy phần ác của ngài. Nếu bạn biết được một hiền triết là một nhân vật như thế nào, ngài không bao giờ là hai… mà là hai, và cả hai đều đồng nghĩa.
Nếu bạn đồng nhất, thiện và ác, bạn không là hai… bởi chúng buông bỏ nhau, phủ định nhau, và chỉ còn có Hư không tồn tại… Khái niệm này thật khó cho tâm thức Tây phương thấu hiểu, bởi tâm thức Tây phương phân chia giữa Thượng Đế và Ma Vương tuyệt đối. Bất cứ những gì thiện sẽ thuộc về Thượng Đế. Bất cứ những gì ác thuộc về Ma vương. Lãnh thổ của họ được vạch ra rất rõ ràng. Thiên đường và địa ngục được vạch ra rất rõ ràng…. Vì vậy, các Thánh nhân Công giáo có vẻ tội nghiệp nếu họ bị đâm ra so sánh với các bậc hiền triết Mật Tông. Nhìn họ thật là đáng tội nghiệp. Họ chỉ có phần thiện thôi. Họ quá đơn thuần. Họ không biết mặt kia của sự sống. Vì vậy, họ luôn sợ hãi một mặt mà họ không bao giờ có thể biết đến. Vì vậy, họ luôn run sợ. Một Thánh nhân Công giáo sẽ luôn cầu nguyện Thượng Đế bảo vệ ông. Sự dữ luôn lẫn quất trong góc tối nào đó nên ông phải cần trốn tránh nó. Khi bạn trốn tránh bất cứ một cái gì, nó sẽ luôn hiện diện trong tâm thức của bạn. Ông đã tự biến mình thành một nổi sợ hãi phi lý.
Một Tilopa không biết run sợ. Ông không bao giờ cầu nguyện Thượng Đế “Bảo vệ con.” Ông đã được bảo vệ. Sự tự vệ của ông là gì? Chứng đắc là sự tự vệ tối thượng nhất của ông. Ông sống qua tất cả. Ông vận hành đến tận cùng góc tối xa thẳm của Ma vương. Ông đã sống hoàn toàn trong sự thánh thiện. Ông nhận biết hai mặt của một thế gian. Ông không là hai. Ông không lo lắng về mặt thiện hay về mặt ác. Ông sống trong buông xả và tự nhiên. Sự sống của ông bình diện và đơn thuần. Ông không có biết có một khái niệm nào đặt để trước mặt ông. Ông không thể dự đoán. Bạn không thể dự đoán Tilopa. Bạn có thể dự đoán thánh Augustine.
Bạn có thể dự đoán những bậc thánh nhân khác, nhưng bạn không thể dự đoán các hiền triết Mật Tông. Bạn không thể… bạn sẽ không hoàn toàn có thể nào dự đoán được tất cả mọi hành động của họ. Mỗi giây phút ngài sống là ngài đáp ứng. Không ai biết được đường chiều hướng nào ngài sẽ đáp ứng. Không một ai biết. Thậm chí, chính ngài cũng không biết. Đó là sự tối vi diệu trong tất cả mọi hành động của ngài. Nếu bạn biết tương lai của bạn, bạn sẽ không còn là một con người tự do. Bạn đang vận hành theo các luật lệ nhất định. Bạn đã có cá tính sắp đặt sẵn rồi. Do đó, mọi tác động của bạn đều phát xuất hoàn toàn qua phản ứng, mà không đáp ứng.
Không một ai có thể dự đoán được một Tilopa sẽ làm gì trong một hoàn cảnh nhất định. Nó sẽ tuỳ thuộc. Toàn bộ tình huống sẽ mang lại sự đáp ứng tự tại của ngài. Ngài không có sự ưa thích, hay ưa thích… Ngài không thuận với bối cảnh này và nghịch với bối cảnh khác. Ngài sẽ luôn đáp ứng. Ngài sẽ không phản ứng. Ngài sẽ không phản ứng ngay cả từ quá khứ. Ngài sẽ không phản ứng tuỳ thuộc vào tất cả mọi khái niệm dự đoán của tương lai, qua lý tưởng của ngài. Ngài sẽ không hành động ngay bây giờ và ở đây để sở cầu tương lai. Sự đáp ứng của người sẽ luôn trọn vẹn. Không một ai có thể dự đoán được chuyện gì xảy ra. Sự chứng đắc của ngài sẽ hoán đổi Nhị nguyên…
Nghe kể rằng, có một lần, Tilopa đang an trú trong một hang động. Có một người đi ngang qua. Ông ta muốn tầm đạo pháp gì không biết, nhưng ông ta ghé ngang hang động để viếng thăm ngài. Ngài dự trữ không nhiều thực phẩm lắm. Ngài sử dụng đầu sọ làm nồi để đựng thức ăn. Thú vị, vị du tăng lộ vẻ đầy sợ hãi. Thật là quái dị! Vị tăng sĩ này, hành như ông thuộc về thế giới của Ma Đạo thì phải. Một sọ người… Ngài đang thưởng thức thực phẩm của ngài trong một cái sọ người. Có một chú chó ngồi bên cạnh Tilopa. Con chó cũng ăn cùng ngài chung cái nồi đó. Khi vị du tăng này viếng thăm, ngài mời vị du tăng này cùng ăn chung một nồi. “Đến đây đi.” Ngài bảo, “Thật là ngon quá. Ngươi đến đây đúng lúc đó. Ta chỉ còn có bao nhiêu thức ăn đó thôi. Sau khi xong rồi, trong hai mươi bốn tiếng đồng hồ, chúng ta sẽ không còn gì để ăn đâu. Ngày mai mới có người mang đến thực phẩm khác đến cho chúng ta. Vì vậy, ngươi hãy lại đây cùng ăn với ta cho vui.”
Thấy vậy, vị tăng sĩ này lộ vẻ cực kỳ ghê tởm… Cái sọ người..., thức ăn trong đó, và con chó cũng cùng ăn chung với Tilopa. Vị du tăng này nói “Tôi ghê quá.” Tilopa bảo, “Như vậy, ngươi phải chạy thật nhanh, càng xa càng tốt, và đừng bao giờ quay đầu nhìn lại, bởi Tilopa này không phải dành cho ngươi rồi. Tại sao ngươi lại ghê tởm sọ người?
Ngươi mang cái đầu lâu này lâu lắm rồi mà. Có gì sai lạc khi ta sử dụng nó như một cái nồi? Toàn bộ tâm của ngươi, tư tưởng tuyệt vời của ngươi, đạo đức của ngươi, sự thánh thiện của ngươi tất cả đều nằm trong cái nồi này. Ta chỉ ăn thức ăn trong nó thôi. Thiên đường, địa ngục, Thượng Đế, Ma vương đều nằm hết trong cái nồi này. Chúng nhất định đều bị ô nhiễm rồi. Ngươi nên ghê tởm cái sự người này mới phải. Chính ngươi cũng nằm trong sọ người. Tại sao ngươi lại ghê tởm? “
Vị du tăng này cố gắng chối từ qua lý luận. Ông bảo, “Không phải cái nồi này mà bởi con chó đó.” Tilopa cười lớn bảo, “Kiếp trước ngươi đã là chó rồi mà. Mọi người đều phải đi qua nhiều giai đoạn. Có gì sai khi con chó này là một con chó? Sự khác nhau giữa ngươi và con chó là gì? Vẫn tham ái đó, vẫn sự giận dữ đó, vẫn sự bạo động đó, vẫn sự nông nỗi đó và vẫn sự sợ hãi đó. Tại sao ngươi lại giả vờ ngươi là siêu việt và tốt đẹp hơn một con chó?”
Tilopa cảm thấy khó hiểu bởi xấu và đẹp không mang đến một ý nghĩa gì đối với ngài. Thanh tịnh, bất thanh tịnh cũng đều vô nghĩa đối với ngài. Thiện và ác cũng không có ý nghĩa gì. Ngài có một sự hiểu biết trọn vẹn. Nửa vời là kiến thức, Chứng đắc là trọn vẹn. Khi bạn trực diện Toàn thể, mọi phân biệt buông bỏ. Đẹp là gì? Xấu là gì? Thiện và xấu là gì? Mọi phân biệt đồng đơn thuần buông bỏ. Tất cả mọi phân biệt hãy đồng chấm dứt. Chỉ như bạn nhìn xuống từ máy bay. Pakistan là gì và Ấn Độ là gì? Anh quốc là gì và Đức quốc là gì? Tất cả mọi ranh giới đều biến mất, toàn bộ trái đất đều là Một.
Nếu bạn bay cao hơn trên phi thuyền, khi bạn nhìn xuống quả địa cầu từ cung trăng, toàn bộ quả địa cầu sẽ trở nên cực kỳ nhỏ bé nếu so sánh đối với toàn vũ trụ này. Nga ở đâu và Hoa Kỳ ở đâu? Ai là người cộng sản và ai là nhà tư bản? Ai là tín đồ Ấn giáo và ai là tín đồ Hồi giáo? Bạn càng bay lên cao hơn, sự phân biệt càng ít hơn. Chứng đắc là sự hiểu biết Tối thượng nhất. Không có gì siêu vượt trên nó. Từ đỉnh cao nhất, tất cả mọi hình tướng đồng sẽ biến dạng thành những hình tướng khác.
Vạn vật gặp gỡ và hội nhập vào nhau. Mọi biên giới chấm dứt… biển cả mênh mông như không còn bị ràng buộc bởi bất cứ ranh giới nào. Không còn cội nguồn… Chỉ là một không gian vô hạn…
“Sự Thực Hành Tối Thắng
bao trùm mọi suối nguồn
Nhưng không một dính mắc…”
Tilopa dạy rằng chúng ta hãy buông xả và tự nhiên… nhưng ngài không dạy chúng ta lười biếng và bê tha. Khi bạn buông xả tự nhiên, tất cả tài nguyên của vũ trụ đều sẵn sàng dành hết cho bạn. Bạn sẽ trở nên sáng tạo mãnh liệt hơn. Mọi sự hoạt động sẽ không còn đó nữa… Hành động sẽ hiện diện nơi đó. Sự ám ảnh nghề nghiệp có lẽ không còn hiện diện, nhưng bạn tràn trề tiềm lực và sáng tạo hơn. Bạn sẽ hoàn thành hàng triệu công việc, không phải bởi sự ám ảnh mà chỉ vì bạn tràn đầy năng lượng, cho nên bạn phải sáng tạo. Sự sáng tạo đến thật dễ dàng với người buông xả tự nhiên. Bất cứ những gì ông làm đều trở thành một hiện tượng sáng tạo. Bất cứ những gì ông va chạm, đều sẽ biến thành nghệ thuật. Bất cứ những gì ông nói sẽ trở thành nguồn thơ. Mỗi di động của ông đều là chân thiện mỹ. Nếu bạn trông thấy một vị Phật đang kinh hành, thậm chí sự kinh hành này của ngài cũng đầy tính chất sáng tạo. Thậm chí, mỗi bước đi của ngài đều vang lên giai điệu vũ trụ. Thậm chí, mỗi bước đi của ngài, ngài sáng tạo nên hoàn cảnh và không khí chung quanh ngài. Nếu một vị Phật giơ tay lên, ngài thay đổi mọi thời tiết chung quanh ngài ngay.
Không phải ngài đã tạo tác những công việc này, chúng chỉ đơn giản xảy ra. Ngài không là tác nhân. Ngài tịnh tĩnh và an trú bên trong. Ngài an lạc, tập trung và trọn vẹn bên trong. Ngài tràn trề năng lượng vô tận. Ngài tuôn chảy trên muôn vạn hướng. Mỗi giây phút của ngài là một giây phút sáng tạo, sự sáng tạo vũ trụ.
Hãy nhớ kỹ sự kiện này. Sự kiện này cần phải nên nhớ kỹ, bởi có quá nhiều người hiểu lầm. Họ có thể suy nghĩ “Hoạt động là không cần thiết.” Vì vậy, họ có thể lại tư duy “Chúng ta không cần tạo tác điều gì hết.” Tâm hành cùng có những phẩm tính khác nhau. Hoạt động là bệnh hoạn. Nếu bạn vào một dưỡng trí viện, bạn sẽ thấy tất cả con người mất trí đều đang chìm đắm, mọi người hoạt động. Mỗi một con người mất trí đều đang làm một điều gì đó. Đó là phương cách duy nhất để họ có thể quên đi chính họ. Có lẽ, bạn sẽ thấy một người điên rửa tay ông ba ngàn lần mỗi ngày, bởi ông tin tưởng ở sự sạch sẽ. Thực tế, nếu bạn ngăn trở ông rửa tay ba ngàn lần mỗi ngày, ông sẽ không thể nào chịu đựng được chính ông. Ông sẽ căng thẳng quá mức.
Đây là một sự trốn tránh. Các chính trị gia, loại người hay chạy đuổi theo quyền lực và tiền tài… họ là loại người mất trí. Bạn không thể cản trở họ bởi nếu bạn ngăn cản họ, họ không biết họ sẽ làm gì sau đó. Từ đó, họ sẽ ném hết tất cả mọi thị phi vào chính con người của họ. Nếu vậy thì sẽ quá sức chịu đựng của họ.
Một trong những người bạn của tôi kể cho tôi nghe, có một lần, họ đến dự một buổi yến tiệc. Họ có mang theo một đứa trẻ rất nhỏ, một đứa bé rất là xinh đẹp. Dĩ nhiên, trẻ con thường rất là năng động. Vì vậy, họ khóa cửa phòng, bảo với đứa bé “Con phải ngoan ngoãn, không được phá phách, bất cứ những gì con muốn, cha sẽ cho con sau, được không? Một tiếng đồng hồ sau, cha sẽ quay trở lại và thưởng cho con.” Đứa bé xiêu lòng. Nó chấp nhận ngay. Bất cứ những gì nó muốn, nó sẽ được cho. Tất nhiên rồi. Vì vậy, nó không còn phá phách trong căn phòng nhỏ hẹp đó. Thực tế, nó không làm gì hết. Nó đơn giản đứng yên bất động trong một góc tối. “Bất cứ những gì ta làm, người lớn sẽ biết. Không thể biết được lòng của người lớn… xấu và tốt… Họ thường thay đổi rất nhanh.” Vì vậy, nó đứng yên với đôi mắt nhắm kín như là một hành giả đang tọa thiền. Khi họ mở cửa, nó vẫn còn đứng bất động trong một góc tối. Đứa bé mở mắt ra nhìn họ. Họ hỏi, “Con không phá phách gì hết chứ?” Đứa bé, “Dạ. Con không ngoan ngoãn đến nỗi, con không chịu nỗi chính con nữa. Thật là quá sức chịu đựng của con rồi!”.
Loại người bận rộn với mọi hoạt động của họ, Vì vậy, họ đều sợ hãi chính bản thân họ. Hoạt động là một phương pháp sử dụng để trốn tránh chính con người của họ. Họ có thể quên họ trong tất cả mọi hoạt động. Tất cả mọi hoạt động sẽ như là một cơn ghiền rượu. Nó là một loại độc dược ghê sớm nhất. Hoạt động phải xả bỏ bởi tính chất nó đầy bệnh hoạn. Bạn bệnh hoạn. Hành động là gì? Hành động là sự đáp ứng. Khi cần bạn hành động, khi không cần bạn thư giãn. Hiện tại, bạn đang hoạt động những hoạt động không cần thiết. Hiện tại, bạn muốn được yên nghỉ, bạn lại không thể yên nghỉ. Con người Giác ngộ mỗi khi ngài hành động, ngài sẽ hành động thật trọn vẹn. Ngài chỉ đơn thuần hành động trong buông xả và tự nhiên… Khi hành động xong rồi, ngài yên nghỉ. Tôi đang trao đổi với bạn… Trao đổi có thể là một hành động hoặc là một hoạt động. Có loại người không thể ngừng nói.
Họ nói liên tục. Thậm chí, nếu bạn bịt miệng họ, sẽ không có gì khác nhau, bởi ở nội tại, họ vẫn không ngừng nói. Họ không thể chấm dứt. Đây là sự hoạt động, một cơn sốt ám ảnh. Bạn đang hiện diện nơi đây và tôi đang trao đổi với bạn. Ngoại trừ, câu nói được thốt lên, tôi không biết tôi sẽ nói gì với bạn.
Không những bạn là người lắng nghe, tôi cũng là người đang lắng nghe. Khi tôi đang thuyết giảng về một vấn đề gì, tôi nhận biết tôi đang đề cập đến vấn đề đó. Kể cả bạn và tôi cũng không thể nào đoán biết tôi sẽ thuyết giảng những gì. Thậm chí, lời nói tiếp theo sẽ không hiện hữu nơi đó. Năng lượng của bạn sẽ mang nó vào. Vì vậy, bất cứ những gì tôi đang trao đổi với bạn, không chỉ riêng tôi nhận lãnh trách nhiệm. Hãy nên nhớ kỹ, bạn cũng là một thành phần trong sự trao đổi này. Đây là một nửa-nửa. Bạn tạo ra bối cảnh, và tôi hành động. Vì vậy, nếu người nghe thay đổi, sự trao đổi của tôi thay đổi. Nó tuỳ thuộc vào môi trường thay đổi. Tôi không có phương trình trước. Tôi không biết những gì sẽ xảy ra tiếp theo sau đó. Vì vậy, tất cả mọi hành động sẽ cực kỳ tối vi diệu đối với tôi. Nó là sự đáp ứng, một hành động. Khi bạn đi rồi, tôi tịnh tĩnh trong cảnh giới của tôi. Thậm chí, sẽ không có một âm thanh nào trôi nổi trong bầu trời nội tại. Nó là bạn. Vì vậy, có đôi lúc, có nhiều người đến viếng tôi, bảo, “Chúng con sẽ hỏi một câu hỏi và mong ngài sẽ giải đáp cho chúng con.” Câu chuyện như vậy thường xảy ra mỗi ngày. Nếu bạn có một câu hỏi nhất định, vậy tôi sẽ phải làm gì? Tôi phải đáp ứng.
Bao nhiêu câu hỏi của bạn sẽ thiết lập nên môi trường, và vì vậy tôi phải đáp ứng. Vì vậy, các câu hỏi của bạn đồng được giải đáp. Nếu có một vài câu hỏi không được giải đáp, bởi vì lý do nhất định đó phát xuất từ bên trong bạn, bạn đã quên nó. Vào buổi sáng, nó hiện diện trong tâm thức của bạn, nhưng khi bạn bước vào phòng này, bạn quên mất. Khi có quá nhiều câu hỏi, bạn sẽ không nhớ được hết tất cả những câu hỏi mà bạn muốn hỏi tôi. Bạn bị lẫn lộn, mờ mịt, và thiếu rõ ràng. Nếu bạn có câu hỏi nhất định, sự giải đáp sẽ hiển lộ. Không phải câu trả lời đều tùy thuộc vào tôi. Nó đơn thuần xảy ra. Bạn đặt ra câu hỏi, tôi đơn giản trôi nổi trong nó. Nếu con người của bạn không thích đáng lắm, và các câu hỏi của bạn không có ý nghĩa gì hết, tôi phải chuẩn bị để tôi có thể giải đáp cho bạn. Thậm chí, nếu bạn không có mặt nơi đây, những giải đáp sẽ càng không được rõ ràng hơn.
Đài Radio Ấn thường mời tôi đến giảng thuyết. Tôi thường cảm giác cực kỳ khó khăn khi phải giảng thuyết trên đài Radio bởi sự giảng thuyết này có vẻ thiếu vắng nhân tính, như tôi không trao đổi với một ai hết cả! Tôi chỉ trao đổi với không gian mà thôi. Tôi chỉ bảo với họ, “Giảng thuyết trên đài thật không thích hợp với tôi rồi. Thật là căng thẳng khi tôi phải nói chuyện trong một cái máy. Tôi không biết tôi hành động như thế nào, và tôi phải làm gì… Không có một ai hiện diện ở nơi đó hết…” Họ bảo, “Chúng tôi có thể thu xếp và sắp đặt hết tất cả cho ngài mà. Trong số đồng nghiệp của tôi, ai cũng đều muốn sẽ đến đây hết, nhưng tôi bảo họ, “Đừng sắp đặt trước cho tôi bất cứ chủ đề gì cả. Mọi người ai cũng đem đến cho tôi một chủ đề. Điều này hoàn toàn vô quan hệ. Nếu mọi người ngồi hết rồi, lúc đó các anh hãy cho tôi một chủ đề.
Sau đó, chúng ta sẽ bàn thảo về đề tài này. Sẽ không có bất cứ một ai liên hệ đến chủ đề này. Họ sẽ chỉ là những người thính giả chết.” Khi bạn hiện diện, bạn đặt ra câu hỏi. Bạn tạo ra môi trường và sự giải đáp sẽ tuôn chảy về hướng bạn. Đây là một hiện tượng có tính cách vô cùng cá nhân. Sau này, tôi chấm dứt không đến giảng thuyết phải nơi đó nữa. Tôi đã bảo với họ, “Thuyết giảng trên đài Radio thật là không thích hợp với tôi. Tôi không thể trao đổi với máy móc. Chúng không tạo ra năng lượng môi trường để tôi có thể trôi giạt trong nó.
Tôi có thể chỉ trao đổi với con người mà thôi.” Vì vậy, tôi đã không bao giờ viết sách. Tôi không thể! Cho ai bây giờ? Ai sẽ đọc chúng? Ngoại trừ, tôi biết rõ ràng người nào đọc chúng. Ngoại trừ độc giả tạo ra môi trường, tôi sẽ không thể nào sáng tác được. Tôi chỉ viết thư thôi. Có lẽ, người nhận thư của tôi sẽ tọa lạc ở một nơi chốn xa xôi nào đó trên đất Mỹ, vẫn không có gì khác nhau. Giây phút tôi viết thư cho ông, đã là hiện tượng cá nhân rồi. Ông hiện diện nơi đó. Khi tôi đang viết, ông giúp cho tôi viết dễ dàng hơn. Không có ông, tôi thật không thể nào viết được. bởi lá thư mà tôi viết cho ông, nó là cuộc đối thoại giữa tôi và ông.
Đây là một hành động. Giây phút bạn đi rồi, mọi ngôn ngữ phát xuất từ tôi cũng chấm dứt. Không còn một ngôn ngữ nào trôi giạt trong không gian. Chúng không còn cần thiết. Phải như vậy! Khi bạn kinh hành, bạn sử dụng đôi chân của bạn. Khi bạn ngồi, có lý nào lại sử dụng đôi chân của bạn? Nếu như vậy thì là điên quá! Khi có một cuộc đối thoại, ngôn ngữ phải cần sử dụng để diễn đạt. Khi ở đó có sẵn môi trường, hành động sẽ tự phát. Nhưng tất cả mọi hành động đều do Toàn thể quyết định. Bạn không phải là nhân tố quyết định. Bạn không thể quyết định. Bạn không nên quyết định. Vì vậy, bạn sẽ không tạo tác ra nhân quả. Bạn vận hành, từ mỗi giây phút qua mỗi giây phút, tràn đầy tự nhiên, buông xả tự nhiên và tươi mát. Quá khứ chính nó chết đi trong mỗi khoảnh khắc trôi qua. Tương lai sinh ra. Bạn vận hành vào trong nó, và bạn tươi mát, vô tư hồn nhiên như một đứa trẻ.
“Sự Thực Hành Tối Thắng
bao trùm mọi suối nguồn
Nhưng không một dính mắc…”
Mọi thực hành xảy ra nhưng không một dính mắc. Bạn không cảm giác “Tôi đã thành tựu.” Bạn không cảm giác tôi đã giảng thuyết điều này. Bạn cảm giác lời pháp này đã thuyết giảng qua rồi. Hành động đã xảy ra. Toàn thể đã thành tựu hành động này rồi. Toàn thể không là tôi hay là bạn.
Toàn thể là cả hai và không là hai. Toàn thể lẩn quất chung quanh, và toàn thể quyết định mọi hành động. Bạn không là tác nhân. Có nhiều sự kiện xảy ra cho bạn trong một ngày, nhưng bạn không là tác nhân. Nhiều sự sáng tạo xuyên suốt qua bạn trong mỗi khoảnh khắc, nhưng bạn không còn là tác nhân. Toàn thể là một tác nhân. Bạn đơn thuần trở thành một công cụ. Bạn là người trung gian cho Toàn thể. Bạn là một thân tre rỗng… Toàn thể đặt để những ngón tay và những đôi môi của nó lên bạn và hoán đổi bạn thành một thân tre rỗng… và bản nhạc đã được sáng tác thông qua bạn…
Từ đâu, lời nhạc bắt nguồn? Từ thân tre rỗng mà bạn gọi là ống sáo. Không, từ đôi môi của Toàn thể? Từ đâu nó khởi nguồn? Vạn vật đồng có sự liên hệ lẫn nhau trong mọi hành động. Người ca sĩ liên hệ, thính giả liên hệ… vạn vật đồng liên hệ với bạn. Thậm chí, một hành động nhỏ bé cũng có thể tạo ra sự khác biệt rồi. Như cánh hoa hồng trong phòng này. Căn phòng nay đã khác xưa. Đóa hoa hồng phát tiết tinh hoa, và tự tánh của nó rạng ngời. Nó sẽ ảnh hưởng tầm nhận thức của bạn. Đóa hoa hồng sẽ ảnh hưởng qua những lời pháp mà tôi đã thuyết giảng. Toàn thể đang vận hành qua tôi, cũng như qua bạn, không phải là do ở bất cứ một thành phần nào. Mọi hành động xảy ra trong vũ trụ này nhưng không hề có tác nhân…
“…mọi suối nguồn
Nhưng không một dính mắc…”
Khi bạn không là tác nhân thì làm sao bạn có thể dính mắc? Bạn thực hiện một công việc nhỏ và và bạn đã dính mắc rồi. Bạn bảo “Tôi đã thành tựu việc này.” Bạn muốn mọi người biết bạn đã thành tựu công việc này. Bạn muốn mọi người biết là bạn đã hoàn thành công việc nhỏ bé đó. Tự ngã là một chướng ngại đối với sự Chứng Đắc Tối Thượng.
Hãy buông bỏ tác nhân và để tất cả mọi hành động tồn tại xảy ra theo tiến trình của chúng. Đó là ý của Tilopa khi ông dạy chúng ta hãy buông xả và tự nhiên...
“Sự thực hành viên mãn là làm cho tâm An Định không sở cầu…”
Thật là một nhận biết cực kỳ sâu sắc, rất vi tế và tinh xảo. Tilopa dạy. “Sự thực hành viên mãn là gì?” Tâm An Định là tâm không sở cầu. Bên trong, bầu trời nội tại toàn hảo, tuyệt đối…không sở cầu. Tại sao ngài lại mang về từ ngữ “sở cầu”? Nếu có sở cầu, sẽ có tương lai. Nếu có sở cầu sẽ có tham ái. Nếu có sở cầu sẽ có sự thất vọng. Dĩ nhiên là sự tuyệt vọng của bạn sẽ tràn trề. Ngài không dạy rằng bạn đừng sở cầu, bởi nếu có sự vô sở cầu sẽ có sở cầu. Đây là một vấn đề lớn lao tại Tây phương. Đức Phật cũng dạy giống như vậy. Các nhà tư tưởng gia lại cho rằng các bậc Giác ngộ này quá bi quan. Họ không hề bi quan. Đây là ý nghĩa thiện xảo nhất của vô sở cầu. Nếu có người sở cầu, chúng ta sẽ gọi họ là người lạc quan. Khi có sự lạc quan, tất nhiên sẽ có đối nghịch là bi quan. Thậm chí, người lạc quan nhất cũng sẽ thấy vầng mây đen tối lãng vãng trong bầu trời tâm thức của ông. Nếu bạn diễn tả bình minh, ông sẽ nói “Mỗi bình minh kết thúc bằng một hoàng hôn.” Nên hãy nhớ kỹ. Có lẽ, chúng có tính cách đối lập, nhưng chúng không cách biệt. Trọng tâm của chúng khác nhau, nhưng tự tánh của chúng giống nhau. Bạn nhìn thấy sấm sét chớp ngời trong vầng mây đen, hay bạn đang nhìn thấy vầng mây đen chớp ngời trong sấm sét. Bạn luôn nhìn thấy một phần thể trong cái Toàn thể vô hạn đó. Sự phân biệt của bạn là ở nơi đó. Bạn luôn với thái độ lựa chọn. Bạn không bao giờ nhìn thấy sự trọn vẹn của vạn hữu.
Đức Phật, Tilopa, và chính tôi, chúng tôi không lạc quan cũng không bi quan. Với tâm sở cầu, chúng sẽ tìm đến… người lạc quan lẫn bi quan. Chúng tôi buông bỏ mặt đồng tiền của sở cầu. Cả hai mặt đều buông bỏ. Đây là một bình diện mới, khó để hiểu được. Tilopa nhận biết thật tướng của vạn vật. Ngài không chọn lựa. Ngài nhận biết bình minh lẫn hoàng hôn. Ngài nhận biết cả đóa hoa và gai nhọn của nó. Ngài nhận biết đớn đau lẫn hạnh phúc. Ngài nhận biết lẫn sinh và tử. Ngài không có sự lựa chọn riêng. Ngài không bi quan, không lạc quan. Ngài sống bằng tâm vô sở cầu. Thật sự sống vô sỡ cầu là một là một bình diện tối vi diệu. Chính các từ ngữ “vô sở cầu” … đã sử dụng… Nếu nội tại bạn cảm giác có điều gì bi quan… thì cũng chỉ vì ngôn ngữ. Những gì Tilopa dạy vượt trên ngôn ngữ. Ngài dạy “Sự thực hành viên mãn là làm cho tâm An Định không sở cầu…” Bạn nhận biết bạn trọn vẹn an trú trong Chân như. Bạn đang là... Bạn không cần cải thiện, thay đổi, phát triển, tăng trưởng và bạn không cần phải thay đổi gì hết. Bạn không cần phải làm gì hết với tự tánh. Một khi bạn đã thật sự đi sâu vào trong nó, ngày và đêm sẽ đồng biến mất. Sinh và tử chấm dứt. Đông và hạ cũng biến mất. Không gì còn lại… bởi sự dính mắc chấm dứt. Với sự chấp nhận bạn là ai, bất cứ trong trường hợp nào, bạn sẽ không còn vấn đề. Bạn đơn thuần là… Sự an lạc sẽ tìm đến. Sự an lạc này vốn không sở cầu, vốn là sự tuôn chảy tràn trề của năng lượng. Bạn đang khởi sự khai hoa. Bạn đơn thuần đang khai hoa, không vì những gì bạn sẽ đạt được trong tương lai. Bạn sẽ không cần phải thực hành pháp nào khác hơn.
Khi hành giả nhận thức được tự tánh, sự khai hoa xảy ra. Khi hành giả khai hoa, họ cảm giác một niềm an lạc mà họ không biết được nguyên nhân rõ rệt. Tại sao tôi hạnh phúc? Tôi có cái gì mà người khác không có? Tại sao tôi an lạc và tịnh tĩnh? Có phải tôi đã đạt được những gì mà bạn cần đạt được? Không, tôi chỉ yên nghỉ trong tự tánh. Tôi xả bỏ mọi nỗ lực cải thiện. Bất cứ tôi là gì, tốt xấu, đạo đức, vô đạo đức, với sự buông bỏ sở cầu thì mọi sự đồng chấm dứt. Tôi đơn độc và vô sở cầu. Với sự buông bỏ sở cầu, mọi vọng niệm chấm dứt. Tôi không nhận biết làm sao để khai mở phiền não. Nếu tâm bạn đã vô sở cầu thì làm sao bạn lại gieo phiền não cho tự tánh?
Xin bạn hãy nên nhớ kỹ điều này: Tất cả nỗ lực sẽ hướng bạn đến điểm nơi bạn buông bỏ mọi nỗ lực và trở thành vô nỗ lực. Toàn bộ sự tìm kiếm sẽ hướng bạn đến điểm nơi bạn đơn thuần nhún vai và sau đó bạn chỉ tiếp tục tĩnh tọa dưới gốc cây một cách an định. Mọi cuộc hành trình đồng sẽ kết thúc trong tận cùng của tự tánh… nơi bạn đã có sẵn trong mỗi giây phút. Chỉ là vấn đề tỉnh thức một chút. Các bạn có vấn đề gì vậy? Tôi đã thấy hàng triệu người, nhưng tôi vẫn chưa thấy đến một chúng sinh nào thật sự là lầm lạc, nhưng họ đã tự mình tạo ra tất cả mọi vấn đề. Bạn chính là tác nhân, một đại tác nhân của mọi thứ bệnh hoạn, vấn nạn và mọi si mê sai lầm trong thế gian này. Bạn chạy đuổi theo chúng… và lại hỏi là làm sao bạn có thể giải quyết những vấn nạn như vậy? Đơn giản lắm. Bạn hãy buông bỏ mọi sở cầu, tham thân si và ái dục. Bạn hãy nhận thức là bạn đã sẵn có nó rồi. Bạn hãy chỉ khép kín đôi mắt, để nhận thức bạn thật sự là ai, và sau đó kết thúc! Thậm chí, trong sự chớp mắt đó, sự ngộ vẫn có thể xảy ra. Nó không cần thời gian. Nếu bạn suy nghĩ bạn phải cần có thời gian để Tiệm ngộ thì cũng bởi vì trong tâm thức của bạn, bạn nghĩ rằng bạn phải cần có đủ thời gian. Thật sự, bạn không cần thời gian...
“Thực Hành Tối Thắng bao trùm mọi suối nguồn”
…Tất cả mọi thành tựu đều bao trùm… Đó là ý nghĩa của bao trùm… Tất cả thành tựu đều đã sẵn có bên trong bạn. Bạn sinh ra đã là toàn thiện. Nếu không, không thể nào bạn toàn thiện. Ý của Đức Chúa Giê Su là gì khi ngài dạy “Ta và Cha ta là một.” Ngài đang nói gì? Ngài đang dạy rằng bạn không thể một cái là gì khác hơn vạn hữu bởi bạn bắt nguồn từ vạn hữu. Nếu bạn vốc lên một vốc nước biển và nếm thử, nó cùng một mùi muối dù ở bất kỳ ở một nơi chốn nào. Trong một giọt nước biển, bạn tìm thấy đầy đủ hóa chất của quá khứ, hiện tại và tương lai. Nếu bạn thấu hiểu một giọt nước biển, bạn sẽ thấu hiểu tất cả đại dương. Mỗi giọt nước biển là một đại dương nhỏ bé. Bạn là vạn hữu trong một hình tướng nhỏ bé hơn.
Khi bạn đi sâu hơn trong bạn và nhận thức điều này, bạn sẽ khám phá bạn đang cười lớn. Bạn đã tìm kiếm cái gì? Chính người tầm đạo là sự tìm kiếm. Chính người hành trình là mục tiêu. Đây là sự thành tựu siêu việt nhất: Nhận thức chính mình, sự tuyệt đối toàn hảo của một con người hành giả, tức là tâm vô sở cầu. Nếu có sở cầu sẽ có giao động. Nó sẽ liên tục dấy động trong tất cả mọi phiền não của bạn. Bạn sẽ luôn suy nghĩ “Nếu có thêm thì tốt quá.” Hy vọng luôn tạo nên ảo tưởng “Có nhiều hơn nữa thì tốt quá.” Dĩ nhiên là tốt hơn đối với bạn rồi…
Có người tìm tôi bảo “Chúng con thấy chúng con thiền khá tốt. Dĩ nhiên, thật là tốt quá rồi, nhưng xin ngài cho chúng con thêm phương tiện khác để chúng con có thể phát triển hơn trên con đường tâm linh.” Thậm chí, người đó còn bảo với tôi rằng, “Bây giờ thì sao nữa?” Tâm sở cầu của họ đã nổi lên rồi. Vạn sự đang tuyệt vời, tại sao còn phải hỏi, “Bây giờ thì sao nữa?” Lại thêm nhiều sự sai lầm nữa, bạn hỏi “Bây giờ thì sao?” Hãy buông bỏ nó, tâm sở cầu, còn sao nữa? Chỉ mới ngày hôm trước, có người còn tìm đến hỏi thẳng tôi “Mọi sự đều trôi chảy rất tốt đẹp, nhưng làm sao con biết được ngày mai?” Tại sao lại đem ngày mai vào khi mọi sự đang diễn tiến tuyệt đối tốt đẹp? Bạn có thể hiện hữu mà không cần phải bận rộn bất cứ vấn đề gì khác nữa hay không? Mọi sự đã tốt đẹp rồi mà.
Tại sao bạn còn phải lo lắng rằng ngày mai không biết có được tốt như ngày hôm nay hay không? Nếu ngày hôm nay tốt, thì đây là nơi mà ngày mai bắt nguồn. Nó sẽ bắt nguồn bắt đầu từ cái ngày hôm nay, tại sao bạn phải lo lắng chi cho nhiều vậy? Nếu ngày hôm nay đã được tịnh tĩnh rồi, sẽ có nhiều sự kiện bắt nguồn từ ngày hôm nay rồi. Bởi vì sự lo lắng phi lý này của bạn, bạn đã hủy hoại cái ngày thần tiên như hôm nay. Nếu ngày hôm nay bạn đã tịnh tĩnh, ngày mai sẽ tất nhiên bạn sẽ vắng lặng hơn. Nếu bạn mãi lo lắng, bạn tư duy “Đây là những gì mà tôi đã lo lắng… Nó đã xảy ra rồi như tôi hằng dự kiến.” Nó xảy ra bởi vì bạn đã tư duy như vậy đó. Nếu bạn không dự kiến, thì sự kiện xấu sẽ không xảy ra. Nếu bạn vẫn hiện diện không tương lai, thì những gì bạn dự kiến sẽ không xảy ra.
Đây là một trong các khuynh hướng tự hủy của tâm, một sự tự sát. Theo cách này, đây là những ước định của tự ngã. Tâm luôn nói “Tôi đã nhận biết ngươi trước rồi. Ngươi không chịu nghe ta.” Bạn suy nghĩ nữa “Tâm ta đã cảnh báo ta trước rồi. Chẳng qua ta đã không chịu nghe nên mới xảy ra cớ sự.” Nó xảy ra bởi sự cảnh báo này của tâm bạn. Muốn cái gì thì có cái đó. Còn đòi gì nữa? Có nhiều sự kiện đã xảy ra…. Nếu bạn tìm đến các nhà chiêm tinh gia, Jyotishi, đọc chỉ tay, họ sẽ giúp đỡ đoán tương lai bạn. Khi chuyện xảy ra, bạn lại tưởng họ đoán được tương lai của bạn. Đây là một trường hợp có tính cách đối nghịch. Vì sự bói toán này của họ, nên bạn không ngừng suy nghĩ về nó, vì vậy, chuyện mà bạn lo lắng, và dự kiến, tất nhiên sẽ xảy ra. Nếu có người bảo, tháng tới, vào ngày 13 tháng 3, bạn sẽ chết, thì không chừng chuyện như vậy sẽ có thể xảy ra lắm. Không phải bởi ông có thể đoán trước được tương lai của bạn. Thật ra, cũng chỉ vì bạn luôn suy tưởng đến cái ngày tháng định mệnh này. Bạn sẽ không thể nào ngủ được. Bạn sẽ nằm thấy ác mộng về nó mỗi đêm. Bạn sẽ không có khả năng yêu thương bởi vì sự ám ảnh khủng khiếp này. Hai mươi bốn tiếng đồng hồ bạn sẽ tụng niệm, “Ngày 13 tháng 3.”
Có một câu chuyện đã xảy ra như vầy. Một nhà tiên tri người Đức chuyên đọc chỉ tay tiên đoán đến cái chết của ông. Ông đã từng tiên đoán cái chết của nhiều người và những sự việc đó đã xảy ra như lời ông tiên đoán. Vì vậy, ông cho rằng nhất định ông sở hữu một tài năng đặc biệt nào đó. Nếu không, tại sao lại xảy ra như thật mỗi khi ông tiên đoán như vậy? Vì ông mỗi ngày mỗi già đi, các thân hữu đều khuyên ông “Tại sao bạn không tiên đoán cái chết của bạn?” Nghe nói, ông liền chịu khó để tâm nghiên cứu kỹ lưỡng, chỉ tay, họa đồ, vân vân và vân vân… và mọi sự vô minh khác về cái chết của ông trong tương lai. Cuối cùng, ông quyết định được cái ngày mà ông sẽ được quy tiên. Nó sẽ xảy ra vào ngày đó và ngày đó, vào sáu giờ sáng một ngày bình minh đẹp trời. Ông chờ đợi cái chết của ông đến vào buổi sáng hôm đó. Sáu giờ sáng đang dần tới. Từ năm giờ sáng ông đã chuẩn bị, ngồi bên cạnh chiếc đồng hồ. Mỗi giây phút, sự chết càng đến gần hơn. Cuối cùng, giây phút đã điểm… giây phút mà đồng hồ chỉ sáu giờ đã điểm, ông vẫn còn sống. Làm sao lại có thể như vậy? Từng giây trôi qua chậm chạp, ngay lúc chiếc đồng hồ reo vang sáu giờ, ông nhảy ra cửa sổ… Đây là hệ thống cơ cấu tâm lý của tâm. Hể tâm ước gì thì sẽ xảy ra hệt như vậy. Dĩ nhiên, ông chết theo dự kiến của ông.
Tâm có hệ thống cơ cấu tự thành tựu. Bạn hãy nên luôn cảnh giác! Khi bạn đang hạnh phúc. Dĩ nhiên, tâm sẽ bảo bạn “Ta đang sống trong hạnh phúc. Tốt lắm, nhưng còn ngày mai thì sao?” Chưa gì thì tâm đã dự phóng, bóp méo, và đã bắt đầu hủy hoại giây phút của thực tại rồi. Nó luôn mang tương lai vào. Trong hiện tại, ngày mai đã xảy ra với tâm.
Tôi mong bạn đừng bao giờ hy vọng điều này và điều nọ, thuận và nghịch, và hãy xả bỏ mọi tâm sở cầu. Hãy luôn hiện hữu trong thực tại, trong bất cứ những gì đang xảy ra sẽ xảy ra trong giây phút đó. Tại sao bạn phải lo lắng làm chi? Nếu giây phút hiện tại đã tuyệt vời lắm rồi, thì làm sao giây phút tới lại có thể tệ hại hơn? Từ đâu, tư tưởng này đã phát xuất? Nó sẽ phát triển, nó sẽ trở nên vi diệu hơn… phải là như vậy. Không cần phải tư duy về nó. Một khi bạn thành tựu điều này, bạn hãy hoàn toàn tự tại với thanh tịnh toàn hảo của nội tại. Nên nhớ, tôi phải sử dụng từ ngữ vì có cơ nguy, bởi vì bạn có thể hiểu lầm. Khi tôi bảo bạn hãy hiện hữu với tâm hoàn hảo, có lẽ bạn sẽ lo lắng bởi có đôi lúc bạn sẽ cảm giác rằng bạn không hoàn hảo lắm… Vì vậy, tôi xin bạn hãy luôn hiện hữu với sự bất toàn của bạn. Sự bất toàn cũng là một sự toàn thiện. Không có gì sai lầm hết. Hãy hiện hữu với nó! Đừng vận hành ra khỏi giây phút này. Bây giờ và hiện tại là toàn bộ sự sống. Mọi sự cần được thành toàn nên cần thành toàn ngay bây giờ và ở đây. Vì vậy, bất cứ trong hoàn cảnh nào, thậm chí nếu bạn cảm giác bất toàn… tuyệt diệu, hãy bất toàn! Đó là bạn. Đó là tự tánh của bạn. Bạn cảm giác an lạc, hãy an lạc. Hãy hiện hữu như vậy, Thượng Đế sinh bạn ra như vậy. Buồn khổ… tuyệt vời lắm, nhưng đừng trốn tránh cảm giác đó. Hãy hiện hữu trong thực tại đó. Mỗi ngày qua, bạn sẽ cảm giác sự bất toàn tan biến trong toàn thiện. Cảm giác tan biến trong cực lạc của nội tại. Sân hận tan biến trong từ bi. Giây phút đó, nếu bạn an trú hoàn toàn trong tự tánh, sẽ không có vấn đề gì. Đây là sự thành tựu tối thượng. Không hy vọng. Không cần phải hy vọng. Nó đã quá toàn hảo rồi. Không cần hy vọng. Hy vọng không phải là một tình huống tốt. Sở cầu luôn có ý nghĩa là có một cái gì trong bạn… Vì vậy, bạn hy vọng sự chống, sự đối nghịch. Bạn buồn khổ, bạn hy vọng hạnh phúc. Hy vọng của bạn hiển lộ rằng bạn đang buồn khổ. Bạn cảm giác xấu xí, bạn hy vọng có một cá tính thánh thiện hơn.
Hy vọng của bạn hiển lộ rằng bạn đang xấu xa. Hãy cho tôi thấy hy vọng của bạn. Tôi có thể bảo bạn rằng bạn là ai. Tâm sở cầu của bạn lập tức cho biết bạn như thế nào rồi… Sự đối cực… Hãy buông bỏ mọi sở cầu và hãy là bạn. Nếu bạn thực hành pháp này, chỉ là bạn, điều này sẽ xảy ra…
“Khi mới thực hành Pháp này
Con thấy tâm vọng động như suối đổ
Khoảng thời gian sau, tâm sẽ hiền hòa,
Và êm dịu như dòng sông Hằng
Và cuối cùng, tâm như đại dương bao la
Mọi ánh sáng của con và Mẹ, hợp lại thành Một…
Như trăm sông đổ vào biển cả…”
Nếu bạn hiện hữu ngay bây giờ và ở đây, cái Ngộ đầu tiên sẽ xảy ra, một thoáng giác ngộ. Đây là bối cảnh nội tại…
“Khi mới thực hành Pháp này
Con thấy tâm vọng động như suối đổ…”
Tâm bạn đang tan chảy. Hiện tại, tâm bạn như một tảng băng tuyết lạnh lẽo. Nếu bạn buông xả và tự nhiên, chân thực với giây phút hiện tại, chân thực với bây giờ và ở đây, tâm sẽ tan chảy. Bạn mang năng lượng mặt trời vào. Chính tự tánh hiện diện trong thực tại, và hiện tại đang duy trì một năng lượng bao la. Bạn không vận hành trong tương lai, bạn cũng không vận hành vào quá khứ.
Bạn đang sở hữu một năng lượng mãnh liệt trong bạn, rằng năng lượng đó đang khởi sự tan ra thấm nhập vào trong tâm. Năng lượng là ngọn lửa. Năng lượng thuộc về mặt trời. Khi bạn không còn vận hành vào bất cứ nơi chốn nào nữa, hoàn toàn tịch lặng, bây giờ và ở đây…không chuyển động vào bất cứ nơi chốn nào..., đồng quy về chính bạn… Mọi kẻ hở chấm dứt, bởi kẻ hở phát sanh từ tham ái và sở cầu. Kẻ hở phát triển bởi tương lai. Kẻ hở bởi động lực “Hãy làm điều này. Hãy làm điều nọ. Đừng phí phạm thời gian của bạn. Hãy di động…! Hãy…” Vì vậy, có lỗ hổng. Nếu bạn là vòng tròn của ngọn lửa. Từ đó, tảng băng tuyết của tâm sẽ tan ra… Con thấy tâm vọng động như suối đổ…” Mọi sự đều sụp đổ. Toàn bộ tâm sụp đổ… Có lẽ bạn sẽ sợ hãi. Gần sự Ngộ đầu tiên này, minh sư phải cần có sự cảm thông sâu sắc, bởi ngài sẽ dạy bạn “Đừng sợ hãi. Thật là vi diệu… Hãy rơi xuống…”
Chỉ từ ngữ “Rơi xuống…” sự sợ hãi đã hội nhập, bởi sự rơi xuống có nghĩa là rơi vào vực thẳm, đánh mất mảnh đất bằng, bạn đang vận hành vào chốn bất khả tri. Sự rơi xuống mang theo một cảm giác chết… hành giả đâm sợ hãi. Bạn có bao giờ leo núi qua chưa? Đỉnh cao nhất, từ đó bạn nhìn xuống vực thẳm, bạn muốn nôn ói, run rẫy và sợ hãi. Sự sợ hãi rơi vào vực thẳm như là một cái chết.
Bạn có thể rơi vào nó. Khi tâm tan chảy, mọi sự bắt đầu tan biến. Mọi sự hiện hữu bỗng bắt đầu buông xả và rơi xuống, như căn nhà đang bị sập xuống vỡ tan từng mảnh. Bạn trở nên hỗn loạn… không còn trật tự, mọi kỷ luật tan vỡ. Bạn cố gắng tự chủ chính bạn. Những gì bạn cưỡng ép và đè nén sẽ đồng nổi bọt lên sùng sục. Chúng sẽ nổi lên trên bề mặt. Bạn sẽ thấy sự hỗn loạn khắp nơi. Bạn sẽ như một con người mất trí.
Giai đoạn đầu tiên thật khó mà vượt qua. Bất cứ những gì xã hội cưỡng ép trên bạn đồng rơi rụng, bất cứ những gì bạn đã học hỏi đồng tan chảy, bất cứ những gì bạn đã điều kiện hóa chính bạn cũng đồng sụp đổ. Tất cả mọi thói quen… mọi chiều hướng… mọi con đường Đạo đồng biến mất. Sự đồng hóa sẽ bốc hơi. Bạn sẽ không có khả năng để nhận biết bạn là ai. Đến giai đoạn này, bạn không còn nhận biết bạn là ai: danh tự, gia đình, quyền lực, danh vọng, danh dự của bạn trong thế gian, bạn nhận biết chúng, bây giờ, đột nhiên, tất cả đồng tan biến. Sự đồng hóa bị đánh mất. Bạn nhận biết nhiều thứ, nhưng trong hiện tại, bạn không nhận biết gì hết. Bạn đã từng thông thái với hằng muôn triệu cách thông thái của thế gian. Mọi sự thông thái đó đều đang rơi rớt như lá rụng, và bạn cảm giác bạn như hoàn toàn vô minh. Điều này đã xảy ra với Socrates. Đây là giây phút Ngộ đầu tiên của ông, khi ông bảo “Bây giờ tôi chỉ biết có một điều, là tôi không biết gì hết.” Huyền môn có một định nghĩa dành cho loại hành giả này, người chứng trạng thái đầu tiên. Họ gọi ông là Mast, kẻ mất trí. Ông nhìn bạn mà không nhìn bạn. Ông chạy lung tung mà không biết ông đang chạy về đâu. Ông nói huyên thuyên những điều vô nghĩa. Ông không thể trao đổi một cách mạch lạc. Ông thốt ra một từ ngữ rồi một khoảng cách sau, ông lại chêm vào thêm một từ ngữ nữa, tuyệt đối vô quan hệ và thiếu sự mạch lạc. Một câu nói, và một câu nói tiếp theo không mà không hề có một chút liên hệ gì đến những gì ông đề cập trước đó… Sự phát biểu của ông không chặt chẽ, thiếu mạch lạc, và không còn chắc chắn nữa. Ông trở nên mâu thuẫn. Bạn không thể tin cậy ông đặt câu hỏi nữa.
Trong các giai đoạn này, bạn phải cần vào dưỡng viện để có người chăm sóc bạn. Các tu viện được thành lập cũng vì vậy. Vị hành giả này không được phép sống trong xã hội. Nếu không, họ lại tưởng ông bị điên, họ sẽ nhốt ông vào nhà giam. Họ sẽ nỗ lực chữa trị cho ông. Họ sẽ lôi kéo ông xuống trạng thái bình thường… khi ông đang tăng trưởng và phát triển mãnh liệt trên bình diện của nội tại!
Ông đang phá vỡ mọi xiềng xích của xã hội. Ông phải biến thành sự hỗn loạn. Chính vì vậy, sự không nhất định của Thiền Động, chúng sẽ đưa bạn đến sự Ngộ đầu tiên. Ngay ở bước khởi sự, bạn không thể thiền tọa trong tịnh tĩnh. Bạn có thể bị lường gạt, nhưng bạn không thể ngồi yên. Không thể nào. Điều đó chỉ có thể xảy ra trong trạng thái Nhị Thiền. Trong Nhất thiền, bạn sẽ hỗn loạn, náo động. Bạn phải cho phép năng lượng của bạn vận hành để mọi áo giáp đang khoác lên người bạn sẽ bị đứt tung và mọi xiềng xích đồng sẽ bị gẫy đổ hết. Bạn biến thành người đầu tiên là ngoại nhân. Bạn không còn là trực thuộc là một thành phần của xã hội nữa. Một tu viện cần phải có, nơi chốn dành để chăm sóc cho bạn. Một minh sư cần có để bảo bạn “Đừng sợ hãi hởi con.” Người có thể khuyên bạn nên dễ dãi để mình rơi xuống. Hãy cho phép nó xảy ra. Đừng bám víu vào bất cứ cái gì, bởi nó sẽ làm chậm trể khoảnh khắc này… Hãy rơi xuống ngay! Bạn càng rơi xuống, sự mất trí sẽ càng chấm dứt sớm. Nếu bạn chậm trễ, sự điên cuồng có thể tiếp diễn lâu dài hơn.
Có hàng triệu người mất trí trong dưỡng trí viện trong toàn thế gian, người không thật sự điên, người cần một minh sư, người không cần phân tâm lý trị liệu gia. Họ có thể chứng được Nhất thiền, và tất cả những nhà phân tâm lý trị liệu đều cưỡng ép họ trở lại bình diện bình thường. Họ đang trong hoàn cảnh tốt đẹp hơn bạn. Họ đến được một bước dài của sự tăng trưởng tâm linh, nhưng sự tăng trưởng này thật kỳ dị… Giai đoạn đầu tiên phải là như vậy ở bước khởi đầu. Họ đang vượt qua giai đoạn Nhất thiền.
Bạn làm cho họ mặc cảm. Bạn bảo “Anh mất trí rồi!” Họ cố gắng che dấu. Họ nỗ lực bám víu. Họ càng bám chặt lâu hơn, sự mất trí càng theo sau họ. Chỉ mới đây, có một vài nhà phân tâm lý trị liệu, đặc biệt là R.D. Laiting52 và những người khác, nhận thức có một hiện tượng rằng có một vài người mất trí, thật sự trí tuệ không thấp hơn người bình thường. Thật sự, trí huệ của họ còn vượt bực hơn cả người bình thường. Chỉ một vài người Tây phương, loại người có tầm cảm nhận cao, nhận thức được điều này, nhưng Đông phương thì luôn nhận biết sự kiện tối vi diệu này. Đông phương không bao giờ tìm cách kiềm chế những con người mất trí. Việc đầu tiên mà người Đông phương sẽ thực hiện là sẽ đưa họ vào học viện ngay, nơi chốn mà các hành giả đang tu tập và một minh sư cũng đang có mặt.
Việc đầu tiên của thiền viện là giúp đỡ họ đạt đến trạng thái Nhất thiền. Những con người mất trí thường được tôn trọng tại Đông phương. Tại Tây phương, họ lại bị phê phán. Các y tá thường cưỡng ép họ bị giựt điện, chích Insulin, và những nhân vật cho rằng họ đang dùng trị liệu pháp đào tạo những người mất trí này, cưỡng ép họ đến mức độ trí não của họ cũng bị hủy diệt luôn, bởi sự giải phẫu của các bác sĩ. Bộ óc của họ đã bị giải phẫu, và có một vài bộ phận trong óc được lấy ra. Dĩ nhiên, họ sẽ trở lại bình thường, nhưng họ biến thành một con người đần độn, ngu muội hơn. Trí tuệ thông minh của họ đã bị đánh mất. Họ không còn mất trí nữa. Họ sẽ không phương hại đến bất kỳ ai. Họ sẽ trở thành một phần tử thầm lặng trong xã hội… nhưng bạn đã giết họ. Bạn không biết rằng họ đã đạt được tới trạng thái, điểm mà nơi một con người bình thường đang chuyển hoá thành siêu nhân. Dĩ nhiên, giai đoạn hỗn loạn này một hành giả cần phải vượt qua.
Với một vị minh sư đầy từ ái và một nhóm hành giả đầy lòng từ bi trong thiền viện, trong đạo tràng, giai đoạn này có thể giúp một hành giả đang trên bình diện Nhất thiên vượt qua dễ dàng. Mọi người với những tâm thức an lạc và dễ chịu, sẽ giúp đỡ cho họ. Vì vậy, một hành giả có thể vượt qua giai đoạn Nhị thiền dễ dàng hơn nếu có một bậc minh sư và những đồng đạo như họ hỗ trợ. Phải là như vậy bởi tất cả mọi trật tự đều được đặt để trên bạn, dù những trật tự đó không phải là những trật tự thật sự. Tất cả mọi kỷ luật đều được đặt để trên bạn.
Chúng không phải là sự trật tự của nội tại. Trước khi bạn an trú được ngat ở nội tại, bên ngoài bạn cần nên buông bỏ tất cả. Trước khi một trật tự mới phát sanh, những trật tự củ phải đồng được kết thúc hết. Sẽ có một khoảng cách. Khoảng cách đó là sự mất trí vô độ. Hành giả sẽ cảm giác như mình đang bị vấp váp… tâm vọng động như thác đổ… Họ đang rơi vào một vực thẳm sâu hun hút không đáy.
Ngay giữa giai đoạn mà họ đang vượt qua, nếu giai đoạn Ngộ thứ nhất này đã chu toàn tốt đẹp, sẽ có một trật tự mới nữa phát sinh từ nội tại, phát nguồn qua tự tánh của bạn. Hiện tại, trong bạn không còn xã hội, không còn sự đặt để bởi người khác. Không còn sự giam cầm. Một trật tự mới phát sinh với một phẩm chất tự do và siêu việt. Tự nhiên rằng, có nhiều môn đồ sẽ tìm đến bạn. Đây là sở hữu của riêng bạn. Không còn một ai đòi hỏi bạn. Không còn ai sẽ bảo “Hãy làm việc này…” Bạn đơn thuần chuyển hoá…
“Khoảng thời gian sau, tâm sẽ hiền hòa,
Và êm dịu như dòng sông Hằng…”
Sự vấp váp, tiếng thác đổ đã chấm dứt, bạn không còn vọng động nữa. Đây là Nhị thiền. Bạn trở thành một dòng sông Hằng, trôi chảy hiền hòa, thậm chí không một âm thanh vang động. Bạn bước đi nhẹ nhàng như một chú rể, thinh lặng và cao nhã. Một sự quyến rũ mới mẻ xảy ra trong tự tánh của bạn… một trạng thái tràn đầy ân huệ và cao quý.
Đây là giai đoạn thứ hai nơi chúng ta bắt gặp tất cả mọi vị Phật điển hình trên các pho tượng. Tam thiền không thể bắt được, chỉ có Nhất thiền, hoặc Nhị thiền. Tất cả các chư Phật, các đấng giác ngộ Tirthankaras của Kỳ nan giáo… đều có thể tìm thấy trên các pho tượng của họ, tất cả những đặc tính cao nhã, ân huệ, và sự tròn đầy vi tế trong pháp thân, nữ tính của họ. Họ không có đặc tính nam tính. Họ có vẻ nữ tính, tròn đầy, với những đường cong đầy nữ tính. Sự kiện này biểu hiện thân nội tại của họ có một tính chất mềm mỏng, êm dịu, hiền hòa, đằm thắm, và không một vẻ gì năng nổ trong họ. Các thiền sư, Bồ Đề Đạt Ma, Lâm Tế, và Lâm Chi. Chân dung của họ biểu hiện họ đang trên trạng thái Nhất thiền. Vì vậy, họ đầy tính chất dương cương. Họ giống nhau như Sư Tử Hống. Họ giống như họ đang sẵn sàng sát hại bạn. Nếu bạn nhìn vào đôi mắt họ, đôi mắt của họ như hỏa diệm sơn, một đôi mắt rực lửa đỏ như đang ném về hướng bạn với tia nhìn đầy hoang dã. Trong họ như tỏa sáng một luồng điện lực. Chân dung của họ được phác họa ở trạng thái thứ nhất đều có những lý do trùm kín. Tất cả các thiền nhân đều thấu hiểu rằng. Nhất thiền là một giai đoạn tối quan trọng. Nếu bạn đã thấy được chân dung của Bồ Đề Đạt Ma ở trạng thái Nhất Thiền này, bạn nên nhận thức rằng khi những trạng thái như vậy xảy ra, bạn không nên sợ sệt, thậm chí cả sự kiện bạn đâm ra sợ hãi đến cái nhìn nẩy lửa của Bồ Đề Đạt Ma. Nếu bạn luôn quan sát các chư Phật, và các bậc Giác ngộ lúc họ đang trong sự vắng lặng an lạc, trong sự tuôn chảy êm dịu hiền hòa như một dòng sông, kết hợp với nét tao nhã tròn đầy nữ tính của họ, bạn sẽ vô cùng sợ hãi khi bạn cảm giác được đặc tính dương cương mãnh liệt bắt nguồn qua nữ tính thanh nhã này của bạn, khi bạn đang trên một giai đoạn chuyển hoá trở thành một con sư tử… Chính xác là như vậy, một hành giả sẽ khởi sự gầm lên những cơn Sư tử hống mãnh liệt… và bạn bỗng biến thành dòng thác đổ… mãnh liệt và vũ bảo!
Vì vậy, tại sao trong thiền, trạng thái dương cương được thể hiện qua nhiều tác phẩm chân dung. Dĩ nhiên, cũng có những họa phẩm phác họa hình ảnh các chư Phật đang tĩnh tọa trên bục thờ, nhưng đó là trạng thái kế tiếp. Khi tâm bạn đang trong giai đoạn vắng lặng, thì bạn sẽ không có vấn đề gì. Tại Ấn Độ, Nhị thiền được các hành giả xem trọng quá mức nên sự kiện đó trở thành một chướng ngại lớn trên con đường tu tập của họ. Một hành giả phải thấu hiểu từ bước đầu tiên mọi kinh nghiệm giác ngộ sẽ diễn tiến như thế nào. Một vị Phật đã sẵn sàng chuyển hoá trở thành một bản thể toàn thiện. Kinh nghiệm này có thể xảy ra với bạn, nhưng giữa khoảng cách từ bạn đến vị Phật đang thành xảy ra… thì có những kinh nghiệm diễn tiến như một kinh nghiệm điên cuồng… Chuyện gì xảy đến khi bạn chấp nhận những kinh nghiệm mất trí này? Bạn có cho phép chúng xảy ra hay không?
Những thể nghiệm này tự nó sẽ lắng đọng. Những trật tự xã hội ép đặt trên bạn, đơn thuần tan biến. Bao nhiêu kiến thức mà bạn góp nhặt cũng không còn tồn tại. Tất cả những gì bạn biết về mọi kinh điển cũng không còn tồn tại nữa. Có một thiền sư đã đốt hết tất cả mọi kinh tạng của ông… Chân dung của ngài là một trong những bức chân dung nổi tiếng nhất. Sự kiện này thường xảy ra trong trạng thái thứ nhất. Một thiền giả hỏa thiêu hết tất cả mọi kinh điển. Ông ném hết tất cả mọi kiến thức.
Tất cả những gì bạn đã sở hữu, bạn sẽ xem chúng đều là thứ rác rưởi và rách nát. Hiện tại, chân lý đang phát sanh. Bạn không cần phải vay mượn từ một ai nữa, nhưng dù sao, bạn phải cần một chút thời gian vượt qua quá trình này, chỉ như một hạt giống đang cần thời gian để nẩy mầm. Nếu bạn có thể vượt qua kinh nghiệm động loạn này, kinh nghiệm thứ hai tiếp theo sau sẽ cực kỳ dễ dàng hơn qua quá trình hài hoà của nó. Bạn thanh tịnh và vắng bặt. Mọi kinh nghiệm đều lắng đọng, chỉ như dòng sông Hằng đang lững lờ trôi giạt qua đồng bằng. Khi nguồn nước vượt qua trên các ngọn đồi, nó gầm lên như tiếng gầm của sư tử. Khi nguồn nước tuôn tràn mãnh liệt ầm ầm dội xuống từ trên đỉnh núi cao nhất xuống vực thẳm sâu thẳm nhất, những giọt nước bắn tung tóe trong sự hỗn loạn, và từ đó, nguồn nước trở nên hiền hòa hơn, từ từ trôi giạt qua đồng bằng, rời bỏ những ngọn đồi, thung lũng và hồ sâu. Địa hình đã bắt đầu thay đổi. Dòng nước êm dịu trong sự bình lặng tột cùng. Thậm chí, bạn không thể nào nhận biết dòng nước còn đang trôi lững lờ hay không. Mọi sự vận hành như không còn vận hành, đầy chất tự tại…
Khi bạn đã đạt đến quả vị thành tựu bằng tâm vô sở cầu… bạn không còn tìm kiếm đến bất cứ mục tiêu gì nữa. Bạn không vội vã, không gấp rút. Bạn chỉ thưởng thức… và tận hưởng mỗi giây phút…
“Và êm dịu như dòng sông Hằng…”
Kinh nghiệm thứ hai này mang đầy tính chất tuyệt đối, tĩnh lặng, vắng bặt, tự tại, hài hoà, tịnh tĩnh, tập trung, an lạc, yên nghỉ, thoải mái, và sau đó…
“Và cuối cùng, tâm như đại dương bao la
Mọi ánh sáng của con và Mẹ, hợp lại thành Một…
Như trăm sông đổ vào biển cả…”
Đột ngột, nguồn nước trở nên êm dịu như going sông Hằng, cuối cùng cũng đến được vùng đại dương xanh thẳm mênh mông, bao la… trong vô hạn… và vô biên giới. Bây giờ, nguồn nước không còn là một dòng sông nữa… mà đã trở thành là Một với biển rộng… Nguồn nước không còn là một cá thể, và không còn tự ngã nữa…
Thậm chí, ngay trong kinh nghiệm thứ hai này, vẫn còn ẩn chứa một tự ngã cực kỳ vi tế. Tín đồ Ấn giáo thường sử dụng hai từ ngữ để giải thích kinh nghiệm này. Họ gọi từ ngữ này là Ahamkra, Tự ngã, cái mà bạn đang sở hữu. Từ thứ hai họ gọi là Asmita, Amness, Vô ngã. Khi bạn tuyên bố. “Ta là…” Nó là một tự ngã đã hoàn toàn vắng bặt. Không một ai có thể cảm giác nó. Nó cực kỳ thụ động, và không năng nổ. Nó sẽ không lưu lại dấu vết bất cứ nơi chốn nào, nhưng nó vẫn hiện hữu. Thiền giả sẽ cảm nhận được thiền giả là… Vì vậy, kinh nghiệm này còn được gọi là Nhị thiền: Dòng sông Hằng êm dịu lững lờ trôi, dĩ nhiên, vô cùng thật tự tại, bình yên, nhưng nó vẫn là… nó. Đây là Asmita, Đây là Amness. Từ “T” buông bỏ, và mọi điên cuồng của “Ta” đều chấm dứt. Sự năng nổ, sự dương oai “Ta” không còn hiện diện, trạng thái Vô ngã cực kỳ vắng bặt theo sau, bởi dòng sông còn có những bờ sông. Dòng sông vẫn vô biên giới. Nó vẫn cách biệt. Nó vẫn còn có nhân tính riêng. Với tự ngã, cá nhân đã buông bỏ nhưng đặc tính cá nhân vẫn hoàn toàn còn tồn tại. Cá nhân là một thực thể bên ngoài. Cá nhân tính là thực thể của nội tại. Cá nhân dành cho con người. Nó là phòng trưng bày, nơi trang trí. Bạn hãy buông bỏ. Vì nó là chiếc bóng của tự ngã. Còn lại cảm giác vô ngã, “Ta…” thay vì “là…” chỉ là một chiếc bóng âm thầm mờ mịt của nó. Từ “Ta” là một trọng tâm sâu hun hút.
Ngay ở trạng thái thứ hai, Asmita, đã buông bỏ rồi. Bây giờ, Amness trở nên trọn vẹn hơn, không còn là một chiếc bóng… Rồi tiếp đó là Atma: Amness xả bỏ. Đây là cái mà Tilopa gọi là Vô ngã. Bạn là… nhưng bạn không còn tự ngã. Bạn là… nhưng bạn vô biên giới. Dòng sông đã trở thành đại dương.
Dòng sông đang ngự trị trong nguồn nước của đại dương. Nó đã trở thành một với biển cả. Cá nhân tính không còn hiện diện, hoàn toàn vô biên giới. Một chân Tánh hiện hữu như một vật vô thể. Nó là một sự trống rỗng bao la. Nó đã là bầu trời. Tự ngã như vầng mây đen bao phủ trên bầu trời. Amness. Còn Asmita, như vầng mây trắng trên bầu trời xanh trong vắt. Atma thì không còn vầng mây, chỉ còn một lại bầu trời…
“Và cuối cùng, tâm như đại dương bao la
Mọi ánh sáng của con và Mẹ, hợp lại thành Một…
Như trăm sông để vào biển cả…”
Khi bạn trở về cội nguồn nguyên thủy, trở về với đấng từ mẫu, vòng tròn đã thành tựu. Bạn phải trở về nhà, và tan biến cùng cội nguồn nguyên thủy. Sông Hằng đã trở về nguồn nước của sông Hằng. Dòng sông đã trở về cội nguồn nguyên thủy của nó sau khi hoàn tất một chuyến du hành vòng tròn. Bây giờ, bạn là... nhưng kinh nghiệm này đã hoàn toàn khác xưa kia. Tốt nhất là bạn nên nói bạn không là… Đây là một kinh nghiệm nghịch lý nhất. Đây là một trạng thái khó mà diễn đạt và biểu lộ qua ngôn từ. Hành giả phải nếm trọn vẹn hương vị ngọt ngào của nó. Kinh nghiệm này là những kinh nghiệm mà Tilopa gọi là Đại Thủ Ấn… Sự Chứng Đắc Tối Thượng…, sự An Lạc Tối Hậu… Bạn đã trở về nơi bạn đã ra đi. Hành trình đã kết thúc.
Không những cuộc hành trình đã chấm dứt, nhưng người du sĩ không còn hiện diện nữa. Không chỉ cuộc du hành đã kết thúc biểu hiện qua con đường Đạo, nhưng mục tiêu của bạn đã không còn… Bây giờ… Không còn gì hiện hữu… nhưng Thượng Đế… là… Một chiếc bàn có thể hội nhập vào sự vô sanh, một căn nhà có thể là vô sanh, nhưng Thượng Đế thì không thể. Vì vậy, không được xem là tốt đẹp lắm khi chúng ta cho rằng Thượng Đế hiện hữu. Thượng Đế đơn thuần là… Ngài không thể hội nhập vào chốn vô sanh. Đây là một Chân tánh thực thể… Đây là Đại Thủ Ấn…
Nên nhớ kỹ sự khác nhau này. Một cái bàn hiện diện, một căn nhà hiện diện. Thân biến mất, nhưng nó hiện hữu. Tâm biến mất, nhưng nó hiện diện… Con đường Đạo chấm dứt, nhưng nó vẫn hiện hữu… Mục tiêu biến mất, nhưng nó hiện hữu… Chỉ còn sự thanh tịnh của Chân Như… một chiếc gương trống rỗng…, một bầu trời trống rỗng…, một bản thể trống rỗng… Kinh nghiệm này là những kinh nghiệm mà Tilopa gọi là Đại Thủ Ấn. Kinh nghiệm này là kinh nghiệm Tối Thượng Chân Như. Cuối cùng, không có gì siêu vượt trên nó… Nó là đặc tính “siêu việt…”
Hãy nhớ kỹ ba quá trình kinh nghiệm của Thiền: Bạn sẽ phải vượt qua chúng. Trong kinh nghiệm Động loạn, mọi sự gần như hỗn loạn. Bạn không còn đồng hóa với bất cứ một sự vật gì của thế gian. Tất cả đều buông xả và hoàn toàn sụp đổ… Bạn sẽ hoàn toàn trở nên mất trí. Bạn hãy quán chiếu nó. Bạn hãy cho phép nó. Bạn hãy vượt qua nó. Tôi xin bạn đừng sợ hãi. Tôi sẽ hiện diện nơi đây, và bạn không cần phải sợ sệt. Tôi biết giai đoạn này sẽ qua đi. Tôi luôn nhận biết giai đoạn này sẽ qua đi. Tôi có thể trấn an bạn. Ngoại trừ kinh nghiệm này phải qua đi, nếu không, sự thanh tịnh tối thượng, tràn trề ân huệ, và sự tịnh tĩnh toàn hảo của một vị Phật sẽ không xảy ra với bạn. Hãy để những kinh nghiệm này qua đi. Chúng sẽ là những cơn ác mộng. Tất cả mọi quá khứ của bạn sẽ được rửa sạch. Quá trình này sẽ là một quá trình thanh lọc mãnh liệt. Tất cả mọi quá khứ của bạn sẽ vượt qua trên ngọn lửa.
Bạn sẽ trở thành một loại vàng nguyên chất. Tiếp đó, là giai đoạn thứ hai. Giai đoạn đầu tiên tất nhiên bạn phải vượt qua, rồi. Có lẽ bạn sẽ sợ hãi và tìm đủ mọi cách trốn tránh. Giai đoạn thứ hai có một sự nguy hiểm. Một sự tối nguy hiểm kỳ bí hơn trên quá trình kinh nghiệm này. Giai đoạn đầu tiên sẽ qua đi. Bạn phải nhận biết nó đang qua đi. Kinh nghiệm này sẽ qua đi. Bạn chỉ có một chút cần thời gian, và lòng tin cậy. Giai đoạn thứ hai tuy cực kỳ nguy hiểm. Có lẽ bạn sẽ bám chặt vào quá trình này, bởi kinh nghiệm này quá vi diệu: Thiền giả sẽ muốn sống trong kinh nghiệm này mãi mãi và mãi mãi. Khi dòng sông nội tại tan chảy êm dịu vào dòng tịch lặng, hành giả chỉ muốn bám chặt vào hai bên bờ sông. Hành giả không muốn tìm đến bất cứ nơi nào khác nữa. Nơi này đã quá tối vi diệu tối cực lạc rồi. Vì vậy, giai đoạn hai đối với những hành giả quả là quá cực kỳ nguy hiểm.
Một minh sư phải cần trấn an bạn rằng giai đoạn đầu tiên sẽ qua đi. Một minh sư phải cưỡng ép bạn để bạn sẽ không bám chặt vào kinh nghiệm của quá trình thứ nhì này. Nếu bạn quá bám chặt vào kinh nghiệm này, chúng sẽ lững lờ nơi đó. Có nhiều hành giả bám víu vào Nhị thiền bởi họ quá dính mắc vào nó. Nó quá siêu việt, và quá vi diệu. Hành giả muốn được yên nghỉ nơi đó. Tất nhiên, hành giả sẽ bị rơi xuống bình diện tiếp theo. Bạn hãy tỉnh thức, hãy luôn tỉnh thức… Giai đoạn này rồi cũng sẽ qua đi… Hãy luôn quán chiếu để bạn không còn bám víu… Nếu bạn quán chiếu được nỗi sợ sệt của bạn trong giai đoạn đầu tiên, và nếu bạn quán chiếu sự tham ái của bạn ở giai đoạn thứ hai này… thì tôi khuyên bạn nên hãy nhớ kỷ (kỹ) rằng, sự sợ sệt và tham ái là hai cách trốn tránh chính mình. Trong sự tham ái, bạn muốn bám víu, nhưng cả hai cũng sẽ đều như nhau. Hãy luôn luôn quán chiếu sự sợ hãi này của bạn. Hãy luôn luôn quán chiếu sự tham ái này của bạn, và hãy cho phép sự chuyển động tiếp diễn trong bình diện tâm thức này của bạn. Tôi khuyên bạn đừng nỗ lực ngăn trở quá trình kinh nghiệm này của nó. Bạn có thể bị trì trệ. Sông Hằng không thể trôi giạt trong êm dịu. Nó sẽ biến thành vũng ao tù nước đọng. Tuy hoàn mỹ và cực kỳ an lạc, nhưng quá trình này sẽ kết thúc sớm. Quá trình này sẽ ô nhiễm. Nó sẽ khô cạn. Không sớm thì muộn, mọi bình diện tâm thức mà bạn đạt được sẽ bị đánh mất.
Hãy tiếp tục vận hành. Sự chuyển động phải vĩnh viễn… Nên nhớ kỹ! Nó là cuộc hành trình vô tận. Hãy càng vượt xa hơn càng tốt. Hãy cho phép tất cả mọi kinh nghiệm tâm thức xảy ra. Đừng sở cầu! Đừng đòi hỏi! Đừng tự mình vượt qua! Nhưng hãy cho phép tất cả xảy ra. Sự nguy hiểm thứ ba trong quá trình kinh nghiệm tâm thức này sẽ đến khi sông Hằng đổ vào đại dương. Đây là giai đoạn cuối cùng nhất…Và bạn sẽ đánh mất chính bạn…
Đây là một sự chết tối hậu. Có vẻ như là một sự chết tối hậu, rung động dữ dội trước khi tất cả đồng rơi xuống. Thậm chí, nguồn nước sông Hằng có vẻ như đang trôi ngược dòng. Tất cả mọi tư duy bắt nguồn từ quá khứ và vị lai, thời gian êm ái và những quá khứ diễm tuyệt thần tiên trên đồng bằng, kể cả hiện tượng năng lượng mãnh liệt trên các đỉnh đồi cao ngất, và những tảng băng tuyết lạnh lẽo.
Giây phút cuối cùng khi sông Hằng đổ ra biển cả, nguồn nước gần như đang chần chờ một chút nữa. Nguồn nước như muốn qua đầu nhìn lại, tư duy đến những ký ức, mọi kinh nghiệm tuyệt vời của tất cả. Tôi khuyên bạn hãy quán tưởng kinh nghiệm này ngay. Đừng chần chờ… Khi nguồn nước đại dương ào ạt tuôn đến, bạn hãy cho phép nguồn nước hội nhập, tan chảy và biến mất… Chỉ có điểm cuối cùng, bạn có thể là một với minh sư, mà không bao giờ trước đó. Bạn hãy giã từ minh sư của bạn và tự biến mình thành dòng đại dương mênh mông, nhưng trước giây phút đó, bạn hãy cần đôi tay của người đã kinh nghiệm qua, dẫn dắt bạn....
Tâm có khuynh hướng trốn tránh mọi mối quan hệ thân mật với minh sư. Sự kiện này sẽ trở thành một chướng ngại khi bạn được điểm đạo để được trở thành một hành giả với sự bất cam kết. Bạn không muốn cam kết với thầy, dù rằng bạn rất mê say học hỏi, nhưng bạn không thể học hỏi được qua sự bất cam kết. Bạn không thể học hỏi từ bên ngoài. Bạn phải hội nhập ngay vào đền thờ nội tại Chân Tánh của minh sư. Bạn phải tự mình cam kết.
Thiếu sự cam kết này, bạn không thể tăng trưởng. Thiếu nó, bạn có thể học hỏi thêm một chút nữa. Bạn có thể tích tụ thêm một mớ kiến thức nhất định… nhưng sẽ không thể giúp đỡ được gì cho quá trình tâm linh của bạn. Thay vì vậy, nó sẽ là một gánh nặng. Sự cam kết sâu sắc cần phải có. Thật ra, một sự cam kết phải tuyệt đối hoàn toàn, bởi vì sẽ có nhiều kinh nghiệm xảy ra trong quá trình đắc ngộ. Nếu bạn chỉ đứng bên ngoài bờ ngoại vi, và nếu bạn chỉ muốn học hỏi như một người khách viếng thông thường, thì bạn không thể nào kinh nghiệm được những bình diện của nhiều trạng thái giác ngộ ở nhiều giai đoạn như vậy xảy ra. Chuyện gì xảy đến khi cái Ngộ thứ nhất xảy ra? Chuyện gì xảy ra với bạn khi bạn bị mất trí? Bạn không bị mất mát gì hết khi bạn cam kết với một minh sư. Với sự cam kết này, bạn sẽ lợi lạc rất nhiều. Bạn sẽ không bị mất mát gì hết, bởi bạn không có gì để đánh mất. Bạn không có gì để sợ hãi về sự cam kết này. Nhưng vẫn vậy, con người vẫn luôn tỏ ra họ vô cùng khôn khéo. Họ muốn học hỏi mà họ không bao giờ chịu cam kết. Sự kiện này sẽ khó thể xảy ra, bởi không thể nào.
Nếu bạn thật sự chân thành, nếu bạn là một người tầm đạo trung hậu và kiên trì… Tôi khuyên bạn hãy tìm đến một vị minh sư mà bạn có thể vận hành trong sự cam kết sâu sắc nhất. Với vị thầy mà, bạn có thể cùng ngài lao mình vào chốn bất khả tri. Thiếu điều kiện này, bạn sẽ lang thang trong hằng vô lượng kiếp, và bạn sẽ mãi mãi lang thang. Thiếu điều kiện này, sự Chứng Đắc Tối Thượng thật không thể nào. Hãy dũng cảm và hãy lao mình vào.
Chú thích:
52 Ronal David Laing: (07/10/1927-23/08/1998), bác sĩ phân tâm lý gia người Scotland. Nghiên cứu về hội chứng bịnh tâm thần và mất trí, ảnh hưởng bởi tư tưởng triết lý hiện sinh.
Xem tiếp Phụ lục – Quay về Mục lục
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét