GIỚI THIỆU DHAMMAPADA: CON ĐƯỜNG CỦA PHẬT (12 TẬP)
Tôi được bảo rằng The Dhammapada là tuyển tập lớn nhất những lời kinh có ý nghĩa nhất của Phật Gautam, và như thế, qua nhiều năm, đã nảy sinh ra vô số cách diễn giải của những người diễn giải Phật giáo.
Vậy thế giới có thực cần thêm một người diễn giải nữa không? Và có thể có liên quan gì trong lời bình chú mười hai tập về điều được gọi là Các bước tới điều tối thượng, những bài nói về lời kinh từ con đường xưa ngược lại khi nói cho con người sắp chuyển sang thế kỉ tiếp trong sự chắc chắn ngày càng tăng rằng anh ta đang đối diện với sự triệt tiêu tối thượng?
Điều làm cho tuyển tập này thành hiếm hoi là ở chỗ nó chứa những lời bình chú của một thầy đã chứng ngộ, Osho, về một thầy khác, Phật - hay ít nhất thì cũng về lời của ông ấy.
Mãi cho tới nay chỉ có các nhà trí thức nỗ lực chiếu vài tia sáng lên điều Phật đã cố gắng truyền đạt cho đệ tử của ông ấy - và thông điệp của Phật chẳng liên quan gì tới trí tuệ cả. Cho nên mọi cố gắng tinh thần, dù chân thành và có chủ định đến đâu, không thể cho độc giả ngay cả một luồng hơi nhẹ của điều Phật nói tới. Chỉ người nào đã kinh nghiệm ngọn nguồn mà từ đó lời của Phật xuất phát mới có đủ phẩm chất để biện minh cho bản thể chói sáng siêu phàm đó.
Osho khớp cho yêu cầu đó. Không chỉ bởi vì người đã đạt tới cùng chiều cao tâm thức như Phật. Thực ra, trong hai mươi nhăm thế kỉ qua tâm thức con người đã phát triển. Bản thân Phật đã nói về trạng thái bên ngoài chứng ngộ. Trong Osho chúng ta thấy con người đã tiến hoá xa nhất theo khả năng của mình.
Những lời bình chú của Osho không phải là lời “bình chú vòng vo” hay “bình chú về” hay thậm chí “về”; thay vì thế, Osho có cách thức dường như đi vào chính tâm điểm của bản thân Phật - hay có lẽ Phật đi vào trong người; hay hai người gặp nhau và trở thành một. Bất kì lời giải thích nào, kết quả là ở chỗ qua Osho, lời của Phật có tác động, sự gần gũi, tính đậm đà làm cho những lời bình chú của các học giả dường như thành xanh xao vô vọng.
Osho đã nói về nhiều nhà huyền môn, chắc chắn có ý nghĩa nhất: từ Pythagoras, Plotinus, và Heraclitus ở Hi Lạp, cho tới Mahavira, Krishna, Kabir, Mansoor, Nanak, Gora, Gorakh, Sarmad ở Ấn Độ; đến Lão Tử, Trang Tử, Liệt Tử, Basho, Rinzai, Nansen, Hyakujo, Joshu, Sosan ở Trung Quốc và Nhật Bản; từ Jesus, Rumi và Rabia cho tới những người đương đại Ramakrishna, Raman Maharshi, Gurdjieff và Krishnamurti. Những người trong chúng ta đã từng nghe những bài nói này đều cảm thấy rằng dù người nói về ai, cùng một hiện tượng này xảy ra: Osho không chỉ nói về Jesus hay Joshu - người trở thành họ.
Khi nói điều đó, một điều rõ ràng là tình yêu mà Osho có với Phật là duy nhất và rằng sự đồng cảm mà Osho cảm thấy với ông ấy là kéo dài nhất. Trong suốt ba mươi nhăm năm nói chuyện, nhiều lần Osho đã đưa Phật vào, với những giai thoại trong cuộc đời ông ấy hay nói tới lời ông ấy cho các đệ tử. Dường như là thông điệp của Gautama tới gần nhất với tinh hoa của thông điệp của Osho. Thực ra, những lời công khai cuối cùng cho các đệ tử của người - thốt ra ngày 10 tháng 4 năm 1989 - là:
Nhớ bản thân bạn là vị phật là kinh nghiệm quí giá nhất, bởi vì nó là cái vĩnh hằng của bạn, nó là cái bất tử của bạn. Nó không phải là bạn, nó là chính sự tồn tại của bạn. Bạn là một với những vì sao và cây cối và bầu trời và đại dương. Bạn không còn tách biệt. Lời cuối cùng của Phật là sammasati. Nhớ rằng bạn là vị phật. Sammasati. (Trích Cương lĩnh thiền)
Bạn đã hỏi - hay tôi đã hỏi cho bạn - về sự liên quan của những lời kinh này trong những ngày dữ dội đang tăng lên mà chúng ta tỉnh dậy mỗi sáng, cho những lúc mà chúng ta dường như bận tâm toàn bộ tới việc tìm ra cách thức hiệu quả nhất để kết thúc bản thân mình là đám đông.
Lời kinh đầu tiên trong Dhammapada nói:
Lời kinh đầu tiên trong Dhammapada nói:
Chúng ta là điều ta nghĩ.
Mọi điều ta là đều nảy sinh bằng ý nghĩ của chúng ta.
Với ý nghĩ của mình chúng ta tạo ra thế giới.
Nếu sáng suốt của Phật là cách mạng vào thời đó, điều được chấp nhận rộng rãi ngày nay là chúng ta tạo ra bản thân mình, và do vậy, tạo ra thế giới của mình. Nhiều người trong chúng ta bắt đầu hiểu rằng điều chúng ta đang đối diện là một thế giới vốn là công trình của một nhân loại bị chia rẽ, bị đè nén, mất quân bình, bất hạnh. Không mấy người trong chúng ta đã hiểu được làm sao cái đống dường như lộn xộn không thể bỏ được này, được gọi là con người hiện đại, có thể tạo ra một thực tại hoàn toàn khác - một thế giới của hài hoà và sáng tạo. Gautam đã biết tới câu trả lời, câu trả lời mà mọi nhà huyền môn đã dâng hiến: nâng tâm thức lên qua thiền, suy nghĩ đúng, nhận biết, sammasati.
Lời kinh của Phật Gautam cần thiết cho ngay bây giờ hơn bao giờ hết.
Vậy mà bởi vì Phật đã nói với một tỉ lệ nhỏ dân số thế giới vào một thời kì nào đó, trong một tỉnh Bihar nhỏ bé tại Ấn Độ, ngôn ngữ của ông ấy nhất định có hạn chế lên sự hấp dẫn của ông ấy đối với những người hai mươi nhăm thế kỉ sau.
Đi vào Osho: một người có thính giả trong mười lăm năm qua đã bao gồm người Mĩ, Úc, Áo, Bỉ, Anh, Canada, Trung Quốc, Hà Lan, Pháp, Phần Lan, Đức, Ấn Độ, Italia, Ai Len, Nhật, Mĩ Latinh, Niu Di lân, Na uy, Nga, Tây ban nha, Thuỵ sĩ, Thuỵ Điển. Nhận diện và bao quát các cách diễn đạt ngôn ngữ và văn hoá của việc đan xuyên nhân loại, Osho có khả năng nói với đàn ông và đàn bà đương đại, dù họ là ai, dù họ ở bất kì đâu trên trái đất này.
Cũng phải nói thêm rằng, người có một chiều hướng khôi hài báng bổ - với những người coi nghiêm chỉnh là thiêng liêng - và có tài dễ dàng tìm ra đúng chuyện đùa cho đúng hoàn cảnh. Người sẽ giải thích ý nghĩa của lời Phật, tathata - chấp nhận - thế này:
Một người có ba sợi tóc trên đầu đi vào một cửa hiệu cắt tóc và yêu cầu được gội đầu, sấy tóc và tết tóc. Thợ cắt tóc bắt đầu làm việc, nhưng anh ta khiếp hãi quá, vài khoảnh khắc sau một sợi tóc rơi ra.
“Không sao,” quí ông này nói. “Tôi sẽ đeo sợi tóc rụng vào giữa.”
Người thợ cắt tóc đặt một sợi tóc cẩn thận sang bên phải, và nhặt sợi thứ hai lên khi nó rụng ra. Ông ta mất tinh thần và bối rối.
“Đừng lo,” khách hàng nói, “Tôi sẽ làm cho tất cả tóc tôi rối tung lên!”
Nếu tôi phải chọn giữa phần bình luận ba trang về từ nguyên học và những điều ngụ ý về tathata, và chuyện đùa dịu ngọt, tôi biết tôi sẽ chọn cái nào.
Khi đem lại những lời của Phật cho thời hiện đại, sự duyên dáng và vẻ yêu kiều bẩm sinh trong cách diễn đạt chứng ngộ không hề mất đi, nhưng điều kì diệu là chỉ có thêm vào. Sự trong sáng đáng kính nể và kinh nghiệm về điều tối thượng trong cực lạc tràn ngập khắp bài nói của Osho. Lời người, hay lời Phật qua người, chưa bao giờ là sáo rỗng hay dung tục mà mang hơi thở thi ca, bất biến.
Chẳng hạn, khi nói về yêu, Người nói: “Yêu, và trái đất này lại trở thành thiên đường. Và cái đẹp mênh mông này của tình yêu là ở chỗ nó không có tham chiếu. Tình yêu tới từ bạn không vì lí do nào cả. Nó là phúc lạc tràn ra của bạn, nó là sự chia sẻ trái tim của bạn. Nó là sự chia sẻ bài ca của bản thể bạn... Chim hót buổi sáng, tiếng cúc cu vang vọng từ khoảng xa... chẳng bởi lí do nào. Trái tim chỉ tràn đầy vui vẻ đến mức bài ca buột ra.”
Osho đã gợi ý rằng có một cách đặc biệt để tiếp cận tới sách như khi bạn cầm trong tay. “Đương đầu với chúng bằng im lặng lớn lao, hệt như tấm gương, chỉ phản xạ, không diễn giải; thế thì bạn sẽ có khả năng thấy ý nghĩa thực, nghĩa của chúng - không phải là nghĩa của bạn áp đặt lên nghĩa của chúng.”
Trong khi đọc những trang này bạn có thể muốn nhớ trong đầu - hay tốt hơn, trong vô trí - rằng những bài nói được chuyển giao trong Dhammapada này không chỉ là một tuyển tập những lời. Cái đẹp qua lời của Osho là, trước hết người nhắc nhở chúng ta rằng nhiều nhất chúng chỉ vận hành như đôi cánh để chuyển vận phần thực chất hơn của điều người đang cố gắng chia sẻ - điều mà không thể được nói ra, điều mà nằm giữa các âm thanh: im lặng.
Chừng nào chúng ta chưa có khả năng hiểu được im lặng không bị pha loãng, những tập sách này có thể dùng như một trong những cây cầu đẹp nhất giữa lời và vô lời.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét