CHƯƠNG 14. CHUYỂN HƯỚNG NĂNG LƯỢNG: KỸ THUẬT CHO SỰ THÔNG TUỆ, CẢM THỌ
Mật Điển:
Đề nghị từ từ bạn nên đánh mất tri thức.
Ngay lúc đánh mất chính là sự vượt lên.
Dâng hiến tự do; Trọn vẹn không ràng buộc.
Đối
với Mật điển con người sẵn có bệnh di căn. Căn bệnh không phải do thức phô diễn
nhiễu loạn, cũng không phải do căng thẳng. Nói một cách chính xác, bạn chính là
sự căng thẳng.
Hiểu
rõ giữa hai sự kiện này. Nếu tâm thức bị bệnh; thì căn bệnh có thể điều trị
được. Nếu tâm thức bệnh hoạn và quá yếu đuối, căn bệnh này không thể chữa trị.
Nó có thể chuyển hóa nhưng không thể trị liệu.
Đây
là sự khác biệt giữa tâm lý phương Tây (hệ thống tâm lý Logic) và Mật điển Á
đông. Tâm lý phương Tây nghĩ rằng tâm thức có thể lành mạnh. Do đó, có thể điều
trị và cần sự trợ giúp bởi vì họ cho rằng không có sự chuyển hóa, giống như
không gì có thể vượt ngoài tâm thức.
Nhưng
chuyển hóa có nghĩa là vượt lên. Bạn có thể sống trong trạng thái hiện thời và
vẫn có thể tiến xa hơn. Nhưng đối với họ, không thể vượt qua quy ước, và tâm
trí đã tuyệt đối, vì thế đối với họ chuyển hóa là điều bất khả.
Nếu
cho rằng thân vật lý này là bạn, chắc chắn không thể chuyển hóa. Bởi vì ai là
người làm bạn chuyển hóa, và sau khi chuyển hóa bạn sẽ đi về đâu. Nếu đơn giản
bạn chỉ là hình thể vật chất, chắc chắn bạn không thể thoát khỏi sự giam hãm
của thân vật lý.
Nếu
có thể vượt ra sự giam hãm của thân.
Có
nghĩa là bạn không còn đồng hóa mình với thân vật lý.
Có
điều gì đó hình như là sự "cộng thêm",
Có
nghĩa là tăng trưởng thêm chiều đi lên.
Đồng
nghĩa với chuyển động hướng vào trình độ cao hơn.
Tương
tự, bạn là tâm trí và không thể khác. Bạn cũng không thể chuyển hóa. Nhưng có
thể điều trị như một căn bệnh. Chúng ta có thể trị liệu tất cả mọi dạng thức
thuộc về tâm thần hay tâm lý. Chúng ta không sờ chạm đến tâm trí, chỉ chữa bệnh
cho tâm thức trở lại bình thường. Nhưng không một ai đặt nghi vấn:
"Tâm
thức bình thường thực sự có lành mạnh hay là không?"
Tâm
dung tục hay tâm bình thường lại là tâm nghi. Chúng ta tin vào tâm thức bệnh
hoạn và cho đó là tính chất bình thường. Nhưng dù cho có lành mạnh hay không,
nghi tình này chẳng bao giờ được nêu ra. Chúng ta mãi khăng khăng bảo vệ, tin
chắc vào tâm dung tục và cho nó là thực. Đó là hành động chấp thành bản ngã.
Vậy
bất cứ ai vượt khỏi tâm dung tục, phải được điều chỉnh và đem trở lại vị trí
cũ. Và toàn bộ hệ thống phương Tây nỗ lực trong chiều hướng về sự hoàn chỉnh.
Có nghĩa là dùng đủ mọi phương thức tâm lý trị liệu để quay trở về tâm dung
tục.
Nhà
tư tưởng, Geoffrey nói rằng thiên tài là con bệnh vì vượt qua sự bình thường.
Thiên tài là người bất bình thường. Nếu tính chất bình thường là tốt, lành mạnh
có nghĩa là người vượt qua thiên chức dung tục là con bệnh. Người thiên tư
không bình thường được xem là những kẻ trong trạng thái điên loạn. Nhưng sự
điên loạn của họ lại có lợi ích, vì thế nhân loại chấp thuận họ tồn tại.
Einstein,
Van Gogh, Ezra Pound... những nhà thơ, họa, khoa học hay những người thuộc về
huyền thoại, họ là những con người điên loạn và sự điên loạn của họ được chấp
thuận bởi hai nguyên nhân: Không hại ai và có nhiều lợi ích.
Sự
điên loạn của họ đã đóng góp cho nhân loại những điều tâm bình thường không thể
sáng tạo. Vì với trí huệ, họ đem chuyển động đến cực độ, và nhìn ra được những
điều tâm dung tục không thể nhận được. Vì thế, chúng ta bằng lòng; và tạm gọi
họ là những thiên tài để trao giải Nobel.
Nhưng
họ bị cho là những người bệnh hoạn vì tính chất bình thường được xem là tiêu
chuẩn và lành mạnh. Vậy những người không bình thường, không thuộc về tâm dung
tục đều là những con bệnh.
Geoffrey
nói: “Ngày nào đó, nhân loại sẽ quyết định trị liệu cho những nhà thơ hay khoa
học cùng phương cách dùng cho những người mất trí và điên loạn. Chúng ta muốn
đem họ trở về con người bình thường, bằng cách thể hiện phương thức thôi miên
đặc biệt để họ không thể vượt qua quy ước."
Ngược
lại, phương Tây là sự tiếp cận của phương Đông. Chúng ta chính là căn bệnh cho
dù bình thường hay bất bình thường. Người bình thường mang tâm bệnh bình
thường, bạn có thể phát hiện họ ở mức trung bình.
Vì
tất cả mọi người đều giống như nhau. Có những căn bệnh không thể phát hiện vì
người chữa bệnh cũng bệnh và “thức phô diễn” chính là nguồn gốc bệnh con người.
Và tại sao, tại sao thức phô diễn là căn bệnh di truyền? Nếu biết tiếp cận và
mổ xẻ theo những sự kiện và chiều hướng khác nhau; rất dễ dàng nhận biết.
Theo
quan kiến phương Đông, thân vật lý là ảo vì nó đang chết. Bạn không thể nào sáng
tạo một thân vật lý hoàn hảo, lành mạnh và tồn tại miên viễn. Vì tất cả những
vật chất, hiện tượng có sinh là phải diệt.
Bạn
chỉ có thể hình thành sự quân bình, nhưng trước sau gì nó cũng phải tan rã. Sức
khoẻ chỉ dùng để tương tác vì chúng ta hiện diện trong thế giới hiện tượng.
Thân vật lý chắc chắn không thể hoàn hảo. Đó là lí do tại sao y học không thể
có lập trường vững chắc và không thể định nghĩa sự lành mạnh là gì. Họ chỉ có
thể minh chứng những loại vi khuẩn tấn công và tạo thành những căn bệnh riêng
biệt.
Thông
thường, họ giải thích rất thiển cận và cho rằng: “Con người không bệnh là lành
mạnh, là tốt đẹp.” Căn cứ theo tính cách tâm dung tục lành mạnh là hoàn toàn vô
lý vì không bệnh tật là điều tiên quyết cho định nghĩa "lành mạnh".
Nhưng
sự lành mạnh không thể giải thích bằng sự bền vững của thân vì trong mỗi sát
na, thân vật lý chỉ có thể tồn tại trong sự tương quan hài hòa. Và chết là tiến
trình của cuộc sống, có nghĩa là lúc nào bạn cũng đang chết. Bạn không thể sống
mãi mà đang chết và đồng thời sống lại trong từng giây phút.
Sống
và chết không phải là hai điểm khác biệt. Lúc nào cũng như hai chân cùng bước
đi không dừng dứt; và cả hai đều thuộc về bạn. Mỗi sát na sống là mỗi sát na
bạn đang chết. Có điều gì đó đang chết trong từng thời khắc. Cuộc sống cho dù
kéo dài đến đâu bạn cũng phải chết. Bạn đang chết từng sát na; để rồi cuối cùng
tan biến vào hư không.
Khi
vừa chào đời, đồng nghĩa với khởi đầu của cái chết. Ngày sinh cũng là bắt đầu
cho ngày tử. Nếu bạn đang chết trong từng thời khắc thì cái chết không phải là
điều gì tự đến mà nó đang phát triển từ bên trong sự sống. Như thế có nghĩa là
thân vật lý thực sự chưa bao giờ lành mạnh hay bền vững.
Làm
sao điều ấy lại có thể? Khi cái chết xảy ra trong từng sát na thì làm sao thân
có thể được xem là hoàn hảo. Nó chỉ có thể thiết lập những tương quan để lập
lại quân bình trong cuộc sống.
Nếu
bạn trong tình trạng bình thường là thỏa nguyện đồng dạng với tâm thức. Nhưng
tâm thức không thể nào lành mạnh. Vì sự hiện hữu của tâm thức đều bị giới hạn
và bao bọc xung quanh bởi những loại bệnh tật, vi khuẩn, căng thẳng, nhiễu
loạn, lo lắng và khủng hoảng. Đó là sự vận hành tự nhiên của thức phô diễn. Vậy
cần phải hiểu tận tường và rõ rang: Tự nhiên là gì?
Có
thể nói thức phô diễn kết nối giữa thể chất và tâm linh từ bên trong; nối kết
tính chất hữu hình và vô hình trong bạn; là cây cầu nối kết huyền diệu nhất
giữa vật thể và sự linh thiêng và có thể nhận thức sự nghịch chiều hay quay
ngược lại chiều hướng trôi lăn của lục đạo (sáu tâm thức hay sáu thế giới).
Thông
thường, bạn như cây cầu bắt qua con sông và bờ sông bên này là thế giới vật
chất (thế giới hiện tượng). Trường hợp này, thức phô diễn là cây cầu nối tiếp
hai bên bờ dòng song, sự tiếp nối vật chất và thế giới vô hình hay tâm linh,
giữa hữu hình và vô hình, giữa hủy diệt và tồn tại, giữa sinh và tử, giữa thân
và tâm; hay bất cứ điều gì bạn có thể định danh. Thức phô diễn là cầu nối những
tương phản, thường xuyên bao bọc và duy trì trạng thái căng thẳng, không thể
nào để bạn trở về sự tỉnh lặng; mà luôn chuyển từ cực này sang cực khác.
Mỗi
giây phút thức phô diễn sâu lắng đầy căng thẳng. Tôi không nói khủng hoảng hay
lo lắng về vấn đề tài chánh hay những phiền muộn tương tự. Mối lo âu này không
phải thế; mà là nỗi khao khát chân chính muốn tìm về chân lý đức Phật. Bạn
thường trong tình trạng băn khoăn và nặng nề trong cuộc sống thường nhật. Nhưng
khi đã khám phá ra sự khắc khoải này. Bạn sẽ trở về nguồn gốc giải thoát chân
chính.
Tôn
giáo chân chính là nền tảng của sự khao khát. Đức Phật trở nên khao khát theo
phong cách khác. Ngài không lo lắng tài chánh, không băn khoăn về vợ đẹp, con
ngoan. Có thể nói: Ngài chẳng hề khao khát bất cứ điều gì về vật chất và thế
giới hiện tượng. Không một mối lo âu nào về đời sống dung tục của thế gian.
Ngài
sống an toàn, được bảo đảm và là con trai quốc vương một vương quốc hùng mạnh.
Ngài có một người vợ tuyệt trần và có thể nói: Tất cả đều sẵn sàng. Tất cả đều
có thể đáp ứng ngay tức khắc. Nhưng bất ngờ, ngài trở nên ưu tư và quyết định
lên lưng ngựa trốn khỏi kinh thành. Chính nỗi băn khoăn thúc đẩy và làm nền
tảng cho lòng khao khát giải thoát.
Lòng
khao khát tối hậu thúc đẩy khi ngài nhìn thấy người chết được khiêng đi. Ngài
hỏi người đánh xe chuyện gì đã xảy ra. Và nhận được câu trả lời:”Người đàn ông
này đã chết." Lần đầu tiên, ngài nghe về cái chết, lần đầu tiên chạm thực
tế về cái chết. Ngài hỏi: “Mọi người đều nằm xuống và tôi cũng phải chết?"
Hãy
nhìn vào câu hỏi. Chính bạn chưa bao giờ nêu lên vấn đề như thế. Bạn có thể hỏi
ai chết, tại sao ông ta chết; hay người ấy trông còn trẻ mà qua đời, quả thực
đáng tiếc. Bạn cảm thấy mình đang chia sẻ một nỗi buồn, bạn chỉ cảm thấy buồn
bã đôi chút rồi quên đi và không bao giờ nghĩ rằng mình cũng phải chết.
Tất
cả đều là phiến diện và bạn đã quên con người mình. Đức Phật hoàn toàn ngược
lại. Toàn bộ câu hỏi tập trung về: “Tôi cũng phải chết?" và người đánh xe
trả lời: “Tôi không thể dấu diếm ngài. Tất cả mọi người đều đi đến cái
chết."
Đức
Phật nói: “Quay xe lại. Nếu tôi cũng phải chết, ích lợi của cuộc sống này là
gì? Ông gây lên sự bâng khuâng sâu thẳm bên trong ta. Ngoại trừ vấn đề này phải
được giải quyết, còn không ta không thể bình an."
Đó
là nỗi băn khoăn căn bản. Nếu bạn ý thức từng trường hợp xảy ra trong cuộc sống
của thân và tâm, sự khao khát vi tế sẽ khuấy động. Bạn rạn nứt từ bên trong và
nỗi lo âu tiếp tục làm bạn khắc khoải.
Bất
cứ bạn làm hay không làm điều gì, nỗi lo lắng này vẫn tồn đọng. Một nỗi đau về
tinh thần lẫn vật chất. Và chính thức phô diễn lại là cây cầu nối tiếp với vực
thẳm không đáy. Có thân thì phải chết, nhưng vẫn còn có điều gì đó bên trong
bạn hình như là sự bất tử. Thế là có hai điều tương phản với nhau:
Thứ
nhất:
Nếu
đứng trên hai chiếc thuyền với chiều hướng ngược lại. Bạn sẽ đối lập trong xung
đột mâu thuẫn nội tại và thức phô diễn ở giữa sự đối lập.
Thứ
hai:
Thức
phô diễn là tiến trình chuyển tiếp, không phải là vấn đề hay sự vật. Định danh
"Tâm thức" là khái niệm sai lầm. Khi nói “Tâm thức" thì nó đã
xuất hiện như một vật thể trong hiện tượng. Thực sự không là gì cả.Thức phô
diễn không phải là công cụ hay thân vật lý... Nó chỉ là tiến trình. Vì thế còn
gọi là "ký ức" hay "ý nghĩ". Thế là chúng ta có từ ngữ
trong hệ Sanskrit là Chitta, nghĩa là"Tâm".
Thức
phô diễn không thể yên lặng, nó luôn luôn trong tình trạng căng thẳng vì những
nhiễu loạn của sự dao động. Thức phô diễn luôn chuyển di từ quá khứ sang tương
lai và ngược lại. Đó là sự chuyển động liên tục để hình thành nỗi lo âu vì mong
muốn hay sợ hãi. Và nếu quá chú trọng những lưu trữ về quá khứ, bạn có thể rơi
vào sự điên loạn.
Nếu
không còn nhồi nhét đầy ắp những thứ lăng xăng, vụn vặt, linh tinh đến từ bên
ngoài (thế giới hiện tượng), bạn sẽ rõ biết tiến trình diễn tiến nội tại của tư
tưởng, quá trình xảy ra như thế nào của tư tưởng làm bạn rơi vào sự căng thẳng.
Mọi
người cứ lượm lặt mọi thứ qua nhiều cách chỉ để che lấp và lẫn trốn. Nếu không
có việc gì để làm, người ta phải đọc sách, báo chí hay xem phim. Tại sao? Vì
không thể ngồi trong yên lặng. Quả rất khó khăn, nhưng nếu sống được trong yên
lặng, bạn sẽ hoàn toàn tỉnh táo và nhận rõ toàn bộ tiến trình.
Mọi
người lẫn trốn vào rượu để giúp bạn rơi vào trạng thái tê liệt của thức phô
diễn. Tính dục giúp bạn quên chính mình trong giây phút. TV và âm nhạc cũng
thế. Bất cứ điều gì có thể dùng để khuây khỏa, che lấp cái nhìn vào tư tưởng
khủng hoảng. Đó là trốn tránh của tự ngã; và nó chính là môi trường cho thức
phô diễn hoạt động.
Nếu
nhàn rỗi trong sự yên lặng có nghĩa là bạn thiền định và đang ý thức dòng tư
tưởng chuyển động. Tâm thức là tiến trình chuyển động, là căn bản nội tại đang
diễn tiến. Rất nhiều người đến và nói rằng: “Khi bắt đầu thiền định họ trở nên
căng thẳng và lo lắng, và sợ hãi nhiều hơn trước."
Thông
thường, chúng ta không hề băng khoăn hay ưu tư. Nhưng khi ngồi trong sự yên
lặng hay bắt đầu thiền định, dường như tư tưởng tăng đột ngột, ồn ào vô số kể
và cảm thấy mình bị nó tràn ngập. Thế là họ bắt đầu suy nghĩ tại sao hay có lẽ
vì thiền định làm chúng ta bất an. Thực ra, trong thiền định bạn yên lặng toàn
diện và nó bắt đầu lộ mặt.
Tư
tưởng là đám đông tụ họp chung quanh bạn từng sát na. Nếu bạn lượm lặt những
phù phiếm để che lấp, bạn sẽ không rõ biết về nó. Nên khi ngồi xuống, bạn nên ý
thức và nhận biết những gì thường lẫn trốn, không dám đối diện.
Tư
tưởng hay ký ức làm năng lượng bị hao tốn. Năng lượng bị tiêu hao vì thức phô
diễn. Nhưng nó lại rất cần trong cuộc sống vì là một phần của sự sinh tồn.
Nhưng cũng là vũ khí và là một trong những thứ vũ khí đầy bạo động, có thể nói
dã man nhất trong muôn loài.
Con
người tồn tại bằng thực phẩm là thịt thú vật. Động vật hoang dã có sức mạnh thể
chất nhưng yếu kém vũ khí vi tế, thức phô diễn hay tư tưởng. Thú vật có hàm
răng và móng vuốt sắc bén rất nguy hiễm. Thú vật mạnh hơn con người và có thể
giết con người một cách dễ dàng, nhưng lại thiếu tư tưởng. Và tư tưởng chính là
vũ khí để con người sinh tồn.
Thức
là phương tiện xử lý để tồn tại. Thức cần thiết và rất bạo động. Thức hung bạo
và mãnh liệt và là thành phần của tính chất bạo động. Thức phô diễn được gầy
dựng và hình thành qua công cuộc bạo động từ quá khứ thật xa xưa.
Vì
thế, khi ngồi xuống, bạn cảm thấy bất an. Cảm thấy sự nổi loạn từ bên trong. Tư
tưởng ào ạt đầy những ý kiến hung bạo, nhiễu loạn làm muốn phát điên và tưởng
chừng mình sẽ nổ tung. Đó là lí do tại sao không ai thích ngồi yên lặng để ngắm
nhìn hay thưởng thức.
Mọi
người đến và nói:
"Hỗ
trợ chúng tôi bằng sự giúp đỡ từ bên trong. Chúng tôi không thể nào ngồi yên
lặng. Vì dòng tư tưởng cứ như một đám đông. Cho tôi câu thần chú như Rama,
Rama, Rama... chẳng hạn. Cho tôi một phương tiện hay kỹ thuật nào đó để có thể
ngồi yên lặng."
Thực
sự các bạn đang làm gì thế? Bạn đang sáng tạo một môi trường mới. Bạn chỉ có
thể yên lặng khi đã cho thức phô diễn một điều gì. Bạn chú tâm vào Rama, Rama,
Rama... Như thế thức phô diễn không thể trống không hay thư giãn. Dòng tư tưởng
là tiến trình đầy bệnh hoạn và không thể hài hòa trong sự quân bình. Vì thế yên
lặng là cần thiết.
Thứ
ba:
Thức
hình thành từ nguồn gốc của xã hội. Khi vừa chào đời, bạn chỉ có khả năng tiếp
thu nhưng không có định kiến hay tư tưởng riêng biệt. Đứa trẻ sinh ra và trưởng
thành không lệ thuộc xã hội, đứa bé lớn lên với thân vật lý nhưng không có khả
năng nói bất cứ ngôn ngữ nào. Cũng không có khái niệm hay quan niệm để suy nghĩ
và tư duy giống như động vật hoang dã.
Xã
hội huấn luyện và đào tạo sự hiện thực, xã hội cho bạn tri thức và tư tưởng. Đó
là lí do tại sao Hindu có định kiến riêng của họ và Mohammedan lại có quan niệm
khác. Cả hai đều là con người, nhưng những gì thức phô diễn dung chứa hoàn toàn
khác nhau vì sự khác biệt về đất nước, văn hoá, xã hội, tôn giáo và mục tiêu.
Tất
cả mọi người sinh ra không có tri thức, chỉ có khả năng nẩy mầm. Nó chỉ là một
hạt giống. Bạn được huấn huyện với tư tưởng người nam hoàn toàn khác với người
nữ. Tri thức này được nuôi dưỡng trong bạn, và nó là điều kiện được áp đạt
cưỡng bách bạn suy nghĩ và hành động.
Thức
luôn luôn bám vào định kiến cũ rích về cái gọi là chính thống. Cho nên không
thể có tâm thức tiến bộ. Không thể có tâm thức phát triển, vì thức phô diễn là
định kiến bị giãm trong điều kiện và quy ước.
Hãy
nhìn vào chế độ thực dụng vô thần. Họ nghĩ là rất tiến bộ. Nhưng Max's Das
Kapital chỉ có quyền lực với những người tin theo ông ta, cũng như Koran có uy
lực đối với Mohammedan. Gita có giá trị đối với Hindu.
Nếu
bạn chỉ trích hay phê phán Marx, họ thấy bị tổn thương hay bị xúc phạm. Giống
như Jain cảm thấy bị xúc phạm khi bạn lên án Mahariva. Thức bám rất chặt vào
định kiến, vì nó tuân thủ theo chủ nghĩa xã hội quy ước quá khứ do những người
khác đơm đặt.
Tại
sao tôi lại xác định với bạn những sự kiện này? Bởi vì cuộc sống lúc nào cũng
thay đổi. Nó thay đổi liên tục và thức phô diễn lại bám vào quá khứ. Thức phô
diễn lúc nào cũng cổ lỗ và mục nát; trong khi đời sống luôn luôn mới lạ và tươi
mát.
Bạn
yêu một phụ nữ, nhưng bạn là người có tâm thức lệ thuộc giáo thuyết của Hindu
và người phụ nữ lại theo Mohammedan. Yêu thương đã trở thành phiền não vì quan
niệm về tôn giáo hoàn toàn đối lập.
Cuộc
sống mang đến bạn người phụ nữ Mohammedan. Một hiện tượng hoàn toàn mới và đầy
ngạc nhiên. Thế là thức phô diễn không biết làm sao để hài hòa trong trường hợp
này nên phát sinh mâu thuẫn.
Đó
là lý do khi thay đổi cuộc sống mới, chúng ta thấy mình bị mất gốc rễ. Đời sống
thì đầy những lo âu và xáo trộn. Thế nên cần thể hiện sự yên lặng, vì cuộc sống
lúc nào cũng yên lặng.
Chỉ
vì thức phô diễn không chấp nhận, không yên lặng và lúc nào cũng rơi vào mâu
thuẫn. Tất cả mọi việc thay đổi quá nhanh và thức phô diễn không thể theo kịp.
Nó còn mãi bám vào sự hiểu biết của quá khứ, trong khi sự việc lại thay đổi
từng khoảnh khắc.
Đó
là vì có nhiều sự khủng hoảng xảy ra tại phương Tây. Phương Đông thì ít hơn. Vì
nghèo nàn, vì phải đối diện với thực tế đầy thiếu thốn. Thực phẩm, quần áo
không đủ và vô gia cư. Hầu hết mọi người đều rơi vào sự khó khăn. Trong khó
khăn về vật chất lại ít rơi vào khủng hoảng.
Tại
sao thế? Bởi vì phương Tây phát triển khoa học kỹ thuật cực độ và cuộc sống vật
chất được nâng cao quá nhanh, cho nên thức phô diễn không thể theo kịp sự phát
triển của thế giới văn minh hiện đại. Khi đang cố điều chỉnh cho phù hợp với
những gì mới lạ, sự tiếp cận mới lại trở thành lạc hậu. Có thể nói: “Khi khoa
học kỹ thuật vật chất ngày càng cao, thì tâm thức lại đi thụt lùi."
Lúc
nào cũng có một khoảng cách. Đời sống mang đến nhiều điều mới lạ, mang đến cho
chúng ta những hoàn cảnh mới. Thế là thức phô diễn cố gắng tạo ảnh hưởng bằng
cách quay trở lại những thành kiến xưa cũ. Khoảng cách này tiếp tục lớn dần; và
có thể nói: “Khoảng cách xa thì sự khủng hoảng càng kinh khiếp."
Tâm
trí là căn bệnh di truyền. Vậy chúng ta phải làm gì? Nếu bạn trị liệu thì đó là
phương cách dễ nhất. Có thể chữa trị một thời gian dài nhưng vẫn không hiệu
quả. Thực ra, chữa bệnh thì đơn giản hơn chuyển hóa tâm thức. Vì bạn cần phải
buông bỏ sự buộc ràng của thức phô diễn một cách toàn diện. Muốn chuyển hóa,
bạn cần có đôi cánh dũng mãnh để vượt qua. Tuy nhiên, đừng đụng chạm gì về nó
và cứ để nó tự đến rồi tự đi.
Thí
dụ: Ở đây, trong căn phòng nóng bức, tôi có thể làm hai việc: mở máy lạnh và
tiếp tục ở trong phòng. Có nghĩa là cần sắp xếp làm thế nào cho căn phòng đừng
nóng. Sự thuận tiện nào cũng có cái giá: cần bảo trì và lo lắng về nó; hay chỉ
cần rời bỏ căn phòng để đi ra ngoài.
Quả
thật khó khăn. Phương Tây tiếp tục sống trong phạm vi kiềm hãm của thức phô
diễn. Càng cố gắng điều chỉnh, càng rơi vào sự vận hành phô diễn của thức. Cuộc
sống không một niềm vui. Không thể nào đạt đến đỉnh cao của hạnh phúc. Vì khi
cố gắng để vượt qua đau khổ; đó cũng là phiền não.
Freud
cho rằng: “Vấn đề khó khăn là trở thành con người hạnh phúc thực sự."
Thông thường, nếu đã chuẩn bị tâm thức trong đường lối bình thường thế nhân,
bạn có thể bớt phiền muộn hay kém đau khổ hơn những người khác. Freud là thiên
tài, có thể là người tư duy chân chính và có cái nhìn đúng đắn nhưng chưa thể
vượt qua khỏi thức.
Người
Á đông nói về tâm thức cách đây 5000 ngàn năm. Với khoảng thời gian dài chỉ nói
về tâm thức và thiền định như thế nào để vượt qua thức phô diễn. Nếu đã thế thì
cần gì bệnh viện tâm thần. Bệnh tâm thần chỉ phát triển ở các nước đã phát
triển như Âu Mỹ...
Đức
Phật sống tại Ấn độ giảng giải về tầng sâu nhất của tâm thức. Ngài nói về sự rõ
biết, trạng thái trung tính, vô thức... Ngài rõ biết toàn diện nhưng không
giảng về tâm thần. Lý do rất đơn giản, phương Đông không hứng thú gì ở lại
trong căn phòng nóng bức. Và vấn đề cần làm là làm sao vượt ra căn phòng.
Họ
chỉ thích thú ở trong căn phòng (tâm thức) với điều kiện cần có cánh cửa. Họ
không tô điểm hay mổ xẻ những chi tiết trong phòng. Nhưng dứt khoát họ không
muốn sống trong căn phòng trong sự tù hãm.
Người
phương Đông chỉ thích thú khi có thể tìm ra cánh cửa để thoát ra ngoài. Khi bạn
không còn bị gian phòng lôi cuốn, đương nhiên sẽ tìm ra lối thoát. Bạn có thể
rõ biết khoảng không gian tù túng như thế nào. Bạn chẳng còn phiền toái gì với
những thứ vụn vặt; vì chỉ muốn biết cánh cửa ở đâu để có thể thoát khỏi nó.
Giây
phút thoát khỏi căn phòng, tức thì bạn quên mất sự tù túng. Bạn đang sống trong
sự bao la rộng mở của bầu trời tự do không vách ngăn. Như thế, nếu vượt khỏi sự
ràng buộc của thức phô diễn, sự việc gì sẽ xảy ra?
Thức
phô diễn vẫn còn đó, vẫn như xưa và bạn không cần làm bất cứ điều gì để thay
đổi. Khi vượt khỏi sự ràng buộc của thức phô diễn; mọi việc tự nhiên thay đổi
và chuyển hướng. Có thể bạn sẽ quay trở lại căn phòng nếu thấy cần thiết. Nhưng
bạn trở lại bằng một con người đầy mới lạ. Vì sự thoát khỏi đã làm bạn trở về
phẩm tính sáng trong.
Con
người sống trong căn phòng kín chưa hề biết bầu trời bên ngoài như thế nào. Như
thế có nghĩa là chưa thực sự là con người. Chỉ loài côn trùng: con ong, cái
kiến, sâu bọ... quanh quẩn trong tổ kén. Khi chạm đến sự bao la, rộng mở, lập
tức sẽ trở thành là người khác. Đó là lần đầu tiên nhận ra được sự chân chính
đầy rõ biết.
Bây
giờ, người ấy có thể trở lại căn phòng với phẩm tính tinh anh đầy mới lạ. Bây
giờ, căn phòng chỉ để sử dụng, không còn là nhà tù giam hãm và có thể ra khỏi
nó bất cứ lúc nào. Căn phòng chỉ là phương tiện, ngày xưa chúng ta bị giam hãm
và giờ đây là chủ nhân. Thế là Chân, Thiện, Mỹ và tính mở rộng đang đón chào.
Người
phương Đông quan tâm làm thế nào để vượt ra khỏi thức phô diễn và sử dụng nó.
Đừng bao giờ đồng hóa với nó. Đây là thông điệp và tất cả kỹ thuật thiền định
là làm sao tìm ra cánh cửa.
Làm
sao sử dụng chìa khóa, làm sao có thể mở khóa để thong dong bước ra ngoài sự
rộng mở. Bây giờ chúng ta sẽ thảo luận những phương cách này. Đầu tiên là dừng
ngay tại trung tâm của sự hoạt động và bàn luận trở lại cách dừng trước đây đã
nói ở chương 13: Bây giờ còn lại kỹ thuật chod.
Mô
phỏng bạn mất hết năng lượng
Bạn
có thể ứng dụng trong trường hợp xác thực hay mô phỏng. Thí dụ: Nằm thư giãn và
cảm nhận thân vật lý đang chết. Nhắm mắt lại, cảm nhận mình đang chết. Chẳng
bao lâu sẽ cảm nhận thân vật lý nặng dần.
Mô
phỏng: “Tôi đang chết... tôi đang chết... tôi đang chết..." Lúc ấy bạn
muốn chuyển động cánh tay cũng không thể. Nó trở nên nặng nề và chết. Tiếp tục
cảm nhận mình đang chết... chết... chết... chết... chết; và cảm nhận đúng thời
khắc này chỉ còn sự chết, Bất ngờ bạn chuyển hóa.
Khi
cảm nhận thân này chết. Ý nghĩa của chuyển hóa là gì? Hãy nhìn vào thân vật lý.
Bắt đầu cảm nhận mình đang chết, thân vật lý trở nên nặng nề. Giờ nhìn thẳng
vào thân và quên mình đang chết.
Lúc
ấy, bạn trở thành nhân chứng. Thân như xác chết và bạn chỉ ngắm nhìn. Sự chuyển
hóa xảy ra; vì thức phô diễn không còn tồn tại. Thân như đang chết trở về trạng
thái thư giãn toàn diện; và tiến trình hoạt động của thức phô diễn hoàn toàn
dừng lại. Bạn có mặt tại đó, thân tại đó; nhưng thức phô diễn không hiện hữu.
Nên nhớ nó chỉ có thể tồn tại trong sự sống chứ không thể tồn tại trong xác
chết.
Bất
ngờ, quyết định một tiếng đồng hồ nữa bạn chết. Như thế sẽ làm gì trong một
tiếng đồng hồ này. Chắc chắn những suy nghĩ sẽ buông bỏ toàn diện, vì tiến
trình của tư tưởng là chỉ quan tâm đến quá khứ hay tương lai.
Bạn
có ý định mua căn nhà, chiếc xe, lập gia đình... Bạn thường xuyên để nhiều thứ
linh tinh hoạt động trong tâm trí. Bây giờ, chỉ còn một tiếng, những ưu tư
không còn có ý nghĩa nữa. Không còn quá khứ hay tương lai để mong cầu. Vì cái
chết đang đến.
Bạn
bỏ lại tất cả kế hoạch và ra đi với hai bàn tay trắng. Đối với cái chết, tất cả
mọi ý định đều tàn lụi. Đối với cái chết, mọi sự lo lắng đều dừng lại. Mỗi một
ưu tư, phiền muộn hay lo lắng đều là khuynh hướng phô diễn về quá khứ hay tương
lai.
Bạn
phải sống cho những hoạch định của ngày mai. Đó chính là nguyên nhân làm bạn ưu
tư. Vì thế, những người dạy thiền định thường nói: “Đừng nghĩ về tương
lai." Jesus nói với các môn đồ: “Đừng tư duy về ngày mai."
Nếu
còn nghĩ ngày mai; có nghĩa là bạn không thể đi vào thiền định. Bạn rơi vào
chiều hướng lo lắng đầy nhiễu loạn. Chúng ta cũng vẫn lo nghĩ nhưng không phải
cho ngày mai mà lại cho một đời sống khác. Chúng ta không phiền toái đời sống
này mà lại lo lắng về đời sống khác hơn, đó là vượt qua cái chết.
Ngày
nọ, tôi đi trên đường, có người tặng tôi quyển sách nhỏ. Trang bìa in hình căn
nhà xinh xắn, dễ thương và khu vườn tuyệt đẹp. Bức tranh thật hoàn thiện với
dòng chữ lớn: “Bạn có muốn căn nhà và khu vườn thiên đàng như thế không? Nó
không có giá vì hoàn toàn miễn phí?"
Tôi
lật trang tiếp. Căn nhà này không hiện hữu trên trái đất, vì quyển sách nói về
đạo Thiên chúa: “Nếu bạn mơ ước có căn nhà và khu vườn như thế. Hãy tin vào
Chúa. Ai tin vào ngài sẽ được bước vào thiên đàng."
Thức
phô diễn rất xảo quyệt, nó không nghĩ ngày mai nhưng lại hướng bạn về đời sống
khác sau khi chết để chuẩn bị về đất Chúa hay Niết bàn. Như thế không phải là
trọng tâm của chân lý, vì sự thực chân chính là không suy nghĩ hay lo lắng về
đời sống trên Thiên đàng hay Niết bàn.
Churchill
sắp chết, được hỏi: “Ông sẵn sàng gặp cha trên thiên đàng chưa?" Churchill
nói: “Đó không phải là điều tôi lo lắng. Vì tôi thường suy nghĩ không biết cha
hoàn thiện sẵn sàng hội nhập trong tôi chưa?"
Đức
Phật nói: “Không có Niết bàn, cũng không có kiếp sau"; và "Không có
linh hồn và chết là đã hoàn thành và trọn vẹn, không có gì còn lại." Người
ta cho rằng ngài phủ định luân hồi và tái sinh. Thực sự không phải thế, ngài
nói để chúng ta không còn bám vào tương lai và duy trì từng mỗi thời khắc, ở
đây và ngay bây giờ là cần thiết; để có thể đi vào thiền định dễ dàng hơn.
Nghĩ bạn đang chết.
Nhưng không phải là cái chết đang đến
hay bạn rơi xuống đất và dẫy chết.
Chỉ thư giãn và cảm nhận: “Mình đang chết... đang chết";
Cũng không phải nghĩ đến mà mô phỏng sự thực về cái chết,
cảm nhận từng tế bào thân và tứ chi đang chết.
Hãy
để cái chết thẩm thấu tận vào trong. Đó là một trong những kỹ thuật thiền định
tuyệt vời nhất. Bạn cảm nhận sức nặng của thân và sự bất động tay chân. Mọi thứ
đều đã chết. Và bất ngờ bạn nhìn lại thân vật lý. Thức phô diễn không có nữa.
Bạn có thể nhìn, bạn đang ở ngay trong nhận thức hoàn toàn rõ biết.
Nhìn
vào thân vật lý, nó không phải là bạn mà chỉ là một xác chết. Khoảng cách giữa
bạn và thân rất rõ ràng trong suốt. Không một cầu nối. Thân thể đang nằm đó và
bạn đứng nhìn như một nhân chứng.
Nên
nhớ:
Bạn
tin mình trú trong thân là do thức phô diễn. Nếu thức phô diễn không tồn tại,
bạn không thể cho rằng mình lưu trú trong hay ngoài thân. Bạn chỉ đơn giản hiện
diện, chẳng trong hay ngoài. Trong và ngoài là sự đơm đặt của thức phô diễn.
Bạn chỉ là nhân chứng. Khi sáng tỏ điều này, chắc chắn bạn sẽ được chuyển hóa.
Thỉnh
thoảng, có thể có những biến cố như thực. Như khi bị bệnh hay có cảm giác tuyệt
vọng, bạn cảm nhận mình sắp chết. Đây là trường hợp hữu hiệu nhất. Ứng dụng
ngay kỹ thuật này lập tức, hãy dùng nó như là sự thiền định.
Nằm
xuống và cảm nhận toàn bộ sự sống thoát ra từng lổ chân lông cho đến khi hoàn
toàn mất hết hơi sức và trở về sự bất động. Sức sống thoát ra khỏi thân vật lý
và bạn chỉ còn lại một xác chết vô hồn.
Ngay
giây phút này bạn mô phỏng:
"Nằm
và cảm nhận năng lượng thoát ra ngoài"
Chỉ
trong vài ngày; bạn sẽ biết làm thế nào năng lượng được thoát ra. Khi cảm nhận
được điều này, thân vật lý không còn gì chứa đựng bên trong, và nó được chuyển
hóa. Ngay giây phút mất hết sức sống; chính là lúc bạn chuyển hóa.
Khi
năng lượng cuối cùng đã thoát ra hết, sự chuyển hóa bắt đầu khởi động. Lúc này
bạn chỉ là nhân chứng; đứng nhìn không một phê phán hay chú tâm vào bất cứ hiện
tượng nào. Bạn chỉ nhìn hiện tượng đang nối kết vũ trụ và thân như chuyện khôi
hài lớn của tổng thể vũ trụ.
Sự
chuyển hóa làm bạn thoát khỏi sự ràng buộc của thức phô diễn. Một sự chia tay
thẳng thừng và quyết liệt. Đó là chìa khóa; và có thể ứng dụng bằng nhiều
phương cách, với bất cứ phương tiện nào bạn thích. Thí dụ: Chúng ta đã nói về
chạy vòng vòng cho đến khi kiệt sức, vẫn tiếp tục chạy... chạy... chạy...
Đừng
dừng lại bởi động cơ của thức phô diễn. Để mặc toàn thân tự buông rơi xuống mặt
đất. Khi từng tế bào trong thân không còn sức nữa, tự động bạn phải ngã xuống.
Thế thôi. Khi ấy nên ý thức trong cái nhìn toàn thân đang rơi xuống.
Thỉnh
thoảng cũng có rất nhiều sự huyền diệu xảy ra. Bạn vẫn đứng nhìn, nhưng thân
lại ngã quỵ. Nhưng đừng đồng lõa với sự rơi xuống của thân. Không nên tự mình
nằm xuống, mà tiếp tục hoạt động cho đến khi thân tự ngã xuống như xác chết.
Ngay lúc cảm nhận thân rơi xuống bạn không làm gì cả. Mở mắt ý thức toàn diện
sự ngã như chết. Đừng đánh mất cơ hội trong thời điểm này.
"Nổi
bật lên", ý nghĩa xác thực tiếng Anh là: “Trạng thái định". Đứng
ngoài cuộc là phúc lạc. Khi có cảm nhận thoát ra khỏi sự giam hãm của thân. Lúc
ấy, đó là thức phô diễn không còn hiện diện. Sau đó, bạn quay trở lại thân với
hoạt động của thức phô diễn nhưng không đánh mất trải nghiệm không còn bị chi
phối.
Sự
trải nghiệm đã trở thành một phần trong cuộc sống. Nó lúc nào cũng hiện diện
cho dù trong bất cứ trường hợp nào. Hãy tiếp tục ứng dụng mỗi ngày, sẽ có rất
nhiều điều mới lạ xảy ra trong tiến trình đơn giản của trạng thái như đã chết.
Phương
Tây thường lo lắng về những rắc rối làm sao để xử lý tâm thức. Họ đã nổ lực và
thử cố gắng với nhiều phương pháp. Nhưng có thể nói, chưa mang lại hiệu quả nào
đáng kể. Tất cả sự việc chỉ là một phong trào để rồi tàn lụi.
Chuyển
động của thức phô diễn giờ là sự chuyển động của cái chết. Vì sao? Thông thường
thức phô diễn lúc nào cũng đặt để và chuẩn bị trong tư thế như xây nhà trên bãi
cát. Thế nên nỗi sợ hãi lúc nào cũng hiện diện. Nhưng trong sự chuyển động liên
tục thức phô diễn không thể tồn tại.
Vượt
khỏi sự ràng buộc của thức là phương cách độc nhất để quay trở về bình an và
nội hỷ. Bạn có thể di chuyển hay sử dụng nó. Vì thức phô diễn đã trở thành trợ
huấn cụ; nhưng đừng bao giờ đồng hóa với nó.
Tóm
lại: Có hai vấn đề để lựa chọn. Đồng hóa và lệ thuộc nó như một nô lệ. Nói theo
Tantra, đó là hình thức bệnh hoạn; và lệ thuộc vào tất cả sự chi phối của thức
phô diễn. Trở lại vị thế chủ nhân ông và thức chỉ là phương tiện để hoạt động.
Chắc chắn lúc nào bạn cũng ngập tràn trong sự tươi mát và trong sáng.
Tôi
tin chắc bạn đã quyết định với sự lưa chọn nào. Dâng hiến tự do trọn vẹn không
ràng buộc. Rất đơn giản: “Dâng hiến tự do". Tự do là hệ quả của dâng hiến.
Nhưng ý nghĩa dâng hiến là gì? Trong Vigyan Bhairava Tantra có hai kỹ thuật.
Một dành cho những người khuynh hướng lý trí và khoa học, và phần còn lại cho
những người sống có khuynh hướng thiên về con tim cảm xúc và thơ ca.
Đó
là hai dạng đối lập, không bao giờ gặp nhau. Thỉnh thoảng có thể song hành
nhưng không thể hòa điệu. Thỉnh thoảng có thể khoa học và văn thơ gặp nhau
nhưng cũng rất hy hữu. Họ là những người bị chia cách. Khi người sống trong thơ
văn là họ hoàn toàn quên mất khoa học. Ngược lại, khoa học chỉ ưu tâm đến thế
giới khác. Đó là thế giới của tri thức, khái niệm, phân tích, toán học và
Logique.
Khi
chuyển hướng đến thế giới nghệ thuật đầy tính chất thi vị. Toán học hoàn toàn
vắng bặt. Chất thơ hiện hữu. Khái niệm không còn nữa, từ ngữ vẫn còn đó nhưng
luân chuyển dịu dàng, không cứng ngắt và khô khan. Cơ sở khoa học hoàn toàn
không hiện hữu, chỉ còn lại những nốt nhạc và âm vang của vần điệu.
Tri
thức và cảm xúc. Đó là hai nền tảng căn bản. Kỹ thuật đầu tiên là hướng dẫn về
chiều hướng khoa học. Kỹ thuật thứ hai dành cho tâm thức có khuynh hướng thiên
về cảm xúc. Đó là sự dâng hiến cho tự do hoàn toàn không ràng buộc.
Bạn
nên khám phá mình thuộc về dạng thức nào. Không tính chất nào cao hay thấp hơn.
Đừng vội cho rằng người dạng tri thức cao hơn người sống bằng tình cảm. Đơn
giản chỉ phân tích mình thuộc tính chất nào. Thế thôi.
Kỹ
thuật thứ hai dành cho người sống theo tình cảm. Tại sao? Bởi vì trong sự dâng
hiến, họ hoàn toàn hướng về điều gì đó một cách mù quáng. Trong sự dâng hiến,
đối tượng trở nên quan trọng hơn chính mình. Đó là niềm tin.
Người
sống bằng lý trí không tin vào bất cứ một ai hay điều gì nếu chưa được minh
chứng theo hệ thống logique. Vì thế, chỉ có thể phân tích, chỉ trích chứ không
tin bất cứ điều gì ngoài luận cứ khoa học. Người theo quan kiến lý trí, lúc nào
cũng nghi. Tuy nhiên, thỉnh thoảng cũng tin, nhưng niềm tin này không bao giờ
hoàn hảo.
Họ
phải tìm những minh chứng bằng lý luận. Những điều này cần phải chính xác qua
sự thực nghiệm cụ thể bằng hiện tượng. Nhưng vấn đề lại là: Niềm tin không phụ
thuộc vào những chứng minh cụ thể bằng hiện tượng vật chất hay lý luận.
Nếu
phải chứng minh bằng hiện tượng vật chất; đó không phải là sự xác tín hay đức
tin, và niềm tin không còn cần thiết nữa. Khi không tin mặt trời, không tin bầu
trời, làm sao có thể tin mặt trời chiếu sáng?
Nếu
ai hỏi bạn tin gì về hiện tượng mặt trời mọc, bạn không hề nói: “Tôi tin tuyệt
đối như thế."; mà bạn có thể nói: “Mặt trời mọc, đương nhiên tôi biết như
vậy." Không hề thắc mắc tin hay không tin. Niềm tin là bước nhảy vào vực
thẳm của những điều bí ẩn không cần sự minh chứng.
Thật
là khó khăn và rất chướng ngại cho những người theo quan điểm lý trí, bởi vì
toàn bộ sẽ trở nên vô lý và ngu xuẩn. Trước hết, vì cần phải có bằng chứng. Nếu
nói: “Có Chúa và ta quy thuận ngài"; nhưng Chúa phải được minh chứng, thế
thì Chúa đã trở thành một định lý...
Tertullian
nói: “Tôi tin Chúa vì phi lý." Chính xác. Đó là thuộc dạng cảm tính. Ông
nói: “Vì ngài không thể chứng minh, và đó nguyên nhân tôi tin." Đây là một
dẫn chứng không cần phân tích hay lý luận. Ông hoàn toàn chính xác, bởi vì tin
là bước nhảy vào sự huyền bí không cần điều kiện hay nguyên do. Và điều này chỉ
những người sống trong cảm tính mới có thể có.
Quên
sự dâng hiến. Tìm hiểu sâu về tình yêu, bạn mới có thể hiểu dâng hiến là gì.
Khi yêu ai, chúng ta thường nói: “Rơi vào tình yêu" hay "yêu say
đắm". Không có gì rơi vào cả, chỉ có cái đầu của bạn. Bạn rơi từ đầu xuống
trái tim vì ngôn ngữ hình thành qua lý luận, còn trái tim thì mù quáng.
Tình
yêu là trạng thái điên dại, là điên rồ. Có nghĩa là bạn có thể muốn bất cứ điều
gì từ đối tượng và ngược lại. Trong tình yêu, tất cả trở thành mù quáng và điên
dại. Mọi thứ đều không còn tồn tại, duy chỉ đối tượng. Bạn có thể dùng lý lẽ
hay phân tích với một người đang mê say tình yêu hay không? Người ta đã thử
nhưng không có gì minh chứng nào về vấn đề này cả.
Khi
bạn yêu ai và có người khác nói: “Người này hoàn toàn vô tích sự, chẳng làm
được gì" hay "Khờ khạo quá, bạn có thể tìm đối tượng tốt hơn".
Không thể giúp ích được gì cả. Khi đang yêu, tất cả lý lẽ đều trở thành vô ích.
Tình yêu có tiếng nói riêng của nó. Có nghĩa là ngay bây giờ, bạn có cách cư xử
riêng không còn chia chẻ và đối lập.
Nhìn
hai người tình, nhìn cách đối xử và sự trao đổi của họ. Nó đã là một. Họ dùng
ngôn ngữ như trẻ con. Tại sao? Ngay cả những nhà khoa học nổi tiếng, khi rơi
vào tình yêu, cũng bắt đầu dùng ngôn ngữ trẻ thơ. Tại sao không thể dùng từ ngữ
văn minh hiện đại? Chẳng qua nó không còn hữu dụng.
Một
trong những người bạn tôi lập gia đình với cô gái người Crechoslovakian. Cô chỉ
biết chút ít tiếng Anh, và bạn tôi cũng chỉ bập bẹ tiếng của cô ta. Ông ta là
bậc trí thức dạy đại học và cô gái cũng vậy. Cả hai chỉ có thể dùng ngôn ngữ về
kỹ thuật để trao đổi và họ không sử dụng được ngôn ngữ trẻ con. Vì thế, lúc nào
họ cũng xa cách và bở ngỡ.
Ông
ta nói tình yêu chúng tôi chỉ phiến diện và hời hợt bên ngoài. Nó không thể
thấm nhuần sâu tận bên trong. Ngôn ngữ đã trở thành một chướng ngại. Tôi nói
chuyện với cô ta giống như đang dạy học. Chẳng hạn như trình bày một đề tài: Cô
cần quan tâm đến tôi như thế nào và ngược lại cô ta cũng thế. Nhưng tình yêu
lại là vấn đề hoàn toàn khác.
Tại
sao chúng ta rơi vào ngôn ngữ bập bẹ của trẻ con trong tình yêu? Vì tiếng nói
bạn sử dụng trong tình yêu đầu tiên là với người mẹ. Những từ ngữ này được thốt
ra đầu tiên là sự yêu thương. Nó không thuộc về lý trí mà xuất phát từ trái
tim, là cảm xúc. Có nghĩa là nó có phẩm tính hoàn toàn khác biệt.
Khi
bạn yêu, bạn rơi về ngôn ngữ trẻ con. Ngôn ngữ này khác hẳn vì không phụ thuộc
lý trí, mà là tiếng nói của con tim. Ngôn từ có thể không có ý nghĩa hay đại
diện cho cảm xúc hoặc tư tưởng. Nó chỉ có nghĩa duy nhất là hướng về chiều
không gian khác biệt là yên lặng trong niềm hạnh phúc lớn lao.
Khi
rơi vào tình yêu say đắm, đột nhiên bạn yên lặng; vì ngôn ngữ không thể tồn tại
trong tình yêu. Trong giây phút thiêng liêng, không thể nói gì với người tình;
mà chỉ có thể thể hiện bằng yên lặng. Vì thế, người nào nói nhiều để thuyết
phục đối tượng là mình đang yêu say đắm; đồng nghĩa với không bao giờ họ yêu
hay chỉ là tình yêu giả tạo.
Khi
tình yêu sâu lắng trở về vô ngôn, nếu không thể yên lặng với người tình, có
nghĩa là chưa thực sự yêu. Quả rất khó khăn sống trong yên lặng với người yêu
khi chưa thực sự yêu; nhưng với người xa lạ, bạn sẽ nói rất nhiều.
Vì
thế, lúc trên xe bus hay xe lửa, bạn tìm cách nói với người bên cạnh và làm họ
phải nhàm chán. Có lẽ vì bạn nghĩ rằng ngồi yên lặng với người kế bên là quái
dị, kỳ quặc hay bất lịch sự. Và không có sự nối tiếp nào khác để chứng minh
ngoại trừ tìm chuyện để nói huyên thuyên.
Thể
hiện sự nối liền tâm thức với người xa lạ là điều hoàn toàn khó khăn vì mỗi
người đều tự đóng cho mình cái khung vững chắc bằng quan niệm. Hai hàng rào cản
được dựng lên bằng sự phòng thủ những thứ sợ hãi, va chạm, xung đột và nguy
hiễm...
Vì
thế, trong những giao tiếp, họ thường bắt đầu nói những chuyện nhảm nhí. Có
nghĩa là hình thành cầu nối bằng cách nói về thời tiết hay về bất cứ chuyện
gì... Những chuyện phù phiếm đâu đâu nhưng cho họ cảm giác được nối liền với
những truyền thông trong hệ thống giao thiệp.
Hai
người tình sẽ rơi vào yên lặng. Khi người tình bắt đầu nói, có nghĩa là người
yêu không còn hiện diện và trở thành xa lạ. Hãy nhìn hai vợ chồng. Lúc một
mình, họ bắt đầu nói đủ thứ chuyện với chính mình. Tuy nhận biết là không cần
thiết nhưng không thể nào họ sống trong trạng thái yên lặng.
Khi
yêu nhau, ngôn ngữ trở nên vô dụng và không còn tồn tại. Ngôn ngữ thuộc về lý
trí, điều kiện và lý lẽ để thể hiện những mong cầu. Đầu tiên, khi yêu nhau bạn
sử dụng ngôn ngữ trẻ con, từ từ ngôn ngữ này cũng mất đi. Thế thì bạn rơi vào
yên lặng trong sự kết hợp truyền thông.
Sự
liên lạc hay truyền thông này là gì? Nó không còn lý trí để đối lập. Họ cảm
nhận hài hòa những chiều hướng khác nhau trong hiện thực. Họ cảm thấy an lạc và
hạnh phúc trong sự kết hợp. Nếu bạn bảo họ: Hãy minh chứng hạnh phúc là gì.
Điều này hoàn toàn bất khả.
Cho
đến bây giờ chưa có một người tình nào có thể minh chứng họ hạnh phúc trong
tình yêu như thế nào và tại sao. Bởi vì tình ái thế nhân chứa đựng đau khổ mà
chỉ sự yên lặng mới có thể mang đến niềm phúc lạc cho những người tình thực sự.
Tình
yêu đầy đau khổ và phiền muộn, vì trong tình yêu, kết hợp với đối tượng trở
thành một là điều hoàn toàn không thể. Hai tâm hồn trở thành tổng thể bao la
chứ không tồn tại trong thân vật lý. Đó là sự khác biệt giữa tình yêu và tình
ái. Giữa dục tính bản năng và sự yêu thương.
Nếu
hai thể xác trở thành một, điều này không khó khăn gì. Đó là một trong những
điều dễ dàng nhất, ngay cả loài thú vẫn làm được. Nhưng hai người kết hợp hoàn
toàn là điều rất khó khăn. Hai tâm hồn phải tan biến, lý trí phải vắng mặt, chỉ
còn lại không gian rộng mở. Không còn lý lẽ, không còn bất cứ nguyên nhân hay
điều kiện gì đặt để trong tình yêu. Như thế tình yêu mới có thể nở hoa.
Các
nhà khoa học và những người ủng hộ như Wattson Skinner cho tình yêu là ảo giác.
Không có tình yêu; đó chỉ là ảo giác và hoang tưởng là tình yêu. Bạn có cảm
giác mình đang yêu nhưng không phải tình yêu. Có nghĩa là bạn đang mộng rằng
mình yêu.
Không
một ai có thể nói họ sai. Họ nói tình yêu là ảo giác, là sự trải nghiệm lâng
lâng không thực, đó chỉ do ảnh hưởng của những hóa chất từ hệ thần kinh xúc tác
tế bào thân tạo thành ảo giác. Không có gì là thực. Nó giống như những ảo giác
do những chất kích thích của ma túy, gây ảnh hưởng và hình thành cách cư xử và
cho bạn trạng thái ngộ nhận. Và không một ai minh chứng họ sai lầm.
Nhưng
khi Wattson rơi vào tình yêu, sự huyền diệu đã xảy ra. Dù ông nhận biết tất cả
đều do tính chất của các kích thích tố tác động; dù ông ta vui sướng và hạnh
phúc nhưng ông không thể minh chứng.
Nó
là cái gì đó chuyển động trong nội tại. Sự việc gì xảy ra trong tình yêu? Đối
tượng trở nên quan trọng hơn bản thân bạn và trở thành trung tâm chú ý. Lý trí
luôn duy trì trung tâm bản ngã. Tôi là trung tâm, và tất cả phải quay chung
quanh để phục vụ.
Nếu
có điều kiện, bạn có thể đi đến kết luận cùng Berkeley. Ông nói: “Chỉ có tôi
hiện thực, tất cả sự việc đều là tư tưởng thuộc về tâm trí. Làm sao tôi có thể
minh chứng bạn có mặt và đang ngồi trước mặt tôi. Làm sao tôi chứng tỏ những lý
lẽ của bạn đang có mặt tại đây. Bạn có thể chỉ là mộng. Tôi cũng là mộng và
mộng đang nói chuyện.
Bạn
có thể không hiện hữu tại đây. Làm sao tôi có thể chứng minh bạn có mặt. Tôi có
thể sờ chạm vào bạn, nhưng cũng có thể sờ chạm bạn trong mộng. Và ngay trong
mộng, tôi vẫn có cảm giác khi tôi sờ chạm. Tôi đánh ai trong mộng họ cũng la
hét. Vậy làm sao tôi phân biệt với những khán giả tại đây, không phải là mộng
mà đang hiện hữu ?"
Đến
nhà thương điên, bạn nhìn thấy họ ngồi một mình độc thoại. Họ đang nói với ai
vậy? Có thể không với ai cả. Làm sao có thể minh chứng bằng tính hữu tỷ thực sự
đang hiện diện tại đây. Nếu lý trí đi đến cực độ, chỉ còn lại duy nhất tôi và
tất cả là những giấc mộng.
Con
đường tình yêu hoàn toàn trái ngược con đường phân tích. Tôi trở thành bí ẩn,
bạn và những người khác trở thành hiện thực. Nếu di chuyển đến cực điểm bạn
hoàn toàn quên mất mình và hoàn toàn dâng hiến. Nếu tình yêu đến đỉnh cao bạn
hoàn toàn biến mất. Bạn không còn có khái niệm về bản ngã, duy chỉ đối tượng
tồn tại. Đó là sự dâng hiến và phục vụ.
Tình
yêu có thể trở thành dâng hiến, là bước đầu tiên và trở thành đóa hoa phục vụ
hương vị cho người. Nhưng đối với chúng ta, tình yêu là điều hoàn toàn kỳ lạ,
chỉ có tình ái tính dục là xác thực và hiện hữu!
Tình
yêu có thể rơi vào tính dục và trở thành dụng cụ thân xác; hoặc thể hiện tinh
thần dâng hiến và trở thành điều linh thiêng. Tình yêu đứng giữa hai điều này.
Thỏa mãn tình ái là vực thẳm của dục tính. Vượt lên trên là cánh cửa mở rộng để
đi vào không gian không bờ bến. Sự vô hạn của con Bồ tát đạo.
Nếu
tình yêu của bạn trưởng thành và sâu lắng, đương nhiên người khác quan trọng
hơn. Sự quan trọng này khiến bạn có thể gọi họ là những vị thầy, là đấng tối
cao, là Chúa. Đó là lí do tại sao Meera thường kêu gọi Krisna là Chúa.
Không
ai nhìn thấy Krisna, và Meera không thể minh chứng ngài hiện hữu, nhưng cô ta
cũng chẳng thích thú chứng tỏ điều này chút nào. Cô chỉ nhấn mạnh một điểm:
Krisna là đối tượng của tình yêu.
Nên
nhớ:
Dù
người yêu có thực hay chỉ là sự mô phỏng trong quán tưởng; không có gì khác
biệt. Bởi vì toàn bộ quá trình chuyển hóa đều xuyên qua dâng hiến, không thông
qua người tình. Krisna có thể không hiện hữu
bằng thân vật lý. Có thể đây là điều phi lý hay vô nghĩa, nhưng trong sự dâng
hiến, lại là toàn năng.
Đối
với Radha, Krisna là hiện thực. Đối với Meera, Krisna là vô hình tướng. Đó là
lí do tại sao Meera có sự dâng hiến cao cả hơn Radha. Và ngay Radha cũng phải
ganh tỵ và ghen tuông.
Meera
sống đơn độc trong phòng và nói chuyện với Krisna. Sống với ngài mà không cần
nhìn thấy ngài. Đối với cô, ngài là tất cả. Meera không cần minh chứng vì nó
như là sự phi lý, nhưng cô chỉ cần bước nhảy và chuyển hóa. Chính sự dâng hiến
đã phóng thích cô ra khỏi tất cả những ràng buộc.
Tôi
muốn nhấn mạnh vấn đề không phải ở vấn đề: Krisna hiện thực hay không tồn tại.
Mà chính là cảm thức Krisna đang hiện hữu ngay trong tình yêu trọn vẹn. Ngay
trong sự quy thuận toàn diện của kỹ thuật rút lui cá nhân; không còn tự ngã để
đi vào đối tượng hình tướng hay vô tướng.
Bất
ngờ bạn chuyển hóa và trở về trạng thái hoàn toàn thuần khiết bởi vắng mặt vô
minh. Hạt giống của vô minh là ô nhiễm và bất tịnh. Cảm nhận từ vô minh là
nguồn gốc điên loạn và khủng hoảng. Đối với thế giới cảm tính, phục vụ vô minh
là căn bệnh truyền nhiễm.
Muốn
vô minh không tồn tại, chỉ có con đường duy nhất; và không có con đường nào
khác là: “Sống vì người, người khác quan trọng hơn tất cả." Từ từ bản ngã
bạn sẽ mờ nhạt và mất dần. Một ngày nào đó, bản ngã không còn tồn tại, chỉ còn
lại sự thông tuệ đầy cảm thông với người.
Khi
bạn không còn hiện hữu và người khác không còn là ai khác. Tất cả trở thành đối
tượng. Và khi tự ngã "cái tôi" tan biến, "ngươi hay ta"
cũng tan biến. Bạn nhận đón bước đầu tiên trong tình yêu, người khác trở nên có
ý nghĩa và giá trị hơn chính bạn. Bạn vẫn tồn tại, nhưng đúng thời điểm. Khi
bạn không còn hiện hữu, chính là đỉnh cao.
Đỉnh
cao của tình yêu rất quý hiếm và cũng rất hy hữu vì thông thường chúng ta lúc
nào cũng tồn tại và người yêu cần phải hiện diện. Khi người tình quan trọng hơn
chính mình, bạn có thể chết vì người mình yêu. Nếu bạn có thể chết vì người
khác. Đó là tình yêu. Đối tượng đã trở thành ý nghĩa sống của bạn.
Chỉ
khi nào dám chết vì người khác, mới có thể biết sống vì người khác. Nếu bạn
không thể chết vì người, đương nhiên bạn không thể sống vì người khác. Đời sống
có được là thông qua sự chết.
Trong
tình yêu, người khác trở nên quan trọng và cao quý hơn bạn nhưng bạn vẫn hiện
diện. Trong đỉnh cao giao thiệp của sự kết hợp, bạn hoàn toàn tan biến, nhưng
bạn sẽ quay trở lại. Tất cả chỉ là cái thoáng qua. Vì thế, người tình có cái
nhìn thoáng qua của sự dâng hiến. Đó là lí do tại sao trong Ấn Độ, người yêu
thường được gọi là người tình của tôi hay sự thiêng liêng của tôi. Chỉ khi nào
đạt đến đỉnh cao, đối tượng mới trở thành hoàn thiện, và người tình trở thành
thiêng liêng và tuyệt vời.
Chỉ
khi nào bạn không còn tồn tại mới chính là sự trưởng thành, và bạn có thể trở
thành linh thiêng. Nếu bạn như là Sadhana, nó trở thành sự khám phá nội tại.
Nếu bạn không sử dụng như công cụ thỏa mãn dục tính, mà thông qua tình yêu để
chuyển hóa tâm thức, Nó sẽ là tối thượng và đầy huyền diệu.
Dâng
hiến tự do. Đó là lý do chỉ có thể thoáng nhìn tự do duy nhất trong tình yêu.
Khi đã kết hợp, sự giải phóng rất vi tế tự thể hiện. Đây là sự nghịch lý bởi vì
mọi người cho rằng như thế mình sẽ trở thành nô lệ. Nếu yêu ai, chung quanh sẽ
nghĩ rằng cả hai trở thành nô lệ cho nhau. Nhưng riêng trong trường hợp này,
bạn có được cái thoáng nhìn của sự rộng mở.
Tình
yêu là tự do. Tại sao? Vì vô minh là vây bọc và tù hãm. Có thể bạn bị giam hãm
và không có lối thoát. Nếu người yêu đến thăm bạn trong nhà tù. Nhà tù tan biến
trong chốc lát. Bức tường vẫn có đó, nhưng nó không thể giam giữ bạn.
Bạn
có thể hoàn toàn quên tất cả. Bạn và người bạn yêu có thể tan biến vào nhau và
trở thành bầu trời trong không gian rộng mở để bay cao. Nhà tù đã tan biến,
không còn tồn tại. Bạn có thể đứng dưới bầu trời mở rộng không có tình yêu,
hoàn toàn tự do. Nhưng vẫn bị giam hãm trong ngục tù vì không có nơi nào để
tung bay.
Chim
bay trên bầu trời, bạn thì không. Bạn cần có một khung trời rộng mở khác, không
gian của nhận thức. Chỉ có người khác mới có thể tặng bạn bầu trời này, và bạn
sẽ nếm hương vị đầu tiên của tự do. Khi người khác mở rộng cửa và bạn di
chuyển. Lúc ấy bạn mới có thể tung lượn trên bầu trời.
Tình
yêu là tự do nhưng vẫn chưa hoàn toàn. Nếu tình yêu là sự dâng hiến, nó sẽ trở
thành tự do trọn vẹn. Có nghĩa là không còn tự ngã, bạn đã rút lui trọn vẹn. Và
những ai thuộc dạng tính cảm xúc. kỹ thuật này sẽ dành riêng cho bạn.
Nếu
nhìn Ramakrishna, bạn nghĩ rằng: Ông ta chỉ là nô lệ của Mẹ Kali. Ngài không
làm gì cả nếu không có mệnh lệnh của mẹ. Ông giống như kẻ nô lệ. Nhưng sự thực,
không ai tự do hơn ông.
Lần
đầu ông được bổ nhiệm như mục sư trong nhà thờ, ông có những thái độ kỳ lạ. Hội
đoàn và ban quản trị họp lại và nói: “Trục xuất người đàn ông này ra khỏi thánh
điện. Ông có cách cư xử không dâng hiến." Xảy ra sự việc như vậy vì ông
ngửi đóa hoa đặt dưới chân Chúa. Đó là ngược lại nghi thức hành lễ truyền
thống. Đóa hoa bị ngửi không thể dâng hiến hay dâng cúng cho đấng tối cao, vì
được cho rằng đã ô nhiễm!
Ông
thường nếm thực phẩm trước rồi mới dâng cúng. Ban quản trị: “Ông làm gì thế?
Hành động này không được chấp nhận nơi đây." Ông nói: “Tôi sẽ rời bỏ chức
vị này và sẽ rời khỏi thánh điện. Nhưng tôi không thể dâng cúng thực phẩm cho
Mẹ mà không không nếm trước. Mẹ tôi thường nếm rồi mới đưa tôi dùng. Và tôi
cũng không thể không ngửi hương trước khi dâng hoa cúng Mẹ. Tôi có thể rời khỏi
nơi đây; và các bạn không thể cưỡng ép tôi không được sờ, chạm, nếm hay ngửi.
Tôi có thể tiếp tục dâng cúng Mẹ bất cứ nơi nào, vì mẹ có mặt khắp mọi nơi...
Mẹ không bao giờ bị giam hãm trong thánh điện này. Vì thế, đi đến đâu tôi cũng
sẽ làm giống như vậy."
Có
một số người Mohammedan nói: “Nếu Mẹ ông hiện hữu khắp mọi nơi, thế thì tại sao
không đến nhà thờ Hồi giáo (Mosque)?" Ông trả lời: “Được rồi, tôi đang đến
đây." Ông ta lưu lại đó sáu tháng và hoàn toàn quên hẳn thánh điện
Dashineshwar.
Bạn
ông đến và nói: “Bây giờ, ông có thể trở lại." Ông nói: “Mẹ có mặt khắp
mọi nơi." Người ta cho Ramakrishna là nô lệ. Nhưng sự dâng hiến là thế.
Bây giờ, người yêu của ông đã hiện hữu khắp mọi nơi. Có nghĩa là nếu bạn không
có mặt nơi nào cả, thì người yêu của bạn sẽ hiện hữu khắp mọi nơi. Nếu bạn có
mặt nơi nào, người yêu sẽ không còn hiện hữu.
Tôi
nghĩ như thế quá đủ cho ngày hôm nay.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét