CHƯƠNG 9. ĐIỀU CẦN CHO CUỘC HÀNH TRÌNH
Phật nói:
Những người học học thuyết của Phật sẽ làm tốt để tin và gìn giữ tất cả mọi điều được dạy bởi chúng. Cũng giống như mật; mật ngọt bên trong, mật ngọt bên ngoài, mật ngọt xuyên suốt; giáo huấn của Phật cũng như vậy.
Này các sư, các ông phải không bước đi theo Đạo như con bò bị gắn vào bánh xe. Thân thể nó chuyển động, nhưng trái tim nó lại không sẵn lòng. Nhưng khi trái tim các ông hoà hợp với Đạo, thì không cần làm rắc rối bản thân mình về cách cư xử bên ngoài. Những người thực hành Đạo có thể theo đúng thí dụ về con bò đi qua bãi lầy sâu, mang tải nặng. Nó mệt mỏi, nhưng cái nhìn của nó kiên định, nhìn lên trước, sẽ không nghỉ ngơi chừng nào nó còn chưa ra khỏi bãi lầy, và chỉ khi ra khỏi thì nó mới nghỉ ngơi.
Này các sư, nhớ rằng đam mê và tội lỗi còn nhiều hơn bãi lầy bẩn thỉu, và nhớ rằng các ông có thể thoát khỏi khổ chỉ bằng việc nghĩ kiên định và nghiêm chỉnh về Đạo.'
Người tìm kiếm phải đi một mình trên cuộc hành hương của mình. Bằng không thì không thể được; điều đó không có trong bản chất của mọi sự. Chân lí không phải là cái gì đó bên ngoài bạn, bằng không bạn có thể đi trong các nhóm, đoàn. Nó là ở bên trong bạn. Chân lí không mang tính khách quan, cho nên nó không thể mang tính tập thể được. Nó mang tính chủ quan. Chân lí là chủ quan, nó là cốt lõi bên trong nhất của bạn. Chỉ bạn, và chỉ bạn thôi, mới có thể thấm vào nó; không ai khác có thể đi cùng bạn được. Con đường này phải được du hành một mình vô cùng. Và thầy biết điều đó - rằng thầy đang đẩy bạn vào cuộc hành trình nơi bạn sẽ bị bỏ lại một mình - Phật đặc biệt rất nhận biết về điều đó. Ông ấy đã không thốt ra một lời nào chống lại điều đó. Ông ấy chưa bao giờ nói, "Ta có thể dẫn các ông tới điều tối thượng." Bạn sẽ phải đi một mình. Chuyến đi này sẽ tuyệt đối không được chỉ dẫn, không có bản đồ, không có người hướng dẫn để chỉ cho bạn con đường.
Thế thì tất nhiên bạn phải được chuẩn bị cho nó. Bạn phải được cung cấp tất cả những đồ cấp cứu, về tất cả những tai nạn trên đường, tất cả mọi khả năng bạn đi lạc lối. Bạn phải mang những đồ dự trữ cho cuộc hành trình. Phật đã gọi tất cả những đồ dự trữ này làparmitas - độ (ba la mật, bỉ ngạn); từ này là hay. Parmita nghĩa là: cái có thể đưa bạn tới cõi bên kia; những thứ cần cho bờ bên kia. Cuộc hành trình sẽ là một mình. Khoảnh khắc bạn rời bỏ bờ bên này bạn sẽ bị bỏ lại một mình trong đại dương hoang dã bao la, và bạn sẽ phải tranh đấu với đại dương, và bạn sẽ phải tìm ra Đạo tuyệt đối theo cách riêng của mình. Không tri thức nào bạn đã thu thập trước đây sẽ là giúp đỡ nào đó, bởi vì từng người đều đi tới chân lí theo cách riêng của mình. Cảm nhận về chân lí là tuyệt đối duy nhất và mang tính cá nhân. Không có hai người nào đã từng biết tới chân lí theo cùng cách, bởi vì không bao giờ có hai người giống hệt nhau. Họ là khác: tầm nhìn của họ khác, cảm nhận của họ khác, diễn giải của họ khác, cách diễn đạt của họ khác. Cho nên tất cả mọi điều bạn đã thu thập về chân lí sẽ không giúp gì cho bạn mấy. Thực tế nó có thể cản trở bạn, nhưng nó không thể giúp bạn được. Nó có thể trở thành chướng ngại.
Cho nên Phật nói: Đừng mang tri thức theo. Thế thì người ta phải mang cái gì theo mình? Nếu cuộc hành trình sẽ là một mình, thế thì bạn phải tạo ra phẩm chất nào đó, độ - parmitas (ba la mật), cái có thể theo bạn như cái bóng. Mười phẩm chất parmitas (thập độ) này phải được hiểu rất sâu sắc.
Phẩm chất thứ nhất là chia sẻ - dana: hào phóng, chia sẻ. Tâm trí thông thường là kẻ keo kiệt. Nó cố gắng giữ lấy, sở hữu. Tâm trí không hào phóng. Và nếu bạn đi cùng tâm trí này bạn sẽ bị lạc - bởi vì tâm trí của kẻ keo kiệt là tâm trí rất đóng. Keo kiệt là một loại khép kín: bạn không mở ra thế giới, bạn không cho phép cửa sổ và cửa ra vào của mình đem thêm ánh sáng vào từ bên ngoài, bạn không cho phép cửa sổ của mình đem làn gió mới vào từ bên ngoài - bởi vì bạn thường xuyên sợ rằng cái gì đó bạn đang giữ bên trong có thể thoát mất.
Mulla Nasruddin đang đứng trước quan toà của thành phố. Và anh ta nói, "Bây giờ thế thì quá lắm, và tôi không thể dung thứ được thêm nữa. Chúng tôi có một căn phòng nhỏ để sống, chỉ mỗi một phòng thôi. Tôi sống ở đó, vợ tôi sống ở đó, mười hai đứa con tôi sống ở đó, và vợ tôi lại bị ám ảnh. Cô ấy có vài con dê ở trong phòng và con chó cũng ngủ ở đó. Và căn phòng trở nên xấu xí thế và bẩn thỉu thế. Nó bốc mùi! Và tôi không thể sống được thêm nữa. Cho nên tôi phải tới để xin li thân."
Quan toà nói, "Nhưng anh không có cửa sổ nào à? Anh không thể mở cửa sổ ra được sao?"
Anh ta nói, "Cái gì! Để cho bồ câu của tôi bay ra à?"
Khi bạn đang giữ cái gì đó, bạn không thể mở cửa sổ được, bạn không thể mở cửa ra vào được; bạn sẽ sợ hãi. Và nếu bạn không mở cửa sổ của tâm trí thì bạn sẽ trong rắc rối - bởi vì khi bạn một mình trong đại dương, tranh đấu với sóng, tâm trí đóng kín sẽ là tâm trí mù quáng. Bạn sẽ cần tất cả mọi cởi mở có đó, bởi vì chỉ từ cởi mở mà đáp ứng mới có thể đúng.
Cho nên Phật nói: chia sẻ - dana, hào phóng, chia sẻ, phải được học. Trong khi bạn đang ở bờ bên này, học chia sẻ nhiều nhất có thể được. Chia sẻ bất kì cái gì bạn phải chia sẻ, bởi vì chẳng cái gì thực sự thuộc vào bạn cả. Sở hữu của bạn là tội đấy. Bất kì cái gì bạn sở hữu hay tuyên bố rằng bạn sở hữu cũng đều là tội chống lại cái toàn thể. Nhiều nhất bạn có thể dùng thôi, nhưng bạn không thể tuyên bố sở hữu được. Mọi sự đều đã tồn tại khi bạn không có đây, mọi sự sẽ ở đây khi bạn đã mất rồi và hoàn toàn bị quên lãng. Ai là người sở hữu? Chúng ta tới với hai bàn tay trắng, và chúng ta đi với hai bàn tay trắng. Cho nên trong khi bạn còn trong thế giới này, đừng trở nên giống như nắm tay; hãy còn để tay xoè ra. Người với tay xoè là người có tâm trí cởi mở nữa. Thực tế, tay cũng chẳng là gì ngoài sự kéo dài của tâm trí.
Não phải của bạn được nối với tay trái bạn, não trái của bạn được nối với tay phải bạn. Khi bạn di chuyển tay phải thì tâm trí bạn cũng di chuyển, khi bạn di chuyển tay trái thì bên kia não bạn di chuyển. Khi tay bạn giống như nắm đấm, thế thì tâm trí bạn cũng đóng như nắm đấm. Vâng, cách diễn đạt này 'tay mở' là hay: người tay mở cũng có tâm trí mở.
Cho nên Phật nói: Độ (parmita) đầu tiên, phẩm chất mà có thể đưa ông vượt sang bên kia, là chia sẻ. Ông ấy không nhắc tới chia sẻ cái gì, bởi vì cái bạn chia sẻ là không quan trọng. Dù bạn chia sẻ bài ca, hay điệu vũ, hay bạn chia sẻ tình yêu của mình, hay bạn chia sẻ kinh nghiệm của mình, việc thiền của mình, tiền của mình, nhà mình, quần áo mình, thân thể mình; điều đó không phải là vấn đề. Nhưng chia sẻ nên trở thành điều bản chất.
Thông thường thì tích trữ mới là bản chất. Người tích trữ sẽ vẫn còn níu bám lấy bờ bên này; người đó không thể đi sang bờ bên kia được - bởi vì người tích trữ, ngay chỗ đầu tiên, không thể rời bỏ bờ bên này được. Tất cả mọi tích trữ của người đó đều thuộc vào bờ bên này. Nhìn ra vấn đề của nó đi. Ai đó nói, "Lại đây, có ngôi nhà lớn hơn," nhưng bạn sẽ nói, "Trước hết tôi phải mang kho báu mà tôi đã giấu trong ngôi nhà này đã. Tôi không thể đi được ngay bây giờ. Tôi có nhiều dính mắc với ngôi nhà này. Tiền tiết kiệm của cả đời tôi đang ở đây. Tôi sẽ phải đem nó đi cùng tôi; chỉ thế thì tôi mới có thể tới." Nhưng bờ bên kia lại là chỗ bạn không thể đem được bất kì cái gì từ bờ bên này.
Đây là nghịch lí hay: bạn không thể đem được cái gì từ bờ bên này, nhưng nếu bạn chia sẻ đủ, và nếu bạn chia sẻ tất cả mọi thứ bạn có trên bờ bên này, bạn có thể mang được tâm trí chia sẻ. Bạn không thể mang được nhà của mình, bạn không thể mang được tiền của mình, nhưng bạn có thể mang tình yêu của mình, từ bi của mình. Và từ bi đó sẽ có ích.
Phật nói: Nếu ông có tình yêu và từ bi trong tim, sự tồn tại cũng cư xử theo cùng cách. Sự tồn tại bao giờ cũng phản chiếu bạn. Nếu bạn chia sẻ, sự tồn tại chia sẻ với bạn. Nếu bạn tích trữ, điều đó nghĩa là bạn đang chống lại sự tồn tại. Kẻ tích trữ là chống lại, người đó sợ hãi, người đó không tin cậy - "Ai biết cái gì sẽ xảy ra ngày mai?" Người đó không tin cậy vào sự tồn tại, người đó tin cậy vào số dư ngân hàng riêng của mình. Tin cậy của người đó là vào những vật người đó đã tạo ra hay là vào những thứ người đó đã tích trữ. Người đó không tin cậy vào cái bao la, vào cái vô hạn.
Phật nói: Nếu ông tin cậy, thế thì sự tồn tại cũng đáp ứng theo cùng cách. Sự tồn tại là tấm gương... nó vọng lại bạn. Nếu bạn đi như kẻ tích trữ thế thì bạn sẽ gặp rắc rối, bởi vì thế thì mọi nơi bạn đều sẽ thấy kẻ thù: trong các con sóng của đại dương, trong cuộc hành trình vô hạn. Cả nghìn lẻ một vấn đề sẽ nảy sinh và bạn sẽ lúng túng. Sẽ không có người hướng dẫn, sẽ không có sách hướng dẫn, và bạn sẽ một mình, tuyệt đối trần trụi và một mình, không của cải tích trữ nào là của riêng bạn cả, không chứng khoán, không bảo hiểm. Sẽ khó cho bạn đi.
Phật nói: Ông có thể đi chỉ khi ông đã bỏ sở hữu mọi thứ ông có. Bây giờ, bạn có thể bỏ sở hữu theo hai cách. Bạn có thể bỏ sở hữu chỉ như một phương tiện, để cho bạn có thể sở hữu ở bờ bên kia - nhưng đó không phải là bỏ sở hữu đúng, điều đó lại là thủ đoạn của tâm trí. Đó là cách nhiều sư Phật giáo, sư Jaina, linh mục Cơ đốc giáo và những người khác đang làm. Họ sẵn sàng từ bỏ, nhưng từ bỏ của họ bắt nguồn từ tính toán. Nó không phải là từ tình yêu, nó là tính toán. Họ tính toán rằng chẳng cái gì có thể được giữ trên bờ bên này, cho nên tại sao không từ bỏ nó và giữ cái gì đó ở bờ bên kia, trong thế giới khác? Tiền không thể giữ được, nó sẽ ra đi thôi, cho nên sao không có đức hạnh trong sở hữu của bạn?
Nhưng tính sở hữu vẫn còn lại nguyên si.
Phật nói: vô sở hữu; không sở hữu bờ bên này cũng không sở hữu bờ bên kia. Luôn luôn chia sẻ.
Cho nên có một giáo huấn rất đặc biệt. Phật đã nói cho các đệ tử của mình rằng khi bạn thiền và bạn đi tới những chỗ đẹp trong bản thể mình, lập tức chia sẻ chúng. Nếu không có ai cả, thế thì nhắm mắt lại và mưa rào phúc lành đó lên toàn thể sự tồn tại. Nhưng đừng trở thành kẻ sở hữu nó - ngay cả việc thiền, ngay cả trí huệ... đừng trở thành kẻ sở hữu.
Có một giai thoại hay.
Một thanh niên tới Phật. Anh ta bị hấp dẫn bởi sự hiện diện của Phật; dần dần, anh ta bắt đầu thiền. Nhưng lại có một vấn đề. Một hôm anh ta tới và anh ta nói, "Chỉ có mỗi một vấn đề thôi - vấn đề là: thầy nói rằng khi thiền nở hoa, thế thì các ông phải toả ra tất cả hương thơm cho toàn thế giới. Tôi có thể làm điều này chỉ với một ngoại lệ: tôi không thể mưa rào nó lên ông hàng xóm của tôi được. Tôi có thể làm điều đó với toàn thế giới, nhưng cho phép tôi không mưa rào nó lên ông hàng xóm của tôi."
Phật cười và ông ấy nói, "Ông ngu lắm, đó mới là toàn thể vấn đề đấy! Ông có thể mưa rào nó lên toàn thể vũ trụ bởi vì ông thờ ơ với toàn thể vũ trụ. Ông không thể mưa rào nó lên ông hàng xóm của ông bởi vì ông có thù địch. Tình yêu không biết tới thù địch. Trước hết ông mưa rào lên ông hàng xóm của ông đã; chỉ thế thì vũ trụ mới đón nhận nó. Không có cách khác. Trước hết mưa rào lên kẻ thù của mình, trước hết là bạn với kẻ thù của mình, thế thì toàn thể vũ trụ sẽ thân thiện với ông."
Đó là ý nghĩa khi Jesus nói: Yêu kẻ thù của ông. Yêu kẻ thù của ông như yêu ông. Jesus cũng nói: Yêu hàng xóm của ông như yêu ông. Có thể, trong hầu hết mọi trường hợp, kẻ thù và hàng xóm là cùng một người. Họ không phải là những người khác nhau, hàng xóm và kẻ thù gần như bao giờ cũng là cùng một người - bởi vì người ở rất xa không thể là kẻ thù của bạn được. Để là kẻ thù của bạn thì ai đó phải ở rất gần bạn. Để là kẻ thù thì ai đó phải ở ngay đường biên của con người bạn, phải là hàng xóm của bạn. Thế thì người đó cấu véo bạn, thế thì chính sự tồn tại của người đó trở thành mối lo âu, thế thì người đó can thiệp, thế thì chính sự tồn tại của người đó là không thể chấp nhận được.
Phật nói: Mưa rào việc thiền của ông đi, bằng không ông đã bỏ lỡ. Bây giờ, đây là giáo huấn rất mới - Patanjali đã không nói như vậy - đây là sáng suốt rất mới. Phật nói: Nếu ông đạt tới trạng thái thiền, mưa rào nó ngay lập tức. Nếu ông không mưa rào nó, thế thì ông đã không đạt tới chỗ mà ông cho là ông đã đạt tới. Thế thì ông đang trong lừa dối, ông đang trong ảo tưởng - bởi vì trạng thái thiền, theo đúng bản chất của nó, là chia sẻ. Nếu ông không thể chia sẻ, thế thì ông phải đang trong lừa dối ở đâu đó. Thế thì trạng thái này là giả, thế thì không gian này là không thực. Không gian thiền thực, theo chính bản chất của nó, phải là được chia sẻ. Nếu việc thiền của ông không trở thành từ bi, thế thì ở đâu đó, cái gì đó đã đi sai.
Đây là độ thứ nhất của ông ấy, phẩm chất theo đó bạn có thể cưỡi lên và đi sang bờ bên kia.
Nhưng thông thường chúng ta sống rất níu bám, sợ sệt. Gắn bó của chúng ta với đồ vật còn nhiều hơn với con người, và gắn bó của chúng ta với con người cũng rất mang tính công kích. Không có từ bi trong chúng.
Cho nên nhiều người tới tôi và họ nói, "Tôi đang yêu người đàn bà này hay người đàn ông này," và tôi nhìn vào họ, và tôi thấy rằng họ đang yêu mỗi bản thân họ thôi. Chẳng ai dường như đang yêu bất kì ai khác - do đó mới nhiều vấn đề thế. Nếu bạn thực sự yêu người đàn bà hay đàn ông, tình yêu sẽ là đủ. Sẽ không có vấn đề xuất hiện từ nó. Tình yêu không biết tới vấn đề. Nếu vấn đề nảy sinh điều đó đơn giản chỉ ra rằng ở đâu đó tình yêu là không đúng, hay chính cái gì đó khác đang giả dạng làm tình yêu. Mọi người đều đang cố gắng khai thác người khác. Nó không phải là chia sẻ; bạn đang dùng người khác như phương tiện. Chẳng chóng thì chầy người kia bắt đầu cảm thấy điều đó nữa - rằng anh ấy hay cô ấy đang bị dùng như một món hàng - thế thì có nổi dậy, phản ứng, báo thù, xung đột.
Những người bạn gọi là 'người yêu' đang liên tục cố gắng chi phối lẫn nhau: chúng ta sở hữu đồ vật, chúng ta sở hữu mọi người. Và trong cuộc đua này, cuộc đua điên khùng này để sở hữu, chúng ta làm mất đi cái ta riêng của mình; người ta bị mất hút trong sở hữu của mình. Nếu bạn thực sự muốn biết mình là ai, bạn sẽ phải trở nên chùng lỏng chút ít khỏi việc sở hữu của mình.
Một giáo sĩ và một linh mục Cơ đốc giáo đang câu cá ở những chiếc thuyền riêng biệt cách xa nhau. Linh mục được cú cắn câu và lo lắng tới mức ông ta bị ngã khỏi thuyền. Ông ta bị chìm hai lần, và khi ông ta ngoi lên lần thứ hai, giáo sĩ chèo qua và gọi với, "Cha ơi, tôi có thể lấy thuyền của cha được không nếu cha không ngoi lên được nữa?"
Chúng ta có thể không trực tiếp thế, nhưng đây là cách chúng ta đang là: chỉ chờ đợi - làm sao chúng ta có thể sở hữu nhiều hơn? chỉ chờ đợi - làm sao lãnh thổ của chúng ta trở nên lớn hơn chút ít? Cho dù người khác đau khổ về điều đó, cho dù họ phải chết vì điều đó, chúng ta sẵn sàng hi sinh toàn thể thế giới này. Để làm gì? - để cho những điều mà bạn sẽ không thể mang đi tới bờ bên kia. Cái chết sẽ tới và làm tan tành tất cả mọi thu xếp của bạn.
Phật nói: Trước khi cái chết lấy mọi thứ đi khỏi ông, chia sẻ chúng đi. Ít nhất sẽ vẫn còn lòng biết ơn nào đó trong trái tim mọi người với bạn, ít nhất họ cũng sẽ nhớ tới bạn. Cái chết sẽ không có khả năng xoá hoàn toàn kí ức về bạn. Và bằng chia sẻ bạn sẽ trở nên cởi mở. Và bằng chia sẻ bạn sẽ trở nên tin cậy hơn - và tin cậy trở thành con thuyền sang bờ bên kia. Tin cậy vào mọi người, bởi vì mọi người đều không là gì ngoài cách biểu lộ của vũ trụ, cách biểu lộ của linh hồn vũ trụ. Khi bạn chia sẻ với ai đó, thực tế bạn đang chia sẻ với Thượng đế - bởi vì mọi người đều là biểu lộ của Thượng đế. Khi bạn tưới cây và cây cảm thấy hạnh phúc, và lá dường như được vui vẻ, và cây bắt đầu rung rinh và nhảy múa trong gió thoảng, đó chính là Thượng đế mà bạn đã tưới nước vào đấy. Thượng đế khát ở trong cây; bạn đã tưới nước, và Thượng đế hạnh phúc.
Bất kì điều gì bạn làm cho mọi người, cho cây cối, cho con vật, bạn đều đang làm cho sự tồn tại. Và tất nhiên sự tồn tại đáp lại bằng cả nghìn lần. Khi bạn một mình toàn bộ và không có ai cùng bạn, chỉ sự tồn tại tất cả đang bao quanh, nó sẽ đáp lại cho bạn. Phật nói: Đây là độ thứ nhất.
Oscar Muscovitz và Sidney Margolis có chút ít việc kinh doanh sinh lời đang tiến triển, nhập khẩu hoa nhân tạo cho hội chợ trang phục của các quí bà. Chủ yếu, nó sinh lợi là do khan hiếm của chúng, mà nếu có thì còn phải trả thuế cho Chú Sam nữa. Nhưng rồi các nhân viên sở thuế tới cái chuồng bồ câu của họ, cũng như điều phải xảy ra với mọi người. Thấy Oscar chịu trách nhiệm, vì Sidney đang đi mua bán, nhân viên thứ nhất cố gắng giải thích về bản chất của cuộc viếng thăm.
"Ông Oscar ơi, người của ông đang làm kinh doanh mà lại không báo cáo cho chính phủ đấy nhé."
Oscar tím tái người: "Báo cáo à? Báo cáo nào? Phải báo cáo cái gì?" anh ta hỏi.
"Thế này," nhân viên đáp, "trước hết, chúng tôi muốn biết về người lệ thuộc vào ông, tức là những người được miễn thuế trong gia đình ông."
Oscar bèn kể cho họ mọi điều về Harriet, vợ anh ta, người lệ thuộc số một, và tất cả mọi rắc rối và điều bực mình mà cô ấy đã gây cho anh ta về sau; thế rồi anh ta nhảy sang con trai mình và mô tả thật chi tiết làm sao Freddie đã làm đứa con gái này thành điều rắc rối, và những vấn đề xảy ra từ khung cảnh đó; rồi người lệ thuộc thứ ba, con gái anh ta Marjorie, một cô gái tốt, nhưng không đẹp, và cô ấy thì tốn kém đến đâu.
Cuối cùng, sau khi nắm được thật nhiều chi tiết về cuộc đời tư của Oscar như anh ta có thể chịu đựng, người thu thuế nói, "Ông Oscar, chúng ta quên tất cả những điều đó một chút đi và tập trung vào bản thân công việc."
Oscar đáp, "Giống như cái gì, đích xác?"
"Giống như việc kinh doanh mà ông vẫn đang làm ấy, tài sản nào là đáng giá, ông làm được bao nhiêu lợi nhuận..."
"Cái gì!" Oscar la lên một cách điên dại. "Các ông có khùng không đấy? Tôi thậm chí còn không nói cho đối tác của mình về điều đó!"
Bạn không cho, ngay cả cho những người rất thân thiết với bạn. Bạn không cho, ngay cả với những người yêu bạn. Bạn không cho cha mình, mẹ mình, vợ mình, con mình; bạn đơn giản không cho. Bạn không biết ngôn ngữ của việc cho. Bạn chỉ biết một ngôn ngữ: làm sao lấy nhiều hơn, làm sao lấy nhiều hơn, làm sao lấy từ mọi người khác. Bạn chỉ biết một cách suy nghĩ, và đó là nghĩ-lấy.
Phật nói: Học nghĩ-cho. Học cách cho và bạn sẽ nở hoa. Việc nở hoa đó, hương thơm đó, sẽ theo bạn. Cái đó sẽ là người đồng hành trên con đường hành hương vô tận.
Độ thứ hai là thanh thoát shila.
Shila nghĩa là kỉ luật, shila nghĩa là thanh thoát trong việc sống. Các Phật tử đã hiểu lầm shila theo nhiều cách; họ nghĩ shila nghĩa là tính cách cứng nhắc. Nó không ngụ ý điều đó. Chính từ này nghĩa là: cuộc sống thanh thoát, cuộc sống có thanh thoát trong nó, có hào hoa. Và cuộc sống nào có thể có thanh thoát trong nó? - chỉ cuộc sống của từ bi, tình yêu, lòng biết ơn; chỉ cuộc sống có trách nhiệm, cuộc sống chăm nom tới người khác. Bây giờ, bạn có thể không bạo hành, nhưng không nhất thiết rằng không bạo hành của bạn đã là thanh thoát. Tôi đã thấy nhiều sư Jaina thế: họ không bạo hành, nhưng rất không thanh thoát; cái đẹp bị thiếu. Và quả là bằng chứng của cây... và không có bằng chứng nào khác. Nếu họ mà không bạo hành thì đã nảy sinh cái đẹp vô cùng: mắt họ sẽ biểu lộ điều đó, chính rung động của họ sẽ biểu lộ điều đó. Sẽ có âm nhạc vô âm thường xuyên bao quanh họ - nhưng nó không có đó. Mọi thứ dường như đờ đẫn và chết. Họ không bạo hành, nhưng cái không bạo hành của họ không thanh thoát. Nó đã không xảy ra một cách tự phát, nó đã bị bắt buộc. Cái không bạo hành của họ có yếu tố bạo hành trong nó; nó đã là bị ép buộc một cách bạo hành. Họ đã cố gắng vất vả để trở thành không bạo hành, họ đã xoay xở bằng cách nào đó để trở thành không bạo hành, nhưng cái không bạo hành đó lại không giống như việc nở hoa tự nhiên, nó là được trau giồi.
Từ Phật giáo shila là rất hay; nó có nghĩa là thanh thoát.
Có thể có hai kiểu tĩnh lặng. Bạn có thể ép buộc bản thân mình theo các phương pháp Yoga, bạn có thể học tư thế nào đó. Dần dần, bạn có thể xoay xở để ép buộc thân thể mình vào tư thế đó. Đầu tiên nó sẽ không thoải mái; dần dần thân thể điều chỉnh. Thân thể có khả năng vô cùng để điều chỉnh theo bất kì tình huống nào. Thế thì bạn có thể ép buộc thân thể mình ngồi bất động. Và nếu bạn cứ làm điều đó, dần dần, sau vài tháng bạn sẽ trở thành giống bức tượng phật. Nhưng điều đó sẽ là bạo hành, và sẽ không có thanh thoát trong đó. Sâu bên dưới bạn sẽ sôi lên; sâu bên dưới sẽ có ngọn lửa địa ngục; sâu bên dưới, bạn đã không thay đổi. Làm sao bạn có thể thay đổi chỉ bằng việc thay đổi thân thể được? Hiện tượng thực phải là điều ngược lại: cái bên trong phải thay đổi, thế thì sự vật bên ngoài tuân theo. Và thế thì nó có thanh thoát.
Vấn đề không phải là ép buộc phần ngoại vi - bởi vì trung tâm sẽ không bị ảnh hưởng chút nào bởi việc ép buộc ngoại vi. Bạn có thể giữ yên tĩnh; điều đó không có nghĩa là bạn yên tĩnh. Nhưng nếu bạn yên tĩnh thì điều đó chắc chắn có nghĩa là bạn có thể giữ yên tĩnh. Khác biệt này phải được hiểu. Đây là một trong những phân biệt chủ chốt nhất trong cuộc sống tôn giáo của con người: Đạo không đi từ ngoài vào trong, Đạo là từ trong ra ngoài. Đừng ép buộc mọi thứ từ bên ngoài, và đừng nghĩ rằng bằng việc thay đổi thân thể mình và thay đổi cách cư xử bên ngoài của mình, bạn có thể thay đổi được phẩm chất bên trong của mình. Không, nó không xảy ra theo cách đó đâu. Đổi cái bên trong đi, và cái bên ngoài theo sau. Thế thì có thanh thoát.
Và Phật nói: Độ thứ hai là thanh thoát trong việc sống, kỉ luật đã nảy sinh ra từ hiểu biết.
Từ 'kỉ luật - discipline' là có nghĩa. Nó bắt nguồn từ cùng gốc như 'disciple - đệ tử'. Nó ngụ ý: sẵn sàng để học. ‘Disciple - đệ tử' nghĩa là: người rất sẵn sàng học, rất cởi mở để học. Khi người ta cởi mở để học điều đó nghĩa là người ta rất nhận biết, bởi vì việc học là có thể chỉ khi bạn nhận biết. Khi bạn không nhận biết bạn không thể học được cái gì. Những người nhận biết đều có thể học - mọi nơi, bất kì chỗ nào.
Mới hôm nọ tôi đã đọc về một nhà huyền môn Sufi, Sibli. Sibli được hỏi, "Ai đã hướng dẫn ông vào Đạo? Ai là thầy đầu tiên của ông?" Và người hỏi ngạc nhiên, bởi vì Sibli nói, "Con chó. Một hôm tôi thấy nó gần chết khát, đứng cạnh bờ nước. Mọi lần nó nhìn vào hình bóng nó được phản chiếu trong nước nó lại sợ hãi và lùi lại, bởi vì nó tưởng đó là con chó khác. Cuối cùng, nhu cầu của nó lên tới mức nó quẳng đi nỗi sợ hãi và nhảy vào nước, tại điểm đó con chó kia tan biến. Con chó này thấy rằng chướng ngại đó, chính là bản thân nó, rào chắn giữa bản thân nó và cái nó đã tìm kiếm, tan chảy đi. Theo cùng cách đó chướng ngại riêng của tôi đã tan biến khi tôi biết điều tôi đã lấy làm cái ta riêng của mình chỉ là phản chiếu, không phải là thực tại. Và Đạo của tôi lần đầu tiên được biểu lộ cho tôi bởi hành vi của con chó. Nó là thầy đầu tiên của tôi."
Con người của hiểu biết học từ mọi nơi. Con người của hiểu biết học và trở thành đệ tử. Kỉ luật nảy sinh.
Và Phật nói: Chừng nào các ông còn chưa có kỉ luật, chưa có khả năng học, cảm nhận - nhận biết - các ông sẽ không có khả năng đi sang bờ bên kia đâu. Tri thức sẽ không ích lợi gì, nhưng khả năng học sẽ có ích. Và khác biệt là rõ ràng: tri thức được vay mượn; khả năng học phải nảy sinh trong bạn. Nó là khả năng của bạn. Bạn không thể vay mượn khả năng học được. Bạn có thể vay mượn tri thức; tri thức là rẻ. Khả năng học nghĩa là biến đổi lớn trong bản thể bạn: bạn sẽ phải vứt bỏ bản ngã và bạn sẽ phải vứt bỏ tích luỹ. Tri thức bạn có thể tích luỹ, thông tin bạn có thể tích luỹ; việc học lại không phải là tích luỹ. Bạn không bao giờ tích luỹ được việc học, bạn đơn giản vẫn còn học. Không kho báu nào nảy sinh ra từ nó. Nó cũng tựa như tấm gương: cái gì đó tới trước nó, nó phản chiếu cái đó. Khi một vật đã chuyển đi nó vẫn còn im lặng - lại là tấm gương, lại đơn giản, hồn nhiên. Nó không thu thập. Bạn không thể hỏi tấm gương, "Bao nhiêu người đã nhìn vào bạn?" Nó không thu thập, nó đơn giản là tấm gương... nó soi gương. Việc học giống như tấm gương, và tri thức giống như bản phim chụp ảnh. Nó cũng soi sương, nhưng chỉ một lần. Thế rồi nó bị mắc lại với sự phản chiếu đó, thế thì nó bị phá huỷ.
Phật nói: shila là độ thứ hai.
Độ thứ ba là kiên nhẫn shanti. Shanti nghĩa là kiên nhẫn. Tất nhiên, cuộc hành trình là bao la, và bạn không thể vội vàng được. Nếu bạn vội vàng bạn sẽ không bao giờ có khả năng đi sang bờ bên kia. Cuộc hành trình là vô thời gian; cần có kiên nhẫn lớn lao. Niết bàn không thể là cái gì đó ngay tức khắc.
Đôi khi mọi người tới - những người rất ngu - và họ nói, "Tôi đã tới chỉ trong ba ngày thôi. Thiền là có thể được không?" Họ không biết điều họ đang hỏi; ngay cả ba kiếp sống cũng không đủ nữa là. Và khi bạn trong vội vàng thế, thậm chí ba trăm kiếp cũng sẽ không đủ đâu - bởi vì trong vội vàng thế tâm trí bạn rất căng thẳng. Chậm lại đi, thảnh thơi một chút xíu đi. Đừng nóng vội - và thế thì điều đó là có thể. Có thể, nó có thể xảy ra trong ngày đấy. Bạn có thấy ra vấn đề không? Thử thấy ra vấn đề đi: nó có thể xảy ra trong ba ngày, nó có thể xảy ra trong ba giây, nó có thể xảy ra trong một phần ba giây - nhưng thế thì bạn sẽ cần kiên nhẫn mang tính đại dương. Phải mất bao nhiêu thời gian sẽ tuỳ thuộc vào bạn có bao nhiêu kiên nhẫn. Bạn càng có nhiều kiên nhẫn, càng cần ít thời gian; bạn càng có ít kiên nhẫn, lại càng cần nhiều thời gian hơn. Nếu bạn thực sự muốn có nó, vứt bỏ mọi nóng vội đi. Quên tất cả về khi nào nó sẽ xảy ra. Bạn đơn giản tận hưởng khoảnh khắc này. Tận hưởng khoảnh khắc này, toàn bộ ở trong nó, một ngày nào đó bỗng nhiên nó có đó. Thực tế, nó chưa bao giờ rời bỏ bạn cả; nó bao giờ cũng có đó. Nhưng bạn lại đang vội vàng nhiều tới mức bạn không thể thấy được nó. Cái ngày bạn thảnh thơi và ngồi im lặng trong phòng mình, bỗng nhiên bạn trở nên nhận biết về sự hiện diện này. Nó có đó, toàn thể căn phòng tràn đầy nó. Toàn thế giới đầy Thượng đế; vâng, mọi bụi cây đều bốc lửa.
Người Do Thái có câu chuyện hay về Moses đi lên núi, Sinai, và ở đó Moses thấy bụi cây xanh bốc lửa. Ông ấy phân vân, ông ấy không thể nào tin được - bởi vì bụi cây không cháy và lửa lại có đó. Và thế rồi Thượng đế nói với ông ấy: "Đừng sợ, Moses. Ta là Thượng đế của con, Chúa Trời của con. Ngọn lửa này là lửa của ta." Và, tất nhiên, làm sao lửa của Thượng đế có thể đốt cháy bụi cây được? Bụi cây cũng là lửa của Thượng đế. Moses thấy một bụi cây bốc lửa trên núi, còn tôi muốn nói với bạn: mọi bụi cây đều bốc lửa. Không có nhu cầu đi lên núi Sinai, nhìn vào khu vườn này - mọi bụi cây đều bốc lửa với Thượng đế bởi vì tất cả mầu xanh lục đều là lửa của Ngài, tất cả mọi cuộc sống đều là lửa của Ngài, từng hơi thở đều là lửa của Ngài.
Kiên nhẫn... thế thì bỗng nhiên bạn bắt đầu cảm thấy Ngài là sự hiện diện. Không kiên nhẫn, và bạn vội vàng điên cuồng, và trong vội vàng điên cuồng của mình bạn không thể thấy được. Gần như là bạn mang một chiếc máy ảnh đẹp, và khi chạy quanh bạn cố gắng chụp lấy vài bức ảnh, và bạn cứ xô đẩy và chạy tới lui. Điều gì sẽ xảy ra? - bạn sẽ chẳng chụp được bức ảnh nào cả, bạn có thể chỉ có vài tấm hình bị phá hỏng. Toàn thể cuộn phim sẽ chỉ là sự hỗn độn. Khi bạn chụp ảnh, bạn phải giữ máy ảnh tuyệt đối tĩnh lặng; nó phải không bị rung tay. Thế thì bức ảnh rõ ràng mới hiện ra từ nó.
Khi bạn không xô đẩy đi đâu cả và bản thể bên trong của bạn tĩnh lặng, ở đây bây giờ, thì Thượng đế phản xạ lại. Thế thì mọi hỗn loạn biến mất, mọi câu hỏi biến mất. Phật nói: shanti, kiên nhẫn, là độ thứ ba.
Độ thứ tư là vidya. Vidya có nhiều nghĩa: nó có nghĩa năng lượng, nó có nghĩa dũng cảm. Chắc chắn dũng cảm là cần có, và chắc chắn năng lượng là cần có.
Người ta phải liên tục nhận biết rằng sinh lực của mình không nên bị phung phí một cách không cần thiết. Người ta không nên để rò rỉ. Chúng ta đang để rò rỉ; chúng ta chẳng bao giờ là cái bể chứa năng lượng. Năng lượng vô hạn được trao cho bạn, nhưng bạn là con tàu rò rỉ. Theo đủ mọi cách, bạn tiêu tán năng lượng, bạn không bao giờ ngồi im lặng.
Phật thường gọi việc thiền của mình là jhan. Jhan là thuật ngữ Pali cho từ thiền dhyan trong tiếng Phạn. Từ jhan sang tiếng Trung Quốc thành chan và sang tiếng Nhật Bản thành zen. Ở nước Nhật Bản Zen trở thành cao trào; điều Phật đã cấy trồng như hạt mầm đã đơm hoa ở Nhật Bản, đi tới cực đỉnh của nó. Điều Phật đã bắt đầu nay đi tới kết quả. Và Thiền nhân nói: Thiền không là gì ngoài việc ngồi im lặng, không làm gì. Đó là điều Phật đã làm - không làm gì cả - khi ông ấy đạt tới. Đó là điều ông ấy đã làm khi ngồi dưới gốc Cây Bồ đề. Ông ấy đang làm gì? - ông ấy không làm gì cả; ông ấy đơn giản ngồi im lặng đến mức không có rò rỉ năng lượng nào. Năng lượng đó bắt đầu dâng lên ngày một cao hơn và cao hơn - năng lượng đó đạt tới đỉnh. Và thế thì năng lượng này xô tới và chạm vào sahasrar, luân xa thứ bẩy; nó đi tới điều tối thượng. Bỗng nhiên có việc nở hoa; Phật trở thành bông sen.
Bạn có cùng năng lượng đó nhưng bạn cứ ném nó đi. Bất kì khi nào bạn có năng lượng, ham muốn lớn để ném nó đi lại nảy sinh trong bạn. Bạn có thể gọi nó là 'dục vọng' hay bạn có thể gọi nó là cái gì đó khác; điều đó không tạo ra khác biệt gì. Nhưng bất kì khi nào bạn có năng lượng thì ham muốn lớn lại nổi lên để làm nhẹ bản thân người ta.
Ở phương Tây dục được coi như việc xả ra. Ở phương Đông chúng ta đã lấy năng lượng dục theo cảnh quan hoàn toàn khác: không có nhu cầu xả nó ra, nó là năng lượng của bạn. Bởi vì bạn cứ xả nó ra, nên bạn còn trống rỗng. Nếu bạn cho phép nó đôi khi được tụ lại, nếu bạn đơn giản để cho nó tụ bên trong bạn, thành lượng cực kì lớn tới điểm có thay đổi về chất. Năng lượng được tích tụ nổi lên ngày một cao hơn, mức độ cứ trở nên ngày một cao hơn, và bạn chạm tới các độ cao hơn của bản thể mình. Một điểm tới khi năng lượng đã chạm tới cực đỉnh của bản thể bạn. Đó chính là điều samadhi là gì.
Và Phật nói: vidya là độ thứ tư. Người ta nên học cách không tiêu tán năng lượng. Nhớ lấy, ông ấy không bảo bạn trở thành kẻ keo kiệt - bởi vì ông ấy đã trao cho bạn độ thứ nhất: không bao giờ là kẻ keo kiệt. Khi ông ấy nói, "Thu lấy năng lượng," ông ấy không dạy bạn tính hà tiện nào cả, ông ấy đơn giản dạy bạn trí huệ. Ông ấy biết cách nó đã xảy ra cho ông ấy.
Chia sẻ bất kì cái gì bạn có, nhưng đừng để rò rỉ. Rò rỉ không phải là chia sẻ. Đó là lí do tại sao tôi thấy rằng hai người có thể làm tình với nhau, và dầu vậy có thể không có chia sẻ. Cả hai đều rò rỉ. Họ dùng người kia như sự giúp đỡ để rò rỉ, có vậy thôi. Chia sẻ là hoàn toàn khác; nó không phải là rò rỉ. Và điều này phải được ghi nhớ: khi bạn rò rỉ, bạn đơn giản mất đi, chẳng thu lại được cái gì từ nó cả; khi bạn chia sẻ, bạn cho cái gì đó rất bình thường, và bạn thu được cái gì đó rất phi thường. Trong chia sẻ bạn không bao giờ mất.
Độ thứ năm, Phật gọi là thiền dhyan: thiền, im lặng, ngồi, không làm gì cả.
Để điều đó thấm vào cuộc sống của bạn ngày một nhiều hơn. Bất kì khi nào bạn có thời gian, bất kì khi nào bạn không có gì để làm, đừng tạo ra những bận bịu không cần thiết, không cần tới. Chỉ ngồi im lặng, nhìn cuộc sống trôi qua. Nhìn cây cối hay nhìn các vì sao, hay chỉ nhìn vào mũi bạn, hay nhìn vào rốn; hay nhắm mắt lại và nhìn vào cái im lặng bên trong, hay ý nghĩ bên trong. Chỉ hiện hữu... và để mọi sự trôi qua; bạn ngồi im lặng.
Phật nói: Nếu ông có thể ngồi im lặng thậm chí chỉ vài khoảnh khắc mà không làm gì cả, các thoáng nhìn sẽ bắt đầu tới với ông.
Bây giờ, các nhà tâm lí hiện đại cũng đồng ý rằng nếu một người có thể được phép chỉ ngồi im lặng, thế là đủ. Chẳng cái gì khác được cần nữa. Tất cả mọi cái khác chỉ là để giúp cho việc ngồi. Ai đó cho bạn câu mật chú và nói, "Ngồi im lặng và tụng mật chú này." Bây giờ có nhiều nghiên cứu đang được tiến hành về Thiền Siêu việt. Và Mahesh Yogi nghĩ đấy là vì mật chú mà mọi sự xảy ra; điều đó không đúng. Chính chỉ vì bạn ngồi im lặng trong hai mươi phút mà mọi sự mới xảy ra. Mật chú là không liên quan: bạn có thể ngồi mà không có mật chú và cùng điều đó sẽ xảy ra. Có thể mật chú cho bạn cái cớ để ngồi - bởi vì bạn ngu xuẩn tới mức bạn không thể ngồi được, bạn phải có cái gì đó để làm. Cho nên nếu ai đó nói, "Nói, 'Rama, Rama, Rama,'" bạn có cái cớ để ngồi im lặng trong hai mươi phút bởi vì bạn đang nhẩm 'Rama, Rama, Rama.' Bất kì kết quả nào tới - huyết áp của bạn hạ xuống, việc thở của bạn trở nên im lặng hơn, có thay đổi trong lượng ô xi của thân thể bạn, thậm chí nhịp tim của bạn cũng có nhịp điệu khác, bạn cảm thấy rất được thảnh thơi, sóng alpha được tạo ra, và từ những sóng alpha đó bạn cảm thấy rất yên bình và sảng khoái - nhưng nó chẳng liên quan gì tới mật chú này, hay với bất kì mật chú nào nói riêng. Bạn có thể tụng, 'Rama, Rama'; bạn cũng có thể tụng 'Aum, Aum'; bạn có thể tụng, 'Allah, Allah', hay 'Ave Maria', hay bất kì cái gì. Hay bạn có thể tạo ra mật chú riêng của mình; bạn có thể lẩm nhẩm tên riêng của mình - ngay cả điều đó cũng có tác dụng. Thực tế, nó chẳng liên quan gì tới bất kì mật chú nào; nó chẳng liên quan gì tới mật chú cả. Nếu bạn có thể đơn giản ngồi trong hai mươi phút mà không làm gì, cùng hiệu quả đó sẽ là kết quả. Cho nên bất kì cái gì mà các cuộc điều tra tâm lí đã làm lộ ra về TM, nó đều không có gì về TM cả, nó đơn giản về việc ngồi im lặng.
Chỉ ngồi im lặng và bạn sẽ thấy: bạn đang làm tăng trưởng phẩm chất mới cho bản thể mình; bạn đang trở nên bình tĩnh hơn, định tâm hơn, được đáp ứng hơn. Khuôn mặt bạn sẽ thay đổi, mắt bạn sẽ thay đổi, bạn sẽ có thanh thản quanh mình. Ngay cả người khác cũng sẽ bắt đầu cảm thấy thanh thản của bạn. Ngay cả họ cũng sẽ bắt đầu cảm thấy rằng cái gì đó đã xảy ra cho bạn - bởi vì bất kì nơi nào bạn đi bạn sẽ mang làn gió mát nào đó cùng đi. Và tình huống này sẽ còn lại như thế.
Ai đó sẽ xúc phạm bạn nhưng bây giờ bạn sẽ có khả năng cười; không giận dữ nào nảy sinh. Không phải là bạn đang kiểm soát nó; thực tế, nó không nảy sinh. Bạn có thể thấy toàn thể cái ngớ ngẩn của nó. Bạn có thể thấy vấn đề là người đó, người đáng thương đó, người đang giận dữ và xúc phạm bạn, đang trong tình trạng tồi tệ. Điều đó chẳng liên quan gì tới bạn cả. Bạn phải từ bi hơn với người đó. Bạn sẽ cảm thấy từ bi hơn là giận dữ. Thay vì mang thái độ tiêu cực với đó, bạn sẽ cảm thấy thương hại nhiều cho người đó... một phẩm chất hoàn toàn khác.
Lo nghĩ có thể vẫn như cũ - chúng tiếp tục. Qua việc thiền của bạn thế giới sẽ không thay đổi, thế giới vẫn như cũ. Nhưng bằng việc thiền của mình, BẠN sẽ khác đi, và khi bạn khác đi thì thế giới khác đi, bởi vì nó là thế giới của bạn; nó tuỳ thuộc vào cái nhìn của bạn, vào diễn giải của bạn. Mọi thứ sẽ vẫn như cũ, nhưng không cái gì sẽ còn như cũ thêm nữa - bởi vì bạn đã thay đổi.
Và Phật nói: Trên cuộc hành trình đơn độc này tới bờ bên kia, ông sẽ cần học cách ngồi im lặng rất nhiều.
Thông thường chúng ta gần như bị bận bịu một cách ám ảnh. Bạn không thể ngồi im lặng được, bạn phải làm cái gì đó. Làm là điên khùng. Nếu bạn không có gì để làm bạn cảm thấy lúng túng, bạn bắt đầu sôi lên bên trong: bạn bắt đầu đọc đi đọc lại cùng tờ báo, hay bạn đi và bắt đầu buôn chuyện với hàng xóm, và bạn phải nói về những điều này cả nghìn lẻ một lần, và bạn lại có đó. Bạn phải làm điều gì đó. Bạn không thể vẫn còn yên tĩnh được, bạn không thể vẫn còn không bận bịu.
Ở phương Tây các bạn có câu ngạn ngữ rất ngớ ngẩn: Tâm trí trống rỗng là xưởng thợ của quỉ. Điều này phải do đích thân quỉ phát minh ra - bởi vì tâm trí trống rỗng là xưởng thợ của Thượng đế. Điều này phải đã là phát minh của quỉ để cho không ai vẫn còn trống rỗng và quỉ có thể tiếp tục công việc của nó được thuận lợi. Nếu bạn thực sự trống rỗng thì quỉ không thể vào bạn được, bởi vì ý nghĩ vận hành như ngựa cho quỉ: nó không thể tới được. Không có ý nghĩ, quỉ không thể vào bạn được. Không có ý nghĩ, không có khả năng cho bất kì cái gì đi vào trong bạn được. Tất cả mọi thứ đi vào trong bạn từ bên ngoài đều đi vào qua ý nghĩ. Khi không có ý nghĩ thì bên ngoài biến mất; bạn chỉ là bên trong. Đó là điều tôi nói lúc ban đầu: chân lí mang tính chủ thể.
Độ thứ sáu Phật gọi là trí huệ pragya. Pragya nghĩa là trí huệ. Nó khác với tri thức: tri thức là cái không dựa trên kinh nghiệm riêng của bạn, trí huệ là cái dựa trên kinh nghiệm riêng của bạn. Chỉ dựa vào cái mà bạn đã kinh nghiệm. Đừng dựa vào bất kì cái gì khác - bằng không khi bạn bị bỏ lại một mình, tất cả tri thức của bạn sẽ biến mất - và chẳng cái gì sẽ còn lại. Cái đã tới từ người khác sẽ không đi cùng với bạn khi người khác đã rời bỏ bạn. Chỉ cái là của bạn mới là của bạn.
Đệ tử sắp rời khỏi thầy. Đó là đêm tối và lúc đó đã muộn rồi. Đệ tử này có chút ít e sợ vì anh ta phải đi qua năm dặm trong rừng thẳm để về tới làng mình. Thầy thấy nỗi sợ đó. Thầy nói, "Ông sợ bóng tối à?"
Đệ tử nói, "Vâng, tôi sợ, nhưng tôi không thể thu được dũng cảm để nói như vậy."
Thầy nói, "Đừng sợ." Và thầy thắp cây nến lên, đưa cây nến cho đệ tử, và nói, "Điều này sẽ có tác dụng. Ông đi đi."
Khi đệ tử này vừa đi ra khỏi cửa, thầy bỗng nhiên thổi tắt ngọn nến. Đệ tử nói, "Tôi không hiểu điều thầy vừa làm. Mới khoảnh khắc trước thầy đã thắp ngọn nến cho tôi với lòng từ bi thế. Bây giờ sao thầy lại độc ác thế? Sao thầy lại thổi tắt nó đi?"
Thầy cười. Thầy nói, "Cây nến của ta sẽ chẳng ích nhiều cho ông đâu."
Phật đã nói: appo deepo bhava - 'Là ánh sáng lên chính mình.'
"Đêm thật tối, ta biết, và ta muốn giúp ông theo mọi cách; nhưng ta không thể làm bất kì cái gì không thể được. Chỉ ánh sáng của ông mới giúp cho ông trong đêm tối, cho nên hãy dựa vào bản thân mình. Đi với phúc lành của ta. Đi vào trong đêm tối với phúc lành của ta. Dựa vào tâm thức riêng của ông. Vẫn còn tỉnh táo, để cho điều đó là ánh sáng của ông, bởi vì không ánh sáng của ai khác có thể giúp được ông."
Đây là câu chuyện ngụ ngôn thật hay, có ý nghĩa vô hạn.
Trí huệ chính là kinh nghiệm riêng của bạn - nhớ điều đó. Và tất cả mọi điều bạn đã thu thập từ người khác, vứt nó đi! đốt nó đi! Cái của bạn mới thật; cái không phải của bạn là không thật. Chân lí là chân lí chỉ nếu bạn đã kinh nghiệm nó. Ngay cả chân lí cũng trở thành dối trá khi bạn đã không kinh nghiệm nó. Khi tôi nói chân lí cho bạn, nó là chân lí khi tôi nói nó. Khi bạn nghe nó, nó trở thành dối trá - bởi vì với bạn nó sẽ không được dựa trên kinh nghiệm của bạn. Cho nên vứt hành lí bạn đã mang đi: nó là vô dụng, nó sẽ không ích gì.
Phật nói: Trong cuộc hành trình này tới bờ bên kia, ông vứt đi tất cả các tải trọng mà ông đã thu thập từ người khác. Lấy cái là của bạn thôi. Tất nhiên, bạn không thể vứt nó được. Bạn sẽ phải nhận nó; không có cách nào để vứt nó. Bạn có thể vứt cái gì mà bạn đã biết không? Bạn có thể vứt được nó không? Làm sao bạn có thể không biết điều bạn đã biết? - không có cách nào cả. Nếu bạn đã kinh nghiệm cái gì đó trong thiền, làm sao bạn có thể vứt nó đi được? Bạn không thể vứt nó đi được... bởi vì bằng việc kinh nghiệm nó, nó trở thành một phần của bản thể bạn. Đó chính là pragya là gì. Pragya là kinh nghiệm nào đó đã trở thành một phần của bản thể bạn, không còn là tài sản nữa. Nó chính là bản thể bạn. Và làm sao bạn có thể mang cái mà bạn không kinh nghiệm qua? Bạn không thể mang nó được. Chỉ cái của bạn, cái đã được bạn kinh nghiệm thôi.
Đức tin phải bị vứt bỏ. Chỉ trí huệ mới có thể có ích.
Có một câu chuyện Hasidic:
Không nói cho thầy mình điều gì về việc mình đang làm, một đệ tử của Giáo sĩ Baruch đã truy tìm bản chất của Thượng đế, và suy nghĩ của anh ta cứ đi xa mãi xa mãi cho tới khi anh ta bị mắc vào hoài nghi và điều đã từng chắc chắn cho tới điểm đó trở thành không chắc chắn. Khi Giáo sĩ Baruch để ý rằng thanh niên này không còn tới mình nữa như thường lệ, ông ấy đi tới thành phố nơi anh ta sống, đi vào phòng anh ta một cách đường đột và nói với anh ta, "Ta biết điều đang ẩn kín trong tin anh. Anh đã trải qua năm mươi cổng lí lẽ. Anh bắt đầu với một câu hỏi và nghĩ đi nghĩ lại tới câu trả lời... và cổng thứ nhất mở ra. Và với câu hỏi mới, và anh lại lao xuống, tìm giải pháp, đẩy tung cổng thứ hai, và nhìn vào câu hỏi mới. Cứ tiếp diễn như thế này, ngày một sâu hơn, cho tới khi anh đã bắt buộc mở ra cổng thứ năm mươi. Tại đó anh nhìn chằm chằm vào câu hỏi mà câu trả lời của nó không người nào đã từng tìm thấy - vì nếu như có người biết nó, thì sẽ không còn tự do nào để chọn lựa. Nhưng nếu anh dám thăm dò thêm nữa, anh lao vào vực thẳm."
"Vậy con phải quay lại mọi con đường tới chính chỗ bắt đầu sao?" đệ tử này kêu lên.
"Nếu con quay lại, con sẽ không đi lại đâu," giáo sĩ nói. "Con sẽ dừng bên ngoài cổng cuối cùng. Con sẽ dừng trong niềm tin."
Đó là điều Phật gọi là trí huệ.
Đức tin là từ người khác, niềm tin là của riêng bạn. Đừng bị lừa bởi từ điển: từ điển nói niềm tin nghĩa là đức tin, đức tin nghĩa là niềm tin. Chúng không có nghĩa thế. Chúng là không đồng nghĩa; chúng thực sự là đối lập lẫn nhau, đối kháng. Đức tin là niềm tin ở dáng vẻ; sâu bên dưới, có hoài nghi, bởi vì bạn đã không kinh nghiệm - làm sao hoài nghi có thể biến mất được? Bạn đơn giản giả vờ rằng bạn biết. Không có việc biết thì hoài nghi sẽ vẫn còn đó sâu bên trong trái tim bạn. Ngày này hay ngày khác bạn sẽ phải đối diện với nó. Và thời gian mà bạn đã phí hoài trong việc kìm nén nó là cực kì phí hoài. Ngay chỗ đầu tiên, bạn phải đương đầu với nó.
Hoài nghi bị đương đầu, không phải bị kìm nén, sẽ biến mất. Thế thì nảy sinh niềm tin. Niềm tin là thuật ngữ Do Thái cho cùng điều Phật gọi là pragya, trí huệ. Với đức tin bạn tin cậy vào người khác, nhưng người khác không thể đi cùng bạn được. Đừng dựa vào người khác: đó là thông điệp nền tảng của Phật. Dựa vào cái ta riêng của bạn, bởi vì bạn sẽ bị bỏ lại một mình trong giai đoạn cuối cùng, và chỉ đôi mắt riêng của bạn, trí huệ riêng của bạn mới có ích.
Một câu chuyện Hasid khác tôi muốn chia sẻ cùng bạn...
Một người đàn bà tới Giáo sĩ Israel, ông Mazid ở Kosnitz, và kể cho ông ấy trong nước mắt lưng tròng rằng cô ấy đã lấy chồng từ cả chục năm nay mà vẫn không sinh được con.
"Cô có sẵn lòng làm vì điều đó không?" ông ta hỏi cô ấy.
Cô ấy không biết trả lời sao.
"Mẹ tôi ấy," thế là Mazid nói với cô ấy, "đã có tuổi rồi mà vẫn không có con. Thế rồi bà ấy nghe nói rằng Baal Shem linh thiêng đã dừng lại ở Ept trong cuộc hành trình. Bà ấy đi vội đi tới nhà trọ của ông ấy và mời ông ấy cầu nguyện rằng bà ấy có thể sinh con.
"'Bà có sẵn lòng làm về điều đó không?' Baal Shem hỏi bà ấy.
"'Chồng tôi là người đóng sách nghèo,' bà ấy đáp, 'nhưng tôi có một thứ hay để tặng cho Giáo sĩ.'
"Bà ấy về nhà thật nhanh và lấy cái mũ tốt của mình, katinka của bà ấy, thường bao giờ cũng được cất cẩn thận ở trong hòm. Nhưng khi bà ấy quay lại nhà trọ cùng nó, bà ấy mới biết rằng Baal Shem đã rời đi Magditch rồi.
"Bà ấy lập tức lên đường đuổi theo ông ấy, và vì bà ấy không có tiền để đi ngựa, bà ấy đã đi bộ từ thị trấn nọ sang thị trấn kia cùng với katinka của mình, cho tới khi bà ấy tới Magditch.
"Baal Shem đã nhận chiếc mũ và treo nó lên tường. 'Việc đó là tốt,' ông ấy nói. "Mẹ tôi đã đi bộ đuổi theo từ thị trấn nọ sang thị trấn kia cho tới khi bà ấy tới Ept. Một năm sau, tôi được sinh ra."
"Tôi cũng sẽ," người đàn bà kêu lên, "đem cho ông chiếc mũ của tôi để cho tôi có thể được đứa con."
"Điều đó không có tác dụng đâu," Mazid nói. "Bà đã nghe câu chuyện này rồi; mẹ tôi không có câu chuyện đó để làm theo."
Câu trả lời cũ không giúp gì được, câu trả lời của người khác không giúp gì được. Bạn không thể lặp lại trong cuộc sống; cuộc sống là không thể lặp lại được. Bạn có thể đọc Veda và Koran và Kinh Thánh: điều đó chẳng giúp gì. Nó có thể giúp ích cho vị rishi người đã viết ra Veda, nhưng nó sẽ không giúp ích gì cho bạn - bởi vì nó là thứ vay mượn đối với bạn. Ông rishi chưa bao giờ đọc Veda nào, Mohammed chưa bao giờ đọc Koran nào. Bạn không thể có cái mà Mohammed đã thu được, bởi vì ông ấy chưa bao giờ đọc Koran nào cả. Bạn cố gắng thu được nó bằng việc đọc Koran sao? Không, điều đó là không thể được.
Phật nói: Nhớ lấy, cuộc sống là không lặp lại được, chân lí là không lặp lại được. Câu trả lời của bất kì ai khác cũng sẽ không có ích gì, bạn phải tìm ra câu trả lời của mình. Tuỳ thuộc vào kinh nghiệm của bạn thôi. Lấy nó ra từ tâm trí của bạn; tất cả những cái không phải là của bạn, vứt nó đi. Đi và ném nó xuống sông. Chỉ giữ những cái mà bạn biết, cái bạn biết theo cách riêng của mình, và cái đó sẽ trở thành đồ dự trữ, một parmita.
Độ thứ bẩy là upai. Upai nghĩa là: phương cách khéo léo. Phật nhấn mạnh rất nhiều rằng tất cả mọi phương cách đều không tốt; chỉ những phương cách rất khéo léo mới phải được dùng. Ông ấy ngụ ý gì bởi 'khéo léo'? - ông ấy ngụ ý upai: phương pháp có thể bị bỏ đi khi việc dùng của nó bị chấm dứt. Bằng không thì người ta có thể trở nên bị quá nặng gánh bởi bản thân phương pháp. Ông ấy hay nói: Bạn dùng con thuyền đi sang bờ bên kia, nhưng thế rồi bạn bỏ lại nó. Bạn không mang nó trên đầu mình. Bạn không nói, "Con thuyền này đã mang mình tới bờ bên này, cho nên bây giờ làm sao mình có thể thể bất nghĩa và bỏ nó ở đây được? Mình sẽ đội nó trên đầu trong cả đời mình."
Phật nói: Dùng mọi thứ, và bỏ chúng khi công việc của chúng được chấm dứt. Khi ông đã dùng chúng, đi lên trước. Bỏ chúng lại sau.
Mọi phương pháp đều phải bị bỏ đi dần dần. Chung cuộc, cuối cùng, trước khi bạn đạt tới bờ bên kia, bạn phải vứt bỏ tất cả - thiền, kỉ luật - mọi thứ đều phải bị vứt bỏ. Cho nên rất khéo léo, bằng không sẽ có xu hướng bị phương pháp bắt giữ.
Tôi biết mọi người... ngay cả người như Ramakrishna cũng gặp khó khăn. Ông ấy đã dùng Mẹ Kali cho việc thiền của mình, thế rồi ông ấy trở nên bị ám ảnh với điều đó. Thế thì bất kì khi nào ông ấy nhắm mắt, Kali sẽ đứng đó liền. Hình ảnh của nữ thần sẽ tới... đẹp đấy... nhưng đó là rắc rối. Bây giờ ông ấy không thể một mình được. Bây giờ không có cách nào để im lặng toàn bộ; Mẹ bao giờ cũng đứng đó, cho nên bao giờ cũng có đồng hành. Và khi Mẹ còn đứng đó, tất nhiên, Ramakrishna phải nói điều gì đó: tôn kính bà, ca bài ca, cầu nguyện, làm cái gì đó. Ông ấy trở nên rất bối rối: "Làm gì về điều đó đây?" Và bản thân ông ấy đã trau dồi điều đó, trong nhiều năm ông ấy đã cầu nguyện trước tấm ảnh này, nói, "Xin Mẹ tới trong giấc mơ của con." Trong nhiều năm ông ấy đã từng cầu xin, khóc lóc, "Thưa Mẹ, khi con nhắm mắt lại, sao Mẹ không tới với con?" Thế rồi điều đó bắt đầu xảy ra - không phải là Mẹ nghe thấy đâu; chẳng có ai để mà nghe. Không phải là Mẹ đã từ bi: làm gì có ai. Nhưng với việc cứ đòi hỏi thường xuyên, thường xuyên nhớ tới, ông ấy trở nên bị thôi miên. Đó là việc tự thôi miên, nhưng cực kì mạnh mẽ; ông ấy là con người quyền năng. Bây giờ Kali bao giờ cũng đứng đó - trong đêm, trong ngày - thật khó có sự riêng tư bây giờ. Cho dù ông ấy có đi vào trong thì Kali vẫn có đó. Không gian bên trong cũng trở nên bị xâm chiếm; ông ấy trở nêm bị nặng gánh. Nhưng làm sao vứt bỏ được Kali? - ngay cả ý tưởng vứt bỏ bà ấy cũng là khó. Thế rồi ông ấy hỏi một thánh nhân rất vĩ đại đi ngang qua. Ông ấy bảo ông này, "Điều gì đó bây giờ phải được làm."
Thánh nhân này có thể thấy ra vấn đề: ông ấy đã dùng một phương pháp nhưng đã dùng một cách không khéo léo, cho nên ông ấy đã trở nên quá bị ám ảnh với phương pháp này. Nó đã là tốt, nó có thể đã được dùng, nhưng người ta bao giờ cũng phải nhớ rằng mọi phương pháp đều phải bị vứt bỏ một ngày nào đó, cho nên đừng trở nên quá bị gắn bó. Bây giờ ông ấy đã trở nên quá bị gắn bó rồi.
Thánh nhân này bảo ông ấy, "Ônh nhắm mắt lại và khi Kali xuất hiện, lấy kiếm từ bên trong và chém bà ấy thành hai mảnh."
Ramakrishna nói, "Ông nói gì vậy? Ông có điên không đấy? Làm sao tôi có thể chém Mẹ Kali được? Không, điều đó là không thể được. Tôi không thể làm được điều đó, tôi thậm chí không thể nghĩ tới điều đó được!"
Thế rồi thánh nhân này nói, "Thế thì ông bao giờ cũng sẽ bị ám ảnh bởi ý tưởng này. Ông sẽ không bao giờ đạt tới samadhi thực, bởi vì samadhi thực là khi tâm thức tuyệt đối thuần khiết và không có nội dung nào trong nó. Tấm gương là tuyệt đối thuần khiết, không cái gì phản chiếu." Ông này nói, "Thế thì đấy là tuỳ ông quyết định vậy thôi."
Bây giờ Ramakrishna rất do dự về điều phải làm. Ông ấy muốn đạt tới samadhi, nhưng sự gắn bó này tới ngay trên đường. Chung cuộc ông ấy quyết định: "Thôi được," ông ấy nói, "mình sẽ làm điều đó. Nhưng lấy kiếm từ đâu?"
Và thánh nhân này cười và nói, "Từ chỗ mà ông đã có được Mẹ Kali của ông chứ còn đâu nữa, từ cũng chỗ ấy đấy! Nó là tưởng tượng, cho nên tưởng tượng ra kiếm đi - và tưởng tượng có thể chém tưởng tượng chứ. Mẹ Kali này là tưởng tượng của ông, lưỡi kiếm của ông là tưởng tượng của ông. Và việc chém, và Mẹ Kali đứt đôi ra, cũng là tưởng tượng nốt. Để phá huỷ tưởng tượng, sẽ không cần tới lưỡi kiếm thật. Chỉ với những cái không thật thì những cái không thật mới có tác dụng."
Ramakrishna đã thử nhiều lần nhưng không thành công. Thánh nhân này phát ngán. Ông này nói, "Bây giờ mai là ta đi rồi. Đây là lần cuối cùng đấy. Để giúp ông ta sẽ làm một điều thôi: ta sẽ đem một mẩu thuỷ tinh, và khi Mẹ Kali nảy sinh"... bởi vì bất kì khi nào Mẹ Kali mà có đó, lập tức bạn có thể thấy điều đó từ bên ngoài nữa: Ramakrishna sẽ bắt đầu đung đưa và nước mắt lăn dài trên khuôn mặt... Ông này nói, "Khi ta thấy rằng bây giờ ông đang trong cơn thôi miên và Mẹ Kali có đó, ta sẽ cắt vào trung tâm con mắt thứ ba của ông bằng mẩu thuỷ tinh này. Máu sẽ chảy ra. Vào khoảnh khắc đó, đây là việc nhắc nhở ông đừng quên lưỡi kiếm. Khi ta cắt ông, ông chém Mẹ Kali đi. Ông thử điều đó, bằng không mai ta sẽ đi đấy." Ông này doạ sẽ ra đi, và thật khó mà tìm ra người như ông này. Tên của ông này là Totapuri, một paramahansa rất hiếm hoi.
Ramakrishna đã thử, kêu khóc, và khi Totapuri cắt trung tâm con mắt thứ ba của ông ấy, ông ấy cũng dũng cảm chém Mẹ bên trong. Bỗng nhiên, tất cả biến mất, Mẹ và lưỡi kiếm và tất cả. Ông ấy trong im lặng tuyệt đối.
Phật nói: Dùng mọi phương cách và phương pháp theo cách rất không bị gắn bó, để cho khi đến đúng thời điểm cần vứt bỏ chúng, các ông có thể vứt bỏ chúng. Mọi thứ đều phải bị vứt bỏ.
Độ thứ tám là pranihan, buông xuôi. Và Phật nói: Nhớ lấy, các ông phải làm nhiều, nhưng điều tối thượng bao giờ cũng xảy ra cho các ông khi các ông không làm gì cả. Nó xảy ra trong buông bỏ. Pranihan là trạng thái của buông bỏ. Bạn làm tất cả mọi điều bạn có thể làm; điều đó sẽ giúp ích, điều đó sẽ chuẩn bị nền tảng, nhưng nó không thể làm cho chân lí xảy ra được. Khi bạn đã làm mọi thứ mà bạn có thể làm, thì thảnh thơi, thế thì chẳng còn lại cái gì để làm nữa. Trong thảnh thơi đó, trong buông bỏ đó, chân lí xảy ra. Chân lí không phải là cái gì đó chúng ta có thể đem tới được. Nó tới, nó giáng xuống, nó xảy ra; nó không phải là cái gì của việc làm của bạn.
Độ thứ chín, bala, là quyền năng. Sau buông xuôi là quyền năng. Bây giờ ta xem sự khác biệt.
Với độ thứ tư Phật nói là vidya, năng lượng. Nó không phải là quyền năng, nó đơn giản là năng lượng, năng lượng con người. Bây giờ sau khi buông xuôi có bala: quyền năng, quyền năng thiêng liêng. Khi bạn đã buông xuôi và bản ngã của bạn bị vứt bỏ, bỗng nhiên bạn đầy quyền năng không biết. Bạn đã trở thành chỗ chứa.
Và độ thứ mười, ghyana, là nhìn vào bản chất của mọi vật, hay nhận biết. Phật dùng từ 'ghyana' theo cách rất đặc biệt: nhìn vào trong bản chất của mọi vật. Khi bạn đã buông xuôi và quyền năng của điều thiêng liêng hay quyền năng của cái toàn thể đã giáng xuống bạn, thế thì có chạm trán đó, có tầm nhìn đó, có nhận ra đó - niết bàn.
Mười điều này là các độ - parmitas. Chúng phải được thực hành.
Bây giờ là lời kinh. Lời kinh này là để nhắc bạn về cách bạn phải làm việc vì mười độ này.
Phật nói.
Những người học học thuyết của Phật sẽ làm tốt để tin và gìn giữ tất cả mọi điều được dạy bởi chúng. Cũng giống như mật ong; mật ngọt bên trong, mật ngọt bên ngoài, mật ngọt xuyên suốt; giáo huấn của Phật cũng như vậy.
Đây là một trong những điều cần được hiểu. Điều này rất có ý nghĩa, và Phật đã lặp lại nhiều lần thế, "Giáo huấn của ta giống như mật; ngọt bên trong; ngọt bên ngoài; ngọt suốt; ngọt lúc ban đầu, ngọt lúc ở giữa, ngọt lúc cuối cùng. Giáo huấn của ta giống như mật ong." Ông ấy đã lặp lại điều đó cả nghìn lẻ một lần. Tại sao? Có thông điệp rất có ý nghĩa trong nó.
Thông thường, bất kì khi nào bạn cảm thấy hạnh phúc, sau đó là bất hạnh tới. Khi bạn mê đắm bạn có thoáng nhìn về hạnh phúc; thế rồi có đau đớn và thất vọng. Cho nên nó là ngọt ngào lúc đầu, nhưng cay đắng lúc cuối. Thấy điều này, nhiều người đã cố gắng điều ngược lại, cực đoan kia. Đó là điều các nhà khổ hạnh vẫn làm: họ nói, "Nhịn ăn, khắc khổ, kỉ luật, có đau đớn lúc đầu, nhưng rất dịu ngọt lúc cuối." Đây là hai cách thức trên thế giới này: cách thức của phàm nhân, người khao khát vui thích... Cho dù đến cuối nó có đem tới đau đớn, thì cũng được: “Chúng ta sẽ xét sau. Ngay bây giờ, sao lại bỏ lỡ?" Ngay cả một giọt mật ong mà còn đó, thì người đó vẫn sẵn sàng chịu đựng khổ trong cả năm vì nó. Phàm nhân nghĩ tới cái tạm thời và chịu khổ vì nó.
Cái gọi là người tôn giáo, thấy ngớ ngẩn này, đứng lộn đầu lại. Ông ấy lật ngược mọi thứ lại. Ông ấy nói, "Nếu trong thế giới điều này mà được kinh nghiệm, nếu ông đi vào trong trạng thái phúc lạc, an bình, hạnh phúc, thì đến cuối ông trở nên thất vọng. Hạnh phúc chỉ một khoảnh khắc thôi, và nhiều năm sau đó ông vẫn còn thất vọng." Ông ấy cố gắng điều khác: ông ấy nói, "Đầu tiên tôi sẽ đi vào trong khổ - tôi sẽ nhịn ăn, tôi sẽ đi xa khỏi mọi vui thích, tôi sẽ đi lên Himalayas, tôi sẽ đứng trong giá lạnh, hay trong mặt trời nóng bỏng, tự tôi sẽ đi vào trong đau đớn - và thế rồi vui thích tới." Vâng, điều đó đúng. Nó xảy ra bởi vì đau đớn và vui thích là hai mặt của cùng một đồng tiền. Nếu ban đầu bạn nhìn vào mặt này, bạn sẽ nhìn vào mặt kia về sau.
Phật nói: Giáo huấn của ta là hoàn toàn khác - nó không của thế giới này cũng không của thế giới kia; nó không cực đoan này cũng không cực đoan nọ; nó ngọt lúc đầu, nó ngọt ở giữa, nó ngọt lúc cuối. Ông ấy nói: Vấn đề không phải là chọn lựa giữa đau đớn và vui thích. Nếu ông chọn vui thích, đau đớn sẽ tới; nếu ông chọn đau đớn, vui thích sẽ tới. Nhưng về toàn thể cả hai đều có đấy.
"Giáo huấn của ta," Phật nói, "là nhận biết vô chọn lựa." Ông không chọn lựa. Ông không nên chọn lựa - không đau đớn cũng không vui thích; thế thì toàn thể đồng tiền tuột khỏi tay ông. Thế thì vui thích và đau đớn cả hai đều biến mất, và cái còn lại chính là phúc lạc đấy, hay an bình, hay thanh thản... nhưng nó dịu ngọt.
Cũng giống như mật; mật ngọt bên trong, mật ngọt bên ngoài, mật ngọt xuyên suốt; giáo huấn của Phật cũng như vậy.
Này các sư, các ông phải không bước đi trên Đạo như con bò bị gắn vào bánh xe. Thân thể nó chuyển động, nhưng trái tim nó lại không sẵn lòng.
Nếu trái tim bạn không sẵn lòng thế thì không có nhu cầu. Thế thì thời điểm hãy còn chưa tới cho bạn để đi với Đạo hay để đi tìm chân lí. Thế thì bạn vẫn cần sống trong thế giới và chín chắn thêm chút nữa. Nhưng đừng đi ngược lại trái tim, bởi vì việc đi như thế sẽ là vô dụng. Nếu trái tim bạn đi cùng bạn vào việc tìm kiếm chân lí, chỉ thế thì mới đi.
Thân thể nó chuyển động, nhưng trái tim nó lại không sẵn lòng. Nhưng khi trái tim các ông hoà hợp với Đạo, thì không cần làm rắc rối bản thân mình về cách cư xử bên ngoài.
Phật nói: Nếu trái tim ông sẵn sàng, nếu ông đã kinh nghiệm cuộc sống và đau đớn của nó, nếu ông đã chịu đựng cuộc sống và hiểu thất vọng về nó và trái tim ông sẵn sàng đi sang bờ bên kia - ông đã kinh nghiệm bờ bên này rồi và đã thấy rằng nó chỉ là trống rỗng, chỉ là ảo tưởng - nếu ông sẵn sàng đi sang bờ bên kia mà không nhìn lại sau, thậm chí không một hơi chút ham muốn bờ bên này còn lại trong bản thể ông, thế thì ông đã sẵn sàng.
Thế rồi Phật nói: Ông được tự do với mọi kỉ luật. Thế thì không có nhu cầu; thế thì điều này là đủ rồi: trái tim ông đang trong hoà hợp với Đạo. Kỉ luật sẽ tới; điều này là đủ. Kỉ luật được cần tới bởi vì trái tim ông không hài hoà với Đạo. "Nhưng thế thì," Phật nói, "kỉ luật đó cũng chẳng hữu dụng gì mấy."
Nhớ lấy, Phật không sẵn sàng đưa bạn tới Đạo nếu bạn còn chưa chín chắn. Chín chắn là điều phải có. Và tôi ngụ ý gì bởi 'chín chắn'? Với 'chín chắn' tôi ngụ ý: người đã nhìn vào cuộc sống và thấy rằng đây chỉ là giấc mơ. Khi thực tại mà bạn nghĩ là thực bắt đầu trông có vẻ như mơ, đấy là bạn đã chín chắn rồi. Thế thì rất đơn giản để đi sang bờ bên kia một mình - sẽ không có khó khăn nào; trái tim bạn sẽ trong hài hoà với Đạo. Bạn có thể nhảy múa, bạn có thể ca hát, bạn có thể cười... bạn có thể vui vẻ, vui đùa. Bạn sẽ đi không ngần ngại gì, bạn sẽ không đi theo kiểu co kéo lại, bạn sẽ không đi ngược lại bản thân mình. Thực tế, bạn sẽ không đi đâu; bạn sẽ đơn giản đi cùng dòng chảy, như mẩu gỗ.
Phật nói.
Những người thực hành Đạo có thể theo đúng thí dụ về con bò đi qua bãi lầy sâu, mang tải nặng. Nó mệt mỏi, nhưng cái nhìn của nó kiên định, nhìn lên trước, sẽ không nghỉ ngơi chừng nào nó còn chưa ra khỏi bãi lầy, và chỉ khi ra khỏi thì nó mới nghỉ ngơi.
Này các sư, nhớ rằng đam mê và tội lỗi còn nhiều hơn bãi lầy bẩn thỉu, và nhớ rằng các ông có thể thoát khỏi khổ chỉ bằng việc nghĩ kiên định và nghiêm chỉnh về Đạo.'
Phật nói: Trước hết, cần có nỗ lực lớn lao, và thế rồi cần có buông xuôi lớn lao nữa. Đó là nghĩa của lời Thiền nhân nói rằng cần có 'nỗ lực vô nỗ lực'. Hài hoà lớn lao cần cả nỗ lực và vô nỗ lực. Nếu bạn dựa vào nỗ lực của riêng mình, bạn sẽ không bao giờ đạt tới được; nếu bạn chỉ dựa vào ân huệ của Thượng đế, bạn sẽ không bao giờ đạt tới. Khả năng để đạt tới nảy sinh chỉ khi bạn đã làm tất cả mọi điều bạn có thể làm. Chỉ vào khoảnh khắc đó vũ trụ mới mưa rào lên bạn, không trước điều đó. Thế thì bạn có thể thảnh thơi.
Cho nên Phật nói: Trước hết làm từng điều ông có thể làm. Đừng bao giờ yêu cầu sự giúp đỡ trước điều đó. Đừng lười biếng, đừng lờ phờ; đem tất cả năng lượng của ông vào hành động. Trở nên được tham dự toàn bộ vào công việc tâm linh. Tất nhiên, cũng phải nhớ rằng việc này sẽ không cho ông điều tối thượng đâu. Một khoảnh khắc sẽ tới khi ông phải buông xuôi. Nhưng... ông có thể buông xuôi chỉ khi ông đã làm tất cả mọi điều ông có thể làm. Thượng đế giúp cho những người tự giúp mình.
Có hai kiểu người. Kiểu thứ nhất nói, "Nếu điều đó sẽ xảy ra bởi ân huệ của ngài, thì nó sẽ xảy ra thôi. Khi ngài cần, hay khi ngài muốn, nó sẽ xảy ra. Mình sẽ phải đợi." Việc chờ đợi của họ là bất lực, việc chờ đợi của họ là không xứng đáng. Họ đã không kiếm được nó, họ thậm chí đã không đi một bước tới Thượng đế. Nó sẽ không xảy ra.
Thế rồi có người bản ngã; họ nói, "Điều đó sẽ xảy ra bởi nỗ lực của chúng ta. Không có Thượng đế đâu, không có ân huệ đâu, không có khả năng nào để vũ trụ giúp chúng ta; vũ trụ là tuyệt đối dửng dưng với con người. Chúng ta phải làm tất cả mọi điều chúng ta có thể làm, và nó sẽ xảy ra chỉ bởi nỗ lực của chúng ta."
Phật nói: Những người này cũng sẽ không bao giờ đạt tới được. Họ quá bản ngã. Kiểu người thứ nhất quá lờ phờ, kiểu người thứ hai quá tích cực, và thực tại là ở chính giữa: tích cực vậy mà sẵn sàng buông xuôi.
Đây là khác biệt giữa ba tôn giáo ở Ấn Độ. Hindu giáo thuộc kiểu thứ nhất, Jaina giáo thuộc kiểu thứ hai, Phật giáo thuộc kiểu thứ ba.
Hindu giáo tin điều đó sẽ xảy ra bởi ân huệ của Thượng đế; rằng bất kì khi nào ngài quyết chí, điều đó sẽ xảy ra: Chẳng cái gì có thể xảy ra mà không có ý chí của ngài. Không phải là điều họ nói là sai, nhưng họ không giành được nó.
Jaina giáo nói: Điều đó sẽ xảy ra bằng ý chí của chúng ta, quyền năng của chúng ta. Không có ân huệ, không có giúp đỡ nào tới từ vũ trụ cả, cho nên chúng ta phải tranh đấu và vật lộn. Cho nên Jaina giáo trở thành trò rất bản ngã.
Phật nói: Ông phải làm tất cả những gì ông có thể làm được. Trước hết là người Jaina, và thế rồi là người Hindu. Đó là sự tổng hợp lớn lao nhất đã từng được đem tới thế giới này: là người Jaina trước hết, và thế rồi là người Hindu.
Trong Phật toàn thể phương Đông đã đi tới được tổng hợp. Đóng góp của Phật cho thế giới này là duy nhất. Và đó cũng là giáo huấn của tôi nữa: là người Jaina trước hết, và thế rồi là người Hindu. Trước hết làm mọi nỗ lực mà bạn có thể làm, đi tới chính tận cùng điều bạn có thể làm, và thế rồi thảnh thơi. Thế thì bạn đã giành được; bây giờ ân huệ sẽ tới.
Nỗ lực cộng với buông xuôi, đấu tranh cộng với buông xuôi, đem người ta về nhà.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét