1. NHỮNG LỜI CHỈ DẠY CỦA MARPA DÀNH CHO MILAREPA
Sau khi nhận Milarepa làm học trò chính thức và ban cho lễ quán đảnh, Marpa cung cấp cho Milarepa lượng thực phẩm dư dả và ra lệnh cho Milarepa thiền định trong một hang động ở vách núi phía Nam. Marpa rót đầy một ngọn đèn thờ với bơ, thắp nó lên, để trên đầu Milarepa. Milarepa thiền định ngày và đêm theo cách đó, không cử động, cho đến khi bơ trong đèn cạn sạch.
Mười một tháng trôi qua, Marpa và Dagmema tới thăm Milarepa. Thấy Milarepa thiền định liên tục mười một tháng mà không để cho đệm thiền bị lạnh, Marpa rất hài lòng. Gọi Milarepa xuất thiền, Marpa nói:
– Con của ta, con đã gặt hái được hiểu biết xác thực nào từ những giáo huấn đặc biệt của ta? Hãy để cho tâm thức con thư giãn và kể cho ta nghe những gì con đã hiểu được, kinh nghiệm được, và chứng ngộ được.
Milarepa quỳ xuống trước người thầy, hát bài ca sùng mộ 7 phần và trình pháp:
– Thưa Sư Phụ, con đã hiểu rằng, từ vô minh, thân thể này được cấu tạo từ máu và thịt, cùng với ý thức, là sự hợp nhất cấu thành từ 12 nhân duyên. Với những ai có đủ nghiệp tốt hướng tâm tới mong cầu giác ngộ, thân thể này là một tấm bè đưa họ đến tự do và giải thoát. Còn những ai có nhiều hành động ác hạnh, thân thể này chỉ là công cụ đưa họ đến những cõi thấp. Bây giờ thật sự là thời khắc tiên quyết, là giây phút đứng giữa hai ngả của con đường, lên cõi cao hoặc xuống cõi thấp. Con xin nương tựa vào bi lực của Sư Phụ, xin một lòng quyết tâm nỗ lực giải thoát khỏi đại dương đầy đau khổ ràng buộc này.
Con đã hiểu rằng, trên con đường giải thoát, trước hết, người hành giả cần tìm sự quy y nơi Tam Bảo, và thận trọng tuân thủ những giới luật. Con hiểu rằng người thầy là nguồn của mọi hạnh phúc. Bởi thế, nguyên lý quan trọng thiết yếu nhất là làm tròn mọi giáo huấn của người thầy, và duy trì một ràng buộc tâm linh không tì vết với thầy.
Sau đó, bằng cách suy ngẫm sâu sắc về vô thường, nhân quả, thân người khó được, và những khổ đau của sinh tử, mong muốn được tự do giải thoát sẽ càng ngày càng phát triển mạnh mẽ trong mỗi hành giả. Đó là nền tảng của những thề nguyện quyết tâm tu hành để được tự do giải thoát.
Với nền tảng đó, mỗi hành giả dần dần bước lên cỗ xe tu hành, tiếp tục thận trọng tuân thủ những thề nguyện của mình như giữ gìn con mắt. Dù có đi chệch đường, những lời thề nguyện này vẫn là những kim chỉ nam phải được tuân thủ.
Con hiểu rằng, không tìm kiếm sự bình an và hạnh phúc cho riêng mình trên con đường Tiểu Thừa, mỗi hành giả cần khai triển Bồ Đề Tâm, tìm cách giải thoát hoàn toàn cho các chúng sinh khác, và khát khao mong cầu giác ngộ. Để ôm trọn con đường Đại Thừa, hành giả từ bỏ con đường Tiểu Thừa; và trên nền tảng của một cái thấy thanh tịnh, họ đi vào con đường tối thượng của Kim Cương Thừa. Để hoàn thiện cái thấy hoàn hảo về thật tính, mỗi hành giả cần có một vị thầy với trí tuệ và phương tiện thiện xảo, biết cách trao truyền trọn vẹn và không nhầm lẫn về bốn phương tiện của quán đảnh. Quán đảnh có nghĩa là trao truyền sức mạnh của người thầy, đánh thức người ta về thực tại tối hậu và từ đó trở đi người ta thiền định qua mọi giai đoạn khác nhau của con đường.
Con đã hiểu rằng, trước hết, bằng phương pháp phân tích, lý luận, biện chứng, hành giả bắt đầu khám phá tính vô ngã từ góc độ cá nhân. Qua những khảo sát chi tiết, tỉ mỉ bằng các ví dụ, lý luận và giáo lý, sẽ đến lúc không thể tìm được một cái tôi nào, và hiểu biết nhận ra bản chất vô ngã xuất hiện.
Tóm lại, con đã hiểu rằng, thứ nhất, an định tâm thức trong một trạng thái sống động linh hoạt, cùng lúc với sự duy trì một trí tuệ phân biệt sâu sắc, là những đòi hỏi không thể thiếu được để đạt được sự quán chiếu hoàn hảo. Chúng giống như những bước đầu của bậc thang.
Thứ hai, con hiểu rằng bất kỳ loại thiền định nào, có hình tướng hay không có hình tướng, phải bắt đầu từ lòng từ bi sâu thẳm. Bất kỳ điều gì người ta làm đều phải khởi từ thái độ thương yêu và lợi lạc cho người khác.
Thứ ba, trong cái thấy hoàn toàn thanh tịnh, ta rèn luyện thiền định trong trạng thái không có đối tượng, không có khái niệm, mọi phân biệt tan biến vào trạng thái vô niệm.
Cuối cùng, trong trạng thái tự do không khái niệm, ta chân thành hồi hướng những kết quả của thiền định cho mọi chúng sinh. Đây là con đường cao nhất trong mọi con đường. Con đã hiểu ra rằng, giống như một người đói thì cần phải ăn, chứ không thể no được chỉ bằng sự hiểu biết về thức ăn. Cũng như thế, không thể chỉ có cái kiến đúng, mà để chứng ngộ được Tính Không, người ta phải thiền định. Con càng hiểu rằng, để đạt được cái thấy hoàn hảo, người ta phải thực hành tích tập công đức và tịnh hóa nghiệp xấu không ngừng nghỉ giữa những thời thiền định.
Tóm lại, giờ đây con đã hiểu rằng, kinh nghiệm về Tính không, về sự bình đẳng của các pháp, về sự không thể mô tả bằng tâm trí, và trạng thái không có khái niệm chính là tương ứng với bốn cấp độ nhập môn quán đảnh theo Kim Cương Thừa. Để chứng ngộ được những hiểu biết này, con sẽ cần phải tịnh hóa thân mình, kiềm chế thức ăn, và cầm cương tâm thức. Làm được như vậy, con sẽ điều chỉnh cách nhìn của mình, và thản nhiên trước mọi hoàn cảnh kể cả hiểm nguy và cái chết, để nhìn chúng tuyệt đối thanh tịnh như nhau.
Nghe Milarepa trình pháp, Marpa và Dagmema vô cùng hoan hỷ vì những hiểu biết sâu sắc về con đường thực hành pháp đã khởi sinh trong tâm Milarepa. Hai thầy trò bàn luận về pháp rất lâu, rồi Marpa và Dagmema trở về cư xá, còn Milarepa ở lại tiếp tục hành thiền.
Những ngày sau đó, trong một giấc mơ, Milarepa gặp một cô gái trẻ có màu xanh như bầu trời, xinh đẹp trong chiếu áo thêu và trang sức bằng xương. Cô nói rằng với giáo pháp Đại Thủ Ấn và Sáu Pháp mật truyền, Milarepa sẽ đạt được giác ngộ tối thượng qua thiền định liên tục. Nhưng vẫn còn một giáo pháp đặc biệt về Chuyển Di Tâm Thức vào xác chết, có thể dẫn đến Phật quả trong một khoảnh khắc thiền định. Cô nói Milarepa hãy cầu xin pháp này.
Milarepa đến gặp Marpa và thuật lại giấc mơ. Marpa nhận ra rằng đây chính là điều đã được sư tổ Naropa tiên báo. Dù tuổi đã rất cao, Marpa vẫn quay trở lại Ấn Độ gặp Naropa trong một khu rừng sâu, và xin được nhận pháp Chuyển Di Tâm Thức. Nghe thuật lại, Đức Naropa vô cùng hoan hỷ đáp:
– Thật tuyệt vời. Trong xứ Tây Tạng tối tăm mù mịt đã xuất hiện người con giống như mặt trời mọc trên những đỉnh núi tuyết.
Rồi Naropa truyền tất cả pháp cho Marpa, và tiên báo rằng mặc dù dòng dõi gia đình riêng của Marpa sẽ ngắn ngủi, nhưng dòng phái tâm linh và các giáo pháp đã được ban trải của Marpa sẽ được miên trường như một dòng sông vĩ đại.
Marpa trở lại Tây Tạng, và chẳng bao lâu sau, đúng như tiên tri của sư tổ Naropa, con trai cả của Marpa qua đời. Marpa làm theo đúng lời dặn của sư tổ Naropa, truyền pháp cho các đệ tử, rồi để họ lên đường. Riêng Milarepa được Marpa yêu cầu ở lại với Ngài thêm vài năm để truyền các giáo pháp bí mật. Tới lúc này, Milarepa đã học hết tất cả những giáo pháp tinh túy nhất của người thầy Marpa. Như mọi cuộc hội ngộ, đã đến lúc phải chia tay.
Phía dưới đại chúng có tiếng khóc thút thít. Hình như ai cũng sợ cảnh chia lìa. “Hãy vui lên,” Zangthalpa cười to. “Cuộc chia tay của Milarepa với người thầy cũng là một điều kỳ diệu, để lại cho chúng ta những bài pháp quý. Xin nghe tôi kể tiếp.”
2. MILAREPA CHIA TAY NGƯỜI THẦY MARPA
Milarepa đã không ở lại với Marpa quá lâu. Trong một giấc mơ, Milarepa nằm mơ thấy mình trở về quê nhà. Lúc này, mẹ già đã qua đời, người em gái của mình đã bỏ đi lang thang ăn xin, nhà cửa tan hoang, ruộng đồng tàn úa, kể cả sách vở cũng đã rã nát. Tỉnh dậy Milarepa thấy gối mình đẫm nước mắt. Những suy nghĩ về mẹ già và khao khát được trở về nhà cứ liên tục hiện lên thôi thúc Milarepa. Trời còn chưa sáng, Milarepa đã đẩy cửa, xuất thiền, và tới tìm Marpa.
Lúc này, Marpa vẫn còn đang ngủ. Đứng cạnh gối thầy, Milarepa hát thầm một bài cầu xin thầy cho được trở về nhà. Marpa tỉnh dậy lúc trời vừa sáng. Những tia nắng đầu tiên xuyên qua cửa sổ rọi xuống gối ngài, và chiếu lên đỉnh đầu ngài. Cùng lúc ấy, Dagmema mang tới một bữa ăn sáng thịnh soạn. Marpa hỏi:
– Này Milarepa, điều gì làm con đột ngột xuất thiền, tự ý rời khỏi thất tới đây tìm ta?
Milarepa thuật lại giấc mơ của mình. Marpa trầm ngâm:
– Con trai ta. Con đã nói với ta rằng con không còn vướng bận gì về gia đình, quê hương, họ hàng và cuộc sống trần tục, vậy mà giờ đây những suy nghĩ về họ lại lấp đầy tâm trí con. Nếu con muốn đi, thầy sẽ để cho con đi. Nhưng có lẽ sẽ không có ngày con quay trở lại đây nữa. Khi con tới tìm ta và thấy ta đang ngủ, đó là điềm báo trước rằng chúng ta sẽ không còn gặp nhau trong đời này. Tuy nhiên, mặt trời mọc lên trong không gian báo trước rằng con sẽ làm cho Phật Pháp chiếu sáng rạng rỡ như mặt trời. Quan trọng hơn hết, những tia sáng mặt trời chiếu rọi vào đầu ta cho biết rằng giáo pháp của dòng Kagyu sẽ truyền bá rộng xa. Việc sư mẫu mang bữa ăn đến đúng lúc cho thấy rằng con sẽ được nuôi dưỡng bằng thực phẩm tâm linh. Dagmema, nàng hãy chuẩn bị một lễ cúng đặc biệt.
Marpa sửa soạn mạn-đà-la còn Dagmema chuẩn bị đồ cúng. Marpa truyền cho Milarepa lễ quán đảnh Con đường của sự Tỉnh Thức theo khẩu truyền bí mật nhất của các Dakini, và ban cho Milarepa toàn bộ giáo huấn về con đường giác ngộ. Marpa dặn dò Milarepa:
– Những giáo huấn này do Đạo sư Naropa ban cho ta, và ngài đã dặn ta phải trao truyền chúng lại cho con. Đến phiên con, hãy trao những khẩu truyền này cho một trong số những đệ tử thân cận nhất của con, do những Dakini chỉ định, và người đó cần cam kết rằng sẽ phải duy trì dòng truyền thừa một thầy một trò này trong 13 thế hệ. Nếu con đổi những giáo huấn này lấy thực phẩm, sự giàu có, danh tiếng, hay chỉ làm vui lòng người khác, thì con sẽ chịu sự trừng phạt của những Dakini. Hãy giữ những khẩu truyền này trong tâm, và hãy thực hành.
Nếu có một đệ tử đã được tiền định đến với con, thì dù người đó không có lễ vật gì để cúng dường, con cũng phải kết nối với họ bằng quán đảnh và những chỉ dạy để bảo toàn giáo pháp. Thử thách điêu luyện một đệ tử, như Tổ Tilopa làm với Tổ Naropa, hay như ta làm với con, sẽ không lợi lạc cho những tâm thức chưa sẵn sàng. Hãy dùng tuệ phân biệt khéo léo để quyết định cách truyền pháp nào là thiện xảo nhất cho các đệ tử của con. Ở Ấn Độ hiện có 9 loại khẩu truyền của chư Dakini, mà không quá chặt chẽ như sự trao truyền một thầy một trò. Ta đã truyền cho con 4 loại, còn 5 loại kia, các huynh đệ trong dòng truyền thừa của chúng ta sẽ đi thỉnh cầu từ đệ tử của Tổ Naropa. Con hãy cố gắng học chúng. Đừng nghĩ rằng con chưa nhận được toàn bộ giáo pháp của ta vì con có ít lễ vật để cúng dường. Ta chưa bao giờ để tâm đến lễ vật. Sự cúng dường quan trọng nhất chính là lòng nhiệt thành tinh tấn để đạt giác ngộ, và sự siêng năng thực hành pháp, chỉ có điều đó mới mang lại cho ta niềm vui. Hãy nhiệt tình và giương cao ngọn cờ của sự toàn thiện.
Milarepa ở lại cư xá ít ngày và suy ngẫm về những giáo huấn vừa được chỉ dạy. Mấy hôm sau, Marpa gọi Dagmema chuẩn bị một buổi lễ với những đồ cúng dường quý giá nhất. Dagmema dâng một lễ cúng lên Marpa và các vị hộ Phật, những đồ cúng cho chư Dakini và các vị hộ pháp. Hôm ấy là một ngày kỳ diệu của lịch sử. Giữa đại chúng, Marpa biểu lộ thành những hình tướng hộ Phật Hô Kim Cương (Hevajra), Thắng Lạc Luân Kim Cương (Chakrasamvara), Bí Mật Tập Hội Kim Cương (Guhyasamaja) và những pháp khí: chuông và chày kim cương, bánh xe uy quyền, hoa sen, thanh kiếm, ba chữ OM, AH, HUM màu trắng, đỏ và xanh, và đủ mọi ánh sáng thấy được và không thấy được.
Rồi Marpa nói:
– Đây là những biến hóa kỳ diệu. Phô diễn chúng mà không có mục đích chân thật là điều không tốt. Hôm nay ta đã biểu lộ chúng vì dịp ra đi của Milarepa.
Được nhìn thấy một vị Phật sống, lòng Milarepa tràn đầy hỷ lạc, và một quyết tâm mạnh mẽ rằng cũng sẽ cố gắng thành tựu những năng lực thần diệu như thế qua thiền định. Marpa hỏi:
– Con đã thấy và con có tin vào những biến hóa này không?
Milarepa trả lời:
– Thưa Sư Phụ, con quá hạnh phúc đến độ không chỉ tin, mà còn nghĩ rằng con sẽ cố gắng để có thể làm được như vậy qua thiền định.
Marpa dặn dò tiếp:
– Rất tốt. Nếu như thế, giờ con có thể ra đi. Ta đã gieo một hạt giống trong con rằng mọi hiện tượng đều là hư huyễn, con hãy thực hành đúng như vậy. Hãy nương náu trong đơn độc của núi cao, tuyết trắng, hay những khu rừng.
Rồi Marpa dặn dò cẩn thận cho Milarepa về những địa điểm linh thiêng đã được ban phước, hay nhắc đến trong Kinh điển để tới thiền định:
– Hãy dành hết mình cho thiền định ở những nơi chốn thiêng liêng đã được chỉ dạy. Nếu thiền định được chính là con sẽ phụng sự đạo sư, báo hiếu cho cha mẹ, và thành tựu mọi mục tiêu của tất cả chúng sinh. Nếu không thiền định được thì cuộc đời con sẽ chẳng có gì ngoài sự chồng chất dày thêm nghiệp xấu. Vì thế, hãy từ bỏ hoàn toàn những đam mê mong cầu của cuộc đời này, và từ bỏ liên hệ với những người còn đang tìm kiếm lạc thú. Bằng cách đó, hãy nhất lòng hiến mình cho thiền định.
Khi nghe Zangthalpa giảng đến đây, ở dưới đại chúng có nhiều tiếng xôn xao: “Thế này thì khó quá, mình còn đang phải vừa tu vừa nuôi gia đình làm sao có thể thiền định bằng cách bỏ liên hệ với những người đang tìm kiếm lạc thú được? Hiểu được tâm ý của đám đông, Zangthalpa mỉm cười giải thích: – Đây là lời dạy của Marpa dành riêng cho Milarepa, các bạn phải nắm được ý nghĩa cốt yếu của chúng là: hãy hiến trọn tâm trí của mình cho Pháp. Các vị tổ sư Tilopa, Marpa, Milarepa, Gampopa của dòng Kagyu đã sống nhiều cách sống khác hẳn nhau và đều đạt tới giác ngộ trong một đời, không nhất thiết là cứ phải vào núi ẩn tu mới giác ngộ được. Tilopa sống đời của một kẻ ăn mày lang thang, Marpa sống đời trưởng giả giàu có với rất nhiều trách nhiệm, đến lượt Milarepa lại sống đời của một yogi ẩn cư đơn độc trong hang động. Sau này học trò nối pháp của Milarepa là Gampopa lại sống đời của một vị tu viện trưởng mẫu mực với nhiều chùa chiền và nghi lễ. Điều này cho thấy “từ bỏ” không đồng nghĩa với “sống một mình”.
Sự từ bỏ thực sự là ở trong tâm, dù bạn là một cư sĩ hay một tu sĩ. Từ bỏ chính là nền tảng của mọi thành tựu tâm linh. Nếu sống giữa đời thường mà tâm bạn đã hoàn toàn hướng về tu hành giải thoát, không còn cố đạt được những thành tựu của luân hổi nữa thì đó chính là từ bỏ thực sự. Đợi những tiếng thở phào và tán đồng ở dưới đại chúng lắng xuống, Zangthalpa lại tiếp tục.
Sự từ bỏ thực sự là ở trong tâm, dù bạn là một cư sĩ hay một tu sĩ. Từ bỏ chính là nền tảng của mọi thành tựu tâm linh. Nếu sống giữa đời thường mà tâm bạn đã hoàn toàn hướng về tu hành giải thoát, không còn cố đạt được những thành tựu của luân hổi nữa thì đó chính là từ bỏ thực sự. Đợi những tiếng thở phào và tán đồng ở dưới đại chúng lắng xuống, Zangthalpa lại tiếp tục.
Nước mắt lăn dài trên má, giọng ấm áp ngân vang, Marpa nói tiếp:
– Cha con ta sẽ không còn gặp lại nhau trong kiếp này. Nhưng hãy hoan hỷ rằng chắc chắn chúng ta cũng sẽ gặp nhau trong cõi Phật. Hãy nghe rõ lời ta: một ngày kia, khi đang thực hành pháp, con sẽ gặp một chướng ngại. Khi đó, hãy mở ra xem cái mà ta đang đưa cho con đây. Nhưng trước đó chớ có mở ra xem trước.
Nói rồi Marpa đưa cho Milarepa một cuộn giấy niêm bằng sáp. Khi nghe những lời này, nước mắt Milarepa ướt đẫm. Mỗi lời nói cuối cùng của người thầy Marpa được in sâu trong tâm thức Milarepa cho tới mãi về sau, và càng ngày càng làm mạnh mẽ hơn lòng sùng mộ của Milarepa đối với người thầy.
– Hãy đến đây và ngủ cạnh ta đêm nay – Marpa nói. Cha con ta còn được một lần trò chuyện nữa.
Dagmema bước vào, chuẩn bị tư thất cho hai thầy trò, sụt sùi khóc. Marpa nói với Sư mẫu:
– Này Dagmema, tại sao nàng lại khóc? Chẳng lẽ vì Milarepa đã có những giáo huấn khẩu truyền và sắp thiền định trong vùng núi non trơ trọi? Nguyên nhân thực sự để khóc là khi thấy rằng, tất cả mọi chúng sinh đều đã có sẵn Phật tính, mọi chúng sinh đều vốn đã là Phật, nhưng lại không biết mà phải chết trong đau khổ lầm than. Một nguyên nhân nữa để khóc là khi biết rằng, một chúng sinh có điều kiện để sinh ra làm người, nhưng họ lại vẫn chết mà không có Pháp. Nếu nàng khóc vì điều đó, thì nàng sẽ không bao giờ ngừng khóc được.
Nghe xong, Dagmema càng khóc nhiều hơn. Milarepa càng nghẹn thở vì nức nở. Kể cả Marpa cũng rơi nước mắt. Đêm ấy Milarepa ở lại với Marpa. Thầy trò quyến luyến nhau, và những giọt nước mắt của họ đã làm ngưng mọi lời nói.
Sáng hôm sau, Marpa cùng 13 đệ tử cùng mang theo lương thực dư dả, đi cùng Milarepa hơn nửa ngày đường. Họ đi bên nhau trong tình cảm yêu mến, nói những lời đằm thắm, bày tỏ những cử chỉ thương yêu. Tới một hẻm núi nhìn về phía sông, Marpa cùng các đệ tử ngồi xuống. Ngài cầm tay Milarepa và nói:
– Ta không muốn chia tay con, nhưng đã đến lúc con cần phải đi một mình. Ta sẽ cầu nguyện để Sư Tổ, các vị Hộ Pháp, và các Dakini bảo vệ cho con trên đường đi. Con hãy cẩn thận trong cuộc hành trình. Hãy đến gặp Ngokpa, đối chiếu so sánh những giáo huấn mà con được chỉ dạy. Sau đó hãy nhanh chóng lên đường. Chớ dừng lại quá bảy ngày ở quê nhà con, và hãy lập tức đi vào nơi hoang vắng để thiền định. Việc này là cho lợi lạc của con và tất cả chúng sinh. Rồi Marpa hát bài ca chia tay Milarepa, trong đó có đoạn:
“Trong đất đai nhà cửa yêu dấu của quê hương con,
Con sẽ tìm được những người thầy về sự vô thường và huyễn ảo.
Trong gia đình con, thím con, và em con,
Con sẽ tìm được một đạo sư làm tan biến huyễn mộng.
Trong hang động hoang vu và những chốn ẩn cư sâu thẳm,
Con sẽ tìm được sự đánh đổi sinh tử lấy trí tuệ siêu việt.
Trong thôn làng nơi chẳng mấy ai còn kính trọng con,
Con sẽ tìm được thực hành không xao lãng không lường trước.
Trong tự do có thực phẩm mà không phải khất thực
Con sẽ tìm được sự ban phước, từ đồ ăn của các vị thần đem lại.
Trong sự thực hành Pháp tối thượng mà không kỳ vọng
Con sẽ tìm được những hành động giác ngộ của những cam kết tâm linh thanh tịnh.
Trong sự thực hiện những giáo huấn của ta
Con sẽ có mọi kho tàng của Giác Ngộ.”
Con sẽ tìm được những người thầy về sự vô thường và huyễn ảo.
Trong gia đình con, thím con, và em con,
Con sẽ tìm được một đạo sư làm tan biến huyễn mộng.
Trong hang động hoang vu và những chốn ẩn cư sâu thẳm,
Con sẽ tìm được sự đánh đổi sinh tử lấy trí tuệ siêu việt.
Trong thôn làng nơi chẳng mấy ai còn kính trọng con,
Con sẽ tìm được thực hành không xao lãng không lường trước.
Trong tự do có thực phẩm mà không phải khất thực
Con sẽ tìm được sự ban phước, từ đồ ăn của các vị thần đem lại.
Trong sự thực hành Pháp tối thượng mà không kỳ vọng
Con sẽ tìm được những hành động giác ngộ của những cam kết tâm linh thanh tịnh.
Trong sự thực hiện những giáo huấn của ta
Con sẽ có mọi kho tàng của Giác Ngộ.”
Milarepa quỳ lạy trước người cha và mẹ tâm linh của mình, chạm đầu vào chân họ, cầu xin sự ban phước. Tất cả mọi người đều khóc trông theo. Milarepa miễn cưỡng bước đi, cho tới khi qua một thung lũng nhỏ quay đầu nhìn lại, Marpa và những người đi theo vẫn đứng nguyên chỗ cũ, tất cả chỉ còn một khối màu nâu nâu ở xa. Trong lòng xuất hiện ý muốn quay trở lại, nhưng Milarepa tự nhủ: “Ta đã có được trọn bộ giáo huấn. Ta sẽ không bao giờ làm việc gì dính dáng đến phàm thế nữa. Nếu ta có thể quán tưởng Ngài trên đỉnh đầu khi thiền định, ta sẽ không bao giờ cách lìa người thầy của mình. Thậm chí ta đã có được lời hứa rằng chúng ta sẽ gặp lại trong cõi Tịnh Độ của Phật.”
3. TỪ BỎ SỰ HUYỄN ẢO CỦA LUÂN HỒI
Những suy nghĩ ấy chấm dứt nỗi buồn của Milarepa và ngài tiếp tục cất bước. Theo đúng lời dạy của Marpa, Milarepa tìm gặp sư huynh Ngokpa và so sánh giáo huấn rồi trở về quê nhà. Milarepa thấy toàn cảnh hoang tàn của làng mình, ngôi nhà um tùm cỏ dại, phân chuột lấp đầy kinh sách, sàn nhà vương vất những ống xương trắng không còn nguyên vẹn. Người mẹ già của Milarepa đã mất từ 8 năm trước, và em gái đã bỏ đi ăn xin.
Lòng trĩu nặng buồn rầu, Milarepa gom xương của mẹ và những cuốn sách lại, phủi sạch bụi và phân chuột, và quỳ xuống lễ bái. Ngài thiền định liên tục trong vòng 7 ngày với một sự tỉnh giác thanh tịnh không một khoảnh khắc phóng dật trong thân, khẩu, ý. Milarepa thấy rõ mình sẽ có khả năng giải thoát cha mẹ khỏi sự khổ đau của sinh tử luân hồi. Nhận ra sự huyễn ảo của luân hồi phù du, vượt khỏi sự đau buồn mênh mông, Milarepa thốt lên bài ca Bình Thản, cam kết hiến trọn đời mình cho Phật Pháp:
“Con xin đảnh lễ Đức Phật A Súc Bệ,
Đúng như lời tiên tri của Dịch giả Marpa
Ở đây, quê hương con, nơi ngục tù của ma quỷ
Xuất hiện những vị thầy chỉ dạy về sự vô thường và huyễn ảo của cuộc đời
Xin hãy ban phước cho sự tin chắc vào những vị thầy tuyệt hảo này.
Khi có miếng đất phì nhiêu, thì không người chủ
Nay người chủ đã trở về, đất đai đã um tùm cỏ dại
Sự gặp gỡ của chúng chỉ là hư huyễn
Tôi, người con ấy, sẽ thực hành Pháp, đó là điều cốt tử.
Tôi đi thiền định ở Núi Răng Ngựa Trắng xa kia.
Này ruộng, này nhà, này quê hương đất tổ
Mọi tài sản luân hồi đều thuộc về một thế giới hoàn toàn không bản chất
Hãy để ai si mê chạy theo những gì không có bản chất nhận lấy chúng
Là ẩn sĩ, tôi đi tìm sự tự do giải thoát
Hỡi cha bi mẫn, dịch giả Marpa,
Xin ban phước cho đứa con này để có thể thiền định trong đơn độc.”
Đúng như lời tiên tri của Dịch giả Marpa
Ở đây, quê hương con, nơi ngục tù của ma quỷ
Xuất hiện những vị thầy chỉ dạy về sự vô thường và huyễn ảo của cuộc đời
Xin hãy ban phước cho sự tin chắc vào những vị thầy tuyệt hảo này.
Khi có miếng đất phì nhiêu, thì không người chủ
Nay người chủ đã trở về, đất đai đã um tùm cỏ dại
Sự gặp gỡ của chúng chỉ là hư huyễn
Tôi, người con ấy, sẽ thực hành Pháp, đó là điều cốt tử.
Tôi đi thiền định ở Núi Răng Ngựa Trắng xa kia.
Này ruộng, này nhà, này quê hương đất tổ
Mọi tài sản luân hồi đều thuộc về một thế giới hoàn toàn không bản chất
Hãy để ai si mê chạy theo những gì không có bản chất nhận lấy chúng
Là ẩn sĩ, tôi đi tìm sự tự do giải thoát
Hỡi cha bi mẫn, dịch giả Marpa,
Xin ban phước cho đứa con này để có thể thiền định trong đơn độc.”
Sau khi hát bài ca này, Milarepa tìm đến nhà người thầy đầu tiên dạy cho mình học đọc. Lúc này, thầy giáo cũ cũng đã qua đời. Milarepa nhờ anh con trai thầy giáo làm những tượng nhỏ bằng xương của mẹ, tiến hành một lễ cúng và an vị những bức tượng đó vào trong một cái tháp, tặng cho anh phần còn lại của bộ sách quý Lâu Đài Châu Ngọc, rồi chuẩn bị lên đường thiền định. Trước khi đi, người con trai thầy giáo hỏi Milarepa:
– Milarepa, tại sao anh không học theo gương người thầy Marpa của mình, ở lại đây, sửa sang lại nhà cửa, cưới cô Zessay, người đã được hứa hôn với anh từ nhỏ, và tiếp tục sống cuộc đời như thầy Marpa của anh?
Milarepa đáp:
– Người thầy Marpa của tôi lập gia đình vì điều đó lợi lạc cho tất cả các chúng sinh. Tôi không có ý định, và cũng không có khả năng làm như Ngài. Nếu chỉ nhắm mắt bắt chước sống cuộc đời giống hệt như thầy mà không có hạnh nguyện vì lợi ích chúng sinh, thì cũng giống như một con thỏ tưởng tượng rằng mình có thể theo dấu chân một con sư tử. Nó sẽ rơi xuống vực sâu và chết. Trở lại quê nhà lần này, sự mất mát toàn bộ tài sản thế gian và gia đình của tôi đã làm mạnh mẽ thêm ước muốn thiền định, đến mức mà giờ đây, trong tôi chỉ còn một ngọn lửa cháy hừng hực là trở về những chốn ẩn cư càng sớm càng tốt. Những người chưa biết đến những bất hạnh của luân hồi, những người chưa nghĩ đến khổ đau của cái chết và những cõi thấp, thì có thể vẫn đi tìm lạc thú. Nhưng giờ đây, tôi đã hoàn toàn chán ghét vòng sinh tử luân hồi, không muốn làm gì ngoài thiền định, và tuân theo những lời dạy của thầy Marpa. Nền tảng căn bản nhất của giáo pháp của Ngài là sự thiền định thực hành trong hoang vắng. Thực hành Pháp theo cách đó chính là cách tôi sẽ tiếp tục con đường của Thầy. Chỉ bằng thiền định tôi mới có thể sống đúng như hy vọng của Ngài. Đó là cách phụng sự mục tiêu của giáo lý và giúp đỡ tất cả chúng sinh. Thậm chí, đó cũng là cách duy nhất cứu độ cha mẹ tôi, và đem lại thành tựu cho tôi. Tôi chỉ biết thiền định, và không thể làm gì khác.
Milarepa chia tay vợ chồng người con trai thầy giáo, rời khỏi ngôi làng hoang tàn của mình.
Zangthalpa dừng lại giải thích: “Chứng ngộ được sự khổ đau và huyễn ảo của sinh tử luân hồi, tự khắc khởi sinh mong muốn rời xa luân hồi. Không còn gì để hối tiếc hay mong cầu, Milarepa hối hả tiến bước, quyết tâm hiến mình cho thiền định.”
4. HIẾN MÌNH CHO THIỀN ĐỊNH
Hiểu ra sự huyễn ảo của cuộc đời, Milarepa rút mình vào hang núi để thiền định, bắt đầu sống một cuộc đời vô cùng khổ hạnh. Một năm trôi qua, Milarepa trải qua bao khổ hạnh để làm theo lời dặn của thầy Marpa. Mỗi năm Milarepa chỉ dùng một bao thức ăn. Quyết tâm không rời khỏi hang, thà chết còn hơn phá lời nguyện mà không đạt được giác ngộ trong một đời, Milarepa nhất định không đi xuống làng xin khất thực. Sống bằng cách ăn những cây tầm ma ngoài cửa hang, Milarepa tiếp tục thiền định. Không còn quần áo và không có chất bổ dưỡng nào, thân thể Milarepa phủ đầy lông màu xám, ốm như một bộ xương, da chuyển sang màu giống như màu cây tầm ma. Vào những lúc cùng cực nhất, Milarepa lấy cuộn giấy mà thầy Marpa đã đưa cho ngài và đặt nó lên đỉnh đầu. Khi đó, dù không ăn gì, ngài vẫn cảm thấy đầy đủ và có vị thức ăn trong miệng.
Lại một năm khác trôi qua, khi đệm thiền đã rách hết, Milarepa định may bốn cái bao bột không và những mảnh áo quần cũ nát thành cái nệm ngồi thiền. Nhưng ngài tự nhủ: “Nếu ta có chết đêm nay, thì tốt nhất là cần phải thiền định hơn là làm cái trò may vá vô nghĩa này.” Bỏ ý định may vá, Milarepa trải vải rách trên đệm thiền, cột tấm áo choàng da để che phần dưới thân, phủ lên phần trên mấy cái bao phơi, và tiếp tục ngồi thiền. Những người thợ săn đi ngang qua hang động nhìn thấy Milarepa hốt hoảng thét lên, “Một con ma!” Nhưng không gì lay chuyển được Milarepa, ngài hoàn toàn hiến mình cho thiền định.
Một năm khác trôi qua, em gái của Milarepa, Peta, gặp được Zessay và biết anh trai mình còn sống. Cô hối hả tiến về phía Núi Răng Ngựa Trắng để tìm anh. Nhìn thấy Milarepa thân tàn ma dại, cô ôm chầm lấy, khóc nấc lên, và ngất xỉu. Tỉnh dậy, Milarepa hát cho Peta nghe một bài ca, gieo duyên hướng tâm cô về với Pháp. Cô đưa cho ngài thực phẩm và bia. Được ăn uống, lúc ấy tâm thức Milarepa trong sáng như pha lê, và đêm ấy, sự thực hành của ngài được tiến bộ tăng trưởng một cách mạnh mẽ. Nhưng sáng hôm sau khi Peta đi, thân thể Milarepa vì không quen với thức ăn như vậy, vừa cảm thấy thoải mái, vừa khó chịu. Tâm thức ngài bắt đầu lang thang giữa những tư tưởng tốt và xấu. Milarepa cố gắng hết sức để thiền định, nhưng không có kết quả gì.
Những ngày sau đó, cả em gái Peta và cô gái đã có hôn ước Zessay mang đến đồ ăn và áo quần cho Miparepa. Gặp Ngài trong thân thể héo hắt và trần truồng, cả hai đều không cầm nổi nước mắt về sự khốn cùng của Ngài. Họ không thể mãi mãi ở lại đây, nên khuyên Milarepa hãy tự lo cho mình mà xuống làng đi khất thực. Milarepa trả lời:
– Anh không biết khi nào mình sẽ chết. Anh không có thời gian và cũng chẳng có cả mong muốn đi khất thực để có thực phẩm. Nếu có chết vì lạnh, thì anh cũng không có gì để hối tiếc, vì đó là việc để cầu giải thoát. Anh không muốn tìm kiếm sự thỏa mãn bằng cách thảnh thơi ăn uống, cười đùa với người thân, bạn bè, hay mặc quần áo đẹp. Ba cõi thấp thì khủng khiếp hơn nhiều sự khốn cùng này của anh, vậy mà lại có rất nhiều chúng sinh đang đi tìm cho mình sự đau khổ đó. Bởi thế, cuộc đời anh không còn việc gì đáng làm hơn ngoài thiền định. Anh quyết tâm đạt đến an lạc bằng sự hoàn thành mục tiêu của mình. Người thầy Marpa đã khuyên anh từ bỏ sự dung túng cho tám mối quan tâm thế gian. Thầy nói: “Con phải từ bỏ thức ăn, y phục, và danh tiếng. Con phải rút vào một nơi cô tịch và rồi lại đến một nơi cô tịch khác. Trên hết cả mọi thứ khác, con phải thiền định với sự hiến mình và quyết tâm nồng nhiệt, buông bỏ mọi mục tiêu của cuộc đời này.”
Milarepa đã nói với họ như vậy. Khi cả hai cô gái đã bỏ đi, ngài ăn nốt phần thức ăn họ đã mang đến và tiếp tục duy trì thiền định. Cảm thức lạc và khổ liên tục kéo đến, cảm giác đói khát xuất hiện mạnh mẽ đến nỗi Milarepa không thể thiền định được nữa. Đối với Milarepa không một chướng ngại nào lớn lao bằng việc không thể thiền định. Ngài quyết định mở dấu niêm cuộn giấy mà thầy Marpa đã đưa cho trước lúc chia tay. Bên trong cuộn giấy mà Marpa gửi cho Milarepa là những giáo huấn thiết yếu để vượt qua chướng ngại, và làm tiến triển sự thực hành, những giáo huấn để chuyển hóa cái xấu xa thành đức hạnh, và đặc biệt hơn là lời khuyên dùng thực phẩm tốt trong thời gian này.
Milarepa đã hiểu ra rằng, qua sức mạnh kiên trì trong thiền định của mình trước kia, những kinh mạch đã được hấp thụ năng lực sáng tạo. Do thức ăn quá kém nên năng lực nằm yên không hoạt động được. Món bia và thức ăn của Peta đã kích hoạt tiến trình. Theo những chỉ dẫn của thầy Marpa trong cuộn giấy, Milarepa thực hành mãnh liệt những bài tập thiết yếu cho thân thể, hơi thở, và thiền định. Những che chướng trong các kinh mạch nhỏ, và trong các kinh mạch trung ương dần được tẩy sạch.
Milarepa kinh nghiệm được một sự an lạc, sáng tỏ và thuần khiết mà trước kia Ngài chỉ được biết qua lý thuyết. Lần đầu tiên, kinh nghiệm này xuất hiện một cách sáng tỏ, mãnh liệt và vững chắc, không thể mô tả bằng ngôn từ. Vượt qua các chướng ngại, Milarepa chứng ngộ rằng kể cả những sai lầm hay bất toàn cũng thực sự hoàn hảo.
Chính sự bám chấp vào những tư tưởng và khái niệm, chia tách thế giới thành chủ thể và những đối tượng riêng biệt đã xây dựng nên niềm tin rằng mọi thứ là có thật. Milarepa chứng ngộ rằng cả sinh tử luân hồi và niết bàn đều là duyên sinh, cả hai đều huyễn ảo, và chỉ là những khái niệm sinh ra từ tâm thức. Bản chất của suy nghĩ là trung tính, thanh tịnh, không nhiễm ô, không thành kiến. Sinh tử là kết quả của cái thấy sai lầm. Niết bàn được chứng ngộ qua con đường của sự nhận biết. Milarepa chứng ngộ rằng bản chất của cả sinh tử và niết bàn đều là trống không và nhận biết. Đặc biệt hơn nữa, kinh nghiệm kỳ diệu này là kết quả của vô số duyên, bao gồm cả những thiền định trước kia của Milarepa, thực phẩm được đem tới, và những giáo huấn sâu xa của thầy Marpa. Milarepa cũng chứng ngộ rằng con đường Mật Thừa chính là phương tiện để chuyển hóa mọi kinh nghiệm giác quan thành chứng đắc tâm linh.
Tới lúc này, Milarepa đã đạt được những thần thông kỳ diệu. Ban ngày, Ngài có cảm giác là có thể biến đổi thân thể thành bất cứ hình tướng nào theo ý muốn, và bay trên không trung, thực hiện những phép màu. Ban đêm, trong những giấc mộng, Milarepa thấy thân thể mình như ánh sáng, tự do không chướng ngại, khám phá toàn bộ vũ trụ. Ngài có thể tự biến thành hàng trăm hình tướng vật chất và tâm thức khác nhau. Milarepa viếng thăm tất cả các cõi Phật và nghe Pháp ở những nơi đó. Milarepa có thể thuyết pháp cho vô số chúng sinh. Thân thể Ngài có thể vừa thành một ngọn lửa, vừa chảy thành dòng nước, và vô số thứ khác.
Trong trạng thái hoàn toàn an lạc, Milarepa tiếp tục thiền định, và đã thực sự có thể bay lên không trung tới những vùng đất khác nhau. Ngài bay đến Động Bóng Chim Ưng để thiền định. Rồi một ngọn lửa Tummo mãnh liệt chiếu ra sự ấm áp và an lạc khởi lên trong Milarepa, cao hơn bất kỳ kinh nghiệm nào Ngài đã có từ trước đó. Khi trở về Núi Răng Ngựa Trắng, Ngài bay qua ngôi làng nơi xưa kia có những người dân thường ngài từng sát hại. Milarepa nghĩ rằng đã tới lúc có thể làm việc lợi lạc cho chúng sinh. Nhưng ngay khi suy nghĩ đó khởi lên, một lời tiên báo của các vị Hộ Pháp đến với Ngài: “Hãy hiến mình trọn vẹn cho thiền định trong đời này, theo những chỉ dạy của người thầy Marpa. Không có gì vĩ đại hơn việc phụng sự Phật Pháp bằng thiền định, và nhờ đó cứu độ chúng sinh.”
Và thế là Milarepa tiếp tục thiền định trong các hang núi sâu dù đã đạt tới giác ngộ. Ngài đã thiền trong tổng cộng 12 năm trong 20 hang động ở Nepal, ngoài ra có bốn động lớn nổi danh, bốn động lớn vô danh, và bất cứ chỗ nào thuận tiện để thiền định. Milarepa nói:
– Ta đã thiền định ở tất cả nơi nào có thể. Ta đã thiền định cho tới khi người thiền định, hành động thiền định, đối tượng để thiền định hòa tan thành một. Ta đã thiền định cho tới khi ta không thể biết làm sao để thiền định nữa.
5. CÁI CHẾT CỦA MILAREPA
Sau khi đạt đại thành tựu, Milarepa trở thành một đạo sư lang thang đi truyền pháp ở khắp nơi trong gần 40 năm và có rất nhiều đệ tử thành tựu. Ngài được các thế hệ mai sau coi là vị yogi vĩ đại nhất xứ Tây Tạng.
Bên cạnh những người sùng mộ, có không ít những kẻ coi thường và ghen tị với Milarepa. Trong số ít những lần xuất hiện giữa đám đông, Milarepa không bao giờ lễ lạy bất cứ ai, ngoại trừ người thầy Marpa của mình. Một lần, có một vị giáo sĩ giàu có và đông học trò, quá tức giận khi không được Milarepa chào hỏi nên muốn làm bẽ mặt Milarepa trước đám đông. Ông ta cầm một bản văn về luận lý học Phật giáo tới thách thức:
– Đạo sư, hãy xóa sạch sự mù mờ của tôi và giải thích luận văn này cho tôi theo từng chữ.
Milarepa từ tốn đáp:
– Ông biết rất rõ ý nghĩa theo khái niệm của văn bản này. Nhưng ý nghĩa tâm linh của Pháp thật sự chỉ được tìm ra khi buông bỏ bát phong – tám mối quan tâm thế gian, từ bỏ cái tôi, xóa bỏ những tri kiến sai lầm về thực tại, chứng ngộ sự nhất như của sinh tử và niết bàn, và qua thiền định đơn độc trong núi non. Ngoài việc ấy ra, mọi biện luận trên ngôn từ, suy đoán văn mạch là hoàn toàn vô ích nếu một người không thực hành Pháp. Tôi không bao giờ học lý luận. Tôi không biết gì về nó. Và nếu tôi đã học, thì bây giờ tôi cũng quên sạch mất rồi. Tại sao? Xin hãy nghe bài ca này:
“Con xin đảnh lễ trước Dịch giả Marpa
Xin Ngài ban phước và giữ cho con ở ngoài tranh luận.
Ân sủng của Thầy thấm nhuần tâm ta
Tâm trí ta không bao giờ bị những phóng dật hàng phục, rời xa khỏi Pháp
Thiền định liên tục về lòng từ và bi
Ta đã quên mất sự khác biệt giữa ta và người.
Thiền định liên tục về người thầy tôn quý trên đỉnh đầu
Ta đã quên mất ai là người có thanh danh quyền lực.
Thiền định liên tục không xa rời các vị hộ thần bổn tôn
Ta đã quên mất thế giới thô trược của thân thể.
Thiền định liên tục về giáo huấn của truyền khẩu bí mật
Ta đã quên sạch những sách vở biện chứng.
Thuần dưỡng liên tục tâm trí thông thường
Ta đã quên mất những vô minh và nhầm lẫn.
Thiền định liên tục về bản tính của tâm thức là Ba Thân
Ta đã quên mất tất cả mọi mong cầu và sợ hãi.
Thiền định liên tục về sự bình đẳng giữa đời này và đời sau.
Ta đã quên mất nỗi sợ về sinh và tử.
An trú liên tục trong sự đơn độc
Ta đã quên mất nhu cầu làm vừa lòng bạn bè họ hàng.
Kinh nghiệm liên tục những dòng suy nghĩ tâm trí
Ta đã quên mất việc dấn mình vào những cuộc tranh luận giáo điều.
Thiền định liên tục về cái không sinh, không diệt, và không trụ
Ta đã chẳng còn quan tâm gì đến mọi quan điểm và khái niệm quy ước.
Thiền định liên tục về những hiện tượng như là Pháp thân
Ta đã quên mất cả sự thiền định mà vẫn còn đối tượng.
Nghỉ ngơi liên tục trong trạng thái tự nhiên không cố gắng
Ta đã quên mất những hoạt động phù phiếm thế gian.
Giữ gìn liên tục thân và tâm trong sự khiêm hạ đơn sơ
Ta đã quên mất sự kiêu mạn và lòng tự hào của những người vĩ đại.
Xây dựng liên tục một ngôi chùa không hình tướng trong thân
Ta đã quên mất những ngôi chùa bằng gạch đá ở bên ngoài.
Thực hành liên tục mà không bận tâm đến câu chữ
Ta đã quên mất cả những nghĩa đen của ngôn từ.
Hãy để cho các học giả lo việc giảng giải ý nghĩa các văn bản.”
Xin Ngài ban phước và giữ cho con ở ngoài tranh luận.
Ân sủng của Thầy thấm nhuần tâm ta
Tâm trí ta không bao giờ bị những phóng dật hàng phục, rời xa khỏi Pháp
Thiền định liên tục về lòng từ và bi
Ta đã quên mất sự khác biệt giữa ta và người.
Thiền định liên tục về người thầy tôn quý trên đỉnh đầu
Ta đã quên mất ai là người có thanh danh quyền lực.
Thiền định liên tục không xa rời các vị hộ thần bổn tôn
Ta đã quên mất thế giới thô trược của thân thể.
Thiền định liên tục về giáo huấn của truyền khẩu bí mật
Ta đã quên sạch những sách vở biện chứng.
Thuần dưỡng liên tục tâm trí thông thường
Ta đã quên mất những vô minh và nhầm lẫn.
Thiền định liên tục về bản tính của tâm thức là Ba Thân
Ta đã quên mất tất cả mọi mong cầu và sợ hãi.
Thiền định liên tục về sự bình đẳng giữa đời này và đời sau.
Ta đã quên mất nỗi sợ về sinh và tử.
An trú liên tục trong sự đơn độc
Ta đã quên mất nhu cầu làm vừa lòng bạn bè họ hàng.
Kinh nghiệm liên tục những dòng suy nghĩ tâm trí
Ta đã quên mất việc dấn mình vào những cuộc tranh luận giáo điều.
Thiền định liên tục về cái không sinh, không diệt, và không trụ
Ta đã chẳng còn quan tâm gì đến mọi quan điểm và khái niệm quy ước.
Thiền định liên tục về những hiện tượng như là Pháp thân
Ta đã quên mất cả sự thiền định mà vẫn còn đối tượng.
Nghỉ ngơi liên tục trong trạng thái tự nhiên không cố gắng
Ta đã quên mất những hoạt động phù phiếm thế gian.
Giữ gìn liên tục thân và tâm trong sự khiêm hạ đơn sơ
Ta đã quên mất sự kiêu mạn và lòng tự hào của những người vĩ đại.
Xây dựng liên tục một ngôi chùa không hình tướng trong thân
Ta đã quên mất những ngôi chùa bằng gạch đá ở bên ngoài.
Thực hành liên tục mà không bận tâm đến câu chữ
Ta đã quên mất cả những nghĩa đen của ngôn từ.
Hãy để cho các học giả lo việc giảng giải ý nghĩa các văn bản.”
Vị đạo sư tái mặt vì giận dữ. Mặc dù không thể phản kháng, vì tất cả mọi người đều ủng hộ Milarepa, ông nghĩ bụng: “Ta, người sở đắc nhiều kiến thức và giàu có, lại thế lực nhất vùng, bây giờ bị xem còn kém hơn một con chó không hiểu gì về đạo lý. Ta phải làm gì đó để đối phó việc này!”
Rồi ông trộn một ít thuốc độc với sữa đông. Hứa với cô hầu thiếp của mình là sẽ cho một viên ngọc bích lớn, ông bảo cô đem món thuốc độc đến nơi Đạo sư Milarepa đang trú ngụ. Milarepa biết rằng dù không dùng thuốc độc, thời khắc của Ngài cũng đã đến.
Phía dưới đại chúng có tiếng giật mình. Câu chuyện đã kết thúc rồi sao? “Tôi sẽ kể nốt cho các vị phần cuối của cuộc đời ngài Milarepa. Xin hãy lắng nghe.”
Trời đã gần sáng, Zangthalpa chậm rãi kể tiếp:
Biết rằng trong sữa có thuốc độc, Milarepa nói với cô gái hãy về lấy được viên ngọc bích trước khi ngài uống viên thuốc nếu không ông chủ sẽ quỵt mất viên ngọc của cô. Khi mang viên thuốc lại cho Milarepa, cô gái quỳ sụp xuống và run rẩy nói trong thổn thức:
– Xin Đạo sư chớ uống sữa này. Xin hãy để con uống, con là một kẻ tội lỗi không biết suy nghĩ!
Milarepa bình thản mỉm cười:
– Ta không thể để cho con uống thứ sữa này. Việc ấy sẽ xâm phạm tinh túy của giới luật Bồ Tát và sẽ đem lại hậu quả tâm linh nặng nề. Sứ mạng của ta đã hoàn thành, và cuộc đời ta sắp kết thúc. Đã đến thời ta đi một cõi khác. Bản thân món đồ uống này chẳng làm hại ta chút nào đâu, bởi thế ta có uống hay không đều không phải là vấn đề. Ta sẽ uống nó để thỏa mãn mong muốn của vị đạo sư kia, và đảm bảo cho con giữ được viên ngọc bích. Cả con và người kia đã tự cắt lìa mình với hạnh phúc và đi tìm sầu não, hai con sẽ kinh nghiệm sự hối hận khủng khiếp. Khi điều đó xảy ra, để con tự tịnh hóa chính mình, hãy cố gắng chứng ngộ trong đời này. Thậm chí để cứu vớt cuộc đời con, chớ phạm vào những lỗi lầm tương tự nữa. Hãy kêu cầu ta và các đứa con tâm linh của ta với một tấm lòng chân thành. Đừng nói với ai về chuyện này, và nhớ kỹ trong tâm những lời của ta.
Nói rồi, Milarepa uống món thuốc độc.
Milarepa sai đệ tử sửa soạn một bữa tiệc thịnh soạn, gọi mọi người tề tựu xung quanh, cả những người trong vùng chưa từng gặp nhưng muốn gặp Ngài cũng được đến. Trong nhiều ngày sau đó, Miparepa giảng cho họ nghe về nhân quả, nghiệp báo, và về những giáo lý cao cấp hơn về bản chất thực tại.
Suốt thời gian ấy, nhiều đệ tử của Milarepa thấy rõ trên bầu trời đông đầy Chư thiên đến nghe lời dạy của Đạo sư Milarepa. Nhiều người kinh nghiệm được một trạng thái đại hoan hỷ. Một cầu vồng rực rỡ treo lơ lửng trên bầu trời trong trẻo. Những đồ cúng, lọng tre và vô số cờ phướn hiện hình trong những đám mây ngũ sắc, đầy cả không trung. Có một trận mưa hoa năm màu, nhạc du dương và mùi hương lạ lan tỏa.
Trong những vị thỉnh pháp – trời và người tụ hội ở nơi đó, những vị phát triển cao nhất chứng ngộ trực tiếp được thực nghĩa của Pháp thân. Những người kém phát triển hơn thì kinh nghiệm được tính giác bất nhị trong một trạng thái sáng tỏ và hoan hỷ. Trong những người kém phát triển nhất, không có ai không phát nguyện được Bồ đề tâm. Những ngày sau đó, Milarepa ngày một yếu thêm. Vào thời gian này, cầu vồng và những điềm lành lại xuất hiện trên bầu trời và đỉnh núi. Mọi người đều biết chắc rằng Đạo sư sắp đi qua cõi khác. Các đệ tử hỏi Milarepa:
– Bạch Đạo sư, người sẽ đi đến cõi Phật nào? Chúng con sẽ hướng sự cầu nguyện đến nơi đâu? Đạo sư sẽ ban cho chúng con những giáo huấn cuối cùng như thế nào?
Và đây là những lời cuối cùng của Milarepa:
– Hãy kêu cầu ta bất cứ lúc nào các con muốn. Bất cứ lúc nào các con cầu nguyện ta với lòng tin, ta sẽ ở với các con, bất cứ mục tiêu nào của các con sẽ được đáp ứng. Trong một khoảnh khắc nữa thôi, ta sẽ ở cõi Tịnh Độ của Phật Bất Động.
Nói xong, Milarepa đi vào một trạng thái thiền định sâu. Và như thế, ở tuổi 84, vào lúc mặt trời mọc năm 1135, Đạo sư Milarepa nhập Niết bàn.
Lúc ấy, trên bầu trời xuất hiện những dấu hiệu kỳ diệu của vô số Chư thiên đang tụ họp. Bầu trời trong vắt được trang hoàng bằng những hình vuông đan nhau đủ màu sắc cầu vồng. Ở trung tâm của mỗi hình vuông là một bông hoa sen tám cánh muôn màu, bốn cánh có màu sắc thiêng liêng chỉ ra bốn hướng. Trên mỗi hoa sen là những mạn-đà-la có hình thù và cấu trúc kỳ diệu hơn nhiều so với các công trình của các nghệ nhân tài ba nhất. Xuất hiện trên bầu trời là vô số đồ cúng dường của Chư thiên, những cầu vồng và mây ngũ sắc, tạo thành những lọng, cờ, phướn, tán, dải lụa. Một cơn mưa hoa vĩ đại nhiều hình dáng và màu sắc. Nhạc du dương được hòa ca để tán thán Milarepa, hương thơm lừng thấm toàn thể quan cảnh. Chư thiên và loài người tương thông với nhau, trò chuyện và chơi đùa với nhau như thời Chánh Pháp, khi Đức Phật còn tại thế. Cảnh tượng kỳ diệu này còn kéo dài cho tới khi lễ an táng của Đạo sư Milarepa được hoàn tất.
*
Sau khi kết thúc câu chuyện về người học trò xuất sắc nhất của Marpa, Zangthalpa im lặng hồi lâu, đại chúng còn chưa hết trầm trồ về tấm gương phi thường của một người học trò hoàn toàn làm theo lời chỉ dạy của thầy và đạt được sự giác ngộ tối cao. Mọi người nói với nhau “chẳng trách Marpa được coi là người thầy thiện xảo nhất của Tây Tạng, cuộc đời tu hành của Milarepa, học trò của Ngài, là bằng chứng rõ nhất nói lên điều đó”.
Zangthalpa tiếp tục:
– Như vậy, sau 21 năm tu học ở Ấn Độ, Marpa đã nhận được toàn bộ giáo pháp được truyền lại từ người thầy Naropa. Trong suốt những năm sau đó, Marpa đã không quản mọi khó khăn gian khổ mang Phật pháp về Tây Tạng, chuyển dịch, giải thích và truyền bá cho rất nhiều thế hệ những hành giả đi trên con đường tu hành giác ngộ. Đóng góp của Marpa được thực hiện ở thời điểm đúng lúc nhất, bởi vì chỉ tới thế kỷ thứ 12, người Hồi giáo liên tục tấn công Ấn Độ, phá hoại đền chùa, giết hại sư tăng, và đốt cháy rất nhiều thư viện. Rất nhiều kinh điển bị cháy rụi. Chỉ trong một thời gian rất ngắn, Đạo Phật đã bị tàn hoại trên chính mảnh đất khởi sinh.
Sự thành tựu của Marpa có thể nhìn thấy rõ ràng qua sự sùng mộ và sự giác ngộ của các học trò, mà tiêu biểu trong số họ là Milarepa, người được các thế hệ sau này coi là hành giả vĩ đại nhất của Tây Tạng, người đã thành tựu Phật quả trong một đời. Bên cạnh các thành tựu tâm linh, Marpa cũng là người giới thiệu tới Tây Tạng một truyền thống các bài ca giác ngộ của các vị Đại thành tựu giả Ấn độ, và sau đó hình thức này đã được phát triển thêm và nổi tiếng qua các bài ca của Milarepa. Tuy nhiên thành quả quan trọng nhất của Ngài chính là việc nhận dòng truyền thừa từ Tilopa và Naropa và mang chúng tới Tây Tạng. Bằng việc dạy dỗ Milarepa giác ngộ, Ngài đã lan truyền các giáo pháp vĩ đại của dòng Kagyu cho đến tận ngày nay và mang đến sự giác ngộ cho vô số người khác.
Đặc biệt nhất là, Marpa đã thực hành pháp không như một hành giả ẩn tu và cũng không như một tu sĩ, mà như một cư sĩ thông thường. Ngài sống một cuộc đời bình thường thế tục, kinh nghiệm niềm lạc thú và nỗi buồn của một người chủ gia đình. Nhưng những điều này không những không làm cản trở mà còn trở thành phương tiện để Ngài đạt tới giác ngộ và để dạy dỗ rất nhiều hạng người khiến cho họ được thành tựu. Marpa là một biểu tượng đáng noi theo, đặc biệt trong thời hiện đại, bởi vì Ngài mang tới một hình mẫu cho những hành giả ngày nay: không giống như những người ẩn tu, không giống như những tu sĩ khất thực lang thang, không giống như những thầy tu chuyên nghiệp mà chỉ là một người bình thường, sống cuộc sống bình thuờng mà vẫn tu hành đạt được giác ngộ trong một đời.
Lúc này, ở chỗ Zangthalpa, trời cũng đã sáng. Mặt trời vươn lên từ phía đông, tỏa những tia nắng lấp lánh đầu tiên lên đỉnh đầu Zangthalpa. Dưới kia, khuôn mặt ai cũng đang sáng bừng vì hạnh phúc. Tấm gương về Milarepa và những bài học từ người thầy Marpa là nguồn cảm hứng bất tận cho vô số hành giả đang bước đi trên con đường. Câu chuyện đã kết thúc, mọi người vẫn ngẩn ngơ, còn Zangthalpa thì vui vẻ huýt sáo.
Phần 28 - Quay Về Mục Lục
Phần 28 - Quay Về Mục Lục
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét