CHẾT CHO TƯƠNG LAI
Khi không ham muốn nào nảy sinh về mọi vật đáng được tận hưởng, biết điều này như là giới hạn của vô gắn bó. Khi không cái tôi nào nảy sinh, biết điều này như giới hạn của việc biết.
Khi ham muốn đã tan biến không nảy sinh lại nữa, đây là giới hạn của thảnh thơi, và một sthitpragya như thế, người tìm kiếm, ổn định trong trí huệ, vẫn còn mãi trong phúc lạc.
Người có cái ta bị hấp thu chỉ vào Brahman, thực tại tối thượng, vẫn còn vô ham muốn và vô hành động. Khi được làm thuần khiết bởi cái một của nó với Brahman và được đắm chìm trong sự mê li cái một này, các hành động của tâm trí là vô chọn lựa và chỉ còn như tâm thức, thế thì điều đó được gọi là pragya, trí huệ. Người bao giờ cũng có pragya như vậy, được gọi là jivanamukta, người được giải thoát khi đang sống.
Người không còn cái tôi cho thân thể mình và giác quan mình, và không còn cái của tôi về các vật khác, là một jivanamukta, người được giải thoát khi đang sống.
Khi không ham muốn nảy sinh về mọi vật đáng được tận hưởng, thế thì biết điều này như giới hạn của vô gắn bó. Khi không cái tôi nào nảy sinh, biết điều này như giới hạn của việc biết.
Vairagya thông thường, nghĩa là vô gắn bó, được hiểu bởi những người là viraga, nghĩa là tách rời. Raga và viraga - gắn bó và tách rời - là đối lập nhau. Gắn bó nghĩa là nảy sinh ham muốn mê đắm khi thấy một đối tượng. Nếu cái đẹp được thấy, nếu thức ăn ngon được thấy, nếu một tình huống dễ chịu được thấy, thế thì ham muốn, cái nảy sinh ra để tận hưởng nó, để chìm vào trong nó, được mất đi trong nó, là gắn bó.
Gắn bó nghĩa là ham muốn để trở nên bị gắn vào, ham muốn được chìm ngập trong cái gì đó bởi việc đánh mất đi cái ta riêng của người ta. Nếu hoan lạc được thấy bên ngoài bản thân người ta thế thì ham muốn đắm chìm bản thân người ta vào trong hoan lạc đó là gắn bó.
Tách rời có nghĩa là việc đẩy ra nảy sinh khi thấy cái gì đó tận hưởng được; ham muốn nảy sinh để thoát khỏi nó, để quay lưng lại nó. Theo ngôn ngữ, raga là gắn vào, viraga là đẩy ra. Khi có ham muốn hướng về một vật đó là gắn bó, khi có ham muốn rời xa một vật đó là tách rời. Viraga nghĩa là raga đảo ngược. Trong người này chúng ta bị kéo lại gần, trong người khác chúng ta đi ra xa. Viraga, tách rời, không phải là tự do khỏi gắn bó, nó chỉ là gắn bó đảo ngược.
Ai đó ham muốn tiền bạc; nếu người đó có được tiền người đó nghĩ người đó đã đạt được mọi thứ. Ai đó khác nghĩ rằng nếu người đó có thể từ bỏ được tiền bạc người đó có thể đạt được mọi thứ. Nhưng họ cả hai đều hội tụ vào tiền bạc. Ai đó nghĩ có thích thú trong người đàn ông hay người đàn bà, và ai đó khác nghĩ có thích thú trong việc từ bỏ người đàn ông hay đàn bà. Nhưng điểm trung tâm cho cả hai người này vẫn là người đàn ông hay đàn bà. Ai đó nghĩ cuộc sống thế gian này là cõi trời, ai đó khác nghĩ thế gian này là địa ngục, nhưng chú ý của cả hai là vào thế gian.
Theo quan điểm ngôn ngữ, vairagya, tách rời, là cái đối lập của raga, gắn bó, nhưng với người tìm kiếm tâm linh, vairagya không đối lập với raga, nó là thiếu vắng raga. Xin hiểu khác biệt này cho đúng. Nếu bạn nhìn vào từ điển, tách rời là cái đối lập của gắn bó, nhưng nếu bạn chuyển vào trong kinh nghiệm, tách rời không phải là đối lập của gắn bó mà là thiếu vắng của nó. Khác biệt là tinh tế.
Có hấp dẫn tới đàn bà; đây là gắn bó. Nếu nó trở thành đẩy ra đối với đàn bà, sự việc trở thành rất khó chịu đựng được người đồng hành đó, thế thì một khuynh hướng nảy sinh trong tâm trí để tránh xa đàn bà. Đây là tách rời, theo ngôn ngữ và từ điển; nhưng theo samadhi, thức tỉnh, nó vẫn là hấp dẫn.
Theo quan điểm của samadhi, tách rời là khi không có cả hấp dẫn với đàn bà lẫn đẩy ra; không kéo không đẩy. Đấy là khi sự có mặt của đàn bà hay không có mặt của cô ấy là như nhau; đấy là khi sự có mặt của đàn ông hay không có mặt của anh ta là như nhau; khi nghèo khó và giầu có là như nhau. Khi không có việc thu được cái gì đó làm cho bạn hạnh phúc hay việc mất đi cái gì đó làm cho bạn hạnh phúc, khi hạnh phúc không liên quan gì tới việc được hay mất, khi hạnh phúc trở thành của riêng người ta, không cần tới kích thích từ bên ngoài - không có gặp gỡ lẫn không gặp gỡ, chúng cả hai đều thành vô nghĩa - thế thì đó là vairagya, nghĩa là vô gắn bó.
Vô gắn bó nghĩa là chúng ta đơn giản không tìm cái khác nữa. Chúng ta không ủng hộ không chống đối; không trong hấp dẫn không trong đẩy ra
Có thể có hai kiểu tù túng với người khác: khi chúng ta gặp người bạn, có hạnh phúc, khi chúng ta gặp kẻ thù, có bất hạnh; hay khi kẻ thù rời xa, có hạnh phúc, khi người bạn rời xa, có bất hạnh.
Phật đã nói với mỉa mai sâu sắc, “Thù cho bất hạnh, bạn bè cũng cho bất hạnh; khi bạn rời khỏi chúng ta có bất hạnh, khi thù gặp chúng ta thì có bất hạnh. Khác biệt là gì?”
Có gắn bó nào đó với kẻ thù cũng như với người bạn. Nếu kẻ thù của bạn chết, thì thế nữa cái gì đó đổ vỡ bên trong, một chỗ rơi vào trống rỗng bên trong. Nhiều lần cái chết của kẻ thù tạo ra trống rỗng lớn hơn trong bạn so với cái chết của người bạn bởi vì cũng có gắn bó với kẻ thù đó nữa. Đấy là gắn bó đảo ngược; bạn được liên quan cả với sự hiện diện của nó.
Người ta có liên quan tới bạn bè cũng như tới kẻ thù. Cho nên bạn có quan hệ cả với những vật và người mà bạn chống đối nữa.
Vô gắn bó nghĩa là không có quan hệ với bất kì cái gì; bạn đã trở thành không có quan hệ, một mình. Cho nên trong kinh này định nghĩa về trạng thái tối thượng của vô gắn bó: Khi không còn ham muốn về mọi vật đáng được tận hưởng.
Trong ngôn ngữ, từ viraga, tách rời, nghĩa là từ bỏ và lánh xa khỏi đối tượng của hưởng thú. Bất kì ở đâu vairagya, vô gắn bó, đều có nghĩa là không có ham muốn nảy sinh để tận hưởng một đối tượng cho dù nó có thể hiện diện; điều đó nghĩa là cho dù bạn đang tận hưởng nó, không có ham muốn về nó.
Vua Janaka, một người chứng ngộ được nhắc tới trong Ramayana, sống trong lâu đài nơi mọi thứ đều sẵn có có thể được tận hưởng, nhưng không có ham muốn tận hưởng. Bạn có thể chọn rời bỏ và chạy trốn vào rừng sâu nơi không có gì để tận hưởng được, nhưng ham muốn của bạn để tận hưởng sẽ biến bản thân nó thành mơ, sẽ kích động đam mê của bạn; tâm trí bạn sẽ vơ vẩn khắp nơi về lại những nơi có những điều được tận hưởng.
Cho nên vấn đề không phải là hiện diện hay thiếu vắng của những điều thích thú, vấn đề là ở sự tồn tại của những ham muốn đó. Và điều rất thú vị để chú ý là nơi không còn đối tượng nào của hưởng thú, ham muốn được cảm thấy thậm chí mãnh liệt hơn; nó không được cảm thấy mãnh liệt thế khi các đối tượng của hưởng thú đang hiện diện. Trong sự không có sẵn, ham muốn sắc bén hơn.
Kinh này nói rằng cho dù ai đó đã từ bỏ mọi thứ dầu vậy đấy không phải là giới hạn của vô gắn bó. Điều này nữa cũng không là dạng tối thượng của vô gắn bó, bởi vì có thể là gắn bó vẫn còn đâu đó sâu bên trong. Cũng có thể là việc chạy trốn xa đã là một dạng của gắn bó. Thế thì định nghĩa tối thượng là gì? - khi mọi thứ thích thú hiện diện nhưng không có ham muốn để mê đắm. Ai sẽ quyết định về nó? Mọi người phải quyết định nó cho bản thân mình. Đấy không phải là vấn đề để cho người khác quyết định; bạn là quan toà riêng của mình.
Khi không ham muốn nào nảy sinh bên trong, khi các đối tượng tận hưởng được có thể hiện diện nhưng không ham muốn nào nảy sinh, không ủng hộ không chống đối, khi tâm trí đơn giản không chạy theo cách này cách nọ và bạn không dao động theo bất kì hướng nào; bạn vẫn còn lại nơi bạn hiện hữu, dường như là không có gì bên ngoài - đối tượng có thể có đó bên ngoài nhưng suy nghĩ về nó bên trong không tạo ra bất kì hấp dẫn hay đẩy ra nào - thế thì đây là giới hạn của vô gắn bó.
Điều này có vẻ là rất khó với chúng ta bởi vì tới giờ chúng ta đã hiểu tách rời là đối lập của gắn bó. Nếu một người từ bỏ vợ con, gia đình và nhà cửa và chạy mất, chúng ta gọi người đó là viraga, nghĩa là người từ bỏ. Nhưng chính trong sự bỏ trốn của mình, người đó chỉ ra rằng theo một cách nào đó người đó vẫn còn bị gắn bó. Khi ai đó bỏ trốn, người đó không trốn vì sợ về ngôi nhà mình, người đó thực ra đang trốn khỏi nỗi sợ của ham muốn bên trong của riêng người đó. Làm sao ngôi nhà có thể làm cho người ta phải chạy xa được? Và nếu một ngôi nhà có thể làm cho người ta chạy xa, thế thì trạng thái bên trong đó của vô gắn bó còn chưa có bên trong người đó đâu.
Người này đang tìm mua một ngôi nhà; bây giờ ngôi nhà làm cho người đó phải chạy theo một hướng. Người khác thì trốn lên rừng sâu vì sợ ngôi nhà mình; ở đây nữa cũng chính ngôi nhà làm cho người đó phải chạy, nhưng theo hướng khác. Người đó quay lưng về ngôi nhà nhưng người đó vẫn còn gắn nối với ngôi nhà. Và rồi còn có người khác... mọi thứ không làm cho người đó phải chạy. Người như thế không bị nắm bắt bởi mọi thứ nữa.
Nhưng thế thì vô gắn bó này sẽ có nghĩa là ở trong cái ta, được lắng đọng vào bên trong bản thân mình. Không ai trong chúng ta được lắng vào bên trong bản thân mình.
Có một ông vua mà lực sống của ông ta được giữ bên trong một con vẹt. Đây là chuyện cổ tích được dựng lên cho trẻ con nhưng loại tưởng tượng này có thể vẫn xảy ra đấy. Bất kì ai định hại vua theo bất kì cách nào, vua sẽ không chết chừng nào con vẹt kia chưa bị giết chết. Linh hồn của vua ẩn trong con vẹt. Chừng nào mà con vẹt không chết, vua sẽ không chết. Đây không chỉ là chuyện kể đâu - nó chỉ ra rằng linh hồn chúng ta cũng bị cầm tù ở đâu đó, bị nhốt ở trong cái gì đó khác. Có thể là linh hồn bạn không bị cầm tù trong con vẹt nhưng trong két bạc của bạn.
Trong năm 1930-31, khi đột nhiên có sự suy thoái và đồng đô la Mĩ bị mất giá, nhiều triệu phú hàng đầu của Phố Wall ở Mĩ đã tự tử. Cơn suy thoái đến mau lẹ và sắc bén đến độ qua đêm những kẻ đầu cơ và triệu phú trở thành người nghèo. Số dư ngân hàng của họ bỗng nhiên biến mất. Nhiều người trong số họ tự tử ngay bằng cách nhảy xuống từ tầng thứ năm mươi hay sáu mươi của toà nhà.
Điều gì đã xảy ra cho những người này? Điều gì đã xảy ra mà bỗng nhiên không còn con đường nào cho họ ngoài việc chết? Linh hồn của họ đã bị cầm tù trong các két bạc của họ. Khi két bạc chết, họ chết. Cú nhảy này... không cái gì khác xảy ra, toàn thế giới không đổi thay; chỉ có mỗi vài con số trong sổ cái nhà băng đã biến mất. Con số! Dưới tên ai đó đã từng có mười con số, bây giờ chỉ còn lại hai con số. Nơi đã từng có hàng chữ số dài trong tài khoản có của người đó, bây giờ không còn lại gì. Mọi thứ này đã xảy ra trong ngân hàng, trên giấy tờ, nhưng linh hồn của họ bị cầm tù trong những sổ cái nhà băng đó. Những sổ cái đó là mạng sống của họ. Mọi nỗ lực trực tiếp để giết họ sẽ không thành công, nhưng két bạc thành trống rỗng và họ đơn giản chết.
Ai đó đang yêu người nào đó. Thế rồi một trong hai người yêu chết và cuộc sống bị kết thúc cho người kia. Nếu tất cả chúng ta tìm kiếm bên trong bản thân mình, chúng ta sẽ thấy rằng linh hồn của chúng ta cũng bị cầm tù ở đâu đó hay ở ai đó, trong con vẹt này hay con vẹt khác. Chừng nào linh hồn bạn còn bị cầm tù ở đâu đó, bạn không lắng đọng vào trong cái ta của mình. Thế thì cuộc sống của bạn không hiện diện ở chỗ nó đáng phải hiện diện. Nó phải ở bên trong bản thân bạn - nhưng nó không có đó, nó ở đâu đó khác.
Bây giờ việc ở đâu đó khác này có thể có nhiều kiểu. Người này nghĩ rằng thân thể mình là linh hồn mình; thế thì người này nữa cũng ở đâu đó khác. Ngày mai người đó sẽ bắt đầu già đi; thế rồi người đó sẽ đau đớn, người đó sẽ cảm thấy khổ bởi vì thân thể đang suy kiệt đi, da dẻ nhăn nheo, xấu xí, ốm yếu và già lão. Người như thế sẽ cảm thấy bản thân mình chết trước cái chết thực sự của mình bởi vì thân thể trẻ trung mà người đó đang giữ linh hồn trong đó nay tàn phai dần.
Có thể có khác biệt về nơi bạn đã cầm tù linh hồn mình, nhưng nếu linh hồn bạn ở ngoài bạn, bạn đang sống trong gắn bó. Gắn bó có nghĩa là linh hồn bạn không ở đúng chỗ của nó, nó ở đâu đó khác. Bạn có thể chạy theo chiều ngược lại, nhưng dầu vậy linh hồn sẽ ở đâu đó khác.
Định nghĩa của vô gắn bó là ở chỗ linh hồn bạn nằm bên trong bạn, lắng đọng trong bản thân bạn; không gì lôi kéo được bạn và cũng không gì tạo ra bất kì loại gợn sóng hay cơn sóng nào trong bạn. Do đó vô gắn bó là cánh cửa đi tới phúc lạc, bởi vì với người đã lắng vào trong cái ta của mình... không có cách nào làm cho người đó thành bất hạnh.
Nhớ lấy, những câu chuyện cho trẻ con đó đang nói điều đúng. Người đã lắng đọng trong cái ta của mình, người có linh hồn đã trở về bên trong cái ta của mình - không có cách nào giết được người đó. Linh hồn không bao giờ chết, chỉ có con vẹt là chết thôi. Bất kì chỗ nào bạn đặt linh hồn mình vào, những thứ đó tuột đi, chúng chết. Do đó người này bắt đầu cảm thấy bản thân mình gần như chết. Linh hồn là bất tử, nhưng chúng ta gắn nó với những thứ hữu tử. Những thứ hữu tử này nhất định sẽ tan rã - nếu không hôm nay thì ngày mai. Đấy là chính bản chất của chúng. Khi những thứ đó tan rã bạn sẽ có ấn tượng rằng bạn đã chết. Việc chết này của cái ta là ảo tưởng được tạo ra từ việc gắn bó bản thân bạn với cái hữu tử.
Vô gắn bó là khi trong sự tan vỡ của mọi quan hệ người ta đã đi tới biết cái có liên quan - cái ta riêng của người ta.
Khi không còn ham muốn về các đối tượng đáng được tận hưởng... Và ham muốn đối lập nảy sinh là được chứ? Không, khi ham muốn như thế không nảy sinh - ham muốn thuộc bất kì loại nào - thế thì ... biết điều này như giới hạn của vô gắn bó.
Kinh này đang được trao cho cái ta riêng của người ta - đừng đi ra phán xét người khác với nó. Chúng ta rất tinh ranh: nếu chúng ta được trao cho các định nghĩa, thế thì chúng ta dùng chúng để phán xét người khác: “Được, để chúng tôi xem liệu như thế và như thế có thực sự là vô gắn bó hay không.” Đấy không phải là việc của bạn. Bạn chẳng liên quan gì đến người khác. Nếu người khác đang trong gắn bó, người đó sẽ chịu bất hạnh; nếu người đó vô gắn bó người đó sẽ tận hưởng phúc lạc. Điều đó không phải là quan tâm của bạn. Nhưng chúng ta tinh ranh đến thế trong việc lừa dối cái ta riêng của mình rằng nếu chúng ta có một định nghĩa, một hòn đá thử, chúng ta lập tức bắt đầu đánh giá người khác mà không bận tâm đánh giá cái ta riêng của chúng ta.
Kiểm tra bản thân bạn đi; kinh này dành cho bạn đấy. Kinh này không định làm bạn nghĩ về người khác đâu - liệu Mahavira có là người vô gắn bó hay không, liệu Krishna có là người vô gắn bó hay không. Họ có thể có hay có thể không, bạn chẳng liên quan gì với điều ấy cả. Đấy là việc của riêng họ. Nếu họ vô gắn bó họ sẽ tận hưởng phúc lạc, nếu họ không thế họ sẽ chịu khổ, nhưng bạn đừng hình dung bất kì đâu trong đó.
Nhiều người đến tôi và hỏi, “Làm sao biết được rằng người thế nọ thế kia thực sự là đã chứng ngộ?” Đâu là sự cần thiết cho bạn để biết liệu một người thực sự chứng ngộ hay không? Nếu bạn có thể duy trì nhận biết liệu bạn có chứng ngộ hay không, điều đó là đủ. Cho dù người khác đã trở nên chứng ngộ, điều này trong bản thân nó không làm cho bạn chứng ngộ đâu. Nếu người khác không trở nên chứng ngộ, điều này không đem lại bất kì cản trở gì cho chứng ngộ của bạn.
Nhưng tại sao chúng ta nghĩ theo cách này? Có lí do cho nó. Chúng ta muốn chắc chắn rằng không ai đã đạt tới vô gắn bó. Điều đó cho chúng ta một loại nhẹ lòng. Thế thì không có hại gì... nếu mình không đạt tới vô gắn bó thế thì không hại gì, không ai khác đã đạt tới nó đâu! Điều này an ủi cho tâm trí, hỗ trợ cho tâm trí, rằng tôi ổn cả như tôi đang đây vì không ai đã bao giờ đạt tới được, và tôi cũng chưa đạt tới được.
Đây là lí do tại sao tâm trí không bao giờ sẵn lòng chấp nhận rằng bất kì ai đã đạt tới vô gắn bó. Chúng ta cố gắng tìm ra mọi kẽ hở để chỉ ra rằng người đó còn chưa đạt tới được. Nếu ai đó đã đạt tới vô gắn bó điều đó tạo ra không thoải mái bên trong chúng ta. Cái không thoải mái đó là ở chỗ nếu ai đó khác đã đạt tới được, điều đó chỉ có nghĩa là tôi cũng có thể đạt tới nhưng tôi không thể làm được như thế - và điều này tạo ra lo âu và mặc cảm. Do đó không ai trong thế giới này chấp nhận người khác là đúng. Điều đó không liên quan gì tới người khác, nhưng trong việc không chấp nhận bất kì ai là đúng rất dễ dàng trở nên chấp nhận riêng cái xấu riêng của người ta.
Nếu toàn thế giới đều là kẻ cắp, thế thì bạn không cảm thấy mặc cảm trong việc bản thân bạn là kẻ cắp. Nếu toàn thế giới là xấu, thế thì con người bạn xấu chỉ là tự nhiên. Nhưng nếu toàn thế giới tốt, con người xấu của bạn bắt đầu đâm vào bạn tựa chiếc gai. Thế thì dẫn tới việc tự kết án mình, nỗi buồn, cảm giác mặc cảm, và người ta bắt đầu cảm thấy rằng điều đáng phải xảy ra không xảy ra. Và điều đó tạo ra không thoải mái lớn trong cuộc sống bạn.
Để cho cái không thoải mái đó đừng sinh ra và chúng ta có thể cứ ngủ kĩ, chúng ta không bao giờ nhìn bất kì cái tốt nào ở người khác. Nếu ai đó tới và bảo bạn rằng người nọ người kia đã đạt tới trạng thái vô gắn bó, bạn sẽ nói, “Không, người đó chưa đạt được đâu.” Bạn sẽ cố tìm ra hàng tá lí do để chứng minh rằng người đó chưa đạt tới được. Đây là một phần của âm mưu nằm sâu trong tâm trí chúng ta. Cần trở nên nhận biết về điều này. Mối quan tâm không phải là với người khác chút nào.
Một người bạn vừa đến tôi ba ngày trước đây. Người đó muốn thời gian thừa thãi với tôi. Người đó nói, “Vâng, tôi muốn nhận tính chất sannyas nhưng trước đó tôi có vài câu hỏi rất quan trọng để hỏi.” Tôi tưởng có thể người đó có những câu hỏi rất quan trọng, nhưng không một câu hỏi nào là quan trọng hay cần thiết cả. Câu hỏi toàn về người khác, không phải về bản thân người đó. Người đó đã ở đây để nhận tính chất sannyas, và câu hỏi là về người khác: “Liệu Krishna có thực chứng ngộ không? Nếu ông ấy có, tại sao người Jaina tống ông ấy xuống địa ngục?”
Người Jaina đã tống ông ấy vào địa ngục trong kinh sách của họ bởi vì họ có định nghĩa riêng của họ về vô gắn bó và Krishna không khớp trong nó. Người ta phải từ bỏ mọi thứ và trốn khỏi thế giới là định nghĩa của họ. Và Krishna không từ bỏ điều gì để đi đâu cả. Đây là vấn đề.
Nhưng định nghĩa riêng của Krishna là ở chỗ nếu bạn từ bỏ và chạy trốn, bạn chưa là người vô gắn bó. Đây là lí do tại sao người Hindu đã không nhắc đến tên Mahavira ở bất kì đâu trong kinh sách của họ. Ông ấy không được coi là đáng nhắc tới. Nhưng ít nhất người Jaina đã bày tỏ tình yêu nào đó hướng tới Krishna, tống ông ấy vào địa ngục! Người Hindu thậm chí không nhắc tới tên Mahavira. Họ thậm chí không coi ông ấy đáng nhắc tới. Ngay cả trong việc tống ai đó vào địa ngục người ta đang cho người đó việc xem xét nào đó. Người Jaina không thể bỏ qua Krishna hoàn toàn; một phát biểu nào đó về ông ấy đã được đưa ra, không gian nào đó dành cho ông ấy đã được để ra - cho dù nó là địa ngục, không thành vấn đề. Người Hindu không đủ quan tâm ngay cả việc cho Mahavira vào ngục, họ đơn giản vứt bỏ vấn đề. Nhưng nếu ai đó níu bám vào định nghĩa của Krishna về vô gắn bó, khó khăn nảy sinh.
Nhớ lấy, mọi định nghĩa đều dành cho bạn, người tìm kiếm, để cho bạn cứ tiếp tục đi tìm vào bên trong bản thân bạn, để cho có một tiêu chuẩn, một hòn đá thử trong tay mà bạn có thể cứ kiểm tra bản thân mình. Nhưng chúng ta tất cả đều rất tinh ranh, chúng ta cứ đi kiển tra người khác bằng hòn đá thử ấy. Điều đó chẳng liên quan gì với người khác cả; nếu Krishna ở trong địa ngục, đấy là việc của ông ấy. Bất kì ai khác phải làm gì với điều đó? Bạn có thể sẵn sàng thế chỗ của Krishna trong địa ngục và cho phép ông ấy được đi tự do. Nếu Krishna được giải thoát, điều đó không tạo ra giải thoát của bạn.
Tất cả những suy nghĩ của bạn về người khác đều vô nghĩa.
Một người bạn khác tới và hỏi tôi rằng nếu cuộc gặp gỡ giữa tôi và Krishnamurti được thu xếp, tôi có sẵn sàng gặp ông ấy không? Đây là vấn đề giữa tôi và Krishnamurti. Người đó liên quan gì với điều đó? Thế rồi người đó cũng hỏi, “Nếu cuộc gặp của hai thầy xảy ra thì ai sẽ khởi đầu chào đón?” Bây giờ việc này nữa là vấn đề giữa tôi và Krishnamurti.
Tâm trí chúng ta bận bịu suy nghĩ về người khác và không nghĩ về bản thân chúng ta chút nào. Người tìm kiếm phải quyết định rằng mọi suy nghĩ về người khác đều vô dụng, và, “Không cái gì ngoại trừ tôi và sự trưởng thành bên trong của tôi là có liên quan tới tôi - mọi thứ khác là vô nghĩa.” Đừng mắc vào những câu hỏi nảy sinh từ tò mò của bạn về người khác. Nó sẽ không giúp ích bạn chút nào trong việc thay đổi cuộc sống của bạn cả.
Nhớ lấy, những định nghĩa này được ngụ ý dành cho bạn. Upanishad đã cho bạn những chiếc gậy đo này để cho bạn có thể tác động vào bản thân mình bên trong, cho nên bạn có thể không khó khăn gì trên cuộc hành trình bên trong. Giữ quán xét bên trong bản thân mình. Chừng nào có bất kì ham muốn gì nảy sinh bên trong khi thấy mọi vật, hiểu rằng vô gắn bó còn chưa được đạt tới. Hướng tất cả nghị lực của bạn vào vô gắn bó. Chúng ta dần đi tới thảo luận về những nỗ lực này.
Khi không còn cái tôi nảy sinh, biết điều này như giới hạn của việc biết.
Những người thấy này của Upanishad là những người rất kì lạ. Họ không nói rằng khi bạn đã thấy Thượng đế, biết điều này là việc biết tối thượng. Họ đã xác nhận rằng ngay cả việc thấy Thượng đế cũng không phải là giới hạn của việc biết; rằng khi tất cả luân xa của bạn đã mở, luồng hoả xà đã thức tỉnh và hoa sen một ngàn cánh đã nở, biết điều này như giới hạn của việc biết. Không, họ không nói điều đó. Họ cũng không nói rằng khi bạn đã đi qua cả bẩy tầng trời - và chỉ trời mới biết được bao nhiêu loại tính toán như thế là thông dụng - hay khi bạn đã hoàn tất cuộc hành trình qua mười bốn cõi giới và đi vào sach khand, cõi chân lí... Không, Upanishad nói: những điều này chẳng liên quan gì với vấn đề; tiêu chí duy nhất là ở chỗ cái tôi không nảy sinh.
Luồng hoả xà thậm chí tạo ra việc dâng lên của bản ngã. Người tìm kiếm cảm thấy rằng bây giờ người đó không phải là người thường, luồng hoả xà đã đi lên. Ai đó cảm thấy rằng trung tâm con mắt thứ ba của mình đã thức tỉnh, người đó có khả năng thấy ánh sáng; bây giờ người đó không còn là người thường. Ai đó cảm thấy rằng trung tâm trái tim của người đó được thức tỉnh, viên kim cương xanh đã xuất hiện trong tim, ngọn lửa xanh được nhìn thấy; bây giờ người đó được giải thoát, bây giờ không còn thế gian cho người đó.
Nhớ lấy, bất kì điều gì tạo ra ‘tôi’ vẫn bắt nguồn từ dốt nát - dù bạn cho nó cái tên mĩ miều thế nào cũng không thành vấn đề. Upanishad nói, chừng nào cái ‘tôi’ còn được tạo ra - với bất kì nguyên nhân gì cũng không thành vấn đề - chừng nào mà người ta còn cảm thấy rằng “tôi đã trở thành cái gì đó,” thế thì việc biết chưa được chín muồi. Không hoa nào đã nở, không bùng nổ nào đã xảy ra.
Tiêu chuẩn duy nhất được nêu là ở chỗ không có ‘cái tôi’ nào được tạo ra cả. Cho nên cũng có thể là một người đang ngồi trong cửa tiệm của mình, luồng hoả xà không thức tỉnh, người đó không thấy ánh sáng mầu xanh, người đó không du hành tới các cõi chân lí - người đó không làm gì cả, người đó đơn giản làm việc trong cửa hàng của mình, nhưng bản ngã của người đó không nảy sinh - đạt tới giới hạn tối thượng của việc biết. Ngay cả một nhà yoga vĩ đại đứng trên đỉnh cao chót vót của Himalayas, nếu bản ngã của ông ta cũng cao như đỉnh Himalayas, nếu ông ta nghĩ rằng chỉ ông ta đã đạt tới và không ai khác, nếu ông ta nghĩ rằng chỉ ông ta đã đạt tới và không ai khác, thế thì hiểu rằng việc biết chưa xảy ra cho ông ta đâu.
Chỉ có một hòn đá thử - đó là một trạng thái được đạt tới bên trong, tại đó không có bất kì cái gì tạo ra bất kì bản ngã nào. Thế thì bất kì cái gì có thể cứ xảy ra - cho dù chính bản thân Thượng đế tới, cảm giác vẫn không nảy sinh: “Mình may mắn làm sao, mình đã đạt tới ngay cả Thượng đế! Nhìn đây, có Thượng đế đang đứng ngay trước tôi và tôi đang thấy ngài.”
Khi chính khuynh hướng của ‘tôi’ không nảy sinh bên trong, thế thì biết điều ấy là giới hạn tối thượng của việc biết. Giữ việc quan sát bên trong bạn, bằng không mọi thứ tạo ra kiêu ngạo - mọi thứ. Tâm trí rất tinh ranh, nó tìm ra bản ngã từ bất kì cái gì. Nó tinh ranh đến mức nó có thể tìm ra bản ngã ngay cả từ khiêm tốn, và một người bắt đầu nói, “Không ai khiêm tốn hơn ta. Không có ai khiêm tốn hơn ta được.” Nhưng cái “không ai hơn ta” ấy vẫn còn đấy. Nó có thể là bất kì cái gì - nó có thể là của cải, nó có thể là danh tiếng, nó có thể là quyền lực, nó có thể là tri thức, nó có thể là giải thoát, nó có thể là khiêm tốn, nhưng cái “không ai hơn ta” đó... cái “tôi” đó vẫn cứ tồn tại.
Cho nên cứ đi tìm kiếm bên trong, kiểm tra bên trong đi, bằng không thậm chí việc tìm kiếm tâm linh có thể biến thành việc tìm kiếm trần tục. Khác biệt giữa tìm kiếm tâm linh và tìm kiếm trần tục không phải là ở chỗ tìm kiếm sự vật mà là ở bản ngã. Người này tích luỹ số lớn của cải trong thế gian, điều ấy làm mạnh cho bản ngã người đó. Người khác từ bỏ mọi của cải và làm mạnh thêm bản ngã của mình bằng từ bỏ. Cả hai đều trong hành trình trần gian.
Hành trình tâm linh bắt đầu với việc vứt bỏ bản ngã. Chỉ có một từ bỏ đáng tiến hành và đó là từ bỏ cái ‘tôi’. Mọi từ bỏ khác đều vô dụng, bởi vì chúng nữa chỉ làm phồng cái ‘tôi’ của bạn.
Mới hôm qua một người đàn ông tới gặp tôi. Người đó bảo tôi, “Tôi chưa từng ăn lấy một hạt ngũ cốc trong suốt mười bốn năm qua.” Và tự hào của người đó cũng đáng để nhìn. Mức kiêu ngạo đã được sinh ra trong người đó qua việc không ăn ngũ cốc là không thể có được cho dù qua việc ăn ngũ cốc. Việc không ăn ngũ cốc này đã biến thành chất độc. Người đó kiêu ngạo làm sao! Người đó đã không ăn một hạt ngũ cốc nào trong suốt mười bốn năm ròng - kiêu ngạo nhất định nảy sinh. Bây giờ bạn là ai khi bị bắt buộc không ăn ngũ cốc? Đừng ăn chúng nếu bạn không muốn ăn. Nhưng người đó đi khắp nơi tuyên bố rằng, “Trong mười bốn năm tôi chưa từng ăn một hạt ngũ cốc” - bây giờ điều này đã trở thành bản ngã của người đó. Ngay cả thức ăn ngũ cốc cũng không lấp được bản ngã nhiều như “không hạt ngũ cốc nào” lấp vào nó!
Mọi người tới tôi và nói, “Tôi đã chỉ uống sữa trong nhiều năm trời.” Với họ điều này dường như trở thành chất độc. Họ không bước đi trên đất, bởi vì họ chỉ uống sữa! Khác biệt thực nào bạn đang đem tới qua điều này? Cuộc cách mạng vĩ đại nào đang xảy ra qua việc chỉ uống sữa này? Nhưng có lí do đấy. Những người như thế cảm thấy rằng họ đang làm điều gì đó đặc biệt - điều mà người khác không làm. Nhưng khoảnh khắc người ta nghĩ về là đặt biệt bản ngã bắt đầu dựng lên - điều đặc biệt đó có quan hệ tới cái gì là không thành vấn đề. Bạn có thể tạo ra đặc thù cho bản thân mình về bất kì điều gì, nó chỉ tạo ra bản ngã.
Là người tìm kiếm có nghĩa gì? Là người tìm kiếm có nghĩa là người ta dừng việc tạo ra bất kì đặc thù nào về bản thân mình từ bên trong và dần dần, dần dần trở thành không người. Rồi dần dần, dần dần bạn trở thành bình thường từ bên trong bản thân bạn đến mức thậm chí cảm giác không nảy sinh rằng bạn là cái gì đó, và bạn trở thành cái không.
Ngày người tìm kiếm trở thành cái không, giới hạn tối thượng của tri thức đã tới - không phải qua việc tích luỹ tri thức mà bởi việc vứt bỏ bản ngã, không phải thông qua việc tích luỹ thông tin mà bởi việc chết của cái ‘tôi’.
Khi ham muốn tan biến không nảy sinh lại nữa, đây là giới hạn của thảnh thơi, và một sthitpragya như thế, người tìm kiếm ổn định trong trí huệ, vẫn còn mãi trong phúc lạc.
Khi ham muốn tan biến không nảy sinh lại nữa... Nhiều lần ham muốn tan biến, nhưng chúng chỉ dừng lại một chốc và cứ quay trở lại mãi. Hôm này bạn cảm thấy rằng tâm trí mình đã trở nên hoàn toàn an bình, nhưng ngày hôm sau nó lại trở nên bất ổn. Hôm này nó cảm thấy rằng bạn đang trong phúc lạc lớn, nhưng hôm sau bạn lại bị chìm vào trong khổ.
Có một số luật nào đó của tâm trí cần được hiểu. Một luật là ở chỗ tâm trí không bao giờ còn lại thường xuyên ở cùng một trạng thái; thay đổi là bản chất của nó. Cho nên an bình đến rồi đi, hiểu rõ rằng nó không phải là an bình tâm linh, nó chỉ là của tâm trí thôi. Phúc lạc tới và thế rồi mất, hiểu rõ rằng nó không phải là phúc lạc tâm linh, nó là của tâm trí. Bất kì cái gì đến và đi đều là của tâm trí, nhưng cái gì đó đến một lần và còn lại mãi mãi, cái đến và lắng đọng và không thể đi mất bởi bất kì phương tiện gì bất kì cái gì, cái không thể bị vứt bỏ ngay cả với nỗ lực...
Nhớ lấy khác biệt này. Nếu an bình của bạn là an bình của tâm trí, dù bạn có thể cố gắng nhiều đến đâu nó sẽ không còn lại lâu được, nó sẽ thay đổi. Và nếu an bình tâm linh tới, bạn có thể cố gắng đến đâu để phá huỷ nó, bạn sẽ không có khả năng làm như vậy được, nó sẽ còn lại đó.
Tính thường xuyên không thể được thêm vào tâm trí ngay cả với nỗ lực, và trong linh hồn nó không thể bị ngắt quãng ngay cả với nỗ lực nào.
Cho nên nếu một số ham muốn dừng phát sinh, đừng hấp tấp; đừng kết luận rằng bạn đã đạt tới. Cứ đợi và xem liệu chúng có nảy sinh lần nữa không. Nếu chúng nảy sinh lần nữa, hiểu rằng mọi thứ vẫn diễn ra ở mức độ tâm trí. Và cái gì là giá trị của cái an bình tâm trí này? Cái đó sẽ tới và đi và bất ổn sẽ lại theo sau.
Với tâm trí, trong mọi khoảnh khắc có chuyển động hướng tới cái đối lập. Khi bạn bất ổn tâm trí bắt đầu chuyển tới an bình, và khi bạn đang an bình thì tâm trí bắt đầu chuyển tới bất an. Tâm trí là nhị nguyên, do đó cái đối lập bao giờ cũng có đó và nó sẽ giữ việc chuyển động.
Làm sao bạn biết rằng cái đang xảy ra là thuộc về tâm trí? Có một khác biệt cơ bản. Khi an bình là của tâm trí và nó đã không đạt tới các tầng sâu hơn bên trong, thế thì ngay lập tức trong lúc trở nên an bình một ham muốn sẽ nảy sinh rằng an bình này nên tiếp tục còn lại, rằng nó không nên đi mất. Nếu ham muốn này nảy sinh, coi nó tất cả đều thuộc vào tâm trí, bởi vì sợ mất là sợ của tâm trí. Nếu an bình tới và không sợ mất nó đi theo sau, hiểu rằng nó không thuộc vào tâm trí.
Điều thứ hai: tâm trí phát chán với mọi thứ - mọi thứ. Nó chán không chỉ với cái bất hạnh, mà cả với hạnh phúc. Đây là luật khác của tâm trí, rằng nó trở nên chán với mọi thứ ổn định. Nếu bạn bất hạnh, nó trở nên chán với điều đó và muốn hạnh phúc. Điều bạn không biết là ở chỗ chính luật của tâm trí là nếu nó được hạnh phúc, nó phát chán với hạnh phúc nữa, và thế rồi nó bắt đầu đi tìm bất hạnh.
Tôi thấy điều này thường xuyên, khi bao nhiêu người ở đây đang làm việc thiền: rằng cho dù hạnh phúc lắng đọng với họ trong vài ngày họ bắt đầu thấy không thoải mái; an bình ở được với họ vài ngày và họ bắt đầu thấy không thoải mái, bởi vì thậm chí điều đó tạo ra chán.
Tâm trí phát chán với mọi thứ. Tâm trí bao giờ cũng đòi hỏi cái mới, và mọi rắc rối đều nảy sinh từ nhu cầu về cái mới. Khi bạn vượt ra ngoài tâm trí không có nhu cầu về cái mới, không có cảm giác chán với cái cũ nữa; có nhiều tính một với cái đang đó đến mức không có nhu cầu về bất kì cái gì khác hơn cái đó.
Kinh này nói: Khi ham muốn tan biến không nảy sinh lại nữa, thì đây là giới hạn của thảnh thơi. Chỉ thế thì bạn có thể chấp nhận rằng bạn đã đạt tới nghỉ ngơi. Nếu ham muốn cứ nảy sinh đi nảy sinh lại, hiểu rằng nó tất cả là bẫy của tâm trí. Tại sao? Tại sao cần hiểu điều này? - bởi vì mối quan hệ của chúng ta với tâm trí sâu sắc đến độ chúng ta coi an bình của bản thân tâm trí như an bình của chúng ta. Điều đó đem đến khổ lớn - vì nó biến mất.
Chúng ta có thể làm được gì? Điều có ích là dùng nguyên lí của việc chứng kiến kết nối này. Do đó một cách đi ra ngoài tâm trí được tạo ra và thảnh thơi tối thượng được đạt tới. Và chúng ta thường làm cái gì? Khi tâm trí trở nên bất ổn chúng ta muốn trốn chạy khỏi nó, và khi tâm trí trở nên an bình thì chúng ta muốn níu bám lấy nó. Chúng ta muốn giữ lấy an bình là vứt bỏ bất ổn. Khi tâm trí khổ sở chúng ta muốn gạt bỏ nó; khi tâm trí trong hạnh phúc ta ôm choàng nó và muốn giữ nó với chúng ta. Bởi liên tục tìm cái đối lập bạn sẽ không bao giờ có khả năng tự do khỏi tâm trí, bởi vì đấy chính là chức năng của tâm trí: gạt bỏ bất hạnh, bắt giữ hạnh phúc.
Cách được tự do khỏi tâm trí là vẫn còn là nhân chứng khi tâm trí đang đem cho bạn hạnh phúc, và không cố giữ nó.
Chẳng hạn, bạn đang thiền ở đây; bỗng nhiên, đôi khi trong thiền, dòng suối của an bình sẽ tới. Thế thì đừng ôm choàng lấy nó; giữ quan sát nó, đứng ở một khoảng cách: “An bình đang xảy ra và mình là nhân chúng.” Khi nguồn phúc lạc dâng lên trong khoảnh khắc nào đó và tràn ngập mọi thớ thịt từ bên trong, thế thì giữ việc quan sát điều đó nữa từ một khoảng cách; không ôm giữ nó với toàn lực của bạn, rằng, “Được rồi, bây giờ giải thoát đã tới.” Không, giữ quan sát điều đó nữa như một nhân chứng: “Phúc lạc đang xảy ra và mình sẽ không bắt giữ nó.”
Điều đáng quan tâm là ở chỗ người không ôm giữ hạnh phúc, bất hạnh của người đó tan biến; người không ôm giữ an bình, bất ổn của người đó tan biến mãi mãi. Chính trong ôm giữ an bình mà hạt mầm của bất ổn được gieo, và ôm giữ hạnh phúc là việc sinh thành của bất hạnh. Đơn giản đừng níu bám! Níu bám là tâm trí! Đừng níu bám vào bất kì cái gì. Khoảng khắc nắm tay của bạn mở ra bạn sẽ ở bên ngoài tâm trí và bạn sẽ vào nơi ham muốn không nảy sinh thêm nữa - tan biến tối thượng của chúng xảy ra. Tan biến tối thượng này đã được gọi là uparati, thảnh thơi.
một sthitpragya như vậy, người tìm kiếm, ổn định trong trí huệ, còn lại mãi trong phúc lạc.
Sthitpragya là một từ rất hay. Nghĩa của nó là: người có trí huệ đã trở nên ổn định trong bản thân mình, người có trí huệ đã trở thành tự lập, người có tâm thức không rời bỏ người đó và không đi bất kì đâu khác, người có tâm thức đã trở nên được ổn định. Người tìm kiếm như thế, sannyasin như thế, bao giờ cũng đạt tới phúc lạc.
Mọi nhị nguyên được tạo ra bởi tâm trí: hạnh phúc và bất hạnh, an bình và bất ổn, tốt và xấu, sinh và tử. Khoảnh khắc tâm trí rút đi, có bất nhị, phúc lạc. Không có từ đối lập cho phúc lạc; nó ở bên ngoài nhị nguyên. Và người tìm kiếm ở bên ngoài nhị nguyên bao giờ cũng đạt tới phúc lạc.
Chúng ta có một vấn đề lớn: vấn đề của chúng ta là ở chỗ chúng ta rất muốn đạt tới phúc lạc, và nghe thấy loại việc này tham lam của chúng ta bị khuấy lên. Nếu phúc lạc vĩnh viễn có thể có, thế thì chúng ta cũng muốn có nó; nếu ai đó có thể bầy cho ta cách thức chúng ta nữa cũng có thể có nó vĩnh viễn. Nhưng nhớ lấy, định nghĩa này là chỉ dẫn duy nhất về một trạng thái nào đó. Nếu nó làm nảy sinh ham muốn trong bạn bạn sẽ không bao giờ có khả năng đạt tới trạng thái này. Cố hiểu khác biệt này cho rõ.
Một người bạn tới tôi nói, “Tôi muốn giải thoát sớm; tôi muốn có thiền sâu, samadhi, sớm.” Tôi bảo người đó rằng bạn càng hấp tấp bạn càng sẽ làm cho mình bị chậm trễ, bởi vì tâm trí hấp tấp không thể trở nên an bình được. Chính bản thân hấp tấp là bất ổn. Và tất cả chúng ta đều biết loại vấn đề nào nảy sinh khi chúng ta đang vội vã.
Chúng ta đón tầu hoả và do vậy chúng ta vội vàng. Bây giờ những thứ thông thường có thể được làm trong hai phút mất đến năm phút. Khuy trên áo khoác bị cài lệch. Bạn phải cởi chúng ra, bạn phải cài lại lần nữa. Bạn nhặt lấy kính, chúng tuột khỏi tay bạn và vỡ. Bạn cố gắng khoá va li, chìa khoá cứ tuột khỏi lỗ khoá. Đấy là vội vã... Hấp tấp bao giờ cũng làm lãng phí, bởi vì trong hấp tấp tâm trí bạn rối tinh và bạn nhất định phạm sai lầm. Và nếu hấp tấp tạo ra chậm trễ trong những việc nhỏ, nó sẽ tạo ra chậm trễ rất lớn trong những việc đi đôi với cuộc hành trình đến điều tối thượng.
Tôi bảo người bạn đó, “Đừng vội vã, bằng không mọi sự sẽ bị chậm lại đấy. Trong khu vực này, nếu bạn ở lại với thái độ rằng bất kì khi nào nó có thể xảy ra bạn đều sẵn sàng - không vội vã - thế thì có thể nó sẽ xảy ra sớm.”
Người đó nói, “Ồ, vậy thế sao? Vậy nếu tôi sẵn sàng đợi mãi mãi, điều đó sẽ làm cho nó xảy ra sớm hơn chứ?”
Nếu bạn đã sẵn sàng chờ đợi nó sẽ xảy ra nhanh, nhưng cái nhanh đó là kết quả của tâm trí chờ đợi. Nếu bạn nói bạn sẽ đợi để cho nó có thể xảy ra nhanh chóng, điều đó có nghĩa là bạn không đợi chút nào, và nó sẽ không bao giờ xảy ra nhanh chóng cả. Làm sao chờ đợi có thể bắt nguồn từ ham muốn về vội vã được?
Đây là một vấn đề thường ngày. Tất cả chúng ta đều cảm thấy rằng chúng ta muốn phúc lạc, vậy làm sao chúng ta có được điều đó? Suy nghĩ và ham muốn này, “Làm sao có được phúc lạc?” chính là chướng ngại cho phúc lạc. Phúc lạc là kết quả. Xin đừng làm nó thành ham muốn - nó sẽ xảy ra theo cách riêng của nó. Cứ du hành im lặng và yên tĩnh - nó sẽ xảy ra theo cách riêng của nó.
Vậy một khó khăn lớn có thể nảy sinh, rằng lúc đọc kinh này nhiều người sẽ trở nên đầy ham muốn về phúc lạc. Cho nên bao nhiêu người trong suốt bao nhiêu thế kỉ đã trở nên đầy ham muốn sau khi đọc những kinh như thế, và những kinh này là về tự do khỏi ham muốn. Thay vì thế một ham muốn mới bắt nắm giữ bạn: Làm sao đạt tới phúc lạc? Làm sao trở thành sthitpragya, người ổn định trong trí huệ? Làm sao đạt tới thảnh thơi? Làm sao đạt tới vô gắn bó? Và thế rồi mọi người cứ chạy theo những ham muốn như thế hết lần sinh này tới lần sinh khác và biến cố này không xảy ra trong cuộc đời họ chút nào. Thế rồi họ bắt đầu tự hỏi liệu có thể chăng những chuyện kể này đều là nói dối cả, bởi vì họ đã được bảo rằng phúc lạc sẽ xảy ra mà mãi tới giờ nó đã không xảy ra.
Tôi muốn bảo bạn một điều nữa trong kết nối với điều này. Chúng ta thấy rằng từng ngày qua đi thế giới cứ trở nên ngày càng phi tôn giáo hơn; mọi người mất dần niềm tin vào tôn giáo. Bạn có biết lí do cho điều này không? Lí do được nêu ở đây trong kinh này.
Từng người trong các bạn đã ấp ủ ham muốn này trong nhiều kiếp sống để đạt tới phúc lạc, chứng ngộ, Thượng đế; nhưng bạn đã không đạt tới phúc lạc, không chứng ngộ, không Thượng đế. Kết quả nó nhất định đem lại là đó. Kết quả là ở chỗ bạn đã mất hết niềm tin trong những kinh như thế và bây giờ bạn cảm thấy rằng đấy là những thứ không bao giờ có thể được đạt tới.
Loài người đã biết đến những kinh này trong suốt mười nghìn năm qua. Trong mười nghìn năm này gần như tất cả con người, mà bây giờ ở trên thế gian, đã đi qua ham muốn về phúc lạc này. Một số người đã ở gần Phật, một số ở gần Krishna, một số gần với Jesus, một số gần với Mohammed, và tất cả đã nỗ lực để đạt tới nó; khi thì hành thiền, khi thì tập yoga, khi thì công phu mật tông, khi thì dùng mật chú, và vân vân. Các bạn đã làm mọi thứ.
Khi tôi nhìn vào mọi người trên bình diện bên trong của họ, tôi không thấy một người riêng lẻ nào mà không cố gắng làm những việc như vậy trong kiếp sống này hay khác. Mọi người đã đi trên con đường tìm kiếm - nhưng đầy ham muốn. Bởi vì những ham muốn đó mọi nỗ lực đã trở thành không kết quả, và thất bại này đã trở nên ăn sâu vào tâm thức bạn. Đây là lí do tại sao phi tôn giáo dường như lại tăng lên trên toàn thế giới, bởi vì với phần lớn mọi người tôn giáo đã thất bại.
Bạn thậm chí không nhớ, nhưng bạn đã làm cho tôn giáo thành thất bại bên trong bạn. Và bạn là nguyên do cho điều đó, bởi vì bạn đã phạm phải sai lầm bằng cách ham muốn cái gì đó mà không thể được ham muốn. Cho nên đây là kết quả. Nhưng nếu bạn đi trên con đường tâm linh những điều này sẽ xảy ra, bạn không phải bận tâm về chúng. Bạn không phải suy nghĩ về chúng, không ham muốn chúng, không hấp tấp để chúng xảy ra. Chính vì hấp tấp đó mà mọi thứ rối tung lên.
Phi tôn giáo sẽ còn cứ tăng lên trong thế giới này chừng nào chúng ta còn tạo ra ham muốn ngay cả vì tính tôn giáo. Và bạn không mới, không ai là mới trên trái đất này. Mọi người đều già cũ và cổ đại. Và tất cả đều đã bước đi trên bao nhiêu còn đường và chặng đường, không gặp thành công, họ đã mất mọi hi vọng. Sự nản lòng đó đã lắng sâu vào trong bản thể bạn. Khó khăn lớn nhất ngày nay là phá vỡ sự nản lòng đó. Và nếu ai đó muốn phá vỡ sự nản lòng này, phương pháp khả thi duy nhất dường như là phương pháp kích động ham muốn của bạn một lần nữa rất mạnh và nói cho bạn rằng điều này sẽ chuyển giao hàng hoá - chỉ thế thì bạn mới thu lấy dũng cảm nào đó. Nhưng chính việc đó, sự nảy sinh của ham muốn, là căn nguyên của mọi rắc rối ngay chỗ đầu tiên.
Phật đã làm một thực nghiệm duy nhất. Trong thời ông ấy những điều kiện cũng giống như chúng đã trở thành trong ngày nay. Chúng bao giờ cũng giống như thế này. Bất kì khi nào những người như Phật hay Mahavira được sinh vào thế giới này một loại thời kì bóng tối theo sau cái chết của họ trong hàng nghìn năm. Nó nhất định là như vậy. Khi một người như Phật hay Krishna được sinh ra, nhìn ông ấy, hiện hữu trong sự hiện diện của ông ấy, ở chỗ ông ấy, hàng nghìn con người trở nên đầy ham muốn về tôn giáo và họ cảm thấy rằng điều đó cũng là có thể cho họ. Niềm tin nảy sinh khi nhìn Phật: “Nếu điều ấy có thể xảy ra cho ông ấy, thế thì nó cũng có thể xảy ra cho tôi.” Và nếu họ phạm phải sai lầm khi biến nó thành ham muốn, thế thì những người này bị hành hạ bởi ham muốn đó và, chính bởi vì ham muốn đó, họ trở thành phi tôn giáo trong hàng nghìn năm sau đó.
Hiểu hoàn cảnh này. Phúc lạc có thể được đạt tới, nhưng đừng làm nó thành mục đích. An bình tối thượng là có thể, nhưng đừng làm nó thành mục đích. Cái đó không phải là mục đích. Làm tri thức và hiểu biết là mục đích của bạn, làm thiền là mục đích của bạn, làm ổn định bên trong bạn là mục đích của bạn, làm việc dừng lại tĩnh lặng và đi vào bên trong bản thân bạn là mục đích - và phúc lạc sẽ theo sau như kết quả, nó sẽ theo sau một cách tự nhiên. Đừng làm điều ngược lại, đừng làm phúc lạc thành mục đích. Người làm phúc lạc thành mục đích sẽ đơn giản rơi vào khó khăn.
Kết quả là kết quả và không là mục đích.
Ta hãy hiểu điều đó bằng việc lấy minh hoạ từ cuộc sống đời thường. Bạn chơi thể thao - bóng đá, hốc cây, ten nít hay bất kì thứ gì - và bạn thấy thích thú lớn trong nó. Bây giờ bạn kể điều này cho ai đó, rằng trong khi chơi những môn thể thao này bạn thú lắm. Người kia nói, “Tôi cũng muốn thích thú. Ngày mai tôi sẽ tới để xem tôi có thể được thích thú không.” Người này tới chơi và thường xuyên quan sát xem liệu thích thú có tới hay không. Bởi vì ham muốn này về thích thú, suy nghĩ thường xuyên về liệu thích thú có tới hay không, người đó sẽ không có khả năng bị cuốn hút vào trò chơi được. Trò chơi sẽ trở thành thứ yếu và thích thú sẽ trở thành mối quan tâm chủ yếu. Trong khi chơi người đó sẽ liên tục tìm kiếm bên trong để xem liệu có thích thú gì không. Người đó sẽ cảm thấy rằng người đó không có thích thú nào, rằng thích thú đáng phải được kinh nghiệm thấy ngay bây giờ nếu có trong trò chơi. Người này sẽ bị kiệt sức vào lúc cuối của trò chơi và phàn nàn, “Không có thích thú gì ở đây cả. Cái vô nghĩa này là gì vậy?”
Người cứ đi tìm kiếm thích thú trong trò chơi sẽ không chỉ không thu được sự thích thú mà người đó còn làm hỏng cả trò chơi nữa. Thích thú là sản phẩm phụ. Nếu bạn trở nên bị cuốn hút hoàn toàn vào trò chơi, thích thú xảy ra. Nếu ý tưởng về thích thú chi phối tâm trí bạn và bạn không có khả năng bị cuốn hút vào trò chơi, làm sao thích thú có thể xảy ra được? Cả đời bạn giống như vậy đó. Trong cuộc sống mọi thứ có ý nghĩa đều là sản phẩm phụ. Bất kì cái gì có ý nghĩa đều xảy ra một cách yên tĩnh. Bất kì cái gì là kinh nghiệm sâu sắc đều không được biến thành mục đích. Chính trong việc làm ra mục đích từ nó, các cánh cửa đóng lại.
Phúc lạc xảy ra một cách vô nỗ lực, phúc lạc là việc xảy ra tự phát. Nếu ai đó ngồi có ý thức để cố cảm nhận nó, trong chính việc ngồi rất ý thức đó nhiều căng thẳng được sinh ra tới mức các cánh cửa đóng lại; căng thẳng trở thành rào chắn và phúc lạc không xảy ra.
Giữ lời kinh này trong tâm trí - đây là kinh nguy hiểm. Kinh này hiện diện trong mọi các kinh sách. Và tất cả những người đã nghiên cứu kinh sách đã có ham muốn của mình nổi lên và họ đi tìm cách để thu được giải thoát. Không, việc tự nhận ra không thể bị chộp lấy: nó được đạt tới qua việc làm tan biến. Làm sao đạt tới phúc lạc? Không, phúc lạc không được đạt tới được theo cách đó. Làm điều gì đó mà bạn bị chìm ngập trong nó sâu đến độ cả bạn không được nhớ lẫn phúc lạc không được nhớ. Và rồi khi tỉnh dậy bất thần điều được tìm ra là chỉ phúc lạc đã còn lại; là điều bạn đã tìm kiếm mà không thấy đâu sau bao nhiêu công tìm kiếm vất vả, đã được tìm thấy.
Điều này được thể hiện rất rõ trong cuộc đời Phật. Phật không ngừng phấn đấu trong sáu năm để đạt tới việc tự nhận ra, đạt tới an bình, đạt tới chân lí. Nhưng ông ấy không thể đạt tới được. Ông ấy đã lần theo chân của mọi thầy; thậm chí thầy cũng phải phát mệt vì ông ấy bởi vì ông ấy là người tìm kiếm thực sự, một người cương quyết. Tính bướng bỉnh của ông ấy là của một kshatriya, một chiến binh, để đạt tới mục đích; bản ngã của ông ấy là bản ngã của một kshatriya. Đó là thách thức cho ông ấy: Làm sao một điều có thể có mà vẫn không có khả năng đạt tới được? Một kshatriya không bao giờ tin rằng có cái gì là không thể được - đó là điều được ngụ ý bởi việc là một kshatriya.
Cho nên với bất kì thầy nào ông ấy tới, họ tất cả đều gặp khó khăn lớn, bởi vì bất kì điều gì thầy yêu cầu ông ấy làm, ông ấy làm nó ngay lập tức. Dù cho việc khó khăn đến đâu, dù cho ông ấy có thể phải đứng dưới cái nóng mặt trời hay trong cơn mưa rào như trút nước lâu đến đâu, dù nhiều lần nhịn ăn phải được thực hiện - bất kì cái gì được yêu cầu ở ông ấy, ông ấy làm nó ngay lập tức thoả mãn cho thầy, và không cái gì xảy ra cả. Thầy cũng phát mệt. Thầy nói, “Chúng ta có thể làm gì được nữa?”
Cái gọi là thầy không bao giờ bị mệt mỏi bởi đệ tử thường bởi vì đệ tử thường chưa bao giờ làm được đầy đủ những điều mà thầy đã yêu cầu làm. Do đó một tình huống như thế chưa bao giờ nảy sinh mà thầy có thể phải nói, “Bây giờ chúng ta có thể làm gì? Bất kì cái gì chúng ta có thể làm chúng ta đã làm rồi.”
Khi người ta có một đệ tử như Phật khó khăn lớn nảy sinh, vì bất kì cái gì thầy yêu cầu, Phật sẽ hoàn thành hết. Ngay cả thầy cũng không thể tìm ra lỗi lầm nào với nó. Và vậy mà không cái gì xảy ra. Cuối cùng thầy sẽ nói, “Bất kì cái gì ta có thể làm, bất kì cái gì ta có thể chỉ, ta đã chỉ rồi. Bây giờ bản thân ta không biết bên ngoài điều này; bây giờ ông sẽ phải đi sang đâu đó khác.”
Tất cả các thầy đều mệt mỏi về Phật. Còn Phật là người thực sự bướng bỉnh. Trong sáu năm trời ông ấy đã làm mọi điều mà bất kì ai đòi hỏi - đúng hay sai, dù hợp lí hay bất hợp lí - và với sự chân thành lớn lao. Thậm chí không một thầy nào có thể nói rằng điều đó đã không xảy ra bởi vì ông ấy đã không làm điều ông ấy được yêu cầu làm. Ông ấy làm mọi thứ đầy đủ và tốt đến mức bản thân các thầy phải xin tha thứ và nói, “Nếu cái gì đó hơn nữa xảy ra cho ông, thông báo lại cho chúng ta, bởi vì chúng ta đã nói mọi điều cho ông mà chúng ta biết.”
Tuy thế vẫn không cái gì xảy ra cả. Không phải những điều họ đã thuyết giảng cho Phật đã không xảy ra cho những thầy đó. Không, nó đã xảy ra cho họ qua hiểu biết đó. Và Phật đã theo sát cùng kĩ thuật như thầy đã theo đuổi và đạt tới. Cho nên thầy cũng thấy bối rối rằng Phật này đã theo cùng kĩ thuật, thậm chí chính xác hơn thầy đã làm - “Và thậm chí ta đã không làm được điều đó với sự chân thành đến như vậy; thế thì tại sao nó không xảy ra cho ông?”
Nhưng có một lí do. Nó có thể đã xảy ra cho thầy bởi vì thầy đã làm kĩ thuật đó không có trông đợi nào hay định kiến nào. Trông đợi của Phật là mãnh liệt. Ông ấy đã làm nó, nhưng mắt ông ấy nhắm vào mục đích: khi nào thì chân lí, phúc lạc, tự nhận ra được đạt tới? Cho nên ông ấy đã chắc chắn tuân theo mọi kĩ thuật một cách đầy đủ, nhưng việc hướng mục đích đó đã là chướng ngại.
Cuối cùng Phật cũng trở nên mệt mỏi. Sau sáu năm, một hôm ông ấy buông bỏ việc làm mọi thứ. Thế giới ông ấy đã từ bỏ trước đây rồi - bây giờ ông ấy từ bỏ nốt cả tính chất sannyas. Ông ấy đã bỏ lại mọi loại hoan lạc trước đây và đã phí hoài sáu năm trong thực hành yoga; bây giờ ông ấy bỏ nốt cả cái đó nữa. Một đêm ông ấy quyết định rằng ông ấy sẽ không làm bất kì cái gì thêm nữa và rằng ông ấy sẽ không tìm kiếm thêm nữa. Ông ấy đơn giản đã hiểu rằng không cái gì sẽ được đạt tới.
Ông ấy đã đạt tới căng thẳng tối đa của việc tìm kiếm. Cố gắng của ông ấy, nỗ lực, đã đạt tới cực điểm. Cho nên ông ấy vứt bỏ mọi điều. Đêm đó ông ấy đi vào giấc ngủ dưới một cây. Đó là đêm đầu tiên trong nhiều kiếp mà Phật đã ngủ theo cách dường như không cái gì tồn tại cần được làm vào sáng hôm sau. Và thực sự không cái gì còn lại để được làm. Ông ấy đã rời bỏ vương quốc, gia đình và mọi kế hoạch về thế giới; ông ấy đã bắt đầu một kế hoạch khác về cuộc sống, cái đó nữa đã thất bại. Bây giờ không có gì để làm. Nếu ông ấy thức dậy sáng mai, tốt; nếu ông ấy không thức dậy, điều đó nữa cũng tốt. Nếu ông ấy sống tiếp, điều đó không tạo ra khác biệt gì; nếu ông ấy chết, điều đó cũng không tạo ra khác biệt gì - tất cả đều như nhau. Tuyệt đối không có gì còn lại để được làm vào sáng mai, đơn giản là ngày mai không có ý nghĩa gì cho ông ấy nữa.
Và khi ai đó đi vào giấc ngủ trong đêm theo cách mà không có kế hoạch gì cho ngày mai, samadhi xảy ra. Sushupti, giấc ngủ say, trở thành samadhi. Không còn ham muốn về ngày mai, không có mục đích còn lại, không có gì còn lại để được đạt tới, không đâu để đi. Câu hỏi đã từng là, “Ta sẽ làm gì nếu ta ở đây vào ngày mai?” Mãi cho đến giờ chỉ có làm và làm và làm, nhưng bây giờ không có gì để được làm chút nào. Phật ngủ đêm đó tự do khỏi mọi mục đích tới mức không có ý tưởng nào về ông ấy sẽ làm gì nếu ông ấy tỉnh dậy vào buổi sáng. Mặt trời sẽ lên, chim sẽ hót, nhưng ông ấy sẽ làm gì? Và có trống rỗng như câu trả lời.
Khi không có mục đích tương lai chết, thời gian trở thành vô nghĩa. Khi không có mục đích mọi kế hoạch đều tan thành từng mảnh vụn và chuyển động của tâm trí dừng lại. Với chuyển động của tâm trí kế hoạch là cần thiết, mục đích là cần thiết; với chuyển động của tâm trí cái gì đó để đạt tới là cần thiết, tương lai, thời gian nào đó là cần thiết. Và tất cả những cái này đã tan biến.
Phật đã đi vào giấc ngủ đêm đó dường như ông ấy là người đã chết đi trong khi còn sống. Ông ấy vẫn sống, vậy mà cái chết đã xảy ra. Đến sáng quãng 5 giờ mắt ông ấy mở ra. Phật nói, “Ta đã không mở mắt.” Ông ấy làm gì bằng việc mở mắt? Không còn cái gì để được nhìn, không có cái gì để được nghe, không có gì cần được đạt tới; không có lí do gì để mở mắt. Do đó Phật nói, “Ta đã không mở mắt, chúng mở ra theo cách riêng của chúng. Chúng mệt vì nhắm mãi rồi; chúng đã nhắm cả đêm và bây giờ nghỉ ngơi là đầy đủ và tròng mắt mở ra theo cách riêng của chúng.” Bên trong ông ấy là sự trống rỗng.
Khi không có tương lai, bên trong biến thành trống rỗng. Trong trống rỗng như thế Phật thấy ngôi sao mai cuối cùng lặn xuống, và trong việc thấy đó ông ấy trở nên chứng ngộ. Cùng với ngôi sao biến đi đó toàn bộ quá khứ của Phật biến mất. Cùng với ngôi sao biến đi đó toàn bộ cuộc hành trình, toàn bộ việc tìm kiếm biến mất.
Phật đã nói, “Lần đầu tiên ta thấy một ngôi sao vô mục đích lặn đi trên bầu trời - nó không yêu cầu một mục đích.” Không có mục đích trong nó. Và thấy là tốt như không thấy nó sẽ vẫn vậy. Không có vấn đề về việc chọn lựa cái nào, cách này hay cách kia - mắt mở, cho nên sao được thấy. Sao đang lặn, tiếp tục lặn. “Đằng kia sao đang lặn, đằng kia bầu trời trở nên trống rỗng sao; ở đây ta là trống rỗng đầy đủ bên trong, hội ngộ của hai bầu trời trống rỗng xảy ra.” Phật đã nói thêm, “Điều ta không thể đạt tới thông qua tìm kiếm không ngừng đã được đạt tới đêm đó mà không có tìm kiếm gì. Điều không thể đạt tới được bằng cách đuổi theo nó, là được đạt tới đêm đó chỉ bằng cách ngồi đấy, nằm đấy. Điều không thể đạt được bằng nỗ lực đã được đạt tới đêm đó bằng nghỉ ngơi.”
Nhưng tại sao ông ấy đã đạt tới vào thời điểm đó? Bởi vì phúc lạc là kết quả tự nhiên của bản thể bạn trống rỗng bên trong.
Khi bạn chạy theo phúc lạc, và bởi việc làm như vậy là không có khả năng trở thành trống rỗng, việc săn đuổi bản thân phúc là rào chắn; bạn không có khả năng trở thành trống rỗng, do đó kết quả tự nhiên không xảy ra.
Người có cái ta bị hấp thu chỉ vào Brahman, thực tại tối thượng, vẫn còn vô ham muốn và vô hành động. Khi được làm thuần khiết bởi cái một của nó với Brahman và được đắm chìm trong sự mê li cái một này, các hành động của tâm trí là vô chọn lựa và chỉ còn như tâm thức, thế thì điều đó được gọi là pragya, trí huệ. Người bao giờ cũng có pragya như vậy, được gọi là jivanamukta, người được giải thoát khi đang sống.
Vậy khi bầu trời bên trong trở thành một với bầu trời bên ngoài, khi cái trống rỗng bên trong hội nhập với cái trống rỗng bên ngoài, mọi thứ trở thành vô ham muốn và vô hành động. Ham muốn không thể nảy sinh mà không có ý nghĩ; ý nghĩ là náo động của tâm trí. Nhớ lấy, một ý nghĩ nảy sinh chỉ bởi vì người ta muốn làm cái gì đó.
Mọi người tới tôi và bảo tôi họ không có khả năng được tự do với ý nghĩ. Bạn sẽ không tự do với ý nghĩ đâu; bạn có ham muốn làm cái gì đó. Và khi bạn muốn làm cái gì đó, làm sao bạn có thể tự do với ý nghĩ được? Ham muốn đó để làm cái gì đó, chính bản kế hoạch đó được suy nghĩ. Cho dù bạn muốn tự do với ý nghĩ bạn sẽ không thể tự do được, bởi vì lsẽ có các ý nghĩ tham dự vào việc lập kế hoạch nó. Mọi người bảo tôi rằng họ ngồi và cố gắng vất vả để trở nên vô ý nghĩ. Nhưng việc lập kế hoạch để vô ý nghĩ bản thân nó là cơ hội cho suy nghĩ. Cho nên tâm trí cứ suy nghĩ, “Làm sao trở nên vô ý nghĩ được? Đến tận bây giờ mà mình vẫn không trở nên vô ý nghĩ được. Liệu bao giờ có khả năng cho mình được vô ý nghĩ không? Khi nào?”
Nhớ lấy, chừng nào có bất kì ham muốn gì - về thiên đường, về tự nhận ra, để gặp Thượng đế - ý nghĩ sẽ tiếp diễn. Ý nghĩ không phải là lỗi. Mọi điều được ngụ ý bởi ý nghĩ là ở chỗ bất kì cái gì bạn ham muốn, tâm trí bạn nghĩ cách đạt tới nó. Chừng nào còn bất kì cái gì đang bị bỏ lại để được đạt tới, ý nghĩ sẽ tiếp tục. Ngày bạn sẵn lòng chấp nhận sự kiện rằng, “Mình không muốn đạt tới cái gì, thậm chí không muốn cả cái vô ham muốn,” bỗng nhiên bạn sẽ thấy rằng ý nghĩ đã bắt đầu biến mất; chúng không được cần thêm nữa.
Khi mọi thứ bên trong trở thành trống rỗng, khi không có kế hoạch, khi không cái gì còn lại để được đạt tới và không còn chỗ nào để đi, khi mọi việc chạy đều trở thành vô nghĩa và tâm thức đọng lại trên lề đường... vứt bỏ tất cả mối quan tâm tới mục đích, mục đích đã được đạt tới.
Người có cái ta bị hấp thu chỉ vào Brahman, thực tại tối thượng, vẫn còn vô ham muốn và vô hành động.
Người như vậy duy trì vô ham muốn và vô hành động. Không cái gì nảy sinh trong người đó; tấm gương của người đó trống rỗng, không có hình ảnh trên nó. Và người đó vẫn còn vô hành động. Không còn thúc đẩy nào để làm cái gì. Điều đó không có nghĩa là người đó cứ nằm dài như cái xác. Không, hành động có xảy ra, nhưng không có kế hoạch cho chúng. Hiểu khác biệt này cho đúng.
Tôi đến đây, tôi đang nói với các bạn về kinh này của Upanishad. Nếu tôi đến sau khi lập kế hoạch cho nó, suy nghĩ về điều gì cần được nói, điều gì không được nói, thế thì sẽ có chuyển động của ý nghĩ trong tâm trí, nó sẽ bị rối loạn. Tâm trí sẽ cứ làm việc. Nhưng nếu tôi chỉ tới, nhìn vào kinh và bắt đầu nói, và duy trì nội dung với bất kì cái gì ngẫu nhiên tới ra từ miệng tôi, thế thì hành động nói của tôi không phải là một hành động. Nếu tôi ra đi sau khi nói và trên đường tôi cảm thấy rằng điều tôi đã nói không tốt, đáng ra nó sẽ tốt hơn nếu tôi nói thế này hay thế nọ, hay đáng ra sẽ tốt hơn nếu tôi không nói điều này điều nọ, thế thì đây chỉ là ô nhiễm. Nhưng nếu khoảnh khắc tôi kết thúc việc nói, không cái gì còn lại bên trong tôi liên quan đến điều tôi vừa nói, không mạch ý nghĩ nào, thế thì đây là vô hành động.
Tôi đã từng nghe về Lincoln. Một đêm ông ấy trở về nhà cùng vợ sau khi diễn thuyết. Khi về tới nhà, các con ông ấy hỏi, “Bài nói của bố thế nào?” Lincoln nói, “Bài nói nào? Bài nói bố đã chuẩn bị trước khi nói hay bài nói bố thực ra nói, hay bài nói bố nghĩ là bố nên nói sau khi thực tế đã nói nó? Các con định hỏi về bài nói nào? Bố đã có ba bài nói - một bài bố đã diễn tập trong tâm trí trước khi tới đó, bài thứ hai là bài bố thực sự nói, và bài thứ ba bố ân hận về sau đáng ra bố phải nói thế này thế nọ mà bố lại quên nói điều này, vân vân.”
Bây giờ bài nói này là hành động. Hành động không có trong việc nói bài nói, nó là trong lập kế hoạch trước của nó.
Cho nên nếu tâm trí quyết định trước, hay nếu tâm trí nghĩ về nó sau đó, đó là ô nhiễm của tâm trí. Nếu hành động đơn giản xảy ra - không có bất kì lập kế hoạch trước hay suy nghĩ lại về sau - thế thì hành động này đã bắt nguồn từ vô hành động.
Hành động sẽ tiếp tục. Phật trở thành vị phật, vậy mà hành động sẽ tiếp tục - nhưng với một khác biệt. Krishna trở thành một Krishna, hành động sẽ tiếp tục - nhưng với một khác biệt.
Gita là có giá trị theo chính khía cạnh này, rằng bất kì điều gì Krishna đã nói trong nó hoàn toàn là tự phát. Không ai ra chiến trường được chuẩn bị để diễn thuyết ngay chỗ đầu tiên. Krishna thậm chí không bao giờ nghĩ, ông ấy thậm chí không bao giờ tưởng tượng rằng ông ấy được yêu cầu làm điều này tại chiến trường. Điều ấy là không thể, ngay cả trong trí tưởng tượng phong phú nhất của ông ấy. Chắc chắn có thể không có lập kế hoạch trước về điều đó. Bỗng nhiên, bất thần, ngẫu nhiên, việc xảy ra và nguồn chân lí của Krishna phụt ra.
Đây không phải là bài nói, đây là bài nói tới từ vô nói. Đây không phải là hành động, đây là hành động sinh ra từ vô hành động. Đây là lí do tại sao Gita trở thành giá trị thế. Bởi vì nó ngẫu nhiên thế, nó trở nên giá trị thế. Có nhiều bản kinh trên thế giới, nhưng không một bản kinh nào có sinh thành ngẫu nhiên thế như Gita.
Đấy là chiến trường, lời kêu gọi cho trận chiến quyết tử đã được ban ra bởi tiếng tù và ốc; các chiến binh đã sẵn sàng tấn công diệt kẻ thù hoặc bị diệt... đối thoại tôn giáo có đó được chăng? Dường như không liên quan. Giá mà Gita xảy ra trong đạo tràng, trong nơi ẩn cư hay trong công xã của một thầy, điều đó chắc đã tạo ra nghĩa. Nhưng bởi vì nó tự phát thế, nó đi sâu vào chính cốt lõi của Ấn Độ. Nó được sinh ra từ vô hành động, nó được sinh ra không có kế hoạch nào. Đây là lí do tại sao chúng ta gọi nó là Bhagavadgita, Bài ca của Điều thiêng liêng. Trong nó không có kế hoạch con người. Trong nó Krishna đơn giản không ứng xử như con người. Đấy là thông điệp phát ra từ điều thiêng liêng.
Khi tất cả các hành động được sinh ra từ vô hành động bên trong của người ta, và ý nghĩ nảy sinh ra từ vô ý nghĩ của người ta, và lời được sinh ra từ im lặng của người ta, người như thế được gọi là jivanamukta - người được giải thoát ngay khi sống.
Ở Ấn Độ có khái niệm về hai kiểu giải thoát. Một kiểu người đã giải thoát là jivanamukta, người tự do khi đang sống. Người được giải thoát kia là người được giải thoát vào lúc chết của người đó. Cả hai kiểu giải thoát này đều xảy ra. Một người cứ đi tìm kiếm và tìm kiếm cả đời - và thế rồi, như khi tôi đã nói về Phật, người đó tìm mãi, tìm mãi rồi một hôm mệt mỏi về tìm kiếm, và điều đó xảy ra.
Đôi khi cũng có chuyện xảy ra là một người tìm kiếm cả đời - không chỉ có sáu năm như Phật mà cả đời người đó - và không mệt mỏi. Người đó cứ tìm kiếm và tìm kiếm mãi, và chỉ đến khi cái chết của người đó tới người đó nhận ra rằng mọi tìm kiếm đều vô tích sự và không đạt đến cái gì - và như vậy vào khoảnh khắc chết mọi tìm kiếm của người đó thành thảnh thơi. Nếu ngay trước cái chết mọi tìm kiếm thảnh thơi và mọi kế hoạch đều dừng lại, và không còn tương lai nữa thế thì điều đã xảy ra cho Phật dưới gốc cây bồ đề - cùng điều ấy xảy ra dưới gốc cây của cái chết. Thế thì cái chết và giải thoát xảy ra đồng thời, bởi vì cái chết có thể làm thảnh thơi người ta rất sâu.
Nếu tất cả tìm kiếm của bạn đều trở thành không kết quả, nếu nó đã trở thành kinh nghiệm vững chắc của bạn rằng mọi tìm kiếm đều vô dụng, rằng bạn đã không đạt được cái gì tại bất kì đâu - cả trong cuộc sống trần gian lẫn trong nỗ lực tâm linh - không cái gì đã được đạt tới... Chỉ thế thì nếu điều này trở thành tuyệt đối rõ ràng cho bạn và không còn lại nhu cầu thuộc bất kì loại nào cho tương lai mà bạn vẫn muốn đạt tới cái gì đó... chỉ thế thì khi thậm chí không còn cảm giác rằng nếu bạn không chết bây giờ và bạn sống thêm vài ngày nữa bạn có thể làm thêm điều gì đó, mà thay vì thế bạn chấp nhận cái chết tiến tới...
Nếu mọi thứ đều vô tích sự, con người chấp nhận cái chết. Giống như Phật ngủ đêm đó - thậm chí không câu hỏi còn lại về ông ấy sẽ làm gì ngày hôm sau. Tương tự, nếu ai đó chết cho tương lai vào khoảnh khắc chết mà không suy nghĩ, “Bây giờ mình sắp chết và những điều nào đó vẫn còn không hoàn chỉnh... Có cái gì đó cần được hoàn thành nhưng có thể không được hoàn thành; giá mà mình có được thêm vài ngày nữa mình có thể hoàn tất được nó...” Khi không cảm giác nào như thế còn lại và cái chết buông xuống một cách tự nhiên, như cách màn đêm buông xuống và con người đi vào giấc ngủ, thế thì cái chết như thế cũng trở thành giải thoát. Một người như thế được gọi là người được giải thoát.
Nhưng việc xảy ra này thỉnh thoảng xảy ra trong cuộc sống và người này vẫn còn sống thậm chí sau giải thoát. Sự sống sót này phụ thuộc vào các yếu tố khác.
Khi bạn được sinh ra, thân thể bạn có một khoảng sống có sẵn nào đó trong một số năm - bẩy mươi năm, tám mươi năm. Bây giờ nếu việc xảy ra này của giải thoát xảy ra vào độ tuổi bốn mươi, thân thể nhất định hoàn thành bốn mươi năm còn lại. Bạn có thể đã chết vào độ tuổi bốn mươi, nhưng thân thể bạn sẽ chết chỉ sau khi hoàn thành tám mươi năm.
Bạn như một bản ngã không còn nữa vào tuổi bốn mươi, nhưng thân thể sẽ kéo dài thêm bốn mươi năm nữa. Đấy là kế hoạch định sẵn của riêng nó; nó có cách thu xếp riêng của nó cho các nguyên tử. Vào lúc sinh thành thân thể đã tới với năng lực riêng của nó để kéo dài trong tám mươi năm, và nó sẽ kéo dài theo chiều dài đó.
Cho nên Phật và Mahavira chết ở độ tuổi bốn mươi, nhưng thân thể của họ tiếp tục thêm bốn mươi năm nữa. Sau khi cuộc chạy đua bên trong đã dừng, nhưng thân thể tiếp tục làm việc. Cũng tựa như là đồng hồ đeo tay của bạn lên giây cho chạy bẩy ngày và thế rồi bạn đi vào rừng, bị lạc, ngã xuống và chết; nhưng đồng hồ của bạn vẫn tiếp tục làm việc trong bẩy ngày nữa. Đồng hồ bạn đã lên giây cho bẩy ngày và cái chết của bạn không làm khác biệt cho nó; nó vẫn cứ chạy trong bẩy ngày - tích tắc, tích tắc, tích tắc...
Thân thể của bạn là cái máy. Bạn có thể đạt tới thức tỉnh tối thượng hôm nay, bạn có thể đã chết ngày hôm nay, nhưng thân thể bạn sẽ tiếp tục tích tắc. Trạng thái này của tâm thức bên trong, trở thành dường như nó không có, và cái tích tắc của thân thể vẫn tiếp tục, được gọi là jivanamuka, giải thoát trong khi còn sống.
Khi được làm thuần khiết bởi cái một của nó với Brahman và được đắm chìm trong sự mê li cái một này, các hành động của tâm trí là vô chọn lựa và chỉ còn như tâm thức, thế thì điều đó được gọi là pragya, trí huệ.
Khi trí tuệ không nghĩ về người khác, không nghĩ chút nào và trở thành vô ý nghĩ, khi mọi ý nghĩ bị vứt bỏ và chỉ có năng lực suy nghĩ còn lại bên trong, khi trí tuệ không liên kết bản thân nó với bất kì vật gì và còn lại thuần khiết - tựa như một ngọn đèn đơn độc cháy trong cái không trống rỗng chói sáng - với trạng thái tâm thức như vậy từ Ấn Độ là pragya, trí huệ. Thế thì bạn đã thực sự đạt tới ngọn lửa tri thức đúng đắn. Người mà trong người đó trí huệ như vậy bao giờ cũng là ngọn lửa, là một jivanamuta, người được giải thoát trong khi sống.
Người không còn cái tôi cho thân thể mình và giác quan mình, và không còn cái của tôi về các vật khác, là một jivanamukta, người được giải thoát khi đang sống.
Những cảm giác này sẽ chắc chắn vứt bỏ. ‘Của tôi’, ‘tôi’ - những từ này đã vứt bỏ lâu trước đây rồi. Chính vào lúc vứt bỏ bản ngã mà chứng ngộ đã xảy ra. Với người như vậy không có cái ‘tôi’ hay ‘của tôi’ được liên kết với bất kì vật gì. Tâm thức như vậy thậm chí không thể nói rằng ‘tôi là linh hồn’. Người đó không gắn bất kì nghĩa nào của cái ‘tôi’ cho bất kì cái gì; chỉ có cái ‘đang đây’ còn lại. Chúng ta dùng cách diễn đạt “tôi đây’; người như vậy dùng cách diễn đạt ‘đây’. Cái ‘tôi’ của người đó đã bị vứt bỏ, chỉ còn trạng thái của ‘đang đây’ thuần khiết tồn tại.
Cái ‘đang đây’ này đã được gọi là trạng thái của jivanamukta. Khi cái ‘tôi’ chết đi và cái ‘đang đây’ còn lại, bạn đã đạt tới tự nhận ra trong khi sống.
Nếu nỗ lực của chúng ta theo hướng tự do với ham muốn việc xảy ra này có thể xảy ra ngay bây giờ. Nếu ham muốn vẫn còn hiện diện, sẽ cần thời gian.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét