CHƯƠNG 1. CHÚNG TA LÀ ĐIỀU TA NGHĨ
Chúng ta là điều ta nghĩ.
Mọi điều ta là đều nảy sinh bằng ý nghĩ của chúng ta.
Với ý nghĩ của mình chúng ta tạo ra thế giới.
Nói hay làm với tâm trí không thuần khiết.
Và rắc rối sẽ theo ông
Như bánh xe theo trục kéo chiếc xe.
Chúng ta là điều ta nghĩ.
Mọi điều ta là đều nảy sinh bằng ý nghĩ của chúng ta.
Với ý nghĩ của mình chúng ta tạo ra thế giới.
Nói hay làm với tâm trí thuần khiết.
Và hạnh phúc sẽ theo ông
Như cái bóng của ông, không lay chuyển được.
“Nhìn cách nó xúc phạm tôi và đánh tôi.
Cách nó quật tôi xuống và cướp bóc tôi.”
Sống với ý nghĩ như vậy và ông sống trong ghét.
“Nhìn cách nó xúc phạm tôi và đánh tôi.
Cách nó quật tôi xuống và cướp bóc tôi.”
Bỏ ý nghĩ như vậy, và sống trong yêu.
Trong thế giới này
Ghét chưa bao giờ xua tan ghét.
Chỉ yêu xua tan ghét.
Đây là luật,
Cổ đại và vô tận.
Ông cũng sẽ mất đi
Biết điều này, làm sao ông có thể cãi lộn?
Gió thổi đổ cây mảnh mai dễ làm sao.
Tìm hạnh phúc theo nghĩa này,
Mê đắm trong ăn và ngủ,
Và ông cũng sẽ bị bật rễ.
Gió không thể lật đổ núi.
Cám dỗ không thể chạm tới người,
Người thức tỉnh, mạnh mẽ và khiêm tốn,
Người làm chủ bản thân mình và lưu tâm tới luật.
Nếu ý nghĩ của một người là bùn lầy,
Nếu người đó coi thường và đầy những giả dối,
Làm sao người ấy có thể mặc áo thụng vàng?
Bất kì ai là người chủ bản tính riêng của mình,
Sáng sủa, trong vắt và đúng đắn,
Người đó quả thực có thể mặc áo thụng vàng.
Các bồ tát yêu mến của tôi ơi... Vâng, đó là cách tôi nhìn vào các bạn. Đó là cách các bạn phải bắt đầu nhìn vào bản thân mình. Bồ tát có nghĩa là vị phật về bản chất, vị phật còn trong hạt mầm, vị phật còn ngủ, nhưng với mọi tiềm năng thức tỉnh. Theo nghĩa đó mọi người đều là bồ tát, nhưng không phải mọi người đều có thể được gọi là bồ tát - chỉ những người đã bắt đầu mò mẫm đi tìm ánh sáng, người đã bắt đầu khao khát bình minh, trong trái tim người đó hạt mầm không còn là hạt mầm mà đã trở thành chồi, đã bắt đầu lớn lên.
Bạn là bồ tát bởi vì khát khao của bạn được có ý thức, được tỉnh táo, bởi vì cuộc truy tìm của bạn về chân lí. Chân lí không xa xôi, nhưng có rất ít người may mắn trên thế giới khao khát về nó. Nó không xa xôi gì nhưng đạt tới nó là gian nan, là vất vả. Việc đạt tới là vất vả, không phải bởi vì bản chất của nó, mà bởi vì đầu tư của chúng ta vào dối trá.
Chúng ta đã đầu tư hết kiếp nọ tới kiếp kia vào dối trá. Đầu tư của chúng ta nhiều đến mức chính ý tưởng về chân lí làm cho chúng ta kinh khiếp. Chúng ta muốn né tránh nó, chúng ta muốn thoát khỏi chân lí. Dối trá là cách trốn thoát đẹp - những giấc mơ thuận tiện, thoải mái. Nhưng mơ chỉ là mơ thôi. Chúng có thể mê hoặc bạn một chốc, chúng có thể nô lệ bạn một chốc, nhưng chỉ một chốc. Và mỗi giấc mơ được tiếp theo sau bởi thất vọng cùng cực, và mỗi ham muốn được tiếp sau bởi thất bạn sâu sắc.
Nhưng chúng ta cứ xô vào trong dối trá mới; nếu dối trá cũ được biết tới, chúng ta lập tức bịa ra dối trá mới. Nhớ rằng chỉ dối trá có thể được bịa ra; chân lí không thể được bịa ra. Chân lí đã đấy rồi! Chân lí phải được khám phá ra, không phải là bịa ra. Dối trá không thể được khám phá ra, chúng phải được bịa ra.
Tâm trí cảm thấy rất thoải mái với dối trá bởi vì tâm trí trở thành kẻ phát minh, người làm. Và khi tâm trí trở thành người làm, bản ngã được tạo ra. Với chân lí, bạn chẳng có gì mà làm cả... và bởi vì bạn không có gì để làm, tâm trí dừng lại, và với tâm trí này, bản ngã biến mất, bay hơi. Đó là nguy cơ, nguy cơ tối thượng.
Bạn đã đi theo nguy cơ đó. Bạn đã tiến vài bước - loạng choạng, vấp váp, dò dẫm, lưỡng lự, với nhiều nghi ngại, nhưng bạn vẫn tiến lên vài bước; do đó tôi gọi bạn là bồ tát.
Và Dhammapada, giáo huấn của Phật Gautama, chỉ có thể được dạy cho bồ tát. Nó không thể được dạy cho người thường, phàm nhân, bởi vì nó không thể được họ hiểu.
Những lời này của Phật tới từ im lặng vĩnh hằng. Chúng có thể đạt tới bạn chỉ nếu bạn đón nhận chúng trong im lặng. Những lời này của Phật tới từ sự thuần khiết mênh mông. Chừng nào bạn chưa trở thành một phương tiện, chỗ chứa, khiêm tốn, vô ngã, tỉnh táo, nhận biết, bạn sẽ không thể nào hiểu được chúng. Về mặt trí tuệ bạn sẽ hiểu chúng - chúng là những lời rất đơn giản, đơn giản nhất có thể được. Nhưng chính tính đơn giản của chúng là vấn đề, bởi vì bạn không đơn giản. Để hiểu tính đơn giản bạn cần tính đơn giản của trái tim, bởi vì chỉ trái tim đơn giản mới có thể hiểu chân lí đơn giản. Chỉ cái thuần khiết mới có thể hiểu cái đã bắt nguồn từ thuần khiết.
Tôi đã chờ đợi từ lâu... bây giờ thời gian chín muồi, các bạn đã sẵn sàng. Hạt mầm có thể được gieo. Những lời quan trọng mênh mông này có thể được thốt ra lần nữa. Hai mươi nhăm thế kỉ qua, chưa từng có một sự tụ hội như vậy chút nào. Vâng, đã có vài thầy chứng ngộ với vài đệ tử - nhiều nhất chừng nửa tá - và trong những tụ tập nhỏ đó Dhammapada đã được dạy. Nhưng những tụ tập nhỏ này không thể làm biến đổi một nhân loại khổng lồ như vậy. Nó cũng tựa như ném đường vào đại dương bằng chiếc thìa: nó không thể làm đại dương ngọt lên được - đường của bạn đơn giản chỉ phí hoài.
Một thực nghiệm vĩ đại, chưa từng có phải được tiến hành, trên qui mô rộng lớn đến mức ít nhất phần bản chất nhất của nhân loại được nó động chạm tới - ít nhất là linh hồn của nhân loại, trung tâm của nhân loại, có thể được nó đánh thức dậy. Tại ngoại vi, tâm trí phàm nhân sẽ vẫn cứ ngủ - cứ để họ ngủ - nhưng tại phần trung tâm nơi thông minh tồn tại, ánh sáng có thể được nhen nhóm lên.
Thời gian chín muồi, thời gian đã tới cho nó. Toàn bộ công trình của tôi ở đây bao gồm việc tạo ra một phật trường, trường năng lượng nơi những chân lí vĩnh hằng này có thể được thốt ra lần nữa. Nó là cơ hội hiếm hoi. Chỉ thỉnh thoảng, sau nhiều thế kỉ, một cơ hội như thế mới tồn tại. Đừng bỏ lỡ nó. Rất tỉnh táo, chăm chú. Lắng nghe những lời này không chỉ bằng đầu mà bằng trái tim bạn, bằng mọi thớ thịt con người bạn. Để tính toàn bộ của bạn được chúng khuấy động lên.
Và sau mười ngày im lặng này, đích xác đúng khoảnh khắc để đem Phật lại, để làm cho ông ấy sống lại trong các bạn, để ông ấy di chuyển trong các bạn, để cho gió của Phật thổi qua bạn. Vâng, ông ấy có thể được gọi lại lần nữa, bởi vì không ai biến mất cả. Phật không còn là người có thân thể; chắc chắn ông ấy không tồn tại như một cá nhân ở bất kì đâu - nhưng tinh hoa của ông ấy, linh hồn ông ấy, bây giờ là một phần của linh hồn vũ trụ.
Nếu nhiều, nhiều người - với khao khát sâu sắc, với khao khát mênh mông, với trái tim cầu nguyện - ham muốn điều đó, ham muốn một cách đam mê về điều đó, thế thì linh hồn đã biến mất trong linh hồn vũ trụ có thể lại trở nên biểu lộ theo hàng triệu cách thức.
Không thầy chân chính nào chết cả, thầy không thể chết được. Cái chết không xuất hiện cho thầy, không tồn tại cho họ. Do đó họ là thầy. Họ đã biết cái vĩnh hằng của cuộc sống. Họ đã thấy rằng thân thể biến mất nhưng họ cũng thấy rằng thân thể không phải là tất cả: thân thể chỉ là ngoại vi, thân thể chỉ là lớp vỏ. Thân thể là ngôi nhà, nơi trú ngụ, nhưng khách trọ không hề biến mất. Khách trọ chỉ chuyển từ nơi trú ngụ này sang nơi khác. Một ngày nào đó, chung cuộc, khách trọ sẽ bắt đầu sống giữa trời, không nơi trú ẩn... nhưng khách trọ vẫn tiếp tục. Chỉ thân thể, nhà cửa, tới rồi đi, được sinh ra và rồi chết. Nhưng có liên tục bên trong, tiếp tục bên trong - cái đó là vĩnh hằng, vô thời gian, bất tử.
Bất kì khi nào bạn có thể yêu một thầy - một thầy như Jesus, Phật, Zarathustra, Lão Tử - nếu đam mê của bạn là toàn bộ, ngay lập tức bạn được bắc cầu.
Việc nói của tôi về Phật không chỉ là lời bình chú: nó đang tạo ra cây cầu. Phật là một trong những thầy vĩ đại nhất đã từng tồn tại trên trái đất này - vô song, duy nhất. Và nếu bạn có thể có nếm trải bản thể ông ấy, bạn sẽ được lợi, được phúc lành vô biên.
Tôi vui mừng vô cùng, bởi vì sau mười ngày im lặng này tôi có thể nói với các bạn rằng nhiều người trong số các bạn bây giờ đã sẵn sàng để giao cảm với tôi trong im lặng. Đó là điều tối thượng trong trao đổi. Lời là không thích hợp; lời nói ra, nhưng chỉ nói được một phần. Im lặng giao cảm một cách toàn bộ.
Và dùng cũng lời là một trò chơi nguy hiểm nữa, bởi vì nghĩa sẽ còn lại với tôi, chỉ lời là đạt tới bạn; và bạn sẽ cho nó nghĩa riêng của bạn, mầu sắc riêng của bạn. Nó sẽ không chứa cùng chân lí mà nó được dự định hàm chứa. Nó sẽ chứa cái gì đó khác, cái gì đó nghèo nàn hơn rất nhiều. Nó sẽ chứa nghĩa của bạn, không phải nghĩa của tôi. Bạn có thể bóp méo ngôn ngữ - thực ra gần như không thể nào tránh được bóp méo - nhưng bạn không thể nào bóp méo cái im lặng. Hoặc là bạn hiểu hoặc là bạn không hiểu.
Và trong mười ngày này chỉ có hai loại người ở đây: những người hiểu và những người không hiểu. Nhưng không có một người nào hiểu sai. Bạn không thể hiểu sai im lặng - đó là cái đẹp của im lặng. Lằn ranh là tuyệt đối: hoặc là bạn hiểu hoặc, đơn giản, bạn không hiểu - không có gì để hiểu sai.
Với lời hoàn cảnh là ngược lại: rất khó để hiểu, rất khó để hiểu rằng bạn không hiểu; hai điều này là gần như không có khả năng. Và điều thứ ba là khả năng duy nhất: hiểu sai.
Mười ngày này đã đẹp kì lạ, và có một vẻ uy nghi huyền bí nữa. Tôi không còn thực sự thuộc vào bờ này nữa. Con tầu của tôi đã đợi tôi từ lâu rồi - tôi phải ra đi. Chính phép màu là tôi vẫn còn trong thân thể này. Toàn bộ công trạng thuộc về các bạn: vào tình yêu của bạn, vào lời cầu nguyện của bạn, vào khao khát của bạn. Các bạn muốn tôi nấn ná lâu thêm chút nữa trên bờ bên này, do đó điều không thể đã trở thành có thể.
Mười ngày này, tôi đã không cảm thấy còn cùng với thân thể tôi. Tôi đã cảm thấy gần bị nhổ bật gốc rễ, đứt gẫy. Thật là kì lạ mà vẫn còn trong thân thể khi mà bạn không cảm thấy rằng mình đang trong thân thể. Và cũng kì lạ mà tiếp tục sống ở một nơi không còn thuộc vào bạn nữa - ngôi nhà của tôi là ở bờ bên kia. Và lời gọi tới bền bỉ. Nhưng bởi vì các bạn cần tôi, chính từ bi của vũ trụ - bạn có thể gọi nó là từ bi của Thượng đế - điều cho phép tôi vẫn còn trong thân thể thêm một chút nữa.
Điều đó thật kì lạ, điều đó thật đẹp đẽ, điều đó thật bí ẩn, điều đó thật uy nghi, điều đó thật kì diệu. Và nhiều người trong các bạn đã cảm thấy nó. Nhiều người trong các bạn đã cảm thấy nó theo những cách khác nhau. Vài người đã cảm thấy nó như một hiện tượng rất kinh hoàng, dường như cái chết đang gõ cửa. Vài người đã cảm thấy nó như sự lẫn lộn lớn. Vài người đã cảm thấy choáng, choáng hoàn toàn. Nhưng mọi người đều đã được động chạm tới theo cách này hay cách khác.
Chỉ những người mới tới có chút ít lúng túng - họ không thể hiểu điều gì đang diễn ra. Nhưng tôi cảm thấy cám ơn họ nữa. Mặc dầu họ có thể không hiểu điều gì đang diễn ra, họ đã đợi - họ đã đợi tôi nói, họ đã đợi tôi nói điều gì đó, họ đã hi vọng. Nhiều người sợ rằng tôi có thể không nói lại nữa... điều đó cũng là một khả năng. Tôi không chắc chắn về bản thân mình.
Lời ngày càng trở nên khó khăn hơn cho tôi. Chúng đang ngày càng là nỗ lực. Tôi phải nói điều gì đó cho nên tôi cứ nói điều gì đó cho bạn. Nhưng tôi muốn bạn sẵn sàng nhất có thể được để cho chúng ta có thể đơn giản ngồi im lặng... lắng nghe tiếng chim và tiếng hót của chúng... hay lắng nghe chỉ nhịp tim bạn đang đập... chỉ ở đây, không làm gì cả...
Sẵn sàng sớm nhất có thể được đi, bởi vì tôi có thể dừng việc nói vào bất kì ngày nào. Và để cho tin tức lan rộng đi khắp mọi xó xỉnh trên thế giới: những người muốn hiểu tôi chỉ qua lời nói, họ nên đến sớm, bởi vì tôi có thể dừng nói vào bất kì ngày nào. Không dự đoán trước được, bất kì ngày nào, điều đó có thể xảy ra - điều đó có thể xảy ra vào giữa câu. Thế thì tôi sẽ không hoàn thành câu ấy nữa! Thế thì nó sẽ treo mãi mãi ... không hoàn chỉnh.
Nhưng lần này các bạn đã kéo tôi lại.
Những lời này của Phật được gọi là Dhammapada - Pháp Lộ. Cái tên này cần phải được hiểu. Dhamma - Pháp có nghĩa nhiều điều. Nó có nghĩa là luật tối thượng, thần ngôn. “Luật tối thượng” có nghĩa là cái giữ toàn thể vũ trụ lại với nhau. Nó là vô hình, không sờ nắm được - nhưng nó là chắc chắn; bằng không vũ trụ này sẽ sụp đổ. Một vũ trụ bao la thế, vô hạn thế, vận hành một cách nhịp nhàng thế, hài hoà thế, đủ là bằng chứng rằng phải có dòng chảy ngầm nối mọi thứ, gắn mọi vật, bắc cầu qua mọi thứ - rằng chúng ta không phải là các hòn đảo, rằng một nhành cỏ nhỏ nhất cũng được nối với vì sao lớn nhất. Phá huỷ một nhành cỏ nhỏ và bạn đã phá huỷ cái gì đó có giá trị mênh mông đối với bản thân sự tồn tại.
Trong sự tồn tại không có cấp bậc, không có cái gì nhỏ và cái gì lớn. Ngôi sao lớn nhất và nhành cỏ nhỏ nhất, cả hai đều tồn tại bình đẳng; do đó có ý nghĩa khác của từ pháp - ‘dhamma’. Nghĩa khác là công bằng, bình đẳng, sự tồn tại không cấp bậc. Sự tồn tại tuyệt đối là cộng sản; nó không biết tới giai cấp, nó tất cả là một. Do đó ý nghĩa khác của từ pháp ‘dhamma’ - là công bằng.
Và ý nghĩa thứ ba là tính ngay thẳng, đức hạnh. Sự tồn tại là rất đức hạnh. Cho dù bạn có tìm thấy điều gì đó mà bạn không thể gọi là đức hạnh được, điều đó phải là vì hiểu sai của bạn; bằng không sự tồn tại là tuyệt đối đức hạnh. Bất kì cái gì xảy ra ở đây, bao giờ cũng xảy ra đúng đắn. Cái sai không bao giờ xảy ra. Nó có thể dường như sai với bạn bởi vì bạn có ý tưởng nào đó về việc đúng là gì, nhưng khi bạn nhìn mà không có định kiến nào, không cái gì sai, mọi cái đều đúng. Sinh là đúng, tử là đúng. Đẹp là đúng và xấu là đúng.
Nhưng tâm trí chúng ta nhỏ bé, hiểu biết của chúng ta bị giới hạn; chúng ta không thể thấy cái toàn thể, chúng ta bao giờ cũng chỉ thấy một phần nhỏ. Chúng ta giống như người đang ẩn đằng sau cánh cửa và nhìn phố xá qua lỗ khoá. Người đó bao giờ cũng thấy mọi thứ... vâng, ai đó đang đi, một chiếc xe đột nhiên vút qua. Một khoảnh khắc nó đã không có đó, một khoảnh khắc nó có đó, và khoảnh khắc khác nó đã mất đi vĩnh viễn. Đó là cách thức chúng ta nhìn vào sự tồn tại. Chúng ta nói điều gì đó là trong tương lai, thế rồi nó đi vào trong hiện tại, và thế rồi nó trôi vào trong quá khứ.
Thực ra, thời gian là phát minh của con người. Nó bao giờ cũng là bây giờ! Sự tồn tại không biết quá khứ, không biết tới tương lai - nó chỉ biết hiện tại.
Nhưng chúng ta đang ngồi sau lỗ khoá và nhìn. Một người không có đó, thế rồi đột nhiên người đó xuất hiện; và thế rồi đột nhiên cũng như khi người đó xuất hiện, người đó biến mất nữa. Bây giờ bạn phải tạo ra thời gian. Trước khi người đó xuất hiện, người đó đã ở trong tương lai; người ấy đã ở đó, nhưng với bạn người đó là trong tương lai. Thế rồi người đó xuất hiện; bây giờ người đó trong hiện tại - người đó vẫn thế! Và bạn không thể nào thấy người đó nữa qua lỗ khoá của mình - người đó đã trở thành quá khứ. Chẳng cái gì trong quá khứ cả, chẳng cái gì trong tương lai cả - tất cả bao giờ cũng hiện tại. Nhưng cách chúng ta nhìn là rất bị giới hạn.
Do đó chúng ta cứ hỏi tại sao có khổ trong thế giới này, tại sao có cái này cái nọ... tại sao? Nếu chúng ta có thể nhìn vào cái toàn thể, tất cả những cái tại sao này biến mất. Và để nhìn vào cái toàn thể, bạn sẽ phải đi ra ngoài căn phòng của mình, bạn sẽ phải mở cánh cửa ra... bạn sẽ phải vứt bỏ cách nhìn lỗ khoá này.
Đây là điều tâm trí là gì: cái lỗ khoá, và nó là cái lỗ khoá rất nhỏ. So sánh với vũ trụ bao la, mắt, tai, tay chúng ta là gì? Chúng ta có thể nắm bắt cái gì? Chẳng cái gì quan trọng mấy. Và những mảnh chân lí tí xíu đó, chúng ta trở nên quá gắn bó với chúng.
Nếu bạn thấy cái toàn thể, mọi thứ đều dường như nó phải vậy - đó là nghĩa của “mọi thứ đều đúng.” Cái sai không tồn tại. Chỉ Thượng đế tồn tại; quỉ là sáng tạo của con người.
Nghĩa thứ ba của pháp ‘dhamma’ có thể là Thượng đế - nhưng Phật chưa bao giờ dùng từ ‘Thượng đế’ bởi vì nó đã trở nên bị liên kết sai với cái ý tưởng về một người, còn luật là sự hiện diện, không phải là người. Do đó Phật chưa bao giờ dùng từ ‘Thượng đế’, nhưng bất kì khi nào ông ấy muốn truyền đạt điều gì đó về Thượng đế, ông ấy dùng từ pháp ‘dhamma’. Tâm trí ông ấy là tâm trí của nhà khoa học rất sâu sắc. Bởi vì điều này, nhiều người đã tưởng ông ấy là kẻ vô thần - ông ấy không phải vậy. Ông ấy là người hữu thần vĩ đại nhất mà thế giới đã từng biết hay sẽ biết - nhưng ông ấy chưa bao giờ nói về Thượng đế. Ông ấy chưa bao giờ dùng từ này, có vậy thôi, nhưng bằng từ pháp ‘dhamma’ ông ấy ngụ ý đích xác Thượng đế. “Cái đang đó’ là nghĩa của từ ‘Thượng đế’, và đó là đích xác ý nghĩa của từ pháp ‘dhamma’.
Pháp ‘dhamma’ cũng có nghĩa là kỉ luật discipline - những chiều hướng khác của từ này. Người muốn biết tới chân lí sẽ phải đặt kỉ luật lên bản thân mình theo nhiều cách. Đừng quên nghĩa của từ ‘kỉ luật’ - nó đơn giản có nghĩa là năng lực để học, tính sẵn có để học, tính tiếp nhận để học. Do đó mới có từ ‘disciple’ đệ tử. Đệ tử có nghĩa là người sẵn sàng vứt bỏ những định kiến cũ của mình, gạt tâm trí mình sang bên, và nhìn vào trong vấn đề không có định kiến nào, không có bất kì quan niệm tiên thiên nào.
Và pháp ‘dhamma’ cũng có nghĩa là chân lí tối thượng. Khi tâm trí biến mất, khi bản ngã biến mất, thế thì cái gì còn lại? Cái gì đó chắc chắn còn lại, nhưng nó không thể được gọi là ‘cái gì đó’ - do đó Phật gọi nó là ‘cái không’. Nhưng để tôi nhắc bạn, bằng không bạn sẽ hiểu sai ông ấy: bất kì khi nào ông ấy dùng từ ‘cái không’ ông ấy đều ngụ ý không gì. Chia từ này ra làm đôi: đừng dùng nó như một từ - đặt dấu gạch ngang vào giữa ‘không’ và ‘gì’, thế thì bạn biết đích xác ý nghĩa của từ ‘không gì’.
Luật tối thượng không phải là một vật. Nó không phải là một đối tượng mà bạn có thể quan sát. Nó là tính chất nội bộ của bạn, nó là tính chủ quan.
Phật chắc đã đồng ý hoàn toàn với nhà tư tưởng Đan mạch, Soren Kierkegaard. Ông ấy nói: Chân lí là tính chủ quan. Đó là khác biệt giữa sự kiện và chân lí. Sự kiện là một sự vật khách quan. Khoa học cứ tìm kiếm ngày càng nhiều sự kiện, và khoa học sẽ chẳng bao giờ đi tới chân lí - nó không thể đi tới được bởi chính định nghĩa của từ này. Chân lí là tính nội bộ của nhà khoa học, nhưng ông ta chưa bao giờ nhìn vào nó cả. Ông ta cứ quan sát những vật khác. Ông ta chưa bao giờ trở nên nhận biết về bản thể riêng của mình.
Đó là ý nghĩa cuối cùng của pháp ‘dhamma’: vùng bên trong của bạn, tính chủ quan của bạn, chân lí của bạn.
Một điều rất có ý nghĩa - cho phép nó chìm sâu vào trong trái tim bạn: chân lí chưa bao giờ là lí thuyết, giả thuyết; nó bao giờ cũng là kinh nghiệm. Do đó chân lí của tôi không thể là chân lí của bạn. Chân lí của tôi là chân lí của tôi không thể tránh đi đâu được; nó sẽ vẫn còn là chân lí của tôi, nó không thể là của bạn được. Chúng ta không thể chia sẻ nó. Chân lí là không chia sẻ được, không chuyển nhượng được, không trao đổi được, không diễn đạt được.
Tôi có thể giải thích cho bạn cách tôi đã đạt tới nó, nhưng tôi không thể nói nó là gì. ‘Cách thức’ là giải thích được, nhưng không ‘tại sao’. Kỉ luật có thể được chỉ ra, nhưng mục đích không chỉ ra được. Từng người phải đi tới nó theo cách riêng của mình. Từng người phải đi tới nó trong bản thể bên trong riêng của mình. Trong một mình tuyệt đối nó được hiển lộ.
Và từ thứ hai là pada. ‘Pada’ cũng có nhiều nghĩa. Một, nghĩa nền tảng nhất, là con đường. Tôn giáo có hai chiều: chiều của ‘cái gì’ và chiều của ‘cách nào’. ‘Cái gì’ không thể được nói tới; điều đó là không thể được. Nhưng ‘cách thức’ có thể được nói tới, ‘cách thức’ là chia sẻ được. Đó là nghĩa của ‘con đường’. Tôi có thể chỉ con đường cho bạn; tôi có thể chỉ cho bạn cách tôi đã đi qua, cách tôi đã đạt tới những đỉnh đầy ánh mặt trời. Tôi có thể nói cho bạn về toàn thể địa lí của nó, toàn thể địa hình của nó. Tôi có thể trao cho bạn tấm bản đồ đường đi, nhưng tôi không thể nói cảm thấy thế nào trên đỉnh ánh mặt trời đó.
Cũng giống như bạn có thể hỏi Edmund Hillary hay Tensing về cách họ đã đạt tới đỉnh cao nhất của Himalayas, Gourishankar. Họ có thể cho bạn toàn thể bản đồ về cách họ đã đạt tới. Nhưng nếu bạn hỏi họ cảm thấy gì khi họ đạt tới, họ chỉ nhún vai. Tự do đó, cái họ phải đã biết là không thể nào nói ra nổi; cái đẹp, phúc lành, bầu trời bao la, độ cao ấy, và những đám mây nhiều mầu sắc, và mặt trời và không khí không ô nhiễm, rồi tuyết trong trắng mà chưa ai đã đi qua trước đó... tất cả những điều đó không thể nào truyền đạt được. Người ta phải đạt tới những đỉnh cao ánh mặt trời đó để mà biết nó.
‘Pada’ có nghĩa là con đường, ‘pada’ cũng còn có nghĩa là bước đi, bàn chân, nền tảng. Tất cả những nghĩa này đều có ý nghĩa. Bạn phải đi từ nơi bạn đang ở. Bạn phải trở thành một tiến trình lớn, sự trưởng thành. Mọi người đã trở thành những vũng tù đọng; họ phải trở thành dòng sông, bởi vì chỉ dòng sông mới đạt tới đại dương. Và điều đó cũng có nghĩa là nền tảng, bởi vì nó là chân lí nền tảng của cuộc sống. Không có pháp dhamma, không có quan hệ theo cách nào đó với chân lí tối thượng, cuộc sống của bạn không có nền tảng, không có nghĩa, không ý nghĩa, nó không thể có bất kì vinh quang nào. Nó sẽ là bài tập trong vô tích sự hoàn toàn. Nếu bạn không được bắc cầu với cái toàn bộ bạn không thể có bất kì ý nghĩa nào riêng của mình được. Bạn sẽ còn là mẩu gỗ trôi dạt - phó mặc cho gió, không biết bạn đang đi đâu và không biết bạn là ai. Việc tìm kiếm chân lí, tìm kiếm đam mê về chân lí, tạo ra cây cầu, cho bạn nền tảng. Những lời kinh này đã được soạn thành Dhammapada cần được hiểu không phải qua trí tuệ mà là qua việc tồn tại. Trở thành giống như miếng bọt biển đi: để cho nó ngấm nước, để cho nó chìm vào trong bạn. Đừng ngồi đó pahsn xét; bằng không bạn sẽ bỏ lỡ Phật. Đừng ngồi đó tán gẫu thường xuyên trong tâm trí bạn về liệu điều đó đúng hay sai - bạn sẽ lỡ vấn đề. Đừng bị bận tâm liệu nó đúng hay là sai.
Điều đầu tiên, điều chủ chốt nhất, là hiểu nó là gì - điều Phật đang nói, điều Phật đang cố nói. Không cần đánh giá ngay bây giờ. Nhu cầu đầu tiên, cơ sở là hiểu đích xác điều ông ấy ngụ ý. Và cái đẹp của nó là ở chỗ nếu bạn hiểu đích xác nó nghĩa là gì, bạn sẽ bị thuyết phục về chân lí của nó, bạn sẽ biết chân lí của nó. Chân lí có cách của riêng nó để thuyết phục mọi người; nó không cần bằng chứng khác.
Chân lí chưa bao giờ tranh biện: nó là bài ca, không phải suy luận.
Lời kinh:
Chúng ta là điều ta nghĩ.
Mọi điều ta là đều nảy sinh bằng ý nghĩ của chúng ta.
Với ý nghĩ của mình chúng ta tạo ra thế giới.
Phải nói đi nói lại cho bạn rằng các nhà huyền môn phương Đông tin rằng thế giới này là ảo tưởng. Điều đó đúng: họ không chỉ tin rằng thế giới này là không thực, ảo tưởng, maya - họ biết rằng nó là maya, nó là ảo tưởng, là mơ. Nhưng khi họ dùng từ sansara - thế giới - họ không ngụ ý thế giới khách quan mà khoa học nghiên cứu; không, không chút nào. Họ không ngụ ý thế giới của cây cối và núi non và và dòng sông; không, không chút nào. Họ nói tới thế giới mà bạn tạo ra, thêu dệt ra bên trong tâm trí bạn, bánh xe của tâm trí cứ quay và thêu dệt ra mãi. Sansara chẳng liên quan gì tới thế giới bên ngoài.
Có ba điều cần được nhớ. Một là thế giới bên ngoài, thế giới khách quan. Phật sẽ không bao giờ nói điều gì về nó bởi vì đấy không phải là mối bận tâm của ông ấy; ông ấy không phải là một Albert Einstein. Thế rồi có thế giới thứ hai: thế giới của tâm trí, thế giới mà các nhà phân tâm, các nhà tâm thần, các nhà tâm lí nghiên cứu. Phật sẽ có vài điều để nói về nó, không nhiều lắm, chỉ đôi điều thôi - thực ra, chỉ có một: rằng nó là ảo tưởng, rằng nó không có chân lí, dù là khách quan hay chủ quan, rằng nó là ở giữa.
Thế giới thứ nhất là thế giới khách quan, điều khoa học nghiên cứu. Thế giới thứ hai là thế giới của tâm trí, điều các nhà tâm lí nghiên cứu. Và thế giới thứ ba là tính chủ quan của bạn, vùng bên trong của bạn, cái ta bên trong của bạn.
Chỉ dẫn của Phật là hướng về cốt lõi bên trong nhất của bản thể bạn. Nhưng bạn quá dính líu với tâm trí. Chừng nào ông ấy chưa giúp bạn trở nên không bị mắc bẫy tâm trí, bạn sẽ chẳng bao giờ biết được tới thế giới thứ ba, thế giới thực: bản chất bên trong của bạn. Do đó ông ấy bắt đầu bằng phát biểu: Chúng ta là điều ta nghĩ. Đó là điều mọi người đang vậy: tâm trí của người đó. Mọi điều ta là đều nảy sinh bằng ý nghĩ của chúng ta.
Hình dung ra một chút rằng tất cả ý nghĩ đã dừng lại... thế thì bạn là ai? Nếu mọi ý nghĩ dừng lại trong một khoảnh khắc, thế thì bạn là ai? Không câu trả lời nào tới cả. Bạn không thể nói, “Tôi là người Cơ đốc giáo,” “Tôi là người Tin lành”, “Tôi là người Hindu”, “Tôi là người Mô ha mét giáo” - bạn không thể nói điều đó được. Mọi ý nghĩ đã dừng lại. Cho nên Koran đã biến mất, Kinh thánh, Gita ... mọi từ đã dừng lại! Thậm chí bạn không thể thốt ra tên bạn. Mọi ngôn ngữ đã biến mất cho nên bạn không thể nói bạn thuộc vào quốc gia nào, giống nòi nào. Khi ý nghĩ dừng lại, bạn là ai? Trống rỗng hoàn toàn, cái không, không - cái gì.
Chính bởi điều này mà Phật đã dùng một từ lạ: không ai đã từng làm một việc như vậy trước đây, hay từ đó về sau. Các nhà huyền môn bao giờ cũng dùng từ ‘ngã’ để chỉ cốt lõi bên trong nhất của bản thể bạn - Phật dùng từ ‘vô ngã’. Và tôi hoàn toàn đồng ý với ông ấy; ông ấy còn chính xác hơn rất nhiều, gần hơn với chân lí. Việc dùng từ ‘ngã’ - cho dù bạn có dùng từ ‘Ngã’ với chữ hoa ‘N’ đi chăng nữa, cũng chẳng tạo ra khác biệt gì mấy. Nó vẫn liên tục cho bạn cái cảm giác về bản ngã, và với chữ ‘N’ hoa nó có thể còn cho bạn một bản ngã thậm chí lớn hơn.
Phật không dùng từ atma, ‘ngã’, atta. Ông ấy dùng ngay từ đối lập: ‘vô ngã’, anatma, anatta. Ông ấy nói rằng khi tâm trí dừng lại, không có cái ngã nào còn lại cả - bạn đã trở thành vũ trụ, bạn đã tràn qua các biên giới của bản ngã, bạn là không gian thuần khiết, không bị ô nhiễm bất kì cái gì. Bạn chỉ là tấm gương phản ánh cái không.
Chúng ta là điều ta nghĩ.
Mọi điều ta là đều nảy sinh bằng ý nghĩ của chúng ta.
Với ý nghĩ của mình chúng ta tạo ra thế giới.
Nếu bạn thực sự muốn biết bạn là ai, thực ra bạn sẽ phải học cách dừng lại như một tâm trí, cách dừng suy nghĩ. Đó chính là thiền tất cả là gì. Thiền có nghĩa là đi ra ngoài tâm trí, vứt bỏ tâm trí và đi vào trong không gian được gọi là vô trí. Và trong vô trí bạn sẽ biết chân lí tối thượng, dhamma - pháp.
Và việc chuyển từ tâm trí sang vô trí là một bước, pada.
Và đây là toàn bộ bí mật của Dhammapada.
Nói hay làm với tâm trí không thuần khiết.
Và rắc rối sẽ theo ông
Như bánh xe theo trục kéo chiếc xe.
Bất kì khi nào Phật dùng cụm từ ‘tâm trí không thuần khiết’ bạn có thể hiểu lầm nó. Với ‘tâm trí không thuần khiết’ ông ấy ngụ ý tâm trí, bởi vì mọi tâm trí đều không thuần khiết. Tâm trí như nó vậy là không thuần khiết, và vô trí là thuần khiết. Thuần khiết nghĩa là vô trí; không thuần khiết nghĩa là tâm trí.
Nói hay làm với tâm trí không thuần khiết - nói hay làm với tâm trí - và rắc rối sẽ theo ông... Khổ là sản phẩm phụ, cái bóng của tâm trí, cái bóng của tâm trí ảo tưởng. Khổ là ác mộng. Bạn khổ chỉ bởi vì bạn ngủ. Và không có cách nào thoát khỏi nó trong khi bạn còn đang ngủ. Chừng nào bạn chưa thức tỉnh, ác mộng vẫn còn dai dẳng. Nó có thể thay hình đổi dạng, nó có thể có hàng triệu dạng, nhưng nó sẽ còn dai dẳng.
Khổ là cái bóng của tâm trí: tâm trí nghĩa là ngủ, tâm trí nghĩa là vô ý thức, tâm trí nghĩa là không nhận biết. Tâm trí nghĩa là không biết bạn là ai và vẫn giả vờ rằng bạn biết, rằng bạn biết cuộc sống được ngụ ý vì cái gì - không biết gì về cuộc sống và vẫn tin rằng bạn biết.
Tâm trí này sẽ đem lại khổ chắc chắn như bánh xe theo trục kéo chiếc xe.
Chúng ta là điều ta nghĩ.
Mọi điều ta là đều nảy sinh bằng ý nghĩ của chúng ta.
Với ý nghĩ của mình chúng ta tạo ra thế giới.
Nói hay làm với tâm trí thuần khiết
Và hạnh phúc sẽ theo ông
Như cái bóng của ông, không lay chuyển được.
Lần nữa, nhớ: khi Phật nói “tâm trí thuần khiết” ông ấy ngụ ý vô trí. Rất khó dịch một người như Phật. Đấy gần như là việc không thể được, bởi vì một người như Phật hay dùng ngôn ngữ theo cách riêng của ông ấy; ông ấy tạo ra ngôn ngữ riêng của ông ấy. Ông ấy không thể dùng ngôn ngữ bình thường với nghĩa thông thường, bởi vì ông ấy có cái gì đó phi thường để truyền đạt.
Những từ ngữ thông thường tuyệt đối vô nghĩa khi tham chiếu kinh nghiệm của Phật. Nhưng bạn nên hiểu vấn đề này. Vấn đề là, ông ấy không thể dùng ngôn ngữ tuyệt đối mới được; không ai sẽ hiểu nó. Nó sẽ giống như câu nói lắp bắp.
Đó là cách mà từ ‘nói lắp bắp’ đi vào trong sự tồn tại. Nó tới từ một người Sufi; tên người đó là Jabbar. Ông ấy đã phát minh ra một ngôn ngữ mới. Không ai có thể đoán dược đầu đuôi nó ra sao cả. Làm sao mà bạn hiểu được một ngôn ngữ tuyệt đối mới? Ông ấy trông như người điên, thốt ra những điều vô nghĩa, nói ra điều vô nghĩa. Đó là cách nó xảy ra! Nếu bạn lắng nghe tiếng Trung quốc và bạn không hiểu tiếng Trung quốc, đó là thốt ra điều vô nghĩa.
Ai đó hỏi một người vừa đi Trung quốc về. “Họ tìm ra những cái tên kì lạ cho mọi người như thế nào? - Ching, Chung, Chang...”
Người này nói, “Họ có cách đấy: họ tập hợp mọi thìa trong nhà lại rồi họ tung chúng lên trời, và khi những cái thìa này rơi xuống... ching! Chung! Chang! Hay bất kì âm thanh nào chúng tạo ra, đó là cách họ đặt tên cho đứa trẻ.”
Nhưng cũng điều đó là hoàn cảnh: nếu người Trung quốc nghe tiếng Anh thì anh ta nghĩ, “Vô nghĩa làm sao!”
Nếu đó là trường hợp với ngôn ngữ mà hàng triệu người dùng, cái gì sẽ là trường hợp với Phật nếu ông ấy phát minh ra một ngôn ngữ nguyên bản? Chỉ ông ấy hiểu nó và không ai khác hiểu. Jabbar đã làm điều đó - ông ấy phải là người rất dũng cảm. Mọi người nghĩ rằng ông ấy điên.
Từ tiếng Anh ‘nói lắp bắp’ bắt nguồn từ Jabbar. Không ai biết ông ấy đang nói gì. Thậm chí không ai cố gắng thu thập nó... làm sao mà thu thập nó được? Không có bảng chữ cái. Và điều ông ấy nói không tạo nên ý nghĩa nào cả, cho nên chúng ta không biết chúng ta đã bỏ lỡ mất kho báu nào.
Vấn đề đối với Phật là ở chỗ hoặc là ông ấy phải dùng ngôn ngữ của bạn như bạn dùng nó - thế thì ông ấy không thể truyền đạt được kinh nghiệm của ông ấy chút nào - hoặc là ông ấy phải phát minh ra ngôn ngữ mới không ai sẽ hiểu được. Cho nên mọi thầy vĩ đại đều phải cố gắng nhiều lắm ở giữa. Họ sẽ dùng ngôn ngữ của bạn, nhưng họ sẽ cho lời của bạn mầu sắc của họ, hương vị của họ. Cái chai sẽ là của bạn, rượu sẽ là của họ. Và tưởng rằng bởi vì cái chai là của bạn, rượu cũng là của bạn, bạn sẽ mang chúng hàng thế kỉ. Và có khả năng là, cứ tưởng rằng đấy là rượu của bạn bởi vì chai của bạn, đôi khi bạn có thể uống nó, bạn có thể trở nên say.
Đó là lí do tại sao rất khó dịch. Phật dùng một ngôn ngữ được hiểu bởi những người xung quanh ông ấy, nhưng ông ấy đã cho chỗ quanh co lắt léo vào từ ngữ theo cách tinh tế đến mức ngay cả người đã biết ngôn ngữ này cũng không tỉnh táo, cũng không bị sốc. Họ tưởng họ đã nghe theo ngôn ngữ riêng của họ.
Phật dùng từ “tâm trí thuần khiết” cho vô trí, bởi vì nếu bạn nói ‘vô trí’, ngay lập tức điều đó trở thành không hiểu được. Nhưng nếu bạn nói “tâm trí thuần khiết”, thế thì trao đổi nào đó là có thể có. Dần dần, dần dần ông ấy sẽ thuyết phục bạn rằng tâm trí thuần khiết nghĩa là vô trí. Nhưng điều đó sẽ cần thời gian; rất chậm rãi bạn phải bị bắt và mắc bẫy vào một kinh nghiệm mới toàn bộ. Nhưng bao giờ cũng nhớ: tâm trí thuần khiết nghĩa là vô trí, không thuần khiết nghĩa là tâm trí.
Bằng việc đặt các tính từ này, không thuần khiết và thuần khiết, ông ấy đang thoả hiệp với bạn để cho bạn không trở nên tỉnh táo quá sớm và trốn mất. Bạn sẽ phải bị quyến rũ, dụ dỗ. Mọi thầy vĩ đại đều dụ dỗ - đó là nghệ thuật của họ. Họ dụ dỗ bạn theo cách mà dần dần, dần dần bạn sẵn sàng uống bất kì cái gì, bất kì cái gì họ đưa. Trước hết họ cung cấp cho bạn nước thường, thế rồi dần dần, rượu phải được trộn lẫn vào trong nó. Thế rồi nước phải được rút dần ra... và một hôm nào đó bạn hoàn toàn say sưa. Nhưng nó phải là một quá trình rất chậm rãi.
Khi bạn đi sâu hơn vào trong lời kinh này bạn sẽ hiểu. Tâm trí không thuần khiết nghĩa là tâm trí, tâm trí thuần khiết nghĩa là vô trí. Và hạnh phúc sẽ theo sau bạn nếu bạn có tâm trí thuần khiết hay vô trí... Hạnh phúc sẽ theo ông như cái bóng của ông, không lay chuyển được.
Khổ là sản phẩm phụ, phúc lạc cũng là vậy. Khổ là sản phẩm phụ của việc đang ngủ, phúc lạc là sản phẩm phụ của việc tỉnh thức. Do đó bạn không thể nào tìm và kiếm phúc lạc trực tiếp được, và những người tìm và kiếm phúc lạc trực tiếp nhất định thất bại, mang định mệnh thất bại. Phúc lạc có thể được đạt tới chỉ bởi những người không tìm kiếm phúc lạc trực tiếp; ngược lại, họ tìm kiếm nhận biết. Và khi nhận biết tới, phúc lạc tới theo cách riêng của nó, giống hệt như cái bóng của bạn, không lay chuyển được.
“Nhìn cách nó xúc phạm tôi và đánh tôi.
Cách nó quật tôi xuống và cướp bóc tôi.”
Sống với ý nghĩ như vậy và ông sống trong ghét.
“Nhìn cách nó xúc phạm tôi và đánh tôi.
Cách nó quật tôi xuống và cướp bóc tôi.”
Bỏ ý nghĩ như vậy, và sống trong yêu.
Cái gì đó có tầm quan trọng sâu lắng: ghét tồn tại với quá khứ và tương lai - yêu không cần quá khứ, tương lai. Yêu tồn tại trong hiện tại. Ghét có tham chiếu trong quá khứ: ai đó xúc phạm bạn hôm qua và bạn mang nó như một vết thương, một dư âm khó chịu. Hay bạn sợ rằng ai đó sẽ xúc phạm bạn ngày mai - nỗi sợ, cái bóng của sợ. Và bạn đã sẵn sàng; bạn đang được chuẩn bị để đương đầu với nó.
Ghét tồn tại trong quá khứ và tương lai. Bạn không thể ghét trong hiện tại được - thử đi, và bạn sẽ hoàn toàn bất lực. Thử điều đó hôm nay: ngồi im lặng và ghét ai đó trong hiện tại, không tham chiếu tới quá khứ hay tương lai... bạn không thể làm được điều đó. Điều đó không thể được làm; trong chính bản chất của mọi sự điều đó là không thể được. Ghét chỉ có thể tồn tại nếu bạn nhớ tới quá khứ: người này đã làm điều gì đó với bạn hôm qua - thế thì ghét là có thể. Hay người này sắp làm điều gì đó ngày mai - thế nữa ghét là có thể. Nhưng nếu bạn không có bất kì tham chiếu nào tới quá khứ hay tương lai - người này đã không làm bất kì điều gì với bạn và người này không định làm bất kì điều gì với bạn, người này chỉ ngồi đó - làm sao bạn có thể ghét được? Nhưng bạn có thể yêu.
Yêu không cần tham chiếu - đó là cái đẹp của yêu và tự do của yêu. Ghét là tù túng. Ghét là tù đầy - bị bạn áp đặt lên chính mình. Và ghét tạo ra ghét, ghét khơi ra ghét. Nếu bạn ghét ai đó, bạn đang tạo ra ghét trong trái tim người đó với bản thân bạn. Và toàn thể thế giới này tồn tại trong ghét, trong huỷ diệt, trong bạo hành, trong ghen tị, trong cạnh tranh. Mọi người đều đang chẹt cổ lẫn nhau trong thực tại, thực tế, trong hành động, hoặc ít nhất trong tâm trí họ, trong ý nghĩ của họ, mọi người đang sát hại, giết chóc. Đó là lí do tại sao chúng ta đã tạo ra địa ngục từ trái đất tươi đẹp này - nơi đáng ra có thể trở thành thiên đường.
Yêu, và trái đất này lại trở thành thiên đường. Và cái đẹp mênh mông của yêu là ở chỗ nó không có tham chiếu. Yêu tới từ bạn không lí do gì cả. Nó là phúc lạc trào ra của bạn, nó là sự chia sẻ của trái tim bạn. Nó là việc chia sẻ bài ca của bản thể bạn. Và việc chia sẻ vui vẻ thế - do đó người ta chia sẻ! Chia sẻ chỉ để chia sẻ, không vì động cơ nào khác.
Nhưng điều mà bạn đã biết yêu trong quá khứ không phải là yêu Phật đang nói tới hay tôi đang nói tới. Yêu của bạn không là gì ngoài phía bên kia của ghét. Do đó yêu của bạn có tham chiếu: ai đó hôm qua là đẹp với bạn, anh ta điển trai đến mức bạn cảm thấy tình yêu lớn với anh ta. Đây không phải là yêu; đây là phía bên kia của ghét - điểm tham chiếu gợi ra nó. Hay ai đó ngày mai sẽ là xinh với bạn: cách anh ta mỉm cười với bạn, cách anh ta nói với bạn, cách anh ta mời bạn tới nhà anh ta ngày mai - anh ta sắp đáng yêu với bạn. Và tình yêu lớn nảy sinh.
Đây không phải là tình yêu chư phật nói tới. Đây là ghét trá hình làm yêu - đó là lí do tại sao yêu của bạn có thể biến thành ghét vào bất kì khoảnh khắc nào. Cào một người chút xíu, và yêu biến mất và ghét nảy sinh. Thậm chí nó không sâu quá làn da. Ngay cả cái gọi là những người yêu vĩ đại vẫn liên tục đánh nhau, liên tục chẹn họng nhau - chì chiết, huỷ diệt. Và mọi người nghĩ đây là yêu...
Bạn có thể hỏi Astha và Abhiyama - họ đang trong yêu đến mức Astha có mắt đen gần như mọi ngày. Đánh nhau to! Nhưng khi việc đánh nhau to tiếp diễn, mọi người nghĩ điều gì đó đang xảy ra. Khi không có gì xảy ra - không đánh nhau, không cãi nhau - mọi người cảm thấy trống rỗng. “Đánh nhau còn tốt hơn là trống rỗng.” - đó là ý tưởng của hàng triệu người trên thế giới. Ít nhất đánh nhau giữ bạn dính líu vào, ít nhất đánh nhau giữ bạn tham dự vào, và đánh nhau làm cho bạn thành quan trọng. Cuộc sống dường như có nghĩa nào đó - nghĩa xấu, nhưng ít nhất có nghĩa nào đó.
Yêu của bạn không phải là yêu thực sự: nó chính là cái đối lập của nó. Nó là ghét trá hình làm yêu, được nguỵ trang là yêu, phô trương như yêu. Yêu thực sự không có tham chiếu. Nó không nghĩ tới hôm qua, nó không nghĩ tới ngày mai. Yêu thực là sự tự phát trào lên từ vui vẻ trong bạn... và chia sẻ nó... và mưa rào nó... không bởi vì lí do nào, không động cơ nào khác, chỉ là vui vẻ của việc chia sẻ nó.
Tiếng chim hót buổi sáng, tiếng cúc cu này vọng từ chỗ xa xa... không lí do nào. Trái tim chỉ tràn đầy vui vẻ mà bài ca buột phát ra. Khi tôi đang nói về yêu tôi nói về yêu như vậy. Nhớ lấy điều đó. Và nếu bạn có thể đi vào trong chiều hướng của yêu này, bạn sẽ trong thiên đường - ngay lập tức. Và bạn sẽ bắt đầu tạo ra thiên đường trên trái đất này.
Yêu tạo ra yêu hệt như ghét tạo ra ghét.
Trong thế giới này
Ghét chưa bao giờ xua tan ghét.
Chỉ yêu xua tan ghét.
Đây là luật,
Cổ đại và vô tận.
Aes dhammo sanantano - luật này là vĩnh hằng, cổ đại và không cạn.
Luật gì vậy? Rằng ghét chưa bao giờ xua tan ghét - bóng tối không thể xua tan bóng tối - rằng chỉ yêu xua tan ghét. Chỉ ánh sáng mới có thể xua tan bóng tối: yêu là ánh sáng, ánh sáng của bản thể bạn, và ghét là bóng tối của bản thể bạn. Nếu bạn tối bên trong, bạn cứ ném ra ghét khắp xung quanh bạn. Nếu bạn sáng bên trong, chói sáng, thế thì bạn cứ toả ra ánh sáng quanh bạn.
Sannyasin phải là tình yêu toả sáng, ánh sáng toả sáng.
Aes dhammo sanantano... Phật lặp đi lặp lại điều này mãi - đây là luật vĩnh hằng. Luật vĩnh hằng là gì? Chỉ yêu xua tan ghét, chỉ ánh sáng xua tan bóng tối. Tại sao? - bởi vì bóng tối trong bản thân nó chỉ là trạng thái tiêu cực; nó không có sự tồn tại tích cực của riêng nó. Nó không tồn tại thực - làm sao bạn có thể xua tan nó được? Bạn không thể làm bất kì cái gì trực tiếp với bóng tối. Nếu bạn muốn làm cái gì với bóng tối, bạn sẽ phải làm cái gì đó với ánh sáng. Đem ánh sáng vào và bóng tối mất đi, đem ánh sáng ra và bóng tối lại vào. Nhưng bạn không thể đem bóng tối vào hay ra một cách trực tiếp - bạn không thể làm bất kì cái gì với bóng tối. Nhớ lấy, bạn không thể làm bất kì điều gì với ghét nữa.
Và đó là khác biệt giữa thầy giáo đạo đức và nhà huyền môn tôn giáo: thầy giáo đạo đức cứ đề xuất luật giả. Họ cứ đề xuất, “Đấu tranh với bóng tối - đấu tranh với ghét, đấu tranh với giận, đấu tranh với dục, đấu tranh với cái này, đấu tranh với cái nọ!” Toàn thể cách tiếp cận của họ là, “Đấu tranh với cái tiêu cực,” trong khi thầy chân chính, thực sự dạy bạn luật tích cực: Aes dhammo sanantano - luật vĩnh hằng, “Đừng đấu tranh với bóng tối.” Và ghét là bóng tối, và dục là bóng tối, và ghen tị là bóng tối, và tham lam là bóng tối và giận dữ là bóng tối.
Đem ánh sáng vào...
Làm sao ánh sáng được đem vào? Trở thành im lặng, vô ý nghĩ, có ý thức, tỉnh táo, nhận biết, thức tỉnh - đây là cách ánh sáng được đem vào. Và khoảnh khắc bạn tỉnh táo, nhận biết, ghét sẽ không được tìm thấy. Thử ghét ai đó với nhận biết mà xem...
Đây là những thực nghiệm để được làm, không chỉ là lời để được hiểu - thực nghiệm cần được làm. Đó là lí do tại sao tôi nói đừng cố hiểu chỉ về trí tuệ: trở thành người thực nghiệm sự tồn tại.
Thử ghét ai đó một cách có ý thức và bạn sẽ thấy điều đó là không thể được. Hoặc là ý thức biến mất, thế thì bạn có thể ghét; hoặc nếu bạn có ý thức, ghét biến mất. Chúng không thể tồn tại cùng nhau. Không có khả năng cùng tồn tại: ánh sáng và bóng tối không thể cùng tồn tại - bởi vì bóng tối không là gì ngoài thiếu vắng của ánh sáng.
Các thầy thực dạy bạn cách đạt tới Thượng đế: họ chưa bao giờ nói từ bỏ thế giới này. Từ bỏ là tiêu cực. Họ không bảo bạn trốn khỏi thế giới này, họ dạy bạn thoát vào trong Thượng đế. Họ dạy bạn đạt tới chân lí, không đấu tranh với dối trá. Và dối trá có hàng triệu. Nếu bạn cứ đấu tranh sẽ phải mất hàng triệu kiếp, dầu vậy không cái gì được đạt tới. Và chân lí là một; do đó chân lí có thể được đạt tới ngay, chính khoảnh khắc này điều đó là có thể.
Ông cũng sẽ mất đi
Biết điều này, làm sao ông có thể cãi lộn?
Cuộc sống ngắn thế, tạm thời thế, và bạn đang phí hoài nó trong cãi lộn? Dùng toàn thể năng lượng cho thiền đi - nó là cùng năng lượng ấy. Bạn có thể tranh đấu với nó hay bạn có thể trở thành ánh sáng qua nó.
Gió thổi đổ cây mảnh mai dễ làm sao.
Tìm hạnh phúc theo nghĩa này,
Mê đắm trong ăn và ngủ,
Và ông cũng sẽ bị bật rễ.
Phật nói: Nhớ lấy, nếu ông phụ thuộc vào các giác quan ông sẽ vẫn còn rất mảnh mai - bởi vì các giác quan không thể cho bạn sức mạnh được. Chúng không thể cho bạn sức mạnh bởi vì chúng không thể cho bạn nền tảng thường hằng. Chúng là thường hằng theo luồng: mọi thứ đều thay đổi. Bạn có thể có chỗ trú ngụ ở đâu? Bạn có thể tạo ra nền tảng ở đâu?
Khoảnh khắc này người phụ nữ này trông đẹp và khoảnh khắc khác người phụ nữ khác trông đẹp. Nếu bạn chỉ quyết định theo giác quan, bạn sẽ rối loạn thường xuyên - bạn không thể quyết định được bởi vì các giác quan cứ thay đổi ý kiến của chúng. Khoảnh khắc này cái gì đó dường như là lạ thường thế, và khoảnh khắc khác nó lại chỉ là xấu xí, không thể chịu nổi. Và chúng ta lệ thuộc vào những giác quan này.
Phật nói: Đừng lệ thuộc vào giác quan - lệ thuộc vào nhận biết. Nhận biết là cái gì đó ẩn đằng sau các giác quan. Không phải là mắt thấy đâu. Nếu bạn tới chuyên gia mắt ông ấy sẽ nói chính mắt thấy, nhưng điều đó không đúng. Mắt chỉ là một cơ chế - qua đó ai đó khác thấy. Mắt chỉ là cửa sổ; cửa sổ không thể thấy được. Khi bạn đứng tại cửa sổ, bạn có thể nhìn ra ngoài. Ai đó đi qua trên phố có thể nghĩ, “Cái cửa sổ đang nhìn mình.” Mắt chỉ là cửa sổ, một kẽ hở. Ai ở đằng sau mắt?
Tai không nghe - ai ở đằng sau tai để nghe? Ai là người cảm thấy? Cứ đi tìm cái đó và bạn sẽ thấy nền tảng nào đó; bằng không, cuộc sống của bạn sẽ chỉ là chiếc lá khô cuốn theo gió.
Gió không thể lật đổ núi.
Cám dỗ không thể chạm tới người,
Người thức tỉnh, mạnh mẽ và khiêm tốn,
Người làm chủ bản thân mình và lưu tâm tới luật.
Thiền sẽ làm cho bạn thức tỉnh, mạnh mẽ và khiêm tốn. Thiền sẽ làm cho bạn thức tỉnh bởi vì nó sẽ cho bạn kinh nghiệm đầu tiên về bản thân mình. Bạn không phải là thân thể, bạn không phải là tâm trí - bạn là tâm thức chứng kiến thuần khiết. Và khi tâm thức chứng kiến thuần khiết này được động chạm tới, thức tỉnh lớn lao xảy ra - dường như con rắn vẫn cuộn mình ngồi đó và đột nhiên nó tháo khúc cuộn ra, dường như ai đó đã ngủ và bị lay và tỉnh dậy. Đột nhiên có thức tỉnh lớn ở bên trong: lần đầu tiên bạn cảm thấy bạn có đấy. Lần đầu tiên bạn cảm thấy chân lí của bản thể bạn.
Và chắc chắn điều đó làm cho bạn mạnh mẽ; bạn không còn mong manh nữa, không giống như cái cây mảnh mai mà bất kì ngọn gió nào cũng có thể thổi đổ. Bây giờ bạn trở thành núi! Bây giờ bạn có nền tảng, bây giờ bạn đã bắt rễ - không gió nào có thể thổi đổ núi được. Bạn trở nên thức tỉnh, bạn trở nên mạnh mẽ, và dầu vậy bạn trở nên khiêm tốn. Sức mạnh này không đem tới bất kì bản ngã nào trong bạn. Bạn trở nên khiêm tốn bởi vì bạn trở nên nhận biết rằng cùng một linh hồn chứng kiến đang tồn tại trong mọi người, ngay cả trong con vật, chim chóc, cây cối, tảng đá.
Đây chỉ là những cách ngủ khác nhau! Ai đó ngủ nghiêng bên phải, và ai đó ngủ nghiêng bên trái, và ai đó ngủ ngửa... đây chỉ là những cách ngủ khác nhau! Đá có cách ngủ riêng của nó, cây có cách ngủ khác, chim có cách khác - nhưng chỉ khác biệt về cách thức và phương pháp ngủ; bằng không sâu bên dưới tại cốt lõi của mọi sinh linh đều là cùng sự chứng kiến, cùng Thượng đế. Điều đó làm cho bạn khiêm tốn. Ngay cả trước một tảng đá bạn biết bạn không là ai đặc biệt cả, bởi vì toàn bộ sự tồn tại được tạo nên từ cùng chất liệu gọi là tâm thức. Và nếu bạn thức tỉnh, mạnh mẽ, và khiêm tốn, điều này cho bạn việc làm chủ bản thân bạn.
Nếu ý nghĩ của một người là bùn lầy,
Nếu người đó coi thường và đầy những giả dối,
Làm sao người ấy có thể mặc áo thụng vàng?
Phật đã chọn cho các sannyasin của mình áo thụng vàng, như tôi đã chọn áo thụng mầu da cam. Đó là sự khác biệt giữa cách tiếp cận của tôi và của Phật. Mầu vàng biểu thị cho cái chết - lá vàng. Mầu vàng biểu thị cho mặt trời lặn, buổi tối.
Phật đã nhấn mạnh vào cái chết quá nhiều - đó là một cách. Nếu bạn nhấn mạnh vào cái chết quá nhiều, điều đó có ích: mọi người trở nên ngày càng nhận biết về cuộc sống trong mối tương phản với cái chết. Và khi bạn nhấn mạnh đi nhấn mạnh lại vào cái chết, bạn giúp cho mọi người thức tỉnh. Họ phải được đánh thức dậy bởi vì cái chết đang tới. Bất kì khi nào một sannyasin mới được Phật điểm đạo, ông ấy sẽ bảo anh ta, “Đi ra nghĩa địa - và ở đó và cứ quan sát dàn thiêu, xác chết được đưa tới, được thiêu... cứ quan sát. Và nhớ điều này sắp xảy ra cho anh nữa. Thiền ba tháng về cái chết, thế rồi quay lại.” Đó là bắt đầu của tính chất sannyas.
Chỉ có hai cách thức có thể. Một là, nhấn mạnh vào cái chết; cách kia là nhấn mạnh vào cuộc sống. Bởi vì đây là hai điều duy nhất trong sự tồn tại - sống và chết. Phật chọn chết làm biểu tượng; do đó có áo thụng vàng.
Mầu cam biểu thị cho cuộc sống; nó là mầu của máu. Nó biểu thị cho mặt trời lên, bình minh sớm, bầu trời phương đông trở thành mầu đỏ. Nhấn mạnh của tôi là vào cuộc sống. Nhưng mục đích là như nhau. Tôi muốn bạn đam mê trong tình yêu với cuộc sống đến mức chính đam mê của bạn với cuộc sống làm cho bạn nhận biết, chính sự mãnh liệt của bạn để sống làm cho bạn thức tỉnh.
Và cái chết là trong tương lai, còn cuộc sống là bây giờ, cho nên nếu bạn nghĩ về cái chết bạn sẽ nghĩ về tương lai. Nếu bạn nghĩ về cái chết nó sẽ là suy diễn: bạn sẽ thấy ai đó khác chết, bạn sẽ chẳng bao giờ thấy bản thân mình chết. Bạn có thể tưởng tượng, bạn có thể suy diễn, bạn có thể nghĩ ngợi, nhưng điều này sẽ là suy nghĩ.
Cuộc sống không cần được nghĩ, nó có thể được sống. Nó có thể giúp bạn không chú ý nhiều hơn là cái chết có thể giúp. Do đó chọn lựa của tôi là tốt hơn nhiều so với chọn lựa của Phật bởi vì sống là ngay bây giờ; bạn không cần đi ra nghĩa địa. Mọi điều bạn cần là tỉnh táo và cuộc sống là ở mọi nơi... trong bông hoa, trong chim chóc, trong mọi người quanh bạn, trẻ em đang cười... và trong bạn!... và ngay bây giờ! Bạn không cần nghĩ về nó, bạn không cần suy diễn về nó. Bạn có thể chỉ nhắm mắt lại và cảm thấy nó - bạn có thể cảm thấy cái cù của nó, bạn có thể cảm thấy cái đập của nó.
Nhưng cả hai phương pháp đều có thể được dùng: chết có thể được dùng cho bạn để trở thành thiền nhân, hay sống có thể được dùng - chọn lựa của tôi là sống. Và tôi nhấn mạnh và lặp lại rằng chọn lựa của tôi tốt hơn nhiều so với chọn lựa của Phật. Việc chọn cái chết của Phật như một biểu tượng đã giúp toàn thể nước này trở thành chết, đờ đẫn, vô vị. Chọn lựa của tôi về cuộc sống như biểu tượng có thể làm sống lại nước này - không chỉ nước này mà còn toàn thể thế giới - bởi vì không chỉ Phật đã chọn cái chết làm biểu tượng, Ki tô giáo cũng đã chọn cái chết làm biểu tượng - chữ thập. Cho nên hai tôn giáo lớn nhất trên thế giới, Ki tô giáo và Phật giáo, là hướng cái chết. Và bởi vì hai tôn giáo này... Và tác động của chúng đã là lớn nhất: Ki tô giáo đã làm biến đổi toàn bộ phương Tây, và Phật giáo đã làm biến đổi toàn bộ phương Đông.
Jesus và Phật đã là hai thầy vĩ đại nhất, nhưng việc chọn lựa cái chết làm biểu tượng đã là nguy hiểm, đã là thảm hoạ. Tôi chọn cuộc sống. Tôi muốn toàn thể trái đất này tràn đầy cuộc sống, ngày càng nhiều cuộc sống, đập rộn ràng cuộc sống. Nhưng điều Phật nói về áo thụng vàng của ông ấy tôi cũng nói về áo thụng da cam của tôi. Ông ấy nói: Nếu ý nghĩ của một người là bùn lầy, nếu người đó coi thường và đầy những giả dối, làm sao người ấy có thể mặc áo thụng vàng?
Bất kì ai là người chủ bản tính riêng của mình,
Sáng sủa, trong vắt và đúng đắn,
Người đó quả thực có thể mặc áo thụng da cam.
Điều ông ấy nói về áo thụng vàng, tôi nói về áo thụng da cam: Bất kì ai là... sáng sủa, trong vắt và đúng đắn, người đó quả thực có thể mặc áo thụng da cam.
Aes dhammo sanantano.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét