QUẢ NGỌT
Người chưa bao giờ biết bất kì khác biệt nào qua trí tuệ giữa jiva, linh hồn hiện thân, và Brahman, hay giữa Brahman và bản tính, việc sáng tạo, được gọi là jivanamukta, người được giải thoát ngay khi sống.
Được tôn kính bởi người tốt hay bị xúc phạm bởi người xấu, người vẫn còn giữ được điềm đạm được gọi là jivanamukta.
Với người đã biết đến tinh hoa Brahman, thế giới này không còn như trước nữa. Nếu nó không là vậy, người đó chưa biết tới trạng thái Brahma của bản thể và vẫn còn là người hướng ngoại.
Ngay khi những kèm theo hạnh phúc được kinh nghiệm, nó được gọi là prarabdha, dấu ấn hành động quá khứ được tích luỹ; bởi vì việc nảy sinh của mọi quả đều là từ hành động trong quá khứ. Không có quả ở bất kì đâu không có hành động.
Giống như hoạt động mơ dừng lại khi thức tỉnh, tương tự, hành động quá khứ được tích luỹ qua hàng tỉ niên kỉ tan biến tức khắc khi người ta biết “Ta là Brahman.”
Thêm vài chỉ dẫn về trạng thái bên trong của jivanamukta, người được giải thoát khi đang sống.
Jivanamukta là một người đã biết đến cái chết trong khi vẫn sống. Như nó vậy, cái chết được mọi người biết, nhưng chỉ vào thời điểm chết. Điều đó nữa cũng không thể được gọi là biết về cái chết bởi vì ngay trong khoảnh khắc chết tâm trí trở thành vô thức. Cho nên chúng ta không bao giờ biết được cái chết của riêng mình, chúng ta bao giờ cũng chỉ biết về cái chết của người khác. Bạn chỉ nhìn thấy người khác chết, bạn chưa bao giờ thấy bản thân mình chết. Vậy tri thức của chúng ta ngay cả về cái chết là được vay mượn. Khi ai đó khác chết đi thì chúng ta học được gì từ điều đó? Chúng ta biết rằng người đó mất tiếng nói, mắt không thấy được, mạch dừng lại và rằng tim người đó dừng đập. Chúng ta chỉ biết rằng bộ máy thân thể đã dừng làm việc, nhưng chúng ta không biết gì về điều đã xảy ra cho người bị giấu kín đằng sau bộ máy thân thể, hay liệu thực sự có cái gì ẩn đằng sau hay không, hay liệu con người ẩn kín đó có được cứu hay không?
Cái chết xảy ra bên trong, và tất cả chúng ta đều có khả năng thấy các triệu chứng của nó ở bên ngoài. Làm sao người ta biết được cái chết bằng việc thấy người khác chết? Chúng ta nữa cũng đã chết nhiều lần rồi, nhưng chúng ta chưa bao giờ có khả năng thấy bản thân mình chết, bởi vì chúng ta đã trở thành vô thức trước khi chết.
Cho nên bạn có thể thấy nhiều người chết, nhưng bạn chưa bao giờ đi tới tin rằng bạn nữa sắp chết. Bạn đã bao giờ tin rằng bạn cũng sẽ chết không? Nhiều người có thể bắt đầu chết đi mọi ngày, toàn thể nghĩa địa có thể đầy họ; bệnh dịch nào đó có thể lan rộng và bạn sẽ thấy các xác chết khắp nơi - dầu vậy người ta bao giờ cũng cảm thấy rằng chỉ người khác đang chết. Bên trong bạn chưa bao giờ cảm thấy rằng bạn cũng đang chết đi. Cho dù nhận biết như thế về cái chết có tới nó vẫn còn trên bề mặt, nó chưa bao giờ vào sâu bên trong. Tại sao? Bởi vì chúng ta chưa bao giờ thấy cái chết của riêng mình, chúng ta không có kinh nghiệm về nó, chúng ta không có trí nhớ về cái chết. Dù chúng ta có thể nghĩ ngược về quá khứ chúng ta chưa bao giờ đi tới thấy rằng chúng ta đã từng chết trước đây. Cho nên cái gì đó chưa bao giờ xảy ra trong quá khứ, làm sao nó có thể xảy ra trong tương lai?
Mọi tính toán của tâm trí đều dựa trên quá khứ. Ngay cả khi tâm trí nghĩ tới tương lai nó chỉ nghĩ theo ngôn ngữ của quá khứ. Điều đã xảy ra hôm qua, một mình cái đó có thể xảy ra ngày mai - với chút ít khác biệt đây đó. Nhưng cái chưa bao giờ xảy ra trước đây, làm sao cái đó có thể xảy ra ngày mai được? Đây là lí do tại sao tâm trí chưa bao giờ có khả năng tin vào cái chết. Và khi cái chết thực tế xảy ra tâm trí đã thành vô thức rồi.
Vậy hai kinh nghiệm lớn của cuộc sống, sinh và tử, chúng ta không bao giờ trải nghiệm. Chúng ta lấy việc sinh và chúng ta chết, và nếu chúng ta không có khả năng kinh nghiệm hai biến cố lớn lao này về sinh và tử thế thì làm sao chúng ta có thể trải nghiệm được cuộc đời trôi qua ở giữa hai điều đó? Người không có khả năng biết bắt đầu của cuộc đời, người không có khả năng biết kết thúc của cuộc đời, làm sao người đó có thể biết được chỗ giữa của cuộc đời?
Luồng chảy giữa sinh và tử là cuộc đời. Chúng ta không biết cái bắt đầu không biết cái kết thúc; chỗ giữa nhất định còn là không biết. Có thể có việc biết mơ hồ, lờ mờ nào đó - tựa như cái gì đó nghe văng vẳng từ xa, hay tựa như một giấc mơ được thấy. Nhưng chúng ta không có tiếp xúc trực tiếp nào với cuộc sống.
Ý nghĩa của jivanamukta là người đã biết tới cái chết trong cuộc sống bởi thức dậy, bởi trở thành có ý thức.
Từ jivanamukta thật tuyệt diệu. Nó mang nhiều nghĩa khác nhau. Một nghĩa có thể là: người được giải thoát trong khi đang sống. Một nghĩa khác có thể là: người được giải thoát khỏi cuộc sống. Nghĩa thứ hai là sâu sắc hơn. Thực ra nghĩa thứ nhất chỉ được dùng sau khi nghĩa thứ hai được biết. Chỉ người đã được giải thoát khỏi cuộc sống mới có thể được giải thoát trong cuộc sống.
Ai sẽ được giải thoát khỏi cuộc sống?
Chỉ người đã biết rằng toàn bộ cuộc sống là quá trình chết mới có thể được giải thoát; người đã thấy rằng điều chúng ta gọi là cuộc sống chỉ là cuộc diễu hành dài hướng tới cái chết.
Sau khi sinh chúng ta không làm gì khác hơn là chết đi. Chúng ta có thể làm bất kì cái gì - nhưng cuộc diễn hành hướng về cái chết tiếp tục trong từng khoảnh khắc. Tối tới sau sáng và chúng ta đã chết hơn mười hai tiếng đồng hồ. Thế rồi sáng lại tới lần nữa sau tối này và chúng ta sẽ chết trong mười hai tiếng nữa. Cuộc sống cứ vắt kiệt dần từng giọt từng giọt một; thời gian cứ làm trống rỗng bản thân nó.
Cho nên điều chúng ta gọi là cuộc sống thực ra là quá trình dài của việc chết. Sau khi sinh, dù người ta làm bất kì cái gì người ta dứt khoát đang làm một điều - đó là chết dần, tiếp tục chết. Ngay khi bạn được sinh ra bạn đã bắt đầu chết. Trong chính hơi thở đầu tiên của đứa trẻ việc thu xếp cho hơi thở cuối cùng của nó đã được thực hiện. Bây giờ không còn cách nào tránh được cái chết. Người được sinh ra sẽ chết đi chẳng chóng thì chầy; khác biệt có thể về thời gian, nhưng cái chết là chắc chắn.
Người đã nhìn cuộc sống như quá trình dài của cái chết... tôi nói đã nhìn, không phải đã là hiểu. Bạn cũng có thể hiểu, “Vậy đây là cách thức nó vậy sao?” - điều đó bạn cũng có thể hiểu. Nhưng bởi hiểu như vậy bạn sẽ không là một jivanamukta. Không, người nhìn, người trở thành nhân chứng cho nó, mới là người đã thấy rằng mọi khoảnh khắc người đó đang chết đi.
Một điều chúng ta chưa bao giờ nhận ra là ở chỗ “tôi sẽ chết”; bao giờ cũng là người khác chết. Thứ hai là, cho dù chúng ta có phỏng đoán ra cái chết của mình từ cái chết của người khác, thì thế nữa điều ấy cũng là cái gì đó sẽ xảy ra trong tương lai; với bây giờ nó có thể bị trì hoãn. Nó không xảy ra bây giờ, hôm nay. Ngay cả một người đang nằm trên giường chờ chết cũng không nghĩ rằng cái chết của mình đang xảy ra hôm nay, khoảnh khắc này. Người này nữa cũng tránh né, trì hoãn - đến mai. Trong tránh né này chúng ta cứu bản thân mình. Với chúng ta cuộc sống là bây giờ và cái chết còn xa trong thời gian.
Người đã thấy rằng toàn thể cuộc sống là quá trình chết cũng đã thấy rằng cái chết không phải là ngày mai mà là bây giờ, chính khoảnh khắc này - “tôi đã chết đi trong chính khoảnh khắc này. Làm sao để thấy, làm sao để nhận ra việc xảy ra cái chết của tôi vào chính khoảnh khắc này?” Nếu người ta có khả năng thấy, thế thì người ta không thèm khát cuộc sống. Phật đã nói rằng người không thèm khát cuộc sống là jivanamukta. Người không đòi hỏi rằng người đó phải được sống thêm, người không ham muốn sống thêm, người không có thèm khát sống thêm, người sẽ chấp nhận cái chết một cách duyên dáng nếu nó tới, người sẽ không đòi hỏi cái chết cho dù chỉ một khoảnh khắc thêm- “Đợi đã, để tôi thu xếp mọi việc” - người bao giờ cũng sẵn sàng sống mọi khoảnh khắc, người đó là jivanamukta.
Người có thèm khát sống được kết thúc có thể được tự do với cuộc sống. Người trở thành tự do với cuộc sống trở thành một jivanamukta - thế thì người đó được giải thoát trong khi sống. Thế thì ở đây và bây giờ người đó vẫn sống với chúng ta nhưng người đó không giống chúng ta. Người đó cũng vẫn ngồi, dậy, ăn, uống, bước, ngủ, nhưng chính phẩm chất của mọi hoạt động này được biến đổi. Làm mọi thứ như chúng ta làm, người đó vẫn không làm điều chúng ta làm. Thế giới này như chúng ta thấy nó vẫn như vậy nhưng nó trông khác với người đó - góc cảm nhận của người đó đã thay đổi; trung tâm trong người đó mà đang nhìn đã thay đổi; với người đó toàn thế giới được biến đổi. Định nghĩa và những chỉ dẫn về giải thoát như vậy trong khi đang sống là ở trong những câu cách ngôn này. Chúng ta sẽ cố gắng hiểu chúng từng câu một.
Người chưa bao giờ biết bất kì khác biệt nào qua trí tuệ giữa jiva, linh hồn hiện thân, và Brahman...
... Vài người bạn kia, người bị ảnh hưởng của cơn ho phải rời khỏi nơi đây ngay lập tức. Bằng không dừng ho lại và ngồi nguyên tại chỗ. Nhưng cả hai điều này sẽ không được.
Người chưa bao giờ biết bất kì khác biệt nào qua trí tuệ giữa jiva, linh hồn hiện thân, và Brahman, hay giữa Brahman và bản tính, việc sáng tạo, được gọi là jivanamukta, người được giải thoát ngay khi sống.
Đặc trưng đầu tiên: người không thấy qua trí tuệ của mình bất kì khác biệt nào giữa linh hồn cái đang ẩn kín bên trong người ta và Brahma cái ẩn kín bên trong việc sáng tạo, là jivanamukta.
Có hai điều trong đó. “Không khác biệt nào được thấy qua trí tuệ.” Mọi khác biệt đều do trí tuệ, tâm trí tạo ra. Trí tuệ là cơ chế làm cho chúng ta có khả năng thấy mọi vật khác biệt. Hệt như khi chúng ta nhúng một chiếc đũa vào nước đũa dường như bị cong - rút nó ra khỏi nước, nó lại trông thẳng. Nhúng lại vào nước, nó lại có vẻ cong. Đũa không bị cong bởi trong nước, nó chỉ có vẻ như bị cong bởi vì đường đi của tia sáng vào trong nước và bên ngoài nước là khác nhau. Qua trung gian nước các tia sáng trở thành bị cong và do vậy đũa dường như bị cong.
Nhúng bất kì vật thẳng nào vào nước và nó sẽ dường như cong. Bản thân các vật không trở nên cong, chúng chỉ dường như cong thôi. Điều thú vị là ở chỗ bạn nhận biết rõ rằng mọi vật thực tế không cong - nhưng dầu vậy bạn vẫn thấy chúng cong. Bạn có thể làm thực nghiệm bao nhiêu lần tuỳ thích, kết quả vẫn như thế. Cho tay vào nước và bạn có thể cảm thấy rằng vật vẫn thẳng. Và vậy là tay và mắt bạn đều cho những thông tin mâu thuẫn nhau. Môi trường không khí và môi trường nước làm thay đổi đường đi của tia sáng.
Chúng ta hiểu điều này theo cách khác. Bạn có thể đã thấy một lăng kính. Nếu tia nắng mặt trời chiếu qua lăng kính tia sáng sẽ được phân chia thành bẩy mầu.
Bạn có thể đã thấy cầu vồng. Điều đó nữa là trò chơi theo nguyên lí của lăng kính. Điều gì thực sự xảy ra khi bạn nhìn cầu vồng? Các tia nắng mặt trời bao giờ cũng chiếu xuống đất, nhưng bất kì khi nào có những giọt nước nhỏ li ti trong khí quyển những giọt nước này vận hành như lăng kính và phân chia tia sáng mặt trời thành bẩy mầu và chúng được nhìn thấy như cầu vồng. Cầu vồng không là gì ngoài tia sáng mặt trời đi qua những giọt nước nhỏ. Sẽ không có cầu vồng nếu không có mặt trời trên bầu trời hay nếu không có mây và những giọt nước nhỏ.
Lăng kính, hay giọt nước, phân chia tia sáng mặt trời thành bẩy mầu; chúng là trung gian. Nếu bạn thấy tia sáng mặt trời chiếu qua giọt nước thì bạn sẽ thấy bẩy mầu. Nếu bạn thấy nó không có giọt nước nó là trắng, nó không có mầu. Trắng không phải là mầu, nó là việc thiếu vắng mầu.
Tâm trí, trí tuệ nữa là tương tự, nó vận hành như một trung gian. Khi một sự vật dường như cong trong nước và ánh sáng chiếu qua một lăng kính tự phân chia nó thành bẩy mầu, tâm trí, ý nghĩ, tương tự là một môi giới tinh vi. Bất kì cái gì chúng ta nhận ra qua nó đều bị chẻ ra thành hai, phân chia được tạo ra.
Trí tuệ tạo ra phân chia. Nếu bạn nhìn vào bất kì thứ gì qua trí tuệ... chẳng hạn, khi chúng ta nhìn vào ánh sáng tâm trí phân chia nó ngay thành hai phần: tối và sáng. Thực ra trong sự tồn tại không có phân chia giữa sáng và tối; chúng là sự mở rộng dần và thoái lui dần của một thực tại. Đó là lí do tại sao một số chim có khả năng nhìn trong bóng tối. Nếu bóng tối là tuyệt đối tối, cú sẽ không có khả năng thấy. Nó chỉ có thể thấy bởi vì trong bóng tối nữa cũng có ánh sáng nào đó. Chỉ có điều là mắt ta không có khả năng bắt được ánh sáng đó còn mắt cú bắt được. Bóng tối cũng là ánh sáng tinh tế.
Nếu có một ánh sáng rất chói lọi mắt chúng ta không thể thấy được nó. Mắt chúng ta có một phổ giới hạn cho việc thấy; chúng không thể thấy được phía trên phổ ấy, chúng không thể thấy được phía dưới nó. Bên ngoài giới hạn trên và dưới này có bóng tối cho mắt chúng ta. Bạn đã bao giờ để ý rằng nếu mắt bạn bỗng nhiên phải trực diện với nguồn sáng rất chói lọi mọi thứ trở thành tối trước bạn không? Mắt không có khả năng nhìn ánh sáng nhiều như thế.
Cho nên bóng tối có hai kiểu. Điều ta thấy là sáng là khi phổ của năng lực thấy của chúng ta cho phép. Trên điều đó và dưới điều đó có tối. Nếu năng lực của mắt chúng ta bị giảm đi sáng trở thành tối; nếu năng lực của mắt chúng ta được tăng lên tối trở thành sáng. Người mù không có năng lực chút nào để thấy, cho nên mọi thứ đều là tối; không có ánh sáng chút nào cho người đó. Nhưng sáng và tối là một trong trong sự tồn tại. Chính vì trí tuệ của chúng ta mà chúng dường như là hai.
Trí tuệ chia mọi thứ thành hai. Với cách trí tuệ nhìn vào mọi thứ, không cái gì có thể còn lại không bị phân chia. Trí tuệ là phân tích, trí tuệ là biện biệt, trí tuệ là phân chia. Đây là lí do tại sao sinh và tử dường như là hai với chúng ta bởi vì việc thấy của chúng ta là qua trí tuệ; bằng không chúng không là hai. Sinh là bắt đầu, tử là kết thúc; chúng là hai đầu cực của cùng một thứ. Chúng ta thấy hạnh phúc và bất hạnh như hai điều tách biệt; đây là vì trí tuệ, bằng không chúng không là hai. Đây là lí do tại sao hạnh phúc có thể biến thành bất hạnh và bất hạnh có thể trở thành hạnh phúc. Điều dường như là hạnh phúc hôm nay, đến sáng mai có thể trở thành bất hạnh. Ngày mai vẫn còn xa; điều dường như hạnh phúc bây giờ có thể trở thành bất hạnh ngay khoảnh khắc tiếp.
Điều này đáng phải không thể được. Nếu hạnh phúc và bất hạnh là hai việc, hai thứ tách biệt, thế thì hạnh phúc phải không bao giờ trở thành bất hạnh và bất hạnh không bao giờ có thể trở thành hạnh phúc. Nhưng thay đổi này tiếp diễn từng khoảnh khắc. Bây giờ có yêu, bây giờ nó trở thành ghét. Khoảnh khắc trước đã có hấp dẫn, bây giờ nó trở thành chán ghét. Khoảnh khắc trước nó được cảm thấy là tình bạn, bây giờ nó đã trở thành thù hằn. Đây không phải là hai điều, bằng không thay đổi từ cái này sang cái kia sẽ là không thể được. Người đã sống trong khoảnh khắc trước là chết bây giờ. Cho nên sống và chết không thể là hai điều tách rời, bằng không làm sao một người đang sống chết được? Làm sao sống có thể biến thành chết được?
Chính lỗi của chúng ta là chúng ta phân chia mọi thứ thành hai. Chính cách nhìn của chúng ta là tới mức mọi thứ đều bị chia thành hai.
Khi người ta gạt cách nhìn này sang bên, khi người ta vứt bỏ tâm trí khỏi phía trước con mắt mình và nhìn vào thế giới không có tâm trí, mọi phân chia biến mất. Kinh nghiệm về bất nhị, kinh nghiệm về vedanta trong bản chất, là kinh nghiệm của những người đã nhìn vào thế giới mà gạt trí tuệ của họ sang bên. Thế thì thế giới không còn là thế giới nữa, nó trở thành Thượng đế. Thế thì điều chúng ta thấy như linh hồn hiện thân bên trong chúng ta và Thượng đế ở ngoài kia, chúng nữa cũng không là gì ngoài hai đầu của cùng một thực tại. Cái mà tôi đang ở đây, bên trong, và cái đang trải rộng khắp mọi nơi kia, khắp thẩy, cả hai chúng đều trở thành một: Tattvamasi, ‘Cái đó là ngươi’.
Thế rồi bạn kinh nghiệm rằng bạn không chỉ là một trong các đầu của ‘cái đó’. “Cùng bầu trời của sự tồn tại bao la này cũng đang chạm vào tay tôi ở đây. Cùng sự mở rộng của không trung bao quanh toàn thể trái đất cũng đang đi vào tôi như hơi thở của tôi.” Sinh lực của toàn bộ sự tồn tại này đang đập rộn ràng và bởi vì điều đó mà mọi cuộc sống hiện hữu: sao dời, và mặt trời lên, và có ánh sáng từ mặt trăng, quả tới với cây và chim chóc hót líu lo, và con người sống. “Sinh lực này ẩn kín trong tất cả - nhịp đập vĩ đại này đâu đó ở trung tâm vũ trụ và nhịp đập nhỏ nhoi này của trái tim trong thân thể tôi, những điều này phải là hai đầu của một và cùng một điều.” Chúng không phải là hai.
Nhưng điều này có thể được kinh nghiệm chỉ khi không được nhìn qua trí tuệ. Rất khó nhìn nhưng gạt tâm trí sang một bên, vì chúng ta thông thường chỉ nhìn qua trí tuệ. Thói quen của chúng ta đã bám quá chặt. Làm sao bạn sẽ thấy được khác hơn là qua trí tuệ? Bất kì cái gì bạn nhìn, ý nghĩ sẽ nảy sinh.
Đứng gần một đoá hoa. Bạn khó mà thấy hoa và tâm trí bạn bắt đầu nhắc nhở: “Đấy là hoa hồng, nó rất đẹp. Để ý hương thơm của nó dễ chịu làm sao.” Bạn thậm chí còn chưa nhìn rõ hoa, tiếng vọng của nó còn chưa chạm tới con người bạn, và trí tuệ đã bắt đầu nạp thông tin từ kinh nghiệm quá khứ của nó và trí nhớ của nó: đấy là hoa hồng, nó thơm và đẹp. Tâm trí tạo ra những phát biểu này và nó bắt đầu buông tấm màn ở giữa. Hoa vẫn còn bên ngoài, bạn vẫn còn bên trong, và tấm màn ý nghĩ từ trí tuệ của bạn đã căng kín ở giữa. Bạn bây giờ thấy mỗi hoa từ sau tấm màn đó. Mọi sự thấy của chúng ta đều giống điều đó.
Cho nên nỗ lực lớn là cần để vượt lên trí tuệ này và để nhìn trực tiếp. Bạn đang ngồi gần một đoá hoa: đừng để trí tuệ chen vào giữa. Nhìn trực tiếp vào đoá hoa, đừng để ngay cả một ý nghĩ nảy sinh rằng đây là đoá hồng, nó đẹp lắm - để không hình thành lời chút nào. Thỉnh thoảng thử điều đó đi, và đôi khi bạn sẽ có thoáng nhìn tạm thời về tình huống tại đó bạn sẽ ở một bên, hoa sẽ ở bên kia, và ở giữa hai đối thể này sẽ không có ý nghĩ nào trong một khoảnh khắc. Thế thì bạn sẽ có khả năng nhìn một thế giới mà trong đó có hoa bạn chưa từng bao giờ được biết tới trước đây.
Tennyson đã nói, “Nếu người ta có thể thấy dù chỉ một đoá hoa một cách đầy đủ, người đó đã thấy toàn bộ thế giới. Không còn gì nữa để được xem.” Nó là vậy, bởi vì toàn thế giới được chứa trọn trong một đoá hoa. Điều chúng ta gọi là tí hon đó là sự mô phỏng cho cái bao la. Điều chúng ta gọi là vi mô đó không là gì ngoài một dạng nhỏ hơn của cái vĩ mô.
Giống như toàn thể bầu trời có thể được phản xạ trong một chiếc gương nhỏ, giống như hàng triệu ngôi sao trên trời có thể chớp loé qua mắt con người, toàn thể vũ trụ có thể được thấy trong một đoá hoa nhỏ. Tuy nhiên điều này là có thể khi trí tuệ bạn không chen vào giữa.
Cứ thực hành nó đi. Bạn đang ngồi giải trí, chim đang hót: đừng để tâm trí can thiệp vào - chỉ là cái tai, lắng nghe và không nghĩ. Lúc ban đầu điều đó sẽ rất khó bởi vì thói quen; ngoài ra không có lí do cho bất kì khó khăn nào. Nhưng dần dần, dần dần những thoáng nhìn sẽ xảy ra. Rồi một ngày nào đó chim sẽ cứ hót, trí tuệ bạn sẽ không nói nữa; bạn sẽ cứ lắng nghe và quan hệ trực tiếp giữa bạn và chim sẽ được thiết lập - không qua trung gian nào. Thế thì bạn sẽ rất ngạc nhiên; thế thì sẽ rất khó khăn cho bạn để quyết định xem liệu bạn đang hót hay chim đang hót, liệu bạn đang nghe hay chim đang nghe.
Khoảnh khắc trí tuệ của bạn đi khỏi việc ở chỗ giữa, bạn tiếng hót của chim trở thành hai đầu của một và cùng một vật. Họng chim là đầu này và tai bạn là đầu kia và tiếng hót trở thành cầu nối. Hoa đang nở kia và trái tim bạn ở trong này, tâm thức bạn ở trong, chúng trở thành một phần của một và cùng một hiện tượng và những rung động đang chạy giữa hai đầu trở thành cây cầu nối chúng.
Thế thì người ta không cảm thấy rằng hoa đang nở ở kia từ một khoảng cách và bạn đang nhìn nó đứng ở đây từ một khoảng cách, thế thì người ta cảm thấy rằng “Mình đang nở trong hoa và hoa đang đứng và nhìn từ bên trong mình.” Nhưng ngay cả điều này nữa bạng không cảm thấy vào chính khoảnh khắc đó, bạn cảm thấy nó chỉ khi bạn đã ra khỏi khoảnh khắc đó. Trong khoảnh khắc đó ngay cả chừng ấy cũng không được lưu ý đến bởi vì thực thể chú ý, suy nghĩ và suy tư - tâm trí - đã bị gạt sang bên. Thế thì kinh nghiệm trong từng khoảnh khắc trở thành kinh nghiệm về Brahman, về thực tại tối thượng.
Ai đó hỏi Bokoju, “Kinh nghiệm của thầy về Thượng đế là gì?” Bokoju nói, “Thượng đế sao? Tôi không biết gì về Thượng đế cả.”
“Thầy đang làm gì, kỉ luật tâm linh của thầy là gì?” người hỏi hỏi.
Bokoju đang kéo nước giếng lên vào thời điểm đó. Cho nên ông ấy nói, “Khi tôi kéo nước từ giếng lên tôi hoàn toàn không chắc là liệu tôi có kéo nước giếng lên thật không, hay đấy là giếng đang kéo và tôi là giếng. Và khi sô nước sắp chìm vào trong giếng tôi không biết liệu sô đã đi vào nước chưa hay tôi đã đi vào trong giếng. Và khi sô đầy và nó bắt đầu được đi lên, tin tôi đi, tôi không rõ về cái gì là cái gì và cái gì đang xảy ra. Nhưng bởi vì ông đã hỏi tôi, tôi kể lại cho ông sau khi nghĩ về nó. Chỉ bởi vì ông đã hỏi, tôi đã nghĩ về nó và kể cho ông; bằng không tôi không còn nữa. Tôi không có ý tưởng về Thượng đế. Tôi không có ý tưởng nào ngay cả về bản thân mình.”
Khi bạn đã mất mọi ý tưởng ngay cả về bạn là ai và bạn là gì, thế thì cái được biết trong khoảnh khắc như thế chính là điều Thượng đế là gì. Khi nào người ta mất dấu vết về bản thân mình là ai? Khi trí tuệ cái gắn ý nghĩ vào mọi thứ không còn nữa với bạn. Chính công việc của trí tuệ là gắn ý nghĩ vào, gắn nhãn cho mọi thứ, cho lời, tên và hình dạng cho mọi thứ.
Khi đứa trẻ được sinh ra và lần đầu tiên nó mở mắt, nó không có trí tuệ nào. Trí tuệ sẽ phát triển dần về sau; nó sẽ hình thành, được giáo dục và ước định. Các nhà khoa học nói rằng khi đứa trẻ lần đầu tiên mở mắt ra nó không thấy bất kì phân chia nào. Mầu đỏ trông đỏ với đứa trẻ, nhưng nó không thể kinh nghiệm rằng đấy là đỏ bởi vì nó còn phải học từ đỏ. Mầu lục sẽ trông là lục đối với đứa trẻ bởi vì mắt có thể thấy mầu cho nên mầu lục sẽ được thấy, nhưng nó không thể nói đấy là mầu lục. Trẻ con thậm chí không thể nói được đấy là mầu. Trẻ con cũng không thể nói được mầu đỏ kết thúc ở chỗ nào và mầu lục bắt đầu ở đâu, bởi vì nó chưa có tri thức về đỏ và lục.
Trong mắt của trẻ thơ thế giới xuất hiện như một tổng thể toàn vẹn, nơi mọi thứ tất cả đều trộn lẫn vào với nhau và không cái gì có thể bị tách ra. Đấy là kinh nghiệm đại dương, không phân chia được. Nhưng điều này nữa cũng là suy diễn của chúng ta - khó mà nói được điều gì xảy ra cho đứa trẻ.
Người đã chứng ngộ, người đã lại trở thành tựa như trẻ con, người đã lại trở thành đơn giản như họ đã thế khi không có tâm trí, người bây giờ đã trở thành hồn nhiên và đơn giản như khi họ đã từng khi không có trí tuệ, đều có kinh nghiệm như vậy nơi mà mọi thứ đều trở thành một. Cái thứ nhất nối với cái thứ hai, cái thứ hai nối với cái thứ ba và cứ thế mãi. Sự tách rời của mọi thứ không còn được thấy, chỉ kết nối bên trong giữa chúng là được thấy.
Hoàn cảnh của chúng ta là ở mức chúng ta có khả năng thấy chỉ các hạt cườm của vòng cổ; sợi dây xuyên qua chúng và nối chúng với nhau không được thấy. Trí tuệ chỉ thấy các hạt cườm. Khi trí tuệ dời xa tâm thức bên trong, tự do khỏi trí tuệ, thấy sợi dây ẩn xuyên qua mọi hạt cườm. Nó thấy cái một bao hàm mọi thứ, cái kết nối mọi thứ, cái ẩn bên trong mọi thứ và là cơ sở của mọi thứ.
Bất kì khi nào trí tuệ vận hành, nó phân chia. Khoa học là hệ thống của trí tuệ, do đó khoa học phân chia, phân tích. Khoa học đã đi tới nguyên tử sau khi phân chia rồi phân chia nữa. Khoa học chỉ thấy các mảnh mẩu, bộ phận; nó không thể thấy được cái một chút nào.
Tôn giáo vứt bỏ trí tuệ và thế thì quá trình đảo ngược bắt đầu: mọi thứ cứ gắn với nhau và trở thành một.
Khoa học đã đi tới nguyên tử, tôn giáo đạt tới Thượng đế. Trí tuệ cứ đập vỡ mọi vật thành các cấu phần của chúng. ‘Thượng đế’ là tên cho cái lớn nhất mà chúng ta có thể tổng hợp được với sự thiếu vắng của trí tuệ. Trong việc dùng trí tuệ để phá vỡ mọi thứ ra, chúng ta đã đi tới nguyên tử - nguyên tử là sức mạnh của khoa học. Khi nhìn không qua trí tuệ chúng ta đã kinh nghiệm Thượng đế - Thượng đế là sức mạnh của tôn giáo.
Do đó, nhớ lấy, bất kì tôn giáo nào phân chia đều không phải là tôn giáo - không thành vấn đề nó phân chia ở đâu, phân chia theo mức độ nào. Nếu người Hindu trở nên tách biệt với người Mô ha mét giáo, hiểu rằng họ đơn thuần là chính trị của hai kiểu, không phải tôn giáo. Nếu người Jaina dường như tách biệt với người Hindu, hiểu rằng đơn thuần là hai kiểu hệ thống xã hội, không phải là tôn giáo. Hiểu rằng đằng sau tất cả họ là trí tuệ, cái chỉ có năng lực phân chia, đang vận hành. Và đằng sau họ không có kinh nghiệm về tâm thức, cái đã siêu việt trên trí tuệ - nơi mọi thứ tổng hợp lại và trở thành một.
Người chưa bao giờ biết bất kì khác biệt nào qua trí tuệ giữa jiva, linh hồn hiện thân, và Brahman, hay giữa Brahman và bản tính, việc sáng tạo, được gọi là jivanamukta, người được giải thoát ngay khi sống.
Được tôn kính bởi người tốt hay bị xúc phạm bởi người xấu, người vẫn còn giữ được điềm đạm được gọi là jivanamukta.
Điềm đạm là điều đầu tiên, bất nhị là điều thứ hai. Điềm đạm là một từ hơi khó hiểu, bởi vì chúng ta dùng nó lỏng lẻo để hàm ý tới nhiều thứ.
Người này có thể xúc phạm bạn và người khác có thể cúi mình trước bạn. Bây giờ chúng ta ngụ ý gì bởi điềm đạm trong quan hệ với những người này? Nó có ngụ ý rằng bạn phải làm nỗ lực và kiểm soát bản thân mình đừng giận với người đã xúc phạm bạn và không được hài lòng với người kính trọng bạn không? Không, nếu có bất kì nỗ lực hay kiểm soát nó không phải là điềm đạm; nó chỉ là tự kiểm soát bị áp đặt, nó là tự điều chỉnh, kỉ luật. Điềm đạm nghĩa là không còn phản ứng chút nào bên trong bạn, dù người ta xúc phạm hay người ta kính trọng bạn - thiếu vắng toàn bộ phản ứng bên trong. Đơn giản không có gì khuấy động bên trong bạn. Điều xúc phạm vẫn còn bên ngoài và sự kính trọng vẫn còn bên ngoài; không cái gì bước vào bên trong cả.
Khi nào điều này sẽ xảy ra? Điều này chỉ xảy ra khi có nhân chứng bên trong.
Khi ai đó xúc phạm chúng ta có phản ứng. Nghe thấy lời xúc phạm chúng ta lập tức cảm thấy rằng ‘mình bị xúc phạm,” và khổ bắt đầu. Khi ai đó tôn kính chúng ta, chúng ta cảm thấy sướng bởi vì nó cho cảm giác rằng “mình được kính trọng.” Điều đó nghĩa là bất kì cái gì được làm cho bạn bạn trở thành bị đồng nhất với nó. Chính bởi vì điều này mà đau khổ và hoan lạc được tạo ra, mất hài hoà được tạo ra, và cân bằng bị mất.
Người đạo đức cũng cố gắng đạt tới điềm đạm, nhưng điềm đạm như thế là bị áp đặt, phải trau dồi. Người đó an ủi bản thân mình bằng, “Điều gì xảy ra nếu ai đó đã xúc phạm mình? Không hại gì.” Và nếu ai đó kính trọng người đó, người đó nghĩ, “Được, đấy là ham muốn của người kia. Mình sẽ vẫn còn trong điềm đạm ở giữa cả hai.” Loại điềm đạm này vẫn còn trên bề mặt, nó không đi rất sâu, bởi vì người này không có tiếp xúc với nhân chứng của mình. Điềm đạm của người đó là hướng tính cách. Cho nên đôi khi, trong những khoảnh khắc không thật ý thức, người đó có thể bị khêu gợi; đôi khi có thể hơi có nứt rạn trong tính cách của người đó, cái không hài hoà bên trong của người đó có thể trở nên biểu hiện.
Trong con mắt của Upanishad, điềm đạm hướng tính cách không có giá trị. Trong con mắt của Upanishad, duy nhất điềm đạm được dẫn ra từ bản thể mới có giá trị. Điềm đạm hướng bản thể ngụ ý là bất kì cái gì có thể xảy ra bên ngoài, bạn vẫn còn là nhân chứng.
Một số người đã xúc phạm và ném đá vào Ramateertha khi ông ấy ở New York. Khi ông ấy về nhà, ông ấy nhảy múa. Một đệ tử hỏi, “Có chuyện gì vậy, sao thầy hạnh phúc thế?”
Ramateertha đáp, “Chuyện vui mà. Hôm nay Ramateertha đã trong khó khăn lớn. Vài người đã bắt đầu xúc phạm ông ta, bêu riếu ông ta, và một số người bắt đầu ném đá vào ông ta. Thật là nhộn lắm khi nhìn Ramateertha bị quấy rối và bị mắc bẫy. Ông ta bị bẫy thậm tệ!”
Đệ tử của ông phân vân và họ hỏi, “Thầy đang nói về ai thế ạ? Ai là Ramateertha này?”
Ramateertha đáp, khoanh tay trước ngực, “Ramateertha này đã bị sập bẫy nặng và ta quan sát và tận hưởng xem ông ta sập bẫy. Ta đã thấy những người xúc phạm ông ta và ta cũng thấy rằng cái người Ramateertha, người bị sập bẫy đó và bị xúc phạm đó. Ta giữ việc quan sát toàn bộ cảnh trí.”
Khi bạn đã đạt đến cảnh quan thứ ba này, chỉ thế thì mới có điềm đạm. Nếu bạn chỉ có trong hai cảnh quan không thể có bất kì điềm đạm nào; thế thì chỉ có người xúc phạm và kẻ bị xúc phạm. Bạn có thể cố giữ hài hoà - bởi vì đấy là tính cách của người đang cố gắng là người tốt - nhưng đây là cách duy nhất để tự an ủi bản thân mình: “Yên tâm đi, nếu ai đó xúc phạm mình, điều ấy có hại gì cho mình?” Nhưng đấy chỉ là tự an ủi thôi, và bạn đang cảm thấy sự xúc phạm, do đó mới có việc tự an ủi này. Bạn nói, “Người đấy đang làm hại chính bản thân mình bởi việc dùng những lời lẽ xúc phạm; mình có mất gì đâu qua toàn bộ việc này!” Nhưng bạn đã mất cái gì đó rồi, do đó mới có việc tự an ủi này.
Người tốt sống trong an ủi. Người đó nghĩ, “Được thôi, người đó xúc phạm mình cho nên người đó đang tạo ra nghiệp xấu riêng của người đó, người đó sẽ thu hoạch kết quả của nó. Tại sao mình phải nói gì? Người đó đã xúc phạm mình, người đó sẽ chịu đau khổ và đi xuống địa ngục bởi vì người đó đã phạm tội.” Người này đang tự an ủi bản thân mình. Bản thân người đó không thể tạo ra được địa ngục cho người xúc phạm cho nên người đó để điều đó cho Thượng đế hoàn tất công việc. Người đó sử dụng Thượng đế phục vụ cho mình - nhưng người đó chỉ tự an ủi bản thân mình thôi. Người đó đang nói rằng những người đã gieo hạt xấu sẽ thu hoạch về quả xấu. Những người đã gieo hạt tốt sẽ thu hoạch về những quả tốt. “Và mình sẽ gieo chỉ những hạt tốt, để cho mình thu hoạch quả tốt. Người này đang gieo hạt xấu, cho nên cứ để cho người đó có quả xấu.” Người đó thậm chí còn có thể đi tới mức nói, “Cho dù ai đó có gieo gai cho tôi, tôi sẽ chỉ gieo hoa cho người đó, bởi vì trong tương lai người kia sẽ thu hoạch về gai còn tôi sẽ thu hoạch về hoa.” Nhưng loại suy nghĩ này chỉ phản ánh tâm trí kinh doanh tính toán. Đây là một loại tâm trí khôn lỏi, mặc cả, nó không phải là điềm đạm.
Điềm đạm ở đâu? Điềm đạm chỉ có khi vượt ra ngoài nhị nguyên, vượt ra ngoài hai điểm đối lập, cảnh quan thứ ba bắt đầu được thấy: “Đây là người xúc phạm, đây là thân thể mình và cái tên đang bị xúc phạm, còn đây là mình, phần thứ ba, người quan sát toàn bộ sự việc. Nếu mình đứng ở cùng khoảng cách với cả người xúc phạm lẫn người bị xúc phạm thế thì có điềm đạm. Nếu chỉ hơi chút khác biệt về khoảng cách - nếu người đang xúc phạm mình dường như ở khoảng cách lớn hơn mình, người bị xúc phạm - điềm đạm đã bị mất rồi; mất hài hoà đã bắt đầu.”
Điềm đạm nghĩa là chiếc cân được cân bằng và bạn trở thành bên thứ ba ở giữa, giống như kim chỉ của cân: đứng yên chính giữa, không nghiêng bên này, bên kia; không nghiêng về người xúc phạm không nghiêng về người bị xúc phạm, đứng bên ngoài và chỉ quan sát.
Việc chứng kiến này là điềm đạm. Và một jivanamukta sẽ sống trong điềm đạm, bởi vì jivanamukta nảy sinh từ việc chứng kiến.
Hiểu câu kinh thứ hai này cho rõ: qua tự an ủi người tốt được sinh ra, qua việc chứng kiến thánh nhân được sinh ra. Và có khác biệt lớn giữa thánh nhân và người tốt. Người tốt là thánh nhân chỉ trên bề mặt, bên trong không có khác biệt giữa người đó và người xấu. Người xấu là xấu cả bên ngoài lẫn bên trong. Người tốt là tốt bên ngoài và xấu bên trong. Cho nên có khác biệt lớn giữa người tốt và thánh nhân.
Theo một nghĩa nào đó, thánh nhân và người xấu là tương tự. Người xấu là xấu cả bên ngoài và bên trong. Người tốt là tốt bên ngoài và xấu bên trong, và thánh nhân là tốt cả trong lẫn ngoài. Tương tự là ở chỗ người xấu là thống nhất cả bên trong và bên ngoài và thánh nhân là thống nhất cả bên trong và bên ngoài. Hình thức của họ khác nhau nhưng sự thống nhất là như nhau. Và người tốt treo lơ lửng giữa hai loại người này; do đó không có chấm dứt khổ của người tốt bởi vì tâm trí người đó tựa như tâm trí của người xấu nhưng hành vi của người đó tựa như hành vi của thánh nhân. Do đó người tốt sống trong thế khó xử lớn. Trong tâm trí người đó bao giờ cũng có nhị nguyên.
Mọi người tới tôi và nói, “Tôi chưa bao giờ làm bất kì điều gì sai trái, tôi chưa bao giờ ăn cắp hay lừa dối bất kì ai, và tôi chịu khổ nhiều thế. Mặt khác, những người đã phạm ăn cắp và lừa dối người khác được phong lưu và tận hưởng sung sướng. Vậy chẳng có công bằng trong thế giới này.” Hoặc là người tốt tự an ủi bản thân mình rằng dù hoàn cảnh của người đó hiện tại có thể là bất kì cái gì, có luật thiêng liêng ngự trị; có thể có chậm trễ nào đó trong nó nhưng luật có đó.
Người đó tự an ủi mình, “Có chậm chút ít và bây giờ kẻ bất lương đang thành công, nhưng đến cuối chính mình sẽ thành công.” Người đó đang an ủi mình rằng có chậm trễ, nhưng không thiếu luật thiêng liêng. Nhưng một điểm là rõ ràng, rằng người đó đang kinh nghiệm sự chậm trễ. Và cũng có hoài nghi ẩn nấp trong tâm trí người đó: “Có thể có cái gì đó không đúng về giả định của mình về sự tồn tại của luật thiêng liêng? Liệu có thể là mình đang bị lỡ cả hai đầu không, không được lợi gì về vật chất ở đây mà cũng không đạt được mục tiêu tâm linh đằng kia? Liệu có thể rằng mình đang mất của cải vật chất bây giờ chỉ để sau này phát hiện ra rằng Thượng đế đơn giản không bao giờ tồn tại cả? Rằng người đã thành công trong việc thu được của cải vật chất ở đây phải chăng đến cùng cũng sẽ thắng?”
Điều hoài nghi nhấm nhẳng này là bạn đồng hành thường xuyên của người tốt. Và trong hoài nghi như với cái tốt của người ta rõ ràng chỉ ngụ ý một điều, rằng ham muốn bên trong của người ta là không khác với ham muốn bên trong của người xấu. Bên trong bạn ham muốn làm và được cùng những thứ mà người xấu đang làm và thu được, nhưng bạn bằng cách nào đó vẫn duy trì hành vi của người tốt. Tham lam của bạn là gấp đôi. Chiếc xe của bạn có bò kéo được đóng cương ở cả hai đầu và bị kéo đi theo hai hướng. Bạn tham có tiền và danh vọng để thoả mãn cho bản ngã của mình - tất cả những tham lam của người xấu cũng là tham lam của bạn - và bạn cũng tham việc đạt tới Thượng đế, linh hồn, giải thoát, an bình và phúc lạc nữa; mọi tham lam của bất kì thánh nhân nào cũng đều là tham lam của bạn. Tham lam của bạn là gấp đôi và bạn chịu khổ giữa hai cái tham lam ấy. Và đây là lí do tại sao người tốt thường thấy ít an bình hơn bất kì ai khác.
Nếu người tốt trở nên an bình hơn người đó trở thành thánh nhân. Nếu người tốt không an bình thế thì nếu không hôm nay, ngày mai người đó sẽ trở thành người xấu. Người đó không thể mang điều đó lâu được. Từ vị trí giữa đó người đó phải hoặc rơi xuống hoặc đi lên, nhưng không có cách còn lại ở giữa được.
Jivanamukta là một thánh nhân. Người đó không làm gì sai với bất kì ai, nhưng không phải bởi vì không làm gì sai sẽ đem lại kết quả ngược mong ước cho người đó một ngày nào đó; không, người đó không thể làm bất kì điều gì sai bởi vì người đó đang đứng tại điểm thứ ba nơi không cái sai nào đã bao giờ được làm.
Alexander Đại đế muốn đem một sannyasin Ấn Độ về nước ông ấy. Tên của sannyasin đó là Dandami. Nhưng Dandami không sẵn lòng đi. Alexander tuốt kiếm ra và đe doạ ông ấy nói rằng, “Ta sẽ chặt ông thành từng mảnh nếu ông không đồng ý. Ngay cả Hiamlayas cũng phải tới với ta nếu ta ra lệnh cho nó.”
Dandami nói, “Có thể Himalayas sẽ đến với ông, nhưng ông sẽ không có khả năng đem ta đi đâu.”
Alexander không thể nào hiểu nổi nguồn gốc sức mạnh của ông thầy tu khổ hạnh gầy nhom đang đứng trần trụi trên cát bờ sông và nói những lời dũng cảm thế. Ông ta ra lệnh cho quân lính, và bỗng nhiên Dandami bị bao vây khắp xung quanh bởi hàng kiếm tuốt trần. Dandami cười sảng khoái vào điều này và nói, “Ông không bao vây được ta đâu - ông đang bao vây cái không phải là ta. Ông không có năng lực nào để bao vây ta cả, bởi vì kích cỡ của ta đã trở thành một với kích cỡ của sự tồn tại bao la này.”
Alexander nói, “Ta không hiểu lời nói triết học này, ta chỉ hiểu ngôn ngữ của lưỡi kiếm, và không mấy chốc đầu ông sẽ lăn trên đất.”
Dandami nói, “Điều ấy chắc vui lắm. Ông sẽ thấy cái đầu lăn trên đất và ta cũng sẽ thấy nó lăn trên đất - chúng ta cả hai sẽ thấy cùng một biến cố.”
Bây giờ đây là cảnh quan thứ ba: “Ta cũng sẽ thấy cái đầu lăn trên đất.”
Nếu bạn có thể thấy đầu riêng của mình bị chặt đứt và lăn trên đất điều đó có nghĩa rằng bạn không có đồng nhất bất kì cái gì với thân thể bạn, rằng bạn đã trở thành nhân chứng của thân thể bạn, rằng bạn đang đứng bên ngoài và xa khỏi thân thể riêng của mình.
Chỉ tại điểm này việc sinh ra của tính thánh nhân mới hiện hữu, và chỉ tại điểm này giải thoát trong khi sống mới hiện hữu.
Với người đã biết đến tinh hoa Brahman, thế giới này không còn như trước nữa. Nếu nó không là vậy, người đó chưa biết tới trạng thái Brahma của bản thể và vẫn còn là người hướng ngoại.
Thế giới vẫn còn như cũ. Với việc trở thành của bạn đã thay đổi thế giới sẽ không thay đổi đâu nhưng bởi thay đổi của bạn, thế giới của bạn sẽ bị thay đổi.
Như tôi đã nói trước đây, tất cả chúng ta đều có thế giới riêng của mình. Nếu tôi dốt nát núi Mount Abu vẫn cứ còn như cũ, và khi tôi trở nên thức tỉnh thế nữa núi Mount Abu vẫn còn như cũ. Bầu trời vẫn còn như cũ, mặt trăng vẫn còn như cũ, trái đất vẫn còn như cũ - toàn thế giới này vẫn còn như cũ. Nhưng khi tôi dốt nát, thế thì cách tôi nhìn thế giới, cách tôi chọn nó hiện hữu cho tôi, cách tôi chọn nó để xuất hiện cho tôi... Tôi có thể thích cảm thấy núi là của tôi; khi tôi dốt nát núi không chỉ là trái núi, nó là núi của tôi. Nhưng vào khoảnh khắc thức tỉnh, trong kinh nghiệm của giải thoát, núi sẽ chỉ là núi, nó sẽ không là của tôi. Cái ‘của tôi’ mà đã từng bị áp đặt lên nó sẽ biến mất. Và với sự biến mất của cái tôi đó, cái đẹp đẽ và hùng vĩ của núi sẽ hiển lộ đầy đủ. Cái tôi của riêng tôi, cái gắn bó riêng của tôi là cái khổ của tôi và cái đau của tôi. Chính trí tuệ riêng của tôi đã quen chen vào giữa. Cho nên bất kì khi nào tôi nhìn lên núi, tôi đều cảm thấy, “Núi của mình.” Cái tôi đó sẽ chen vào giữa và tôi sẽ thấy qua màn ảnh này. Bây giờ núi là trái núi và tôi là tôi.
Ở Nhật, các thiền sư đã vẽ mười bức tranh. Những bức tranh đó đã được dùng trong nhiều thế kỉ cho thiền. Những bức tranh này rất đáng hiểu, chúng sẽ hữu dụng cho việc hiểu kinh này.
Trong bức tranh thứ nhất, không cái gì có thể được thấy, nhưng nhìn kĩ hơn người ta có thể thấy trong nó là núi, cây và một con trâu lấp ló sau cây. Chỉ lưng trâu, hai chân và đuôi của nó là có thể thấy được. Trong bức tranh thứ hai, người đang đi tìm trâu đây đó cũng đã xuất hiện trong cảnh. Đấy là chiều tối, màn đêm đang buông xuống, và người đó không thể thấy được rõ ràng. Cây có đấy, một loại cây leo có đấy và trâu thì ẩn đằng sau nó tất cả; chỉ chút ít đuôi và chân sau có thể thấy được - cả điều ấy nữa người ta cũng chỉ thấy lờ mờ.
Trong bức tranh thứ ba, người đó có thể thấy trâu rõ ràng. Trong bức tranh thứ hai người đó có vẻ buồn và mắt đượm đầy lo âu tìm kiếm, không loé sáng. Nhưng bây giờ người đó đã nhìn thấy trâu, một loé sáng đã bừng lên trong mắt người đó và chuyển động đã tới với chân người đó.
Trong bức tranh thứ tư, toàn thể con trâu được thấy và người tìm trâu thì đã lại gần trâu. Trong bức tranh thứ năm người đó đã tóm được đuôi trâu.
Trong bức tranh thứ sáu người đó đã nắm được sừng trâu. Trong bức tranh thứ bẩy người đó đã lừa được trâu quay đầu về nhà.
Trong bức tranh thứ tám người đó đã cưỡi lên trâu.
Trong bức tranh thứ chín người đó đã kiểm soát được trâu hoàn toàn và đang trở về nhà, và trong bức tranh thứ mười chẳng có gì - cả trâu cả người cưỡi, người chủ trâu, đều không có đó. Rừng vẫn có đây, núi vẫn có đấy, nhưng trâu và người chủ cả hai đã biến mất.
Mười bức tranh này được dùng cho thiền theo truyền thống thiền. Chúng là các bức hoạ về việc tìm kiếm linh hồn, cái ta. Trong bức hoạ thứ nhất người tìm kiếm không có đâu để được thấy. Trong bức hoạ thứ hai người tìm kiếm được đánh thức, ham muốn đã nảy sinh để biết về linh hồn, để tìm kiếm. Trong bức hoạ thứ ba thoáng nhìn về linh hồn đã bắt đầu xuất hiện. Trong bức hoạ thứ tư linh hồn đã được thấy trong toàn cảnh. Trong bức hoạ thứ năm không chỉ toàn cảnh linh hồn được thấy, mà đuôi của nó cũng đã được bắt lấy, nghĩa là đã quyền làm chủ đã được thiết lập trong một góc tí hon của nó.
Trong bức hoạ tiếp, đương đầu trực diện đã xảy ra, linh hồn đã bị túm chặt tại sừng của nó. Trong bức hoạ sau đó linh hồn không chỉ bị bắt giữ tại sừng mà nó cũng đã bị quay về cuộc hành trình về nhà, hướng tới Brahman. Trong hai bức tranh tiếp đó, không chỉ linh hồn bây giờ đã được hướng về nhà mà người tìm kiếm đã kiểm soát được bản thân mình - bây giờ đang cưỡi trâu - và đã bắt đầu đi về nhà. Và trong bức hoạ cuối cả hai đều mất; cả người tìm kiếm lẫn việc tìm kiếm đều không còn nữa, thế giới đã trở thành trống rỗng. Núi vẫn đứng đó, cây vẫn đứng đó, nhưng người tìm kiếm và việc tìm kiếm cả hai đã biến mất.
Đây là một khám phá. Cách thế giới này xuất hiện hôm nay khi người ta đặt ra việc tìm kiếm không phải là cách nó xuất hiện sau khi thức tỉnh. Tất cả cái tôi sẽ biến mất. Tất cả các khái niệm đã tích luỹ sẽ biến mất. Mọi phóng chiếu của người ta bên trong thế giới sẽ bị phá huỷ; mọi trông đợi của người ta về thế giới sẽ bị vứt bỏ. Không nhu cầu nào sẽ còn lại; mọi ý tưởng của người ta về việc đi tìm hạnh phúc trong thế giới sẽ tan biến, ngay cả ảo tưởng rằng thế giới đem lại bất hạnh sẽ bị phá huỷ. Bất kì cảm giác rằng người ta có bất kì giao dịch nào với thế giới cũng sẽ chấm dứt.
Cho nên kinh này nói rằng với người đã biết về Brahman, tinh hoa tối thượng, thế giới không còn như trước nữa. Thế giới vẫn còn, nhưng không hệt như trước. Và nếu thế giới vẫn còn như trước, thế thì hiểu rằng Brahma còn chưa được biết tới cho bạn. Điều này dành cho phép kiểm tra cái ta riêng của người ta. Người ta phải cứ kiểm tra bản thân mình. Có vợ... Mọi người tới tôi và nói, “Vợ có đó, con có đó, gia đình, xung đột, công việc; không cái gì là có thể trong cái đống lộn xộn này. Tôi phải bỏ mọi thứ mà chạy trốn đi chăng?”
Tôi bảo họ, “Đừng chạy trốn. Sau rốt, bạn sẽ chạy đi đâu? - thế giới có đó ở mọi nơi. Và nếu bạn vẫn còn như bạn bây giờ, ai đó nào đó khác sẽ trở thành vợ bạn, ngôi nhà nào đó khác sẽ được dựng nên, một kinh doanhc nào đó khác sẽ được bắt đầu. Có những kinh doanh đủ mọi loại, thậm chí có cả những loại kinh doanh tôn giáo: bạn có thể không mở cửa hàng, có thể bạn sẽ mở tu viện; cái gì đó này khác nhất định xảy ra. Bạn có thể làm gì? Nếu người cư ngụ bên trong bạn vẫn còn không đổi, người đó nhất định làm chỉ những cái người đó biết.”
Đừng chạy trốn. Còn lại nơi bạn đang ở và cứ lao sâu hơn và tìm kiếm bên trong đi. Lấy việc tìm kiếm để làm đầy đủ ngày bạn đang ngồi trong chợ, và chợ có đó nhưng nó không còn là chợ cho bạn. Vợ bạn có thể ngồi gần bạn - trong tâm trí cô ấy sẽ vẫn còn là vợ; cứ để cô ấy vậy – nhưng với bạn cô ấy không nên còn là vợ bạn nữa. Cảm giác đó về cái của tôi phải biến mất, chỉ người đàn bà còn lại.
Và cô ấy sẽ xuất hiện như người đàn bà chừng nào còn có ham muốn dục. Khi thiền đi sâu, ham muốn dục cũng sẽ tan biến đi; thế thì cô ấy thậm chí sẽ không còn là đàn bà cho bạn nữa, cô ấy sẽ dừng là thân thể. Cũng như cảm thấy cái của tôi bên trong bạn cứ teo dần đi, phóng chiếu bên ngoài của bạn về người đàn bà, cảm giác của bạn về người đàn bà như người vợ, như người đàn bà, cũng sẽ dần biến mất. Một ngày sẽ tới khi, bất kì chỗ nào bạn ngồi, bạn sẽ trở thành hư không và trống rỗng. Mọi thứ quanh bạn thế giới vẫn như cũ, nhưng bạn sẽ không còn như cũ nữa. Toàn thể cái nhìn của bạn sẽ được thay đổi.
Người ta phải thường xuyên đi tìm bên trong: “Mọi thứ vẫn thế với tôi như nó trước đây không? Mọi thứ có xảy ra trong cuộc đời tôi theo cùng cách cũ không?” Tên có thể thay đổi, mọi thứ có thể thay đổi, nhưng nếu thái độ bên trong của người ta hướng về mọi thứ tiếp tục như trước, và mọi thứ dường như vẫn thế như trước, thế thì hiểu rằng juvanamukta còn xa lắm, thoáng nhìn về chân lí còn xa lắm.
Chính ý nghĩa của thoáng nhìn về chân lí là ở chỗ mối quan hệ giữa bạn và thế giới của bạn được thay đổi. Thế giới vẫn còn như cũ trước đây, và mối quan hệ với nó sẽ thay đổi chỉ khi bạn thay đổi.
Ngay khi những kèm theo hạnh phúc được kinh nghiệm, nó được gọi là prarabdha, dấu ấn hành động quá khứ được tích luỹ; bởi vì việc nảy sinh của mọi quả đều là từ hành động trong quá khứ. Không có quả ở bất kì đâu không có hành động.
Giống như hoạt động mơ dừng lại khi thức tỉnh, tương tự, hành động quá khứ được tích luỹ qua hàng tỉ niên kỉ tan biến tức khắc khi người ta biết “Ta là Brahman.”
Hạnh phúc và đau khổ xảy ra là do hành động quá khứ của chúng ta. Cho nên đừng nghĩ rằng đau khổ thể chất hay hạnh phúc sẽ không xảy ra cho những người đã được giải thoát trong khi sống.
Ramana Maharshi chết do ung thư. Nó là rất đau đớn, cũng tự nhiên. Nó là bệnh nặng - không có cách nào thoát khỏi nó. Nhiều bác sĩ đã tới, và họ rất phân vân bởi vì toàn thân đã bị vò xé bởi đau đớn thế nhưng đã không có dấu hiệu nào về bất kì đau đớn nào trong mắt ông ấy cả. Mắt ông ấy vẫn còn hệt như mặt hồ thanh thản. Qua mắt ông chỉ có việc chứng kiến cái ta nảy sinh; chính việc chứng kiến cái ta được nhìn, được quan sát.
Bác sĩ hỏi, “Ông chắc phải đau lắm?” Ramana sẽ trả lời, “Có đấy, có đau lắm, nhưng nó không xảy ra cho tôi. Tôi là nhận biết rằng có cái đau đang xảy ra cho thân thể; tôi biết rằng có đau dữ dội đang xảy ra. Tôi đang nhìn nó, nhưng nó không xảy ra cho tôi.”
Một câu hỏi nảy sinh trong tâm trí của nhiều người là làm sao một người như Ramana, người đã được giải thoát và chứng ngộ, bị bệnh như ung thư.
Kinh này có câu trả lời cho nó. Sướng và khổ sẽ xảy ra cho thân thể, cho dù người đó đã được giải thoát trong khi sống, bởi vì những điều này có liên quan tới hành động quá khứ và dấu ấn của chúng, chúng có liên quan tới bất kì cái gì đã được làm trước khi trở nên thức tỉnh.
Hiểu điều đó theo cách này: nếu tôi đã gieo một số hạt mầm trên cánh đồng và thế rồi tôi trở nên thức tỉnh, những hạt mầm đó nhất định đâm chồi. Nếu tôi còn đang ngủ, thì thế nữa hạt mầm sẽ đâm chồi, nở hoa và kết quả. Bây giờ nữa chúng sẽ đâm chồi, nở hoa và đi đến kết quả. Sẽ chỉ có một khác biệt: nếu tôi vẫn còn ngủ tôi sẽ nghĩ nó là cây trồng của tôi và giữ nó gần ngực tôi. Bởi vì tôi thức tỉnh, tôi sẽ hiểu rằng hạt mầm đã được gieo và bây giờ chúng đang đạt tới định mệnh của chúng; không cái gì của nó là của tôi, tôi sẽ chỉ cứ chứng kiến. Nếu tôi vẫn còn ngủ tôi chắc đã thu hoạch cây trồng và gìn giữ hạt mầm mới để tôi có thể gieo chúng sang năm. Bởi vì tôi tỉnh thức tôi sẽ cứ chứng kiến: hạt mầm sẽ đâm chồi, hoa sẽ tới, quả sẽ chín, nhưng tôi sẽ không thu thập chúng. Những quả đó sẽ chín và rụng đi theo cách riêng của chúng và chết. Mối quan hệ của tôi với chúng sẽ thoáng qua. Mối quan hệ của tôi với chúng trước đây là đã việc gieo chúng - bây giờ tôi sẽ không làm điều ấy lần nữa. Vậy không có quan hệ thêm nữa sẽ được hình thành.
Cho nên sướng và khổ vẫn xảy tới cho người đã chứng ngộ, nhưng người như thế biết rằng đây là một phần của dây chuyền hành động quá khứ của người đó và bây giờ người đó không liên quan gì tới chúng: người đó sẽ chỉ cứ chứng kiến.
Khi ai đó tới và cúng dường hoa dưới chân Ramana, ông cứ quan sát - nó phải là một phần của dây chuyền các hành động quá khứ nào đó, điều nhắc nhở người này cho ông ấy hạnh phúc. Nhưng Ramana không nhận hạnh phúc này; người này cho, nhưng ông ấy không nhận nó. Nếu ông ấy nhận, cuộc hành trình của hành động mới sẽ bắt đầu. Ông ấy không ngăn cản người này tới cúng dường hoa - “Ấy đừng trao hạnh phúc cho tôi, đừng cúng dường hoa cho tôi, đừng chạm chân tôi” - ông ấy không ngăn cản người đó, bởi vì việc ngăn cản đó nữa sẽ là một hành động và một dây chuyền hành động khác sẽ bắt đầu.
Cố hiểu điều này. Người này đã tới cúng dường hoa cho Ramana; người đó đã đặt vòng hoa quanh cổ ông ấy, người đó đã cúi đầu dưới chân ông ấy. Và Raman làm gì bên trong? Ông ấy quan sát: “Phải có một giao tác quá khứ nào đó với người này, một phần dấu ấn hành động nào đó; người này bây giờ đang hoàn thành nốt nó. Nhưng bây giờ giao tác này phải đi đếm chấm dứt, không dây chuyền thêm nào phải được tạo ra. Chuyện này kết thúc ở đây, nó sẽ không tiếp tục.”
Cho nên ông ấy sẽ ngồi đấy và sẽ không ngăn cản người đó làm bất kì cái gì... bởi vì ‘ngăn cản’ thực sự nghĩa là gì? Trước hết nó ngụ ý rằng bạn không sẵn sàng lấy lại hành động quá khứ mà bạn đã trao, và cái bạn sẽ phải nhận lấy khi ngăn cản hành động của người này. Và điều thứ hai, bạn đang tạo ra một dây chuyền quan hệ khác với người này bằng cách yêu cầu người đó không làm điều nào đó. Bây giờ khi nào mối quan hệ mới này sẽ kết thúc? Bạn đang tạo ra hành động khác; bạn đang phản ứng.
Không, Ramana sẽ cứ theo dõi, liệu một người đem hoa tới ông ấy hay là ung thư tới. Ông ấy thậm chí sẽ quan sát ung thư đang xảy ra.
Ramakrishna cũng đã chết vì ung thư. Ông bị ung thư họng. Ngay cả nước cũng không thể trôi xuống qua được họng ông ấy; thức ăn không thể đi xuống qua họng. Thế rồi một hôm Vivekananda hỏi Ramakrishna, “Sao thầy không bảo mẹ Kali? Vấn đề chỉ là thầy nói với mẹ và trong một khoảng khắc họng của thầy sẽ được chữa.” Ramakrishna chỉ cười và không nói gì.
Một hôm, khi Vivekananda đã nài nỉ nhiều quá, Rama- krishna nói, “Ông không hiểu. Cần phải được kết thúc với bất kì cái gì là việc làm riêng của người ta, bằng không người ta sẽ phải quay lại lần nữa chỉ để kết thúc nó. Cho nên điều đúng là cho phép bất kì cái gì đang xảy ra cứ xảy ra; điều không đúng là ngăn cản nó.”
Thế rồi Vivekananda nói, “Thôi được, nếu thầy không muốn hỏi xin được chữa, ít nhất hỏi xin mẹ rằng chừng nào thầy vẫn đang còn trong thân thể để cổ họng đủ rộng để cho phép nước và thức ăn qua. Bằng không chúng con thấy đau đớn không thể chịu nổi khi thấy thầy trong hoàn cảnh như thế.”
Ramakrishna đồng ý hỏi xin. Khi ông ấy tỉnh dậy vào sáng hôm sau ông nói, “Thật là nực cười quá. Khi tôi bảo với mẹ bà ấy nói, ‘Cái họng này giữ độc quyền trong làm việc của con sao? Con có khó khăn gì khi ăn qua họng người khác?’
Ramakrishna nói thêm, “Vì nghe lời khuyên của ông, ta đã hành động như thằng đại ngu. Ông quấy rầy ta một cách không cần thiết. Và điều này là đúng - Cái họng này có độc quyền nào không? Cho nên từ hôm nay trở đi, khi ông ăn thức ăn, hiểu rằng ta cũng đang ăn qua họng ông đó.”
Ramakrishna tiếp tục cười suốt cả ngày. Khi bác sĩ tới ông ấy nói, “Sao ông cười? Thân thể đang trong đau đớn thế, không có hoàn cảnh nào có thể đau hơn điều này.”
Ramakrishna nói, “Tôi cười bởi vì tôi không biết cái gì đã xảy ra cho tâm trí tôi đến nỗi tôi không nhớ được rằng mọi cổ họng đều là của tôi, rằng bây giờ tôi có thể ăn thức ăn qua mọi cổ họng. Sao bị ám ảnh về một cổ họng này?”
Một cá nhân dù có thể đạt tới một trạng thái tối cao đến đâu, quá khứ được gắn với thân thể sẽ hoàn thành bản thân nó. Sướng và khổ sẽ tới và sẽ đi, nhưng người đã giải thoát sẽ biết rằng đấy chỉ là những hành động quá khứ đã tích luỹ.
Biết như thế, người đó sẽ đứng xa khỏi chúng nữa và việc chứng kiến của người đó sẽ không bị ảnh hưởng bởi chúng theo bất kì cách nào - việc chứng kiến của người đó bây giờ vững vàng.
Giống như hoạt động mơ dừng lại khi thức tỉnh, tương tự, hành động quá khứ được tích luỹ qua hàng tỉ niên kỉ tan biến tức khắc khi người ta biết “Ta là Brahman.”
Chúng ta đã thảo luận điều này trước đây. Ngay khi thức dậy từ giấc ngủ, giấc mơ biến mất, một cách tương tự một khi tỉnh thức thực sự điều trở nên rõ ràng là tất cả mọi điều người ta đã làm trong quá khứ, người ta đã không làm trong thực tế - tất cả những cái đó biến mất. Nhưng ngay cả sau khi tới biết điều này, thân thể không đi tới biết nó. Thân thể tiếp tục đi một cách máy móc, nó hoàn thành định mệnh của nó. Giống như mũi tên đã rời khỏi cánh cung không thể được mang lại, giống như một lời đã buột ra khỏi môi không thể được lấy lại, theo cùng cách đó mà thân thể chỉ là sự thu xếp máy móc. Bất kì cái gì đã xảy ra qua nó trong quá khứ sẽ được hoàn tất. Chừng nào mũi tên còn chưa tới mục tiêu của nó, chừng nào lời nói còn chưa chạm tới giới hạn xa nhất của bầu trời, nó không bị phá huỷ. Cho nên thân thể sẽ phải chịu đựng và cam chịu.
Nói thêm với bạn một điều trong mối quan hệ này cũng hay. Có thể bạn cũng cảm thấy rằng kì lạ là Ramakrishna và Ramana cả hai đều bị ung thư - một bệnh ác tính thế.
Phật đã chết bởi thức ăn độc, máu ông ấy trở thành đầy chất độc. Mahavira chết bởi bệnh lị tử vong - ông ấy đã phải chịu đựng đau bụng không thể kham nổi trong sáu tháng ròng, không thể nào chữa khỏi. Cho nên người ta bắt đầu hỏi tại sao những bệnh tật chết người như vậy bám giữ những linh hồn thuần khiết nhất đó. Lí do có thể là gì? Nếu những bệnh tật đó mắc vào chúng ta, những kẻ tội lỗi, những người dốt nát, người ta có thể hiểu được rằng, “Vâng, chúng ta đang thu hoạch kết quả của hành động sai trái của mình.” Nhưng khi nó xảy ra cho Mahavira, cho Phật hay Ramana hay Ramakrishna, chúng ta bắt đầu tự hỏi vấn đề là gì. Nhưng nó có lí do đấy.
Người đã trở thành một jivanamukta, người được giải thoát trong khi sống, không còn hành trình thêm nữa; kiếp sống này là kiếp sống cuối cùng của người đó. Nhưng bạn có cuộc hành trình dài phía trước, bạn vẫn có nhiều thời gian. Bạn có thể kết thúc tất cả những đau khổ của mình trong những liều nhỏ, từng chút một - bạn có nhiều và nhiều thời gian cho nó. Phật, Mahavira hay Ramana không có thời gian còn lại. Họ có thể chỉ có mười, hai mươi hay ba mươi năm để đi. Bạn có thể có hết kiếp này đến kiếp khác để đi.
Cho nên trong khoảng thời gian ngắn thế tất cả những hành động và dấu ấn quá khứ đã được tích luỹ đều kết lại mạnh mẽ và cho quả của chúng. Cho nên những biến cố xảy ra theo cách thức gấp đôi. Một mặt, Mahavira có vinh dự và kính trọng của tirthankara - cái đó nữa cũng là một kinh nghiệm được kết lại mạnh mẽ của mọi hạnh phúc đã tích luỹ. Và mặt khác, ông ấy cũng phải chịu cái đau không kể xiết - cái đó nữa cũng là tác động được kết lại mạnh mẽ của mọi đau khổ đã tích luỹ.
Hàng nghìn và hàng nghìn người có tôn kính mênh mông với Ramana trong tim họ; đó là tập hợp của mọi hạnh phúc. Và thế rồi ông ấy mắc bệnh kiểu ung thư. Đấy là tập hợp của mọi đau khổ. Thời gian còn rất ngắn: mọi thứ được hoàn thành trong tính toàn bộ của nó, với sự mãnh liệt đầy đủ và tốc độ lớn.Vậy những người như vậy đồng thời trải qua các kinh nghiệm cực kì hạnh phúc và cực kì đau khổ. Bởi vì thiếu thời gian, mọi thứ trở thành được tập trung và mãnh liệt. Nhưng chúng phải bị trải qua: không có cách khác mà phải trải qua chúng.
Ma Anand Madhu bỗng nhiên đứng dậy và hỏi: “Liệu ai đó có nhiều thời gian hơn có thể hấp thu những bệnh tật đó từ họ được hay không? Nếu có, phương pháp là gì?”
Không, không có phương pháp nào và không có cách nào, và họ cũng không thể chia sẻ được, bởi vì nếu bệnh tật có thể được người khác chịu đựng hộ, điều đó sẽ có nghĩa là ai đó khác có thể nhận quả của việc làm của tôi. Thế thì sẽ có hỗn loạn. Và nếu ai đó khác có thể nhận quả của việc làm của tôi, thế thì sẽ không còn luật, không còn rit - luật tự nhiên. Thế thì tự do của tôi cũng có thể được ai đó khác đem lại, giải thoát của tôi cũng có thể do ai đó khác đem lại. Hạnh phúc của tôi, đau khổ của tôi, kinh nghiệm của tôi, việc biết của tôi, phúc lạc của tôi - Bất kì cái gì cũng trở thành chuyển trao được.
Không, không có gì trong thế giới này được chuyển trao. Không có cách nào cho nó, đơn giản không có cách nào, và điều đúng duy nhất là không có cách nào cả. Vâng, cảm giác chia sẻ như vậy nảy sinh trong tim người ta; điều đó nữa là tốt, điều đó nữa là đúng. Ai đó yêu Ramana có thể ham muốn nhận bệnh ung thư của ông ấy. Mong ước này tạo ra hạnh phúc, và từ mong ước này người đó sẽ nhận được quả tốt lành. Điều này trở thành một hành động tốt được tích luỹ về phần người này. Cố hiểu điều này.
Ramana đang chết vì ung thư: ai đó có thể cầu nguyện hoàn toàn chân thành và cảm thấy từ trong tim rằng mình sẽ hấp thu bệnh tật của Ramana. Dầu vậy người đó không thể làm được như thế, nhưng chính sự kiện là người đó đã cảm thấy cách này, đã cảm thấy thích nhận bệnh này về bản thân người đó, trở thành một hành động, một hành vi tốt, và người đó sẽ nhận được hạnh phúc vì điều đó.
Điều này rất kì lạ: người này đã đòi hỏi khổ, nhưng người đó đang làm một hành vi tuyệt diệu, đức hạnh. Người đó sẽ nhận được quả của nó về hạnh phúc, nhưng không cái gì của bệnh của Ramana có thể được truyền sang. Cảm giác mà người đó có đang trở thành dấu ấn hành động riêng của người đó để với nó người đó sẽ được ích lợi.
Ai đó khác bây giờ đứng dậy và bắt đầu hỏi: “Về Arvind...”
Không. Madhu, bạn tạo ra tiền lệ xấu rồi. Điều này sẽ có hại.
Ý định của bạn là tốt, nhưng ở đây có quá nhiều người đang ngồi... Đừng bắt đầu bất kì cái gì như thế, nó sẽ làm cho mọi thứ thành khó khăn. Nó sẽ gây ra mất trật tự.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét