Thứ Tư, 2 tháng 8, 2017

Osho - Ngón tay chỉ trăng - Chương 17. Tôi là điều này - I Am This!


TÔI LÀ ĐIỀU NÀY


Lắng nghe những giáo huấn này từ thầy, đệ tử trở nên chứng ngộ và bắt đầu nói: Tôi vừa thấy thế giới bây giờ, nó đã đi đâu rồi? Ai đã đem nó đi mất? Nó đã trở nên tan biến vào cái gì? Đó là điều ngạc nhiên lớn lao! Nó không tồn tại sao?
Trong đại dương vĩ đại của Brahman, đầy những cam lồ của phúc lạc vô tận, bây giờ tôi phải từ bỏ cái gì và phải lấy cái gì? Bây giờ cái khác là cái gì và cái phi thường là cái gì?
Ở đây tôi không thấy gì, tôi không nghe thấy gì và tôi không biết gì, bởi vì tôi bao giờ cũng trong linh hồn phúc lạc của tôi và bản thân tôi là bản tính riêng của tôi.
Tôi vô gắn bó, vô thân thể, vô giới tính, bản thân tôi là Thượng đế; tôi là im lặng tuyệt đối, tôi là vô hạn, tôi là cái toàn thể và cái cổ đại nhất.
Tôi không là người làm, tôi không là người khổ, tôi không thay đổi và không cạn kiệt, tôi là chỗ trú ngụ của tri thức thuần khiết, tôi là một mình và tôi là to lớn vĩnh hằng.
Tri thức này do thầy trao cho Atpantaram, Atpantaram trao nó cho Brahma, Brahma trao nó cho Ghorangiras, Ghorangiras trao nó cho Raikva, Raikva trao nó cho Rama và Rama trao nó cho mọi sinh linh. Đây là thông điệp của niết bàn và đây là giáo huấn và kỉ luật của Veda.
Do vậy chấm hết Upanishad này.


Lắng nghe những giáo huấn này từ thầy, đệ tử trở nên chứng ngộ...
Điều được phát biểu trong kinh này không chỉ khó hiểu, nó có thể dường như là không thể được với chúng ta. Làm sao người ta có thể trở nên chứng ngộ chỉ bằng việc lắng nghe? Tâm trí logic của chúng ta không thể hiểu được nó. Nếu lắng nghe đã thực sự xảy ra, điều đó không phải là không thể được, nhưng bởi vì chúng ta không biết cách lắng nghe, dường như là không thể có việc chỉ lắng nghe đệ tử trở nên chứng ngộ.
Đầu tiên chúng ta hãy hiểu điều này trước khi đi vào kinh. Có một khác biệt nền tảng giữa kỉ nguyên hiện thời của khoa học và kỉ nguyên khi Upanishad được sinh ra. Trong những ngày đó khi Upanishad được sinh ra cơ sở của tâm trí là tin cậy. Bây giờ cơ sở của tâm trí là hoài nghi. Trong những ngày đó tin cậy đã là tự nhiên như hoài nghi là tự nhiên ngày nay. Tâm trí đã trải qua thay đổi cách mạng. Với việc ra đời của khoa học, hoài nghi đã thu được một loại giá trị nào đó. Tại sao? Vì khoa học được sinh ra từ hoài nghi.
Khoa học chỉ hoài nghi. Hoài nghi đúng là chìa khoá để phát triển khoa học. Sự kiện khoa học chỉ có thể được khám phá ra nếu người ta cứ hoài nghi.
Hoài nghi là quá trình khám phá chân lí của khoa học. Khi các khám phá khoa học bắt đầu trở thành hữu dụng cho con người, khi nó lan toả từ cây kim nhỏ bé nhất cho tới bom nguyên tử, khoa học bắt đầu thu được uy tín. Và khi nó trở thành không thể được để con người sống không có khoa học và khoa học bắt đầu thắng trong mọi lĩnh vực và ngọn cờ thắng lợi của nó bắt đầu tung bay trong thế giới vật chất, một cách tự nhiên hoài nghi cũng thu được uy tín bởi vì khoa học được sinh ra từ hoài nghi.
Khi khoa học trở nên chiến thắng trong thế giới vật chất, hoài nghi cũng thu được uy tín. Ngày nay trên toàn thế giới bất kì giáo dục nào chúng ta truyền đạt đều là giáo dục về hoài nghi. Ngay từ bậc đầu tiên đến bậc cuối cùng của đại học chúng ta dạy hoài nghi, bởi vì không có hoài nghi, không có suy nghĩ. Nếu người ta phải nghĩ, người ta phải hoài nghi. Suy nghĩ càng được làm sắc bén, khía cạnh hoài nghi được yêu cầu càng sắc bén.
Toàn thể cấu trúc của thế giới hiện đại được tạo ra xung quanh khoa học. Khoa học đã đi vào mọi thứ - việc ăn của chúng ta, uống, ngồi, dậy, đi và sống. Nhưng bởi vì khoa học tồn tại chỉ trên nền tảng của hoài nghi, hoài nghi cũng đã trở thành hòn đá nền tảng của tâm trí con người hiện tại. Ngày nay không ai có thể chấp nhận bất kì cái gì một cách yên tĩnh nữa. Tin cậy không phải là lời nói của hôm nay.
Khi Upanishad được viết ra, tin cậy có cùng uy tín như hoài nghi có ngày nay. Cũng hệt như hoài nghi là cơ sở cho khoa học, tin cậy là cơ sở cho tôn giáo. Để cho điều này được hiểu đúng. Hệt như suy nghĩ không thể tồn tại mà không có hoài nghi, trạng thái vô trí không thể nảy sinh mà không có tin cậy.
Hoài nghi và tin cậy là đối lập nhau. Nếu người ta muốn nghĩ, hoài nghi đúng là cần thiết. Thế thì người ta nên hoài nghi một cách dũng cảm, mọi li trên đất đều phải đặt vào kiểm thử, và không cái gì được chấp nhận mà không chuyển nó qua kiểm thử của logic. Bất kì hậu quả gì, logic vẫn phải còn là chỗ ẩn náu duy nhất và hoài nghi là con thuyền duy nhất nếu người ta phải làm bất kì tiến bộ nào trong quá trình suy nghĩ. Và nếu bất kì kết luận nào phải được đạt tới qua ý nghĩ, hoài nghi là con đường.
Nhưng tôn giáo không liên can gì tới suy nghĩ. Chính quá trình tôn giáo là cái đối lập. Tôn giáo nói người ta phải vượt ra ngoài ý nghĩ. Và bởi vì người ta phải vượt ra ngoài ý nghĩ, không có chỗ cho hoài nghi, không dùng tới hoài nghi; con thuyền hoài nghi vô dụng ở đây. Nếu người ta định vượt ra ngoài tâm trí, sẽ phải dùng tới cái gì đó đối lập với hoài nghi, bởi vì hoài nghi là cơ sở cho ý nghĩ.
Tin cậy là đối lập của hoài nghi; nó là chấp chận, đức tin. Đây là hai con thuyền khác nhau, hành trình của chúng khác nhau.
Nếu ai đó muốn trở thành nhà khoa học, người đó không thể làm như vậy qua tin cậy. Nếu ai đó muốn trở thành tôn giáo, người đó không thể làm như vậy mà không có tin cậy. Hệt như ngày nay khoa học đang ở đỉnh cao và đã lan tràn trong toàn bộ cuộc đời chúng ta, tương tự như thế, ngày xưa, tôn giáo đã ở đỉnh cao và đã đi vào từng tế bào, thớ thịt của cuộc sống chúng ta. Trong những ngày ấy đạt tới thành công trong tôn giáo là mục đích. Trong những ngày ấy dù người ta có trở thành nhà khoa học vĩ đại đến đâu, cũng vẫn không có sức quyến rũ mọi người như một địa vị đáng đạt tới. Thành tựu lớn nhất trong những ngày ấy là thành tựu của một Phật, một Krishna, một Angirasa, một Raikva. Trong những ngày ấy chúng ta đã rất kính trọng những người như thế. Hệt như ngày nay khoa học đang ở cực đỉnh vinh quanh của nó, trong những ngày ấy tôn giáo đã ở cực đỉnh vinh quang của nó.
Khi khoa học đang ở đỉnh cao của nó, số đồ vật tăng lên, số máy móc tăng lên, tính hiệu quả tăng lên và phương tiện giải trí tăng lên. Khi tôn giáo thành công, tâm thức tăng lên, linh hồn phát triển và bí ẩn duy nhất của vô ham muốn được đạt tới. Khi khoa học phát triển, cuộc hành trình vào các đối tượng bên ngoài tăng lên; khi tôn giáo phát triển cuộc hành trình bên trong tăng lên. Hai điều này là đối lập, hướng của chúng là đối lập. Trong những ngày xưa ấy đã có những ngòn đèn hiệu cao cấp của tôn giáo và tâm trí của toàn bộ quần chúng đã bị ảnh hưởng bởi những ngọn đèn này. Đã có những trường, đại học, những đại học của các thầy trong rừng - mọi giáo huấn đều về tin cậy. Cho nên tin cậy đã tuôn chảy trong máu chúng ta. Chấp nhận là tự nhiên, không chấp nhận là rất khó khăn. Người ta phải làm nỗ lực lớn trong vứt bỏ cái gì đó, nhưng chấp nhận là vô nỗ lực.
Ngày nay, tình huống là sự đảo ngược lại. Ngày nay không cần nỗ lực chút nào để bác bỏ; đấy là khuynh hướng tự nhiên của chúng ta. Để chấp nhận cái gì đó người ta phải nỗ lực không mệt mỏi, và vậy mà vẫn còn điều gì đó bên trong bạn cứ liên tục bảo bạn rằng điều đó có thể đúng, điều đó có thể không đúng; nó có thể là thủ đoạn, lừa dối. “Bản thân mình đã không biết về nó, ai đó khác đã biết về nó, ai biết được nó đúng thế nào?”
Khi khoa học thắng, hoài nghi thắng. Đây là lí do tại sao khoa học không thể được sinh ra ở Ấn Độ được. Nó đã không thể có được. Nơi tin cậy là sâu sắc, không thể có được bất kì cuộc hành trình nào trong khoa học. Đây là lí do tại sao những ngày của Upanishad đã là những ngày của không khoa học; đã không có phát triển của khoa học. Điều này cũng là lí do tại sao không thể có bất kì sự phát triển nào của tôn giáo ở phương Tây ngày nay, bởi vì khoa học đã trở nên thành công ở đó và hoài nghi đã thắng. Hai cuộc hành trình là đối lập.
Phương Đông đã cho tôn giáo bởi vì nó đã cho tâm trí cơ sở của sự tin cậy; phương Tây đã cho khoa học, bởi vì nó cho tâm trí cơ sở của hoài nghi. Tôi không nói rằng hoài nghi là sai, tôi không nói rằng hoài nghi là đúng. Tôi không nói rằng tin cậy là đúng, tôi không nói rằng tin cậy là sai. Hiểu quan điểm của tôi cho đúng.
Nếu ai đó dùng tin cậy cho khoa học, điều đó là sai. Nếu ai đó dùng hoài nghi cho tôn giáo, điều đó là sai. Nếu ai đó dùng tin cậy trong tôn giáo, điều đó là đúng; nếu ai đó dùng hoài nghi trong khoa học, điều đó là đúng. Hoài nghi có khả năng riêng của nó.
Để biết vật chất, hoài nghi có cách dùng được chấp nhận của nó; để biết bản thân người ta, nó bất lực. Tin cậy không có năng lực để biết về vật chất, nhưng để biết về bản thân người ta, một mình tin cậy có năng lực. Khi chúng ta cố gắng dùng một phương tiện từ thế giới này vào thế giới đối lập, chúng ta gặp khó khăn. Không cần phải làm điều như thế. Nếu tôi muốn đi ra ngoài nhà tôi phải quay mặt ra bên ngoài nhà và lưng hướng vào trong nhà. Nếu tôi muốn đi vào nhà, mặt tôi phải hướng vào nhà và lưng tôi phải hướng ra bên ngoài.
Tin cậy là quay mặt hướng vào nhà, hoài nghi là quay mặt ra khỏi nhà. Tin cậy và hoài nghi là hai mặt của cùng một đồng tiền, nhưng việc dùng chúng là khác nhau và thành tựu của chúng là khác nhau. Một người lẫn lộn về hai điều này rơi vào khó khăn.
Trong những ngày khi Upanishad được sinh ra, tin cậy đã là nền tảng; điều được nghe, được hấp thu luôn. Tin cậy nghĩa là cảm nhận, tin cậy nghĩa là chấp nhận yêu mến.
Chấp nhận này đã là bản chất cho xã hội. Không phải là ai đó tình cờ nói điều gì đó cho ai đó trong khi bước đi trên đường; người ta phải ngồi cùng thầy trong nhiều năm trời. Người ta phải nghe như uống thầy trong nhiều năm, người ta phải sống cùng thầy trong nhiều năm. Dần dần, dần dần nhịp thở của thầy sẽ trở thành nhịp thở của đệ tử nữa. Dần dần, dần dần việc ngồi và đứng dậy của thầy, chuyển động của thầy sẽ trở thành việc ngồi và đứng dậy của đệ tử nữa. Dần dần, dần dần hoà hợp, hài hoà bên trong sẽ được tạo ra giữa hai người, và thế thì đệ tử biết được từ bản thể bên trong nhất của mình rằng thầy là đúng.
Sự thừa nhận này thường bắt đầu chậm rãi. Nó không giống như hỏi ai đó đi qua đường, “Có Thượng đế không?”
Tôi bắt gặp những người như vậy. Tôi đang đón một chuyến tầu hoả và họ dừng tôi ngay giữa đường, ngay trên sân ga và nói, “Xin thầy một phút, có Thượng đế thật không?”
Họ đang thực sự nói gì vậy? - dường như câu trả lời có thể được trao cho bạn liệu Thượng đế có hay không. Dường như không cần bất kì chuẩn nào để nhận câu trả lời cho câu hỏi này. Dường như đây là câu hỏi thường lệ về cách xử lí hàng ngày, giống như hỏi chủ quán, “Bác có thuốc lá không?”
Có Thượng đế không? Để hỏi điều này, nhiều năm chờ đợi là cần thiết; để hỏi điều này một loại vừa vặn và thích đáng là cần thiết. Một loại tâm trí đúng phải được tạo ra để cho khi câu trả lời tới, người ta có thể có khả năng nghe thấy nó, hiểu nó.
Biến cố này là vào thời mà đệ tử thường ngồi gần thầy trong nhiều năm. Chỉ ngồi đấy, chỉ quan sát thầy... Nếu thầy nói điều gì đó, người đó lắng nghe điều đó nhưng không hỏi. Người đó sẽ hỏi chỉ khi người đó được thuyết phục rằng người đó đã trong hoà điệu với thầy, khi người đó cảm thấy rằng mối quan hệ bên trong nào đó giữa họ đã phát triển, khi cây cầu giữa họ đã được thiết lập: “Bất kì điều gì thầy nói bây giờ sẽ không dừng ở tai tôi, nó sẽ chìm sâu vào bên trong trái tim tôi.”
Chừng nào kết nối này còn chưa được thiết lập với trái tim bạn và trái tim thầy, sẽ không có nghĩa gì trong việc nói bất kì điều gì cho bạn. Nhưng Upanishad phải đã được nói trong khoảnh khắc như vậy. Đây là lí do tại sao kinh này nói thân thiết với thầy có thể trở thành kỉ luật tâm linh. Nhưng ngày nay, chúng ta không nhận biết gì về những điều như thế. Ngày nay chúng ta không có sự thân thiết ngay cả với những người mà chúng ta yêu lắm. Chúng ta cảm thấy có khoảng cách ngay cả với những người có thể rất gần gũi với chúng ta. Ngày nay mọi người đều đã trở nên đóng kín bên trong bản thân họ, và lí do cho điều này là hoài nghi. Làm sao thân thiết có thể xảy ra được với những người mà người ta có hoài nghi? Thân thiết có thể xảy ra chỉ với những người mà người ta không có hoài nghi thôi. Hoài nghi đóng sập cánh cửa, khoá trái bản thân nó bên trong; nó cần an ninh.
Tin cậy là không an ninh. Tin cậy không cần tới an ninh. Chính ý nghĩa của tin cậy là: “Nếu bạn đẩy tôi xuống mương, tôi sẽ hạnh phúc ngã vào trong nó. Nếu bạn ném tôi vào mương, phải có lí do bí mật nào đó cho điều đó.”
Vấn đề không phải ở cái mương mà là người ném bạn vào đó. Nếu thầy đẩy đệ tử vào mương, đệ tử trong những ngày của Upanishad đơn giản sẽ chạm chân thầy và sung sướng ngã vào trong đó. Vấn đề không phải là đó là cái mương, vấn đề là ai là người ném bạn vào.
Nếu ai đó người bạn đã yêu nhiều thế, người mà sự thân thiết như thế đã xảy ra, đẩy bạn vào mương, nó phải là vì có lợi và tốt lành nào đó cho bạn: thái độ này được gọi là tin cậy. Khi cái gì đó được lắng nghe với thái độ này, nó chìm vào bản thể cốt lõi bên trong nhất của người ta. Và thế thì không kỉ luật tâm linh nào khác là cần.
Kỉ luật tâm linh thực ra là một cách bù lại cho việc thiếu tin cậy. Cái không gian trống rỗng đó, cái có đó do thiếu tin cậy, phải được rót đầy bằng nỗ lực tâm linh. Chúng là vật thay thế; bằng không chúng là không cần, bởi vì chính quan điểm của Upanishad là ở chỗ bất kì cái gì định được đạt tới đều đã có bên trong bạn. Không có vấn đề tìm kiếm và dò tìm, không nỗ lực nào là cần, vì cái định được đạt tới đã là hoàn cảnh rồi - bạn chỉ phải nhìn hướng về nó thôi.
Nếu bạn có tin cậy sâu sắc và nếu bạn sẵn sàng mở mắt nhìn vào cái chưa biết theo hướng dẫn của thầy, mọi việc đã xong.
Marpa, một nhà sư lạ thường ở Tây Tạng, đã nói, “Tôi không bao giờ thiền, tôi không bao giờ làm nỗ lực nào, tôi đã làm chỉ mỗi một việc: tôi tin cậy vào thầy mình.”
Câu chuyện về Marpa rất hay. Khi ông ấy tới gặp thầy ông ấy nói, “Tôi đã đến được chuẩn bị để tin cậy vào thầy.” Thầy hỏi ông ta, “Đây có là tin cậy toàn bộ không?”
Marpa đáp, “Tôi chưa bao giờ nghe nói rằng tin cậy có thể là từng mảnh - làm sao có thể như vậy được?”
Nếu có tin cậy nó là toàn bộ; bằng không nó không có đó. Để điều này được hiểu đúng.
Một số người nói, “Chúng tôi có chút ít tin cậy.” Họ không biết điều họ đang nói. Tin cậy không thể ở bộ phận. Nếu bạn nói với ai đó, “Tôi có một chút tình yêu với bạn” - điều này nghĩa là gì? Hay nếu bạn nói, “Tôi nói chút ít sự thật” - điều đó nghĩa là gì? Chút ít sự thật thôi sao?
Những điều này là không thể phân chia được, không ai có thể phân chia chúng. Hoặc là có tin cậy hoặc không có. Chút ít nghĩa là không có gì. Nhưng bạn thậm chí không đủ trung thực để chấp nhận rằng bạn không có tin cậy cho nên bạn nói, “Tôi có chút ít.”
Marpa nói, “Tin cậy bao giờ cũng đầy đủ. Tôi chưa từng nghe thấy tin cậy không đầy đủ. Tôi có tin cậy.”
Cho nên thầy ông ấy nói, “Thế thì nhảy ngay khỏi mỏm đá này xuống vực trước chúng ta đi.”
Marpa lập tức chạy và nhảy xuống vực. Thầy trở nên rất lo lắng rằng một mạng người bị mất không cần thiết. Ông ta không nghĩ rằng Marpa sẽ nhảy. Thầy và tất cả các đệ tử chạy xuống vực và thấy Marpa đang ngồi thiền sâu lắng ngay dưới đáy tảng đá.
Cái vực này rất sâu và đáng sợ, và không có khả năng nào sống sót nổi sau khi ngã xuống - vậy mà Marpa thậm chí lại không bị xây sát gì thân thể. Thầy nghĩ rằng chắc hẳn phải có sự trùng hợp ngẫu nhiên: phép thử khác sẽ phải tiến hành.
Có một ngôi nhà bị cháy và cả làng chạy tới nó. Thầy đi cùng Marpa, và ông ta yêu cầu Marpa đi vào trong đám cháy dữ dội đó. Marpa chạy vào trong đám cháy, ông ta chạy sâu vào bên trong ngôi nhà và ở đó ngồi trong thiền. Toàn thể ngôi nhà trở thành đống tro tàn. Thầy và các đệ tử nghĩ rằng Marpa cũng chắc phải cháy thành tro rồi. Khi lửa tắt họ đi vào bên trong; Marpa vẫn ngồi đó giữa đống tro âm ỉ. Ông ta không bị dính tí lửa nào. Thế rồi thầy hỏi ông ta, “Ông đã giở thủ đoạn gì vậy? Ông có quyền năng gì mà có thể làm mọi việc này?”
Marpa đáp, “Quyền năng sao? Mọi thứ tôi có là tin cậy vào thầy.”
Thế rồi thầy yêu cầu ông ấy đi trên nước. Ông ấy bước đi cả trên nước nữa. Thế rồi thầy nghĩ bụng, “Khi Marpa có thể làm được những việc kì diệu như thế nhân danh ta, còn có cái gì mà ta không thể làm được?” Cho nên thầy thử bước đi trên nước và bắt đầu bị chìm nghỉm!
Là thầy không phải là vấn đề. Thầy không có tin cậy rằng người ta có thể bước đi trên nước, rằng người ta có thể tự cứu mình trong lửa, rằng ngã xuống vực sẽ không bị đau. Bản thân thầy đã lúng túng không hiểu được làm sao mọi điều này có thể xảy ra. Ông ta đã nghĩ rằng Marpa phải biết thủ đoạn nào đó mà ông ta không nhận biết, bằng không, làm sao người ta có thể đi trên nước được?
Ngay cả sau khi thấy Marpa bước đi trên nước, thầy đã không tin cậy rằng ai đó có thể làm được việc này. Ông ta cảm thấy rằng phải có bí ẩn nào đó, thủ đoạn nào đó mà ông ta chưa biết: “Marpa chỉ lừa dối ta bằng cách nói rằng ông ta đang làm mọi thứ chỉ từ tin cậy của ông ta. Và nếu có bất kì sự thật nào trong đó, rằng ông ta có thể bước đi trên nước bởi vì sự tin cậy của ông ta vào ta, thế thì bản thân ta chắc chắn phải có khả năng làm như thế.”
Đó là sai lầm. Marpa đã bước đi trên nước do tin cậy của ông ấy. Tin cậy đó đặt vào ai không thành vấn đề - đã có tin cậy trong trái tim ông ấy. Mọi điều ông ấy cảm thấy là nếu thầy yêu cầu ông ấy bước đi trên nước, ông ấy sẽ có khả năng làm - thậm chí không có lấy mảy may hoài nghi về điều đó. Nếu như hoài nghi bước vào dù chỉ một khoảnh khắc, Marpa đã bị chìm nghỉm.
Tin cậy là chiếc thuyền, nhưng nếu có dù chỉ một lỗ nhỏ trong đó, thuyền sẽ chìm. Thầy đã thử bước và ông ta đã bắt đầu chìm. Thế rồi thầy nói với Marpa, “Ông lừa ta; ông chắc chắn biết thủ đoạn nào đó. Ông đã bước đi trên nước nhân danh ta và bản thân ta không thể làm được điều đó!”
Marpa nói, “Bây giờ thầy làm ngay cả việc đi trên nước của tôi thành đáng ngờ. Vì tôi đã thấy thầy chìm, vấn đề xong rồi, tin cậy của tôi đã tan vỡ. Bây giờ ngay cả bởi lầm lẫn xin thầy đừng ra lệnh cho tôi làm điều như thế nữa, bởi vì bây giờ tôi sẽ không có khả năng thực hiện được chúng. Nếu tôi làm, tôi sẽ không thể quay lại còn sống được. Tôi đã thấy thầy chìm, bây giờ sẽ rất khó khăn cho tôi. Chiếc thuyền tôi đi đã bị vỡ.” Từ đó Marpa không thể nào bước đi trên nước được nữa.
Đây là một câu chuyện rất hay, và hữu dụng. Tin cậy có quyền năng riêng của nó. Nếu tin cậy có đấy, kỉ luật tâm linh là không cần thiết - tin cậy là đủ. Nếu không có tin cậy, kĩ thuật là tuyệt đối cần thiết.
Một điều rất thú vị đã xảy ra... Vào thời Trung cổ, các thánh nhân ở Ấn Độ cảm thấy rằng mọi người đang trở nên ngày một vô thần hơn và do đó không ai trở nên quan tâm tới tôn giáo. Không ai muốn tiến hành công phu tâm linh lâu dài, thực hiện bài tập khổ hạnh, luyện tập yoga hay tuân theo mật tông. Họ thấy rằng mọi người đang đang trở nên không quan tâm tới tôn giáo. Cho nên họ nói rằng, trong kaliyuga này, kỉ nguyên của đen tối, việc tụng tên của Rama là đủ. Họ nghĩ rằng trong kỉ nguyên kaliyuga mọi người ít nhất sẽ làm ngần ấy. Hành động này không tốn kém cho họ cái gì.
Nhưng đấy là một sai lầm lớn. Lời khuyên này chống lại khoa học của tôn giáo. Trong Kaliyuga, kỉ luật tâm linh được cần nhiều nhất vì không có tin cậy.
Chúng ta hãy hiểu điều này, bởi vì điều tôi đang nói cho bạn là một phát biểu rất mâu thuẫn. Tôi nói rằng trong Kaliyuga này việc thực hành tâm linh là cần thiết nhất; trong Satyuga, kỉ nguyên của chân lí, chúng không cần thiết. Vì bây giờ không có tin cậy, làm sao người ta có thể bù lại cho nó? Tên của Rama có thể có tác dụng nhưng chỉ đối với những người có tin cậy. Cho nên tụng tên của Rama sẽ là điều đúng trong Satyuga, nhưng không cho bây giờ.
Cho nên tôi khẳng định rằng trong Kaliyuga này không có gì sắp xảy ra chỉ bởi việc tụng tên của Rama, bởi vì trái tim tin cậy mà có thể có ích không tồn tại. Bây giờ nỗ lực lớn lao sẽ phải được thực hiện, bây giờ pcông phu tâm linh nghiêm ngặt sẽ phải được trải qua, nhiều nỗ lực sẽ phải được đặt vào đó; chỉ thế thì cái gì đó có thể xảy ra. Tại sao? Bởi vì cái gì khác có thể bù đắp được cho việc thiếu tin cậy?
Tin cậy có nghĩa là đức tin vào ai đó khác: tin vào thầy, hay tin vào Thượng đế hay vào cái gì đó khác. Tin cậy nghĩa là một đức tin sâu sắc đến độ điều mà người kia nói phải xảy ra. Khi không có tin cậy, người ta phải có đức tin vào chính mình.
Nỗ lực tâm linh là việc đặt tin cậy vào cái ta riêng của người ta: “Không cái gì sẽ xảy ra qua sự giúp đỡ của người khác. Tôi sẽ phải tự làm nỗ lực.”
Trong Kaliyuga này, thực hành tâm linh nghiêm ngặt là cần thiết; không cái gì sẽ xảy ra qua việc tụng niệm tên của Rama. Điều ấy đã xảy ra trong Satyuga - thế thì đơn thuần gọi tên Thượng đế là đủ. Tất cả những điều này là cái cớ, và bất kì cớ nào cũng có tác dụng bởi vì người ta đã sẵn sàng và tin cậy - giống như một tia lửa và thuốc súng khô sẽ bùng nổ. Bởi vì thuốc súng khô của tin cậy không có đó trong con người để cho tia lửa từ tên của Rama có thể làm nổ nó. Bây giờ chỉ có nước lạnh của hoài nghi bên trong con người. Nói gì đến tia lửa - bạn có thể ném cả quả bom lớn vào đó và nó sẽ bị tắt ngóm trong nước ấy.
Kinh này đáng để hiểu.
Lắng nghe những giáo huấn này từ thầy, đệ tử trở nên chứng ngộ và bắt đầu nói...
Bất kì điều gì thầy đã nói đã trở thành hiển nhiên cho người đó. Bất kì điều gì thầy đã nói đều không chỉ được người đó nghe, mà đã bắt đầu được người đó kinh nghiệm nữa. Bất kì điều gì thầy đã nói, người đó đã không suy nghĩ hay ngẫm nghĩ, người đó bắt đầu thấy nó như vậy. Người đó bắt đầu nói:
Tôi vừa thấy thế giới bây giờ, nó đã đi đâu rồi.
Người đó đã nghe thấy rằng thế giới là ảo tưởng, người đó đã nghe thấy rằng cái đẹp là phóng chiếu riêng của chúng ta, người đó đã nghe thấy rằng mọi hấp dẫn đều là mơ riêng của chúng ta... Nhưng nếu người ta đã thực sự nghe thấy, người ta lập tức sẽ nhận ra rằng bất kì giấc mơ nào người ta đã thấy cho tới nay đã biến mất. Chúng đã tan vỡ.
Mơ tan vỡ vào khoảnh khắc bạn biết nó là mơ. Cho dù bạn có thể nghe ai đó, người đã thức tỉnh nói với bạn rằng nó là mơ, nó sẽ tan vỡ. Thầy nói rằng thế giới là ảo tưởng, giấc mơ; bạn nghe điều ấy nhưng nói, “Cứ để nó là vậy đi, ai biết?” Làm sao bạn có thể tin rằng thế giới này là mơ, khi nó hiện diện rõ ràng khắp xung quanh? Điều đó dường như không thuyết phục được rằng thế giới là mơ. Cho dù điều đó dường như có vẻ đáng thuyết phục, chúng ta không muốn tâm trí riêng của mình bị thuyết phục bởi vì chúng ta có đầu tư lớn vào mơ của mình, chúng ta đã đầu tư một gia tài vào trong chúng.
Mọi hạnh phúc của chúng ta nằm trong mơ của chúng ta. Nếu thế giới là mơ, thế thì cái gì sẽ xảy ra cho hạnh phúc của chúng ta? Và cái gì sẽ xảy ra cho những đầu tư cả đời của chúng ta vào chúng, vào hi vọng rằng một ngày nào đó chúng sẽ trở thành thật? Tất cả những vốn được đầu tư đó sẽ trở thành phí hoài. Và bỗng nhiên ai đó đang nói thế giới này là mơ...
Chẳng hạn, bạn đã trở thành hoàng đế trong giấc mơ và bạn đang tận hưởng nó vô cùng; bạn đang ngồi trên ngai vàng nạm kim cương, ngọc trai và kim cương bao quanh bạn thừa thãi. Đúng lúc đó vợ bạn bắt đầu lay bạn và bảo bạn rằng bạn đang mơ. Bạn bảo cô ấy im đi, cô ấy làm hỏng hết cả toàn bộ vui thú. Sau một thời gian dài thế giấc mơ này mới tới... Dường như khó phá vỡ giấc mơ như thế.
Chúng ta tất cả đều đang mơ. Thầy cứ nói rằng tất cả những điều này là mơ, ảo tưởng. Nhưng ai muốn đồng ý với điều này? Chỉ người đã sẵn sàng gạt sang bên hạnh phúc và bất hạnh của mình, tham lam của mình và gắn bó của mình, và thế rồi nhìn vào trong chân lí này và hỏi xem liệu nó có thực sự như vậy không. Thế giới này có thực không là gì ngoài chiếc cầu vồng tan biến khi bạn lại gần nó hơn không? Có phải chăng chỉ từ xa mà nó mới trông mầu sắc thế, dường như nó đã ăn trộm tất cả mầu sắc của bướm, dường như nó đã đánh cắp mọi mầu sắc của bướm cho chính nó, dường như mọi đã bay trên để hình thành nên cầu vồng này? Nhưng khi bạn lại gần nó hơn, nó không có ở đâu cả. Nếu bạn cố giữ nó trong tay, mọi thứ bạn có được là vài giọt nước - không chứa mầu sắc nào cũng không đẹp gì trong chúng.
Đệ tử này đã nghe mọi điều và bắt đầu nói: Tôi đã thấy thế giới hệt như bây giờ... Người đó đã thấy nó trước khi người đó nghe thầy, người đó đã thấy nó trước khi người đó gặp thầy. Người đó đã thấy nó nhiều đến mức người đó đã cảm thấy rằng người đó phải cứ thấy nó nhiều hơn nữa, hơn nữa... Mọi thứ vẫn đấy cho tới bây giờ, bây giờ nó đã đi đâu rồi?
Phát biểu này rất sâu sắc. Đệ tử này đang nói với thầy, “Thầy đã làm gì? Thầy đã làm tan tành mọi thứ như giấc mơ. Thế giới đó đã đi đâu rồi, cái tôi vừa thấy ngay khoảnh khắc trước đây thôi, cái tôi đã tin là vẫn có đó, cái tôi đã nghĩ là vẫn có đó? Hôm nay, bỗng nhiên thế giới đó đã tuột khỏi tay tôi và tôi đã trở thành trống rỗng. Ai lấy nó đi khỏi tôi?” Trong đó cũng có một loại đau - về việc bị lấy đi của nó. Trong đó cũng có một loại thức tỉnh - rằng bây giờ người đó sẽ không có nó lần nữa. Một hiểu biết đã lớn lên. Việc xảy ra đã xảy ra.
Và: ...Nó đã trở nên bị tan biến vào cái gì? Đó là điều ngạc nhiên lớn lao! Nó không tồn tại sao?
Chắc chắn, ngạc nhiên nào có thể lớn hơn là biết rằng bất kì điều gì chúng ta đã biết, bất kì điều gì chúng ta đã sống và bận rộn trong đó, và bất kì điều gì chúng ta đã ấp ủ - mọi mơ ước về hạnh phúc và cõi trời - tất cả đều bỗng dưng biến mất cả đi thế sao? Đó là điều ngạc nhiên lớn lao!... nó đơn giản không tồn tại sao?
Đệ tử này vẫn đang đứng ở điểm giữa. Thế giới đã có đó ở phía bên kia nay mất rồi, và người đó vẫn chưa hoàn toàn lắng đọng với thế giới mới. Cũng tựa như là việc tới bất thần của ánh sáng và biến mất của bóng tối: bóng tối bị xua đi nhưng mắt vẫn còn chưa điều chỉnh được với ánh sáng - chúng loà đi.
Khi thế giới mà đã từng được biết với chúng ta từ lần sinh nọ sang lần sinh kia biến mất trong chớp nhoáng, thế giới mất đi nhưng chúng ta chưa thấy Brahman. Cần phải có một chút thời gian; mắt sẽ phải được điều chỉnh để thấy ánh sáng. Thói quen lâu dài của chúng ta về việc nhìn bóng tối tạo ra cản trở cho việc thấy ánh sáng - mắt bị loá. Bởi lí do này cũng có tính hữu dụng của việc thực hành tâm linh, trong đó ánh sáng có thể tới dần dần để cho mắt không bị loá.
Nếu chân lí tới trực tiếp trước bạn, bạn sẽ mù, bởi vì mắt không thể thấy được chân lí như chúng vậy; chúng sẽ phải phát triển năng lực để thấy chân lí. Chính trong bùng nổ mênh mông của ánh sáng mà đôi mắt tí hon của bạn sẽ không có khả năng chịu đựng được nó, chúng sẽ mất cái nhìn và trở thành loà. Cũng tựa như là tiến gần mặt trời với mắt mở.
Đệ tử này bây giờ có khả năng thấy rằng điều người đó đã tin có đó đã biến mất, nhưng người đó còn chưa có khả năng thấy cái đáng phải được thấy đúng chỗ của nó.
Đó là điều ngạc nhiên lớn lao! Làm sao một sai lầm lớn thế trở thành có thể? Làm sao một ảo tưởng lớn thế là có thể, rằng toàn thể cuộc sống này không là gì ngoài mơ? Chúng ta cũng sẽ cảm thấy điều này nếu cùng điều đó xảy ra cho chúng ta một ngày nào đó, rằng không thể có điều ngạc nhiên nào hơn điều này. Nhưng nó xảy ra, nó đã xảy ra nhiều lần rồi, nó đã xảy ra cho nhiều người rồi. Chính trong thời đại hiện nay mà những sự xảy ra như thế đã trở nên ngày càng ít thường xuyên hơn. Có nhiều lí do cho việc này. Một lí do là thiếu cảm giác ngạc nhiên. Năng lực của chúng ta để ngạc nhiên đã sút giảm đi. Điều đó nữa cũng có lí do.
Khoa học đã mở ra nhiều bí ẩn cho chúng ta. Và với mọi bí ẩn được giải mã, không chỉ bí ẩn đã trở nên ít hơn, nhưng năng lực của chúng ta để ngạc nhiên cũng trở nên ít đi.
Trẻ con đầy ngạc nhiên. Mọi thứ đều trông kì diệu đối với chúng. Chúng ta rầy la chúng và bảo chúng yên tĩnh và nói rằng bất kì cái gì chúng hỏi đều không có gì ngạc nhiên lớn trong đó. Chúng ta giải thích mọi thứ cho chúng. Nhưng bạn có nhận biết rằng bởi việc làm như vậy mà bạn đang lôi chúng ra khỏi thế giới ngạc nhiên của chúng, nơi mọi thứ nhỏ bé xảy ra không... Một con bướm nhỏ bay qua gây cho đứa trẻ hạnh phúc nhiều đến mức sau này thậm chí toàn thể thế giới khoa học của bạn không thể nào cho được. Một đoá hoa nhỏ nở, hay một ngôi sao sa trên bầu trời, rót đầy đứa trẻ bằng xúc động mà về sau toàn thể của cải của toàn thế giới được đem cho nó, hay thậm chí nếu nó được làm thành người chủ của mọi ngôi sao, cái xúc động tuổi thơ ấy cũng không thể quay lại được.
Một đứa trẻ nhìn mọi thứ với ngạc nhiên. Tại sao? Vì nó vẫn dốt, nó không biết cái gì cả. Bởi vì khoa học đã làm cho biết bao nhiêu điều được biết tới, bạn có cảm giác là bạn biết điều này, điều kia và điều khác, và việc này đã làm giảm cảm giác của bạn về ngạc nhiên. Không cần phải như vậy, nhưng để khuấy động, và để duy trì cảm giác của bạn về ngạc nhiên, bạn sẽ cần đi rất sâu vào khoa học - không có con đường nào khác.
Vào lúc chết Einstein đã nói, “Tôi đang chết như một nhà huyền môn. Tôi đã nghĩ rằng tôi sẽ có khả năng mở khoá mọi bí ẩn của thế giới. Tôi đã mở khoá nhiều bí ẩn, nhưng một khi mở khoá được từng bí ẩn, bí ẩn lớn hơn lại đối đầu với tôi.” Hệt như một nhà ảo thuật lấy một hộp ra từ bên trong một hộp khác, và cứ thế lấy hết hộp nọ đến hộp kia - có những bí ẩn bên trong những bí ẩn, nhưng để biết chúng bây giờ người ta sẽ phải vượt ra ngoài nhiều hộp.
Khi thiên tài của một Einstein bắt đầu cắt xuyên qua mọi hộp, nó thấy bí ẩn không hề nhỏ bé đi. Nhưng chúng ta, những người đã tích luỹ một đôi chút tri thức nhỏ bé, cảm giác của chúng ta về ngạc nhiên chết đi. Chúng ta bắt đầu giải thích mọi thứ, chúng ta nghĩ chúng ta có mọi câu trả lời.
Khi mọi thứ đã được xác định và được trao cho một nghĩa, cảm giác của chúng ta về ngạc nhiên sút giảm. Và khi cảm giác ngạc nhiên kém đi, khả năng của việc mang tính tôn giáo của chúng ta biến mất. Tôn giáo là bí ẩn, bí ẩn tối thượng; nó là ngạc nhiên tối cao. Phép màu vĩ đại nhất có thể xảy ra trong thế giới này là trở thành có tính tôn giáo. Tại sao? Bởi vì khi trở thành có tính tôn giáo, người ta bắt đầu nói tựa như người đệ tử này người đang nói: “Đó là điều ngạc nhiên lớn lao! Thế giới mới ở đây vài khoảnh khắc trước thôi, thế giới mà tôi đã biết mới vài khoảnh khắc trước đây thôi, không còn đó sao? Nó đã đi đâu rồi? Nó đã tan biến vào đâu rồi?”
Nhưng ngay lập tức sau đó phát biểu thứ hai tới. Phát biểu thứ nhất là về ngạc nhiên, phát biểu thứ hai là về phúc lạc. Phúc lạc ẩn nấp ngay sau ngạc nhiên. Người đã mất cảm giác ngạc nhiên sẽ không bao giờ có khả năng đạt tới phúc lạc, bởi vì ngạc nhiên là cánh cửa tới phúc lạc. Người có cánh cửa ngạc nhiên bị đóng lại sẽ không có khả năng đi vào trong lâu đài của phúc lạc được. Phát biểu thứ hai theo sau ngay lập tức.
Trong đại dương vĩ đại của Brahman, đầy những cam lồ của phúc lạc vô tận, bây giờ tôi phải từ bỏ cái gì và phải lấy cái gì? Bây giờ cái khác là cái gì và cái phi thường là cái gì?
“Nếu toàn thể thế giới biến thành giả, thế thì tôi không có gì để từ bỏ cả. Bất kì cái gì có thể được từ bỏ đã tan biến cả rồi. Bây giờ tôi không có gì để mê đắm, vì bất kì cái gì tôi có thể mê đắm cũng đã biến mất.” Không cái gì để được bám giữ và không cái gì để được từ bỏ. Không cái gì cần lấy mà cũng không cái gì cần bỏ; toàn thể thế giới đó của mê đắm và từ bỏ đó đã biến mất.
Để kinh này được hiểu đúng. Đừng nghĩ rằng với việc biến mất của thế giới chỉ mê đắm biến mất; từ bỏ cũng biến mất, bởi vì mê đắm và từ bỏ đều là hai phần của thế giới đó, cái không còn nữa.
Người tích luỹ tiền bạc, người đó là kẻ mê đắm; người từ bỏ tiền bạc, người đó là kẻ từ bỏ - nhưng với người mà bản thân thế giới đã biến mất, bản thân của cải cũng biến mất... mê đắm là gì và từ bỏ là gì? Do đó các hiền nhân của Upanishad không phải là người từ bỏ theo định nghĩa của bạn; theo định nghĩa của bạn họ cũng không là mê đắm. Các hiền nhân của Upanishad thuộc một loại người hoàn toàn khác, loại người thứ ba.
Điều chúng ta ngụ ý về ai đó từ bỏ ngày nay là ở đối lập với ai đó mê đắm. Các hiền nhân của Upanishad, người đã nêu ra những phát biểu này không phải là những người đã từ bỏ và chạy trốn khỏi mọi thứ, lang thang trần trụi. Họ không vẩn vơ đây đó. Họ không phải là người từ bỏ mà cũng không là người mê đắm, họ là những người cực kì bình thường và giản dị, sống hệt trẻ con. Với họ toàn thế giới nơi từ bỏ và mê đắm cùng xảy ra nay đã biến mất. Cả hai chúng đều không có giá trị gì.
Khi ý thức hệ từ bỏ trở nên phổ cập trên đất nước này, dưới ảnh hưởng của Phật giáo và Jaina giáo, người ta đi tới hiểu nó như cái đối lập của mê đắm và dần dần, dần dần các hiền nhân của Upanishad bắt đầu bị phai mờ dần khỏi kí ức của chúng ta, bởi vì họ đã là một loại người hoàn toàn khác. Chúng ta không thể gọi họ là kẻ mê đắm, bởi vì họ chưa bao giờ hăng hái hở tích luỹ bất kì thứ gì; chúng ta không thể gọi họ là kẻ từ bỏ, bởi vì họ không hăng hái vứt bỏ cái gì. Nếu bất kì ai đó cho họ thứ gì, họ sẽ lấy; nếu ai đó lấy bất kì cái gì từ họ, họ cũng không săn đuổi người đấy. Tôi sẽ kể cho bạn một giaiat hoại có thể cho bạn ý tưởng nào đó...
Kabir có một người con tên là Kamaal. Kabir không nhận bất kì quà tặng hay tiền bạc nào, trong khi Kamaal lại giống như các hiền nhân của Upanishad. Đệ tử của Kabir yêu cầu ông ấy tống khứ Kamaal ra khỏi vị trí của người đó. Họ nói, “Khi ai đó cúng dường thầy quà tặng hay tiền bạc, thầy bảo người đó rằng thầy không cần nó, cứ giữ cái đó lại cho mình, nhưng Kamaal này ngồi ngoài và nhận mọi thứ từ những người mà thầy đã từ chối. Người đó ban phúc cho họ và thế rồi giữ lại mọi thứ. Cậu chàng là một kẻ rắc rối.”
Tôi không biết liệu Kabir có nói câu này không – tôi không tin Kabir có thể đã nói điều đó, chắc phải là một tín đồ nào đó của Kabir, người cũng quen biết với Kamaal - phát biểu là: “Một đứa con tên là Kamaal được sinh ra và toàn bộ thế phả nhà Kabir bị nhận chìm mãi mãi.” Phát biểu này nghĩa là Kamaal con của Kabir đã làm hoen ố tên tuổi của toàn bộ gia đình anh ta.
Cho nên Kabir bảo Kamaal điều mọi người đã nói về anh ta và hỏi anh ta nghĩ gì về điều đó. Thế rồi Kamaal gợi ý rằng anh ta sẽ đi và ở một lều tách biệt, điều đó không có vấn đề gì.
Kamaal chuyển tới ở một cái lều tách biệt. Vua của vùng Kashi đi tới biết điều này. Nhà vua chưa bao giờ cảm thấy rằng Kamaal là kẻ mê đắm. Điều anh ta không theo từ bỏ là rõ ràng, nhưng nhà vua cũng hoài nghi rằng anh ta là kẻ mê đắm. Nhà vua nghĩ rằng tốt hơn cả là nên kiểm tra lại điều đó, cho nên ông ta tới với một viên kim cương rất quí giá và đem tặng nó cho Kamaal. Kamaal nói, “Ông đã đem loại quà gì đến cho tôi vậy? Không ăn mà cũng không uống được nó.”
Nhà vua kinh ngạc khi nghe tới lời nhận xét này. Ông đã nghe mọi người nói rằng Kamaal giữ mọi thứ được cúng dường cho anh ta, và ở đây nhà vua cho anh ta viên kim cương đáng giá hàng triệu ru pi và Kamaal này gọi nó chỉ là đá. Nghĩ rằng bàn tán của mọi người là không đúng và rằng Kamaal sẽ không lấy món quà, nhà vua lấy lại viên kim cương và bắt đầu cho vào túi. Kamaal liền ngăn nhà vua lại, nói, “Ông có điên không đấy? Ban đầu ông mang gánh nặng này tới đây, rồi bây giờ ông sẽ mang nó về sao? Để nó ở đây đi!”
Bây giờ nhà vua trở nên rất nghi ngờ, nghĩ có điều gì đó ám muội về con người này. Nhưng bạn có thấy cách thức tâm trí chúng ta vận hành không? Điều Kamaal làm là một điều hoàn toàn logic: “Nếu nó thực sự chỉ là một viên đá thôi, ông đã phải chịu đựng rắc rối của việc mang trọng lượng của nó tới chỗ này... vậy mà bây giờ ông muốn mang cái trọng lượng đó trở về nữa. Buông bỏ nó đi thôi.”
Nhưng ý tưởng đầu tiên đã hấp dẫn nhà vua. Bất kì ý tưởng từ bỏ nào bao giờ cũng hấp dẫn kẻ đam mê. Nhận xét thứ hai của Kamaal về việc buông bỏ viên kim cương không hấp dẫn ông ta chút nào - bây giờ ông ta trở nên nghi ngờ. Dầu vậy nhà vua vẫn hỏi, “Ta sẽ bỏ nó ở đâu?”
Kamaal nói, “Bây giờ ông đang hỏi bỏ nó ở đâu - điều đó có nghĩa là ông không coi nó là viên đá. Thế thì tốt hơn cả là ông lấy lại nó đi. Tại sao câu hỏi này nảy sinh để bỏ nó ở đâu? Sau hết nó chỉ là một hòn đá - cứ bỏ nó ở bất kì đâu cũng được.”
Để kiểm tra sự việc thêm nữa nhà vua nói, “Được rồi.” Túp lều được lợp bằng mái rơm cho nên nhà vua ấn viên kim cương vào trong mái và nói, “Ta sẽ để nó ở đây.”
Kamaal nói, “Tốt. Ông làm tuỳ thích, nhưng tôi không thấy có gì quan trọng khi cố giữ một vật như viên đá đấy cả.”
Nhà vua quay lại sau một tháng. Ông ta chắc chắn rằng ngay ngày hôn sau viên kim cương sẽ được đem bán đi hay bị giấu ở nơi nào đó khác. Cho nên ông ta quay lại sau một tháng và hỏi Kamaal, “Một tháng trước đây ta đã bỏ viên kim cương ở đây. Nó vẫn ở đó chứ?”
Kamaal nói, “Tôi đã nói với ông lúc ấy rằng nó chỉ là viên đá thôi. Bây giờ ông đang gây ra khó khăn. Ông đã để nó ở đâu? Có thể ai đó đã lấy nó đi rồi, có thể nó vẫn còn đó
- thử tìm xem sao.”
Nhà vua nghĩ Kamaal thử tỏ ra láu lỉnh khi nói “Có thể ai đó đã lấy nó đi.” Nhưng khi nhà vua thực sự tìm nó viên kim cương nó vẫn ở đó tại cùng chỗ, trong rơm của mái nhà.
Các hiền nhân của Upanishad đã giống điều đó. Với họ cả mê đắm lẫn từ bỏ không có ý nghĩa gì. Tất cả kính trọng cho từ bỏ có đó bởi vì mê đắm của người ta. Đây là lí do tại sao người từ bỏ có hấp dẫn cao với người mê đắm - bởi vì chính cái đối lập nó hấp dẫn. Chú ý của người ta bị hút về nó, người ta cảm thấy rằng người ta không thể làm được điều như vậy và con người này đang làm điều đó.
Cho nên người mê đắm chạm chân người từ bỏ. Và có lí do cho điều đó. Họ cảm thấy rằng họ không thể bỏ qua ngay cả một bữa ăn và ở đây có người này đã nhịn ăn cả tháng. “Cúi mình, cúi mình dưới chân người đó đi. Chúng ta không thể từ bỏ được nhà cửa, và ở đây người này đã từ bỏ mọi thứ. Chúng ta không thể không mặc quần áo và ở đây người này đứng trần trên đường. Cúi mình trước người đó!”
Nếu ai đó làm điều chúng ta không thể làm được, chúng ta cảm thấy người đó xứng đáng cho kính trọng của chúng ta. Tất cả kính trọng của chúng ta là bởi vì mê đắm của chúng ta. Do đó một điều rất thú vị xảy ra: xã hội càng sung túc, xã hội càng mê đắm, nó càng kính trọng người từ bỏ. Người Jaina giầu có, họ có đủ mọi tiện nghi cuộc sống, cho nên họ trông đợi tư cách từ bỏ rất nghiêm ngặt từ các sư. Điều rất thú vị là xã hội của những người mê đắm, của những người phong lưu, mong đợi từ bỏ ở cấp cao từ các sư, bằng không, họ đã không thể cho các sư sư kính trọng đến thế.
Người Hindu không nhấn mạnh vào từ bỏ nhiều đến thế - rằng những người từ bỏ nên từ bỏ ngần này, nên làm điều này, nên làm điều kia; do đó không người từ bỏ của Hindu có cơ hội nếu người đó được so sánh với người từ bỏ của Jaina. Toàn bộ lí do cho điều này là ở chỗ xã hội Hindu chủ yếu không phải là xã hội giầu có như xã hội Jaina. Một cách so sánh nó là một nhóm rất nghèo, và xã hội nghèo không trông đợi cao lắm về việc mức độ cao của từ bỏ đối với những người từ bỏ của nó.
Cho nên xã hội càng sung túc, tiêu chuẩn về từ bỏ sẽ càng cao. Chỉ với từ bỏ lớn lao mà xã hội mới chấp nhận rằng có, người này đã làm việc gì đó, người đó đã từ bỏ điều gì đó. Chúng ta đánh giá theo tâm trí riêng của mình.
Upanishad nói rằng chừng nào có giá trị được đặt lên việc từ bỏ, hiểu rõ rằng vẫn có giá trị được đặt lên mê đắm nữa. Chừng nào có kính trọng với từ bỏ, hiểu rõ rằng bạn cũng có hấp dẫn hướng về mê đắm. Kính trọng này chỉ là phản xạ của hấp dẫn. Các hiền nhân của Upanishad nói rằng với người đã thức tỉnh, với người có ý thức, toàn bộ thế giới này - cả từ bỏ lẫn mê đắm - biến mất.
Đệ tử này nói, “Tôi sẽ từ bỏ cái gì? Tôi sẽ lấy cái gì và tôi sẽ bỏ cái gì? Tôi đã chìm đắm trong đại dương phúc lạc vô hạn.”
Điều đó xảy ra đồng thời: ngay khi thế giới này mất đi thế giới bất tử mới được đạt tới. Điều này xảy ra trong cùng khoảnh khắc, mặc dầu lỗ hổng thời gian có thể dường như có đó trong việc thấy nó.
Ở đây tôi không thấy gì, tôi không nghe thấy gì và tôi không biết gì,...
Đệ tử này nói, “Trong đại dương của cam lồ phúc lạc vô hạn này mà tôi đang chìm ngập, tôi không thấy gì cả. Tôi không thấy gì bởi vì chỉ những cái gì tách khỏi cái này mới có thể thấy được. Tôi không nghe thấy gì bởi vì chỉ âm thanh của cái khác mới có thể được nghe thấy. Tôi không biết gì bởi vì ngay cả việc biết cũng là từ người khác. Tôi chỉ kinh nghiệm phúc lạc.”
Tôi bao giờ cũng trong linh hồn phúc lạc...
“Tôi không có tri thức khác, tôi không có bất kì cái nhìn nào, tôi không nghe thấy gì; không một giác quan nào của tôi hoạt động thêm nữa. Bây giờ chỉ một điều xảy ra trong tôi và đó là, tôi thường xuyên kinh nghiệm phúc lạc. Và điều đang được tôi kinh nghiệm hôm nay là duy nhất và vô song. Không có cách nào khác, không có biểu tượng nào qua đó giải thích hay xác định nó. Bản thân tôi là bản tính riêng của tôi.”
Tôi vô gắn bó, vô thân thể, vô giới tính, bản thân tôi là Thượng đế; tôi là im lặng tuyệt đối, tôi là vô hạn, tôi là cái toàn thể và cái cổ đại nhất.
Đệ tử này đang kinh nghiệm điều này. Những kinh nghiệm này bắt đầu vào khoảnh khắc thế giới biến mất. Khoảnh khắc việc mơ mộng tan vỡ và việc nhận ra chân lí này bắt đầu rằng...
Tôi vô gắn bó, vô thân thể, vô giới tính, bản thân tôi là Thượng đế; tôi là im lặng tuyệt đối, tôi là vô hạn, tôi là cái toàn thể và cái cổ đại nhất.
Tôi không là người làm, tôi không là người khổ, tôi không thay đổi và không cạn kiệt, tôi là chỗ trú ngụ của tri thức thuần khiết, tôi là một mình và tôi là to lớn vĩnh hằng.
Tuyên bố này là từ đệ tử.
Thầy đã nói như vậy, đã giải thích với người đó rằng nó giống thế này. Đệ tử này có thể nhận nó theo hai cách. Hoặc người đó sẽ làm cho nó thành một phần của tri thức trí tuệ của mình và nói, “Được thôi, tôi đồng ý với thầy; bất kì điều gì thầy đã nói đều có nghĩa cho trí tuệ tôi,” và thế rồi để cho những phát biểu này, Upanishad này sẽ trở thành vô dụng. Nhưng lời giải thích cũng có thể trở thành kinh nghiệm của đệ tử này và người đó nói, “Bất kì điều gì thầy đang nói cũng đều được tôi thấy. Tôi cũng kinh nghiệm nó.” Và đệ tử này công bố thêm, “Bản thân tôi là Thượng đế; tôi là cổ đại nhất và tôi là tính thượng đế vĩnh cửu.”
Tri thức này do thầy trao cho Atpantaram...
Tên của thầy không được nhắc tới. Tên của người tìm kiếm đầu tiên không được nêu ra. Ai là người đầu tiên đã biết điều này là không được biết.
Đây là điều rất hay và nên được hiểu cho đúng, bởi vì tâm linh không phải là cái gì đó mới. Tâm linh là cổ đại nhất, vĩnh hằng. Tâm linh đã có ở đây từ khi con người có ở đây. Chúng ta không thể hình dung được thời điểm mà tâm linh có thể không có ở đây. Chúng ta có thể tưởng tượng được thời điểm không có khoa học, chúng ta cũng có thể tưởng tượng được thời điểm không có hình thái nghệ thuật nào - khi cả nghìn thứ không có đó - nhưng chúng ta không thể tưởng tượng được một thời điểm khi con người có thể có đó mà không có tâm linh, bởi vì khao khát tâm linh là đặc trưng cơ bản của con người.
Cho dù không có khoa học, con người có thể là con người. Cho dù không có tiền, con người có thể là con người; cho dù không có giáo dục con người có thể là con người - người vô học cũng là người và người của xã hội không khoa học cũng là người - nhưng nếu không có tâm linh con người không là con người, con người trở thành con vật. Tâm linh là đặc trưng cơ bản của con người.
Trong định nghĩa con người, Aristotle đã nói, “Con người là sinh linh hợp lí.” Định nghĩa này không đúng vậy bởi vì, sau rốt, ngay cả một người bất hợp lí cũng sẽ phải được gọi là một người. Hợp lí không phải là một đặc trưng bất biến của con người. Machiavelli đã nói, “Con người là sinh linh chính trị.” Nếu ra nhìn vào con người ngày nay, phát biểu của ông ấy là đúng; con người là một sinh linh chính trị hoàn toàn. Chính trị là thức ăn của người đó, chính trị là nước uống của người đó; báo chí là nhu cầu đầu tiên của người đó mỗi sáng sớm và thảo luận về chính trị mãi trong đêm là nhu cầu cuối cùng của người đó - chính trị dường như là cuộc đời người đó. Nhưng chính trị cũng không phải là đặc trưng nền tảng của con người. Nghiên cứu bây giờ chỉ ra rằng chính trị được tìm thấy ngay cả trong khỉ và động vật hoang dại. Hệt như có tổng thống, thủ tướng và nội các trong các quốc gia, tương tự trong các nhóm khỉ cũng có kẻ cầm đầu, thủ tướng và nội các của chúng.
Không có mấy khác biệt giữa các chính khách và khỉ. Trong loài người, chính những kẻ có nhiều tính khỉ hơn trở nên bị hấp dẫn về chính trị.
Nhưng con người là sinh linh tâm linh. Và đó là đặc trưng đúng đắn của con người.
Cho nên bất kì ai đã khám phá ra tri thức này lần đầu tiên, tên người không được nêu ra. Và đây là một điều rất tốt. Nó có nghĩa là tri thức này là cổ đại, vĩnh cửu đến mức tên của người đầu tiên trở thành người biết nó là không đượcbiết tới. Tại vị trí tên của người đầu tiên mọi điều được biết tới chỉ là thế này... Thầy trao nó cho Atpantaram.
Apantaram cũng là một từ kì diệu. Nó có nghĩa là một đệ tử có tên không được biết. Thầy trao tri thức này cho một đệ tử có tên không được biết. Tên của đệ tử đầu tiên không được biết tới, do đó tên của người này trên danh nghĩa được lấy là Apantaram. Thầy đầu tiên đã đi tới biết đến điều này là không được biết và đệ tử đầu tiên người nghe được từ thầy cũng không biết nốt, bởi vì khi đó là người thầy đầu tiên, đệ tử đầu tiên cũng không biết rằng mình là đệ tử, hay ai là thầy. Là thầy và là đệ tử tất cả là sự phát triển mãi về sau.
Khi người thầy đầu tiên đi tới biết, người đầu tiên tới ông ấy phải đã là một đệ tử. Chúng ta có thể gọi người đó là đệ tử, chỉ với mục đích tên gọi, nhưng người đó chắc đã không nhận biết về điều đó. Người đó phải đã đến, hệt như bị hút vào thanh nam châm, và việc biết được truyền qua. Do đó kinh này nói:
Tri thức này do thầy trao cho Atpantaram, Atpantaram trao nó cho Brahma…
Brahma là đấng sáng tạo vũ trụ. Điều rất thú vị là người đã sáng tạo ra vũ trụ cũng là một kẻ dốt, cũng phải nhận tri thức này từ ai đó. Về khía cạnh này điều đó trở thành khó thăm dò được chiều sâu của suy nghĩ của người Hindu. Chúng ta gọi Brahma là đấng sáng tạo nhưng chúng ta không coi ông ấy cũng là người biết, bởi vì nếu ông ấy là người biết, ông ấy chắc sẽ không tạo ra thế giới mơ này.
Nếu thế giới này là mơ, đấng sáng tạo của nó không thể là người biết. Công trình của Brahma chỉ là phát triển thế giới mơ - hệt như lan toả giấc mơ.
Đây là lí do tại sao chúng ta đã không xây nhiều đền của Brahma; chỉ có một đền Brahma ở Ấn Độ. Đáng ra chúng phải có nhiều hơn bất kì đền nào khác, bởi vì người đã tạo ra thế giới này đáng phải được đặt trong nhiều đền thờ để tôn thờ hơn bất kì vị thần nào khác. Nhưng chỉ có một đền. Tại sao? - bởi vì chúng ta đi đến hiểu thế giới này là giấc mơ, và người đã tạo ra giấc mơ này không xứng đáng có nhiều đền.
Chúng ta đã làm số tối đa đền của Shiva, bởi vì ông ấy là kẻ phá huỷ thế giới này. Trong mọi thành phố, trong mọi thôn làng bạn sẽ thấy một shivalinga - biểu tượng dương vật của Shiva - được đặt thực sự dưới mọi cây cối. Chúng ta đã lấp đầy toàn bộ mảnh đất này bằng Shiva, và có lí do. Tại sao nhớ tới Brahma? - ông ấy là người đã xô đẩy chúng ta vào rắc rối này một cách không cần thiết. Chúng ta nhớ tới Shiva thường xuyên hơn, và có mục đích, bởi vì ông ấy là người phá huỷ, ông ấy sẽ phá huỷ mọi thứ.
...Atpantaram trao nó cho Brahma, Brahma trao nó cho Ghorangiras, Ghorangiras trao nó cho Raikva, Raikva trao nó cho Rama...
Vậy trong dây chuyền đó đã có hàng nghìn người, nhưng vài cái tên quan trọng được lựa ra. Đã có hàng nghìn cái tên thậm chí không được biết tới. Một vài tên tuổi nổi tiếng nhất đã được lựa ra ở đây. Ghorangiras là một trong những người biết vĩ đại nhất từ thời Upanishad và ông ấy đã truyền tri thức cho Raikva. Raikva nữa cũng là một hiền nhân xuất chúng: ông ấy trao nó cho Rama, và đến lượt Rama trao nó cho mọi sinh linh.
Qua Rama tri thức này trở nên được phổ cập, đạt tới quần chúng. Trước đó tri thức này là bí truyền và thầy sẽ chỉ truyền nó cho đệ tử trong bí mật. Rama làm cho nó thành sẵn có cho mọi sinh linh. Trong tay của Rama nó không còn là bí truyền nữa, nó trở thành công khai cho mọi người.
Rama trao nó cho mọi sinh linh. Đây là thông điệp của niết bàn...
Thông điệp của niết bàn là ở chỗ tan biến của cái ‘tôi’. Hệt như việc ngọn đèn bị tắt đi cái ‘tôi’ bị tắt đi. Người tắt bản thân mình đạt tới thực tại tuyệt đối, điều không thể bị tắt đi theo bất kì cách nào.
Điều có thể bị tắt đi bên trong chúng ta là bản ngã của chúng ta; điều không thể bị tắt đi là Brahman bên trong chúng ta. Cho nên tắt cái có thể bị làm tắt để cho ta cái không thể tắt được có thể được kinh nghiệm.
Đây là giáo huấn của Veda. Đây là tinh hoa của mọi Veda. Và đây là kỉ luật của Veda.
Do vậy kết thúc Upanishad này.
Upanishad này kết thúc một cách rất độc đáo. Nó không kết thúc bằng giáo huấn của thầy mà kết thúc bằng việc đạt tới của đệ tử. Nó không kết thúc với điều thầy đã nói mà nó kết thúc bằng điều đã xảy ra cho đệ tử. Chừng nào mà giáo huấn còn chưa trở thành một hiện tượng sống nó không có giá trị. Chừng nào giáo huấn không sống động nó chỉ là trò chơi tâm trí.
Upanishad này không phải là trò chơi tâm trí, nó là việc biến đổi cuộc sống.
Thầy trao nó... cho Atpantaram, Atpantaram trao nó cho Brahma, Brahma trao nó cho Ghorangiras, Ghorangiras trao nó cho Raikva, Raikva trao nó cho Rama và Rama trao nó cho mọi sinh linh.
...Và chúng ta đã lại cố gắng chấn hưng giáo huấn diệu kì này, việc kinh nghiệm này và kĩ thuật tâm linh này bên trong bản thân mình. Chúng ta đã khơi lại ngọn lửa này bằng cách chuyển chiếc bấc.
Sau khi đi từ đây, tiếp tục khơi ngọn lửa này đi. Một ngày nào đó khoảnh khắc đó dứt khoát sẽ tới trong cuộc đời bạn khi bạn cũng có khả năng nói, Tôi đã thấy thế giới hệt như bây giờ, nó đã đi đâu rồi?... Nó có đơn giản không tồn tại không? Và cái ngày điều này sẽ được bạn kinh nghiệm, bạn cũng sẽ có khả năng nói, “Bản thân tôi là Thượng đế, tôi là tính thượng đế vĩnh cửu, tôi là vô hạn, tôi là phúc lạc, tôi là Brahman”
Chừng nào điều này còn chưa xảy ra bên trong bạn, thông điệp này về niết bàn phỏng có ích gì, tinh hoa này của Veda phỏng có ích gì? Và chừng nào còn chưa như thế, mặc dầu Upanishad kết thúc tại đây, nó còn chưa kết thúc cho bạn.
Cầu mong sẽ có một ngày mà bạn cũng có thể nói, “Giáo huấn Upanishad kết thúc ở đây cho tôi.”
Kết thúc quyển “Ngón tay chỉ trăng”

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét